Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Các dấu hiệu không được bảo hộ là nhãn hiệu theo quy định của pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 74 trang )

LÊ THANH DŨNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
LUẬT KINH TẾ

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

CÁC DẤU HIỆU KHÔNG ĐƯỢC BẢO HỘ LÀ NHÃN
HIỆU THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LÊ THANH DŨNG

2016 - 2018

HÀ NỘI - 2018

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

CÁC DẤU HIỆU KHÔNG ĐƯỢC BẢO HỘ LÀ NHÃN
HIỆU THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LÊ THANH DŨNG



CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ:

8380107

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS BÙI ĐĂNG HIẾU

HÀ NỘI - 2018

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học của riêng
tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, độ
tin cậy và trung thực. Các kết quả, kết luận khoa học nêu trong Luận văn chưa
được từng công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Thanh Dũng

3


LỜI CẢM ƠN

Được sự phân công của Khoa Sau đại học, Viện Đại học Mở Hà Nội và sự đồng
ý của giáo viên hướng dẫn PGS.TS Bùi Đăng Hiếu về đề tài luận văn “Các dấu hiệu

không được bảo hộ về nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam”. Để hoàn
thành được luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, động viên, giúp đỡ
của quý thầy, cô giáo trong trường.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo của Viện Đại học Mở Hà
Nội đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình tôi học tập, nghiên cứu tại
Viện.
Chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn khoa học PGS.TS Bùi Đăng Hiếu đã
tận tình hướng dẫn tôi nghiên cứu thực hiện luận văn của mình.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Khoa Đào tạo sau đại học,
Viện Đại học Mở Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập. Mặc dù
đã có nhiều nỗ lực cố gắng để thực hiện luận văn một cách hoàn chỉnh nhất nhưng
không tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà tự bản thân không để tự nhận thấy
được. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của Quý thầy, cô giáo đê luận văn được hoàn
chỉnh hơn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn bên tôi, động
viên khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện luận văn, công trình nghiên cứu của
mình.

Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Thanh Dũng

4


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU


6

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHỮNG DẤU HIỆU

7

KHÔNG ĐƯỢC BẢO HỘ LÀ NHÃN HIỆU
1.1. Khái niệm về nhãn hiệu

7

1.2. Khái quát về những dấu hiệu không được bảo hộ là nhãn hiệu

16

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

22

CHƯƠNG 2: CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐƯỢC BẢO HỘ

23

NHÃN HIỆU THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
2.1. Nhãn hiệu là dấu hiệu hình và hình học đơn giản, chữ số, chữ cái,

23

chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng
2.2. Nhãn hiệu là dấu hiệu, biểu tượng, quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi


25

thông thường của hàng hóa dịch vụ
2.3. Nhãn hiệu là dấu hiệu chỉ thời gian địa điểm, phương pháp sản
xuất, chủng loại, số lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị
hoặc các đặc tính khách mô tả hàng hóa dịch vụ.
2.4. Nhãn hiệu là dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh

28
30

doanh
2.5. Nhãn hiệu là dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của hàng hóa dịch

32

vụ
2.6. Nhãn hiệu không có khả năng phân biệt, trùng hoặc tương tự nhãn
hiệu khác
5

34


2.7. Nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý

40

2.8. Nhãn hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công


42

nghiệp
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

44
CHƯƠNG 3

46

THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ NHỮNG DẤU HIỆU KHÔNG ĐƯỢC BẢO HỘ LÀ
NHÃN HIỆU
3.1. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật ở Việt Nam

46

3.1.1. Một số vụ việc điển hình

46

3.1.2. Phân tích những hạn chế trong việc áp dụng pháp luật của một

50

số vụ việc điển hình
3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và thi hành hiệu quả quy định về

53


những dấu hiệu không được bảo hộ là nhãn hiệu
3.2.1 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình thức nhãn hiệu

54

3.2.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về sử dụng nhãn hiệu

55

3.2.3 Kiến nghị về chứng minh của chú sở hữu nhãn hiệu trong trường

56

hợp có đề nghị chấm dứt hiệu lực do không sử dụng
3.2.4 Kiến nghị về thủ tục ghi nhận nhãn hiệu nổi tiếng

57

3.2.5 Kiến nghị về xung đột giữa nhãn hiệu và tên thương mại

58

3.2.6 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật

60

3.2.7 Kiến nghị thi hành pháp luật

60

6


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

65

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

66

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

SHTT: Sở hữu trí tuệ

7


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Hệ thống pháp luật Việt Nam được xây dựng, sửa đổi, bổ sung trong thời
gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, tạo lập được các cơ sở pháp lý
quan trọng cho việc phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Hệ thống pháp luật được xây dựng phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và
đặc biệt là Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (được sửa đổi bổ sung năm 2009)
(“Luật SHTT”). Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, người tiêu
dùng Việt Nam đang đứng trước sự bùng nổ của đa dạng các loại hàng hóa, dịch
vụ. Nhãn hiệu luôn đi liền với sản phẩm và có vai trò, chức năng rất quan trọng
không chỉ trong sản xuất kinh doanh mà cả trong đời sống xã hội. Với tư cách là
một dấu hiệu chỉ ra doanh nghiệp đã cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ra thị

