Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐƯỜNG TRÁNH NGẬP LÒNG HỒ THỦY ĐIỆN TRUNG SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.49 MB, 66 trang )

TỔNG CÔNG TY PHÁT ĐIỆN 2
CÔNG TY TNHH MTV THỦY ĐIỆN TRUNG SƠN

KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
ĐƯỜNG TRÁNH NGẬP LÒNG HỒ
THỦY ĐIỆN TRUNG SƠN

Hà Nội, tháng 6 năm 2014


Đương tránh ngập lòng hồ thủy điện Trung Sơn

DAĐT

MỤC LỤC
1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN VÀ PHẠM VI CÔNG VIỆC................................................... 3
1.1. Giới thiệu chung ................................................................................................................. 3
1.2. Mô tả dự án ........................................................................................................................ 5
1.2.1. Hướng tuyến đường........................................................................................................... 5
1.2.2. Quy mô tiểu dự án ............................................................................................................. 9
1.2.3. Giải pháp tổ chức thi công ............................................................................................... 10
1.2.4. Tiến độ ............................................................................................................................ 12
1.2.5. Tổng mức đầu tư ............................................................................................................ 12
1.2.6. Một số hình ảnh mô tả hiện trạng khu vực xây dựng ........................................................ 12
1.3. Mục tiêu và phạm vi của EMP......................................................................................... 15
2. CƠ SỞ PHÁP LÝ ................................................................................................................ 15
2.1. Các quy định Chính phủ Việt Nam ................................................................................. 15
2.2. Chính sách an toàn của WB ............................................................................................. 16
3. SÀNG LỌC MÔI TRƯỜNG .............................................................................................. 16
3.1. Sàng lọc xác định tính hợp lệ về vị trí tiểu dự án ............................................................ 16
3.2. Các tác động môi truờng .................................................................................................. 20


4. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ..................................... 26
5. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG KHẨN CẤP .......................................................................... 33
6. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN............................................... 35
7. KẾ HOẠCH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ........................................................................ 40
7.1. Kế hoạch giám sát tuân thủ các biện pháp giảm thiểu ................................................... 40
7.2. Quan trắc chất lượng môi trường .................................................................................... 46
8. BỐ TRÍ THỰC HIỆN EMP ............................................................................................... 49
8.1. Trách nhiệm thực hiện EMP ........................................................................................... 49
8.1.1. Thiết kế và chuẩn bị Hồ sơ mời thầu ............................................................................ 49
8.1.2. Trong giai đoạn thi công ............................................................................................... 49
9. CÁC YÊU CẦU VỀ LẬP BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ................................. 52
10. KẾ HOẠCH NÂNG CAO NĂNG LỰC .......................................................................... 53
11. DỰ TOÁN CHI PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ............... 54
PHỤ LỤC ................................................................................................................................ 56

Kế hoạch quản lý Môi trường

1


Đương tránh ngập lòng hồ thủy điện Trung Sơn

DAĐT

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BQLDA

Ban quản quản lý dự án


BVMT

Bảo vệ môi trường

CSC

Tư vấn giám sát công trình

CTNH

Chất thải nguy hại

ĐTM

Báo cáo đánh giá tác động môi trường

EG

Hướng dẫn môi trường

EMF

Khung quản lý môi trường

EMP

Kế hoạch quả lý môi trường

EVN


Tập đoàn Điện lực Việt Nam

EVNGENCO2 Tổng công ty phát điện 2
PCCC

Phòng cháy chữa cháy

PECC4

Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 4

QLMT

Quản lý môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

WB

Ngân hàng Thế giới

Kế hoạch quản lý Môi trường

2


Đương tránh ngập lòng hồ thủy điện Trung Sơn


DAĐT

1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN VÀ PHẠM VI CÔNG VIỆC

1.1. Giới thiệu chung
 Công trình này là tiểu Dự án của Dự án thủy điện Trung Sơn được vay
vốn của Ngân hàng Thế giới. Lý do đề xuất thực hiện Dự án:
Công trình thủy điện Trung Sơn là dự án nằm trong hệ thống bậc thang thủy điện
trên sông Mã, vị trí tuyến đập thuộc địa bàn xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh
Hóa cách thành phố Thanh Hóa khoảng 195 km về phía Tây Bắc, vùng đuôi hồ cách biên
giới Việt Lào khoảng 5 km.
Thủy điện Trung Sơn là công trình đa mục tiêu với nhiệm vụ chính là phát điện
khoảng 260 MW cung cấp điện năng cho khu vực và có nhiệm quan trọng là phòng lũ hạ
lưu với dung tích phòng lũ là 112 triệu m3, bổ sung nguồn nước tưới đáng kể vào mùa
kiệt cho vùng hạ lưu sông Mã. Công trình hoàn thành sẽ tạo thuận lợi phát triển giao
thông, nuôi trồng đánh bắt thủy sản, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển KT-XH của
các huyện miền núi thuộc hai tỉnh Thanh Hoá và Hòa Bình trong tương lai.
Dự án thủy điện Trung Sơn được Tập đoàn điện lực Việt Nam phê duyệt đầu tư
theo quyết định số 595/QĐ-EVN ngày 10/10/2008, ngay sau đó BQLDA thủy điện Trung
Sơn đã tiến hành việc triển khai cắm mốc ranh giới đường viền lòng hồ và gửi thông tin,
thông báo về dự án đến các cơ quan chức năng thuộc tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, đến
tháng 7/2009 đã phát hiện ra 2 dự án đường giao thông bị ngập trong lòng hồ (tại thời
điểm phát hiện thì 2 dự án này đã thi công cơ bản hoàn thành phần nền đường và các
công trình trên tuyến), cụ thể như sau:
+ Đường Poom – Pom Khuông xã Tam Chung, huyện Mường Lát thuộc Dự án
giao thông nông thôn 3 do Sở GTVT tỉnh Thanh Hóa làm chủ đầu tư: có 3 đoạn bị ngập
với tổng chiều dài khoảng 2,16 km; chiều sâu ngập từ 2,5m – 11m.
+ Đường Nà Ón – Tà Cóm xã Trung Lý, huyện Mường Lát thuộc Dự án ổn định
đời sống, sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào Mông huyện Mường Lát
do Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Thanh Hóa làm chủ đầu tư: có 3 đoạn bị ngập với

