Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Hợp đồng giám sát xây dựng từ thực tiễn thành phố ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LÊ THỊ THÙY CHINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
LUẬT KINH TẾ

HỢP ĐỒNG GIÁM SÁT XÂY DỰNG
D
TỪ
Ừ THỰC
ỰC TI
TIỄN
THÀNH PHỐ
PH NINH BÌNH

LÊ THỊ THÙY CHINH
2015 - 2017

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
HỢP ĐỒNG GIÁM SÁT XÂY D
DỰNG TỪ
Ừ THỰC


ỰC TI
TIỄN
THÀNH PHỐ
PH NINH BÌNH
LÊ THỊ THÙY CHINH

CHUYÊN NGÀNH: LU
LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ:
S 60.38.01.07

NGƯỜI HƯỚNG
ỚNG DẪN
DẪ KHOA HỌC PGS. TS: NGUYỄN
Ễ ĐỨ
ĐỨC MINH

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn
và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất
trong phạm vi hiểu biết của tôi.
Tác giả

Lê Thị Thùy Chinh


LỜI CẢM ƠN

Tôi chân thành xin được cảm ơn các Thầy, các Cô của Viện Đại học Mở Hà
Nội đã trang bị kiến thức, tạo môi trường thuận lợi nhất và giúp tôi trong suốt quá
trình học tập và thực hiện luận văn này.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành
PGS.TS.Nguyễn Đức Minh, Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật đã hướng dẫn
tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn này với sự tận tình, tận
tâm và hết sức trách nhiệm.
Cảm ơn gia đình đã chia sẻ, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình công
tác, học tập; nếu không có điều đó, chắc chắn tôi không thể hoàn thành luận văn
này.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. ..
LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 5
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .......................................... 5
6. Bố cục của luận văn ....................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG GIÁM SÁT XÂY
DỰNG .................................................................................................................... 7
1.1. Tổng quan về hợp đồng giám sát xây dựng ............. Error! Bookmark not
defined.
1.1.1. Khái niệm hợp đồng xây dựng .......................Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Khái niệm hợp đồng giám sát xây dựng ....................................................... 10
1.2. Đặc điểm của hợp đồng giám sát xây dựng ............................................. 11

1.3. Nội dung và hồ sơ của hợp đồng giám sát xây dựng ............................... 14
1.4. Phân loại hợp đồng giám sát xây dựng .................................................... 18
1.5. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng giám sát xây dựng .......................... 19
1.6. Sửa đổi hợp đồng giám sát xây dựng……………………………………20
1.7. Bảo đảm thực hiện và bảo đảm thanh toán hợp đồng giám sát xây
dựng………………………………………………………………………………..21


1.8. Tạm dừng chấm dứt, phạt do vi phạm hợp đồng giám sát xây dựng
……………………………………………………………………………………22
1.9 Khiếu nại và giải quyết tranh chấp hợp đồng giám sát xây dựng………25
Kết luận Chương 1 .......................................................................................... 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG GIÁM SÁT XÂY
DỰNG QUA THỰC TIỄN THỰC HIỆN Ở THÀNH PHỐ NINH BÌNH ........ 28
2.1. Thực trạng quy định về hợp đồng giám sát xây dựng ............................ 28
2.1.1. Cơ sở pháp lý của hợp đồng giám sát xây dựng ........................................... 28
2.1.2. Đánh giá thực trạng pháp luật về hợp đồng giám sát xây dựng ..................... 30
2.2. Thực hiện pháp luật về hợp đồng giám sát xây dựng từ thực tiễn Thành
phố Ninh Bình ...................................................................................................... 41
2.2.1. Các yếu tố địa phương ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật hợp đồng
giám sát xây dựng.................................................................................................. 41
2.2.2. Thực tiễn việc thực hiện pháp luật hợp đồng giám sát xây dựng tại thành phố
Ninh Bình .............................................................................................................. 42
2.3. Đánh giá, nhận xét việc thực hiện pháp luật về hợp đồng giám sát xây
dựng tại thành phố Ninh Bình ............................................................................ 50
2.3.1. Ưu điểm và kết quả đạt được ....................................................................... 50
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân .............................................................................. 52
Kết luận Chương 2 .......................................................................................... 63
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT HỢP ĐỒNG GIÁM SÁT XÂY DỰNG QUA THỰC TIỄN TỪ THÀNH

PHỐ NINH BÌNH ................................................................................................ 64
3.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng giám sát xây dựng ......... 64


3.2. Kiến nghị giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật về hợp đồng giám sát
xây dựng............................................................................................................... 65
3.3. Giải pháp thực hiện pháp luật về hợp đồng giám sát xây dựng qua thực
tiễn thành phố Ninh Bình .................................................................................... 69
3.3.1. Giải pháp tuân thủ pháp quyền trong thực hiện pháp luật hợp đồng giám sát
xây dựng................................................................................................................ 69
3.3.2. Giải pháp áp dụng Hợp đồng mẫu FIDIC 1999 ............................................ 74
3.3.3. Giải pháp nâng cao ý thức của chủ đầu tư về giám sát xây dựng công trình . 76
3.3.4. Giải pháp nâng cao ý thức của tư vấn giám sát............................................. 81
3.3.5. Giải pháp nhằm tăng cường quản lý của cơ quan quản lý Nhà Nước……….91

Kết luận Chương 3 ........................................................................................ 842
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 93


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 3.1: Các nhân tố để giảm rủi ro ................................................................ 61