trường, nhãn hiệu không chỉ giúp người tiêu dùng nhận ra một sản phẩm trong
nhiều sản phẩm cùng loại mà còn thể hiện được uy tín của doanh nghiệp. Nhãn
hiệu là một trong những yếu tố làm nên giá trị của một doanh nghiệp, trong
nhiều trường hợp người tiêu dùng không quan tâm đến tên doanh nghiệp mà chỉ
biết đến sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp thông qua nhãn hiệu, ví dụ
người tiêu dùng chỉ biết đến nhãn hiệu Clear, OMO, Lipton… chứ không cần
biết đến tên doanh nghiệp Unilever, nhưng trách nhiệm của doanh nghiệp với tư
cách là chủ sở hữu nhãn hiệu là phải tổ chức sản xuất, kinh doanh để làm nên
giá trị của hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu, mặt khác doanh nghiệp còn có
quyền chống lại mọi sự xâm phạm đến nhãn hiệu của mình do các chủ thể khác
thực hiện. Luật SHTT quy định “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng
hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. Như vậy, chức năng chính của
nhãn hiệu là để phân biệt. Mục đích của việc gán nhãn hiệu lên hàng hóa hay
dịch vụ chính là để “trung thành hóa” khách hàng, có nghĩa là để khách hàng đã
sử dụng sẽ dễ dàng tìm lại mặt hàng hay dịch vụ mình yêu thích hoặc hài lòng
và để khách hàng tiềm năng dễ dàng nhận ra hàng hóa hay dịch vụ đó khi muốn
tìm đến để sử dụng. Nhãn hiệu không có chức năng bảo đảm về chất lượng hàng
8


hóa. Trong một chừng mực nào đó khái niệm nhãn hiệu nói chung có thể coi là
bao hàm các khái niệm nhãn hiệu khác. Vì vậy, các điều kiện công nhận nhãn
hiệu cũng là điều kiện quy định chung cho các loại nhãn hiệu khác. Để một nhãn
hiệu được công nhận thì cần phải có dấu hiệu có thể làm nhãn hiệu, pháp luật sở
hữu trí tuệ Việt Nam chỉ bảo hộ nhãn hiệu bằng hình ảnh mà không bảo hộ nhãn
hiệu dưới dạng mùi hương hay âm thanh… Và dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu
phải có khả năng phân biệt. Nói cách khác, “dấu hiệu phải có khả năng phân biệt
hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể
khác” ngoài việc dấu hiệu phải dễ ghi nhớ, dễ nhận biết.
Khi dấu hiệu dùng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là tên gọi thông thường của

hàng hóa dịch vụ được sử dụng rộng rãi, thường xuyên thì bị coi là dấu hiệu bị
loại trừ. Không thể dùng từ “xà bông” để đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho một
loại xà bông hoặc không thể dùng từ “kem đánh răng” để đăng ký thành nhãn
hiệu độc quyền cho một loại kem đánh răng. Mở rộng ra đến trường hợp một số
nhãn hiệu đã được bảo hộ độc quyền sử dụng trong một thời gian dài sau đó
không được tiếp tục bảo hộ vì nhãn hiệu đó đã trở thành tên gọi thông thường để
chỉ chung cho mặt hàng mang nhãn hiệu lẫn hàng cùng chủng loại của những
nhà sản xuất khác trong thị trường. Ví dụ dùng “Honda” để chỉ xe hai bánh có
gắn động cơ, hay Kleenex dùng để chỉ khăn giấy dùng qua rồi bỏ. Với lý do cơ
bản trên, học viên lựa chọn nghiên cứu đề tài “Các dấu hiệu không được bảo hộ
là nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu:
Thời gian qua đã có nhiều công trình khoa học về vấn đề này được công
bố mà tiêu biểu phải kể đến một số công trình nghiên cứu cụ thể sau đây: Nhãn
hiệu hàng hóa trong pháp luật dân sự, chủ biên: Đinh Văn Thanh với nội dung
bao gồm một số vấn đề cơ bản về nhãn hiệu hàng hoá. Xác lập quyền sở hữu đối
với nhãn hiệu hàng hoá; quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá thực trạng vi phạm và vấn đề bảo hộ. Xu hướng phát triển của Việt Nam đầu thế
kỷ XXI ảnh hưởng đến sự phát triển sở hữu trí tuệ và nhãn hiệu hàng hoá 9


phương hướng hoàn thiện pháp luật; Nhãn hiệu có khả năng phân biệt thông qua
quá trình sử dụng dưới góc độ so sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật liên
minh châu Âu và Hoa Kỳ, Luận văn thạc sĩ Luật học, tác giả: Đàm Thị Diễm
Hạnh năm 2009; Xác định khả năng phân biệt của nhãn hiệu theo quy định của
pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Hà Nội - Đỗ Thị Hồng 2008;
"Khả năng phân biệt" Của Nhãn Hiệu, Tạp chí Khoa học Pháp lý, Đại học Luật
TPHCM, số 10-11-12/2003; Những vấn đề về nhãn hiệu được đề cập trong tác
phẩm “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong Hiệp định TRIPs” của PGS.TS
Nguyễn Bá Diến năm 2004; “ Hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật về sở hữu trí
tuệ trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam” và “ Thực thi quyền sở hữu

