Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

KLTN 20201 - Bước đầu đánh giá và đề xuất phương án nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần chế biến lâm sản Hương Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 82 trang )

PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, xu thế phát triển chế biến lâm sản của Việt Nam ngày càng mở
rộng. Công nghiệp chế biến gỗ phát triển mạnh mẽ trong 10 năm trở lại đây. Các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đồ nội thất, ngoại thất phục vụ
nhu cầu trong nước và xuất khẩu sản phẩm gỗ ra thế giới. Trong lĩnh vực chế
biến gỗ Việt Nam có 4000 doanh nghiệp khác nhau. Sản phẩm gỗ đã có mặt trên
120 quốc gia với các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ để xuất khẩu trực tiếp và gián
tiếp. Những thị trường lớn của Việt Nam là Hoa Kì (chiếm 38-41%), EU (chiếm
28-44%), Nhật Bản (chiếm 12-15%), đang mở rộng ra thị trường Trung Đông,
châu Phi.
Xuất khẩu sản phẩm gỗ thuộc top 10 mặt hàng có giá trị thu ngoại tệ lớn
nhất Việt Nam. Năm 2007 đạt 2,4 tỷ USD, tăng 11 lần so 2000 ( 219 triệu USD),
nhưng năm 2014 đạt 6,2 tỷ USD. Theo thống kê cho thấy tốc độ tăng trưởng
kim ngạch xuất khẩu năm sau so với năm trước luôn đạt mức tăng xấp xỉ 500
triệu USD. Trong năm 2015 khoảng 7 tỷ USD.
Trước những thuận lợi bước vào năm 2016 trên con đường hội nhập kinh tế
quốc tế Việt Nam đang mở rộng. Quá trình hội nhập Việt Nam: Cộng đồng
ASEAN, hiệp định TTP, hiệp định FTA Việt Nam – EU, hiệp định FTA Việt
Nam – Hàn Quốc,… Tuy ngành chế biến gỗ đang đứng trước những cơ hội phát
triển cùng với hội nhập của đất nước. Nhiều công ty còn chưa chủ động nắm rõ
hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng chiến lược tạo cơ hội thúc đẩy sản xuất, xuất
khẩu ra thị trường thế giới.
Công nghiệp chế biến gỗ nói chung so với công nghệ sản xuất đồ mộc còn
nhiều yếu kém trong năng lực sản xuất kinh doanh. Đặc điểm ngành chế biến gỗ
của nước ta dây chuyền công nghệ mộc còn thô sơ lạc hậu so các nước phát
triển. Ảnh hưởng quá trình gia công và chất lượng sản phẩm trong lĩnh vực sản
xuất đồ mộc. Năng lực bố trí trang thiết bị chưa cao ảnh hưởng quá trình sản
xuất. Trong ngành chế biến gỗ ở Việt Nam mô hình sản xuất nhiều công ty mang
tính vừa và nhỏ nên sức cạnh tranh chưa cao. Chưa chủ động liên kết trong đầu
ra sản phẩm nên việc kinh doanh chưa ổn định.
Song song đó, nhiều doanh nghiệp chưa đáp ứng năng lực sản xuất, mục đích


và nhu cầu thị trường thế giới. Các nước trên thế giới có tiêu chuẩn rất cao sản phẩm
mộc đặc biệt ở các nước phát triển. Chưa có ngân hàng hệ thống mẫu thiết kế sản
phẩm nhu cầu của đối tác. Chưa có chiến lược nghiên cứu thị trường do mô hình sản
xuất công nhỏ, thiếu liên kết công ty phân phối đồ gỗ ngoài nước.
1


