Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

ke hoach năm hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.25 KB, 11 trang )

TRƯỜNG TH NINH VÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỘ PHẬN CHUYÊN MÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Ninh Vân, ngày 30 tháng 9 năm 2010
PHƯƠNG HƯỚNG - NHIỆM VỤ
NĂM HỌC 2010 - 2011
Căn cứ Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng
tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo
dục chuyên nghiệp năm học 2010 - 2011;
Căn cứ công văn số 4919/BG&ĐT- GDTH ngày 17 tháng 8 năm 2010 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2010 – 2011
đối với giáo dục tiểu học;
Căn cứ công văn số 1805/QĐ-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2010 của UBND
tỉnh về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2010 - 2011 của giáo dục
mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;
Căn cứ công văn số 1004/SGD&ĐT- GDTH ngày 9 tháng 9 năm 2010 của
Sở Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2010 – 2011
đối với giáo dục tiểu học;
Căn cứ công văn số 510/PGD&ĐT ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Phòng
Giáo dục và Đào tạo Ninh Hòa V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2010 –
2011,
A - NHIỆM VỤ CHUNG
Năm học 2010 - 2011 thực hiện chủ đề "Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng
cao chất lượng giáo dục", giáo dục tiểu học tập trung thực hiện những nhiệm vụ
trọng tâm sau:
Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh”, "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong
giáo dục", "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo"
và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".
Tập trung chỉ đạo việc quản lí, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập
của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; đổi mới phương pháp dạy học, thực


hiện tích hợp trong dạy học các môn học; chú trọng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống
cho học sinh.
Hoàn thành chương trình phổ cập đúng độ tuổi; củng cố và nâng cao chất
lượng phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng
độ tuổi; từng bước xây dựng trường chuẩn quốc gia và tổ chức hiệu quả dạy học 2
buổi/ngày.
1
Tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo, bồi dưỡng giáo viên, đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin trong soạn giảng và quản lí; chú trọng rèn luyện phẩm chất
đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho anh chị em giáo viên.
B - NHIỆM VỤ CỤ THỂ
I. Thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành:
- Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW của Bộ Chính trị về cuộc vận
động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Chỉ thị số
33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh
thành tích trong giáo dục thông qua cuộc vận động “Hai không”, thực hiện cuộc
vận động "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo".
Đặc biệt coi trọng việc giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề
nghiệp, nhân cách nhà giáo, đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm và
thiếu gương mẫu trong đạo đức nghề nghiệp; kịp thời phát hiện ngăn chặn và xử lí
những hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm và xâm phạm thân thể học sinh.
Thực hiện nội dung tích hợp giáo dục "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh" trong các môn học và hoạt động giáo dục ở tiểu học.
- Tiếp tục triển khai các biện pháp chấm dứt hiện tượng học sinh ngồi sai
lớp, giảm tỉ lệ học sinh yếu, học sinh bỏ học; đánh giá đúng chất lượng giáo dục.
- Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 và Kế
hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
phát động và triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực”, chú trọng các hoạt động : Giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học
sinh thông qua các môn học, hoạt động giáo dục và thực hiện quy tắc ứng xử văn

hóa trong nhà trường. Chủ động phối hợp với gia đình và cộng đồng trong giáo dục
đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh. Đưa các nội dung giáo dục văn hoá truyền
thống vào nhà trường thông qua trò chơi dân gian, dân ca và phải được tất cả học
sinh cùng tham gia… Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí tích cực, các hoạt
động văn hoá, thể thao, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khoá phù hợp
với điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương.
- Đẩy mạnh phong trào xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp. Hướng dẫn
học sinh sử dụng nhà vệ sinh đúng cách.
- Tổ chức lễ khai giảng năm học mới gọn nhẹ, vui tươi, tạo không khí phấn
khởi cho học sinh bước vào năm học mới. Cuối năm học, tổ chức lễ ra trường cho
học sinh hoàn thành chương trình tiểu học, tạo dấu ấn tốt đẹp cho học sinh trước
khi ra trường.
II. Công tác giáo dục, đạo đức lối sống:
1. Đối với giáo viên:
+ Giáo viên luôn gương mẫu thể hiện năng lực và phẩm chất nhà giáo ; sống
và làm việc theo phương châm “ Tất cả vì học sinh thân yêu”. Có thái độ, hành vi,
ngôn ngữ giao tiếp đúng mực trong quan hệ thầy trò.
2
+ Mỗi GV rèn luyện lòng yêu nghề, yêu trẻ. Thiết tha gắn bó với sự nghiệp
giáo dục, đề cao tinh thần trách nhiệm với học sinh. Giữ vững uy tín của người
giáo viên đối với xã hội, địa bàn công tác và nơi địa phương mình sinh sống.
+ Tất cả các giáo viên đều có trách nhiệm trong việc giáo dục đạo đức, uốn
nắn , nhắc nhở nề nếp cho học sinh không được coi đó là phần hành trách nhiệm
của GV chủ nhiệm.
- Thường xuyên kiểm tra nề nếp truy bài, tự quản. GV phải có mặt trong giờ
truy bài để hướng dẫn học sinh.
+ Thực hiện tốt nề nếp, kỷ cương trong tập thể Tổ, Khối. Xây dựng tập thể
đoàn kết giúp nhau cùng tiến bộ. Có ý thức tự giác trong thực hiện quy chế dân chủ
trong cơ quan trường học.
2. Đối với học sinh:

