Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY TNHH MS VINA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.58 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MS VINA....................................................................1
1. Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH MS Vina.................................................1
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Ms Vina.............................1
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH Ms Vina................................................1
1.2.1. Chức năng:..........................................................................................................1
1.2.2. Nhiệm vụ:............................................................................................................. 1
2. Tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp.....................................................3
2.1 Số lượng, chất lượng lao động của doanh nghiệp...................................................3
3. Quy mô vốn kinh doanh của Công ty TNHH MS Vina........................................4
3.1. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty TNHH MS Vina........................4
3.2. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty TNHH MS Vina.............4
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MS Vina..............................4
PHẦN II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN
TẠI CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ
YẾU TẠI CÔNG TY TNHH MS VINA.....................................................................4
1, Tình hình thực hiện các chức năng quản trị và hoạt động quản trị chung của
doanh nghiệp................................................................................................................ 4
1.1 Chức năng hoạch định............................................................................................4
1.2. Chức năng tổ chức................................................................................................4
1.3. Chức năng lãnh đạo...............................................................................................4
1.4 Chức năng kiểm soát...............................................................................................4
2. Công tác quản trị chiến lược của Công ty TNHH MS Vina.................................4
2.1 Tình thế môi trường chiến lược...............................................................................4
2.1.1 Môi trường vĩ mô..................................................................................................4
2.1.2. Môi trường ngành................................................................................................4
2.2. Hoạch định và triển khai chiến lược cạnh tranh và chiến lược phát triển thị trường.
.............................................................................................................................. 4




2.3. Lợi thế và năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MS Vina.................................4
3. Công tác quản trị tác nghiệp của Công ty TNHH MS Vina.................................4
3.1 Quản trị mua hàng và dự trữ hàng hóa....................................................................4
3.2 Quản trị sản xuất.....................................................................................................4
4. Công tác quản trị nhân lực của công ty TNHH MS Vina.....................................4
4.1 Phân tích công việc, bố trí và sử dụng nhân lực......................................................4
4.2 Tuyển dụng nhân lực...............................................................................................4
4.3 Đào tạo và phát triển nhân lực.................................................................................4
4.4 Đánh giá và đãi ngộ.................................................................................................4
5.CÔNG TÁC QUẢN TRỊ DỰ ÁN, QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA DOANH NGHIỆP.
.......................................................................................................................... 4
5.1. Quản trị dự án.........................................................................................................4
5.2. Quản trị rủi ro........................................................................................................4
PHẦN III : ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN..........................................4
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ
Sơ đồ 1: cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp MS Vina.................................................2
Biểu đồ:
Biểu đồ 1: Tỷ trọng ngành nghể sản xuất của công ty TNHH MS Vina..................2
Bảng:
Bảng 1.1 Số lương, tỉ lệ phần trăm lao động của doanh nghiệp...............................3
Bảng 1.2: Cơ cấu lao động theo giới tính và độ tuổi của Công ty TNHH MS Vina 4
Bảng 1.3: Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty TNHH MS Vina.......4
Bảng 1.4: Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty TNHH MS
Vina............................................................................................................................... 4
Bảng 1.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Ms Vina..................4
LỜI MỞ ĐẦU



Đối với sinh viên, thực tập là 1 giai đoạn rất cần thiết. Nó rút bớt khoảng cách
giữa lí thuyết được học trên ghế nhà trường và thực tiễn tại doanh nghiệp. Được sự
đồng ý của trường Đại học Thương Mại, Khoa Đào Tạo Quốc Tế và công ty TNHH
MS Vina, em đã thực hiện xong kì thực tập của mình.
Cảm ơn phòng Xuất Nhập Khẩu, ban quản lý công ty TNHH MS Vina đã giúp đỡ
nhiệt tình, bảo ban và hướng dẫn em từ những công việc đơn giản nhất, để em làm
quen với môi trường doanh nghiệp. Và đặc biệt, em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình
của Giảng viên hướng dẫn Ths. Hoàng Thị Hoa.
Em đã có được cái nhìn tổng quát và có những hiểu biết chung về hoạt động sản
xuất kinh doanh, bộ máy quản lý và công tác quản trị, phân tích tình hình thực tế tại
Công ty để hoàn thành báo cáo thực tập của mình
Báo cáo thực tập gồm 3 phần:
Phần I: Khái quát về hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MS Vina.
Phần II: Phân tích và đánh giá khái quát những vấn đề tồn tại chính cần giải
quyết trong các lĩnh vực quản trị chủ yếu tại công ty TNHH MS Vina
Phần III: Đề xuất hướng đề tài khóa luận
Tuy nhiên, do thời gian có hạn, cũng như sự thiếu sót về mặt kiến thức, kinh
nghiệm và hạn chế về nhận thức của bản thân nên bài cáo cáo không thể tránh khỏi
những thiếu sót trong quá trình tìm hiểu, trình bày và đánh giá về công ty TNHH MS
Vina. Vì thế, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo để bài báo cáo
tổng hợp của em được hoàn thiện hơn !
Sinh viên thực hiện
Mai Thị Chinh