trí tuệ trong tiến trình hội nhập quốc tế” NXB Đại học Quốc gia Hà Nội năm
2010 PGS. TS Nguyễn Bá Diễn; Cuốn sách của Chistopher Heath và Kung –
Chung Lui “the protection of well-know marks in Asia. Tác phẩm được thực
hiện bởi một nhóm nhà nghiên cứu đến từ quốc gia châu Âu và châu Á.
Những công trình nghiên cứu trên đây đã giải quyết một số vấn đề lý luận
và thực tiễn về pháp luật SHTT như: Một là, phân tích khái niệm, đặc điểm, vai
trò nhãn hiệu; Hai là, phân tích, so sánh pháp luật của Việt Nam với các nước
trong khu vực; Ba là, Khi thiết kế nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu cần lưu ý
những dấu hiệu không được bảo hộ và các dấu hiệu bị cấm theo quy định của
pháp luật Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là đưa ra các dấu hiệu không được
bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi xây dựng nhãn
hiệu của mình các doanh nghiệp nên thiết kế, đối chiếu các điều kiện bảo hộ
nhãn hiệu từ sớm để có được nhãn hiệu có thể bảo hộ, hạn chế tối đa những rắc
rối pháp lý không đáng có từ khâu thiêt kế, đăng ký đến xây phát triển nhãn
hiệu.
10


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, luận văn xác định các nhiệm vụ nghiên
cứu cơ bản như sau:
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận pháp luật về dấu hiệu không được bảo hộ
theo quy định của pháp luật Việt Nam thông qua việc phân tích, luận giải các nội
dung cụ thể gồm: i) Phân tích khái niệm, đặc điểm, vai trò nhãn hiệu; ii) Những
quy định của pháp luật của Việt Nam với các nước trong khu vực về nhãn hiệu;
iii) Khi thiết kế nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu cần lưu ý những dấu hiệu
không được bảo hộ và các dấu hiệu bị cấm theo quy định của pháp luật Việt

Nam iv) Các yếu tố tác động đến pháp luật về nhãn hiệu; v) Lịch sử hình thành và
phát triển của pháp luật về SHTT v.v
- Nghiên cứu nội dung của pháp luật về nhãn hiệu và đánh giá thực tiễn thi
hành ở Việt Nam.
- Đưa ra định hướng và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thi hành pháp
luật về nhãn hiệu tại Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào các nội dung chủ yếu sau
đây:
- Các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước
về xây dựng, hoàn thiện pháp luật về nhãn hiệu trong điều kiện kinh tế thị
trường ở nước ta;
- Các quy định của Luật SHH và các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Thực tiễn thi hành pháp luật tại Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một bản luận văn thạc sĩ, tác giả giới hạn phạm vi
nghiên cứu ở những nội dung cụ thể sau:
11


- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu, tìm hiểu các quy định về Luật SHTT,
nhãn hiệu và các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu các quy định về SHTT từ
năm 2005 (năm ban hành Luật SHTT) đến nay.
- Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn thi hành pháp
luật về dấu hiệu không được bảo hộ của nhãn hiệu theo quy định của pháp luật
Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Khi thực hiện nghiên cứu này, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên

cứu cơ bản sau đây:
- Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng Chủ nghĩa
Mác - Lê Nin;
- Ngoài ra, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
i) Phương pháp phân tích, phương pháp lịch sử, phương pháp đối chiếu …
được sử dụng tại Chương 1 Khái quát các vấn đề chung về những dấu hiệu
không được bảo hộ là nhãn hiệu.
ii) Phương pháp đánh giá, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê,
phương pháp tổng hợp ... được sử dụng tại Chương 2 Các trường hợp không
được bảo hộ là nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam.
iii) Phương pháp bình luận, phương pháp quy nạp, phương pháp diễn
giải… được sử dụng tại Chương 3 Thực tiễn áp dụng và kiến nghị pháp luật về
những dấu hiệu không được bảo hộ là nhãn hiệu.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn hoàn thành sẽ có những đóng góp mới cụ thể như sau:
- Hệ thống hóa, bổ sung và phát triển cơ sở lý luận và thực tiễn pháp luật
về những dấu hiệu không được bảo hộ là nhãn hiệu.
12


- Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành về những dấu hiệu
không được bảo hộ là nhãn hiệu.
- Đưa ra các kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu
quả thi hành pháp luật về những dấu hiệu không được bảo hộ là nhãn hiệu.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần lời cam đoan, danh mục các từ viết tắt, mục lục, mở đầu, kết
luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, dự kiến luận văn được bố cục với
03 chương cụ thể như sau:
- Chương 1. Khái quát chung về những dấu hiệu không được bảo hộ là
nhãn hiệu.

- Chương 2. Các trường hợp không được bảo hộ theo quy định của pháp
luật Việt Nam.
- Chương 3.Thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về những
dấu hiệu không được bảo hộ là nhãn hiệu.

