Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Phân tích đầu tư cho hoạt động văn hóa, thể thao của sở văn hóa và thể thao tỉnh ninh bình giai đoạn 2014 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ CHO HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA, THỂ
THAO CỦA SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO TỈNH NINH BÌNH

GIAI ĐOẠN 2014 - 2016

NGUYỄN TUẤN ANH

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ CHO HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA, THỂ
THAO CỦA SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO TỈNH NINH BÌNH

GIAI ĐOẠN 2014 - 2016
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ NGÀNH: 8340301

HỌC VIÊN: NGUYỄN TUẤN ANH
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN ĐÌNH KIỆM

HÀ NỘI - 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kì công trình nào khác.
Học viên

Nguyễn Tuấn Anh


LỜI CẢM ƠN

Để có được luận văn này, với lòng biết ơn sâu săc em xin gửi lời cảm
ơn chân thành đến TS. Nguyễn Đình Kiệm, thầy đã trực tiếp hướng dẫn và
giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
này.
Đồng thời em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong Khoa
đào tạo Sau đại học – Viện Đại học Mở Hà Nội, đã truyền đạt những kiến
thức quý báu cho em trong suốt thời gian em học tập ở trường.
Cuối cùng, em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã
luôn động viên giúp đỡ trong suốt thời gian qua.
Hà Nội ngày 18 tháng 30 năm 2018
Học viên

Nguyễn Tuấn Anh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................... 6
1. Cơ sở lý luận về đầu tư và đầu tư cho hoạt động VH&TT ......................... 6
1.1 Khái niệm đầu tư ....................................................................................... 6
1.1.1 Phân loại đầu tư ...................................................................................... 8
1.1.2 Nguồn vốn đầu tư ................................................................................... 14
1.1.3 Nguồn vốn trong nước ........................................................................... 14
1.1.3 Nguồn vốn nước ngoài ........................................................................... 17
1.2. Quản lý nhà nước về đầu tư ..................................................................... 19
1.3 Đầu tư cho văn hóa và thể thao ................................................................. 20
1.3.1 Văn hóa và đầu tư cho văn hóa .............................................................. 20
1.3.2 Thể thao .................................................................................................. 36
KẾT LUẬN CHƯƠNG I ................................................................................ 45
CHƯƠNG II .THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA NGÀNH VĂN
HÓA VÀ THỂ THAO TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2014 -2016……..46
2.1 Giới thiệu tỉnh Ninh Bình và Sở VHTT tỉnh Ninh Bình .......................... 46
2.1.1 Giới thiệu tổng quan tỉnh Ninh Bình ..................................................... 46
2.1.2 Giới thiệu tổng quan Sở VHTT tỉnh Ninh Bình .................................... 51
2.2 Các công trình thể thao và văn hóa tỉnh Ninh Bình .................................. 66
2.2.1 Các công trình thể thao và các hoạt động thể thao tỉnh Ninh Bình ....... 66
2.2.2 Các công trình văn hóa và hoạt động văn hóa tỉnh Ninh Bình .............. 70
2.3 Đầu tư cho văn hóa của Sở giai đoạn 2014 - 2016 ................................... 73
2.3.1 Tổng kinh phí đầu tư từ ngân sách cho ngành văn hóa thuộc Sở VHTT
tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2014 - 2016............................................................. 73
2.3.2 Phân tích về cơ cấu đầu tư cho lĩnh vực văn hóa ................................... 74
2.3.3 Phân tích tốc độ đầu tư cho lĩnh vực văn hóa ........................................ 75
2.4 Đầu tư cho hoạt động thể thao của Sở giai đoạn 2014 - 2016 .................. 76


2.4.1 Tổng kinh phí đầu tư từ ngân sách cho ngành Thể thao thuộc Sở
VHTT tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2014 - 2016 ................................................. 77

2.4.2 Phân tích về cơ cấu đầu tư cho lĩnh vực Thể thao ................................. 77
2.3.3 Phân tích tốc độ đầu tư cho lĩnh vực thể thao ........................................ 78
2.5 Tổng kinh phí đầu tư cho hoạt động thường xuyên của tỉnh cho việc quản
lý và vận hành hoạt động văn hóa và thể thao tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2014 2016 ................................................................................................................. 79
2.6 Nguồn nhân lực duy trì hoạt động và phát triển của hai lĩnh vực văn hóa
và thể thao của Ninh Bình giai đoạn 2014 - 2016........................................... 81
KẾT LUẬN CHƯƠNG II ............................................................................... 97
CHƯƠNG III GIẢI PHÁP DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH VĂN
HÓA VÀ THỂ THAO TỈNH NINH BÌNH .................................................... 98
3.1 Một số giải pháp bảo tồn và phát triển văn hóa thể thao của tỉnh Ninh
Bình ................................................................................................................. 99
3.1.1 Một số giải pháp bảo tồn và phát triển văn hóacủa tỉnh Ninh Bình ...... 99
3.1.2 Một số giải pháp bảo tồn và phát triển TDTT của tỉnh Ninh Bình .... 101
3.2 Xã hội hóa hoạt động văn hóa và thể thao của tỉnh Ninh Bình ........... 105
3.3 Kết hợp đầu tư cho văn hóa và thể thao với du lịch ............................. 109
3.4 Nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa ............................................... 110
3.5 Nâng cao chất lượng hoạt động thể thao ............................................... 111
3.6 Hoàn thiện cơ sở vật chất, kỹ thuật trong hoạt động văn hóa và thể thao
..................................................................................................................... 112
KẾT LUẬN CHƯƠNG III.......................................................................... 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 120