1
PHẦN I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MS VINA
1. Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH MS Vina

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH MS Vina
*Thông tin chung về doanh nghiệp
- Tên đầy đủ: Công ty trách nhiệm hữu hạn MS Vina
- Mã số thuế: 2801592898
- Tên viết tắt giao dịch: SEWON BELTLAN VIET NAM, CO.,LTD
- Nơi dăng kí nộp thuế: Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa
- Người đại diện: Kim Jong Beag
- Quy mô công ty: trên 2000 nhân viên
- Điện thoại: 037.3864.929
- Địa chỉ: số 01, lô 07 khu Công nghiệp làng Nghề- thị trấn Nga Sơn- huyện Nga
Sơn- tỉnh Thanh Hóa
* Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH MS Vina
- Doanh nghiệp được thành lập ngày 14-1-2010
- Công ty TNHH MS Vina đi vào hoạt động từ tháng 1 năm 2010. Sau 07 năm đi
vào sản xuất, công ty TNHH MS Vina đã lớn mạnh và có sự thay đổi về quy mô sản
xuất. Công ty đã hoàn thành dự án đầu tư xây dựng nhà máy may và hệ thống cơ sở hạ
tầng phụ trợ, đáp ứng đầy đủ các đơn hàng từ Hàn Quốc và các nước khác.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH Ms Vina
1.2.1. Chức năng:
- Công ty TNHH Ms Vina chuyên sản xuất hàng may sẵn từ các đơn hàng từ các
doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là Hàn Quốc.
- Thực hiện các công tác hoạch định, tổ chức và lãnh đạo nhằm đảm bảo các hoạt
động trong công ty được nhịp nhàng
1.2.2. Nhiệm vụ:
- Hoạch định các chiến lược sản xuất, chiến lược phát triển một cách có hiệu quả,
phù hợp với doanh nghiệp.
- Hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật quy định và thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ với Nhà nước, xã hội và cán bộ công nhân viên trong công ty.



2
- Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo và nhân
văn.
- Tạo công ăn việc làm cho người dân tại địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh
Hoá
1.3. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp MS Vina
Tổng Giám Đốc

Giám Đốc Sản Xuất
Giám Đốc Điều Hành

Phòng
Nhân Sự

Phòng Kế
Toán

Phòng
Xuất
Nhập
Khẩu

Phòng Kĩ
Thuật May

Phòng Sản
Xuất

Phòng Sơ

đồ- Rập

Phòng Cơ
Điện

1.4. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
Biểu đồ 1: Tỷ trọng ngành nghể sản xuất của công ty TNHH MS Vina

Tỷ tr ọng ngành nghề s ản xuất
Sản xuất hàng may sẵn
11.00% 1.00%
42.00%
Sản xuất trang phục
dệt kim, đan móc
29.00%

Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được
phân vào đâu
May trang phục( trừ trang phục từ da, lông thú)
17.00%
Khác

(Nguồn: Phòng Kế toán)


3
Từ biểu đồ 1, ta có thể thấy ngành nghề sản xuất chính của công ty là sản xuất
hàng may sẵn theo đơn hàng của khách hàng chiếm 42%, đứng thứ 2 là sản xuất các
loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu chiếm 29%, tiếp theo là sản xuất trang
phục dệt kim, đan móc chiếm 17%. May trang phục chiếm tỉ trọng tương đối cao

(11%), còn lại 1% là may các sản phẩm khác.
2. Tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp
2.1 Số lượng, chất lượng lao động của doanh nghiệp
Bảng 1.1 Số lương, tỉ lệ phần trăm lao động của doanh nghiệp
Trình độ

Năm 2015
Số
Tỷ lệ

Năm 2016
Số
Tỷ lệ

Năm 2017
Số
Tỷ lệ

lượng
64

( %)
4,5

lượng
90

( %)
4,6


lượng
94

( %)
4,2

Đại học/ cao đẳng

136

9,5

203

10,5

237

10,6

Trung cấp/ Trung

230

16,1

293

15,1


328

14,6

cấp nghề
Lao động phổ

1000

69,9

1356

69,8

1589

70,6

thông
Tổng số lao động

1430

100

1942

1000


2248

100

Sau đại học

( Nguồn: Phòng Nhân sự)
Từ số liệu bảng 1.1 ta có thể thấy sự thay đổi về số lượng và chất lượng lao động
của công ty TNHH MS Vina. Số lượng lao động trình độ sau đại học, đại học, cao
đẳng và trung cấp/trung cấp nghề tăng dần, vì tình hình phát triển của doanh nghiệp
cần có đội ngũ nhân sự có trình độ, phối hợp các hoạt động nhanh và dễ dàng hơn, chủ
động hơn trong việc dịch thuật các văn bản, thiết kế bằng ngôn ngữ nước ngoài, quản
lí, kiểm tra, giám sát các đơn hàng và quy trình may của công nhân.
Bên cạnh đó, số lượng lao động phổ thông có xu hướng tăng mạnh, căn bản,
công ty sản xuất hàng may sẵn nên cần nhiều lao động phổ thông đảm nhiệm việc may
đo để đảm bảo hàng kịp xuất sang nước ngoài.
2.2. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp
Bảng 1.2: Cơ cấu lao động theo giới tính và độ tuổi của Công ty TNHH MS Vina
( Đơn vị: Người)
Chỉ tiêu
Số