13


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHỮNG DẤU HIỆU KHÔNG ĐƯỢC BẢO HỘ
LÀ NHÃN HIỆU
1.1 Khái quát chung về nhãn hiệu
1.1.1 Khái niệm nhãn hiệu
Nhãn hiệu là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội
và có nguồn gốc từ rất lâu đời. Dựa trên nghiên cứu của các nhà khảo cổ học và
các nhà sử học, nhãn hiệu đã xuất hiện từ 2700 năm trước công nguyên, từ hoạt
động chăn nuôi của người Ai Cập cổ đại. Những người chủ của trang trại đã sử
dụng kim loại nóng để tạo vết cháy trên da hoặc lông của những con gia súc
thuộc đàn của mình. Những vết cháy đó thường là các ký hiệu riêng nhằm phân
biệt gia súc của những người chủ trang trại với nhau. Vì lý do đó, có ý kiến cho
rằng, thuật ngữ “brand” trong tiếng Anh là bắt nguồn từ chữ “burning” có nghĩa
là “đốt cháy”. Sau này, những chủ hàng hóa, những thương nhân còn nhận ra
rằng, việc đánh dấu hàng hóa không chỉ có giá trị trong việc xác định sở hữu hay
nguồn gốc, mà còn có thể là một dấu hiệu khẳng định chất lượng. áp dụng cách
đánh dấu đốt cháy này lên các hàng hóa của mình để phân biệt các hàng hóa của
các chủ hàng khác nhau. Vì thế, những vết tích về nhãn hiệu còn có thể được tìm
thấy trên rất nhiều loại hàng hóa với đủ mọi loại chất liệu như gốm, gỗ, các tác
phẩm nghệ thuật hội họa… Ngày nay, khái niệm nhãn hiệu hay “brand” được
hiểu là tổng hòa tất cả các thông tin về một sản phẩm, dịch vụ hoặc thông tin về
một tổ chức, cá nhân được truyền đạt tới công chúng hoặc người tiêu dùng thông

qua các dấu hiệu nhận biết như hình ảnh, ký tự, mùi hương, hương vị, âm
thanh…Mặc dù được sử dụng rộng rãi như vậy, nhưng phải đến thế kỷ thứ XIX
khái niệm nhãn hiệu mới được xuất hiện trong các văn bản pháp luật. Lịch sử
ghi nhận rằng, vào năm 1876, nhãn hiệu hình tam giác màu đỏ của công ty bia
Bass của Anh là nhãn hiệu đầu tiên được đăng ký bảo hộ bởi chính phủ Anh. Từ
đó tới nay, các nhà nghiên cứu và các nhà khoa học vẫn chủ yếu tiếp cận nhãn
hiệu dưới góc độ là một khái niệm pháp lý, được quy định trong các văn bản
14


pháp luật. Nhìn từ góc độ luật quốc tế, cho đến nay, đã có rất nhiều điều ước
quốc tế điều chỉnh các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu. Một số điều ước quốc tế
tiêu biểu trong lĩnh vực này có thể kể đến như Công ước Paris, Nghị định thư
Madrid, Hiệp định TRIPs (Hiệp định về các khía cạnh quyền sở hữu trí tuệ).
Trong các điều ước quốc tế này, chỉ có TRIPs có quy định trực tiếp về khái niệm
nhãn hiệu. Theo đó, Khoản 1 Điều 15 Hiệp định TRIPs ghi nhận: “Bất kỳ một
dấu hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc
dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hoá hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp
khác, đều có thể làm nhãn hiệu hàng hoá. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể
cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình hoạ và tổ hợp các mầu sắc
cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó, phải có khả năng được đăng ký là
nhãn hiệu....”Ngoài ra, theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) thì “Nhãn
hiệu là dấu hiệu có khả năng phân biệt dùng để phân biệt hàng hóa hoặc dịch
vụ do một doanh nghiệp sản xuất hoặc cung cấp với những hàng hóa và dịch vụ
của các doanh nghiệp khác.”Theo các định nghĩa trên, bất kỳ dấu hiệu hoặc tổ
hợp các dấu hiệu, bao gồm các dấu hiệu nhìn thấy được như biểu “dấu phẩy”
đặc trưng của thương hiệu Nike, và cả những dấu hiệu không nhìn thấy được, có
thể kể đến như âm thanh ( ví dụ: tiếng gầm của sư tử được sử dụng trước các bộ
phim do Tập đoàn Metro- Goldwyn-Mayer sản xuất) hay mùi hương (mùi đặc
trưng của một loại nước hoa), mà có khả năng phân biệt, đều có thể làm nhãn

hiệu. Như vậy, khả năng phân biệt là yếu tố quyết định để một dấu hiệu hoặc tổ
hợp các dấu hiệu có thể trở thành nhãn hiệu hay không. Trong Luật Sở hữu Trí
tuệ Việt Nam số 50/2005/QH11 ngày 21 tháng 11 năm 2005, được sửa đổi bổ
sung năm 2009 (Sau đây gọi là “Luật SHTT”), khái niệm nhãn hiệu được định
nghĩa tại Khoản 16 Điều 4 như sau: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt
hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”Như vậy, khái niệm
nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành được xây dựng theo
hướng mô tả chức năng của nhãn hiệu. Trước hết, nhãn hiệu phải được tạo nên
từ các dấu hiệu, và các dấu hiệu đó được sử dụng để cá biệt hóa hàng hóa, dịch
vụ này với hàng hóa dịch vụ cùng loại của chủ thể khác”5
15