Từ đó đánh giá sản xuất kinh doanh các sản phẩm mộc. Nắm bắt đánh giá
quy trình, kỹ thuật trong sản xuất, chiến lượt kinh doanh cơ sở đề xuất giải pháp
thúc đẩy phát triển Công ty cổ phần chế biến lâm sản Hương Giang.
Xuất phát từ những vấn đề trên tôi quyết định tìm hiểu đề tài: “Bước đầu
đánh giá và đề xuất phương án nâng cao năng lực sản xuất tại Công ty cổ
phần chế biến lâm sản Hương Giang”.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Các khái niệm
Năng lực sản xuất hay còn gọi công suất là khả năng sản xuất sản phẩm và
cung ứng dịch vụ của máy móc thiết bị, lao động và các bộ phận của một doanh
nghiệp trong một đơn vị thời gian nhất định (tháng, quý, năm) với trong điều
kiện xác định.
Trong quản lý kinh tế năng lực sản xuất là một lượng sản phẩm có thể tạo
ra trong một doanh nghiệp bằng cách sử dụng các nguồn lực hiện tại.
Năng lực sản xuất của dây chuyền là số lượng sản phẩm sản xuất được trên
dây chuyền đó trong một đơn vị thời gian.[5, 33]
Năng lực sản xuất có thể tính cho một phân xưởng, một công đoạn sản xuất
hay toàn bộ dây chuyền sản xuất của công ty.
Năng lực sản xuất là vấn đề quan trọng có ảnh hưởng đến hoạt động sản

xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nếu nhu cầu nhỏ hơn công suất đã xây
dựng, công suất bị lãng phí gây tốn kém, giảm khả năng huy động và sử dụng
vốn. Những quyết định về công suất vừa mang tính chiến lược dài hạn vừa mang
tính tác nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng duy trì hoạt động và phương
hướng phát triển của từng doanh nghiệp.
Công suất thiết kế là giới hạn tối đa về năng lực sản xuất mà công ty đạt được
trong những điều kiện thiết kế.
Điều kiện thiết kế là máy móc thiết bị hoạt động bình thường, không bị gián
đoạn, không bị hỏng hoặc bị mất điện. Những yếu tố đầu vào được đảm bảo đầy đủ
như nguyên liệu, nhiên liệu, lao động...Thời gian làm việc của doanh nghiệp hợp với
chế độ làm việc theo quy định hiện hành.
Công suất hiệu quả là tổng đầu ra tối đa mà doanh nghiệp mong muốn có
thể đạt được khi tuân thủ các tiêu chuẩn, quy trình công nghệ, khả năng điều
hành sản xuất, kế hoạch duy trì, bảo dưỡng, cân đối các hoạt động. Tuy nhiên
không phải là lúc nào doanh nghiệp cũng tổ chức được các điều kiện theo đúng
các chuẩn mực, tiêu chuẩn đã đề ra mà thường có những trục trặc bất thường làm
cho khối lượng sản phẩm sản xuất ra sẽ không đúng như dự kiến mong đợi.
Công suất thực tế là mức sản lượng thực tế mà doanh nghiệp đạt được trong
những điều kiện thực tế trong một đơn vị thời gian.
3


Từ các khái niệm công suất trên nên có thể sử dụng đồng thời hai chỉ tiêu đó
là mức độ sử dụng và mức độ hiệu quả của công suất để đánh giá trình độ quản lý
sử dụng công suất doanh nghiệp.
Điểm hoà vốn là tìm ra mức công suất mà ở đó doanh nghiệp có chi phí bằng
doanh thu. Phương pháp này được sử dụng để xác định những quyết định ngắn hạn
về công suất. Muốn phân tích hoà vốn ta phải đánh giá được chi phí cố định, chi
phí biến đổi và doanh thu.
Chi phí cố định là chi phí không phụ thuộc vào mức công suất của doanh

nghiệp. Nó xuất hiện ngay cả khi không có đơn vị sản phẩm nào được làm ra. Thí
dụ khấu hao máy móc thiết bị, nhà xưởng, lãi suất ngân hàng...
Chi phí biến đổi là chi phí thay đổi theo số lượng sản phẩm được làm ra.
Thành phần chủ yếu của chi phí biến đổi là nguyên vật liệu, lương, vận chuyển...
Tại điểm hoà vốn có tổng doanh thu bằng tổng chi phí.