Năm 2015
Cơ cấu (%)

Năm 2016
Số
Cơ cấu (%)

Năm 2017

Số
Cơ cấu (%)


4
Giới tính
Nam
Nữ
Độ tuổi
Từ 18-35
Từ 36-45
Trên 45

người
1430
235
1195
1430
943
398
89

100
16,4
83,6
100
65,9
27,8
6,3


người
1942
269
1673
1942
1403
489
50

100
13,9
86,1
100
72,2
25,2
2,6

người
2248
100
312
79,9
1936
20,1
2248
100
1645
47,7
5
32,7

208
19,6
(Nguồn: Phòng Nhân sự)

Qua số liệu bảng 1.2 ta thấy rằng tỷ lệ lao động nữ của công ty luôn ở mức cao,
điều này hoàn toàn phù hợp với đặc trưng của công ty cần sự khéo léo và tỉ mỉ. Các lao
động nam của công ty chủ yếu làm việc tại các phòng kĩ thuật, phòng xuất nhập khẩu,
bảo vệ, lái xe…
Nhân lực của công ty chủ yếu là những người trẻ có độ tuổi từ 18-35 tuổi. Do đặc
thù của công ty đòi hỏi lao động chủ lực là lao động trẻ, có sức khỏe tốt, nhanh nhẹn,
linh hoạt với sự thay đổi của môi trường làm việc. Tuy nhiên, với lực lượng lao động
trẻ, họ còn thiếu kinh nghiệm trong công việc do đó công ty cần chú ý đến chính sách
tuyển dụng, đào tạo nhân lực để đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
3. Quy mô vốn kinh doanh của Công ty TNHH MS Vina
3.1. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty TNHH MS Vina
Bảng 1.3: Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty TNHH MS Vina
(Đơn vị: nghìn USD)
Năm
Cơ cấu
nguồn vốn
Vốn cố định
Vốn lưu động
Tổng

Năm 2015
Tỷ lệ
số tiền
%
2,086,493
36,1

3,698,388
63,9
5,784,881
100

Năm 2016
Năm 2017
Tỷ lệ
Tỷ lệ
số tiền
số tiền
%
%
2,082,676
35,8
2,182,931
35,6
3,730,422
64,2
3,946,742
64,4
5,813,098
100
6,129,673
100
(Nguồn: Phòng Kế Toán)

Qua bảng số liệu 1.3 ta có thể thấy sự chênh lệch giữa vốn lưu động và vốn cố
định. Nhìn chung, vốn lưu động luôn chiếm tỷ trọng lớn và tăng dần qua các năm 2015
- 2017 cho thấy tốc độ vòng quay của vốn là khá nhanh, hiệu quả sử dụng vốn tốt,

công ty kinh doanh tương đối hiệu quả. Đây cũng là một lợi thế rất lớn cho công ty
trong việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh trong tương lai.
3.2. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty TNHH MS Vina


5
Bảng 1.4: Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty TNHH MS
Vina
(Đơn vị: nghìn USD)
Năm
Cơ cấu
nguồn vốn
Vốn chủ sở
hữu
Vốn vay
Vốn khác
Tổng

Năm 2015
Số tiền

Tỷ lệ
(%)

Năm 2016
Số tiền

Tỷ lệ
(%)


Năm 2017
Số tiền
3,597,173

Tỷ lệ
(%)

3,148,732

54,4

3,361,122

57,8

58,7

1,846,493
789,416
5,784,880

31,9
13,7
100

1,824,214
627,767
5,813,103

31,4

1,901,124
31
10,8
631,363
10,3
100
6,129,660
100
(Nguồn: Phòng Kế Toán)

Qua bảng 1.4 ta thấy chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số nguồn vốn kinh doanh
của công ty là vốn chủ sở hữu (58,7% năm 2017) cho thấy mức độ tự chủ về tài chính
của công ty là khá tốt trong giai đoạn kinh tế hiện nay, khi không dễ dàng để có thể
vay vốn từ ngân hàng hay các quỹ tín dụng khác cùng với mức lãi suất trần ngất
ngưởng và luôn biến động khó lường. Tuy nhiên để công ty nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh, công ty cần có các giải pháp để huy động vốn nhiều hơn và tiết kiệm
tối đa chi phí cho lãi suất ngân hàng.
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MS Vina
Bảng 1.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Ms Vina
(Đơn vị: NGHÌN USD)
ST
T

Chỉ tiêu



Năm 2015

Năm 2016


Năm 2017

1

Doanh thu thuần

10

4,528,696

5,533,949

5,953,082

2
3

Giá vốn bán hàng
Lợi nhuận gộp (20= 10-11)