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Bình ................................................. 46
Hình 2.2. Đồ thị so sánh tổng mức đầu tư của ngành văn hóa, Thể thao và đầu
tư cho đào tạo của ngành VHTT tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2014 - 2016 ....... 79
Hình 2.3. Hình ảnh cố đô Hoa Lư ................................................................... 87
Hình 2.4. Hình ảnh đại diện Tam cốc bích động ............................................ 88



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: cơ sở hạ tầng của tỉnh Ninh Bình đến năm 2016 ........................... 68
Bảng 2.2 Lĩnh vực đầu tư và tổng kinh phí đầu tư cho văn hóa qua các năm
2014 - 2016...................................................................................................... 74
Bảng 2.3: Tổng kinh phí đầu tư cho lĩnh vực văn hóa qua các năm 2014 2016 ................................................................................................................. 77
Bảng 2.4. Tổng kinh phí đầu tư cho lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực thể thao
của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2014 - 2016 ...................................................... 78
Bảng 2.5. Kinh phí đầu tư cho hoạt động thường xuyên quản lý vận hành hoạt
động VH&TT .................................................................................................. 80
Bảng 2.6: Bảng thống kê nguồn lực lao động của Sở VH&TT ở thời điểm
hiện tại ............................................................................................................. 82
Bảng 2.7: Bảng thống kê số lao động trong TT&VV ở 2 thành phố và 6 huyện
của tỉnh Ninh Bình .......................................................................................... 83


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ và câu đầy đủ

ODA

Quỹ hỗ trợ phát triển

UNESCO

Tổ chức văn hóa và thể thao của Niên hợp quốc

TDTT


Thể dục thể thao

HCM

Hồ Chí Minh

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

ARISF

Ủy ban Olympic quốc tế về cơ vua

IOC

Tổ chức Kỷ lục Quốc tế

PPP

Hợp đồng hợp tác

BBC

đầu tư theo hình thức hợp đồng

CLB TDTT

Câu lạc bộ thể dục và thể thao


VĐV

Vận động viên

KWA

Kilowatt

NQCP

Nghị quyết chính phủ

NQTW

Nghị quyết trung ương


MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Ninh Bình nằm ở cực Nam đồng bằng Bắc Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Nam
Định và Hà Nam, phía Đông Nam giáp biển Đông, phía Tây và Tây Nam giáp
tỉnh Thanh Hoá, phía Tây và phía Đông Bắc giáp tỉnh Hoà Bình. Ninh Bình
có đủ cả rừng, biển, trung du, miền núi và đồng bằng. Ninh Bình nối miền
Bắc và miền Trung bởi dãy Tam Điệp hùng vĩ. Cách Hà Nội 93km về phía
Nam, là nơi tiếp nối kinh tế, văn hóa, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng
núi rừng Tây Bắc. Được thiên nhiên ưu đãi với sự kỳ thú của thiên nhiên với
những danh lam thắng cảnh đẹp, đa dạng như vườn Quốc gia Cúc Phương,
khu hang động Tam Cốc – Bích Động, khu Địch Lộng, Vân Long…cùng với
bề dày lịch sử như Cố đô Hoa Lư, quần thể Nhà thờ đá Phát Diệm, chùa Non

Nước, phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn… đã để lại cho Ninh Bình nhiều
danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử, văn hóa đặc sắc. Với vị trí địa lý thuận
lợi, tài nguyên du lịch phong phú, hệ thống cơ sở dịch vụ du lịch đang được
đầu tư khá đồng bộ là những nên tảng cơ bản để thu hút khách du lịch tới
Ninh Bình, đưa tỉnh trở thành địa bàn du lịch quan trọng của vùng Bắc Bộ và
cả nước [1].
Ninh Bình cũng nằm trong quy hoạch chiến lược phát triển du lịch Việt
Nam. Ninh Bình đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Các
cơ chế, chính sách pháp luật về phát triển du lịch luôn được quan tâm đổi mới
hoàn thiện để tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý, phát triển du lịch, xúc tiến
đầu tư và quảng bá hình ảnh du lịch Ninh Bình.
Ngoài những thuận lợi được liệt kê ra ở trên về thiên nhiên và các di
tích cổ xưa. Ninh Bình cũng có bề dày lịch sử và văn hoá, đặc biệt là văn hoá
dân gian. Do đặc điểm địa lý tính tiếp giáp với nhiều vùng miền nên văn hoá
1