- Tích cực giáo dục các em thực hiện tốt nội quy trường lớp, thực hiện tốt
Luật đi đường, có ý thức bảo quản tài sản nơi công cộng, có nếp sống văn minh, xa
lánh các tệ nạn xã hội.
- Giáo dục học sinh lòng nhân ái, biết kính trên nhường dưới, lễ phép với
thầy cô giáo, người lớn tuổi.
- Xây dựng đôi bạn cùng học tập.
- Hướng dẫn HS cách học, cách ghi chép, các hình thức học tập ở nhà,ở
trường, thương yêu giúp đỡ bạn bè, xây dựng nếp sống văn minh trong giao tiếp
thông qua việc giảng dạy và học tập các môn văn hoá.
- Tham gia tốt các hoạt động ngoài giờ theo chủ điểm “Ngày toàn dân đưa
trẻ đến trường: “ Tết Trung thu”; “ Ngày nhà giáo VN”,” ngày “Thành lập Quân
đội nhân Việt Nam”, “Thành lập Đoàn, thành lập Đội” …
- Tham gia tốt phong trào “ Hoa điểm mười”; “ Người tốt việc tốt”; “Nói lời
hay, làm việc tốt” .
- Xây dựng đôi bạn cùng học tập.
- Hướng dẫn HS cách học, cách ghi chép, các hình thức học tập ở nhà,ở
trường.
- Giáo dục HS tự giác thực hiện nhiệm vụ học tập.
III. Thực hiện kế hoạch giáo dục
1. Về hoạt động dạy học: Thực hiện nghiêm túc kế hoạch giáo dục, chương
trình, sách giáo khoa: Tiếp tục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông ban
hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thực hiện nghiêm túc các văn bản của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về hướng dẫn mục tiêu, kế hoạch dạy học từ lớp 1 tới lớp 5 theo chương
trình, sách giáo khoa mới và hướng dẫn số 4919/BGD&ĐT-GDTH ngày 17/8/2010
3
của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2010-2011 đối với
Giáo dục Tiểu học.
2. Tiếp tục dạy học 2 buổi/ngày và nâng cao chất lượng dạy học 2 buổi/ngày
để đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện. Nghiên cứu tình hình học sinh mỗi lớp

tổ chức dạy buổi 2 phù hợp với nhu cầu, đối tượng học sinh. Tạo mọi điều kiện để
học sinh hoàn thành bài học tại lớp, tuyệt đối không yêu cầu học sinh làm bài tập ở
nhà, tuyệt đối không tổ chức dạy thêm cho học sinh.
Cụ thể:
a)Công tác soạn giảng, thực hiện nề nếp kỉ cương:
+ Tất cả GV phải nghiên cứu kĩ tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, SGK, SGV
và các tài liệu tham khảo để soạn giáo án các môn học mình chịu trách nhiệm
giảng dạy, sinh hoạt, hoạt động ngoài giờ từ đầu năm học theo chuẩn kiến thức, kĩ
năng.
+ Chất lượng bài dạy phải thể hiện được sự đổi mới phương pháp dạy - học
và việc sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy - học phải thể hiện rõ mục tiêu của từng hoạt
động của thầy, của trò để đạt được mục tiêu đó.
+ Bài soạn của mỗi giáo viên là ý tưởng, sự sáng tạo của mỗi cá nhân riêng
biệt, vì vậy nếu các tập giáo án của GV nếu giống nhau quá mức thì sẽ không
được công nhận.
+ Giáo án phải tích hợp việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
+ Giáo viên có năng lực được nhà trường cho phép sử dụng giáo cũ và phải
soạn giáo án bổ sung . Giáo án bổ sung yêu cầu phải đảm bảo chất lượng, bổ sung
những nội dung kiến thức cho phù hợp với học sinh lớp mình, cách sử dụng các
phương pháp dạy học cho phù hợp và đạt được yêu cầu của đơn vị kiến thức.
+ Tất cả giáo án, ( soạn mới, giáo án soạn trong năm học 2009- 2010, các
tiết dự giờ đồng nghiệp) phải cập nhật phần rút kinh nghiệm).
+Từng trang giáo án phải có tên trường, môn học, ngày dạy, tên giáo viên …
+ Bài soạn trên máy vi tính phải được in ra từ máy tính, không được pho to.
+ Giáo viên soạn bài trên máy tính phải có kiến thức kĩ năng tối thiểu về
máy tính và sử dụng thành thạo máy tính.
+ Giáo án sinh hoạt lớp , ATGT phải được đóng thành tập.
+ Tất cả các loại hồ sơ giáo án phải sạch sẽ, sáng sủa về mặt hình thức,
không được tẩy xoá khi làm các loại hồ sơ mang tính pháp quy như Sổ điểm, sổ