11
20

3,019,746
1,508,950

3,418,908
2,115,034


3,377,940
2,575,142

4

Doanh thu hoạt động tài chính

21

79,133

87,904

75,796

5

Chi phí tài chính

22

481,452

398,463

347,756

6

Chi phí quản lý doanh nghiệp


24

247,205

282,386

267,314


6
Lợi nhuận thuần từ hoạt động
7

kinh doanh (30= 20 +21 – 22 – 30

859,426

1,522,089

2,035,868

40

10,055

3,503

2,916


50

869,481

1,525,592

2,038,784

51

191,258

335,630

448,532

60

678,223

1,189,962

1,590,252

24)
8

Lợi nhuận khác
Tổng lợi nhuận kế toán trước


9

thuế (50 = 30 +40)
Chi phí thuế thu nhập doanh

10

nghiệp
Lợi nhuận sau thuế thu nhập

11

doanh nghiệp (60 = 50 – 51)

(Nguồn: Phòng Kế Toán)
Thông qua bảng số liệu 1.5, có thể thấy rằng kết quả kinh doanh của Công ty đã
có những thay đổi trong 3 năm qua. Doanh thu và lợi nhuận của Công ty không ngừng
tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Doanh thu năm 2016 tăng 511,739 nghìn USD
so với doanh thu năm 2015, còn năm 2017 tăng lên so với năm 2015 số tiền là 912,029
nghìn USD. Nguyên nhân là do công ty đang ngày càng cải thiện chất lượng sản phẩm,
mở rộng thị trường, nâng cao tay nghề của lao động nhằm đáp ứng nhu cầu của khách
hàng.
PHẦN II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN
TẠI CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ
YẾU TẠI CÔNG TY TNHH MS VINA
1, Tình hình thực hiện các chức năng quản trị và hoạt động quản trị chung
của doanh nghiệp
1.1 Chức năng hoạch định
Sau khi nhận báo cáo từ các phòng ban, tình hình sản xuất thực tế của xưởng và
các đơn hàng từ các khách hàng, Tổng giám đốc Kim Jong Baek hoạch định chiến

lược phát triển của cả công ty, sau đó các giám đốc nhận chỉ thị của ông Kim, từ đó
đưa ra các chính sách phù hợp cho từng bộ phận của mình. Các chiến lược dài hạn
được lập ra về mở rộng thị trường, phát triển quy mô sản xuất,..Còn về trung hạn và
ngắn hạn là các kế hoạch về tuyển dụng lao động, tiến độ sản xuất…


7
Hạn chế: Công tác hoạch định chưa phù hợp với tình hình phát triển của doanh
nghiệp do chưa nắm đúng năng lực của nhân sự.
1.2. Chức năng tổ chức
Tổ chức bộ máy theo chức năng được công ty áp dụng. Tổng giám đốc có tầm
hạn quản trị cao nhất. Mỗi bộ phận dưới thực hiện đúng chức năng của mình, phối hợp
chặt chẽ với các phòng ban để kế hoạch được thực hiện đúng tiến độ. Khi có đơn hàng,
ban giám đốc sẽ phân rõ từng nhiệm vụ tương ứng với từng phòng ban, từ đó các
phòng ban sắp xếp nhân sự để có thể nhận vải, hàng từ bên khách hàng, sau đó cho
công nhân may đúng theo mẫu. Việc tổ chức như thế này sẽ rất thuận tiện để thực hiện
các đơn hàng, tránh lãng phí nhân sự và nhà xưởng.
Nhận xét: Chức năng tổ chức được doanh nghiệp thực hiện tốt.
1.3. Chức năng lãnh đạo
Chức năng lãnh đạo được đánh giá ở mức khá vì các nhà quản trị của công ty đêù
có trình độ trên đại học cộng với bề dày kinh nghiệm trong quản lí, đặc biệt là ngành
may.
Trưởng phòng sản xuất là người chịu trách nhiệm cao nhất về kết quả sản xuất
cũng như tiến độ của việc sản xuất. Đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với người công
nhân, họ am hiểu phong cách làm việc của công nhân cũng như nhu cầu của họ. Từ đó
bộ phận này sẽ đưa ra được các cải tiến cũng như kĩ thuật may làm sao cho nhanh nhất
và kết quả may đẹp và đúng nhất.
Mặt khác, phòng nhân sự cũng lãnh đạo các bộ phận tuyển dụng, tuyển kịp thời
sao cho đáp ứng đủ công nhân may vào các mùa vụ nhiều đơn đặt hàng.
Hạn chế: Do nắm bắt chưa đúng về tay nghề của công nhân, nguồn nhân lực của

công ty và đặc điểm vùng quê Nga Sơn nên hoạt động lãnh đạo gặp nhiều khó khăn.
1.4 Chức năng kiểm soát
Công ty thực hiện chức năng kiểm soát trên cơ sở thành quả và mục tiêu đề ra.
Từ đó đưa ra được các biện pháp cũng như tìm kiếm sai lệch và biện pháp điều chỉnh.
Các QA kiểm tra các quy trình thực hiện trong nhóm làm sản phẩm có đúng quy
trình đã đề ra. Nhắc nhở và thay đổi quy trình cho phù hợp với từng sản phẩm mà
nhóm đảm nhiệm. Sau đó các QC sẽ kiểm duyệt sản phẩm theo đơn hàng, nếu đúng thì
cho xuất khẩu. nếu sai, thì cho các bộ phận sửa lại cho đúng yêu cầu.
Nhận xét: - Thành công: Công đoạn kiểm soát chặt chẽ đem lại nhiều kết quả