1.1.2. Điều kiện bảo hộ của nhãn hiệu.
Một nhãn hiệu nếu muốn được bảo hộ theo quy định của pháp luật, phải
đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 72 của Luật SHTT:
“1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình
ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một
hoặc nhiều mầu sắc;
2.Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với
hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.”
Trước hết, một dấu hiệu là nhãn hiệu được bảo hộ phải là dấu hiệu nhìn
thấy được, tức là con người có thể nhận biết được dấu hiệu đó thông qua thị
giác. Khoản 1 Điều 72 nêu trên đã liệt kê các yếu tố cấu thành một dấu hiệu có
thể được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu, đó là: chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, kể cả hình
ba chiều hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều
màu sắc. Như vậy, pháp luật đã giới hạn phạm vi của những dấu hiệu nhìn thấy
được để có thể trở thành nhãn hiệu được bảo hộ, đó là các dấu hiệu có thể được
thể hiện trên mặt phẳng hoặc trong không gian 3 chiều và có 1 hoặc nhiều màu
sắc. Điều đó cũng có nghĩa là, những dấu hiệu được thể hiện dưới dạng nguồn

ánh sáng, ví dụ: nguồn ánh sáng màu xanh nhấp nháy sẽ không thể được coi là
nhãn hiệu được bảo hộ theo Luật SHTT Việt Nam.
Thứ hai, dấu hiệu đó phải có khả năng phân biệt với các dấu hiệu khác
của các hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các chủ thể khác. Theo Điều 74 Luật
SHTT, khả năng phân biệt của nhãn hiệu có được khi đáp ứng đủ các điều sau:
Thứ nhất, một nhãn hiệu có khả năng phân biệt là một nhãn hiệu được tạo thành
từ một hoặc tổng thể các yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ. Thứ hai, nhãn hiệu đó
phải không thuộc 13 trường hợp nhãn hiệu được coi là không có khả năng phân
biệt liệt kê tại Khoản 2 Điều 74 Luật SHTT. Cụ thể, nếu nhãn hiệu bị coi là
không có khả năng phân biệt nếu rơi vào một trong các trường hợp sau: Hình và
hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông
16


dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi
với danh nghĩa một nhãn hiệu; Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên
gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử
dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến; Dấu hiệu chỉ thời gian, địa
điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành
phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch
vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá
trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu; Dấu hiệu mô tả hình
thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh; Dấu hiệu chỉ nguồn
gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và
thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng
nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật này; Dấu hiệu
không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với
nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở
đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn
đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo

điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; Dấu
hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác
đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương
tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng
quyền ưu tiên; Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn
hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà
đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm, trừ trường hợp
hiệu lực bị chấm dứt vì lý do nhãn hiệu không được sử dụng theo quy định tại
điểm d khoản 1 Điều 95 của Luật này; Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức
gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho
hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi
tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu
hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng
hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng; Dấu
17


hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác,
nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn
gốc hàng hoá, dịch vụ; Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang
được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu
sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hoá; Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý
hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý
đang được bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh nếu dấu hiệu được đăng ký để sử
dụng cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý
mang chỉ dẫn địa lý đó; Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu
dáng công nghiệp của người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng
công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn,
ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu. Thực chất, các trường hợp nêu trên đã
chỉ ra các dấu hiệu hoặc các nhóm dấu hiệu không được coi là có khả năng phân

biệt. Để biết một nhãn hiệu có thuộc các trường hợp nêu trên hay không, ta đối
chứng nhãn hiệu được xem xét với các dấu hiệu hoặc nhóm dấu hiệu được liệt
kê. Có thể thấy, trong danh sách các dấu hiệu hoặc nhóm dấu hiệu không được
coi là có khả năng phân biệt, có những dấu hiệu phải xét khả năng phân biệt của
nó trong mối tương quan với các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp của
chủ thể khác như: nhãn hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng … Đối với những dấu hiệu còn
lại, để có thể kết luận nhãn hiệu có rơi vào trường hợp không có khả năng phân
biệt hay không, ta chỉ cần xem xét đối chiếu nó với những dấu hiệu cụ thể được
liệt kê theo quy định nói trên. Nếu cơ quan có thẩm quyền xem xét thấy một
nhãn hiệu chứa các yếu tố vi phạm thuộc một trong những trường hợp nêu, thì
nhãn hiệu đó sẽ bị coi là không có khả năng phân biệt và dẫn đến không được
bảo hộ theo pháp luật Việt Nam. Như vậy, sự thể hiện của dấu hiệu dưới dạng
chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó,
được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc là điều kiện cần, còn khả năng phân
biệt hàng hóa, dịch vụ là điều kiện đủ để một dấu hiệu có thể trở thành một nhãn
hiệu được bảo hộ. Việc đánh giá và phân tích khả năng phân biệt của nhãn hiệu,
đối với những nhãn hiệu đã đạt điều kiện cần để được bảo hộ, cụ thể là những
18


nhãn hiệu dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết
hợp của các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
1.1.3. Phân loại nhãn hiệu
Nhãn hiệu có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau như cấu
tạo, chức năng, danh tiếng… Tuy nhiên, theo các quy định của pháp luật, có
những cách phân loại nhãn hiệu cơ bản sau đây.
1.1.3.1 Theo chức năng của nhãn hiệu
Nhãn hiệu được chia làm năm loại: nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch
vụ, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết.
- Nhãn hiệu hàng hóa: là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa của các chủ