Song song với năng lực sản xuất là năng lực kinh doanh. Đây là một yếu tố
rất quan trọng đến sự thành công và phát triển mỗi doanh nghiệp.
Năng lực kinh doanh là năng lực nhà sản xuất tạo ra sản phẩm phải đáp ứng
yêu cầu của khách hàng, thắng lợi trong kinh doanh và đạt mục tiêu mà công ty
đề ra.
Sự thành công kinh doanh của một công ty bị ảnh hưởng bởi môi trường
bên ngoài và bên trong của nó. Các môi trường bên ngoài có thể được chia thành
các môi trường vĩ mô và vi mô, trong khi nội bộ yếu tố nguồn lực và khả năng
tạo ra cơ sở cho một công ty để đạt được bền vững khả năng cạnh tranh trong
môi trường bên ngoài. Bên ngoài và nội bộ các yếu tố liên kết với nhau, và họ
làm việc cùng nhau để hỗ trợ chủ quản lý công ty chiến lược quyết định tìm
kiếm khả năng cạnh tranh trong một môi trường kinh doanh nhất định.

4


2.2. Tình hình phát triển ngành chế biến gỗ
2.2.1. Trên thế giới

Hình 2.1. Top 10 quốc gia sản xuất đồ gỗ hàng đầu thế giới năm 2001
Trước năm 2000 ngành sản xuất đồ gỗ chủ yếu phát triển dựa vào nguồn
nguyên liệu gỗ tự nhiên. Trải qua 15 năm năng lực sản xuất đồ gỗ thế giới đã có
chuyển biến thay đổi lớn từ nguyên liệu tự nhiên sang nguyên liệu gỗ rừng
trồng. Các nước năng lực sản xuất để xuất khẩu đồ gỗ mạnh trên thế giới 2015 là

Trung Quốc, Canada, Đức, Mỹ... Trong khi các doanh nghiệp ở mỗi nước xuất
khẩu một loạt các sản phẩm gỗ, một số kỹ thuật nhất định về chuyên môn có thể
được phát hiện bằng cách nhìn vào xuất khẩu gỗ lớn nhất từ mỗi nước sản phẩm
gỗ mềm là xuất khẩu chiếm ưu thế trong hầu hết các nước, một số từ Trung
Quốc, Việt Nam và Indonesia, ván sợi ép từ Đức và các sản phẩm mộc từ Ba
Lan.
Trên thế giới ở các nước phát triển sử dụng các thiết bị công nghệ cao
nhằm tự đông hóa dây chuyền sản xuất tăng năng suất và giá trị sản phẩm. Ghi
nhận 36% công ty áp dụng tự động hóa, và 55% công ty có áp dụng tự động hóa
một số công đoạn.
Tốc độ tăng trưởng công nghiệp chế biến gỗ trên thế giới tối thiểu luôn đạt
8%. Không có con số chính xác toàn cầu đóng góp chế biến gỗ có sẵn, nhưng
một dấu hiệu cho thấy một phần được cung cấp bởi phần trong tổng sản phẩm
trong nước (GDP) và thương mại quốc tế. Ở cấp độ toàn cầu, ngành chế gỗ được
ước tính đóng góp khoảng 2% của GDP thế giới và 3% của thương mại hàng hóa
quốc tế. Trên thế giới thì Việt Nam đứng thứ 6 xuất khẩu sản phẩm gỗ.

5


Đặc biệt nổi trội trên thế giới là ngành công nghiệp chế biến gỗ phát triển
mạnh mẽ. Những thay đổi mức tiêu thụ sản phẩm gỗ trên bình quân đầu người
ảnh hưởng đến năng lực chế biến gỗ phát triển mạnh
Bảng 2.1. Lượng tiêu thụ nguyên liệu gỗ
sản phẩm và các đơn vị
gỗ tròn công nghiệp (m 3 )
thế giới
phát triển
phát triển
gỗ xẻ ( m 3 )

thế giới
phát triển
phát triển
tấm gỗ ( m 3 )
thế giới
phát triển
phát triển
giấy và cáctông ( tấn )
thế giới
phát triển
phát triển