8
Hạn chế: Công ty chưa có chính sách khuyến khích xứng đáng với nhân viên để
họ phát huy hết năng lực của mình đôi khi lại kiểm soát họ quá chặt chẽ khiến hiệu
quả công việc không cao.
2. Công tác quản trị chiến lược của Công ty TNHH MS Vina
2.1 Tình thế môi trường chiến lược
2.1.1 Môi trường vĩ mô
- Môi trường kinh tế:
GDP cả năm 2017 tăng 6,81%. Mức tăng trưởng năm nay vượt mục tiêu đề ra
6,7% và cao hơn mức tăng của các năm từ 2011 – 2016. Đây là thông tin được Tổng
cục Thống kê công bố chiều ngày 27/12. Theo số liệu của đơn vị này, quý I tăng
5,15%, quý 2 tăng 6,28%, quý 3 tăng 7,46% và quý 4 tăng 7,65%. Đây là dấu hiệu
đáng mừng cho nền kinh tế và cho các doanh nghiệp của Việt Nam.
-Môi trường công nghệ:
Hiện nay đang nổi trội cách mạng 4.0, tức là áp dụng công nghệ vào trong sản
xuất, đặc biệt là các ngành công nghiệp nhẹ cần nhiều lao động như ngành may. Việc
áp dụng này có ưu điểm: sẽ tăng năng suất và giảm số tiền lương phải trả cho công
nhân. Nhưng nhược điểm của nó sẽ gây nên nạn thất nghiệp cho các công nhân ngành
may, họ đa số là những người có trình độ học vấn Trung học phổ thông.

- Môi trường chính trị- pháp luật
Việt Nam là một trong những nước có chính trị ổn định, pháp luật luôn ủng hộ
các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật. Sự mở cửa của
nền kinh tế thị trường có tác động mạnh mẽ trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Nó giúp công ty may Ms Vina có thêm nhiều đơn hàng từ các quốc gia trên thế giới.
Đây là cơ hội tốt cho Ms Vina nói riêng và các doanh nghiệp khác nói chung.
2.1.2. Môi trường ngành
- Khách hàng:
Sau hơn 7 năm hoạt động, khách hàng của công ty ngày càng được mở rộng..
Khách hàng của công ty MS Vina không chỉ là các doanh nghiệp bên Hàn Quốc, mà
giờ đây các doanh nghiệp Mỹ cũng đang đặt đơn hàng đến công ty. Nên một điểm
chung nhất của tập khách hàng của công ty Vina là những doanh nghiệp nước ngoài
muốn thuê gia công sản phẩm ngành may tại Việt Nam.
- Đối thủ cạnh tranh:


9
Hiện nay số lượng các công ty may gia công tại Việt Nam rất lớn, tập trung nhiều
nhất ở miền Nam chiếm 62%, miền Bắc chiếm 31%, miền trung chiếm 7%. Do đó, với
số lượng đối thủ cạnh tranh lớn và tập trung như vậy, thị trường may luôn cạnh tranh
gay gắt. Do đó, các doanh nghiệp cần có những chính sách riêng để thu hút khách
hàng đến với mình.
Các công ty cạnh tranh lớn như : May 10, May Nhà Bè,.. tại địa phương thì có
công ty TNHH Tiên sơn, các công ty may khu vực lân cận ở Bỉm Sơn như Ys Vina,
KH Vina, Vaude,.. cũng là một trong những đối thủ cạnh tranh của công ty
- Nhà cung ứng:
Công ty MS Vina là công ty gia công, nên các nguyên liệu chính do khách hàng
cung cấp, công ty chỉ mua những nguyên phụ liệu như chỉ, khóa, các phụ kiện phù
hợp với yêu cầu của khách hàng. Các vật liệu đó chủ yếu nhập từ các công ty phân
phối ở Việt Nam.