KH chủ nhiệm, học bạ, sổ ghi đầu bài…
+ Khi lên lớp tất cả giáo viên phải có giáo án.
+ Tổ Chuyên môn kiểm tra giáo án 2 tuần một lần, có nhận xét cụ thể để
GV có hướng điều chỉnh và sữa chữa kịp thời.
+ Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp. Gần gũi sẵn sàng giúp đỡ những em
khó khăn trong học tập và tạo niềm tin trong mỗi học sinh.
+ Chú trọng tiết sinh hoạt lớp, không qua loa, lấy lệ giúp các em có hướng
phấn đấu vươn lên trong học tập.
4
b) Công tác sinh hoạt, hội họp:
- Tham gia sinh hoạt cụm chuyên môn theo quy định của ngành.
- Mỗi tháng tổ chuyên môn phải sinh hoạt ít nhất 2 lần.
- Động viên giáo viên cải tiến phương pháp dạy học để giúp học sinh dễ
nhớ, nhớ lâu, không thuộc bài máy móc.
-Tổ trưởng sẽ là người điều hành trong sinh hoạt chuyên môn của tổ, nếu tổ
trưởng vắng thì tổ phó sẽ làm thay. Nếu vì lý do nào đó không sinh hoạt được thì
phải báo cáo và xin phép BGH
- Nội dung sinh hoạt chuyên môn phải được tổ trưởng, tổ phó lên kế hoạch
trước, có thể sinh hoạt dưới nhiều hình thức như tổ chức chuyên đề, dự giờ, góp ý
bài dạy hoặc thảo luận một vấn đề mà các thành viên trong tổ còn vướng mắc
nhằm tích lũy kinh nghiệm nâng cao tay nghề cho GV .
- Trong sinh hoạt, hội họp; khi muốn phát biểu phải xin phép chủ trì, không
nói chuyện riêng và chỉ được phát biểu khi chủ trì cho phép. Tuyệt đối không được
tranh luận tay đôi, cải vã to tiếng trong cuộc họp, không được phép rời khỏi cuộc
họp khi chủ trì chưa cho phép.
- Tất cả các trường hợp nghỉ ốm đau, đi học, xin đổi tiết, công việc riêng của
gia đình đều phải có đơn xin phép trong giấy xin phép phải nói rõ lý do cần nghỉ.
Đối vối giáo viên xin nghỉ phải gửi kèm hồ sơ giáo án của buổi dạy để nhà trường
phân công người dạy thay .
- Không được làm việc riêng trong khi giảng dạy, không tiếp khách, tiếp

phụ huynh trên lớp, không trao đổi hoặc nói chuyện riêng trong khi đang có tiết
dạy trên lớp.
c) Công tác kiểm tra, chấm trả bài:
+ Tích cực kiểm tra bài học, bài làm của học sinh, lấy đủ số điểm, nhận
xét theo quy định.
+ Cập nhật điểm và nhận xét vào sổ theo dõi, cuối giờ học gửi sổ theo dõi
về văn phòng nhà trường.
+ Chấm kĩ bài, không để sót lỗi, ghi điểm ngay ngắn, lời phê ngắn gọn có
tính động viên khuyến khích học sinh.
d) Công tác hội giảng, hội thảo, đánh giá tay nghề, nghiên cứu khoa học:
- Mỗi giáo viên trong tổ chuyên môn đều phải viết “ Sáng kiến kinh
nghiệm”.
- Tổ chức 100 % giáo viên tham gia hội giảng giáo viên giỏi cấp trường
trường.
- Mỗi giáo viên phải dạy ít nhất 03 tiết/ năm để tham gia xếp loại đánh giá
tay nghề cuối năm. ( Theo quyết định 14)
- Dự giờ có chất lượng 35 tiết / năm / giáo viên.
- Đánh giá xếp loại GV được tiến hành vào cuối năm học.
e) Công tác phụ đạo học sinh yếu và bồi dưỡng học sinh giỏi:
*Với học sinh học yếu:
- Giáo viên chủ nhiệm lớp cần quan tâm tới đối tượng học sinh yếu bằng
cách động viên giúp đỡ các em có thêm nghị lực, tự tin phấn đấu vươn lên.
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×