Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Một số kinh nghiệm trong bồi dưỡng HSG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.85 KB, 2 trang )

MỘT SỐ KINH NGHIỆM
TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
1. Thực trạng:
- Số lượng tham gia dự thi đông nhưng số đậu có điểm từ 12 trở lên thấp, tỉ lệ chỉ 45 - 50%. Đặc biệt số học sinh có
giải rất thấp. VD: năm học 2009-2010: Bảng A có 124 em dự thi chỉ 15 em giải 3 ( 14 điểm); Giải nhì và nhất
không có. Số lượng các em đậu chủ yếu là đạt điểm sàn (12điểm).
- Số học sinh dưới 9 điểm nhiều. nhiều em chi 5 – 8 điểm theo thang điểm 20.
- Nhiều học sinh chưa biết cách làm bài, kĩ năng thực hành yếu…
2. Nguyên nhân:
- Đề thi chưa sát với học sinh, số lượng câu vượt chuẩn, khó nhiều…
- Học sinh chưa được ôn tập nhiều; chưa được rèn luyện nhiều về kĩ năng.
- Giáo viên tham gia bồi dưỡng chưa xác định được trọng tâm của chương trình; còn tình trạng học tủ, đối phó chiếu
lệ…
- Đề thi giới thiệu chưa chuẩn, tinh thần trách nhiệm còn chưa cao, hầu hết con sao chép từ các tài liệu tham khảo, đề
thi từ các năm khác, tỉnh khác, trên mạng mà ít sửa chữa bổ sung…
3. Giải pháp:
a. Lựa chọn học sinh giỏi:
- Lựa chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ quan trọng ở các trường THCS hiện nay, đối với bộ môn Địa lý
thì việc làm này còn khó khăn hơn nhiều do hầu hết các trường không có lớp chuyên, số lượng học sinh yêu thích bộ môn
không nhiều..do vậy lựa chọn đội ngũ học sinh giỏi đi dự thi bộ môn cần đạt loại khá về văn hóa,có nhận thức về tự nhiên
khá hoặc trung bình khá, tự nguyện học khối c , có nguyện vọng thi Địa lý… nên ưu tiên chọn những học sinh trong lớp xã
hội, có ý thức tự học tốt.
- Thông qua các kỳ thi HSG cấp huyện để tuyển chọn, nếu trường không có lớp khối C thì chọn ở các lớp chất
lượng khối A, bằng hình thức động viên, khuyến khích, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, theo chủ trương của nhà trường..
học sinh được chọn giáo viên bồi dưỡng phải dạy liên tục hoặc có kế hoạch theo dõi quá trình học tập của em đó trong suốt
cả 3 năm học.
b. Bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng:
- Đối với học sinh:
- Bước 1: Lựa chọn đội tuyển, động viên ….
- Bước 2: Bồi dưỡng cho học sinh có kiến thức địa lý toàn cấp đặc biệt là kiến thức lớp 8 và 9; Cần hiểu rõ, nhớ
kỹ các vấn đề cơ bản trong sách giáo khoa, biết hệ thống kiến thức cơ bản, phân biệt nhóm kiến thức, khai thác triệt để hệ