tổng chiều dài khoảng 1,64 km; chiều sâu ngập từ 2m – 57m.
Hạng mục đường tránh ngập lòng hồ thuộc Dự án thủy điện Trung Sơn đã được
Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam bổ sung vào Quy hoạch tổng thể di dân
tái định cư thủy điện Trung Sơn tại Nghị quyết số 613/NQ-HĐTV ngày 03/9/2013.
 Mục tiêu
Đường tránh ngập lòng hồ là một hạng mục thuộc Dự án thủy điện Trung Sơn.
Tuyến đường được xây dựng nhằm đảm bảo ổn định đời sống, sinh hoạt cho đồng bào
các dân tộc miền núi, tăng cường công tác an ninh quốc phòng tại khu vực sau khi Dự án
thủy điện Trung Sơn tích nước phát điện.
Ngoài ra, tuyến đường được xây dựng nhằm đảm bảo nhiệm vụ của 2 dự án đường
Poom - Pom Khuông và đường Nà Ón - Tà Cóm đã được UBND tỉnh Thanh Hóa phê
duyệt, cụ thể như sau:
Kế hoạch quản lý Môi trường

3


Đương tránh ngập lòng hồ thủy điện Trung Sơn

DAĐT

- Mục tiêu đầu tư của tuyến đường Poom – Pom Khuông là hoàn thiện và nâng cấp
hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội trong khu vực.
- Mục tiêu đầu tư của tuyến đường Nà Ón – Tà Cóm là từng bước hoàn chỉnh mạng
lưới giao thông khu vực tạo điều kiện ổn định đời sống, sản xuất và phát triển kinh tế - xã
hội vùng đồng bào người Mông huyện Mường Lát tỉnh Thanh Hóa. Đây là mục đích đầu
tư của tuyến đường Na Ón – Tà Cóm, còn đường tránh ngập lòng hồ thủy điện Trung Sơn
sẽ không kéo dài mở rộng thêm trong tương lai mà chỉ làm đường tránh đoạn bị ngập do
lòng hồ thủy điện Trung Sơn như đã được xác định ở mục 1.2.1.

 Hạng mục Đường tránh ngập – Thủy điện Trung Sơn gồm 3 đoạn có tổng
chiều dài 8.363,21m:
- Đường Poom – Pom Khuông:
+ Vị trí công trình: xã Tam Chung, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa.
+ Điểm đầu: giao với đường Poom – Pom Khuông hiện hữu tại điểm có tọa độ
X=2270415,71; Y=460235,69 (gần mốc lòng hồ LH419).
+ Điểm cuối: giao với đường Poom – Pom Khuông hiện hữu tại điểm có tọa độ
X=2270191,81; Y=461291,59 (nằm giữa mốc lòng hồ LH422 &
LH423).
+ Chiều dài tuyến đường: 1.820,94m.
- Đường Nà Ón – Tà Cóm đoạn qua Suối Lìn:
+ Vị trí công trình: xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa.
+ Điểm đầu: giao với đường Nà Ón – Tà Cóm hiện hữu tại điểm có tọa độ
X=2271395,25; Y=475462,80 (gần mốc lòng hồ LH473).
+ Điểm cuối: giao với đường Nà Ón – Tà Cóm hiện hữu tại điểm có tọa độ
X=2271368,51; Y=475671,30 (gần mốc lòng hồ LH475).
+ Chiều dài tuyến đường: 915,17m.
- Đường Nà Ón – Tà Cóm đoạn qua Suối Lý:
+ Vị trí công trình: xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa.
+ Điểm đầu: giao với đường Nà Ón – Tà Cóm hiện hữu tại điểm có tọa độ
X=2271835,48; Y=477881,68 (gần mốc lòng hồ LH481A).
+ Điểm cuối: giao với đường Nà Ón – Tà Cóm hiện hữu tại điểm có tọa độ
X=2272075,67; Y=478303,36 (gần mốc lòng hồ LH495).
+ Chiều dài tuyến đường: 5.627,10m.
Việc xây dựng hạng mục Đường tránh ngập – Thủy điện Trung Sơn có thể gây ra
những tác động tiêu cực đối với môi trường và cộng đồng địa phương trong giai đoạn
trước xây dựng, giai đoạn xây dựng và vận hành.
Kế hoạch quản lý Môi trường

4



Đương tránh ngập lòng hồ thủy điện Trung Sơn

DAĐT

Để đảm bảo các tác động tiêu cực tiềm tàng được xác định và giảm thiểu trong quá
trình thực hiện Tiểu dự án và đảm bảo Tiểu dự án sẽ tuân thủ chính sách về Đánh giá môi
trường của Ngân hàng thế giới (OP/BP 4.01), Kế hoạch Quản lý Môi trường (EMP) của
Tiểu dự án đã được chuẩn bị phù hợp với các hướng dẫn của Hướng dẫn môi trường
(EG) đã chuẩn bị trong khuôn khổ dự án thủy điện Trung Sơn. EMP này bao gồm các nội
dung: mô tả tiểu dự án, các khung chính chính sách, quy định và quy chuẩn kỹ thuật môi
trường được áp dụng, các tác động tiêu cực tiềm tàng, các biện pháp giảm thiểu được đề
xuất thực hiện trong các giai đoạn chuẩn bị xây dựng, xây dựng và vận hành, sắp xếp tổ
chức thực hiện. Tiểu dự án cũng đã lập Bản cam kết bảo vệ môi trường theo yêu cầu của
pháp luật Việt Nam và đã được UBND huyện Mường Lát xác nhận tại Văn bản số
18/TB-UBND ngày 12 tháng 5 năm 2014 (đính kèm phụ lục 5 của báo cáo).