truyền thống Ninh Bình vừa có nét riêng bản địa, vừa mang sắc thái vùng
miền do yếu tố hội tụ, giao thoa của các nền văn minh, văn hoá trên tích
hợp. Đây là vùng địa lịch sử, địa văn hoá, đã một thời là vùng đất thiêng - địa
chính trị của quốc gia Đại Cồ Việt.
Di sản văn hoá Ninh Bình, trong đó có văn hoá dân gian, hình thành rất
sớm, đồng hành và trải dài suốt tiến trình lịch sử dân tộc, từ thời đá cũ đến
thời kỳ Bắc thuộc cho tới ngày nay. Di sản văn hoá dân gian ở Ninh Bình tập
trung khá đậm đặc ở các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Tam Điệp, Yên
Mô, là những vùng đất cổ. Còn hai huyện Yên Khánh và Kim Sơn là những
vùng đất mới hình thành, nên di sản văn hoá dân gian ở đây có phần thưa nhạt
hơn các vùng trên. Ninh Bình có ngót 92 vạn dân, trong đó có tới hơn 200
ngàn người Mường. Vì vậy, văn hoá Mường cũng là một bộ phận đáng kể
trong di sản văn hoá Ninh Bình. Những huyền thoại, huyền tích ở đây lý giải

sự ra đời của người Mường, các bản làng, các tộc Mường, cùng những phong
tục tập quán, sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng của họ. Nghiên cứu văn hoá, nhất
là văn hoá dân gian- văn hoá truyền thống Ninh Bình, không thể không
nghiên cứu văn hoá Mường trên dải đất này. Có lẽ không sai khi cho rằng,
những tộc người đầu tiên khai sơn phá thạch dựng cơ đồ trên dải đất cổ xưa
nhất của Ninh Bình là người Mường.
Ninh Bình còn là vùng quê có vốn ca nhạc cổ truyền nằm trong những
sinh hoạt ca nhạc cổ của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Những dịp làng quê mở hội
truyền thống, cùng với các đám rước, có phường bát âm tấu những bài lưu
thuỷ, bình bán, kim tiền, có múa rồng, múa lân, múa sư tử, kéo chữ, đánh đu,
đấu vật chọi gà... Nhiều thể loại ca hát - diễn xướng dân gian cùng với nhiều
lễ hội cổ truyền mang đậm sắc thái văn hoá cư dân lúa nước đồng bằng Bắc
Bộ. Tiêu biểu nhất là hát - diễn chèo, tuồng, múa rối, hát ru, cò lả, hát xẩm,
hát văn, ca trù, đối đáp giao duyên... Ninh Bình cũng là cái nôi của hát - diễn
chèo từ thời vua Đinh.
2


Văn hóa đang hằng ngày, hằng giờ đồng hành với đời sống nhân dân và
là một phần không thể thiếu của xã hội. Nó đóng vai trò quan trọng đối với
đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, ... của đất nước. Để bảo tồn và
phát triển văn hóa cần hội tụ đầy đủ các yếu tố: cơ sở vật chất, bộ máy tổ
chức, nhân sự, quy chế hoạt động, nguồn kinh phí, …
Thể thao là một hoạt động văn hoá xã hội đặc biệt, thể dục thể thao có
vai trò độc đáo và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, phấn chấn tinh thần, rèn
luyện ý chí, tăng cường thể chất và phong phú cuộc sống. Có thể tin rằng, vị
thế của thể dục thể thao trong cuộc sống xã hội sẽ ngày càng quan trọng,
"chức năng chất xúc tác" đối với phát triển kinh tế xã hội cũng sẽ ngày càng
rõ rệt. Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì vai trò của Thể dục thể
thao ngày càng được nâng cao. Đối với các nước phát triển, việc tập luyện

Thể dục thể thao được diễn ra hàng ngày một cách khoa học và trở thành một
điều thiết yếu trong cuộc sống.
Đánh giá một xã hội vững vàng hay không người ta xét qua ba tiêu chí:
sức mạnh kinh tế, sức mạnh quốc phòng và sức mạnh tinh thần nghị lực quốc
gia. Người ta nhận thấy cơ sở của ba sức mạnh đó phải dựa trên nền tảng của
một xã hội khoẻ mạnh về tinh thần, lối sống. Để có xã hội khoẻ mạnh, tổ chức
động viên giáo dục và quản lý mọi thành viên trong xã hội tham gia vận động
rèn luyện thân thể, tăng cường sức khỏe ở mọi đối tượng, giới tính, độ tuổi,
ngành nghề thể thao theo phương châm vận động suốt đời như Bác Hồ dạy.
Việc tăng cường sức khỏe thể lực của con người do ngành TDTT đảm nhiệm.
Trong quá trình phát triển xã hội, do công cụ sản xuất thay đổi nhờ KHKT
công nghệ, sức lao động chân tay đơn giản vốn là phương tiện chính để sản
xuất đã dần thay đổi. Vào xã hội công nghiệp xã hội kinh tế tri thức, con
người đã dần thay sức lao động bằng thể lực chân tay đơn thuần bằng máy
3


