Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU NANO ULVAN POLYSACCHARIDE TỪ ULVAN POLYSACCHARIDE TRONG RONG LỤC, HƯỚNG ĐẾN ỨNG DỤNG LÀM CHẤT DẪN THUỐC TRONG Y SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.74 MB, 133 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NHA TRANG

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
THUỘC CÁC HƯỚNG KHCN ƯU TIÊN
CẤP VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

TÊN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU NANO ULVAN
POLYSACCHARIDE TỪ ULVAN POLYSACCHARIDE
TRONG RONG LỤC, HƯỚNG ĐẾN ỨNG DỤNG LÀM
CHẤT DẪN THUỐC TRONG Y SINH
Mã số: VAST03.04/15-16

Hướng KHCN: Khoa học vật liệu (Mã hướng: VAST03)
Đơn vị chủ trì:Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Trần Thị Thanh Vân

NHA TRANG, 2017


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NHA TRANG

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
THUỘC CÁC HƯỚNG KHCN ƯU TIÊN
CẤP VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

TÊN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU NANO ULVAN
POLYSACCHARIDE TỪ ULVAN POLYSACCHARIDE


TRONG RONG LỤC, HƯỚNG ĐẾN ỨNG DỤNG LÀM
CHẤT DẪN THUỐC TRONG Y SINH
Mã số: VAST03.04/15-16

Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài

NHA TRANG, 2017

Chủ nhiệm đề tài


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ

v
vii

Mở đầu
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Sulfate polysaccharide từ rong lục
1.2. Rong lục chi Ulva và Ulvan

1
4


1.2.1. Rong lục chi Ulva.
1.2.2. Ulvan : Thành phần hóa học, cấu trúc và ứng dụng
1.3. Nanogel
1.3.1. Định nghĩa nanogel
1.3.2.Cơ chế hình thành nanogel
1.3.3. Phương pháp điều chế nanogel
1.4. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của Đề tài
1.4.1. Ngoài nước.
1.4.2. Trong nước.

4
5
11
11
12
13
17
17
25

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
2.2. Phương pháp nghiên cứu.
2.2.1. Phân tích thành phần hóa học chính của các mẫu rong thu thập
được
2.2.2. Xây dựng quy trình tách chiết ulvan polysaccharide từ một loài
rong lục thuộc chi ulva.
2.2.3. . Xây dựng quy trình chuyển hóa các ulvan polysaccharide thành
nano ulvan polysaccharide.

2.2.4. Nghiên cứu cấu trúc hóa học và cấu hình không gian các sản phẩm
ulvan polysaccharide và nano ulvan polysaccharide.
2.2.5. Thử hoạt tính sinh học của các ulvan polysaccharide và nano ulvan
thu được
2.2.6. Đánh giá hiệu quả của việc nano hóa định hướng cho khả năng dẫn

28
28
28
28

4
4

29
31
33
34
37


thuốc
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.
3.1. Thu thập một số loài rong lục thuộc 02 chi ulva hoặc chi

38
38

Enteromorpha và phân tích thành phần hóa học chính của các mẫu rong
thu thập được.

3.2. Xây dựng quy trình tách chiết ulvan polysaccharide từ một loài rong
lục thuộc chi ulva.

43

3.2.1. Phân tích thành phần nguyên liệu
3.2.2. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết polysaccharide

44
44

3.2.3. Tối ưu hóa điều kiện chiết ulvan
3.2.4. Đề xuất quy trình
3.3. Xây dựng quy trình chuyển hóa các ulvan polysaccharide thành
nano ulvan polysaccharide từ một loài rong lục thuộc chi ulva làm

47
50
53

nguyên liệu điều chế chất dẫn thuốc.
3.3.1. Thủy phân ulvan polysaccharide
3.3.2. Axetyl hóa ulvan polysaccharide thủy phân
3.3.3. Phân tích phổ huỳnh quang của AcU và EU
3.3.4. Ảnh hưởng của nồng độ polyme amphiphilic (AcU) lên kích thước
hạt nanogel và thế zeta
3.3.5. Thử nghiệm nanogel ulvan mang curcumin
3.4. Nghiên cứu cấu trúc hóa học và cấu hình không gian các sản phẩm
ulvan polysaccharide và nano ulvan polysaccharide.
3.5. Hoạt tính sinh học của ulvan và Acetyl ulvan (AcU).

3.5.1.Hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định.
3.5.2. Hoạt tính gây độc tế bào.
3.5.3.. Hoạt tính chống oxy hóa.
3.6.Đánh giá hiệu quả của việc nano hóa định hướng cho khả năng dẫn
thuốc.
CHƯƠNG 4. CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

54
57
59
62
63
71
84
84
86
89
90
94
97
100


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
13
C- NMR : Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C
1


H- NMR : Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H
AOAC : Hiệp hội hóa học phân tích
COSY : Phổ tương tác 2 chiều đồng hạt nhân 1H-1H
CS% : % tế bào sống sót
DA : Mức độ acetyl hóa
DPPH : 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl
ESI -MS
Gal
GlcA
GPC

: Phổ khối lượng ion hóa phun mù điện tử
: Galactose
: Glucuronic acid
: Sắc ký thẩm thấu gel

Hela :Ung thư cổ tử cung
Hep-G2 : Ung thư gan người
HMBC : Phổ tương tác dị hạt nhân qua nhiều liên kết
HSQC
IC50
IdoA
IR
J (Hz)
MALDI-MS
Man
MBC
MCF-7
MIC

NCI
NOESY
OD
PIC-NGs

: Phổ tương tác dị hạt nhân qua 1 liên kết
: Nồng độ ức chế 50% đối tượng thử nghiệm
: Iduronic acid
: Phổ hồng ngoại
: Hằng số tương tác
: Phổ khối lượng ion hóa hấp thụ nền laze
: Mannose
: Nồng độ diệt khuẩn tối thiểu
: Ung thư vú người
: Nồng độ ức chế tối thiểu
: Viện Ung thư Quốc gia Hoa kỳ
: Phổ tương tác không gian đồng hạt nhân 1H-1H
: Mật độ quang học