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự hình thành nền kinh tế thị trường ở nước ta trong những năm đầu của thế kỷ này
được diễn ra trong bối cảnh sự phát triển theo chiều rộng và chiều sâu của các quan hệ
kinh tế với tốc độ nhanh chóng chưa từng có, từng bước khẳng định vị trí không thể thiếu
được của thị trường thế giới. Trong quá trình phát triển của nền kinh tế ở Việt Nam thì các
công trình xây dựng thể hiện bề nổi của nền kinh tế xã hội, nó phản ánh sự phát triển của

nền kinh tế xã hội của một quốc gia, của một địa phương. Nền kinh tế xã hội càng phát
triển thì tốc độ và quy mô đầu tư xây dựng càng lớn. Nước ta thực hiện đổi mới từ nền
kinh tế quan liêu bao cấp trì trệ sang phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng
Xã hội chủ nghĩa từ những năm cuối của thập kỷ 80 đến thế kỷ 20 đã đạt được những
thành tựu rất to lớn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đời sống vật chất tinh thần của nhân
dân không ngừng được cải thiện nâng cao. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đang và
đã và sẽ được đầu tư hiện đại đồng bộ. Số dự án và quy mô các công trình càng lớn. Tính
hiện đại tính phức tạp của các công trình ngày càng cao.
Như chúng ta đã biết công trình xây dựng là sản phẩm mang tính cộng đồng rất
cao. Nó là sự đóng góp công sức, trí tuệ của nhiều tổ chức, cá nhân từ chủ đầu tư, tư vấn
lập dự án, tư vấn khảo sát, tư vấn thiết kế, nhà thầu xây dựng, tư vấn giám sát, tư vấn quản
lý dự án, tư vấn kiểm định chất lượng công trình xây dựng…và còn chịu sự giám sát của
cộng đồng.
Sản phẩm xây dựng được điều chỉnh bởi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật rất
lớn như: Luật Xây dựng; Luật đầu tư công (đối với các dự án đầu tư công); Luật đầu tư;
Luật quy hoạch; Luật đấu thầu; …và các Nghị định của Chính Phủ ;các thông tư hướng
dẫn thi hành của các bộ Xây dựng; Bộ KHĐT; Bộ Tài Chính;...các bộ có quản lý xây
dựng chuyên ngành…Các quy chuẩn kỹ thuật, Tiêu chuẩn kỹ thuật và nhiều văn bản quy
phạm pháp luật khác như chị thị; Nghị Quyết…
Nói như vậy để chúng ta thấy được tính chất phức tạp tính đa dạng trong một sản
phẩm xây dựng.

1


Trong những năm vừa qua Quốc hội; Chính phủ; các Bộ đã có rất nhiều cố gắng để
xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật nói chung và các văn bản quy
phạm pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng nói riêng. Các văn bản quy phạm pháp luật về
đầu tư xây dựng đến nay cơ bản tương đối đầy đủ, đồng bộ. Tuy nhiên vẫn bộc lộ một số
bất cập như: Có một vài văn bản thiếu tính thống nhất, chồng chéo, chưa cụ thể và chưa

đủ các chế tài đề xử lý gây không ít khó khăn cho công tác quản lý và thực hiện đầu tư xây
dựng.
Trên thực tế các hoạt động xây dựng diễn ra kể từ khi các khâu từ chủ trương đầu
tư được duyệt (trừ một số dự án lớn chủ đầu tư chưa đủ năng lực thực hiện thuê tư vấn lập
báo cáo nghiên cứu tiền khả thi); báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư. Các hoạt động xây
dựng được thực hiện trên cơ sở các hợp đồng xây dựng giữa một bên là chủ đầu tư và một
bên là các nhà thầu (được lựa chọn qua các hình thức: Đấu thầu; chỉ định thầu; chào thầu
cạnh tranh) là khách thể của hợp đồng. Những tranh chấp phát sinh trong hoạt động xây
dựng xảy ra rất đa dạng giữa chủ đầu tư (chủ thể hợp đồng) và các nhà thầu (khách thể
hợp đồng) giữa các nhà thầu với nhau chủ yếu có 2 nhóm chính:
- Tranh chấp về chất lượng công trình.
- Tranh chấp về quyền lợi và trách nhiệm của các bên.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong thời gian qua, một số khía cạnh khác nhau của pháp luật về hợp đồng xây
dựng, trong đó có hợp đồng giám sát xây dựng đã được khá nhiều người quan tâm, nghiên
cứu.Qua tổng quan tình hình nghiên cứu hợp đồng giám sát xây dựng, chúng tôi nhận thấy
chủ đề này được nghiên cứu lồng ghép trong nghiên cứu về đấu thầu trong lĩnh vực xây
dựng. Ở cấp độ luận văn thạc sĩ, hợp đồng giám sát xây dựng được nghiên cứu lồng ghép
trong nghiên cứu của một số tác giả như Nguyễn Thị Thu Hằng, Đấu thầu xây lắp trong
lĩnh vực xây dựng theo pháp luật Việt Nam hiện nay, luận văn thạc sĩ đã bảo vệ ở Viện
Nhà nước và pháp luật năm 2008; Trần Thắng Lợi, Đấu thầu trong các hoạt động xây
dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và ODA theo pháp luật Việt Nam hiện hành,
Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2003; Nguyễn Thị Như Trang, Pháp luật về đấu thầu
mua sắm công những vấn đề lý luận và thực tiễn, Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2011;
2


Cho đến nay các nghiên cứu hiện có về hợp đồng xây dựng, trong đó có hợp đồng
giám sát xây dựng công trình dựa trên Luật Xây dựng năm 2003; Luật Đấu thầu năm 2005
và Luật số 38/2009/QH12 năm 2009 của Quốc Hội sửa đổi, bổ sung một số điều của các

luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản. Sau khi Quốc hội ban hành Luật Đấu thầu năm
2013, Luật Đầu tư công năm 2014, Luật Xây dựng năm 2014 (có hiệu lực từ ngày
01/01/2015) và Chính phủ ban hành Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về
hợp đồng xây dựng (có hiệu lực từ ngày 15/6/2015),….pháp luật về hợp đồng giám sát
xây dựng có nhiều điểm mới đáng chú ý so với Luật xây dựng năm 2003 như: Điều kiện
khởi công xây dựng công trình; Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựngphân rõ các nhiệm
vụ của các bên trong các quy định về phân chia khối lượng công việc trong thoả thuận
liên danh phải phù hợp với năng lực hoạt động của từng thành viên trong liên danh; Đối
với nhà thầu chính nước ngoài phải có cam kết thuê nhà thầu phụ trong nước thực hiện các
công việc của hợp đồng dự kiến giao thầu phụ khi các nhà thầu phụ trong nước đáp ứng
được yêu cầu của gói thầu; Quy định về tạm ứng hợp đồng; Bảo đảm thanh toán hợp đồng
và bảo lãnh tạm ứng hợp đồng… Các vấn đề đó chưa được tài liệu nào nghiên cứu. Như
vậy, cần nghiên cứu hợp đồng giám sát xây dựngtheo các văn bản pháp luật vừa mới được
ban hành năm 2016, 2017 để cập nhật hiệu lực của pháp luật. Thành phố Ninh Bình có thể
nói là thành phố trẻ, có tốc độ đô thị hóa rất cao. Xuất phát điểm từ thị xã nhỏ bé (được
công nhận thị xã Ninh Bình năm 1982) từ khi tách tỉnh năm 1992 thị xã Ninh Bình đã
được quy hoạch và đầu tư xây dựng với tốc độ rất cao, đến năm 2007 từ thị xã đã được
Chính phủ phê duyệt lên đô thị loại III (thành phố); đến năm 2015 lên đô thị loại II. Do đó
trong những năm qua hoạt động đầu tư xây dựng tại thành phố Ninh Bình diễn ra vô cùng
sôi động và phức tạp. Số dự án đầu tư, quy mô đầu tư, tính chất đầu tư ngày càng lớn,
càng hiện đại, tính đặc thù càng cao. Do đó những tranh chấp trong hoạt động xây dựng ở
các cấp độ khác nhau cũng diễn ra là không thể tránh khỏi. Khi các tranh chấp hợp đồng
xảy ra thì trước hết các bên phải căn cứ vào hợp đồng, căn cứ vào các văn bản quy phạm
pháp luật để xem xét thương thảo nếu không được thì đưa đến các cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền về quản lý xây dựng làm trọng tài hoặc đưa đến cơ quan Tòa án để
giải quyết những tranh chấp về hợp đồng xây dựng nói chung và hợp đồng giám sát xây
dựng nói riêng.Những mẫu thuẫn bắt nguồn từ sự mẫu thuẫn giữa 2 bên một bên là chủ
đầu tư và một bên là các đơn vị có quan hệ hợp đồng với chủ đầu tư vì lợi nhuận của
3



mình. Trong khi đó các quy định về quan hệ hợp đồng trong đầu tư xây dựng cơ bản của
Việt Nam trước năm 2003 chưa được chú trọng nhiều lắm mà chỉ là sự thống nhất giữa 2
bên (Bên giao thầu và bên nhận thầu) qua hợp đồng nhưng sơ sài và không lường hết được
những bất cập khi thực hiện hợp đồng. Từ năm 2003 đến nay thì hợp đồng xây dựng đã
được quan tâm vào thời gian gần đây khi đất nước có nhiều đổi mới thì lĩnh vực xây dựng
cũng phát triển. Để giải quyết được những tranh chấp đó bằng thực tiễn tác giả đang công
tác tại Tòa án nhân đân tỉnh Ninh Bình muốn đúc kết một số bất cập về hợp đồng giám sát
xây dựng trong thực tiễn thành phố Ninh Bình qua đó có một vài biện pháp nhằm nâng
cao hiệu quả của hợp đồng tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra trong quá trình thực hiện
hợp đồng giám sát xây dựng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
Chính vì vậy việc nghiên cứu đúc kết từ thực tế các hoạt động xây dựng và các văn
bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng, phát hiện những bất cập góp phần hoàn thiện
những vấn đề lý luận chung cũng như hoàn chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật về đầu
tư xây dựng đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả của pháp luật, đảm bảo sự hài hòa lợi ích của
các bên tham gia hoạt động xây dựng là cần thiết.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hợp đồng giám sát xây dựng công trình thực
tế trên địa bàn thành phố Ninh Bình .
Phạm vi nghiên cứu của luận văn không chỉ quy định của pháp luật xây dựng, đấu
thầu và các văn bản pháp luật khác có liên quan trực tiếp đến hợp đồng xây dựng công
trình mới bằng vốn ngân sách nhà nước, và nguồn vốn khác ngoài ngân sách cùng thực
tiễn thực hiện chế định pháp luật này. Trong đó việc thực hiện Luật Đấu thầu năm 2013,
Luật Xây dựng năm 2014, Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng
xây dựng (có hiệu lực từ ngày 15/6/2015) các văn bản pháp luật hiện hành về xây dựng.
Luận văn này chỉ nghiên cứu thực tiễn việc thực hiện pháp luật về hợp đồng giám sát xây
dựng được điều chính bởi các quy định của pháp luật.
Do thời gian và trình độ nghiên cứu có giới hạn nên tác giả không kỳ vọng đề cập
đến tất cả các lĩnh vực trong hoạt động xây dựng mà chỉ xin được nghiên cứu một trong
những lĩnh vực đó là “Hợp đồng giám sát xây dựng từ thực tiễn thành phố Ninh Bình”.

