Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

TÀI KHOẢN vãn LAI cán cân VÃNG LAI (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.56 KB, 4 trang )

Các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng của EU:
Một đặc điểm nổi bật trên thị trường EU là quyền lợi của người tiêu dùng rất được bảo vệ, khác
hẳn với thị trường của các nước đang phát triển. Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng,
EU tiến hành kiểm tra các sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và có các hệ thống báo động giữa
các nước thành viên, đồng thời bãi bỏ việc kiểm tra các sản phẩm ở biên giới. EU đã thông qua
những quy định bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng về độ an toàn chung của các sản phẩm
được bán ra, các hợp đồng quảng cáo, bán hàng tận nhà, nhãn hiệu. Doanh nghiệp Việt Nam
cần biết để đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe này. Các tổ chức chuyên nghiên cứu đại diện cho
giới tiêu dùng sẽ đưa ra các quy chế định chuẩn quốc gia hoặc Châu Âu. Hiện nay ở EU có 3 tổ
chức định chuẩn: Ủy ban Châu Âu về định chuẩn, Ủy Ban Châu Âu về định chuẩn điện tử, Viện
Định chuẩn Viễn thông Châu Âu. Tất cả các sản phẩm chỉ có thể bán được ở thị trường này với
điều kiện phải bảo đảm tiêu chuẩn an toàn chung của EU, các luật và định chuẩn quốc gia
được sử dụng chủ yếu để cấm buôn bán sản phẩm được sản xuất ra từ các nước có những
điều kiện sản xuất chưa đạt được tiêu chuẩn của EU. Quy chế bảo đảm an toàn của EU đối với
một số sản phẩm tiêu dùng như sau: Các loại thực phẩm, đồ uống đóng gói phải ghi rõ tên sản
phẩm, nhãn mác, thành phần, trọng lượng tịnh, thời gian sử dụng, cách sử dụng, địa chỉ của
nước sản xuất hoặc nơi bán, nơi sản xuất, các điều kiện đặc biệt để bảo quản, để chuẩn bị sử
dụng hoặc các thao tác bằng tay, mã số và mã vạch để dễ nhận dạng lô hàng. Các loại thuốc
men đều được kiểm tra, đăng ký và được các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia EU cho
phép trước khi sản phẩm được bán thị trường. Giữa các cơ quan có thẩm quyền này và Ủy ban
Châu Âu về định chuẩn thiết lập hệ thống thông tin trao đổi tức thời có khả năng nhanh chóng
thu hồi bất cứ loại thuốc nào có tác dụng phụ đang bán trên thị trường. Đối với các loại vải lụa,
EU lập ra một hệ thống thống nhất về mã hiệu cho biết các loại sợi cấu thành nên loại vải hay
lụa được bán ra trên thị trường EU. Bất cứ loại vải hay lụa nào được sản xuất ra trên cơ sở hai
hay nhiều loại sợi mà một trong các loại ấy chiếm tối thiểu 85% tổng trọng lượng thì trên mã
hiệu có thể đề tên loại sợi đó kèm theo tỷ lệ về trọng lượng, hoặc đề tên của loại sợi đó kèm tỷ
lệ tối thiểu 85%, hoặc ghi cấu thành chi tiết của sản phẩm. Nếu sản phẩm gồm hai hoặc nhiều
loại sợi mà không loại sợi nào đạt tỷ lệ 85% tổng trọng lượng thì trên mã hiệu ít nhất cũng phải
ghi tỷ lệ của hai loại sợi quan trọng nhất, kèm theo tên các loại sợi khác đã được sử dụng.

