Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG dạy học THỂ dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.45 KB, 8 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số ( do Thường trực Hội đồng ghi)………………………………………..…
1. Tên sáng kiến: NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHÓM
TRONG DẠY HỌC THỂ DỤC.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy môn thể dục
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Dạy học theo nhóm được hiểu là cách dạy học, trong đó các học sinh
được chia thành các nhóm nhỏ, cùng nhau thực hiện yêu cầu do giáo viên đặt
ra, từ đó giúp học sinh tiếp thu được một kiến thức nhất định nào đó.
Các nhà nghiên cứu đánh giá rất cao các ưu điểm của phương pháp này.
Học sinh được tham gia hoạt động nhóm sẽ có cơ hội tham gia chia sẻ ý kiến và
kinh nghiệm của mình với nhóm, làm cho từng thành viên quen dần với sự hợp
tác, phân công lao động trong xã hội, có tác dụng chuẩn bị cho học sinh thích
ứng ứng với đời sống xã hội trong đó mỗi người sống và làm việc theo sự phân
công hợp tác với tập thể cộng đồng.
Dạy học theo phương pháp hoạt động nhóm đang được vận dụng rất
phổ biến ở môn thể dục. Theo đó, lớp được chia thành nhiều nhóm, tập luyện
cùng nội dung hoặc mỗi nhóm tập luyện một nội dung.
Thực tế vận dụng phương pháp này trong thời gian qua tại đơn vị cho
thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, cũng bộc lộ nhiều hạn chế cần có biện
pháp khắc phục.
Sau khi chia nhóm, giáo viên chỉ trực tiếp quản lý một nhóm, các nhóm
khác giao cho những học sinh làm cán sự quản lý nhưng nhiều em không quản

1



lý và tổ chức tập luyện chưa tốt. Bên cạnh các em tự giác, tích cực tập luyện,
rất nhiều học sinh chưa tích cực tập luyện.
Nhóm học tập chỉ là tập hợp rời rạc những học sinh cùng lần lượt luyện
tập nội dung động tác mà giáo viên vừa giới thiệu. Tinh thần hợp tác, gắn kết
các thành viên theo yêu cầu của kĩ thuật dạy học theo nhóm chưa được phát huy
Việc tổ chức hoạt động nhóm chủ yếu diễn ra trong giờ chính khóa.
Chia nhóm, giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm trước khi lên lớp và thực hiện
các nhiệm vụ học tập sau giờ học chính khóa chưa được quan tâm.
Những hạn chế nêu trên đặt ra yêu cầu cần phải có biện pháp khắc
phục. Đó chính là lý do chúng tôi nghiên cứu các giải pháp để “Nâng cao hiệu
quả hoạt động nhóm trong dạy học thể dục”.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
* Mục đích của giải pháp:
Khắc phục hạn chế trong quá trình tổ chức hoạt động nhóm, khai thác,
phát huy tối đa giá trị của hoạt động nhóm trong dạy học thể dục, góp phần
thực hiện tốt chủ trương đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển phẩm
chất, năng lực của học sinh.
* Nội dung giải pháp:
- Tính mới, điểm khác biệt so với giải pháp cũ:
Sử dụng các hình thức, biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, tinh
thần hợp tác của học sinh trong hoạt động nhóm, tổ chức, xây dựng nhóm thành
một tập thể đoàn kết, hợp tác, tự giác, tích cực trong học tập.
Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua việc đa
dạng hóa các hình thức dạy học. Tạo điều kiện để học sinh tiếp
cận, khai thác, nghiên cứu thêm nội dung học tập bằng nhiều
hình thức khác nhau, biết vận dụng một cách sáng tạo những
nội dung học tập vào rèn luyện sức khỏe, tham gia các cuộc thi
về thể dục thể thao.