Người viết chỉ tập trung đi sâu làm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này.
4


4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn
quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hợp đồng giám sát xây dựng đối với các
công trình xây dựng, phân tích đánh giá, thực hiện chế định này ở thành phố Ninh Bình để
đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả về việc việc áp dụng pháp luật
hợp đồng giám sát xây dựng tại Thành phố Ninh Bình
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu nói trên, luận văn có các nhiệm vụ cụ thể:
- Nghiên cứu những vấn đề chung về hợp đồng giám sát xây dựng đối với các công
trình xây dựng tại thành phố Ninh Bình;
- Đánh giá thực trạng quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật đối
với hợp đồng giám sát xây dựng các công trình xây dựng tại thành phố Ninh Bình
- Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất giải pháp hữu hiệu nhằm hoàn
thiện và nâng cao hiệu quả việc áp dụng pháp luật hợp đồng giám sátxây dựng tại thành
phố Ninh Bình
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu, phân tích, giải thích, bình luận, đánh giá thực trạng pháp luật,
cũng như đề xuất giải pháp, luận văn dựa trên thế giới quan, tư duy duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lê Nin, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về quyền
tự do kinh doanh, trong đó có tự do hợp đồng, về kinh tế thị trường định hướng Xã hội
chủ nghĩa, về đầu tư công, về quản lý vốn, tài sản thuộc sở hữu nhà nước, về hoàn thiện hệ
thống pháp luật.
Trong nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp
phân tích, hệ thống hóa, tổng hợp, so sánh, trao đổi với những người làm công tác thực
tiễn.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu

gồm 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về hợp đồng giám sát xây dựng
5


Chương 2: Thực trạng pháp luật về hợp đồng giám sát xây dựng qua thực tiễn ở
thành phố Ninh Bình
Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng giám
sát xây dựng

6


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG
GIÁM SÁT XÂY DỰNG
1.1. Tổng quan về hợp đồnggiám sát xây dựng
1.1.1. Khái niệm hợp đồng xây dựng
Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thoả thuận bằng văn bản giữa bên
giao thầu và bên nhận thầu về xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các
bên, nhưng là trong hoạt động đầu tư xây dựng [35, tr 90]. Theo quy định tại Khoản 1
Điều 138 Luật Xây dựng năm 2014 thì: “Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được
thoả thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay
toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.” Định nghĩa trên cũng được ghi nhận
lại trong khoản 1 Điều 2 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết về hợp đồng xây
dựng.
Hợp đồng xây dựng điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong hoạt động xây dựng.
Hoạt động xây dựng bao gồm các hoạt động như lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư
xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát
xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai
thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan đến

xây dựng công trình. Như vậy, hợp đồng xây dựng bao gồm rất nhiều loại hợp đồng như:
Hợp đồng thiết kế xây dựng; Hợp đồng tư vấn xây dựng; Hợp đồng thi công xây dựng
công trình; Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ; Hợp đồng giám sát xây dựng, …
Hợp đồng xây dựng mang những đặc điểm chung của hợp đồng dân sự. Tuy nhiên,
hợp đồng xây dựng vẫn có một số nét đặc thù sau:
- Về chủ thể: bao gồm bên giao thầu và bên nhận thầu:
+ Bên giao thầu là chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư hoặc tổng thầu hoặc nhà
thầu chính
+ Bên nhận thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là chủ đầu tư;
là nhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Bên nhận thầu có thể
là liên danh các nhà thầu [35, tr 95]
- Về hình thức: Hợp đồng xây dựng được lập thành văn bản và được ký kết bởi
người đại diện đúng thẩm quyền theo pháp luật của các bên tham gia hợp đồng. Trường
7


hợp một bên tham gia hợp đồng là tổ chức thì bên đó phải ký tên, đóng dấu theo quy định
của pháp luật
* Phân loại hợp đồng xây dựng[35, tr 101]
- Theo tính chất, nội dung công việc hợp đồng xây dựng có các loại sau: Hợp đồng
tư vấn xây dựng; Hợp đồng thi công xây dựng công trình; Hợp đồng cung cấp thiết bị lắp
đặt vào công trình xây dựng; Hợp đồng thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây
dựng, hợp đồng chìa khoá trao tay và các loại Hợp đồng dân sự khác.
- Theo hình thức giá hợp đồng áp dụng, hợp đồng xây dựng có các loại sau: Hợp
đồng trọn gói; Hợp đồng theo đơn giá cố định; Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh; Hợp
đồng theo thời gian; Hợp đồng theo chi phí cộng phí; Hợp đồng theo giá kết hợp; Hợp
đồng xây dựng khác; Hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước chỉ áp dụng các loại hợp
đồng quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 3 Điều 140 Luật Xây dựng năm 2014hoặc
kết hợp các loại hợp đồng này
- Theo mối quan hệ của các bên tham gia trong hợp đồng, hợp đồng xây dựng có

các loại sau: Hợp đồng thầu chính; hợp đồng thầu phụ; Hợp đồng giao khoán; Hợp đồng
xây dựng
* Nguyên tắc ký kết, thực hiện hợp đồng xây dựng
Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng gồm:
- Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội;
- Bảo đảm có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng;
- Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng;
- Trường hợp bên nhận thầu là liên danh nhà thầu thì phải có thoả thuận liên danh.
Các thành viên trong liên danh phải ký tên, đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng xây dựng, trừ
trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Đồng thời, khi ký kết hợp đồng xây dựng ngoài việc phù hợp với các nguyên tắc đã
dẫn thì còn phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Tại thời điểm ký kết hợp đồng bên nhận thầu phải đáp ứng điều kiện năng lực
hành nghề, năng lực hoạt động theo quy định của pháp luật về xây dựng. Đối với nhà thầu
liên danh, việc phân chia khối lượng công việc trong thỏa thuận liên danh phải phù hợp
với năng lực hoạt động của từng thành viên trong liên danh. Đối với nhà thầu chính nước
8


ngoài, phải có cam kết thuê thầu phụ trong nước thực hiện các công việc của hợp đồng dự
kiến giao thầu phụ khi các nhà thầu trong nước đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.
- Chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư được ký hợp đồng với một hay nhiều nhà
thầu chính để thực hiện công việc. Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng với nhiều nhà thầu
chính thì nội dung của các hợp đồng này phải bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong quá
trình thực hiện các công việc của hợp đồng để bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả đầu
tư của dự án đầu tư xây dựng.
- Tổng thầu, nhà thầu chính được ký hợp đồng với một hoặc một số nhà thầu phụ,
nhưng các nhà thầu phụ này phải được chủ đầu tư chấp thuận, các hợp đồng thầu phụ này
phải thống nhất, đồng bộ với hợp đồng thầu chính đã ký với chủ đầu tư. Tổng thầu, nhà
thầu chính phải chịu trách nhiệm với chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng các công việc đã ký