1.2. Mô tả dự án
1.2.1. Hướng tuyến đường
Dựa trên kết quả tính toán cao độ mực nước dềnh hồ chứa ứng với tần suất 4% và
cao độ hiện trạng của các tuyến đường hiện hữu sau khi đã đo đạc kiểm tra tại các vị trí
có khả năng bị ngập, từ đó xác định được các đoạn tuyến bị ảnh hưởng bởi lòng hồ để
thiết kế các đoạn tránh ngập, cụ thể có 3 đoạn đường tránh ngập sau:
+ Đường Poom – Pom Khuông: đoạn tuyến bị ngập từ điểm gần mốc lòng hồ
LH419 đến điểm nằm giữa mốc lòng hồ LH422 & LH423, chiều dài đoạn bị ngập khoảng
2,16 km. Phương án tuyến đường tránh ngập tại đoạn này là điều chỉnh tuyến đi lên sườn
đồi phía trên (bên phải tuyến đường hiện hữu), đảm bảo cao độ thiết kế nền đường cao
hơn mực nước dềnh theo tần suất tính toán 4% ít nhất là 0,5m. Đường tránh ngập Poom –
Pom Khuông có chiều dài 1.820,94m; điểm đầu nối tiếp với đường hiện hữu tại điểm có

tọa độ X=2270415,71; Y=460235,69 (gần mốc lòng hồ LH419); tuyến men theo lòng hồ
và đi đến điểm cuối nối tiếp với đường hiện hữu tại điểm có tọa độ X=2270191,81;
Y=461291,59 (nằm giữa mốc lòng hồ LH422 & LH423).
+ Đường Nà Ón – Tà Cóm đoạn qua Suối Lìn: đoạn tuyến bị ngập từ điểm gần
mốc lòng hồ LH473 đến điểm gần mốc lòng hồ LH475, chiều dài đoạn bị ngập khoảng
0,5km. Phương án tuyến đường tránh ngập tại đoạn này là điều chỉnh tuyến đi lên trên
cao, đảm bảo cao độ thiết kế nền đường cao hơn mực nước dềnh theo tần suất tính toán
4% ít nhất là 0,5m. Đường tránh ngập Nà Ón – Tà Cóm đoạn qua Suối Lìn có chiều dài
915,17m; điểm đầu nối tiếp với đường hiện hữu tại điểm có tọa độ X=2271395,25;
Y=475462,80 (gần mốc lòng hồ LH473); tuyến men theo lòng hồ cắt qua suối Lìn và tiếp
tục men theo lòng hồ để đi đến điểm cuối nối tiếp với đường hiện hữu tại điểm có tọa độ
X=2271368,51; Y=475671,30 (gần mốc lòng hồ LH475).
+ Đường Nà Ón – Tà Cóm đoạn qua Suối Lý: đoạn tuyến bị ngập từ điểm gần
mốc lòng hồ LH481A đến điểm gần mốc lòng hồ LH495, chiều dài đoạn bị ngập khoảng
1,1km. Phương án tuyến đường tránh ngập tại đoạn này là điều chỉnh tuyến đi lên trên
cao, đảm bảo cao độ thiết kế nền đường cao hơn mực nước dềnh theo tần suất tính toán
Kế hoạch quản lý Môi trường

5


Đương tránh ngập lòng hồ thủy điện Trung Sơn

DAĐT

4% ít nhất là 0,5m. Đường tránh ngập Nà Ón – Tà Cóm đoạn qua Suối Lý có chiều dài
5.627,10m; điểm đầu nối tiếp với đường hiện hữu tại điểm có tọa độ X=2271835,48;
Y=477881,68 (gần mốc lòng hồ LH481A); tuyến men theo lòng hồ cắt qua suối Lý và
tiếp tục men theo lòng hồ để đi đến điểm cuối nối tiếp với đường hiện hữu tại điểm có tọa
độ X=2272075,67; Y=478303,36 (gần mốc lòng hồ LH495).

- Tổng chiều dài các đoạn đường tránh ngập là: 1.820,94m + 915,17m +
5.627,10m = 8.363,21m.

Kế hoạch quản lý Môi trường

6


DAĐT

Hình 1: Vị trí tuyến đường tránh ngập đoạn Poom – Pom Khuông
qua xã Tam Chung

Đương tránh ngập lòng hồ thủy điện Trung Sơn

Kế hoạch quản lý Môi trường

7


DAĐT

Hình 2: Vị trí tuyến đường tránh ngập đoạn Nà Ón – Tà Cóm
qua xã Trung Lý

Đương tránh ngập lòng hồ thủy điện Trung Sơn

Kế hoạch quản lý Môi trường

8



Đương tránh ngập lòng hồ thủy điện Trung Sơn

DAĐT

1.2.2. Quy mô tiểu dự án
Bảng 1.1: Tóm tắt quy mô và vị trí công trình Đường tránh ngập - Thủy điện Trung
Sơn
1. Tổng chiều dài

8363,21 m

- Đoạn Poom – Pom Khuông

1820,94 m

- Đoạn Nà Ón – Tà Cóm đoạn qua suối
Lìn

915,17 m

- Đoạn Nà Ón – Tà Cóm đoạn qua suối


5627,10 m

2. Tên các xã tuyến đường đi ngang qua

2 xã: Tam Chung, Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh

Thanh Hóa

3. Tổng diện tích chiếm đất lâu dài:

146.988 m2

- Đoạn Poom – Pom Khuông

33.691 m2

- Đoạn Nà Ón – Tà Cóm đoạn qua suối
Lìn

16.470 m2

- Đoạn Nà Ón – Tà Cóm đoạn qua suối


96.827 m2

4. Có đoạn đường nào nằm cách khu bảo
tồn thiên nhiên hoặc vườn quốc gia
3km…?

Không

5. Có đoạn đường nào cách các điểm di
tích lịch sử, chùa, đền hoặc công trình
văn hoá khác 300m?


Không

Có, tiểu dự án đi qua khu rừng ma (đoạn Na On –
Ta Com qua suối Lý)
6. Có bất kỳ có đoạn đường nào nằm cách
trung tâm xã trong vòng 300m (trường,
chợ, trung tâm xã, nghĩa địa v.v..) hoặc
cách cụm dân cư trong vòng 2km?