Polyion complex nanogels
Rha : Rhamnose
SAXS : Tán xạ tia X góc nhỏ
SEM : Hiển vi điện tử quét


SP : Sulfate polysaccharide
TFA : Trifluoroacetic acid
TMS : Tetramethylsilane
UL : U lvan chiết từ rong lục Ulva lactuca
AcU : Ulvan acetyl hóa từ UL

UR : Ulvan chiết từ rong lục Ulva reticulata
UroA : Uronic acid
WHO : Tổ chức y tế thế giới
Xyl : Xylose
δ (ppm) : Độ dịch chuyển hóa học


DANH MỤC BẢNG
STT
01

Tên bảng
Trang
Bảng 1.1. Hoạt tính sinh học của polysaccharide dạng ulvan chiết
21

02

từ một số loài rong lục thuộc 2 chi rong Ulva và Chaetomorpha.
Bảng 2.1. Danh sách loài rong địa điểm và thời gian lấy mẫu

28

03

Bảng 2.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết

30

04

05
06
07
08
09
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19

polysaccharide
Bảng 3.1. Các loài rong lục sử dụng làm nguyên liệu sinh học để
điều chế SPs
Bảng 3.2 Thành phần hóa học chính của rong lục
Bảng 3.3 Thành phần polysaccharide của rong lục.
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu suất chiết
polysaccharide.
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu:dung môi đến hiệu
suất chiết polysaccharide.
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của thời gian chiết đến hiệu suất chiết
polysaccharide
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của pH đến hiệu suất chiết polysaccharide
Bảng 3.8. Các yếu tố khảo sát điều kiện chiết tối ưu.
Bảng 3.9. Kết quả thí nghiệm tối ưu hóa theo phương án CCF.

Bảng 3.10 Phân tích phương sai kết quả thí nghiệm tối ưu hóa.
Bảng 3.11. Kết quả xác định khối lượng phân tử của các ulvan
Bảng 3. 12 Ảnh hưởng của nồng độ polyme amphiphilic lên kích
thước hạt và thế zeta của hạt .
Bảng 3.13. Các đỉnh đặc trưng trên phổ IR của AcU và AcU-Cur.
Bảng 3.14 Kết quả phân tích phổ IR của ulvan chiết từ rong ulva
lactuca
Bảng 3.15. Kết quả phân tích phổ 1H và 13C-NMR của UL.
Bảng 3.17. Kết quả thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của
ulvan chiết từ 02 loài rong Ulva reticulata (UR) và Ulva lactuca

38
41
42
45
45
46
47
47
48
49
55
62
67
72
79
85


20


(UL) và AcU.
Bảng 3.17 Kết quả thử độc tính trên các dòng tế bào ưng thư của

88

ulvan chiết từ rong lục Ulva lactuca.
21

Bảng 3.18. Kết quả thử độc tính trên các dòng tế bào ưng thư của
ulvan chiết từ loài rong Ulva reticulata.

88

22

Bảng 3.19 Kết quả thử độc tính trên các dòng tế bào ưng thư của
AcU.

89

22

Bảng 3.20. Kết quả thử hoạt tính chống oxy hóa của ulvan

90


DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
STT

Tên hình và đồ thị
Trang
01 Hình 1.1. Sơ đồ biểu thị sự phân bố các loài rong lục có sulfate
4
polysaccharide
02

Hình 1.2. Cấu trúc chuỗi mạch chính trong ulvan

6

03

Hình 1.3. Cơ chế tạo hydrogel của ulvan qua a) Ca2+ của borate ester
hoặc một phần của b) carboxylate và c) sulfate
Hình 1.4. Nanogel điều chế dựa vào các tương tác tĩnh điện giữa các
polymer
Hình 1.5. Hai phương pháp điều chế nanogel.
Hình 1.6 Nanogel được điều chế từ polymer được biến tính chứa các
gốc kỵ nước

8

04
05
06
07
08
09


10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

Hình 1.7. Quá trình hình thành nanogel CHPOA-PEGSH
Hình 1.8. Cấu trúc hóa học của ulvan từ rong lục Ulva pertusa.
Hình 1.9. Cấu trúc sợi nano được hình thành bởi tác dụng của Ulvan
với PVA poly(vinyl alcohol) / H3BO3/Ca2+ thông qua các liên kết
hydrogel.
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình tách chiết polysaccharide điện tích.
Hình 3.1. Hình ảnh một số loài rong lục
Hình 3.2. Bề mặt đáp ứng của hàm mục tiêu Y (X1=6,0, X4 = 25)
Hình 3.4. Quy trình tách chiết ulvan từ loài rong Ulva lactuca
Hình 3.5. Quá trình tự kết tụ tạo michelle cấu trúc lõi-vỏ
Hình 3.6. Quá trình tự kết tụ tạo nanogel
Hình 3.7 Phổ GPC ulvan thủy phân ở trong thời gian 2 giờ.
Hình 3.8: Phổ GPC ulvan thủy phân ở trong thời gian 6 giờ.
Hình 3.9.Sơ đồ phản ứng axetyl hóa ulvan
Hình 3.10. Phổ 1H NMR mẫu ulvan thủy phân (UL) và ulvan thủy
phân được acetyl hóa (AcU).
Hình 3.11. Phổ 1H NMR mẫu ulvan thủy phân (U) và ulvan thủy


13
14
15
16
20
24

29
40
50
51
53
54
56
56
57
58
59


21

phân được ester hóa (EU).
Hình 3.12. Phổ huỳnh quang kích thích pyrene mẫu Ac.U và EU

61

22

Hình 3.13. Phổ huỳnh quang phát xạ pyrene mẫu AcU và EU


61

23

Hình 3.14. Kích thước hạt nanogel tại các nồng độ Polyme
amphiphilic (AcU) khác nhau.

63

24
25

Hình 3.15 Phổ IR của AcU (xanh), AcU-Cur (đỏ) và Cur (vàng)
Hình 3.16. .Phổ huỳnh quang của curcumin trong nước (Cur-water) và

65
66

26

Curcumin trong nanogel (Cur-Au).
Hình 3.17. Thế zeta của hệ AcU-Cur.

