Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Hợp đồng đại diện cho thương nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

HỢP ĐỒNG ĐẠI DIỆN CHO THƯƠNG NHÂN

NHÂM NGỌC TOÀN

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

HỢP ĐỒNG ĐẠI DIỆN CHO THƯƠNG NHÂN

NHÂM NGỌC TOÀN

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 60380107

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN AM HIỂU

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN



Tôi cam đoan luận văn này do chính tác giả nghiên cứu và
thực hiện. Các kết quả nghiên cứu cũng như toàn bộ nội dung này
chưa được công bố ở bất kỳ đâu. Các số liệu, các nguồn trích dẫn
trong luận văn được chú thích nguồn gốc rõ ràng, trung thực. Tôi
hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

Tác giả

Nhâm Ngọc Toàn


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tác giả xin trân trọng gửi đến TS. Nguyễn Am Hiểu, người đã hướng
dẫn tận tình và giúp đỡ tác giả thực hiện luận văn lời cảm ơn chân thành nhất.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả cũng đã nhận được sự giúp đỡ
hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu, các cơ quan, các bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Cuối cùng, tác giả cũng bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc đến các đồng nghiệp
đã hết lòng giúp đỡ tác giả trong quá trình thu thập tài liệu, chia sẻ kinh nghiệm,
cám ơn sự quan tâm của gia đình, bạn bè và người thân đã động viên giúp đỡ, tạo
điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày 09 tháng 9 năm 2017
Tác giả

Nhâm Ngọc Toàn


MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỊNH ĐẠI DIỆN CHO THƯƠNG NHÂN

6

1.1. Khái niệm, đặc điểm đại diện thương mại

6

1.1.1. Khái niệm đại diện thương mại

6

1.1.2. Đặc điểm của đại diện cho thương nhân

11

1.2. Hợp đồng đại diện cho thương nhân

13

1.2.1. Khái niệm hợp đồng đại diện cho thương nhân

13

1.2.2. Đặc điểm của hợp đồng đại diện cho thương nhân


16

1.2.3. Nội dung của hợp đồng đại diện cho thương nhân

19

1.2.4. Chủ thể của hợp đồng đại diện cho thương nhân

21

1.2.5. Thời hạn đại diện và chấm dứt quan hệ đại diện

21

1.2.6. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên

22

1.3. Vai trò, ý nghĩa của đại diện thương mại

23

Kết luận chương 1

26

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI DIỆN
CHO THƯƠNG NHÂN


27

2.1. Nguồn luật điều chỉnh về hợp đồng đại diện cho thương nhân

27

2.2. Các hình thức đại diện theo pháp luật thương mại Việt Nam

28

2.3. Hợp đồng đại diện cho thương nhân

34

2.3.1. Chủ thể của hợp đồng đại diện cho thương nhân

35

2.3.2. Phạm vi đại diện

35

2.3.3. Nguyên tắc xác lập hợp đồng đại diện

37

2.3.4. Thời hạn đại diện và chấm dứt quan hệ đại diện

38


2.3.5. Thù lao đại diện

40

2.3.6. Quyền và nghĩa vụ của các bên

41

2.3.7. Hình thức hợp đồng

45

Kết luận chương 2

48


Chương 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI DIỆN CHO THƯƠNG NHÂN

49

3.1. Đánh giá chung

49

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng đại diện cho
thương nhân

57


3.2.1. Định hướng chung

57

3.2.2. Các giải pháp cụ thể

58

Kết luận chương 3

62

KẾT LUẬN

63

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

64


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1.1: Đặc điểm của hợp đồng đại diện cho thương nhân