móc cơ giới hoá tự động hoá. Nhất là sau hơn 100 năm xã hội công nghiệp
bước vào kinh tế tri thức, con người đã thay đổi rất lớn phương thức lao động
bằng thể lực chân tay đơn thuần theo phương thức hoàn toàn mới [2].
Từ vai trò và tầm quan trọng của văn hóa và thể dục thể thao trong đời
sống kinh tế, Xã hội của Tỉnh Ninh Bình. Tỉnh đã thành lập sở Văn hóa và
Thể thao với chức năng là cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân
tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý về
văn hóa và thể dục thể thao của Tỉnh. Là một cán bộ trong Sở với những kiến
thức đã được học trong chuyên ngành Quản trị và Kinh doanh, tôi mong
muốn có những nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực đầu tư cho lĩnh vực văn
hóa và thể thao của Tỉnh trong giai đoạn 2014- 2016. Từ những phân tích hoạt
động đầu tư của ngành, chúng ta có thể thấy được những mặt tốt và mặt chưa
tốt, thuận lợi và khó khăn, những ưu nhược điểm của ngành để từ đó vạch ra

chiến lược hay đề xuất các giải pháp để bảo tồn và phát triển Sở về hai lĩnh
vực được Tinh giao phó. Với lý do trên, tôi đề xuất tên đề tài nghiên cứu luận
văn” Phân tích đầu tư cho hoạt động văn hóa, thể thao của Sở Văn hóa và
thể thao Tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2014 – 2016”
Mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng đầu tư cho văn hóa và Thể thao trong
giai đoạn 2014 - 2016 và từ đó đề xuất các giải pháp phát triển các mục
tiêu của ngành trong giai đoạn mới.
Câu hỏi nghiên cứu:
1. Thực trạng đầu tư cho hoạt động văn hóa, thể thao của Sở Văn hóa và
Thể thao tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn 2014 – 2016 đã đáp ứng được
yêu cầu của Sở và của Tỉnh chưa?

4


2. Giải pháp nào có thể giúp khắc phục được những yếu kém trong đầu tư
cho Văn hóa, thể thao của Sở trong giai đoạn trước và phát triển trong
tương lai?
Nội dung nghiên cứu:
1. Nghiên cứu tổng quan tài liệu về đầu tư và vai trò của đầu tư cho văn
hóa và thể thao trong đời sống và các hoạt động kinh tế liên quan
2. Nghiên cứu thực trạng về đầu tư của Tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn
2014 – 2016
3. Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục các điểm yếu kém, tồn tại của
Sở và các giải pháp duy trì, bảo tồn và phát triển ngành trong giai đoạn
tiếp theo.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng: hoạt động văn hóa và thể thao trong tỉnh Ninh Bình
+ Phạm vi nghiên cứu: Phân tích đầu tư cho hoạt động văn hóa và thể thao
Tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2014 – 2016.

Phương pháp nghiên cứu:
1. Nghiên cứu tài liệu về các lý thuyết cơ bản của lĩnh vực đầu tư, nghiên
cứu về thể thao, về văn hóa
2. Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến tài chính, nhân lực, điều kiện tự
nhiên xã hội có liên quan tới đề tài.
3. Thu thập các số liệu về đầu tư cho văn hóa và thể thao của Tỉnh Ninh
Bình.
4. Phân tích, tổng hợp, đánh giá các số liệu liên quan tới đầu tư cho hoạt
động văn hóa, thể thao của Tinh Ninh bình.

5


CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Cơ sở lý luận về đầu tư và đầu tư cho hoạt động văn hóa và thể thao
1.1.

Khái niệm đầu tư

Thuật ngữ “đầu tư” có thể được hiểu đồng nghĩa với “sự bỏ ra”, “sự hy
sinh”. Từ đó, có thể coi “đầu tư”là sự bỏ ra, sự hy sinh những cái gì đó ở
hiện tại ( tiền, sức lao động, của cải vật chất, trí tuệ ) nhằm đạt được những
kết quả có lợi cho người đầu tư trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã
bỏ ra.
Đầu tư theo nghĩa rộng có nghĩa là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để
tiến hành các hoạt động nào đó nhằm đem lại cho nhà đầu tư các kết quả
nhất định trong tương lai mà kết quả này thường phải lớn hơn các chi phí
về các nguồn lực đã bỏ ra. Nguồn lực bỏ ra có thể là tiền, là tài nguyên
thiên nhiên, là tài sản vật chất khác hoặc sức lao động. Sự biểu hiện bằng

tiền tất cả các nguồn lực đã bỏ ra trên đây gọi là vốn đầu tư .
Các nguồn lực bỏ ra có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, tài
sản vật chất khác. Còn Những kết quả của đầu tư đem lại là sự tăng thêm
tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường xá, của cải vật
chất khác), tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học kỹ
thuật,... của người dân). Các kết quả đã đạt được của đầu tư đem lại góp
phần tăng thêm năng lực sản xuất của xã hội. Những kết quả đã đạt được ở
trên đây có vai trò quan trọng trong mọi lúc, mọi nơi, đối với cả người bỏ
vốn và nền kinh tế. Những kết quả này không chỉ riêng người đầu tư mà cả
nền kinh tế được hưởng.