67

27
28

Hình 3.18. Kích thước hạt nanogel AcU-Cur.

Hình 3.19. . Đặc điểm hình thái của nanogel AcU-Cur . a. Ảnh
FESEM. B. Phân bố kích thước hạt curcumin từ ảnh chụp FESEM . C.
ảnh chụp TEM.

68
69

29
30
31
32
33
34
35
36
37

Hình 3.20 Phổ IR của ulvan chiết từ rong ulva lactuca
Hình 3.21. Phổ 1H-NMR của ulvan chiết từ rong ulva lactuca.
Hình 3.22. Phổ 13C-NMR của UL
Hình 3.23. Phổ COSY của UL
Hình 3.24. Phổ HSQC của UL
Hình 3.25. Phổ HMBC của UL
Hình 3.26. Phổ ESI-MS của ulvan UL
Hình 3.27. Phổ ESI-MS/MS của ion mảnh [RhaSO3]- với m/z 243
Hình 3.28. Đồ thị Kratky của dung dịch UR 1% trong nước và trong
NaCl 0,5 M
Hình 3.29. Biểu đồ Guinier của dung dịch UR 1% trong nước
Hình 3. 30 Kết quả thử hoạt tính kháng các dòng vi khuẩn A) E. coli
and B) Pseudomonas aeruginosa và C) Enterobacter cloace của

ulvan chiết từ loài rong Ulva reticulata trên đĩa thạch.
Hình 3..31 Hình ảnh thể hiện sự ức chế các dòng tế bào ung thư a)
HepG2, b) MCF7 và c) Hela của ulvan UL với các nồng độ khác
nhau.
Hình 3.32. Hình chụp curcumin tan trong dung dịch AcU (Au-Cur) và
curcumin tan trong nước (Cur).
Hình 3.33. Ảnh hưởng của thời gian lên khả năng giải phóng

72
73
74
75
77
78
80
81
83

38
39

40

41
42

84
85

87


91
91


43

curcumin.
Hình 3.34. . Hiệu quả gây độc tế bào ung thư gan (HepG2) của

92

DMSO-Cur và AcU-Cur tại các nồng độ curcumin khác nhau
44

Hình 3.35. Hình ảnh thể hiện sự ức chế các dòng tế bào ung thư
HepG2 của AcU-cur với các nồng độ curcumin khác nhau

93


MỞ ĐẦU
Ulvan là dạng sulfate polysaccharide được tách chiết từ một số loài rong lục
thuộc 02 chi rong là Ulva và Enteromorpha. Chúng hòa tan trong nước và được
tạo bởi các thành phần chủ yếu là rhamnose, glucuronic, iduronic acid, xylose và
nhóm sulfate để tạo thành mạch polymer sinh học với disaccharide chính là
ulvanobiuronic acid 3-sulfate dạng A (β-D-GlcA (1 →4) α-L-Rha 3S →1) và
ulvanobiuronic acid 3-sulfate dạng B (α-L-IdoA (1 →4) α-L-Rha 3S →1). Tùy
theo các loài rong khác nhau mà các thành phần trên biến đổi khác nhau và tên gọi
các ulvan theo tên các gốc đường khác nhau như sulfated glucuronoxylorhamnan,

glucuronoxylorhamnogalactan và xyloarabinogalactan.
Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học của ulvan cho thấy tất cả các ulvan chiết
từ các loài rong lục khác nhau thuộc 02 chi rong Ulva và Enteromorpha đều thể
hiện các hoạt tính sinh học sau: chống đông máu, chống oxy hóa, hạ mỡ máu,
chống ung thư, kháng nấm, tăng cường hệ miễn dịch...
Hiện nay, trong lĩnh vực y sinh học các nhà khoa học luôn nỗ lực tìm kiếm các
vật liệu sinh học mới với các tính năng đặc biệt để phục vụ cho việc chữa bệnh và
phục vụ cuộc sống con người. Một trong những vật liệu được quan tâm nghiên cứu
nhiều nhất là các polymer sinh học có nguồn gốc thiên nhiên do khả năng tương
thích sinh học cao và dễ phân hủy sinh học của chúng. Đặc biệt là các
polysaccharide từ các loài rong biển. Trong một vài năm trở lại đây, các nhà khoa
học đã phát hiện ra các sulfated polysaccharide dạng ulvan chiết từ các loài rong
lục, có cấu trúc hóa học tương tự như các glycosaminoglycan (GAGs) của động
vật có vú và chúng có tính chất hóa học tương tự các hyaluronan và choidrotin
sulfate do trong phân tử của chúng có chứa đồng thời nhóm sulfate và glucuronic
acid. Sự có mặt 02 nhóm điện tích này tại các gốc đường khác nhau làm cho các
sulfate polysaccharide dễ dàng tham gia biến đổi hóa học tạo thành các sản phẩm
ulvan có cấu trúc rỗng dạng sợi nano, hạt nano và cấu trúc mạng lưới polymer
hydrogel, tạo nhiều kiểu liên kết ngang khác nhau. Vì vậy chúng có khả năng được


sử dụng nhiều trong lĩnh vực vật liệu dẫn thuốc. Chính vì vậy các nano ulvan
polysaccharide thu nhận từ một số loài rong lục được coi như là nguyên liệu ban
đầu để tạo ra các hệ chất dẫn thuốc khác nhau.
Việc nghiên cứu sử dụng các polyme y sinh có cấu trúc nano làm chất phân
phối thuốc là một trong những ý tưởng có tính đột phá khoa học tuy nhiên mới chỉ
là những nghiên cứu bước đầu nhưng theo dự đoán khả năng áp dụng các nghiên
cứu này bắt đầu có thể triển khai trong tương lai gần.
Nước ta có hơn 3200 km bờ biển với nguồn tài nguyên rong biển rất phong phú
và đa dạng trong đó rong lục mà chủ yếu là các loài thuộc chi Ulva, Caulerpa,