Qua quá trình so sánh các phương án tuyến khác
nhau thì phương án tuyến chọn là phương án tối ưu,
tuyến đường tránh ngập đi qua khu rừng ma là
không thể tránh khỏi và được sự đồng ý của chính
quyền địa phương.

a) Cấp đường

+ Đường tránh ngập Poom – Pom Khuông được thiết kế với quy mô là đường
GTNT loại A theo tiêu chuẩn 22TCN 210-92.
+ Đường tránh ngập Nà Ón – Tà Cóm được thiết kế với quy mô là đường GTNT
loại B theo 22TCN 210-92 có châm chước độ dốc do địa hình rất phức tạp.
b) Mặt cắt ngang
Kế hoạch quản lý Môi trường

9


Đương tránh ngập lòng hồ thủy điện Trung Sơn

DAĐT


Căn cứ vào chức năng phục vụ của tuyến đường và quy mô cấp đường, kết quả
thiết kế mặt cắt ngang như sau:
Bảng 1.2: Mặt cắt ngang các đoạn đường tránh ngập
Đường Poom – Pom Đường Nà Ón –
Stt
Quy mô cắt ngang
K.hiệu Đ.vị
Khuông
Tà Cóm
1 Bề rộng nền đường
Bn
m
3,5+0,75+0,75 = 5,0 3,0+0,5+0,5 = 4,0
2 Bề rộng phần xe chạy
Bm
m
1x3,5 = 3,5
1x3,0 = 3,0
3 Bề rộng lề đất
Blề
m
2x0,75=1,5
2x0,5=1,0
Độ dốc ngang mặt
4 đường
im
%
3,0
4,0

Độ dốc ngang lề
5 đường
ilề
%
4,0
4,0
c) Công trình thoát nước

- Rãnh dọc đường
+ Đường tránh ngập Poom – Pom Khuông: có khoảng 153m rãnh dọc gia cố, còn lại
là rãnh đất không gia cố.
+ Đường tránh ngập Nà Ón – Tà Cóm đoạn qua suối Lìn: có khoảng 74 m rãnh dọc
gia cố, còn lại là rãnh đất không gia cố.
+ Đường tránh ngập Nà Ón – Tà Cóm đoạn qua suối Lý: có khoảng 816 m rãnh dọc
gia cố, còn lại là rãnh đất không gia cố.
- Cống thoát nước
+ Đường tránh ngập Poom – Pom Khuông có 9 cống thoát nước các loại..
+ Đường tránh ngập Nà Ón – Tà Cóm đoạn qua Suối Lìn có 6 cống thoát nước các
loại.
+ Đường tránh ngập Nà Ón – Tà Cóm đoạn qua Suối Lý có 33 cống thoát nước các
loại.
d) Tường chắn

+ Đường tránh ngập Poom – Pom Khuông: có khoảng 20m tường chắn taluy dương
cao từ 5 ÷ 6m và 313m tường chắn taluy âm cao từ 2 ÷ 5m.
+ Đường tránh ngập Nà Ón – Tà Cóm đoạn qua suối Lìn: có khoảng 70m tường
chắn taluy âm cao từ 2 ÷ 4m.
+ Đường tránh ngập Nà Ón – Tà Cóm đoạn qua suối Lý: có khoảng 387m tường
chắn taluy âm cao từ 2 ÷ 4m.
e) An toàn giao thông


Hệ thống cọc tiêu, biển báo có tác dụng hướng dẫn giao thông và đảm bảo an toàn
giao thông. Hình dáng, quy cách, kích thước, màu sắc và vị trí của hệ thống an toàn giao
thông được thiết kế theo “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN
41:2012/BGTVT”.
1.2.3. Giải pháp tổ chức thi công
a) Cung cấp vật liệu
- Đất đắp nền đường: chủ yếu tận dụng từ đất đào nền đường, khối lượng tận dụng

đảm bảo cho công tác đắp.
- Vật liệu cát: được mua từ mỏ cát trên sông Mã trên địa bàn xã Tam Chung, huyện
Mường Lát.
Kế hoạch quản lý Môi trường

10


Đương tránh ngập lòng hồ thủy điện Trung Sơn

DAĐT

- Vật liệu đá: tận dụng từ đá đào nền đường và mua từ mỏ đá tại thị trấn Mường Lát.
- Vật liệu khác: ximăng, sắt, thép, nhựa đường và các vật liệu khác mua tại thị trấn
Mường Lát.
b) Giải pháp thi công

 Thi công nền đường:
- Sử dụng tổ hợp máy đào, máy ủi, kết hợp với ôtô để vận chuyển đất. Đào xúc đất
hữu cơ, bùn sét, đất đá thừa từ đào nền đường vận chuyển ra bãi thải đã được quy
hoạch. Lưu ý: Không cho phép thải đất đá xuống lòng sông, suối gây ách tắc dòng

chảy, ảnh hưởng đến môi trường.
- Đất đắp nền đường được tận dụng từ công tác đào nền đường và vận chuyển đến
vị trí đắp. Đất đắp được rải thành từng lớp dày 30 cm và đầm theo quy trình thi
công hiện hành.
 Thi công cống thoát nước
- Ống cống bê tông được đúc sẵn tại công trường. Thân cống hộp được đổ tại chỗ
bằng thủ công + máy trộn bê tông, sau khi đúc phải được bảo dưỡng theo quy định
hiện hành. Ống cống, thân cống phải đảm bảo cường độ thiết kế khi đưa vào lắp
đặt.
- Định vị tim, cao tọa độ tuyến cống từ bản vẽ ra thực địa.
- Đào móng cống bằng cơ giới đến cao độ cách cao trình thiết kế từ 0,2 ÷ 0,5 m;
phần còn lại đào bằng thủ công để tránh hiện tượng phá vỡ kết cấu nền nguyên
dạng.
- Thi công lớp dăm đệm và móng cống.
- Lắp đặt ống cống: dùng thủ công (định vị ống cống) + máy cần cẩu (nâng hạ
cống).
- Thi công cửa ra vào : thực hiện bằng thủ công.
- Đắp đất mang cống : biện pháp thủ công dùng đầm cóc đầm chặt từng lớp dày từ
20 ÷ 25 cm đạt độ chặt K ≥ 0,95; sau khi kiểm tra hệ số đầm chặt đạt yêu cầu mới
tiếp tục đầm lớp tiếp theo.
 Thi công mặt đường
- Thi công lớp móng và lớp mặt đá dăm tiêu chuẩn trước, sau đó mới tiến hành thi
công lớp láng nhựa.
- Công nghệ và kỹ thuật thi công từng lớp theo quy trình và tiêu chuẩn hiện hành:
+ Thi công lớp móng và lớp mặt đá dăm tiêu chuẩn phải tuân thủ theo đúng Quy
trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu mặt đường đá dăm nước 22TCN 06-77.
+ Thi công lớp mặt đường láng nhựa theo tiêu chuẩn Mặt đường láng nhựa nóng –
Thi công và nghiệm thu TCVN 8863:2011.
 Công tác hoàn thiện