thể khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa là loại nhãn hiệu cơ bản và phổ biến.
- Nhãn hiệu dịch vụ: là dấu hiệu dùng để phân biệt dịch vụ của các tổ
chức, cá nhân khác nhau. Cùng với nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ là
loại nhãn hiệu cơ bản và được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong đời sống kinh
doanh thương mại.
- Nhãn hiệu tập thể: là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của
các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của
tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. Như vậy, mặc dù được
cấp cho một tổ chức, hiệp hội nhãn hiệu tập thể được sử dụng bởi thành viên
của tổ chức, hiệp hội. Nhãn hiệu tập thể không được sử dụng bởi chính tổ chức,
hiệp hội được đăng ký. Ví dụ: Hội chăn nuôi và tiêu thụ gà Mía Sơn Tây đã
đăng ký nhãn hiệu tập thể “Gà mía Sơn Tây”7, các hội viên của hội sẽ được sử
dụng nhãn hiệu này trên sản phẩm gà mía do mình chăn nuôi, sản xuất. Việc sử
dụng nhãn hiệu này, bên cạnh điều kiện phải tuân thủ pháp luật về nhãn hiệu nói
chung, còn phải tuân thủ các yêu cầu được đặt ra trong Quy chế sử dụng nhãn
hiệu tập thể, Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận . Nội dung của nhãn hiệu
tập thể được quy định tại Khoản 4 Điều 105 Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm: Tên,
địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể là chủ sở hữu nhãn
19


hiệu; Các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể; Danh sách các
tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu; Các điều kiện sử dụng nhãn
hiệu; Biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu.
- Nhãn hiệu chứng nhận: là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép
tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để
chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất
hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc
các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. Quyền đăng ký nhãn
hiệu chứng nhận thuộc về tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất

lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ
có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất,
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó.
- Nhãn hiệu liên kết: Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ
thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại
hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau. Như vậy, các nhãn hiệu liên kết
trước hết phải là cùng do một chủ thể đăng ký.
1.1.3.2 Theo mức độ nhận biết của nhãn hiệu
Nhãn hiệu được chia thành nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu nổi tiếng
- Nhãn hiệu thông thường: là loại nhãn hiệu mà mức độ nhận biết nhãn
hiệu của người tiêu dùng không quá phổ biến và nổi tiếng. Tùy vào từng nhãn
hiệu cụ thể khác nhau, từng chủ thể sở hữu khác nhau mà độ thường biết đối với
nhãn hiệu có thể khác nhau. Điểm chung của các nhãn hiệu này là chưa đạt đến
độ nổi tiếng để phần lớn người tiêu dùng có thể “nhận ra” khi tiếp cận nhãn
hiệu.
- Nhãn hiệu nổi tiếng: Theo Khoản 20, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ là
“nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Đây là khái niệm tương đối và không có tiêu chuẩn cố định. Vậy bao nhiêu
người biết đến một nhãn hiệu thì nhãn hiệu đó đủ được xác định là nổi tiếng? Ở
20


đây xuất hiện thêm khái niệm “nổi tiếng” cần được xác định trong ngữ cảnh so
sánh với số đo nhận biết thương hiệu (%brand awareness), khi một nhãn hiệu
xuất hiện thêm một nhãn hiệu trùng khớp hoặc tương tự mà theo đó lượng
“người biết đến” (awareness) nhãn hiệu nào nhiều hơn, thì nhãn hiệu đó sẽ được
xác định là nổi tiếng (hơn). Tuy vậy, Nhãn hiệu là khái niệm pháp lý, còn
Thương hiệu là khái niệm của ngành marketing, đích đến của Thương hiệu là thị
trường, khách hàng và người tiêu dùng. Và do đó, một thương hiệu nổi tiếng hay
không có thể phân biệt bằng chỉ số đo brand wareness (độ nhận biết thương

hiệu) được đo bởi thống kê khách hàng và người dùng. Nhãn hiệu nổi tiếng
(famous trade-mark) là một khái niệm đang bị nhầm lẫn, vì rõ ràng một cơ quan
nhà nước thẩm quyền chỉ cấp chứng chỉ đăng ký nhãn hiệu và thể hiện tính chất
/lợi thế độc quyền sử dụng và vào thời đểm đăng ký nhãn hiệu có thể còn chưa
có khách hàng, và con đường đi đến “nổi tiếng” hoàn toàn do chính bản thân nỗ
lực doanh nghiệp và sự công nhận của khách hàng và phụ thuộc vào bối cảnh
không-thời gian. Trong ngữ cảnh so sánh hai nhãn hiệu trùng khớp hoặc có điểm
trùng lắp, tương tự nhau, lại xuất hiện những yếu tố khác. Ví dụ nhãn hiệu nào
đăng kí trước, nhãn hiệu nào chưa đăng ký bảo hộ (xét ở góc độ quản lí nhãn
hiệu – sở hữu trí tuệ ở một vùng địa lý như một quốc gia, một khu vực, thế giới).
Ngay cả khi xét cộng thêm những yếu tố này để so sánh giữa hai nhãn hiệu xem
nhãn hiệu nào nổi tiếng hơn, thì mọi yếu tố và kết quả cũng chỉ có tính tương
đối, hoàn toàn không tuyệt đối. Bởi, không một cơ quan tổ chức nào có thẩm
quyền cấp một chứng nhận, hoặc một chứng nhận có giá trị “nhãn hiệu nổi
tiếng” trong một khoảng thời gian nhất định hay vĩnh viễn, về độ “nổi tiếng” của
một nhãn hiệu. Và trong thực tế chỉ số nhận biết thương hiệu là số đo thường
xuyên do một công ty nghiên cứu thị trường thực hiện. Trong lịch sử tranh chấp
các nhãn hiệu ở thị trường Việt Nam, cũng đã xảy ra rất nhiều trường hợp mà
khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng trở thành một lợi thế pháp lý được các nhà hành
pháp xem xét và đưa ra phán quyết, dù không dựa trên một giấy tờ chứng nhận
cụ thể. Chẳng hạn, bánh Kinh Đô là một nhãn hiệu nổi tiếng, xét trong toàn
quốc. Nhưng ở khu vực Cửa Nam Hà Nội, có một nhãn hiệu bánh Kinh Đô của
21