Chaetomorpha, Enteromorpha, Cladophora là nguồn lợi rong biển tự nhiên lớn
nhất với trữ lượng ước tính lên tới hàng ngàn tấn khô/năm. Nguồn tài nguyên này
dường như bị quên lãng và một số loài rong thuộc chi ulva được coi như là một
trong những rác thải của biển gây ô nhiễm môi trường ven biển.
Trong những năm gần đây đã có các công trình nghiên cứu qui trình tách chiết,
thành phần, cấu trúc, hoạt tính, của các chất có hoạt tính sinh học từ một số loài
rong biển Việt Nam, tuy nhiên đối tượng nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các loài
rong thuộc 02 ngành rong nâu và rong đỏ trong khi các nghiên cứu về rong lục rất
ít ỏi. Đặc biệt là các nghiên cứu về về sulfated polysaccharide từ rong lục hầu như
chưa được nghiên cứu. Với sản lượng lên đến 42.000 tấn khô/năm trong đó hàm
lượng sulfated polysaccharide chiếm tới 10 % rong khô, vì vậy rong lục sẽ là
nguyên liệu tiềm năng để sản xuất sulfate polysaccharide ứng dụng trong trong
công nghiệp dược phẩm, thực phẩm. Để có thể khai thác nguồn rong lục nhằm
tăng giá trị kinh tế của nguồn lợi rong biển định hướng cho việc khai thác sử dụng
nguồn lợi rong biển hợp lý ở nước ta thì một trong những yêu cầu cấp thiết được
đặt ra và cần được tiến hành đó là nghiên cứu tách chiết các ulvan có hoạt tính sinh
học từ rong lục cho mục đích ứng dụng trong vật liệu y sinh.
Mục tiêu của đề tài:
- Xây dựng được quy trình tách chiết ulvan Polysaccharide từ loài rong lục thuộc
chi rong Ulva hoặc chi Enteromorpha .
- Đưa ra quy trình chuyển hóa Ulvan polysaccharide thành dạng nano
polysaccharide hướng đến ứng dụng làm chất dẫn thuốc.


Phạm vi nghiên cứu.
a.Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số loài rong xanh sinh trưởng tại vùng
biển Nha Trang –Khánh Hòa.
b. Địa điểm nghiên cứu.
Các thí nghiệm được tiến hành tại Viện nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ

Nha Trang, 2A Hùng Vương – Nha Trang – Khánh Hòa.
Nội dung nghiên cứu của đề tài:
1. Thu thập một số loài rong lục thuộc 02 chi ulva hoặc chi Enteromorpha và phân
tích thành phần hóa học chính của các mẫu rong thu thập được.
2. Xây dựng quy trình tách chiết ulvan polysaccharide từ một loài rong lục thuộc
chi ulva.
3. Xây dựng quy trình chuyển hóa các ulvan polysaccharide thành nano ulvan
polysaccharide từ một loài rong lục thuộc chi ulva làm nguyên liệu điều chế chất
dẫn thuốc.
4. Nghiên cứu cấu trúc hóa học và cấu hình không gian các sản phẩm ulvan
polysaccharide và nano ulvan polysaccharide
5. Thử hoạt tính sinh học của các ulvan polysaccharide và nano ulvan thu được
(tập trung vào hoạt tính chống oxy hóa, chống ung thư và kháng vi sinh vật kiểm
định)
6. Tạo sản phẩm ulvan Polysaccharide từ rong lục
7. Tạo sản phẩm nano ulvan polysaccharide từ ulvan Polysaccharide
8. Đánh giá hiệu quả của việc nano hóa định hướng cho khả năng dẫn thuốc
Ý nghĩa khoa học của đề tài:
Đưa ra số liệu khoa học về hàm lượng, hoạt tính sinh học và một vài dạng cấu
trúc của ulvan và quy trình chiết tách chúng từ một loài rong lục sinh trưởng tại
vùng biển Nha Trang – Khánh Hòa.


Đưa ra quy trình chuyển hóa Ulvan polysaccharide thành dạng nano
polysaccharide hướng đến ứng dụng làm chất dẫn thuốc.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở dữ liệu góp phần mở ra hướng nghiên
cứu và ứng dụng các sulfate polysaccharide từ rong lục ứng dụng làm chất dẫn
thuốc. Các dữ liệu này chính là cơ sở khoa học định hướng cho việc sử dụng hợp
lý nguồn tài nguyên rong biển để tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng.



Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Sulfate polysaccharide từ rong lục
Trên thế giới, các loài rong lục cho sulfate polysaccharide được chia thành
4 nhóm chính [68]:
- Nhóm rong cho ulvan: Bao gồm các loài rong lục thuộc 2 chi Ulva và
Enteromorpha. Từ năm 2000, nhóm rong cho ulvan được gọi chung là chi Ulva
[aebase].
- Nhóm rong cho sulfate rhamnan: Gồm các loài thuộc chi Monostroma,
trong đó có 2 loài đáng chú ý là M. latissimum và M. nitidum.
- Nhóm rong cho sulfate arabinogalactan: Bao gồm các loài rong lục thuộc
chi Codium như C. fragile, C. adhaerens, C. cylindricum…
- Nhóm rong cho sulfate galactan: Bao gồm các loài thuộc chi Caulerpa,
chủ yếu là loài C. cupressoides và C. racemosa.
Theo sơ đồ ở Hình 1.1 cho thấy: nhóm rong lục chứa số lượng lớn các loài
cho SP bao gồm các chi Ulva (38%), Enteromorpha (nay gọi là Ulva) (14%),
Monostroma (14%), Codium (16%), và Caulerpa (11%). Các chi còn lại bao gồm
Capsosiphon, Chaetomorpha, Bryopsis, và Halimeda, chỉ chiếm 7% trong tổng số
(Hình 1.1).