2.2. Hoạch định và triển khai chiến lược cạnh tranh và chiến lược phát triển
thị trường
Mục tiêu phát triển giai đoạn 2015-2020 của công ty TNHH MS Vina: Tại Việt
Nam, MS Vina trở thành một trong những công ty may lớn nhất khu vực miền Trung.
Ngoài mục tiêu đó thì các mục tiêu quan trọng khác như tăng doanh thu, tăng lợi
nhuận, nâng cao tay nghề của người công nhân, nâng cao chất lượng sản phẩm may tại
công ty.
Công ty hoạch định chiến lược cạnh tranh về giá và khả năng đáp ứng đơn hàng
tốt. Hơn nữa, công ty luôn hoàn thành đơn hàng trước thời hạn, để phòng tránh sai sót
và sửa chữa kịp thời. Để làm được như vậy cần đến việc hoạch định, phân chia công
việc cho từng bộ phận nhân sự, từng xưởng may.
Hạn chế:
- Công tác hoạch định chiến lược còn nhiều thiếu sót như: Mục tiêu phát triển
của công ty không thực tế. Thị trường của công ty chủ yếu ở các nước Hàn, Mỹ.. chứ
không phải tại Việt Nam.
- Thời gian gia nhập thị trường chưa đủ lớn để có tên tuổi trên thị trường.
2.3. Lợi thế và năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MS Vina
Công ty có giá gia công khoang 1,8- 2,2 USD/sản phẩm. MS Vina thực hiện
tương đối các đơn hàng được hoàn thành đúng hạn, khoảng 80%. Còn lại là chậm do 1


10
số lỗi kĩ thuật như máy móc, nhân công, hay quá tải đơn hàng tương ứng với lượng
nhân viên. Điều này dẫn đến các công nhân phải tăng ca thêm 4h/ ngày, chủ nhật làm
buổi sáng. Nhân viên văn phòng thì tăng ca 2 chủ nhật/ tháng. Ngoài ra công ty còn
nhiều hạn chế trong năng lực cạnh tranh của mình. Cụ thể:
- 1,8-2,2 USD/sản phẩm là mức giá trung bình mà các công ty khác đang áp
dụng. Nên yếu tố giá cả chưa được xem là lợi thế của MS Vina
- Thị trường xuất khẩu của công ty là các nước phát triển như: Mỹ, Hàn Quốc..
trong khi tại các thị trường này, các sản phẩm may mặc cạnh tranh gay gắt. Nên với

mức giá trung bình của công ty thì khó thể cạnh tranh, chưa tính đến các rào cản gia
nhập.
- Sản phẩm may của công ty đơn giản, không quá tỉ mỉ, đường may không tinh
xảo dẫn đến khó cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn như May 10, Tiên Sơn,…
- Hơn nữa, công ty phụ thuộc nhiều vào 1 nhà cung cấp, làm giảm vị thế khi
thương lượng và bị ép giá khi giá cả tăng và khi thị trường vải, phụ kiện Trung Quốc
biến động.
- Bộ phận Xuất- Nhập khẩu năng lực còn yếu kém, nên công ty thường bị thiệt
trong khi đàm phán các đơn hàng và kí duyệt.
- Hiện tại, công ty đã trang bị nhiều trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng để phục
vụ sản xuất. Nhưng chủ yếu các máy móc được nhập khẩu từ Trung Quốc, nên bị hư
hỏng nhiều và ảnh hưởng nhiều đến tiến độ sản xuất và năng suất lao động của công
nhân.
3. Công tác quản trị tác nghiệp của Công ty TNHH MS Vina
3.1 Quản trị mua hàng và dự trữ hàng hóa
Công ty tiến hành mua nguyên vật liệu phụ để may được lô sản phẩm đã đặt
hàng. Việc quản trị mua hàng được công ty kiểm soát từ khâu ký hợp đồng, vận
chuyển cho đến khâu nhập kho nhận nguyên liệu. Khi hết hàng trong kho hay có đơn
đặt hàng từ khách hàng, công ty đã liên hệ nhà cung cấp để có thể cung ứng các
nguyên phụ liệu để sản xuất ra sản phẩm từ đó cung ứng đến các doanh nghiệp đối tác.
Việc quản trị mua này phần lớn đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cho công ty.
Kho được công ty xây dựng với 300m2,để chứa đựng các nguyên vật liệu chưa
được sản xuất, và các sản phẩm may xong đang đợi xe đến để vận chuyển đến cảng
Hải Phòng để giao cho bên đối tác ở các nước.


11
Hạn chế: Quản trị mua và dự trữ hàng hóa chưa thực hiện tốt vì: Trước khi nhập
và đưa hàng hóa vào kho, công ty chưa thực hiện tốt tính toán lượng đặt hàng tối ưu,
hay áp dụng mô hình dự trữ tối ưu. Ngoài ra, thủ kho không nắm bắt được điều kiện