kết, kể cả các công việc do nhà thầu phụ thực hiện.
- Giá ký kết hợp đồng không được vượt giá trúng thầu hoặc kết quả đàm phán,
thương thảo hợp đồng xây dựng, trừ khối lượng phát sinh ngoài phạm vi công việc của gói
thầu được người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép.
Nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng gồm:
- Các bên hợp đồng phải thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng về phạm vi
công việc, yêu cầu chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thoả
thuận khác;
- Trung thực, hợp tác và đúng pháp luật;
- Không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân khác
* Hiệu lực của hợp đồng xây dựng
Hợp đồng xây dựng có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Người ký kết hợp đồng phải có đủ năng lực hành vi dân sự, đúng thẩm quyền theo
quy định của pháp luật
- Bảo đảm các nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng
- Bên nhận thầu phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề xây
dựng

9


- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng là thời điểm ký kết hợp đồng hoặc
thời điểm cụ thể khác do các bên hợp đồng thoả thuận. [35, tr 97]
*Nội dung của hợp đồng xây dựng
Nội dung của một hợp đồng dân sự thông thường bao gồm những nội dung sau:
Căn cứ pháp lý áp dụng; Ngôn ngữ áp dụng; Nội dung và khối lượng công việc;
Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao;Thời gian và tiến độ
thực hiện hợp đồng; Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh
toán hợp đồng xây dựng; Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng; Điều

chỉnh hợp đồng xây dựng; Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng;
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng; Tạm ngừng và
chấm dứt hợp đồng xây dựng; Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng; Rủi ro và bất khả
kháng; Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng và các nội dung khác.[35, tr 98]
1.1.2. Khái niệm hợp đồng giám sát xây dựng
Giám sát xây dựng là chỉ các công tác kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo và đánh giá công
việc những người tham gia xây dựng công trình. Nó lấy hoạt động xây dựng của hạng
mục, công trình xây dựng làm đối tượng; lấy pháp luật, quy định, chính sách và tiêu chuẩn
kỹ thuật có liên quan, văn bản hợp đồng công trình là chỗ dựa, lấy quy phạm thực hiện
công việc, lấy nâng cao hiệu quả xây dựng làm mục đích. Một công trình có vận hành an
toàn hay không, có đảm bảo chất lượng trong quá trình sử dụng hay không, có tiết kiệm
chi phí xây dựng và đảm bảo tiến độ thời gian thực hiện hay không phụ thuộc rất lớn vào
vai trò tư vấn của đội ngũ tư vấn giám sát xây dựng công trình [32]
Giám sát thi công xây dựng công trình là một trong hoạt động giám sát xây dựng để
theo dõi, kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ xây dựng, an toàn lao động và vệ sinh
môi trường trong thi công xây dựng công trình theo đúng hợp đồng kinh tế, thiết kế được
duyệt và các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành, các điều kiện kỹ thuật của công trình. Giám
sát thi công xây dựng giúp phòng ngừa các sai sót dẫn đến hư hỏng hay sự cố. Giám sát
thi công xây dựng công trình có nhiệm vụ theo dõi - kiểm tra - xử lý - nghiệm thu - báo
cáo các công việc liên quan tại công trường [33].
Giám sát xây dựng nhằm mục đích:

10


- Quản lý - Kiểm tra - Giám sát toàn bộ quy trình công tác thi công từng hạng mục
trên công trình, đảm bảo đơn vị thi công xây dựng thực hiện đúng theo bản vẽ thiết kế đã
được phê duyệt.
- Phát hiện và xử lý các sai sót phát sinh trên công trường xây dựng, hỗ trợ chủ đầu
tư và nhà thầu xây dựng sửa chữa và đề xuất các giải pháp giúp nâng cao chất lượng công

trình, khắc phục các sai sót hạn chế còn tồn tại.
- Quản lý và giám sát chặt chẽ chất lượng thi công từng kết cấu hạng mục trên công
trình, nắm bắt chính xác và kịp thời những công việc đang diễn ra trên công trường.
- Theo dõi và giám sát tiến độ xây dựng của đơn vị thi công, kiểm tra toàn bộ
phương pháp thi công, trang thiết bị kỹ thuật, tay nghề nhân công.
- Đảm bảo nhà thầu tuân thủ chặt chẽ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh môi
trường.
- Đánh giá những điểm sai sót, hạn chế, và bất hợp lý trong bản vẽ thiết kế, tham
mưu cho chủ đầu tư và phối hợp cùng đơn vị tư vấn thiết kế thẩm tra thiết kế bản vẽ thi
công và đề xuất chỉnh sửa những hạn chế khiếm khuyết.
- Giám sát chặt chẽ chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, cùng các trang thiết bị sử
dụng trên công trình mà đơn vị thi công đưa vào.
- Nghiệm thu từng hạng mục xây dựng và thực hiện xác nhận bản vẽ hoàn công cho
công trình.
Vai trò của đơn vị tư vấn giám sát xây dựng rất quan trọng và đặc biệt ảnh hưởng
rất lớn đến toàn bộ chất lượng xây dựng của công trình vì vậy đòi hỏi đơn vị tư vấn giám
sát phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật giỏi, nhiều năm kinh nghiệm và công tác cho các
dự án công trình xây dựng lớn, trung thực liêm chính và khách quan để mang lại lợi ích tốt
nhất cho chủ đầu tư.
1.2. Đặc điểm của hợp đồng giám sát xây dựng
Hợp đồng giám sát xây dựng là một trong những thể loại của hợp đồng tư vấn xây
dựng và có những đặc điểm của loại hợp đồng xây dựng. Sản phẩm của hợp đồng giám sát
không nhìn thấy được, không có khối lượng cụ thể mà chỉ là chất xám của những người
cán bộ giám sát để thực hiện giám sát chất lượng công trình. Đối tượng của hợp đồng
giám sát xây dựng công trình là giám sát việc thi công xây dựng công trình. Và giám sát
các hoạt động khác như cải tạo, sửa chữa công trình xây dựng, di dời, tu bổ, phục hồi, phá
11