Hình 1.1. Sơ đồ biểu thị sự phân bố các loài rong lục có sulfate polysaccharide
[68]
1.2. Rong lục chi Ulva và Ulvan
1.2.1. Rong lục chi Ulva.
Rong lục là một trong 3 ngành rong chính đã biết hiện nay, chúng tồn tại
trong tự nhiên với số lượng lớn và rất đa dạng về thành phần loài, bao gồm những
chi chủ yếu sau: Enteromorpha, Ulva, Ulothrix, Cladophora, Valonia,
Boergessenia, Caulerpa, Bryopsis, Codium... Trong đó các loài được sử dụng như

là nguồn thức ăn phổ biến thuộc các chi rong lục là Ulva, Enteromorpha,
Caulerpa, Codium [68].
Ở nước ta, nguồn lợi rong lục rất lớn lên tới 152 loài, chủ yếu thuộc về các
chi rong Ulva, Caulerpa, Chaetomorpha, Enteromorpha, trong đó chi Ulva gồm
69 loài trong tổng số 100 loài đã được định danh trên thế giới [2].
Rong lục chi Ulva được cho là rất giàu protein, carbohydrate, vitamins và
các khoáng chất. Trong đó, polysaccharides ngày càng được quan tâm nhiều nhất
do chúng có những tính chất vật lý và hóa học đáng chú ý và có nhiều tiềm năng
ứng dụng trong y sinh học.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có 4 dạng polysaccharide được tìm thấy từ
rong lục chi Ulva bao gồm dạng tan trong nước là Ulvan, dạng không tan trong
nước là cellulose, dạng tan trong kiềm là xyloglucan mạch thẳng và lượng nhỏ
glucuronan [61].
1.2.2. Ulvan : Thành phần hóa học, cấu trúc hóa học và ứng dụng


* Thành phần hóa học và cấu trúc của ulvan
Theo công trình [72], bốn nhóm polysaccharide đặc trưng đã được xác định từ
sinh khối của các loài rong thuộc chi Ulva bao gồm: polysaccharide không tan là
cellulose, hàm lượng thấp hai loại polysaccharide tan trong kiềm là xyloglucan và
glucuronan, và polysaccharide tan trong nước là ulvan. Ulvan được phân bố trong
không gian các thành tế bào tạo nên bởi hệ mạng các sợi cellulose. Trong thân
rong, ulvan đóng vai trò là polymer sinh học duy trì chức năng thẩm thấu cho rong
và độ bền vững thành tế bào rong. Polysaccharide ulvan được cho là tương tác với
các nhóm polysaccharide khác và protein bằng các kiểu liên kết khác nhau [61].
Lahay M. và các CS đã nghiên cứu về ulvan và đã xác định được các đơn vị
lặp đi lặp lại trong cấu trúc của ulvan như sau: [92] [60]
- Cấu trúc ulvanobiuronic được tạo thành bởi các glucuronic acid, iduronic
acid liên kết với sulfated rhamnose, ký hiệu là A3S và B3S:
A3S

:
→4)β-D-GlcAp(1→4)-α-L-Rhap3S(1→
B3S : →4)α-L-IdoAp(1→4)- α-L-Rhap3S(1→
- Cấu trúc ulvan cũng có thể là các ulvanobiose với xylose thay thế các
biuronic liên kết với rhamnose, ký hiệu là U3S vầ U2S,3S:
U3S
:
→4)β
-D-Xylp(1→4)-α-L-Rhap3S(1→
U2S,3S : →4)β-D-Xylp2S(1→4)-α-L-Rhap3S(1→
p là vòng pyranoside của hợp chất.
Tùy vào loài rong Ulva, địa điểm phân bố, điều kiện sinh thái mà trong
thành phần rong còn chứa hàm lượng ít đa dạng các loại saccharide khác. Các
saccharide này ra theo sản phẩm ulvan trong quá trình chiết, làm ảnh hưởng đến
độ tinh sạch cũng như hoạt tính của sản phẩm [20]. Manose, galactose và
arabinose là các saccharide tạp thường xuất hiện trong ulvan. [34] [59] [96, 108]


Hình 1.2. Cấu trúc chuỗi mạch chính trong ulvan [60]
Như vậy, ulvan từ chi rong lục Ulva được tạo nên bởi các các thành phần
chính chủ yếu là Rha, GlcA, IdoA, Xyl và sulfate tạo thành chuỗi các disaccharide
lặp lại với tỉ lệ khác nhau. Cấu trúc chi tiết của các phân tử ulvan từ các loài rong
lục Ulva đã được các nhà khoa học công bố, bao gồm, kiểu liên kết glycoside, sự
sắp xếp các phân tử đường, cách phân nhánh và/hoặc kiểu sulfate hóa. Các chuỗi
oligosaccharide ulvan khác nhau này được tìm thấy trong những polysaccharide có
nguồn gốc từ các loài rong Ulva khác nhau, được giải thích là do chúng bị tác
động bởi các nhân tố sinh lý môi sinh làm ảnh hưởng đến quá trình sinh tổng hợp
của rong. Ví dụ, 2 mẫu ulvan từ rong lục Ulva rigida thu hái được ở quần đảo
Canary-Spain, và Brittany-France, cùng có chung cấu trúc chuỗi dạng -A3s-A3s-, A3s-U3s-, -A3s-U2s,3s- ; khác nhau ở cấu trúc dạng -A3s-U3s-U3s-, -A3s-U2s,3s-U3s-, và
-A3s-U2s,3s-U3s-U3s- đối với mẫu xuất xứ từ quần đảo Canary; còn mẫu từ Brittany

chuỗi cấu trúc có dạng -A2g,3s-U3s và -A2g3s-U2s,3s-. Trong đó U2s,3s là ulvanobiose
2,3-disulfate và A2g,3s gán cho dạng A ulvanobiouronic acid 3-sulfate bị thế ở vị trí
C-2 của Rha 3-sulfate bởi một GlcA (Hình 1.2).
* Các tính chất hóa lý của ulvan
Các nhà khoa học đã chỉ rằng ulvan có cấu trúc đa dạng là do thành phần
hóa học của ulvan rất phức tạp [80]. Tính đều đặn cục bộ của ulvan tự nhiên dựa