19

Sơ đồ 2.1: Phạm vi hoạt động của bên giao đại diện


36

Sơ đồ 2.2: Quyền đưa ra những chỉ dẫn và yêu cầu bên đại diện tuân thủ

44


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Từ lâu, hợp đồng đã trở thành một công cụ pháp lý để xác lập quan hệ của
các chủ thể phát sinh từ các giao lưu dân sự, kinh tế. Hợp đồng có một vai trò hết
sức quan trọng, nó được thể hiện trong hầu hết các quan hệ của các bên trong
nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực đại diện.
Hoạt động đại diện có tầm quan trọng rất lớn trong đời sống xã hội. Đặc
biệt là hoạt động đại diện cho thương nhân - loại đại diện diễn ra phổ biến và có
tầm quan trọng đặc biệt trong cuộc sống hiện đại so các hoạt động đại diện khác.
Đồng thời, loại đại diện này cũng mối quan hệ chặt chẽ với các chế định khác như:
Chế định hợp đồng, chế định bồi thường thiệt hại, các vấn đề liên quan đến công
ty... Trên thế giới, lĩnh vực pháp luật về đại diện thương mại luôn được coi trọng
và trở thành mảng pháp luật trọng yếu trong hệ thống pháp luật thương mại.
Tuy nhiên, ở Việt Nam vì nhiều nguyên nhân khác nhau, trong một thời
gian dài pháp luật về đại diện trong lĩnh vực thương mại ít được chú trọng và
phát triển. Trên đà hội nhập như ở Việt Nam hiện nay, nhiều quy định pháp luật
liên quan còn chưa thể hiện được xu hướng chung của thế giới, chưa phù hợp và
chưa tiếp cận được với các chuẩn mực về đại diện thương mại như: Chưa thừa
nhận các quan hệ đại diện thương mại ngầm định, đại diện hiển nhiên, quá quan
trọng yếu tố hình thức như hợp đồng đại diện cho thương nhân phải được lập
thành văn bản…..Các Tòa án hiện nay cũng chưa thừa nhận hình thức thương
nhân thực tế….. Những hạn chế trên đã thể hiện tính thiếu linh hoạt của pháp
luật Việt Nam, gây cản trở các quan hệ thương mại, trong đó có quan hệ đại diện

cho thương nhân.
Luận văn “Hợp đồng đại diện cho thương nhân” sẽ nghiên cứu một
cách toàn diện và hệ thống những vấn đề lý luận, thực tiễn về Hợp đồng đại diện

1


cho thương nhân, xem xét cụ thể các quy định pháp luật Việt Nam về vấn đề
này, từ đó đưa ra cái nhìn toàn diện về những hạn chế, thiếu xót của hệ thống
pháp luật và đề xuất một số giải pháp mang tính hoàn thiện để phần nào giúp cho
quá trình sửa đổi và bổ sung pháp luật Việt Nam hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Tại Việt Nam hiện nay, nhìn chung khoa học pháp lý chưa thực sự quan
tâm tới chế định đại diện thương mại. Do đó, chỉ có số ít công trình bước đầu
đề cập tới một số khía cạnh của đại diện nói chung, đại diện thương mại nói
riêng. Chế định đại diện được nhắc đến trong các công trình nghiên cứu chủ
yếu là giáo trình về luật dân sự, thương mại và một số bài viết trên các tạp chí
ngành luật.
Một số sách, bài viết chuyên ngành nghiên cứu về chế định hợp đồng như:
“Pháp luật về trung gian thương mại ở Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực
tiễn”- Nguyễn Thị Vân Anh- Luận án tiến sĩ luật học- Đại học Luật Hà Nội,
2007; “Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam” của PGS.TS Dương Đăng
Huệ 2002; “Một số ý kiến về vấn đề đại diện trong ký kết hợp đồng kinh tế” của
Th.S Lê Thị Bích Thọ; “Chế định đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam
- nhìn từ góc độ luật so sánh” của TS Ngô Huy Cương đăng trên Tạp chí Nhà
nước và Pháp luật số 4 năm 2009; sách “Cẩm nang hợp đồng thương mại”, do
VCCI và DANIDA xuất bản, Hà Nội năm 2007, có mục: “Đại diện thương mại”
do TS. Nguyễn Am Hiểu biên soạn; mới đây nhất là “Đại diện cho thương nhân
theo pháp luật Việt Nam hiện nay” Hồ Ngọc Hiển- Luận án tiến sĩ Luật học- Học
viện Khoa học xã hội năm 2012.

Ngoại trừ luận án tiến sỹ “Đại diện cho thương nhân theo pháp luật Việt
Nam hiện nay” Hồ Ngọc Hiển- Luận án tiến sĩ Luật học- Học viện Khoa học xã
hội năm 2012, các công trình khoa học liên quan dừng lại ở nghiên cứu khái
quát, nghiên cứu vấn đề này trong cái tổng thể, lớn hơn là quan hệ hợp đồng, chế

2


định đại diện chung hay trong phạm vi hẹp hơn về chế định đại diện cho thương
nhân trong Luật thương mại.
Như vậy, có thể thấy pháp luật về đại diện cho thương nhân ở Việt Nam là
một vấn đề khá mới mẻ, đặc biệt là nghiên cứu cụ thể về hợp đồng đại diện cho
thương nhân. Do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài này để thực hiện luận văn thạc sĩ
của mình với mong muốn mang đến cái nhìn mới về quan hệ hợp đồng đại diện
độc đáo này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn tập trung khai thác, làm rõ những vấn đề lý luận và
thực tiễn về chế định đại diện cho thương nhân và cụ thể hơn nữa về hợp đồng
đại diện cho thương nhân. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất định hướng các giải
pháp hoàn thiện pháp luật về đại diện nói chung và về đại diện cho thương nhân
nói riêng, góp phần làm cho những quy định pháp luật về đại diện cho thương
nhân có tính thực tiễn cao hơn, góp phần giải quyết và hạn chế tốt hơn các tranh
chấp liên quan và đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nhiệm vụ của luận văn nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về chế
định đại diện, phân tích những nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về hợp
đồng đại diện cho thương nhân. Từ đó đưa ra những đánh giá về ưu, nhược điểm
của những quy định pháp luật cụ thể này và đề xuất các quan điểm, phương
hướng và những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về quan hệ hợp
đồng đại diện cho thương nhân.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận khái quát về
chế định đại diện; những quy định cụ thể của pháp luật về Hợp đồng đại diện cho
thương nhân; tình hình thực tiễn hoạt động áp dụng pháp luật về lĩnh vực này.