Kế hoạch quản lý Môi trường

11


Đương tránh ngập lòng hồ thủy điện Trung Sơn

DAĐT

Công tác hoàn thiện được tiến hành sau khi thi công mặt đường bao gồm các công
tác như:
+ Lắp đặt hệ thống an toàn giao thông: cọc tiêu, biển báo.
+ Dọn dẹp mặt đường, chỉnh sửa taluy, trồng cỏ bảo vệ mái dốc, …
1.2.4. Tiến độ
Dự kiến một số mốc thời gian cụ thể để xây dựng Hạng mục Đường tránh ngập
như sau:
- Khảo sát, lập TKBVTC
: 12/2013  01/2014.
- Trình duyệt TKBVTC
: 02/2014.
- Xin cấp đất, đền bù, GPMB
: 02/2014  05/2014.
- Lập HSMT, đấu thầu
: 02/2014  05/2014.
- Xây lắp
: 06/2014  09/2016.
1.2.5. Tổng mức đầu tư
Tổng mức đầu tư cho công trình “Đường tránh ngập lòng hồ thủy điện Trung Sơn”
có giá trị là: 70.673.192.000,0 đồng.
1.2.6. Một số hình ảnh mô tả hiện trạng khu vực xây dựng

Đoạn đường tránh ngập Poom – Pom Khuông

Khu vực trồng xoan của người dân địa phương

Khu vực trồng xoan của người dân

Khu vực trồng sắn của người dân địa phương

Khu vực trồng sắn của người dân địa phương

Kế hoạch quản lý Môi trường

12


Đương tránh ngập lòng hồ thủy điện Trung Sơn

Khu vực trồng sắn sắp thu hoạch của người dân
địa phương (cách đường hiện có 50 m)

DAĐT

Khu vực băng qua suối

Đoạn đường tránh ngập Nà Ón – Tà Cóm

Khu vực trồng luồng của người dân địa phương

Khu vực đất trồng hoa màu và luồng của người
dân địa phương


Khu vực cắt qua suối cạn

Khu vực cắt qua cây bụi

Kế hoạch quản lý Môi trường

13


Đương tránh ngập lòng hồ thủy điện Trung Sơn

DAĐT

Khu vực trồng luồng của người dân địa phương

Kế hoạch quản lý Môi trường

14


Đương tránh ngập lòng hồ thủy điện Trung Sơn

DAĐT

1.3. Mục tiêu và phạm vi của EMP
 Mục tiêu chính của EMP:
- Đánh giá các tác động đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội của tiểu dự án trong
suốt thời gian chuẩn bị xây dựng, xây dựng và vận hành.
- Đề ra các biện pháp giảm thiểu để giảm nhẹ các tác động tiêu cực.

- Xây dựng chương trình giám sát môi trường nhằm theo dõi và đánh giá hiệu quả của
các biện pháp giảm thiểu.
- Dự toán chi phí để thực hiện toàn bộ kế hoạch quản lý môi trường.
EMP của tiểu dự án cũng tuân thủ theo khung quản lý môi trường của dự án thủy điện
Trung Sơn.
 Phạm vị của EMP:
EMP này xác định các tác động và đề ra các biện pháp giảm thiểu được thực hiện
trong suốt quá trình chuẩn bị xây dưng, xây dựng và vận hành tiểu dự án Đường tránh
ngập lòng hồ thủy điện Trung Sơn, gồm các hạng mục xây dựng sau:
- Bồi thường, giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng tiểu dự án.
- Đào đắp đất, đá san gạt tạo nền đường.
- Xây dựng các công trình trên đường như: cống qua đường, tường gia cố các đoạn có
nguy cơ sạt lở, ránh thoát nước...
- Thi công mặt đường: đổ đá dăm và láng nhựa mặt đường.
- Lắp đặt các cọc tiêu, biển báo hướng dẫn giao thông và đảm bảo an toàn giao thông.

2. CƠ SỞ PHÁP LÝ
2.1. Các quy định Chính phủ Việt Nam
Những luật và quy định của Việt Nam dưới đây được áp dụng cho Tiểu dự án:
 Luật Bảo vệ môi trường 52/2005/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11
năm 2005.
 Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10.
 Nghị định số 29/2011/NÐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 quy định về đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 quy định chi tiết một số
điều của Nghị định số 29/2011/ND-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 quy định về đánh
giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi
trường.
 Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 về quản lý chất thải độc
hại.

Kế hoạch quản lý Môi trường

15


Đương tránh ngập lòng hồ thủy điện Trung Sơn

DAĐT

 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: QCVN01: 2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng nước uống; QCVN02: 2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước sinh hoạt; QCVN08: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng nước mặt; QCVN09: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước ngầm; QCVN05: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh; QCVN06: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số
chất độc hại trong không khí xung quanh.
2.2. Chính sách an toàn của WB
Công tác sàng lọc môi trường theo các tiêu chí được mô tả trong Khung Quản lý
Môi trường của dự án DEP đã được tiến hành và cho thấy Tiểu dự án phải áp dụng Chính
sách Đánh giá môi trường (OP 4.01), Dân tộc bản địa (OP/BP 4.10), Chính sách Tái định
cư không tự nguyện (OP 4.12). Tiểu dự án cũng phải tuân thủ yêu cầu của WB về Tham
vấn cộng đồng và chính sách công bố thông tin. Các vấn đề liên quan đến dân tộc thiểu
số và tái định cư sẽ được đề cập trong Kế hoạch tái định cư và phát triển dân tộc thiểu số
(REMDP).