vào sự lặp lại của các đơn vị aldobiuronic, được đặt tên là A3s và B3s (Hình 1.2),
tồn tại trong thời gian ngắn gây ra sự tạo thành gel yếu [79]. Cấu trúc đều đặn của
ulvan bền là do tương tác hút và đẩy sinh ra giữa các nhóm chức của ulvan, đặc
biệt là lực tĩnh điện. Ulvan là một polymer mang điện tích âm do trong cấu trúc
của nó chứa nhóm carboxylic và sulfate, độ bền của ulvan phụ thuộc vào độ pH và
nồng độ ion trong dung dịch. Điện tích thực trong ulvan tác động đến hình dạng
của chuỗi polymer và điều khiển quá trình chuyển từ dạng này sang dạng khác của
chuỗi [80]. Về phương diện hóa học, khả năng thay đổi của ulvan là rất rõ ràng
phụ thuộc vào hiệu lực tự nhiên của các nhóm chức. Độ tan và hình thái học của
ulvan tác động sâu đến khả năng phản ứng của nó trong môi trường làm việc.
Ulvan được biết đến là chỉ tan trong nước do nó mang điện tích và bản chất
là có khả năng hút nước cao. Tuy nhiên, dung dịch thu được không trong suốt, cho
thấy dạng tập hợp cực nhỏ của vật liệu polymer không phân tán hoàn toàn trong
dung môi. Chính vì vậy, khi phân tích mẫu ulvan trong dung dịch nước, người ta
thấy sự có mặt của các tập hợp dạng hình cầu được nối với nhau bởi các sợi rất
nhỏ [99]. Chuỗi hạt có cấu trúc siêu vi này thường được tạo thành bởi chất điện
phân cao phân tử trong điều kiện không đủ dung môi [31, 95 ], hoặc là do sự có
mặt nhóm methyl ở monomer rhamnose trong phân tử ulvan với hàm lượng lớn
được cho là nguyên nhân của tính chất kị nước khác thường của polysaccharide
mang điện tích cao [95]. Sự hình thành các tập hợp siêu nhỏ trong dung dịch cũng
không cho phép phân tích được khối lượng chính xác của ulvan, dạng tập hợp
khác nhau ảnh hưởng mạnh đến sự phân bố píc, điều này thường biểu hiện rất rõ

trên sắc đồ của phương pháp đo sắc ký thẩm thấu gel GPC [61].
Ulvan còn có khả năng tạo gel trong nước giống với alginate, khả năng tạo
gel này đặc biệt liên quan đến borate ester, điều kiện tối ưu cho sự tạo thành
hydrogel là khi có mặt của axit boric và ion canxi trong dung dịch với pH = 7,5,
hydrogel tạo thành với độ đàn hồi (storage modulus) khoảng 250Pa. Cơ chế của sự
tạo gel là không tạo mạng hoàn toàn, bắt nguồn từ việc tạo thành borate ester với
ulvan 1,2-diol tiếp theo bằng liên kết ngang qua ion Ca2+. Ion canxi sẽ làm cầu nối
của phức và/hoặc làm cho borate ester trở nên bền hơn (Hình 1.3.a), nhóm sulfate
và carboxylic acid cũng có thể tạo liên kết với ion Ca2+ (Hình 1.3.b,c) góp phần
vào quá trình tạo gel của ulvan [61]


Hình 1.3. Cơ chế tạo hydrogel của ulvan qua a) Ca2+ của borate ester hoặc một
phần của b) carboxylate và c) sulfate [61]
Không phải cấu trúc nào của ulvan cũng có khả năng tạo gel. Trong công trình
[60], nhóm các nhà khoa học đã phân tích phổ 11B và 13C NMR của các mảnh gel
ulvan đã được thủy phân tự động. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở giá trị pH=7.5
(giá trị được cho là tối ưu để hình thành gel ulvan), các đỉnh của phức ulvan-boron
không được quan sát thấy, tương ứng với gel ulvan không được hình thành. Khi
tăng giá trị pH từ 9 trở lên, ta chỉ quan sát thấy phức ulvan-boron đối với ulvan có
cấu trúc A3S. Do đó, ta có thể khẳng định rằng cấu trúc ulvan A3S tham gia vào quá
trình cố định acid boric trong sự hình thành gel ulvan (cấu trúc B3S với đơn vị cấu
trúc lặp lại chứ iduronic acid không tham gia vào quá trình tạo gel) [60].
Các vùng liên kết trong gel gồm bao gồm các liên kết yếu (ví dụ liên kết kém
bền giữa nhóm ester borate và các cation) rất dễ bị bẻ gãy khi xử lý bằng nhiệt. Do
đó, gel tạo thành dễ biến đổi theo nhiệt, chảy thành dung dịch nhớt khi nâng nhiệt
độ lên cao và tái hình thành gel khi hạ thấp nhiệt độ xuống. Cơ tính của gel này
biểu hiện kém khi tiếp xúc với các chất dịch trong cơ thể do quá trình trao đổi
cation Ca2+ (đóng vai trò duy trì mạng lưới liên kết giữa các anionic
polysaccharide) với các cation Na+, K+ có mặt trong các dịch trong cơ thể. Do đó,

ứng dụng gel này trong kỹ thuật mô tương đối hạn chế bởi tính bất ổn cơ học và
khó có thể kiểm soát được khả năng hòa tan của ulvan ở các điều kiện sinh lý khác
nhau của cơ thể [9, 23].