2



- Cách thức và các bước thực hiện giải pháp
* Chia nhóm hợp lý: cơ sở chia nhóm tùy thuộc nội dung
tập luyện, điều kiện sân bãi. Đảm bảo số lượng, trình độ các
nhóm đồng đều, làm cơ sở để các em có thể chia sẻ kinh
nghiệm, giúp đỡ nhau trong tập luyện.
* Chọn lựa, bồi dưỡng, phát huy vai trò của cán sự bộ
môn:
Về nguyên tắc, khi phân chia nhóm, phải phân công học sinh làm
trưởng nhóm (cán sự) để điều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu của giáo
viên. Cán sự nhóm có nhiệm vụ điều khiển nhóm hoạt động tập luyện theo
hướng dẫn của giáo viên. Tiêu chuẩn cần đạt được: có ý thức tổ chức kỷ luật,
nghiêm túc, gương mẫu trong tập luyện, phải biết cách tổ chức, quản lý nhóm,
có năng khiếu ở bộ môn (nội dung) đang học hoặc thực hành động tác tương
đối tốt.
Ở buổi học đầu tiên, giáo viên có thể chọn cán sự thông qua việc nắm
bắt thông tin từ học sinh. Tùy theo nội dung dạy, giáo viên có thể tìm cán sự
bằng cách hỏi học sinh: Lớp các em ai chơi bóng chuyền/ bóng đá/ nhảy cao/
nhảy xa tốt… Trên cơ sở giới thiệu của học sinh, giáo viên có thể mời học sinh
được giới thiệu lên trợ giáo, thực hành ngay trước lớp để giáo viên kiểm tra
nhanh khả năng của học sinh được giới thiệu làm cán sự.
Nếu học sinh được lớp giới thiệu tỏ ra không có năng khiếu, không đủ
khả năng làm cán sự, giáo viên có thể chọn học sinh khác thông qua theo dõi
học sinh thực hành tập luyện động tác lần đầu.
Nội dung bồi dưỡng bao gồm nội dung động tác, cách phân tích giảng
giải, những lỗi sai có thể có trong thực hành động tác của các em học sinh, cách
sửa sai, cách bảo hiểm, cách thức tổ chức tập luyện, những yêu cầu cần phải đạt
được trong quá trình tập luyện...


3


* Hướng dẫn cách thức hoạt động, cách thức tổ chức tập
luyện:
Để các nhóm thực hiện tốt nhiệm vụ, giáo viên cần
hướng dẫn cụ thể nội dung, yêu cầu tập luyện, chú ý yêu cầu
về ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần đoàn kết, hợp tác, giúp bạn
chỉnh sửa sai sót, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện động tác.
* Quan sát, theo dõi chặt chẽ hoạt động của các nhóm:
Trong quá trình tập luyện, giáo viên cần tập trung quan
sát các nhóm thực hiện nhiệm vụ để kịp thời hỗ trợ việc điều
hành tập luyện ở các nhóm, hỗ trợ cán sự sửa sai, động viên
nhắc nhở kịp thời. Qua theo dõi, giáo viên phải ghi nhận cụ thể
tình hình tập luyện của các nhóm, làm cơ sở nhận xét, đánh giá
việc thực hiện các yêu cầu của giáo viên ở cuối buổi tập.
* Tạo điều kiện để học sinh phát huy tính tích cực, đoàn
kết, hợp tác nhau thong qua việc thực hiện các nhiệm vụ
chung của nhóm
- Tổ chức cho các nhóm thực hiện các nhiệm vụ học tập
ngoài giờ lên lớp (trước và sau giờ học chính khóa)
Hoạt động học tập không dừng lại ở các giờ học chính
khóa. Giáo viên có thể tổ chức cho các nhóm thực hiện các
nhiệm vụ học tập ngoài giờ lên lớp vừa sức với khả năng, trình
độ của các em như sưu tầm hình ảnh, tư liệu có liên quan đến
nội dung học tập kích thức sân bãi, tư liệu mô tả nội dung kĩ
thuật động tác. Trong điều kiện đồ dung dạy học còn hạn chế,
để phát huy tính tích cực của học sinh, giáo viên cũng có thể tổ
chức cho các nhóm làm dụng cụ học tập.
- Tổ chức cho các nhóm tham gia các cuộc thi liên quan

