Tải bản đầy đủ (.pptx) (24 trang)

Phân tích sơ lược Bộ luật Napoleon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 24 trang )

BỐI CẢNH BAN HÀNH,
NỘI DUNG CƠ BẢN,
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ
PHẠM VI ẢNH HƯỞNG
CỦA BỘ LUẬT NAPOLÉON

Phạm Hải Yến


Đôi nét về nhân vật Napoléon Bonaparte
(1769 – 1821)
- Sinh ra ở Ajaccio thuộc Corse, dòng dõi quý tộc Genova (Ý).
- Sĩ quan pháo binh ở Pháp huy thành công nhiều chiến dịch chống lại Liên
minh thứ nhất và thứ hai chống Pháp.
- Là nhà quân sự và nhà chính trị tiêu biểu của Pháp

- Là Hoàng đế Pháp từ năm 1804 đến năm 1815, hiệu Napoléon I.
- Cuộc cải cách pháp luật của ông, Bộ luật Napoléon, đã có những ảnh
hưởng lớn lên nhiều bộ luật dân sự trên toàn thế giới.
- Thực hiện các chính sách tự do cơ bản ở Pháp và khắp Tây Âu, cùng các
vùng mà ông kiểm soát; ảnh hưởng của nó còn tới tận ngày nay.


Bối cảnh ban hành
và phạm vi ảnh hưởng
của bộ luật Napoléon


Bối cảnh ban hành bộ luật Napoléon
- Bộ luật Dân sự Pháp (Code Civil des Francais) hay còn gọi là bộ luật
Napoléon, là bộ luật về dân sự được kiến lập bởi Napoléon Bonaparte


vào năm 1804.
- Tại Pháp, về nhiều phần cơ bản, bộ luật Napoléon này vẫn còn hiệu lực
cho đến ngày nay.
- Các phác thảo đầu tiên cho một bộ luật dân sự đã được tiến hành ngay từ
trong những năm 1793 đến 1797 của cuộc Cách mạng Pháp.
- Tạo nên một gạch nối giữa Luật La Mã và luật theo tập quán và đặc biệt
là giữa Luật La Mã và luật cách mạng.
- Tư tưởng thể hiện trước tiên là trong nguyên tắc tất cả đều bình đẳng
trước pháp luật, bảo vệ và sự tự do của cá nhân và của sở hữu cũng như
là chia cắt nghiêm ngặt giữa nhà thờ và quốc gia.


Phạm vi ảnh hưởng bộ luật Napoléon
- Bộ luật cũng được đưa vào áp dụng trong các quốc
gia chịu ảnh hưởng lớn của Pháp trong thời gian từ
1807 đến 1814.
- Chỉ trong vòng vài năm bộ luật đã có hiệu lực từ
Lissabon đến Vacsava và từ Hà Lan cho đến bờ biển
Adria.
- Thất bại của Napoléon tại Waterloo đã không kìm
hãm được việc truyền bá bộ luật này: đặc biệt ở Tây
Âu, Nam Âu và Châu Mỹ các bộ luật đều hướng về
Code Civil.
(Tình hình chiến lược ở Châu Âu 1815)


Một phiên bản có sửa đổi của bộ luật này vẫn còn hiệu lực
tại Cộng hòa Dominica ngày nay. Sau này, một số nước
cộng hòa mới ở Mỹ Latin cũng áp dụng bộ luật này, trong đó
có Bolivia và Chile



Nhà sử học Anh, Andrew Roberts bình luận:
"Những ý tưởng củng cố thế giới hiện đại của chúng ta — công lý, chế độ nhân tài (chính
quyền do những người thực sự có tài năng nắm giữ), bình đẳng trước pháp luật, quyền sở
hữu, sự khoan dung tôn giáo, giáo dục thế tục hiện đại, tài chính ổn định, và nhiều thứ
khác... — đã được bảo vệ, củng cố, chỉnh lý và mở rộng về mặt địa lý bởi Napoléon.
Ông còn bổ sung theo đó là một chính quyền địa phương hợp lý và có năng lực, chấm dứt
nạn cướp bóc ở nông thôn, khuyến khích khoa học và nghệ thuật, việc bãi bỏ chế độ phong
kiến và sự lập pháp lớn nhất kể từ khi Đế quốc La Mã sụp đổ".


Nội dung
bộ luật Napoléon


Nội dung của bộ luật Napoléon
Tổng số 2283 Điều

Code Civil
3 Quyển
(Livre)

Thiên mở
đầu

Các thiên
(Titre)
Các Chương
(Chapitre)

Các Phần
(Section)
Các điều
(Article)

1200 Điều trong đó vẫn
được sử dụng ở bộ luật
hiện hành tại Pháp


THIÊN MỞ ĐẦU (TITRE PRELIMINAIRE)
Điều 1 đến Điều 6.
Thiên này được gọi là: “Công bố luật, hiệu lực của luật và áp dụng luật”
(De la publication, des effets et de l’application des lois en general)
chứa đựng một số nguyên tắc cơ bản về luật.


QUYỂN 1 - VỀ NGƯỜI (DES PERSONNES)
Điều 7 đến Điều 515.
Quyển này quy định về chứng thư, hộ tịch (Des actes de l’Etat civil)
như chứng thư khai sinh, chứng thư kết hôn, chứng thư khai tử; nơi cư
trú, mất tích, hôn nhân, ly hôn, quan hệ giữa cha mẹ và con, quan hệ
giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, quyền của cha mẹ, tình trạng vị thành
niên, giám hộ và quyền tự lập, tình trạng thành niên và những người
thành niên được pháp luật bảo hộ.