dỡ công trình, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng, tiến hành xây dựng công trình mới là

một trong những hoạt động của hoạt động đầu tư xây dựng. Hoạt động giám sát xây dựng
công trình mới có thể là hợp đồng để thực hiện dự án thực hiện lần đầu hoặc dự án hoạt
động độc lập với dự án đang thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. Do đó, hợp đồng
giám sát xây dựng với tính chất là một trong những thể loại của hợp đồng xây dựng nên
cần phân biệt nó với các thể loại khác của hợp đồng xây dựng như; Hợp đồng lập quy
hoạch xây dựng, hợp đồng lập dự án đầu tư xây dựng công trình, hợp đồng khảo sát xây
dựng, hợp đồng thiết kế xây dựng, hợp đồng quản lý dự án.
- Về chủ thể: Hợp đồng giám sát được thiết lập giữa bên giao thầu và bên nhận
thầu. Bên giao thầu là chủ đầu tư, đại diện của chủ đầu tư hoặc tổng thầu hoặc nhà thầu
chính. Bên nhận thầu là các đơn vị tư vấn giám sát có quan hệ với chủ đầu tư là quan hệ
hợp đồng.
Bên thực hiện tư vấn giám sát là nhà thầu được lựa chọn theo kết quả đấu thầu hoặc
chỉ định thầu và kết thúc quá trình đàm phán thương lượng hợp đồng. Bên nhận thầu
thường là các nhà thầu trong nước, có thể là liên danh nhà thầu và phải đáp ứng đủ điều
kiện năng lực hoạt động, chuyên môn và chứng chỉ hành nghề phù hợp với quy mô, loại
dự án.. Bên nhận thầu phải có đủ năng lực hoạt động tương ứng với loại, cấp công trình
xây dựng; Có thiết bị thi công đáp ứng yêu cầu về an toàn và chất lượng công trình.
Tại thời điểm giao kết hợp đồng bên giao thầu phải bảo đảm có đủ vốn để thanh
toán theo thoả thuận hợp đồngvà được ký hợp đồng với một hay nhiều nhà thầu chính để
thực hiện công việc. Trường hợp bên giao thầu ký hợp đồng với nhiều nhà thầu chính thì
nội dung của các hợp đồng này phải bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong quá trình thực
hiện các công việc của hợp đồng để bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả đầu tư của dự
án đầu tư xây dựng
Tổng thầu, nhà thầu chính được ký hợp đồng với một hoặc một số nhà thầu phụ,
nhưng các nhà thầu phụ này phải được chủ đầu tư chấp thuận, các hợp đồng thầu phụ này
phải thống nhất, đồng bộ với hợp đồng thầu chính đã ký với chủ đầu tư. Tổng thầu, nhà
thầu chính phải chịu trách nhiệm với chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng các công việc đã ký
kết, kể cả các công việc do nhà thầu phụ thực hiện.
Theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản lý dự án đầu tư xây
dựng, chủ đầu tư xây dựng do người quyết định đầu tư quyết định.


12


Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, chủ đầu tư là cơ quan, tổ
chức, đơn vị được Thủ tướng giao; Chủ đầu tư được thực hiện thẩm quyền của người
quyết định đầu tư, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình.
Đối với công trình thuộc dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư là
cơ quan, tổ chức được người quyết định đầu tư giao quản lý dự án đầu tư. Chủ đầu tư là
ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, ban quản lý dự án xây dựng khu vực do
người có thẩm quyền quyết định đầu tư thành lập, tổ chức được giao quản lý sử dụng vốn
để đầu tư xây dựng phù hợp với quy định của pháp luật ngân sách Nhà nước.
Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách cấp Xã, chủ đầu tư là Ủy ban nhân dân cấp
xã. Riêng đối với dự án quốc phòng, an ninh, chủ đầu tư do người quyết định đầu tư quyết
định phù hợp với điều kiện cụ thể của mình.
- Về hình thức:Các bên có quyền tự do quyết định hình thức của hợp đồng. Hình
thức hợp đồng có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể,
trừ một số trường hợp pháp luật yêu cầu hợp đồng phải được thể hiện bằng hình thức nhất
định nhằm đảm bảo trật tự công cộng.Hợp đồng giám sát xây dựng bắt buộc giao các bên
giao kết bằng văn bản và được ký kết bởi người đại diện đúng thẩm quyền theo pháp luật
của các bên tham gia hợp đồng. Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng là tiếng Việt. Trường
hợp hợp đồng có sự tham gia của bên nước ngoài thì ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và
ngôn ngữ khác do các bên hợp đồng thoả thuận.
- Đối tượng của hợp đồng giám sát xây dựng công trình: Giữa bên giao thầu và bên
nhận thầu là một trong hoạt động giám sát xây dựng để theo dõi, kiểm tra về chất lượng,
tiến độ xây dựng công trình; an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây
dựng công trình theo đúng hợp đồng kinh tế đã ký, theo đúng thiết kế đã được duyệt và
các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành, các điều kiện kỹ thuật của công trình. Hoạt động giám
sát thi công xây dựng công trình giúp phòng ngừa các sai sót dẫn đến hư hỏng hay sự cố.
Giám sát thi công xây dựng công trình có nghiệm vụ theo dõi- kiểm tra – nghiệm thu –

báo cáo các công việc liên quan đến công trường với một mục đích làm sao cho công trình
đảm bảo chất lượng và tiến độ đã được phê duyệt.
- Mục đích của hợp đồnggiám sát xây dựng công trình: Hợp đồng giám sát xây
dựng được lập thành văn bản và được ký kết bởi người đại diện đúng thẩm quyền theo
pháp luật của các bên tham gia hợp đồng. Trường hợp một bên tham gia hợp đồng là tổ
chức thì bên đó phải ký tên, đóng dấu theo quy định của pháp luật. Tổng kết lại mục đích
13