một cửa hàng đã có mặt từ năm 1940 và cũng rất nổi tiếng, xét trong khu vực –
khu phố Cửa Nam Hà Nội. Kết quả phân định theo đó là: Công ty Kinh Đô (nay
thuộc sở hữu tập đoàn Mondelett) có quyền phát triển nhãn hiệu nổi tiếng của
mình nổi tiếng của mình trên toàn quốc. Nhưng họ không được xóa sổ cửa hàng
bánh Kinh Đô đã có từ 1940. Ngược lại, cửa hàng bánh Kinh Đô có thể tiếp tục

được hiện diện và kinh doanh ở Cửa Nam, nhưng không được phát triển thêm
những cửa hàng trùng thương hiệu trên toàn quốc. Đây là phán xét hợp lý và cho
thấy nhãn hiệu nổi tiếng là một khái niệm dựa trên yếu tố định lượng (bao nhiêu
người biết đến), nhưng kết quả định lượng đó lại dựa trên cảm xúc định tính của
người tiêu dùng. “Nhãn hiệu nổi tiếng” là những bằng chứng cụ thể có lợi thế
pháp lý quan trọng khi các thương hiệu VN hội nhập. Chẳng hạn trong tranh
chấp chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Mê Thuột với Trung Quốc, nhãn hiệu nổi tiếng
bao gồm mức độ nhận biết và lịch sử xuất hiện đã giúp Việt Nam thắng cuộc với
phía đăng kí nhãn hiệu trùng tên ở Trung Quốc.
Bên cạnh những sự phân loại trên, căn cứ theo điều kiện bảo hộ của nhãn
hiệu ở các quốc gia khác nhau, nhãn hiệu còn có thể được phân loại thành nhãn
hiệu đặc biệt (được tri giác bằng các giác quan khác nhau), ví dụ như nhãn hiệu
âm thanh, nhãn hiệu mùi vị... và nhãn hiệu nhìn thấy (bắt buộc phải tồn tại dưới
dạng nhìn thấy được), ví dụ như nhãn hiệu chữ cái, hình ảnh...
1.1.4 Ý nghĩa của khả năng phân biệt của nhãn hiệu
Khả năng phân biệt của nhãn hiệu có ý nghĩa pháp lý và ý nghĩa kinh tế.
Về mặt pháp lý, khả năng phân biệt vừa là điều kiện để một dấu hiệu được coi là
nhãn hiệu, vừa là điều kiện để bảo hộ nhãn hiệu theo Luật SHTT Việt Nam. Về
mặt pháp luật, khả năng phân biệt của nhãn hiệu là điều kiện để nhãn hiệu được
pháp luật bảo hộ. Khi chủ nhãn hiệu nộp đơn bảo hộ nhãn hiệu, cơ quan đăng ký
sẽ xem nhãn hiệu đó có khả năng phân biệt với dấu hiệu của hàng hóa, dịch vụ
khác hay không. Vì nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ
ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được
thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc, nên khả năng phân biệt của nhãn hiệu sẽ
22


được đánh giá qua những tiêu chí phản ánh tác động của đặc điểm hoặc dấu hiệu
đến cảm nhận của người tiêu dùng về mặt thị giác, thính giác và liên tưởng. Đó
là những yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc là một tổng thể dễ ghi nhớ, dễ