Quyển 2 - Về tài sản và những thay đổi về sở hữu
(Des biens et des differentes modifications de la
propriete)

Điều 516 đến Điều 710.
Quyển này quy định về phân biệt các loại tài sản, về sở hữu, quyền thu
hoa lợi, quyền sử dụng và quyền cư dụng; dịch quyền hay địa dịch, dịch
quyền phát sinh địa thế, dịch quyền xác lập theo quy định của pháp luật;
dịch quyền về lối đi; dịch quyền xác lập theo ý chí của con người; chấm
dứt dịch quyền.


Quyển 3 – Các phương thức xác lập quyền sở hữu
( D e s d i f f e re n t e s m a n i e re s d o n t o n a c q ui e r t l a p ro p r i e t e )
Điều 711 đến Điều 2281.
Quyển này bao gồm các quy phạm pháp luật liên quan đến các vấn đề thừa
kế, tặng cho lúc còn sống và di chúc; hợp đồng, cam, thỏa thuận; hôn ước
và các chế độ tài sản; công ty dân sự; vay mượn; gửi giữ và quyền trữ; uỷ
quyền; bảo lãnh; cưỡng chế…


Tác động của
bộ luật Napoléon


1. Đây là bộ luật phản ánh những tư tưởng của cách mạng dân chủ tư
sản Pháp bảo vệ các quyền và tự do của cá nhân.
- Về sở hữu, bộ luật đã khẳng định quyền sở hữu là quyền được hưởng thụ và định
đoạt tài sản một cách tuyệt đối, miễn là không sử dụng tài sản vào những việc mà
pháp luật cấm (Điều 544).
- Không ai có thể bị buộc nhượng lại quyền sở hữu của mình, trừ phi vì lợi ích công
cộng và với điều kiện được bồi thường trước một cách thoả đáng (Điều 545).
- Quyền tự do của cá nhân được khẳng định trong các quy định về quyền của mỗi
người được tôn trọng đời tư của mình (Điều 9)



2. Bộ luật được xây dựng trên nguyên tắc phi tôn giáo..
- Đây là nguyên tắc được thể hiện rõ trong các quy định về hôn nhân và gia đình. Thể
thức cử hành kết hôn không gắn với nhà thờ mà cử hành công khai trước viên chức
hộ tịch của xã, nơi một trong hai vợ chồng thường trú hoặc cư trú vào thời điểm
công bố (Điều 165).


3. Tính ổn định, khả năng tồn tại và có hiệu lực lâu dài của bộ luật.
- Được các luật gia thực hành nổi tiếng của Pháp như Tronchet, Portalis, Bigot de
Préameneu và Maleville soạn thảo dưới sự chỉ đạo trực tiếp của hoàng đế Napoléon,
một người có hiểu biết sâu sắc về luật La Mã cổ đại.
- Đã tồn tại được trên 200 năm, được các luật gia Pháp gọi là “Hiến pháp dân sự” của
nước Cộng hoà Pháp.
- 1200 Điều luật vẫn còn giữ nguyên và có hiệu lực tới tận bây giờ.


4. Là thứ ảnh hưởng và thống nhất toàn bộ nền chính trị.
Một trong những tác giả của Bộ luật dân sự Napoléon là Portalis vào năm 1802
đã nói:
“Trật tự dân sự chính là xi măng gắn kết các vấn đề chính trị. Chúng ta không
phải là những người miền Prô-văng, miền Brơ-ta-nhơ hay xứ An-zat, chúng ta
là người Pháp”.
Theo giáo sư Claude Witz, Bộ luật dân sự chính là một trong những “khối đá
tảng” mà hoàng đế Napoléon đã đặt trên đất Pháp để củng cố quốc gia.


5. Bộ luật dân sự Pháp đánh dấu sự phát triển của kỹ thuật lập pháp.
Đây là bộ luật mẫu mực về cấu trúc chặt chẽ, logic của các chế định pháp luật, về việc

sử dụng ngôn ngữ chính xác, giản dị, trong sáng, dễ hiểu, sự phù hợp với thực tiễn, sự
kết hợp khéo léo giữa tính tổng quát và tính cụ thể của các quy phạm pháp luật. Các
nguyên tắc chung của bộ luật dân sự được quy định rất cụ thể, nhưng vẫn đảm bảo tính
linh hoạt và mềm dẻo, tạo điều kiện cho các thẩm phán có thể giải thích linh hoạt, phù
hợp với thực tế.


Đánh giá và nhận xét


Sự thành công của Bộ luật dân sự Napoléon bắt đầu từ sự sáng suốt trong việc
lựa chọn những người xây dựng dự thảo. Napoléon đã không tuyển chọn
nhiều người, không chọn các chính trị gia mà đã chọn chỉ 4 luật gia thực hành
nổi tiếng nhất lúc bấy giờ biên soạn (Tronchet, Potalis, Bigot de Préameneu,
Maleville). Chính nhờ những luật gia nổi tiếng này mà Bộ luật dân sự
Napoléon đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật xây dựng một bộ luật:



- Tuy vậy một vài quy định có nguồn gốc từ cuộc cách mạng còn mang theo
nó là nhiều điểm hạn chế.
- Quy định giữa nam giới là binh đẳng, chấm dứt chế độ thế tập tước vị của
giới quý tộc. Nhưng phụ nữ lại bị đặt dưới sự kiểm soát của nam giới.


4/26/20




×