3. SÀNG LỌC MÔI TRƯỜNG
3.1. Sàng lọc xác định tính hợp lệ về vị trí tiểu dự án
Tên tiểu dự án:

Đường tránh ngập - Thuỷ điện Trung Sơn


Tỉnh: Thanh Hóa
Huyện: Mường Lát
Xã: Tam Chung, Trung Lý
Bảng 3.1. Sàng lọc tính hợp lệ về vị trí tiểu dự án
Câu hỏi sàng lọc

Giai đoạn xây dựng


Không

Giai đoạn vận hành


Không

1. Vị trí tiểu dự án:
Vị trí dự án có gần hoặc nằm trong một trong
những khu vực nhạy cảm về môi trường sau
đây?

1



Di sản văn hóa

X


X



Các khu vực bảo tồn

X

X



Đất ngập nước

X

X



Rừng trồng luồng, xoan



Cửa sông

X

X




Vùng đệm của khu vực bảo tồn

X

X

X1

X

Rừng trồng luồng, xoan để khai thác thương mại

Kế hoạch quản lý Môi trường

16


Đương tránh ngập lòng hồ thủy điện Trung Sơn

Câu hỏi sàng lọc

DAĐT

Giai đoạn xây dựng





Sông và hồ chứa



Kênh và hệ thống thủy lợi



Đất nông nghiệp

Không

X

Giai đoạn vận hành


Không
X

X
X

X
X

2. Tác động môi trường tiềm tàng
Có phải tiểu dự án sẽ gây ra:
Xâm lấn các khu vực lịch sử/văn hóa


X

X

Xâm hại hệ sinh thái (ví dụ: khu vực nhạy cảm
hoặc bảo tồn, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên
nhiên, v.v)

X

X

Làm thay đổi cảnh quan

X

X

Gia tăng chất thải

X

X

Chặt bỏ thảm thực vật hoặc cây cối để dọn dẹp
mặt bằng dọc theo tuyến đường tránh ngập?

X

X


Thay đổi chất lượng nước mặt hoặc dòng chảy
Tăng độ đục của nước do dòng chảy nước mặt
hoặc xói lở

X

X

X

X

Nước thải từ khu vực lán trại đổ thẳng vào các
nguồn nước mặt hay không?

X

X

Nước thải thi công có đổ thẳng vào các nguồn
nước mặt hay không?

X

X

Có làm tăng mức độ bụi hay không?

X


X

Có làm tăng tiếng ồn và/hoặc độ rung hay
không?

X

X

Thu hồi đất lâu dài

X

X

Thu hồi đất tạm thời

X

X

Có phải di dời các hộ gia đình hay không? Nếu
có, bao nhiêu hộ?

X

X

Khu tái định cư có phải là khu vực nhạy cảm về

môi trường và/hoặc văn hóa không?

X

X

Có rủi ro nào với việc phát tán bệnh tật từ công
nhân xây dựng cho dân cư địa phương (và
ngược lại) không?
Kế hoạch quản lý Môi trường

X

X

17


Đương tránh ngập lòng hồ thủy điện Trung Sơn

Câu hỏi sàng lọc

DAĐT

Giai đoạn xây dựng


Không

Giai đoạn vận hành



Không

Có xung đột tiềm tàng nào giữa công nhân xây
dựng và người dân địa phương không?

X

X

Có dùng chất nổ hoặc hóa chất độc hại trong
tiểu dự án không?

X

X

Trước đây đã có tai nạn nào xảy ra do mìn hoặc
vật liệu nổ từ chiến tranh sót lại?

X

X

Thi công tiểu dự án có gây xáo trộn cho giao
thông trong khu vực không?

X


X

Thi công tiểu dự án có gây hại cho hệ thống
đường hiện có không?

X

X

Đào đất trong khi thi công có gây xói mòn
không?

X

X

Tiểu dự án có cần mở đường công vụ mới
không?

X

X

Tiểu dự án có gây ra chia cắt môi trường sống
của hệ động, thực vật không?

X

X


Tiểu dự án có tác động đến chất lượng không
khí không?

X

X

Tiểu dự án có gây ra các rủi ro về tai nạn cho
công nhân và cộng đồng trong giai đoạn thi
công không?

X

X

Tiểu dự án có tạo ra các chất thải độc hại
không?
Tiểu dự án có gây ra rủi ro nào đối với an toàn
và sức khỏe con người không (tai nạn giao
thông, điện giật, tại nạn lao động v.v)?

X
X

X
X

Kết luận:
Trong quá trình vận hành, Đường tránh ngập lòng hộ thủy điện Trung Sơn hầu như
không gây ra tác động nào đối với môi trường, tác động chủ yếu xảy ra trong giai đoạn

xây dựng. Trong giai đoạn này, các tác động chủ yếu bao gồm: tăng hàm lượng bụi, ô
nhiễm không khí, chất thải sinh hoạt, thay đổi canh quan. Tuy vậy, phần lớn những tác
động này không đáng kể, trong giai đoạn ngắn, mang tính cục bộ và có thể giảm thiểu
được. Đối với tác động đến cảnh quan, Đường tránh ngập lòng hồ thủy điện Trung Sơn đi
dọc theo tuyến đường hiện có nhưng có cao trình cao hơn, trong khu vực tiểu dự án cũng
Kế hoạch quản lý Môi trường

18


Đương tránh ngập lòng hồ thủy điện Trung Sơn

DAĐT

không có cảnh quan đặc sắc cần phải bảo tồn, chủ yếu là cảnh quan cây nông nghiệp,
rừng trồng (luồng, xoan) rất phổ biến tại địa phương. Chính vì vậy, tiểu dự án được đánh
giá là dự án hạng B theo chính sách an toàn OP 4.01 của WB về đánh giá môi trường.