6


Đầu tư theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các
nguồn lực ở hiện tại nhằm đêm lại cho nền kinh tế - xã hội những kết quả
trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó.
Từ đây có khái niệm về đầu tư như sau: Đầu tư là hoạt động sử dụng các
nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản
xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và
lợi ích kinh tế xã hội [13].
Theo luật đầu tư [4] thì, Đầu tư là việc một hoặc nhiều cá nhân tổ chức
sử dụng nguồn tiền, đất đai hoặc các tài sản khác có giá trị để thực hiện một
hoặc nhiều hoạt động kinh tế nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận. Mục đích lợi
nhuận là yếu tố quan trọng mà các nhà đầu tư hướng đến khi thực hiện hoạt
động đầu tư.
Khái niệm đầu tư đôi khi cũng gây ra sự nhầm lẫn đối với những người
mới tiếp xúc với môn kinh tế vĩ mô. Sự lẫn lộn nảy sinh vì cái có vẻ là đầu tư
của cá nhân lại không phải là đầu tư của nền kinh tế với tư cách là một tổng
thể.

Quy tắc chung là những hành vi mà chỉ là tái phân phối lại tài sản hiện có
giữa các cá nhân không được coi là đầu tư với nền kinh tế. Khái niệm đầu tư
trong kinh tế vĩ mô gắn với việc tạo ra tư bản mới [19].
Theo Luật Đầu tư Số: 59/2005/QH11, ngày 29 tháng 11 năm 2005 thì
đầu tư được định nghĩa là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu
hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo
quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

7


Theo cách hiểu chung nhất, có thể định nghĩa : Đầu tư là việc xuất vốn
hoạt động nhằm thu lợi. Theo định nghĩa này mục tiêu là các lợi ích mà
nhà đầu tư mong muốn mà phương tiện của họ là vốn đầu tư xuất ra.
Như vậy, nếu xem xét trên giác độ đầu tư thì đầu tư là những hoạt động sử
dụng các nguồn lực hiện có để làm tăng thêm các tài sản vật chất, nguồn
nhân lực và trí tuệ để cải thiện mức sống của dân cư hoặc để duy trì khả
năng hoạt động của các tài sản và nguồn lực sẵn có.
1.1.1. Phân loại đầu tư
Hoạt động đầu tư có thể được phân loại một cách tương đối: theo lĩnh vực
hoạt động, theo mức độ đầu tư, theo thời gian hoạt động và theo tính chất
quản lý.
1. Theo lĩnh vực hoạt động:
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật (điện, nước, GTVT, thông tin liên
lạc…). Đầu tư cơ sở hạ tầng tạo tiền đề phát triển sản xuất kinh doanh (tạo ra
sự ra đời các xí nghiệp mới, quy mô sản xuất được mở rộng)
– Đầu tư phát triển sản xuất – kinh doanh (đầu tư thêm dây chuyền công nghệ
để tăng cường năng lực sản xuất, đầu tư bổ sung trang thiết bị hiện đại…).
Đầu tư cho sản xuất kinh doanh sẽ tạo năng lực mới, sản xuất phát triển có
thêm tiềm lực kinh tế để giúp phát triển trở lại cho cơ sở hạ tầng.

– Đầu tư phát triển các hoạt động lĩnh vực văn hóa – xã hội – môi trường (đầu
tư các dự án trùng tu các di sản văn hóa, lịch sử…) Đầu tư vào văn hóa xã hội
sẽ nâng cao học vấn, dân trí, phát triển khoa học kỹ thuật giúp phát triển trở
lại cho sản xuất.
8


