Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

bài 1 tiet 6 su 7(theo chuan kien thuc)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.5 KB, 3 trang )

Trường THCS Tôn Thất Thuyết Giáo án lịch sử 7.
Ngày soạn: 11/9/2010
Ngày dạy : 14/9/2010
Tiết 6-Bài 5: ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp HS hiểu:
-Các giai đoạn lớn của lịch sử ấn Độ từ thời cổ đại đến thế kỉ X.
-Những chính sách cai trị của các vương triều và những biểu hiện sự phát triển thịnh
đạt của ấn Độ thời phong kiến.
-Một số thành tựu về văn hoá thời cổ đại,trung đại.
2.Kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng tổng hợp kiến thức.
3.Thái độ: Giáo dục cho HS thấy được ?n Độ là một trong những trung tâm văn
minh của nhân loại ảnh hưởng sâu rộng tới sự phát triển của nhiều dân tộc ở Đông nam á.
II.Phương Pháp: Phát vấn, nêu vấn đề, phân tích, thảo luận nhóm, trực quan....
III.Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
- Bản đồ ấn Độ - Đông Nam Á
-Một số tranh ảnh công trình kiễn trúc Ấn Độ, Đông Nam Á.
-Tài liệu về đất nước Ấn Độ
2.Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. ổn điịnh tổ chức. 1’
2. Kiểm tra bài cũ:
? Sự khác nhau về chính sách cai trị của nhà Tống và nhà Nguyên, vì sao.
? Trình bày những thành tựu về văn hoá, khoa học-kĩ thuật Trung Quốc thời phong
kiến.
3. Bài mới:
*. Đặt vấn đề: Ấn Độ một trong những trung tâm văn minh lớn nhất của nhân loại
cũng được hình thành từ rất sớm. Với một bề dày lịch sử và những thành tựu văn hoá vĩ
đại, ?n Độ đã có những đóng góp lớn lao trong lịch sử nhân loại.....
* Hoạt động 1: 10’ Những trang sử đầu tiên :


- Mục tiêu: Biết được những trang sử đầu tiên của Ân Độ.
-Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức
HS đọc mục 1 sgk
GV:Các tiểu vương quốc đầu tiên được hình
thành ở đâu trên đất Ấn Độ? Vào thời gian
nào?
GV: Nhà nước Magađa thống nhất ra đời
trong hoàn cảnh nào?
HS:Những thành thị tiểu vương quốc dần
liên kết lại với nhau, đạo phật có vai trò
trong quá trình thống nhất này.
-Khoảng 2500 năm TCN đến 1500 năm
,dọc theo hai bên bờ sông Ấn,sông Hồng
đã xuất hiện những thành thị của người
Ấn.
- Thế kỉ VI TCN nhà nước Magađa thống
nhất,phát triển hùng mạnh dưới thời A-sô-
ca (TK III TCN).
Giáo viên: Nguyễn Đình Kiếm
Trường THCS Tôn Thất Thuyết Giáo án lịch sử 7.
GV:Đất nước Magađa tồn tại trong bao
lâu?
HS:Hơn 3 thế kỉ, từ thế kỉ VI Tr CN - thế kỉ
III Tr CN.
GV:Vương triều Gupta ra đời vào thời gian
nào?
-Sau thế kỉ III Ấn Độ chia thành nhiều
quốc gia nhỏ.
-Đầu thế kỉ IV, lại được thống nhất dưới

vương triều Gúp-ta.
*Hoạt đông 2: ( 15’)Ấn Độ thời phong kiến:
-Mục tiêu:Học sinh nắm được những nét chính về quá trình hình thành và phát triển
của xã hội phong kiến Ấn Độ với ba vương triều tiêu biểu: Vương triều Gúp-ta, Vương
triều Đê li, Vương triều Ấn Độ Mô-gôn.
-Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức
HS đọc mục 2 sgk
GV: Sự phát triển của vương triều Gupta
thể hiện ở những mặt nào?
HS: Cả kinh tế xã hội văn hoá đều rất phát
triển: chế tạo được sắt không rỉ, đúc tượng
đồng, dệt vải với kỉ thuật cao, làm đồ kim
hoàn...
GV: Sự sụp đổ của vương triều Gupta diễn
ra như thế nào?