Kế hoạch quản lý Môi trường

19


Đương tránh ngập lòng hồ thủy điện Trung Sơn

DAĐT

3.2. Các tác động môi truờng
Bảng 3.2. Các tác động môi trường
STT

Tác động
Giai đoạn chuẩn bị xây dựng
1

Chiếm dụng đất, mất
cây cối, thảm thực vật
do giải phóng mặt
bằng

Mức độ

Thời gian

Trung bình

Dài hạn

Mô tả tác động
Diện tích đất chiếm dụng lâu dài xây dựng Tiểu dự án là: 146.988 m2.
+ Đất trồng cây hàng năm: 59.483 m2.
+ Đất rừng trồng sản xuất: 87.690 m2.

Ghi chú
Tác động
trung bình và
có thể giảm
thiểu được

+ Đất ở: 85 m2.
Tất cả đất trồng cây hàng năm, đất rừng trồng sản xuất, đất ở nêu trên

thuộc các hộ gia đình.
- Tổng số hộ bị ảnh hưởng là 48 hộ.
- Chặt bỏ cây cối trong phạm vị thu hồi đất, số lượng các loại cây phải chặt
hạ gồm:
+ Lúa nương: 4.583 m2
+ Hoa màu (mì): 256.718 m2
+ Xoan: 14.247 cây
+ Luồng: 355.234 cây
Không có rừng tự nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia bị ảnh
hưởng bởi tiểu dự án.
2

Mất vật kiến trúc,
công trình công cộng

Kế hoạch quản lý Môi trường

Nhỏ

Ngắn hạn

- Bể nước: 1 cái 7,5 m3

Tác động
nhỏ
20


Đương tránh ngập lòng hồ thủy điện Trung Sơn


STT

DAĐT

Tác động

Mức độ

Thời gian

Mô tả tác động

Ghi chú

3

Tác động đến công
trình văn hóa và lịch
sử

small

Ngắn hạn

Tiểu dự án đi qua khu vực rừng ma với 50 mộ đất phải di dời, việc này sẽ Công tác di
ảnh hưởng đến truyền thống văn hóa và tin ngưỡng của người dân địa dời mộ đất
phương.
sẽ được trình
bày chi tiết
trong mục 2

– bảng 4.1

4

Rủi ro về sức khỏe do
thuốc nổ, hóa chất

Nhỏ

Ngắn hạn

Khu vực Tiểu dự án là khu vực đã được kiểm tra, rà phá bom mìn sau chiến Tác động
tranh và được sử dụng cho nhân dân trong mục đích sản xuất nông nghiệp. nhỏ

Giai đoạn xây dựng
5

Nước thải sinh hoạt
của công nhân xây
dựng

Nhỏ

Ngắn hạn

Theo tiến độ xây dựng dự kiến, lượng công nhân nhiều nhất trên công
trường tại thời kỳ cao điểm khoảng 30 người, lượng nước thải phát sinh
hoạt được ước tính khoảng 80lít/người/ngày x 30 người = 2,4 m3/ngày. Với
lượng nước thải này, nếu không có biện pháp thu gom nước thải sinh hoạt
và thải trực tiếp vào các nguồn nước mặt sẽ làm ô nhiễm nguồn nước mặt

khu vực xây dựng tiểu dự án.

6

Chất thải rắn sinh
hoạt từ công nhân
xây dựng

Nhỏ

Ngắn hạn

Năm 2008, Bộ Xây dựng tính lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên đầu Tác
động
người ở Việt Nam là 1,45 kg/người/ngày và ở nông thôn là 0,4 nhỏ, có thể
kg/người/ngày. Do đó, trong báo cáo này ước tính mỗi người mỗi ngày thải giảm thiểu
ra khoảng 0,5 kg chất thải rắn sinh hoạt gồm: quần áo cũ, giày dép hỏng,
chai, vỏ hộp, đồ ăn thừa,… Như vậy, tại thời kỳ cao điểm lượng chất thải
công nhân thải ra sẽ khoảng 15 kg. Nếu các chất thải rắn này không được
thu gom xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường khu vực xung quanh.

7

Ô nhiễm nước mặt

Nhỏ

Ngắn hạn

Hoạt động đào, đắp phục vụ san gạt mặt bằng tạo nền đường làm cho đất Tác


Kế hoạch quản lý Môi trường

Tác động
nhỏ và có
thể giảm
thiểu

động
21


Đương tránh ngập lòng hồ thủy điện Trung Sơn

STT

8

Tác động

Tiếng ồn và độ rung

DAĐT

Mức độ

Thời gian

Mô tả tác động
đá bở rời dễ bị xói mòn, rửa trôi vào hệ thống nước mặt trong khu vực.


Nhỏ

Ngắn hạn

- Tiếng ồn và độ rung gây ra do: các thiết bị, máy đào, máy ủi, mấy đầm,
phương tiện vận chuyển vật tư, … Tuy nhiên, khu vực xây dựng dự án cách
xa khu tập chung dân cư (khu dân cư gần nhất cách 300m), lượng máy móc
sử dụng cho mỗi đoạn đường tránh ngập ít.

Ghi chú
nhỏ, có thể
giảm thiểu
Tác động
nhỏ, có thể
giảm thiểu
được

- Vật liệu xây dựng (cát, đá, xi măng) sử dụng để thi công chủ yếu lấy từ
thị trấn Mường Lát và khối lượng không lớn.
Chính vì các lý do nêu trên mà tác động về tiếng ồn và độ rung do Tiểu dự
án gây ra được đánh giá là tác động ở mức nhỏ, xảy ra trong một thời gian
ngắn và có thể giảm thiểu được.
9

Chất thải nguy hại

10

Xói mòn đất


Trung bình

Ngắn hạn

Các chất thải nguy hại trong quá trình sửa chữa bảo dưỡng phương tiện, có thể giảm
máy móc, thiết bị thi công bao gồm: dầu mở thải, bình ắc quy, nhựa đường thiểu
nếu không được thu gom xử lý sẽ làm ô nhiễm môi trường khu vực. Tuy
nhiên, tiêu dự án có khối lượng xây dựng nhỏ, số lượng phương tiện, thiết
bị sử dụng để thi công ít nên tác động được đánh giá ở mức nhỏ.