Chính sách thương mại chung của EU


Chính sách thương mại nội khối


Chính sách thương mại nội khối tập trung vào việc xây dựng và vận hành thị trường chung Châu Âu
nhằm xoá bỏ việc kiểm soát biên giới, lãnh thổ quốc gia, biên giới hải quan để tự do lưu thông hàng
hoá, sức lao động, dịch vụ và vốn, điều hoà các chính sách kinh tế xã hội của các nước thành viên
- Lưu thông tự do hàng hoá: Các quốc gia EU nhất trí xoá bỏ mọi loại thuế quan đánh vào hàng hoá
xuất nhập khẩu giữa các thành viên, xoá bỏ hạn ngạch áp dụng trong thương mại nội khối. Xoá bỏ
tất cả các biện pháp tương tự hạn chế về số lượng, xoá bỏ các rào cản về thuế giữa các thành viên.
- Tự do đi lại và cư trú trên toàn lãnh thổ Liên minh: tự do đi lại về mặt địa lý, tự do di chuyển vì
nghề nghiệp, nhất thể hoá về xã hội, tự do cư trú
- Lưu chuyển tự do dịch vụ: Tự do cung cấp dịch vụ, tự do hưởng các dịch vụ, tự do chuyển tiền
bằng điện tín, công nhận lẫn nhau các văn bằng


Lưu chuyển vốn tự do: Thương mại hàng hoá dịch vụ sẽ không thể duy trì được nếu vốn không
được lưu chuyển tự do và được chuyển tới nơi nó được sử dụng một cách có hiệu quả kinh tế nhất.

Chính sách thương mại nội khối của EU thường tạo cho các thành viên sự tự do như ở trong quốc
gia mình. Điều này tạo cho Việt Nam thuận lợi trong việc tìm hiểu các đối tác mới của EU thông qua
các đối tác truyền thống, ít phải điều tra ngay từ đầu, giảm chi phí cho việc tìm kiếm thị trường mới.
Ngoài ra nếu có được quan hệ tốt với thị trường truyền thống, sẽ là điều kiện thuận lợi để thâm
nhập vào thị trường mới dẽ dàng hơn.

Chính sách ngoại thương:
Chính sách ngoại thương được xây dựng trên nguyên tắc: Không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi
có lại và cạnh tranh công bằng. Các biện pháp được áp dụng phổ biến trong chính sách này là thuế
quan, hạn chế về số lượng, hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu. Hiện nay
Việt Nam chưa gia nhập WTO nên chưa được hưởng ưu đãi từ tổ chức này. Vì vậy EU vẫn cò
những quy định riêng cho Việt Nam, như quy định hạn ngạch, thuế nhập khẩu cao nên khó khăn cho

các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt các hàng rào về kỹ thuật, như độ an toàn thực phẩm, vệ sinh
thực phẩm. Đó lá khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần vượt qua.
Hệ thống thuế: Các nước thuộc Liên minh châu Âu áp dụng Hệ thống thuế quan chung của EU.
Thuế NK được tính bằng cách lấy giá trị hàng hóa NK theo giá CIF nhân với thuế suất của loại hàng
hóa đó. Trong đó, giá trị hàng hóa NK tính theo giá CIF bao gồm: tiền hàng, các phí (đóng gói, làm
thủ tục xuất khẩu, nộp thuế XK (nếu có), lập bộ chứng từ xuất khẩu, cước vận tải, phí bảo hiểm,…;
Thuế suất phụ thuộc vào loại hàng và xuất xứ của hàng NK, được xây dựng trên nguyên tắc :
những mặt hàng nào trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất ko đủ, hoặc cần thiết để phát
triển những ngành sản xuất trong nước thì sẽ được miễn thuế hoặc hưởng thuế suất thấp. Ngược
lại những mặt hàng trong nước đã sản xuất đủ hay để khuyến khích trong nước tự sản xuất thì sẽ
phải chịu thuế suất cao. Theo nguyên tắc này, hầu hết nguyên liệu nhập khẩu vào EU được miễn
thuế NK hoặc chịu thuế suất thấp, còn các mặt hàng nông sản thực phẩm phải chịu mức thuế cao


hoặc thuế đặc biệt.Để tăng sức cạnh tranh của hàng hóa và đẩy mạnh XK, bên cạnh việc miễn thuế
hoặc đánh thuế thấp, đối với các nguyên, phụ liệu, bán thành phẩm nhập khẩu để sản xuất hàng XK
EU còn cho phép được “treo” thuế.

Theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU, Liên hiệp châu Âu (EU)
sẽ bỏ thuế cho hàng dệt may, nhưng không bỏ thuế ngay mà trong thời gian bảy năm
sau khi hiệp định có hiệu lực. Hiện thuế suất bình quân hàng dệt may từ Việt Nam vào
EU phải chịu là 9,6%.
Ngoài ra, theo bản ghi nhớ giữa hai bên, EU sẽ xóa bỏ thuế cho những mặt hàng này,
nhưng cũng sẽ có những biện pháp để đảm bảo hàng hóa Trung Quốc không tận dụng
được hiệp định để tràn vào thị trường EU. Theo đó, EU đưa ra quy tắc xuất xứ khá
nghiêm ngặt đối với hàng may mặc là phải được may từ vải sản xuất tại Việt Nam và
vải sản xuất tại Hàn Quốc - một đối tác FTA khác của EU.


Các biện pháp phi thuế quan và rào cản kỹ thuật đối với thương mại: Mọi hiệp

định do EU và các đối tác ký kết đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc
nghiêm cấm biện pháp hạn chế định lượng và biện pháp có tác dụng tương
đương. Điều này không ảnh hưởng tới quyền của các bên khi thực thi những quy
chuẩn, tiêu chuẩn và biện pháp SPS cần thiết để bảo vệ sức khỏe hoặc cuộc
sống con người, tài nguyên, đạo đức xã hội…
Những điều khoản về rào cản kỹ thuật đối với thương mại trong các hiệp định
quy định rằng các bên phải thông báo cho nhau về những đề xuất về quy chuẩn
và tiêu chuẩn đặc biệt liên quan đến thương mại giữa các bên. Ngoài ra, còn có
những cam kết để thông báo và tham vấn nhau về những vấn đề cụ thể khi phát
sinh, thông báo về phòng ngừa đối với hàng nhập khẩu vì lý do an toàn và môi
trường, cũng như xác định các hàng hóa ưu tiên nhằm hợp tác để những hàng
hóa này đáp ứng yêu cầu khi tiếp cận thị trường của nhau. Cuối cùng, các hiệp
định còn có cam kết hợp tác trong các tổ chức thiết lập tiêu chuẩn quốc tế.
Ưu tiên chính sách thương mại của EU trong lĩnh vực dệt may bấy lâu nay nhằm
tăng tiếp cận thị trường – bằng cách xử lý những rào cản hiện có thông qua
nhiều phương tiện, như sử dụng Quy định về rào cản thương mại – sử dụng các
công cụ phòng vệ thương mại, khi xuất sang EU ở mức bán phá giá hoặc được
trợ cấp, và cải thiện việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ thông qua đấu tranh
chống làm giả làm nhái quyền tác giả, và vi phạm các quyền về nhãn hiệu, sáng
chế và kiểu dáng công nghiệp. EU cũng tham gia đấu tranh chống gian lận, nhất
là thông qua lách các biện pháp phòng vệ thương mại, hưởng quy chế GSP một
cách bất hợp pháp, và kê khai xuất xứ EU đối với sản phẩm được sản xuất ở nơi
khác.
Một Quy định được thông qua năm 2011 về đặt tên xơ sợi dệt và ghi nhãn mác
liên quan về thành phần xơ sợi trong sản phẩm dệt. Quy định này đề ra điều
kiện và quy tắc ghi nhãn hàng dệt được bán tại EU. Thông tin ghi thành phần
hàng dệt phải sử dụng tên xơ sợi thống nhất. Quy định cũng đề ra các biện pháp
nhằm kiểm tra xem thành phần sơ sợi của sản phẩm dệt có phù hợp với thông
tin ghi trên nhãn mác không.




×