nhận biết. Đồng thời, bên cạnh các quy định yêu cầu phải “dễ ghi nhớ” hay “dễ
nhận biết”, Luật SHTT Việt Nam còn quy định rất dấu hiệu phải không thuộc
các trường hợp nêu tại Khoản 2 Điều 74. Cơ quan có thẩm quyền khi xét đơn
đăng ký nhãn hiệu sẽ dựa vào các trường hợp đó để đánh giá khả năng phân biệt
của nhãn hiệu. Nếu nhãn hiệu bị rơi vào một trong các trường hợp nêu tại Khoản
2 Điều 74, thì nhãn hiệu sẽ bị coi là không có khả năng phân biệt và sẽ không
được bảo hộ bởi pháp luật. Tuy nhiên, không có quy định nào cho phép suy luận
ngược lại rằng, những nhãn hiệu nào không rơi vào các trường hợp tại Điều luật
này, cụ thể là điều Khoản 2 Điều 74, sẽ đương nhiên là nhãn hiệu có khả năng
phân biệt. Điều này đồng nghĩa với việc khả năng một nhãn hiệu bị từ chối bảo
hộ do không “dễ nhận biết” hoặc không “dễ ghi nhớ” là hoàn toàn có thể xảy ra.
Hơn nữa, khả năng phân biệt của nhãn hiệu còn mang lại lợi ích về mặt kinh tế
cho chủ sở hữu của nhãn hiệu. Theo định nghĩa về nhãn hiệu đã phân tích ở trên,
nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá
nhân khác nhau. Trong hoạt động thương mại, việc phân biệt được một sản
phẩm này và sản phẩm khác là một trong những tiêu chí quan trọng giúp cho
khách hàng đưa ra quyết định có mua sản phẩm hay không. Và để phân biệt
được điều đó, người tiêu dùng thường nhận biết bằng thị giác, thông qua hình
ảnh của nhãn hiệu. Do đó, nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt tới mức đủ để
người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận biết, và từ đó đưa ra quyết định mua hàng
hóa hoặc sử dụng sản phẩm mang nhãn hiệu đó hay không.
1.2 Khái quát về những dấu hiệu không được bảo hộ là nhãn hiệu
Để tạo ra một sản phẩm, dịch vụ đủ sức cạnh tranh trên thị trường đã là
việc không hề đơn giản. Theo đó là việc đặt tên và xây dựng lên bộ nhận dạng
cho nhãn hiệu sản phẩm, dịch vụ đó cũng là nhiệm vụ quan trọng mà không
hề dễ dàng. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng không thể lựa chọn bất kỳ dấu hiệu
23


nào theo ý muốn chủ quan của mình để đăng ký bảo hộ làm nhãn hiệu. Do đó,

họ cần quan tâm đến các nội dung liên quan đến các trường hợp dấu hiệu không
được bảo hộ nhãn hiệu để xây dựng được các nhãn hiệu phù hợp. Luật SHTT
Việt Nam có quy định cụ thể về các trường hợp không được bảo hộ là nhãn hiệu
tại Điều 73 và Điều 74. Cụ thể là những dấu hiệu bị loại trừ khả năng bảo hộ và
những dấu hiệu không đảm bảo khả năng phân biệt..
1.2.1 Những dấu hiệu bị loại trừ khả năng bảo hộ nhãn hiệu
Theo quy định tại Điều 73 Luật SHTT, các dấu hiệu loại trừ, không được
bảo hộ nhãn hiệu bao gồm:
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ,
quốc huy của các nước;
- Dấu hiệu trùng hoặc hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu
tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không
được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt
hiệu, bút danh, hình ảnh lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của
nước ngoài;
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng
nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó yêu cầu
không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm
nhãn hiệu chứng nhận;
- Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người
tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc
các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.
Đây là những dấu hiệu có thể đáp ứng các điều kiện bảo hộ nhưng vì
thuộc các trường hợp không chấp nhận cho bảo hộ nên khả năng bảo hộ của dấu
24



hiệu đó không còn. Tuy nhiên, theo phạm vi nghiên cứu của Luận văn, nội dung
liên quan đến quy định tại Điều 73 sẽ không được triển khai chi tiết. Thay vào
đó, Luận văn tập trung vào các dấu hiệu không được bảo hộ là nhãn hiệu thuộc
các trường hợp quy định tại Điều 74 Luật SHTT.
1.2.2 Những dấu hiệu không có khả năng phân biệt.
Khả năng phân biệt của nhãn hiệu chính là bản chất, yếu tố cốt lõi để tạo
thành nhãn hiệu. Do đó, khi không đảm bảo khả năng phân biệt, dấu hiệu sẽ
không được bảo hộ nhãn hiệu. Điều 74 Luật SHTT quy định về các trường hợp
dấu hiệu không có khả năng phân biệt. Tuy nhiên, theo quan điểm nghiên cứu
của tác giả Luận văn, các dấu hiệu này có thể phân chia thành hai nhóm chính.
Cụ thể bao gồm:
1.2.2.1 Dấu hiệu không có khả năng tự phân biệt:
Khoản 1 Điều 74 Luật SHTT quy định: “Nhãn hiệu được coi là có khả
năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ
ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi
nhớ...” Có nghĩa là nhãn hiệu được bảo hộ dựa trên nguyên tắc bảo hộ tổng
thể tất cả các yếu tố cấu thành nhãn hiệu đó. Nếu trong tổng thể các yếu tố đó có
yếu tố được coi là không có khả năng phân biệt hoặc khó nhận biết, khó ghi nhớ
thì sẽ được coi là yếu tố loại trừ bảo hộ của nhãn hiệu.
Các trường hợp dấu hiệu bị coi là không có khả năng tự phân biệt bao gồm:


Các dấu hiệu là hình và hình học đơn giản không có khả năng phân biệt
và gây ấn tượng cho thị giác. Tuy nhiên, nếu dấu hiệu là hình vẽ quá rắc
rối, phức tạp khiến cho người tiêu dùng không thể nhận biết, ghi nhớ được
thì cũng không có khả năng được bảo hộ.



Dấu hiệu là các chữ số, chữ cái đứng riêng lẻ, thuộc ngôn ngữ thông

dụng. Tuy nhiên, trường hợp dấu hiệu chữ này đi kèm với các thành phần
khác tạo nên tổng thể có khả năng phân biệt hoặc trình bày dưới dạng đồ
họa thì có thể được bảo hộ là nhãn hiệu.
25


×