của kho trong những lúc giao mùa, làm hàng hóa bị ảnh hưởng do không khí, ánh
sáng, độ ẩm.
3.2 Quản trị sản xuất
Dựa vào kết quả sản xuất quý trước và các đơn đặt hàng, công ty sẽ sản xuất theo
các mẫu mà khách hàng yêu cầu.. Ngoài ra để dự báo mức nhu cầu tiêu thụ sản phẩm
một cách chính xác công ty còn theo dõi những phản hồi của các đối tác về chất lượng
sản phẩm, mức tiêu thụ hàng tuần, hàng tháng,… để đảm bảo hoạt động sản xuất hiệu
quả.
Khi có đơn hàng, QA sẽ hướng dẫn công nhân cách cắt vải, cách may và các loại
chỉ, khóa phù hợp. Trong quá trình may, thì luôn có nhân viên kĩ thuật theo dõi, và báo
cáo lên QA, QC.
Doanh nghiệp may gia công nên bộ phận quan trọng nhất là sản xuất. Vì thế cần
có những công đoạn chặt chẽ nhằm hạn chế sai sót. Vì thế công ty đưa ra quy trình
may, được tiến hành như sau:
- Phác thảo
- Thiết kế rập
- Làm sản mẫu
- Làm rập sản xuất
- Nhảy cỡ
- Giác sơ đồ
- Trải vải
- Cắt vải
- Phân loại vải
- Cắt/ ráp
- Kiểm định
- Ủi/ hoàn thành
- Kiểm định lần cuối
Ưu điểm: Công tác quản trị sản xuất được công ty thực hiện tốt, đảm bảo việc
sản xuất được trơn tru.



12
4. Công tác quản trị nhân lực của công ty TNHH MS Vina
4.1 Phân tích công việc, bố trí và sử dụng nhân lực
Người trực tiếp tham gia phân tích công việc là trưởng các bộ phận. Phương pháp
được sử dụng để thu thập thông tin là phương pháp quan sát - trao đổi và phương pháp
phỏng vấn. Quá trình phân tích công việc được tiến hành trong một tháng với 2 bản:
mô tả công việc và tiêu chuẩn thực hiện công việc cho từng vị trí chức danh công
việc.Bố trí công việc phù hợp với năng lực của từng nhân viên
Sau khi tuyển dụng, giám đốc và bộ phận tuyển dụng sẽ sắp xếp nhân lực theo
tình hình của doanh nghiệp.
Nhận xét: Chức năng này công ty thực hiện tốt.
4.2 Tuyển dụng nhân lực
Để tìm kiếm nguồn nhân sự, công ty đăng các tin tuyển dụng lên trang tuyển
dụng ,job.vn, facebook của mình, hoặc dán các biển tuyển dụng ở các xã, và trước
cổng công ty.
Sau khi ứng viên nộp đơn ứng tuyển, phòng nhân sự sẽ sắp xếp thời gian
và lập quy trình tuyển dụng. Quy trình tuyển dụng nhân sự được thực hiện
theo quy trình chặt chẽ của phòng nhân sự. Sau đó, những ứng viên đã qua
vòng phỏng vấn của phòng tuyển dụng sẽ được xét duyệt bởi giám đốc. Quy
trình tuyển dụng này khá chặt chẽ, giúp cho nhà quản trị nắm bắt và hiểu rõ
về điểm mạnh, điểm yếu của nhân viên.
Vị trí được tuyển nhiều nhất là công nhân may tại xưởng. Công ty chỉ tuyển
những lao động nữ đã tốt nghiệp trung học phổ thông, độ tuổi từ 18 đến 38. Công tác
tuyển dụng nhân lực của công ty diễn ra thường xuyên, đảm bảo tuyển được các lao
động phù hợp nhất với doanh nghiệp.
4.3 Đào tạo và phát triển nhân lực
Các nhân viên sau khi trúng tuyển sẽ được công ty tiến hành đào tạo lại nhằm
phù hợp với tình hình hoạt động của công ty. Công nhân chưa có tay nghề sẽ được
công ty mở lớp đào tạo trong vòng 1 tuần. Sau 1 tuần học việc, sẽ có 1 bài kiểm tra

thực hành, người nào làm được sẽ được bố trí vào tổ may cụ thể.
Ngoài ra để nâng cao tay nghề, công ty luôn có chương trình 3 tháng tổ chức 1
lần đào tạo về các kĩ thuật may nhằm giúp công nhân thành thạo và tăng năng suất lao
động.


13
Về phần nhân viên văn phòng, sau khi được tuyển dụng, công ty sẽ bố trí người
hướng dẫn, kèm cặp trong quá trình làm quen công việc.
Hạn chế: Tổ chức ít các chương trình đào tạo cho nhân viên văn phòng, những
người giúp doanh nghiệp hoạt động trơn tru.
4.4

Đánh giá và đãi ngộ

Công ty có cuộc đánh giá nhân viên định kì 6 tháng. Những nhân viên làm tốt sẽ
được nâng bậc hoặc tăng lương. Ngoài cuộc đánh giá định kì, thì trong quá trình làm
việc. các trưởng bộ phận thấy nhân viên nào có năng lực thì sẽ được công ty giao
nhiệm vụ cao hơn và được hưởng mức lương tương xứng.
Quyền lợi: - Được thưởng các ngày lễ, tết trong năm.
- Cơm trưa, khám sức khỏe định kỳ, cấp phát đồng phục và phương tiện bảo hộ
lao động theo quy định của công ty.
- Tham gia đầy đủ BHXH, BHYT, BHTN, BHTN và các chế độ khác theo quy
định.
- Lương khởi điểm: 3-5 triệu với vị trí may.
Hạn chế: Hoạt động đãi ngộ mới chỉ dừng tại mức đáp ứng nhu cầu thiết yếu của
con người, chưa có đãi ngộ phi vật chất như tổ chức du lịch cho nhân viên, các khóa
rèn luyện sức khỏe,… để kích thích tốt tinh thần làm việc của công nhân và nhân viên.
5. CÔNG TÁC QUẢN TRỊ DỰ ÁN, QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA DOANH
NGHIỆP