2. Theo mức độ đầu tư
– Đầu tư cải tạo mở rộng: nhằm tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cao hơn trên
cơ sở đầu tư cũ đã có (như mở rộng thêm mặt bằng mua sắm bổ sung thêm
máy móc thiết bị, cải tiến dây chuyền công nghệ…Kết quả của đầu tư này là
nhằm nâng cao thêm năng lực và hiệu quả sản xuất. Trường hợp này còn gọi
là đầu tư chiều sâu.
– Đầu tư xây dựng mới: được tiến hành với quy mô lớn, toàn diện. Trong đó
việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới được quan tâm và sử
dụng tối đa.
So sánh 2 dạng đầu tư này: đầu tư xây dựng mới lớn hơn về quy mô, dài hơn
về thời gian thực hiện; kỹ thuật công nghệ mới được sử dụng triệt để và vốn
đầu tư thường rất lớn. Trong khi đó: đầu tư cải tạo mở rộng thường tận dụng
các nền tảng kỹ thuật cũ hiện có và vốn đầu tư không lớn.
3. Theo thời hạn hoạt động
– Đầu tư ngắn hạn: là những đầu tư nhằm vào các yếu tố và mục tiêu trước
mắt, thời gian hoạt động và phát huy tác dụng thường ngắn, trong khoảng từ 2
đến 5 năm.
Trong đầu tư ngắn hạn, huy động kỹ thuật và vật chất không lớn. Tuy nhiên,
đòi hỏi của đầu tư ngắn hạn phải đảm bảo các yếu tố để thu hồi vốn nhanh,
phải hoàn thành công trình sớm và sớm đưa vào khai thác, thị trường sẵn sàng
và sản phẩm được tiêu thụ nhanh nhạy.
– Đầu tư trung hạn và dài hạn: là những đầu tư đòi hỏi nhiều về vốn đầu tư và
lâu dài về thời gian phát huy tác dụng, thường trên 5-10-15-20 năm hoặc có

khi còn lâu hơn.
9


4. Theo tính chất quản lý
– Đầu tư trực tiếp: là đầu tư mà trong đó chủ đầu tư vừa bỏ vốn, vừa trực tiếp
tham gia quản lý, điều hành. Thực chất trong đầu tư trực tiếp, người bỏ vốn và
nhà quản lý sử dụng vốn là một chủ thể.
+ Do người bỏ vốn và nhà quản trị sử dụng vốn là một chủ thể, nên chính chủ
thể này hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư của chính mình.
+ Kết quả đầu tư có thể lãi hoặc lỗ. Có nghĩa là, khi đầu tư trực tiếp, người bỏ
vốn, đồng thời là nhà quản trị sử dụng vốn, chấp nhận nguyên tắc “Lời ăn –
Lỗ chịu”.
+ Trong đầu tư trực tiếp có đầu tư trực tiếp trong nước và đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI – Foreign Direct Investment).
– Đầu tư gián tiếp: ở đây chủ đầu tư chỉ đóng vai trò góp vốn mà không tham
gia quản lý, điều hành. Dạng này thường thấy ở lĩnh vực đầu tư tài chính,
như: viện trợ không hoàn lại hoặc có hoàn lại với lãi suất thấp của các chính
phủ. Thực chất trong đầu tư gián tiếp, người bỏ vốn (nhà đầu tư) và nhà quản
trị sử dụng vốn là khác chủ thể.
+ Đầu tư quốc tế : là quá trình kinh tế trong đó các nhà đầu tư nước ngoài (tổ
chức hoặc cá nhân) đưa vốn hoặc bất kỳ hình thức giá trị nào vào nước tiếp
nhận đầu tư để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch
vụ nhằm thu lợi nhuận hoặc để đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định.
Bản chất của đầu tư nước ngoài là xuất khẩu tư bản, hình thức cao hơn của
xuất khẩu hàng hoá. Xuất khẩu tư bản là quá trình thực hiện giá trị thặng dư ở
nước ngoài, còn xuất khẩu hàng hoá là quá trình thực hiện giá trị thặng dư ở
trong nước.
10



Xuất khẩu hàng hoá và xuất khẩu tư bản luôn luôn bổ sung và hỗ trợ cho
nhau. Các nhà tư bản thực hiện việc xuất khẩu hàng hoá để thâm nhập tìm
hiểu thị trường, luật lệ, quyết định đầu tư tư bản (xuất khẩu tư bản). Đồng thời
với xuất khẩu tư bản là việc thành lập các doanh nghiệp đầu tư, liên doanh để
nhằm xuất khẩu máy móc thiết bị, vật tư sang nước tiếp nhận đầu tư và khai
thác nhân lực, lao động ở nước chủ nhà. Cùng với thương mại quốc tế, hoạt
động đầu tư quốc tế là dòng chính trong trào lưu có tính quy luật trong liên
kết kinh tế toàn cầu. Phân loại đầu tư quốc tế (theo hình thức đầu tư) gồm có:
- Đầu tư trực tiếp (FDI)
Trong hình thức đầu tư trực tiếp, chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay
một phần vốn đầu tư đủ lớn của dự án nhằm giành quyền điều hành hoặc tham
gia điều hành các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ thương mại.
Do đầu tư bằng vốn sở hữu của tư nhân nên họ tự quyết định sản xuất kinh
doanh, chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu
quả kinh tế cao, không có ràng buộc về mặt chính trị, không để lại gánh nặng
nợ nần cho nền kinh tế. Chủ đầu tư tham gia điều hành nếu góp nhỏ hơn
100% vốn và trực tiếp tham gia điều hành mọi hoạt động nếu góp 100% vốn
(công ty 100 % vốn đầu tư nước ngoài). Thông qua FDI, nước chủ nhà tiếp
thu được công nghệ tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý, mục tiêu mà các
hình thức đầu tư khác không giải quyết được. Về nguồn vốn: ngoài vốn pháp
định, còn bao gồm cả vốn vay trong quá trình triển khai hoạt động, hoặc tái
đầu tư từ lợi nhuận thu được.
- Đầu tư gián tiếp
Là hình thức đầu tư vốn quốc tế quan trọng, trong đó chủ đầu tư nước ngoài
đầu tư bằng hình thức mua cổ phần của các công ty nước sở tại (ở mức khống
11


