Trường THCS Tôn Thất Thuyết Giáo án lịch sử 7.
Ngày soạn: 18/9/2010
Ngày dạy : 21/9/2010
Tiết 8-Bài 6
CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á(t2).
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp cho HS hiểu
- Vị trí địa lí của Cămpuchia, Lào.
- Các giai đoạn phát triển lớn của lịch sử Lào và Cămpuchia.
2. Kĩ năng : Rèn luyện cho HS kĩ năng đọc bản đồ, lập biểu đồ.
3. Thái độ: Giáo dục cho HS biết trân trọng, giữ gìn truyền thống đoàn kết giữa Việt
Nam với Lào và Cămpuchia.
II. Phương pháp:
Phát vấn, trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại, phân tích, hoạt động nhóm....
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên : - Bản đồ hành chính các nước ĐNA.
- Một số tranh ảnh về đất nước Lào, Cămpuchia.
- Giáo án, sgk, tài liệu liên quan.
- Lịch sử Lào, Cămpuchia
2. Học sinh : - Học bài cũ.
- Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:1’
2. Kiểm tra bài cũ:4’
? Điều kiện tự nhiên có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển nông
nghiệp ở khu vực ĐNA.
3. Bài mới:
* Đặt vấn đề: Cămpuchia và Lào là hai nước anh em với Việt Nam, hiểu được lịch
sử nước bạn góp phần hiểu thêm lịch sử nước mình...
*Hoạt động 1: Vương quốc Campuchia.15’.
- Mục tiêu: + HS nắm khái quát lịch sử Campuchia.
+ Quan sát nhận xét tranh ảnh.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức
*HS đọc sgk.
GV: Từ khi thành lập đến năm 1863, lịch sử
Campuchia chia thành 4 giai đoạn lớn:
- Từ TK I - VI: Phù Nam (người Môn cổ)
- Từ TK VI - I X: Chân Lạp (Khơ me)
- TK I X - XV: Ăngco
- TK XV - 1863: Suy yếu
?Nhà nước Chân Lạp đã tiếp thu nền văn hoá
-Từ TK I - VI: Nước Phù Nam.
-Từ TK VI - IX: nước Chân Lạp
Giáo viên: Nguyễn Đình Kiếm.
Trường THCS Tôn Thất Thuyết Giáo án lịch sử 7.
nào? biểu hiện?
*Giới thiệu vài nét về người Khơme.
?Tại sao thời kì phát triển của Campuchia lại
được gọi là thời kì Ăngco?
?Sự phát triển của Campuchia thời Ăngco bộc
lộ ở những điểm nào?
=> TK XV là thời kì suy thoái, năm 1432 kinh
đô chuyển về Phnômpênh, thời Ăngco chấm
dứt. Năm 1863 bị pháp đô hộ =>lịch sử bước
sang trang khác.
(tiếp thu văn hoá ấn Độ)
-Từ TK I X - XV : Thời kì phát triển
thịnh vượng của Campuchia( Gọi là
thời kì Ăngco)
+Sản xuất nông nghiệp phát triển.
+Văn hóa độc đáo ,mà tiêu biểu nhất
là kiến thức đền tháp như Ăngcovát,
ĂngcoThom.
+Mở rộng lãnh thổ bằng vũ lực.
-Từ TK XV: Campuchia bước vào
thời kì suy yếu kéo dài, đến năm 1863
thì bị pháp xâm lược.
*Hoạt động 2: Vương quốc Lào.15’
-Mục tiêu: + Sự hình thành và các giai đoạn phát triển của Vương quốc Lào.
+ Nhấn mạnh các giai đoạn phát triển thịnh vượng của Vương quốc Lạn Xạng.
-Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức
?Lịch sử Lào có những mốc quan trọng nào?
- Trước TK XIII: Người Lào Thơng
- Sau TK XIII Người Thái di cư ⇒ Lào Lùm
-Bộ tộc chính của người lào.
- Năm 1353: nước Lạn Xạng thành lập
- XV XVII: Thịnh vượng
- XVIII - XIX: Suy yếu.
GV kể chuyện Pha Ngườm
GV: Trình bày những nét chính trong đối nội và
đối ngoại của vương quốc Lạn Xạng?
HS: - Chia đất nước thành các Mường
- Đặt quan cai trị
- Xây dựng quân đôi vững mạnh
- Giữ mối quan hệ hoà hiếu với các nước
- Cương quyết chống xâm lược.
GV: Vì sao vương quốc Lạn Xạng suy yếu?
HS: Do sự tranh chấp quyền lực trong hoàng tộc
→ suy yếu → Xiêm xâm chiếm .
TK XIX thành thuộc địa Pháp.
-Trước TK XIII: Người Lào Thơng
-Sau TK XIII: Người Thái di cư đến
→Lào Lùm
-Giữa thế kỉ XIV: Các bộ tộc Lào
thống nhất thành một nước riêng gọi
Lạn Xạng (nghĩa là Triệu Voi).
-TK XV - XVII: Thời kì thịnh vượng
-Đối nội: + Chia đất nước để cai trị.
+ Xây dựng quân đội.
-Đối ngoại: + Giữ mối hoà hiếu với
các nước láng giềng.
+ Kiên quyết chống
xâm lược.
-Sang thế kỉ XVIII: Lạn Xạng suy
yếu và bị Xiêm thôn tính,cuối thế kỉ
XIX: bị thực dân pháp đô hộ.
3. Củng cố: 8’
Giáo viên: Nguyễn Đình Kiếm.
Trường THCS Tôn Thất Thuyết Giáo án lịch sử 7.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh lập niên biểu các giai đoạn phát triển chính của lịch sử
Lào và Campuchia đến giữa thế kỉ XIX?
- Trình bày sự thịnh vượng của Campuchia thời Ăngco?
4. Hướng dẫn - dặn dò:2’
- Học bài theo nội dung câu hỏi sgk.
- Làm các bài tập ở sách bài tập.
- Soạn trước bài 7 vào vở soạn và trả lời câu hỏi.
? So sánh sự giống và khác nhau giữa xã hội phong kiến phương Đông với phương Tây.
6.Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Giáo viên: Nguyễn Đình Kiếm.