của hợp đồng tư vấn giám sát là hợp đồng giám sát thi công được ký kết giữa Chủ đầu tư
dự án công trình với một bên là đơn vị tư vấn giám sát để tiến hành giám sát hoạt động
xây dựng của đơn vị thi công dự án đó làm sao đảm bảo thời gian thực hiện dự án (tiến độ
thực hiện dự án ) và chất lượng công trình xây dựng đúng thiết kế được duyệt và đúng các
quy định quy phạm về thi công xây dựng công trình. Là người thực hiện giám sát theo
những gì đã ký với chủ đầu tư và chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về những
công việc của mình thực hiện trong hợp đồng.
Mục đích của tư vấn giám sát sau khi ký hợp đồng giám sát đảm bảo những nhiệm
vụ sau: Nghiệm thu xác nhận khi công trình đã thi công đảm bảo đúng thiết kế, theo đúng
quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và đảm bảo chất lượng và tiến độ hay chưa? Yêu cầu nhà
thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng những điều khoản trên hợp đồng và từ chối
nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng và đề xuất với chủ đầu tư xây
dựng công trình những bất hợp lý về thiết kế xây dựng công trình để kịp thời sửa đổi cho
phù hợp với tính chất công trình và công năng sử dụng của công trình.
1.3. Nội dung của hợp đồng giám sát xây dựng
Nội dung của hợp đồng là các điều khoản do các bên thống nhất, thể hiện quyền và
nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng. Điều khoản trong hợp đồng có 3 loại: điều
khoản chủ yếu, điều khoản thông thường và điều khoản tùy nghi.
Điều khoản chủ yếu (điều khoản cơ bản) là những điều khoản quan trọng nhất của
hợp đồng, ví dụ: Giá hợp đồng, nội dung và khối lượng công việc, chất lượng và yêu cầu
kỹ thuật, nghiệm thu, bàn giao, tiến độ hợp đồng. Khi giao kết hợp đồng các bên phải thoả

thuận được các điều khoản chủ yếu thì hợp đồng mới được giao kết. Điều khoản thông
thường là những điều khoản đã được pháp luật quy định, nếu các bên không thoả thuận thì
được coi là mặc nhiên công nhận và phải thực hiện theo quy định của pháp luật, ví dụ:
điều khoản về điều chỉnh hợp đồng, giải quyết tranh chấp. Điều khoản tùy nghi là điều
khoản do các bên tự lựa chọn và thoả thuận với nhau, ví dụ: điều khoản tạm ứng hợp
đồng, bảo đảm thực hiện hợp đồng.
Nội dung chủ yếu của hợp đồng xây dựng được quy định ở Điều 142 Luật Xây
dựng năm 2014. Việc quy định những nội dung chủ yếu của hợp đồng có ý nghĩa hướng
các bên tập trung thỏa thuận những nội dung quan trọng của hợp đồng, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc thực hiện, phòng ngừa những tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện hợp
đồng.
14


Luật Đầu thầu năm 2013 còn quy định nội dung của hợp đồng phải phù hợp với hồ
sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả thương thảo hợp đồng, kết quả lựa chọn nhà thầu trên
cơ sở của gói thầu và hướng dẫn của cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành.
Hợp đồng giám sát xây dựng có các nội dung chủ yếu như sau: Căn cứ pháp lý áp
dụng; Ngôn ngữ áp dụng; Nội dung và khối lượng công việc; Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật
của công việc, nghiệm thu, bàn giao; Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng; Giá hợp
đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng; Bảo đảm thực
hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng; Điều chỉnh hợp đồng; Quyền và nghĩa vụ của
các bên có liên quan [20]:
- Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng do các bên thoả

thuận trong hợp đồng và tuân thủ các quy định của pháp luật.
- Bên giao thầu, bên nhận thầu phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết về

quyền và trách nhiệm của người đại diện để quản lý thực hiện hợp đồng. Khi các bên thay
đổi người đại diện để quản lý thực hiện hợp đồng thì phải thông báo cho bên kia biết bằng

văn bản. Riêng trường hợp bên nhận thầu thay đổi người đại diện để quản lý thực hiện hợp
đồng, nhân sự chủ chốt thì phải được sự chấp thuận của bên giao thầu.
- Quyền và nghĩa vụ của bên giao thầu tư vấn giám sát:
+ Được quyền sở hữu và sử dụng sản phẩm tư vấn theo hợp đồng, từ chối nghiệm
thu sản phẩm tư vấn không đạt chất lượng theo hợp đồng;
+ Kiểm tra chất lượng công việc của bên nhận thầu nhưng không được làm cản trở
hoạt động bình thường của bên nhận thầu;
+ Cung cấp cho bên nhận thầu thông tin về yêu cầu công việc, tài liệu và các
phương tiện cần thiết để thực hiện công việc (nếu có thoả thuận trong hợp đồng);
+ Bảo đảm quyền tác giả đối với sản phẩm tư vấn có quyền tác giả theo hợp đồng;
+ Giải quyết kiến nghị của bên nhận thầu theo thẩm quyền trong quá trình thực
hiện hợp đồng không quá bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được kiến nghị của bên
nhận thầu. Sau khoảng thời gian này nếu bên giao thầu không giải quyết mà không có lý
do chính đáng gây thiệt hại cho bên nhận thầu thì bên giao thầu phải hoàn toàn chịu trách
nhiệm và bồi thường thiệt hại (nếu có);
+ Thanh toán cho bên nhận thầu theo tiến độ thanh toán đã thỏa thuận trong hợp
đồng;
15


- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thầu tư vấn giám sát
+ Yêu cầu bên giao thầu cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ tư vấn
và phương tiện làm việc (nếu có thoả thuận trong hợp đồng);
+ Được đề xuất thay đổi điều kiện cung cấp dịch vụ tư vấn vì lợi ích của bên giao
thầu hoặc khi phát hiện các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm tư vấn;
+ Từ chối thực hiện công việc không hợp lý ngoài phạm vi hợp đồng và những yêu
cầu trái pháp luật của bên giao thầu;
+ Được đảm bảo quyền tác giả theo quy định của pháp luật (đối với những sản
phẩm tư vấn có quyền tác giả);
+ Hoàn thành công việc đúng tiến độ, chất lượng theo thoả thuận trong hợp đồng;

+ Đối với hợp đồng thiết kế: tham gia nghiệm thu công trình xây dựng cùng chủ
đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng, giám sát
tác giả, trả lời các nội dung có liên quan đến hồ sơ thiết kế theo yêu cầu của chủ đầu tư;
+ Bảo quản và giao lại cho bên giao thầu những tài liệu và phương tiện làm việc do
bên giao thầu cung cấp theo hợp đồng sau khi hoàn thành công việc (nếu có);
+ Thông báo ngay bằng văn bản cho bên giao thầu về những thông tin, tài liệu
không đầy đủ, phương tiện làm việc không bảo đảm chất lượng để hoàn thành công việc;
+ Giữ bí mật thông tin liên quan đến dịch vụ tư vấn mà hợp đồng hoặc pháp luật có
quy định;
Để ký kết hợp đồng tư vấn giám sát xây dựng thì quá trình để đẫn đến ký kết hợp
đồng gồm những bước như sau:
- Lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực về kinh nghiệm để đảm bảo thực hiện được gói
thầu tư vấn giám sát. Đối với những công trình xây dựng khác nhau thì đòi hỏi năng lực
của đơn vị tư vấn sẽ khác nhau ví dụ như đối với công trình thủy lợi không thể để đơn vị
tư vấn giám sát chuyên về nhà cửa giám sát được.. Do đó quá trình lựa chọn đơn vị tư vấn
giám sát là một khâu quan trọng trong giám sát để làm sao lựa chọn được đơn vị tư vấn
giám sát giỏi về chuyển môn nghiệm vụ và có năng lực để thực hiện giám sát. Quá trình
lựa chọn nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện trên quá trình của Luật Đấu thầu 2013 và
Nghị Định 63/2014/NĐ-CP.

16


- Quá trình thương thảo trước khi ký kết hợp đồng tư vấn giám sát: (Quá trình này
diễn ra sau khi đã lựa chọn xong được đơn vị tư vấn giám sát có đủ năng lực để thực hiện
hợp đồng) Là một quá trình rất quan trọng nó đẫn đến thành công của hợp đồng hay thất
bại được quy định rất cụ thể tại Nghị Định 48 của Chính phủ quy định về hợp đồng xây
dựng. Nội dung đàm phán hợp đồng gồm có rất nhiều yếu tố được phân tích mổ xẻ là sao
để thực hiện hợp đông một các tốt nhất và lường trước được khách quan mà chưa lường
hết được trong quá trình thi công xây dựng công trình như: Loại tiền thanh toán trong hợp

đồng phải quy định rõ đồng tiền sử dụng để thanh toán. Có thể thanh toán bằng nhiều
đồng tiền khác nhau trong cùng một hợp đồng trên nguyên tắc: thanh toán bằng đồng tiền
chào thầu phù hợp với hồ sơ mời thầu hoặc hổ sơ yêu cầu. Phương thức thanh toán có thể
là chuyến khoản, tiền mặt, điện chuyển khoản,… nhưng phải quy định cụ thế trong hợp
đồng.Khốilượngcôngviệc trong hợp đồng cần mô tả rõ khối lượng, phạm vi công việc phải
thực hiện. Khối lượng và phạm vi công việc được xác định căn cứ vào hồ sơ yêu cầu cùa
chú đầu tư (bên giao thầu) hoặc hồ sơ mời thầu và biên bản làm rõ các yêu cầu của chủ
đầu tư (bên giao thầu, nếu có), biên bản đàm phán có liên quan giữacácbên. thầu để thực
hiện khối lượng công việc theo yêu cầu về chất lượng, tiến độ thực hiện và các yêu cầu
khác quy định trong hợp đồng xây dựng. Trong hợp đồng.các bên phải ghi rõ nội dung của
giá hợp đồng, trong đó cần thể hiện các khoản thuế, phí, trách nhiệm của các bên trong
việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, phí có liên quan.Các bên căn cứ hồ sơ mời thầu, hồ sơ
dự thầu và kết quả đàm phán hợp đổng để xác định giá hợp đồng. Giá hợp đồng có các
hình thức như: Giá hợp đồng trọn gói; Giá hợp đồng theo đơn giá cố định; Giá hợp đồng
theo giá điều chỉnh; Giá hợp đồng kết họp.Tạm ứng hợp đồng xâydựng Tạm ứng hợp
đồng là khoản kinh phí mà bên giao thầu ứng trước cho bên nhận thầu để triển khai thực
hiện các công việc theo hợp đồng. Tuỳ theo quy mô, tính chất công việc trong hợp đồng,
bên nhận thầu có thể đề xuất mức tạm ứng thấp hơn mức tạm ứng quy định.Thanh toán
hợp đồng xây dựngViệc thanh toán hợp đồng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp
đồng và các điều kiện trong hợp đồng mà các bên tham gia hợp đồng đã ký kết. Số lần
thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán và điều kiện thanh toán phải được
ghi rõ trong hợp đồng. Nội dung thanh toán gồm: Thanh toán hợp đồng (đối với giá hợp
đồng trọn gói, giá hợp đồng theo đơn giá cố định, giá hợp đổng theo giá điều chỉnh và đối
với giá hợp đồng kết hợp); Hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng; Thời hạn thanh toán,
thanh toán bị chậm trễ, thanh toán tiền bị giữ lại.Điều chỉnh giá hợp đồngxâydựng. Việc
điều chỉnh giá hợp đồng phải được ghi trong hợp đồng và phù họp với hồ sơ mời thầu, hồ
17



×