chế nhất định) để thu lợi nhuận mà không tham gia điều hành trực tiếp đối

tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. Đặc điểm của loại đầu tư này là phạm vi đầu tư
có giới hạn (Chủ đầu tư chỉ quyết định mua cổ phần của các doanh nghiệp có
lãi và có triển vọng trong tương lai. Số lượng cổ phần bị khống chế ở mức độ
nhất định để không có cổ phần nào chi phối doanh nghiệp (từ 10 - 25% vốn
pháp định.) Đồng thời, chủ đầu tư không tham gia điều hành, nước nhận đầu
tư có quyền chủ động hoàn toàn trong sản xuất và kinh doanh. Chủ đầu tư thu
lợi nhuận qua lãi suất cổ phiếu không cố định phụ thuộc kết quả kinh doanh.
Mặc dù đầu tư gián tiếp không có cơ hội như FDI nhưng có cơ hội phân tích
rủi ro kinh doanh trong những người mua cổ phiếu.
Ở một quan điểm khác người ta cũng có thể phân loại đầu tư thành 3 loại như
sau:
1.

Đầu tư tài chính: Là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền

ra cho vay hoặc mua các chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất định trước
(gửi tiết kiệm, mua trái phiếu chính phủ) hoặc lãi suất tuỳ thuộc vào kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát hành. Đầu tư tài chính
không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế (nếu không xét đến quan hệ quốc
tế trong lĩnh vực này) mà chỉ làm tăng giá trị tài chính của tổ chức, cá nhân
đầu tư (đánh bạc nhằm mục đích thu lời cũng là một loại đầu tư tài chính
nhưng bị cấm do gây nhiều tệ nạn xã hội. Công ty mở sòng bạc để phục vụ
nhu cầu giải trí của người đến chơi nhằm thu lại lợi nhuận về cho Công ty
thì đây lại là đầu tư phát triển nếu được Nhà nước cho phép và tuân theo
đầy đủ các quy chế hoạt động do Nhà nước quy định để không gây ra các
tệ nạn xã hội). Với sự hoạt động của hình thức đầu tư tài chính, vốn bỏ ra
đầu tư được lưu chuyển dễ dàng, khi cần có thể rút ra một cách nhanh
chóng (rút tiết kiệm, chuyển nhượng trái phiếu, cổ phiếu cho người khác).
12



Điều đó khuyến khích người có tiền bỏ ra để đầu tư. Để giảm độ rủi ro, họ
có thể đầu tư nhiều nơi, mỗi nơi một ít tiền. Đây là một nguồn cung cấp
vốn quan trọng cho đầu tư phát triển.
2. Đầu tư thương mại: Là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ ra để mua
hàng hoá và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận cho chênh lệch
giá khi mua và khi bán. Loại đầu tư này cũng không tạo ra tài sản mới cho
nền kinh tế (nếu không xét đến ngoại thương), mà chỉ làm tăng tài sản tài
chính của người đầu tư trong quá trình mua đi bán lại, chuyển giao quyền
sở hữu hàng hoá giữa người bán với người đầu tư và người đầu tư với
khách hàng của họ. Tuy nhiên, đầu tư thương mại có tác dụng thúc đẩy
quá trình lưu thông của cải vật chất do đầu tư phát triển tạo ra, từ đó thúc
đẩy đầu tư phát triển, tăng thu cho ngân sách, tăng tích luỹ vốn cho phát
triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ nói riêng và nền sản xuất xã hội nói
chung (chúng ta cần lưu ý là đầu cơ trong kinh doanh cũng thuộc đầu tư
thương mại xét về bản chất, nhưng bị pháp luật cấm vì gây ra tình trạng
thừa thiếu hàng hoá một cách giả tạo, gây khó khăn cho việc quản lý lưu
thông phân phối, gây mất ổn định cho sản xuất, làm tăng chi của người
tiêu dùng).
3. Đầu tư phát triển: Xét về bản chất chính là đầu tư tài sản vật chất và sức
lao động trong đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm
tăng thêm hoặc tạo ra tài sản mới cho mình đồng thời cho cả nền kinh tế,
từ đó làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động sản xuất
khác, là điều kiện chủ yếu tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người
dân trong xã hội. Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa chữa nhà
cửa và kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền
bệ, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên
gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì hoặc tăng thêm
13



tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại, bổ sung tài sản và tăng thêm
tiềm lực của mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước

1.1.2. Nguồn vốn đầu tư
 Vốn đầu tư: Là nguồn lực tích luỹ được cuả xã hội, cơ sở sản xuất
kinh doanh dịch vụ, tiết kiệm của dân, huy động từ nước ngoài được
biểu hiện dưới các dạng tiền tệ các loại hoặc hàng hoá hữu hình,
hàng hoá vô hình và hàng hoá đặc biệt khác như liên doanh, liên kết
hoặc tài trợ của nước ngoài... nhằm để : tái sản xuất, các tài sản cố
định để duy trì hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, để
đổi mới và bổ sung các cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, cho
các ngành hoặc các cơ sở kinh doanh dịch vụ, cũng như thực hiện
các chi phí cần thiết tạo điều kiện cho sự bắt đầu hoạt động của các
cơ sở vật chất kỹ thuật mới được bổ sugn hoặc mới được đổi mới
[12].
 Nguồn vốn đầu tư: Là các kênh tập trung và phân phối cho vốn đầu
tư phát triển đáp ứng nhu cầu chung của nhà nước và xã hội.
1.1.3. Nguồn vốn trong nước
 Nguồn vốn nhà nước. Nguồn vốn đầu tư nhà nước bao gồm nguồn vốn
của ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà
nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.
 Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước: Đây chính là nguồn chi của
ngân sách Nhà nước cho đầu tư. Đó là một nguồn vốn đầu tư quan
trọng trong chiến lựơc phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu kinh tế - xã
14


hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ cho các dự án của doanh nghiệp đầu tư

vào lĩnh vực cần sự tham gia của Nhà nước, chi cho các công tác lập và
thực hiện các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh
thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn.
 Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: Cùng với quá trình đổi
mới và mở cửa, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ngày càng
đóng vai trò đáng kể trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn
vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có tác dụng tích cực trong
việc giảm đáng kể việc bao cấp vốn trực tiếp của Nhà nước. Với cơ chế
tín dụng, các đợn vị sử dụng nguồn vốn này phải đảm bảo nguyên tắc
hoàn trả vốn vay. Chủ đầu tư là người vay vốn phải tính kỹ hiệu quả
đầu tư, sử dụng vốn tiết kiệm hơn. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của
Nhà nước là một hình thức quá độ chuyển từ hình thức cấp phát ngân
sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi
vốn trực tiếp.
 Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp Nhà nước: Được xác định là thành
phần chủ đạo trong nền kinh tế, các doanh nghiệp Nhà nước vẫn nắm
giữ một khối lượng vốn khá lớn. Mặc dù vẫn còn một số hạn chế nhưng
đánh giá một cách công bằng thì khu vực thì khu vực kinh tế Nhà nước
với sự tham gia của các doanh nghiệp Nhà nước vẫn đóng một vai trò
chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần. Với chủ trương tiếp tục đổi
mới doanh nghiệp Nhà nước, hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế
này ngày càng được khẳng định, tích luỹ của các doanh nghiệp Nhà
nước ngày càng gia tăng và đóng góp đáng kể vào tổng quy mô vốn
đầu tư của toàn xã hội.

15


 Nguồn vốn từ khu vực tư nhân. Nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm
phần tiết kiệm của dân cư, phần tích luỹ của các doanh nghiệp dân

doanh, các hợp tác xã. Theo đánh giá sơ bộ, khu vực kinh tế ngoài Nhà
nước vẫn sở hữu một lượng vốn tiềm năng rất lớn mà cuă được huy
động triệt để. Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, một bộ phận
không nhỏ trong dân cư có tiềm năng về vốn do có nguồn thu nhập gia
tăng hay do tích luỹ tryuền thống. Nhìn tổng quan nguồn vốn tiềm năng
trong dân cư không phải là nhỏ, tồn tại dưới dạng vàng, ngoại tệ, tiền
mặt … nguồn vốn này xấp xỉ bằng 80% tổng nguồn vốn huy động của
toàn bộ hệ thống ngân hàng. Vốn của dân cư phụ thuộc vào thu nhập và
chi tiêu của các hộ gia đình. Quy mô của các nguồn tiết kiệm này phụ
thuộc vào:
• Trình độ phát triển của đất nước (ở những nước có trình độ phát triển
thấp thường có quy mô và tỷ lệ tiết kiệm thấp)
• Tập quán tiêu dùng của dân cư.
• Chính sách động viên của Nhà nước thông qua chính sách thuế thu
nhập và các khoản đóng góp với xã hội.
Thị trường vốn. Thị trường vốn có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp
phát triển kinh tế của các nước có nền kinh tế thị trường. Nó là kênh bổ
sung các nguồn vốn trung và dài hạn cho các chủ đầu tư - bao gồm cả
Nhà nước và các loại hình doanh nghiệp. Thị trường vốn mà cốt lõi là
thị trường chứng khoán như một trung tâm thu gom mọi nguồn vốn tiết
kiệm của từng hộ dân cư, thu hút mọi nguồn vốn nhàn dỗi của các
doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, chính phủ trung ương và chính
quyền địa phương tạo thành một nguồn vốn khổng lồ cho nền kinh tế.

16


×