5.1. Quản trị dự án
Công tác quản trị dự án được công ty chú trọng quan tâm, công ty đã và đang
triển khai nhiều dự án lớn như dự án đầu tư các trang thiết bị, máy móc hiện đại ví dụ
như CAD, các máy may,....Các dự án của công ty đều được nghiên cứu kỹ lưỡng, được
lên kế hoạch cụ thể và luôn được công ty đầu tư về tài chính, nhân lực, nguyên vật liệu
một cách đầy đủ và kịp thời nhất.
Nhận xét : Nhìn chung công tác quản trị dự án của công ty về cơ bản khá là tốt.
5.2. Quản trị rủi ro
Rủi ro trong các khâu cắt, may là khó thể tránh khỏi. Vì vậy công ty thực hiện
công tác quản trị rủi ro tương đối tốt. Trước mỗi đơn hàng được may hàng loạt thì luôn
có may mẫu sẵn, để các kĩ thuật kiểm tra xem đúng kích thước, mẫu thiết kế, loại màu
chỉ,.. Hơn nữa,công ty luôn đánh giá kịp thời tay nghề của công nhân, và có các biện


14
pháp phòng ngừa bằng cách nâng cao tay nghề, tổ chức các buổi chia sẻ kinh nghiệm,
giảng dạy công nhân về các chú ý của mỗi sản phẩm.
Để giảm thiểu tình trạng không may kịp thời hạn, công ty luôn có biện pháp
tuyển dụng theo mùa vụ, theo nhu cầu của mình.
Hạn chế: Quản trị rủi ro chưa được đầu tư về mặt tài chính. Công ty nên lập quỹ
dự phòng để né tránh hay giảm thiểu rủi ro.

PHẦN III : ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
Sau một thời gian tham gia thực tập tại công ty TNHH MS Vina, công ty còn
một số tồn tại như sau:
- Công tác hoạch định chưa phù hợp với tình hình phát triển của doanh nghiệp
do chưa nắm đúng năng lực của nhân sự.
- Do nắm bắt chưa đúng về tay nghề của công nhân, nguồn nhân lực của công
ty và đặc điểm vùng quê Nga Sơn nên hoạt động lãnh đạo gặp nhiều khó khăn.
- Công ty chưa có chính sách khuyến khích xứng đáng với nhân viên để họ phát

huy hết năng lực của mình đôi khi lại kiểm soát họ quá chặt chẽ khiến hiệu quả công
việc không cao.
- Công tác nâng cao năng lực tranh chưa được chú trọng. Giá cả ở mức trung
bình, không được xem là lợi thế. Sản phẩm may của công ty đơn giản, không quá tỉ
mỉ, đường may không tinh xảo dẫn đến khó cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn như
May 10, Tiên Sơn,… Hơn nữa, công ty phụ thuộc nhiều vào 1 nhà cung cấp, làm giảm
vị thế khi thương lượng và bị ép giá khi giá cả tăng và khi thị trường vải, phụ kiện
Trung Quốc biến động. Bộ phận Xuất- Nhập khẩu năng lực còn yếu kém, nên công ty
thường bị thiệt trong khi đàm phán các đơn hàng và kí duyệt.Hiện tại, công ty đã trang


15
bị nhiều trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng để phục vụ sản xuất. Nhưng chủ yếu các
máy móc được nhập khẩu từ Trung Quốc, nên bị hư hỏng nhiều và ảnh hưởng nhiều
đến tiến độ sản xuất và năng suất lao động của công nhân.
- Thời gian gia nhập thị trường chưa đủ lớn để có tên tuổi trên thị trường.
- Quản trị dự trữ hàng hóa chưa thực hiện tốt vì: Trước khi nhập và đưa hàng
hóa vào kho, công ty chưa thực hiện tốt tính toán lượng đặt hàng tối ưu, hay áp dụng
mô hình dự trữ tối ưu. Ngoài ra, thủ kho không nắm bắt được điều kiện của kho trong
những lúc giao mùa, làm hàng hóa bị ảnh hưởng do không khí, ánh sáng, độ ẩm.
- Quản trị rủi ro chưa được đầu tư về mặt tài chính. Công ty nên lập quỹ dự
phòng để né tránh hay giảm thiểu rủi ro.
- Tổ chức ít các chương trình đào tạo cho nhân viên văn phòng, những người
giúp doanh nghiệp hoạt động trơn tru.
Từ những tồn tại trên tại công ty TNHH Ms Vina, em có hướng đề tài cho khóa
luận tốt nghiệp sắp tới như sau:
Đề tài 1: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH MS vina
Đề tài 2: Nâng cao công tác quản trị dự trữ hàng hóa của công ty TNHH MS Vina
Đề tài 3: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH MS Vina




×