thống câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa, sách ôn tập, sách tham khảo..
- Bước 3: Hướng dẫn học sinh ôn tập khái quát, xây dựng sơ đồ kiến thức, làm bài tập theo từng phần nhánh của
sơ đồ; chú ý rèn luyện kỹ năng cho học sinh như cách làm bài thi, kiểm tra, làm bài tập, thực hành, viêt báo cáo..
- Bước 4: Ra bài tập, ra đề cho học sinh làm bài, cho học sinh suy nghĩ nêu hướng giải quyết, sau đó mời các bạn
tham gia trong nhóm góp ý, bổ sung.. trong quá trình thảo luận giáo viên phải chỉ rõ những vấn đề còn chưa rõ của học
sinh… khi cho học sinh làm bài, thảo luận nên theo hình thức cuốn chiếu kiểm tra đồng bộ không học tủ, học lệch về kiến
thức..
- Chú ý: Học sinh vừa học văn hóa, vừa học ôn thi HSG tỉnh nên phải có kế hoạch bồi dưỡng thật sự phù hợp, lựa
chọn học sinh có thể từ cuối lớp 8, sang lớp 9…
- Giáo viên phải có giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi chi tiết, đầy đủ, có hệ thống, ngoài kiến thức ở sách giáo khoa
cần tham khảo thêm kiến thức ở sách giáo viên, sách tham khảo khác, đề thi các năm cho học sinh làm quen, hướng dẫn cho
học sinh biết cấu trúc đề, cách làm bài, nhưng không được quá tham về kiến thức, đưa vào ôn tập quá nhiều, tràn lan không
có sự lựa chọn có thể sẽ làm cho học sinh bị nhiễu, không chọn được kiến thức trọng tâm..
c. Kỹ năng:
Những kỹ năng địa lý chủ yếu cần bồi dưỡng cho học sinh gồm: Đọc và sử dụng Atlat Việt Nam, các loại bản đồ,
làm việc với các bảng số liệu, sách giáo khoa..quá trình rèn luyện kỹ năng chính là quá trình bồi dưỡng kiến thức cho học
sinh, phát triển các thao tác tư duy, tăng cường tính chủ động trong học tập của học sinh..
+ Kỹ năng sử dụng Atlat, bản đồ cần đạt ở 3 mức độ như sau: Đọc biết vị trí của đối tượng địa lý trên bản đồ… nội
dung của đối tượng cần nghiên cứu…các mối quan hệ của đối tượng địa lý trên bản đồ… muốn vậy học sinh phải hiểu rõ,
nắm vững hệ thống ký hiệu, hệ thống kinh, vĩ tuyến, nội dung cần khai thác trên bản đồ…Từ việc đọc, đặt các câu hỏi về
đối tượng, mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý trên bản đồ..từ đó coi bản đồ là nguồn tri thức cần khai thác.
+ Kỹ năng sử dụng sách giáo khoa: Hướng dẫn học sinh cách đọc,lựa chọn kiến thức cơ bản, trọng tâm, các mối
quan hệ giữa các phần kiến thức trong bài, giữa bài cũ với bài mới, khai thác hiệu quả hệ thống câu hỏi đầu, giữa, cuối bài..
từ sách giáo khoa học sinh biết xây dựng các sơ đồ, bảng kiến thức để khái quát, hệ thống kiến thức.
+ Kỹ năng làm việc với các bảng số liệu: Qua bảng số liệu biết nhận xét, tìm thấy những thay đổi, phát triển của
các đối tượng địa lý…vẽ biểu đồ thích hợp.. đây là một kỹ năng quan trọng.. vì hầu hết các đề thi có từ 3 - 4 điểm của phần
này, học sinh làm tốt bài tập gần như là sẽ đạt học sinh giỏi.
+ Kỹ năng làm bài thi: Khi làm bài học sinh cần đọc kỹ đề ra, câu hỏi, lựa chọn phần dễ làm trước, khó làm
sau..làm hết thời gian, khai thác hêt các câu hỏi không bỏ sót…vì phần lớn thời gian làm bài thi HSG tỉnh là ở lớp 9 - Phần
địa lý tự nhiên, khái quát về kinh tế- xã hội (bài mở đầu), một phần về địa lý dân cư do vậy kỹ năng học sinh cần khai thác

về các thành phần địa lý tự nhiên, đặc điểm thiên nhiên, so sánh đặc điểm thiên nhiên các vùng miền. Các dạng bài tập về
khí hậu, sử dụng và bảo vệ tự nhiên, dân cư... đặc biệt chú ý khai thác Atlat Địa lý Việt nam phần tự nhiên.

×