*Ứng dụng của ulvan.
Với cấu trúc polysaccharide đặc biệt, ulvan là đối tượng polymer mới mang
nhiều hoạt tính sinh học và chức năng thú vị, có tiềm năng ứng dụng trong các lĩnh
vực: thực phẩm, y dược, hóa học nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản [59].
Đối với ngành sản xuất hóa chất, sinh khối ulvan là nguồn cung cấp các gốc
đường hiếm, tiền chất để sản xuất các hóa chất tinh sạch [122]. Polysaccharide
ulvan được cấu thành chủ yếu bởi các monomer rhamnose và biuronic acid.
Rhamnose là loại monomer tương đối khó tìm trong các hợp chất tự nhiên.
Rhamnose từ ulvan chiết từ Monostroma (Codiolales) là tiền chất để tổng hợp
hương thơm. Rhamnose còn được thêm vào mỹ phẩm chăm sóc da với tác dụng
tăng cường tổng hợp collagen, tăng độ đàn hồi, độ sáng của làn da. Trong ứng
dụng y dược, L-rhamnose là thành phần thiết yếu của kháng nguyên bề mặt của
nhiều loại vi khuẩn, được nhận diện bởi các lectin động vật có vú. Ulvan còn là
nguồn cung cấp tiềm năng acid iduronic, dạng đường được tìm thấy trong tổng
hợp heparin (có hoạt tính chống huyết khối), một loại glycosaminoglycan ở động
vật có vú. Quá trình tổng hợp iduronic acid phải qua nhiều bước rất tốn kém. Do
đó, tách chiết iduronic acid từ tự nhiên như ulvan là hướng đi đầy tiềm năng cần
khai thác.
Bên cạnh monomer, ulvan oligomer và polymer cũng đã được nghiên cứu về
những ứng dụng tương ứng với hoạt tính sinh học của chúng. Nhiều công trình
khác nhau đã cho thấy ulvan dạng oligomer và polymer thể hiện các hoạt tính
chống ung thư, hoạt tính tăng cường hệ miễn dịch, hoạt tính kháng một số chủng
virus cúm, hoạt tính chống đông tụ máu. Trong nghiên cứu [14], rhamnan,
rhamnose, oligomer từ các desulfated polysaccharide có cấu trúc tương tự như
ulvan chiết từ Monostroma đã được sử dụng trong điều trị loét dạ dày. Hoạt tính

tương tự ở ulvan đã được thử nghiệm trên chuột. Kết quả kiểm nghiệm phát hiện
sự tiết ra các hợp chất mucin (glycoprotein cao phân tử) trong ruột của chuột nhằm
bảo vệ niêm mạc ruột. Ulvan cũng thể hiện hoạt tính chống oxy hóa, thuyên giảm
sự nhiễm độc gan khi kháng acetaminophen, chất gây độc gan khi thử nghiệm trên
chuột bạch tạng.
Nhiều công trình đi vào nghiên cứu tác dụng của ulvan lên hệ tiêu hóa con
người. Ulvan thuộc nhóm chất xơ tiêu hóa, cấu trúc của chúng không bị phân hủy
bởi các enzyme nội sinh của con người. Là một chất xơ tiêu hóa có đặc điểm trữ


nước ấn tượng, ulvan đóng vai trò là chất tạo khối phân, ngăn ngừa các bệnh lý
liên quan đến rối loạn các chức năng vận chuyển đường ruột [74]. Ulvan còn tham
gia điều chỉnh các quá trình chuyển hóa lipid khi cho thấy tác dụng hạ thấp nồng
độ mỡ trong máu ở chuột. Nồng độ lipoprotein cholesterol tỷ trọng cao giảm, nồng
độ lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp và triglyceride tăng là những nguy cơ gây
ra các bệnh về tim mạch như xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não. Ulvan và
các oligosaccharide dẫn xuất làm giảm đáng kể nồng độ cholesterol tổng,
cholesterol tỷ trọng thấp và triglyceride cũng như tăng nồng độ cholesterol tỷ
trọng cao trong máu.
Mặc dù các nghiên cứu được tiến hành với mục đích điều chế thức ăn dinh
dưỡng cho con người, các kết quả cũng đã được ứng dụng làm thực phẩm bổ sung
chức năng trong chăn nuôi gia súc và nuôi trồng thủy sản. Quá trình xử lý sinh
khối các rong lục thuộc bộ Ulvales bằng enzyme đã hỗ trợ thủy phân ulvan thành
oligosaccharide, tăng hàm lượng protein trong sản phẩm, mang đến hiệu quả kích
thích hệ miễn dịch động vật, giúp kháng nhiều loại bệnh. Ulvan chiết từ rong Ulva
rigida kích thích các đại thực bào, tăng sức chống chịu ở cá. Một sáng chế trong
thời gian gần đây mô tả kết hợp ulvan dạng nano với đất sét, tạo ra sản phẩm khử
độc thức ăn cho gia súc. [56]
Trong trồng trọt, không nhiều các công trình về ứng dụng của ulvan được
công bố. Bên cạnh làm phân bón, ulvan còn được nhắc đến làm thuốc xịt phòng

trừ bệnh ở cây. Cây họ đậu Medicago truncatula sau khi được phun xử lý bằng
dịch chiết ulvan, đã kháng lại loài nấm gây bệnh Colletrichum trifolii. Một số tài
liệu khác công bố hiệu quả của ulvan lên khả năng cố định đạm ở rễ cây, thúc đẩy
tăng trưởng. Với đặc tính trao đổi ion kim loại nhờ có các gốc anion sulfate và
carboxylic, ulvan đang được nghiên cứu làm chất chỉ thị sinh học, xác định mức
độ ô nhiễm kim loại nặng ở các vùng biển duyên hải. Các nhà khoa học đang
nghiên cứu khả năng trao đổi ion một cách có chọn của polysaccharide nhằm tăng
hiệu quả xử lý kim loại nặng trong nước thải công nghiệp cũng như tăng hàm
lượng khoáng chất trong đất trồng, thức ăn chăn nuôi [35].
Tính chất tạo gel đặc biệt của ulvan mang đến tiềm năng ứng dụng đa dạng.
Để duy trì cấu trúc, gel cần được kiểm soát duy trì hàm lượng cation, pH và nhiệt
độ. Gel ulvan đã được nghiên cứu biến tính nhằm tăng cường độ bền cơ học, tăng
khả năng bắt dính phân tử chất mang. Với các ứng dụng làm chất dẫn thuốc, băng