Cao

Ngắn hạn

- Địa hình khu vực dự kiến xây dựng tiểu dự án dốc. Tuy nhiên, lớp phủ
thực vật bề mặt chủ yếu là rừng trồng sản xuất (luồng, xoan) phát triển rất
tốt, lớp thực vật che phủ tốt nên nguy cơ xói mòn đã được giảm thiểu.
- Công tác đào, đắp đất, san gạt mặt bằng được ưu tiên bố trí làm vào mùa khô.

có thể giảm
thiểu

- Về xói mòn đất, tác động của tiểu dự án được đánh giá ở mức nhỏ và có
thể giảm thiểu khi áp dụng các biện pháp phòng chống.
Kế hoạch quản lý Môi trường

22



Đương tránh ngập lòng hồ thủy điện Trung Sơn

STT
11

Tác động
Ô nhiễm không khí

DAĐT

Mức độ

Thời gian

Mô tả tác động

Ghi chú

Nhỏ

Ngắn hạn

Bụi sinh ra do đào, đất, san gạt nền đường, vận chuyển vật liệu xây dựng
đặc biệt là trong mùa khô. Đối tượng bị ảnh hưởng là những người dân
sống dọc theo tuyến đường vận chuyển vận liệu và khu vực xây dựng.

Tác động
nhỏ, có thể
giảm thiểu


12

Tác động đến sinh
thái

Nhỏ

Ngắn hạn

13

Ảnh hưởng đến giao
thông

Nhỏ

Ngắn hạn

Tiểu dự án xây dựng nằm tương đối xa khu dân cư nên ô nhiễm không khí
(bụi, khí thải từ các loại máy móc thi công) không gây ảnh hưởng nhiều
đến con người sống trong khu vực Tiểu dự án. Điểm dân cư gần tiểu dự án
nhất cách 300 m. Dọc theo tuyến đường vận chuyển vật liệu từ thị trấn
Mường Lát vào công trường dân số thưa thớt.
- Khu vực dự kiến làm đường tránh ngập nằm trong khu vực có các hoạt
động tương đối tích mạnh của con người.
- Các loại cây cối phải bặt bỏ để san ủi mặt bằng gồm: lúa, sắn, luồng, xoan
là các loại cây trồng rất phổ thông tại địa phương, không có giá trị đa dạng
sinh học.
- Các loài động vật được phát hiện thấy trong quá trình khảo sát có thể kể
đến gồm: rắn, ếch, nhái. Trong giai đoạn thi công sẽ gây tiếng động sua đổi

các loài này, ngăn chặn đường di chuyển cũng như khu vực kiếm ăn của
các loại động vật trên.
- Trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, vận chuyển đất đá thừa đi
đổ thải với tải trọng lớn sẽ làm xuống cấp đường trong khu vực thi công.
- Trong quá trình thi công sẽ làm tăng lưu lượng phương tiện đi lại trong
khu vực công trường gây ảnh hưởng đến giao thông trong vùng trong
khoảng thời gian gắn. Tuy nhiên, trong khu vực tiểu dự án không có dự án
nào khác đang thực hiện, tuyến đường dự kiến vận chuyển nguyên vật liệu
ít phương tiện đi lại chủ yếu phục vụ các bản thuộc 2 xã Tam Chung và

Kế hoạch quản lý Môi trường

Tác động
nhỏ và có
thể giảm
thiểu

Trung bình,
có thể giảm
thiểu được

23


Đương tránh ngập lòng hồ thủy điện Trung Sơn

STT

DAĐT


Tác động

Mức độ

Thời gian

Mô tả tác động
Trung Lý, huyện Mường Lát nên ảnh hưởng đến giao thông của tiểu dự án
được đánh giá ở mức nhỏ.

14

Sản sinh các chất thải
rắn do công tác đào
đắp đất đường

Trung bình

Ngắn hạn

Để xây dựng đường, buộc nhà thầu thi công phải đào, đắp đất đá tạo nền
đường. Trong quá trình đào đắp đất đá sẽ phát sinh đất đá thải dư thừa, do
đó cần phải có biện pháp thu gom, đầm nén để giảm xói mòn.

Trung bình,
có thể giảm
thiểu

15


Xung đột giữa công
nhân xây dựng và dân
địa phương

Nhỏ

Ngắn hạn

Việc tập trung công nhân từ nơi khác đến xây dựng tiểu dự án dẫn đến
nguy cơ phát sinh các vấn đề như: xung đột văn hóa giữa công nhân xây
dựng và người dân địa phương, lây nhiễm dịch bệnh (HIV/AIDS, cúm ,…),
các tệ nạn xã hội (cờ bạc, mại dâm, ma túy,..), an ninh trật tự. Tuy nhiên,
thời gian công nhân sống tập trung tại địa phương ngắn (12 tháng) nên tác
động này là nhỏ.

Tác động
nhỏ, có thể
giảm thiểu

16

Tác động đến sức
khỏe và an toàn

Nhỏ

Ngắn hạn

Tai nạn có thể xảy ra trong quá trình xây dựng nếu các biện pháp an toàn
không được tuân thủ theo quy định.


Tác động
nhỏ, có thể
giảm thiểu

Tai nạn có thể xảy ra đối với công nhân hoặc đối với nhân dân địa phương
khu vực Tiểu dự án
17

Gây gập úng thượng
lưu các suối có tuyến
đường cắt qua

17

Trong quá trình thi

Kế hoạch quản lý Môi trường

Nhỏ

Dài hạn

Trong quá trình thi công, nếu không xây dựng các cống thoát nước, hoặc
các cống thoát nước không đủ thoát hết nước sẽ gây ngập úng hoa màu cây
cối ở thượng lưu hoặc phá hỏng đoạn đường qua suối. Tuy nhiên, các suối
mà tuyến đường cắt qua chỉ có 2 suối lớn là suối Lý và suối Lìn, còn lại các
khe cạn. Trong quá trình thiết kế, tư vấn thiết kế đã bố trí các cống thoát
nước tại các vị trí cắt qua suối và tính toán kính thước cống đảm bảo đủ
thoát hết nước khi lũ về nên tác động này được đánh giá ở mức nhỏ.


Ghi chú

Tác động
nhỏ, có thể
giảm thiểu

24


×