đến nội dung học tập, ứng dụng nội dung học vào thực tế

4


Để phát triển năng lực sáng tạo, hợp tác trong làm việc
nhóm, giáo viên có thể tổ chức cho các nhóm thi đấu với nhau.
Thể lệ thi có thể đặt ra yêu cầu, dành điểm thưởng cho những
bài dự thi có sáng tạo. Ví dụ cuộc thi thể dục nhịp điệu, có thể
yêu cầu học sinh sưu tầm nhạc nền, cắt ghép nhạc, sáng tạo
động tác cho phù hợp với nhịp điệu, độ dài của nhạc nền, phối
hợp di chuyển đội hình, ráp tháp... Với những yêu cầu vận dụng
sáng tạo nội dung học tập vào thực tế, giáo viên cần chỉ dẫn tài
liệu tham khảo, nêu những yêu cầu về nguyên tắc, cách thức
sáng tạo.
Theo yêu cầu đổi mới dạy học theo định hướng phát
triển phẩm chất, năng lực học sinh, giáo viên không còn đóng
vai trò là người cung cấp kiến thức mà phải hướng dẫn học sinh
thực hiện các hoạt động học tập để khám phá kiến thức, vận
dụng kiến thức học tập vào thực tế cuộc sống. Với bộ môn thể
dục, giáo viên cần tạo điều kiện để thông qua hoạt động nhóm
giúp các em biết ứng dụng các nội dung học tập vào việc rèn
luyện sức khỏe, tham gia các hoạt động thể dục thể thao trong
và ngoài nhà trường.
* Đa dạng hóa các hình thức đánh giá:
Theo chủ trương đổi mới kiểm tra, đánh giá, giáo viên có
thể sử dụng nhiều hình thức đánh giá khác thay cho các bài kiểm tra hiện hành.
Để động viên tinh thần, phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hoạt động
nhóm, giáo viên có thể căn cứ kết quả thực hiện các nhiệm vụ của nhóm như sưu
tầm hình ảnh, tư liệu, làm dụng cụ học tập, đấu tập, thi đua giữa các nhóm… để

đánh giá thay cho một hay một vài bài kiểm tra.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:

5


Những mô tả cụ thể về các hình thức, biện pháp nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động nhóm như trên cho thấy sáng kiến hoàn toàn có thể ứng dụng
vào thực tế giảng dạy ở các trường phổ thông trên địa bàn trong và ngoài tỉnh.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng giải pháp:
Từ thực tế áp dụng ở đơn vị thời gian qua cho thấy, giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động nhóm đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng
bộ môn.
Qua kiểm tra, đánh giá, chúng tôi nhận thấy, học sinh thực hiện tốt hơn
các kĩ thuật động tác liên quan đến nội dung học tập. Điều này chắc chắn có
được nhờ tinh thần tự giác, tích cực tập luyện của các em trong quá trình làm
việc nhóm. Đó còn là thành quả mà học sinh các nhóm sưu tầm, nghiên cứu các
tư liệu có liên quan đến nội dung học tập như tranh ảnh, video, tham khảo
thông tin mô tả về nội dung kĩ thuật động tác.
Thông qua việc tổ chức, điều hành nhóm hoạt động, những học sinh
được giao làm nhiệm vụ cán sự được rèn luyện bản lĩnh, khả năng điều hành
nhóm đã thực sự trưởng thành. Tinh thần, ý thức làm việc tập thể, tinh thần hợp
tác, cộng đồng trách nhiệm của học sinh không ngừng được nâng lên.
Nhờ học sinh tích cực tập luyện, vận dụng sáng tạo các nội dung học
tập vào hoạt động thực tế nên hành tích tham gia các cuộc thi, các hoạt động
phong trào thể dục thể thao không ngừng được nâng lên.
Những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong dạy học thể
dục còn góp phần quan trọng vào việc thực hiện chủ trương đổi mới của ngành
giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Hoạt

động hợp tác trong nhóm sẽ làm cho từng thành viên quen dần với sự phân
công hợp tác trong lao động xã hội, chuẩn bị cho học sinh thích ứng với đời
sống xã hội, trong đó mỗi người sống và làm việc theo sự phân công hợp tác
với tập thể cộng đồng.
6


3.5. Tài liệu kèm theo gồm: Hình ảnh về tháp bắt đầu bài dự thi thể dục
nhịp điệu cấp trường – sản phẩm sáng tạo của nhóm học sinh dự thi đạt giải
nhất.
Bến Tre, ngày 21 tháng 03 năm 2018

THÁP BẮT ĐẦU BÀI DỰ THI THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU
– SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NHÓM HỌC SINH
TRONG HỌC TẬP THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU

7


8



×