vết thương nhả thuốc, gel ulvan biến tính cần được nghiên cứu sâu hơn để kiểm tra
độ ổn định, độ chính xác trong nhả thuốc [62].
1.3. Nanogel.
Nhiều năm trở lại đây, công nghệ nano được ứng dụng rộng rãi trong
nghiên cứu điều chế các hệ mang thuốc. Ngành công nghệ này đã đưa ra các
phương pháp hữu hiệu giúp mang tải các tác nhân có hoạt tính sinh học đến các vị
trí cần thiết và trong thời gian mong muốn. Kích thước nano của các hệ mang
thuốc thể hiện nhiều ưu điểm có thể kể đến như: thúc đẩy khả năng hòa tan của
thuốc có tính chất kỵ nước, hiệu quả trong truyền dẫn thuốc đến tế bào ung thư,
tăng cường độ ổn định và tính bền vững của thuốc điều trị trước sự phân hủy do
các tác nhân hóa học hay enzyme cũng như là thuyên giảm các tác dụng phụ trong
gây độc tế bào. Nhiều loại hệ mang thuốc có kích thước nano khác nhau đã được
báo cáo bao gồm micelle của các polymer, liposome, sol-gel, hydrogel … [51]. Kể
từ khi hydrogel được tìm thấy, nhiều nỗ lực nghiên cứu trên hệ gel này nhằm nhân
rộng khả năng ứng dụng của nó trong đời sống, đặc biệt trong các lĩnh vực y sinh.

Gel ở đây được xem như là một dạng vật liệu mềm, mang tính chất của cả chất rắn
lẫn dịch lỏng. Độ tương thích sinh học của chúng được cho là đến từ thành phần
nước trong gel khá lớn và sức căng bề mặt thấp trong khi cấu trúc lỗ xốp cho tính
tải cao và đặc tính trương nở giúp kiểm soát khả năng nhả thuốc.
1.3.1. Định nghĩa nanogel [ 51]
Nanogel là một mạng lưới ba chiều có kích thước dưới micrometer được
tạo thành bởi các polymer liên kết đan xen với nhau. Theo một định nghĩa khác,
nanogel là 1 dạng hydrogel cụ thể chứa các không gian có kích thước nanometer,
nên chúng sở hữu đồng thời tính chất của một hydrogel và của một hạt nano. Các
hạt nanogel này được phân loại trong ngành vật liệu thuộc hạt nanopolymer, bên
cạnh các hạt nano lipid và hạt nano vô cơ. Nanogel có thể được điều chế từ trực
tiếp polymer hoặc bằng cách polymer hóa hỗn hợp các monomer. Yếu tố tiên
quyết trong quy trình điều chế nanogel đó là công đoạn tạo các liên kết ngang, bao
gồm liên kết vật lý và liên kết hóa học. Nanogel có một tính chất đặc biệt đó là khả
năng hấp thụ một lượng lớn nước và các dịch sinh học trong khi vẫn duy trì cấu
trúc của mình. Điều này được lý giải là do sư có mặt của các nhóm ưa nước như OH, CONH-, -CONH2- và SO3H trên polymer và các liên kết ngang trong thành


phần nanogel giúp chúng chỉ bị trương nở thay vì bị hòa tan trong nước. Với tính
chất đặc biệt này, nanogel là ứng cử viên đầy hứa hẹn, mang tính ứng dụng rộng
rãi trong nhiều lĩnh vực. Nhiều công trình cho thấy nanogel là chất mang thuốc lý
tưởng nhờ hiệu suất mang thuốc cao, ổn định bền vững trước các tác nhân môi
trường tiếp xúc (ví dụ như các lực tương tác ion, pH, nhiệt độ).
1.3.2.Cơ chế hình thành nanogel
Tương tác vật lý
Tương tác vật lý giữa các polymer bao gồm 2 loại tương tác: tương tác Van
der Waals và tương tác tĩnh điện. Nanogel được hình thành bằng tương tác vật lý
giữa các chuỗi polymer cung cấp một hệ bề mặt có khả năng bắt lấy các hợp chất
có hoạt tính sinh học khác nhau, đặc biệt là các thuốc điều trị có tính kỵ nước và
các đại phân tử sinh học. Việc hình thành các liên kết ngang vật lý của nanogel

thường được diễn ra trong dung môi nước trong điều kiện phản ứng thường. Các
yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành nanogel như giá trị pH, lực tương tác ion,
nhiệt độ nên được kiểm soát chặt chẽ để quá trình điều chế đạt kích thước hạt
nanogel như mong muốn. Một số yếu tố ảnh hưởng khác không thể không kể đến
như cấu trúc của vật liệu polymer, bản chất các block trên polymer, chiều dài các
block. [129]
Liên quan đến tính chất amphiphilic
Như chúng ta đã biết, đối với các polymer vừa có cả phần ưa nước vừa có
cả phần kỵ nước, chúng có khả năng tự kết tụ ở các điều kiện thích hợp để tạo nên
các micelle với cấu trúc lõi-vỏ. Lớp vỏ ưa nước bên ngoài giúp kéo dài khả năng
tuần hoàn của hạt nanogel trong dịch thể trong khi lõi kỵ nước cho phép chúng
mang tải hiệu quả các loại thuốc. Để giải thích chi tiết hơn, lớp vỏ ưa nước bên
ngoài không những có chức năng như một rào cản ngăn cản sự tác động từ các
protein và các mô của cơ thể mà còn bảo vệ nanogel tránh bị nhận ra và opsonine
hóa bởi các hệ thống thực bào. [21, 76]. Trong khi đó, nhân kỵ nước cho phép tải
thuốc điều trị thông qua các tương tác kỵ nước và các tương tác tĩnh điện, và các
nhân này thể hiện tính chất động dược học như hiệu quả mang thuốc và nhả thuốc
[65,66, 25]. Tuy nhiên, cấu trúc lõi-vỏ của nanogel hình thành dựa trên các tương
tác kỵ nước thông thường thì tương đối kém bền, đặc biệt khi chúng được đưa vào
trong cơ thể con người. Còn các nanogel hình thành do các amphiphilic polymer


×