GV: Người hồi giáo đã thi hành những
chính sách gì?
HS: - Chiếm đoạt ruộng đất, cấm đạo
Hinđu.
GV: Vương triều Môgôn - vua Acơba đã áp
dụng những chính sách gì để cai trị ấn Độ?
HS: Thực hiện các biện pháp để xoá bỏ kì
thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo,
khôi phục phát triển kinh tế - văn hoá
GV giới thiệu về vua Acơba dựa theo sgv
Thảo luận:
Em hãy so sanh sự giống và khác nhau
giữa 3 vương triều trên?

a.Vương triều Gup-ta: (TK IV - VI).
-Là quốc gia phong kiến hùng mạnh,luyện
kim phát triển, công cụ sắt được sử dụng
rộng rãi.
-Nghề thủ công: dệt, chế tạo kim hoàn,
khắc trên ngà voi...
-Đầu thế kỉ VI, Vương triều Gúp ta bị diệt
vong, sau đó Ấn độ luôn bị nước ngoài
xâm lược,cai trị.
b.Vương triều Hồi giáo Đêli (XII-XVI).
-Thế kỉ XI,Ấn Độ bị Thổ Nhĩ Kì xâm
lược, lập ra nhà nước Hồi giáo Đê-li.
-Thi hành chính sách:chiếm ruộng đất,
cấm đạo Hinđu => mâu thuẫn dân tộc sâu
sắc.
c.Vương triều Ấn Độ Môgôn (TK XVI-
giữa thế kỉ XIX).
-Thế kỉ XVI, người Mông Cổ chiếm Ấn
Độ lập Vương triều Mô gôn.
-Thi hành chính sách: xoá bỏ kì thị tôn
giáo, khôi phục kinh tế phát triển văn hoá.
-Giữa thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc
địa của thực dân Anh.
Giáo viên: Nguyễn Đình Kiếm
Trường THCS Tôn Thất Thuyết Giáo án lịch sử 7.
*Hoạt đông 3 (10’) : Văn hoá Ân Độ:
-Mục tiêu: Biết được Ấn Đọ có nền van hóa lâu đời, là một trong những trung tâm
văn minh lớn của loài người,đạt nhiều thành tựu.
-Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

* HS đọc sgk
GV:Chữ viết đầu tiên được nguời ấn Độ sáng
tạo là loạ chữ gì? dùng để làm gì?
GV: Kể tên các tác phẩm văn học nổi tiếng của
ấn Độ?
HS: 2 bộ sử thi nổi tiếng: Mahabharata và
Ramayana.Kịch của Kaliđasa.
GV: về kiến trúc ấn Độ có gì đặc sắc?
HS: Có hai dạng kiến trúc:
+ Hinđu: tháp nhọn, nhiều từng, trang trí bằng
phù điêu.
+ Phật giáo: Chùa xây hoặc khoét sâu vào vách
núi, tháp có mái tròn như bát úp.
GV: Vì sao nói ấn Độ là một trong những trung
tâm văn minh của loài người?
- Chữ viết: chữ Phạn
-Tôn giáo: đạo Bà la môn và đạo Hin
đu.
- Văn học: sử thi, kịch, thơ ca....
- Kiến trúc: ảnh hưởng sâu sắc của tôn
giáo.
4. Củng cố: (4’) Giáo viên tổng kết kiến thức bài học.
- Lập niên biểu các giai đoạn phát triển lịc sử lớn của ấn Độ?
- Trình bày những thành tựu lớn về văn hoá mà người ấn Độ đạt được?
5.Hướng dẫn,dặn dò ( 1’):
- Về nhà học bài theo câu hỏi cuối bài ở sách giáo khoa..
- Làm các bài tập ở sách bài tập.
- Soạn trước bài 6 và chú ý trả lời các câu hỏi sau:
? ĐNA gồm những nước nào, có những điều kiện tự nhiên ra sao?
? Các giai đoạn phát triển lịch sử lớn của khu vực ĐNA.

6.Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
Giáo viên: Nguyễn Đình Kiếm

×