Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Điều gì trong cửa hàng đại diện cho thương hiệu bán lẻ? –phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.45 KB, 9 trang )

Điều gì trong cửa hàng đại diện cho thương
hiệu bán lẻ? –phần1
Các thương hiệu riêng hay còn gọi là thương hiệu bán lẻ
(private/store brand), là xu thế chủ đạo trên nhiều thị trường
và đang ngày càng trở nên mạnh hơn, đặc biệt ở các thị
trường đang phát triển.

Nhưng dẫu có như vậy thì chúng vẫn
tạo thành những mối đe đọa hợp pháp
đối với những thương hiệu đã được
thiết lập.

Ngay cả những người bán lẻ cũng cập
nhật việc đóng gói thương hiệu cửa
hàng và bán ra theo mức giá của các
thương hiệu bán lẻ, còn những người mua hàng dường như ngày
càng sẵn sàng để thử những sản phẩm đó.

Vậy các nhà sản xuất của những thương hiệu hàng hóa đóng gói
tiêu dùng lớn có thể làm thế nào để bảo vệ được thị phần của họ
khi đối mặt với hiện tượng này?

Trong một xu thế đang vượt qua cả các danh mục hàng, các
quốc gia và những môi trường, các thương hiệu đều đang bị các
sản phẩm thương hiệu bán lẻ tấn công mà theo Nielsen, sự thâm
nhập của thương hiệu bán lẻ được ước tính ngày càng phát triển
trên toàn cầu với tốc độ cơ bản 5% một năm, trong khi tốc độ
phát triển các thương hiệu của các nhà sản xuất chỉ được 2%.

Liệu có phải đây là một lời tuyên bố đầy giá trị của riêng sức
mạnh tăng trưởng các thương hiệu bán lẻ không hay còn có


những nhân tố cơ bản nào khác tiềm ẩn theo xu thế này?

Một thương hiệu bán lẻ còn được biết là một thương hiệu cửa
hàng hoặc ở Anh người ta còn gọi là “thương hiệu sở hữu riêng”
của cửa hàng là một loại thương hiệu được riêng một nhà bán lẻ
thực hiện hoàn toàn độc quyền.

Còn theo mục đích của quan điểm (Point Of View – POV) lần
này, tôi xin đề cập chủ yếu tới vấn đề các thương hiệu cửa hàng
cạnh tranh với các thương hiệu của các nhà sản xuất trong lĩnh
vực bán lẻ để thấy được sự trái ngược với những thương hiệu
được bán trong các cửa hàng nhằm hiểu rõ đặc tính độc quyền
của những thương hiệu bán lẻ (chẳng hạn như Gap, Victoria’s
Secret, Aldi và IKEA) ra sao.

Các thương hiệu cửa hàng có thể kể đến tên của cửa hàng (ví dụ
như Kroger hoặc Saínbury’s) hoặc một cái tên độc đáo của nhà
bán lẻ (chẳng hạn như Kirkland tại Costo hoặc No7 tại Boots).
Tuy nhiên, dẫu có theo một cửa hàng riêng biệt thì vị trí trên giá
kê hàng của các thương hiệu cũng có thể tương đối phức tạp.

Một người đi mua hàng có thể phải đối mặt với vô số các tầng
thương hiệu bán lẻ: những sản phẩm có chung đặc điểm với
những sản phẩm có thương hiệu đều được bán ở những mức giá
thấp hơn; những thương hiệu “nhái” được trình bày nhằm cạnh
tranh với chất lượng của những sản phẩm “xịn“ với một mức giá
giảm hơn; trong khi những sản phẩm được bảo hiểm lại được
cạnh tranh bằng mức giá ngang nhau hoặc thậm chí cao hơn một
chút.


Tại những cửa hàng bán lẻ ngay như Tesco hoặc Royal Ahold ở
châu Âu và ở Mỹ đều thấy có những luật thương mại chống gian
lận và hệ thống sản phẩm rất tốt.

Các sản phẩm thương hiệu bán lẻ chiếm tới 1% khối lượng tổng
sản phẩm hàng hóa (All Commodity Volume – ACV) ở Mêhicô và
gần 50% ở Thụy Sĩ (theo Nielsen năm 2005). Tại Đức và Anh,
các thương hiệu bán lẻ chiếm gần 1/3 tổng giá trị hàng hóa được
bán.

Ở Mỹ có nhiều điều kiện phát triển hơn nên các thương hiệu bán
lẻ chiếm khoảng 17% tổng lượng hàng hóa được bán và có tốc
độ tăng trưởng mạnh tới 7%. Tại những thị trường mới nổi,
doanh thu của những sản phẩm thương hiệu bán lẻ đang tăng
trưởng khoảng 10% một năm, gấp đôi tốc độ trên toàn cầu.
Điều gì định hướng cho sự thâm nhập của thương hiệu bán
lẻ?
Tại sao các sản phẩm thương hiệu bán lẻ đang ngày càng tăng
trưởng ổn định trong khi những sản phẩm có thương hiệu lại có
xu thế sụt giảm nhanh đến vậy?

Theo những người đóng góp ý kiến đến từ các những nhà sản
xuất thương hiệu, các nhà bán lẻ và cả những người mua hàng
thì do lúc này đang là một tình thế ngày càng trở nên phức tạp

×