3


Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào nghiên cứu các khía cạnh
của đại diện cho thương nhân. Trên cơ sở những nghiên cứu này sẽ đưa ra những
nhận định, từ đó góp phần vào việc phát triển đại diện cho thương nhân trong
nền kinh tế thị trường hiện nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật của Chủ nghĩa
Mác - Lênin và các quan điểm, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về phát
triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các phương pháp
nghiên cứu khoa học cụ thể như: Phương pháp tổng hợp, phân tích, phương pháp
thống kê, phương pháp so sánh luật học, phương pháp logic và lịch sử, nghiên
cứu lý luận kết hợp với thực tiễn. Cụ thể:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Nhằm làm sáng tỏ vấn đề lý luận cơ
bản về đại diện cho thương nhân và hợp đồng đại diện cho thương nhân
- Phương pháp so sánh: Các quy định pháp luật Việt Nam với pháp luật
một số nước trên thế giới,
- Phương pháp phân tích đánh giá: Để đánh giá pháp luật và tìm ra những
hạn chế của pháp luật quy định chưa phù hợp, nhằm đưa ra một số hướng giải
quyết cụ thể.
6. Điểm mới của luận văn
Luận văn góp phần làm sáng tỏ nội dung về chế định đại diện thương mại
nói chung, về hợp đồng đại diện cho thương nhân nói riêng. Đây là một trong số
ít những công trình nghiên cứu về đề tài này. Đặc biệt, Luận văn là công trình

nghiên cứu đầu tiên đi sâu làm rõ nội dung, quy định của pháp luật về hợp đồng
đại diện cho thương nhân theo pháp luật Việt Nam. Cụ thể:
Nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về chế
định đại diện thương mại và cụ thể là Hợp đồng đại diện cho thương nhân. Từ đó

4


luận giải về một số những vấn đề cơ bản và đưa ra cách nhìn mới về những vấn
đề này.
Đánh giá một cách khách quan thực trạng pháp luật Việt Nam điều chỉnh
về Hợp đồng đại diện cho thương nhân. Trên cơ sở chỉ ra những điểm bất cập, hạn
chế, luận văn khẳng định sự cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật Việt Nam
về vấn đề này, tạo ra một hành lang pháp lý an toàn cho quan hệ đại diện thương
mại cũng như hạn chế phần nào những tranh chấp liên quan có thể xảy ra.
Trên cơ sở nghiên cứu xu hướng phát triển và thực tiễn áp dụng pháp luật
về Hợp đồng đại diện cho thương nhân, luận văn đề xuất những phương hướng
và giải pháp hoàn thiện pháp luật ở Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về đại diện cho thương nhân.
Chương 2: Thực tiễn pháp luật về hợp đồng đại diện cho thương nhân.
Chương 3: Đánh giá chung và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về
hợp đồng đại diện cho thương nhân.

5


Chương 1

KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỊNH ĐẠI DIỆN
CHO THƯƠNG NHÂN
1.1. Khái niệm, đặc điểm đại diện thương mại
1.1.1. Khái niệm đại diện thương mại
Trong pháp luật Việt Nam, Đại diện là một chế định lớn, xuyên suốt được
quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật thực định, và được quy định
chi tiết và cụ thể trong Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 với tính chất là luật
chung. Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật dân sự 2015, “đại diện là việc cá
nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích
của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác
lập, thực hiện giao dịch dân sự. Người đại diện phải có năng lực hành vi dân sự
phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện.
TS.Hồ Ngọc Hiển nhận định: “từ rất sớm trong quá khứ, quan hệ đại diện
được quan niệm là quan hệ phát sinh giữa hai chủ thể khi một chủ thể có các
quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm khi hành động thông qua một chủ thể khác.
Quan niệm về đại diện này tương tự quan niệm của chúng ta ngày nay theo đó,
một người nhân danh và vì lợi ích của người khác mà hành động và làm phát
sinh các quyền và nghĩa vụ cho người được nhân danh đó” [9, tr.14].
Đại diện là một quan hệ pháp luật dân sự gồm chủ thể là bên đại diện và
bên được đại diện. Quan hệ đại diện này làm phát sinh quan hệ khác là quan hệ
giữa người đại diện, người được đại diện với người thứ ba, theo ý chí và vì lợi
ích của người được đại diện. Khái niệm “Người” không phải chỉ một cá nhân cụ
thể, mà chỉ tất cả các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự.
Tất cả các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự đều có quyền được có
người đại diện cho mình trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhằm

6


phục vụ cho quyền và lợi ích của mình. Tuy nhiên, cá nhân không được người

khác đại diện cho mình nếu pháp luật qui định phải tự mình xác lập thực hiện
giao dịch đó. Ví dụ: pháp luật không công nhận việc một cá nhân ủy quyền cho
người khác thay mình làm thủ tục ly hôn, kết hôn, hay lập di chúc, làm chứng
minh thư nhân dân …., các công việc có liên quan tới yếu tố nhân thân.
Khái niệm đại diện thương mại theo nghĩa rộng, đại diện thương mại bao
gồm cả đại diện thương mại độc lập và đại diện thương mại phụ thuộc là quan hệ
giữa người đại diện và thương nhân được đại diện.
Đại diện thương mại là hình thức hoạt động trung gian thương mại phổ
biến nhất trên thế giới và được pháp luật của hầu hết các nước ghi nhận. TS.
Nguyễn Am Hiểu cho rằng:
“Đại diện thương mại, hoặc đại diện cho thương nhân, là một chế định
pháp lý đặc biệt của Luật thương mại trong quan hệ với đại diện mang tính chất
chung theo quy định của Bộ luật dân sự.
Trên thương trường quốc tế, đại diện cho thương nhân, hay đại diện
thương mại đã hình thành từ lâu đời trong hoạt động thương mại. Là đạo luật
đầu tiên trên thế giới quy định về vấn đề này, Bộ luật thương mại Đức năm
1908 đã đưa ra các quy định đặc biệt về “đại lý thương mại”
(Handlungsagenten)- là tiền thân của chế định về đại diện thương mại ngày
nay. Rất nhiều quốc gia trên thế giới đã đi theo xu hướng này trong đó có
Thuỵ Điển, Nauy, Đan Mạch vào năm 1914, Áo năm 1921, Hà Lan năm 1936,
Italia năm 1942, Thuỵ Sỹ năm 1944....
Ngay sau khi ra đời, các quy định về “đại lý thương mại“ đã đòi hỏi phải
được sửa đổi vì nó không xác định rõ ràng được địa vị pháp lý của người đại lý
với các quan hệ pháp lý gần gũi với nó như người giúp việc thương mại hoặc đại
diện thương mại với tính chất giống như người làm công....” [35, tr.112].

7


Ở Pháp, đại diện thương mại được quy định từ Điều L134 -1 đến Điều

134 -17 Bộ luật thương mại [2, tr.58-63]; ở Đức được quy định từ Điều 84 đến
Điều 92 Bộ luật thương mại; ở Nhật được quy định từ Điều 46 đến Điều 51 Bộ
luật thương mại; ở Thái Lan được quy định từ Điều 797 đến Điều 832 Bộ luật
Dân sự và thương mại. Để kết hợp luật của các quốc gia thành viên liên quan đến
những bên đại diện thương mại độc lập, Hội đồng châu Âu đã ban hành chỉ thị
số 86/653/EEC ngày 18/12/1986 về những bên đại diện thương mại [37].
Đại diện thương mại theo pháp luật ở hầu hết các nước có bản chất giống
với đại diện cho thương nhân theo pháp luật Việt Nam. Theo luật của nhiều nước
về đại diện thương mại (đại diện cho thương nhân theo pháp luật Việt Nam) thì
đây là loại hoạt động thương mại theo đó, một bên (người) độc lập tham gia hoạt
động kinh doanh, thường xuyên được uỷ quyền để thay mặt và nhân danh một
bên khác (bên uỷ quyền) thực hiện việc mua hoặc bán hàng hoá hoặc cung ứng
dịch vụ cho bên đó và được hưởng thù lao về việc đại diện.
Theo quy định của điều 141 Luật thương mại 2005, đại diện cho thương
nhân là việc một thương nhân nhận ủy quyền (gọi là bên đại diện) của thương
nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại
với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về
đại diện.
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành và qua nghiên cứu pháp luật của các
nước theo truyền thống Luật châu Âu lục địa, có thể thấy, quan hệ đại diện
thương nhân (đại diện cho thương nhân) có điểm giống nhưng có nhiều điểm
khác với quan hệ uỷ quyền trong dân sự.
Điểm giống nhau: Quan hệ đại diện thương nhân cũng có yếu tố uỷ quyền
của một bên cho một bên khác thực hiện một hoặc một số hành vi pháp lý, bên
được uỷ quyền không hành động cho mình mà hành động nhân danh bên uỷ
quyền và vì lợi ích của bên này.

8





×