Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

skkn hay và moi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.71 KB, 4 trang )

Trường Tiểu học số 2 Nhơn Bình
DẠY HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP THẢO
LUẬN
ĐỐI VỚI MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
I/ Mở đầu :
1. Lý do chọn đề tài :
Dạy học bằng phương pháp thảo luận đã được áp dụng từ lâu, được
sử dụng trong tất cả các môn học nhưng sử dụng nhiều nhất đối với môn
Tự nhiên và Xã hội.
Trong thời gian thay sách giáo khoa việc dạy học bằng phương
pháp thảo luận đã áp dụng trong các khối lớp 1, 2, 3, 4, 5. đây là một
phương pháp dạy học hiện đại, phương pháp này người thầy chỉ việcnêu
vấn đề, hướng dẫn và tổng kết, học sinh giữ vai trò tích cực, tham gia trao
đổi, thảo luận và đưa ra ý kiến của mình. Vì vậy dạy học bằng phương
pháp thảo luận phù hợp với việc giảng dạy hiện nay.
2. Nhiệm vụ của đề tài :
Phương pháp thảo luận trong dạy học đã đề cao được sự hợp tác
tích cực giữa thầy và trò, trò và tròđể đạt được mục tiêu chung là học sinh
nắm được kiến thức của bài một cách chắc chắn. Phương pháp này giúp
giáo viên đánh giá được kiến thức của học sinh, kỷ năng, cách làm việc
của học sinh mà giúp giáo viên biết được thái độ học sinh trong học tập.
3. Cơ sở và thời gian tiến hành :
Trong thời gian dạy lớp 2 tôi đã vận dụng phương pháp thảo luận
này vào môn tự nhiên và xã hội. Tôi nhận thấy học sinh mạnh dạn trong
phát biểu cũng như trong xây dựng bài.
Phạm Minh Đức
Trường Tiểu học số 2 Nhơn Bình
II. Kết quả tiến hành :
1. Để tiến hành dạy tốt bằng phương pháp thảo luận giáo viên cần thực
hiện các hình thức thảo luận .
a. Thảo luận cả lớp :


Giáo viên điều khiển lớp thảo luận nội dung bài học.
Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi để cả lớp trả lời. Giáo viên cho học
sinh bổ sung nhận xét. Sau đó giáo viên chốt lại câu trả lời đúng nhất.
* Ví dụ :
Dạy bài “ n uống sạch sẽ “.
Giáo viên đưa ra câu hỏi : “ Em nào có thể nói được ăn uống sạch
sẽ chúng ta cần phải làm những việc gì ? “
Học sinh động não để trả lời câu hỏi : “ Rửa tay bằng xà phòng
trước khi ăn, ăn hoa quả phải rửa sạch, gọt vỏ, thức ăn phải đậy kín khi
chưa dùng, không để ruồi nhặn đậu vào thức ăn, ăn chín, uống sôi,…. “
Sau đó giáo viên chốt lại ý kiến trả lời đúng của học sinh.
b. Thảo luận tổ : ( theo nhóm )
Giáo viên chia lớp thành tổ hay nhóm. Mỗi tổ hay nhóm, giáo viên
giao nhiệm vụ cụ thể, có yêu cầu và nội dung, thời gian. Sau khi học sinh
thảo luận xong giáo viên gọi đại diện các tổ hay nhóm lên báo các kết
quả thảo luận được trước lớp. Các tổ, hay nhóm còn lại nhận xét bổ sung
thêm nội dung hay có thể đặt câu hỏi cho tổ bạn trả lời.
Giáo viên chốt lại kiến thức đúng.
* Ví dụ :
Dạy bài “ Một số loài cây sống trên cạn “
- Giáo viên phân nhóm : 3 nhóm
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh trong sách giáo khoa hình
1,2,3,4,5,6.
- Giáo viên đưa ra câu hỏi :
+ Nói tên và nêu ích lợi của một số con vật sống trên cạn.
Phạm Minh Đức
Trường Tiểu học số 2 Nhơn Bình
+ Phân biệt vật nuôi và vật sống hoang dã.
+ Chúng ta cần phải làm gì đối với con vật quý hiếm ?.
- Học sinh thảo luận nhóm. Giáo viên theo dõi giúp đỡ.

- Đại diện nhóm lên trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
- Giáo viên đưa ra kết luận.
c. Thảo luận theo cặp : ( nhóm 2 )
Giáo viên cho học sinh thảo luận theo cặp ( hai học sinh ngồi cạnh
nhau )
Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi chung để các cặp thảo luận, trả
lời.
Giáo viên cho đại diện các cặp khác nhận xét, bổ sung.
Giáo viên chốt lại kiến thức đúng.
* Ví dụ :
Dạy bài “ Một số loài cây sống dưới nước “.
- Giáo viên chia học sinh thành cặp.
- Giáo viên cho học sinh làm việc với sách giáo khoa.
- Giáo viên đưa ra câu hỏi :
+ Chỉ và nói tên những câu trong hình : Hình 1, 2, 3.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Học sinh dưới lớp đặt câu hỏi cho mỗi hình để các nhóm trả lời.
+ Bạn thường thấy cây này mọc ở đâu ?.
+ Cây này có hoa không ?. Hoa của nó thường có màu gì ?
+ Cây này thường được dùng để làm gì ?.
+ Đại diện các nhóm trả lời.
- Giáo viên kết luận.
2. Kết quả :
Qua nhiều năm áp dụng phương pháp thảo luận vào việc dạy học ở
môn tự nhiên và xã hội đã đạt được những kết quả sau :
* Năm học : 2007 – 2008 : A
+
: ; A :
* Năm học : 2008 – 2009 : A
+

: ; A :
Phạm Minh Đức
Trường Tiểu học số 2 Nhơn Bình
III. Kết luận :
- Dạy học bằng phương pháp thảo luận giúp giáo viên ít nói hơn
trong mỗi tiết dạy.
- Giáo viên là người chủ đạo hướng dẫn để học sinh thực hiện.
- Học sinh tham gia một cách tích cực trong việc động não suy nghó.
- Giúp học sinh mạnh dạn phát biểu xây dựng bài, tham gia trong
tổ, nhóm khi thảo luận một cáh tích cực.
- Giúp học sinh nắm được bài một cách chắc chắn.
- Tất cả học sinh đều hoạt động.
Trên đây là một số kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy môn Tự
nhiên và Xã hội. Mong các bạn đồng nghiệp góp ý.
Nhơn Bình, ngày 04 tháng 5 năm 2009
Người viết
Phạm Minh Đức
Phạm Minh Đức

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×