1970

1980

1990

1994

346
1 046
67

327
1 002
95

324
1 094

94

262
864
92

112
343
20

101
315
27

96
328
27

73
241
25

18.99
62,41
1,59

22,59
77,24
3.63


23.43
87,29
4.91

22.45
78,36
10,01

34.05
107,79
4,76

38.00
125,51
7.56

45,43
158,94
11,55

47,33
160,75
15.25

(Nguồn: FAO niên giám thống kê lâm sản 1979, 1994)

Các nước phát triển trên thế giới có năng suất sản xuất đồ gỗ rất cao với
dây chuyền công nghệ tự động tiên tiến hiện đại. Nổi bậc nhất các nước Đức, Hà
Lan, Nhật,… trong việc chế tạo máy nâng cao năng lực sản xuất đồ gỗ.
2.2.2. Ở Việt Nam

2.2.2.1. Thời kỳ Pháp thuộc năm 1858-1945
Công nghiệp chế biến gỗ còn thô sơ lạc hậu, kém phát triển. Một số cơ sở
sản xuất chế biến gỗ còn rất ít chủ yếu gia công chế biến gỗ theo phương pháp
thủ công. Các công cụ thô sơ trong chế biến búa, rìu, cưa tay, các loại đục và
vạc,…Thời kỳ sơ khai đã xuất hiện một số cơ sở cơ giới trong xẻ gỗ Công ty
cưa máy Đông Dương ở Hà Nội, ở Biên Hòa Đồng Nai có công ty BIF. Hình
thành nhà máy giấy ở Việt Trì (Phú Thọ), Đáp Cầu (Bắc Ninh).
Ở vùng nông thôn hình thành các làng nghề mộc mỹ nghệ nổi tiếng. Mộc
mỹ nghệ không còn ngành thủ công đơn thuần với kỹ thuật điêu khắc gỗ tinh
sảo. Ngoài việc người thợ sử dụng công cụ chuyên dùng truyền thống đục đẻo,
mà còn có sản phẩm mộc phục vụ nhu cầu đời sống. Làng nghề mộc nổi tiếng ở
Phù Khê, Đồng Kỵ, Từ Sơn (Bắc Ninh), La Xuyên (Nam Định).

6


2.2.2.2. Thời kỳ từ năm 1945-1975
Từ năm 1945 đến 1954 do chiến tranh công nghiệp chế biến gỗ chưa phát triển.
Sau khi miền Bắc giải phóng công nghiệp chế biến gỗ có xu hướng phát
triển. Các cơ sở chế biến gỗ sau hòa bình lập lại ở miền Bắc chỉ có một vài
xưởng chế biến gỗ của các nhà tư sản ở Hà nội, Hải phòng...sau này được cải tạo
theo hình thức công tư hợp doanh. Mãi đến năm 1957 mới hình thành một số xí
nghiệp quốc doanh như K42 Hà nội (quân đội), X85 Hà Bắc, xẻ mộc Bắc Giang,
gỗ xẻ xây dựng Hà nội… Đến năm 1959 được sự giúp đỡ của Tiệp Khắc và
Trung Quốc, Bộ Công Nghiệp Nhẹ đã xây dựng và đưa vào sản xuất 3 nhà máy
chế biến gỗ là: nhà máy gỗ dán Cầu Đuống, nhà máy gỗ Vinh và nhà máy Diêm
Thống Nhất. Ngày 3/2/1972 HĐCP đã ra Quyết định số 17-CP giao ngành lâm
nghiệp quản lý thống nhất việc khai thác, thu mua phân phối gỗ và các cơ sở cưa
xẻ gỗ. các cơ sở được bàn giao hầu hết có qui mô nhỏ, thiết bị cũ kỹ, lạc hậu,
nhà xưởng bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nên sau khi tiếp nhận năng lực chế

biến gỗ ngành lâm nghiệp tăng lên không đáng kể.
Ở miền Nam công nghiệp chế biến gỗ thuộc chính quyền Sài Gòn kiểm
soát chưa phát triển. Các trại cưa phát triển ồ ạt các khu rừng có 542 trại cưa đa
phần quy mô nhỏ. Còn ở khu vực thành thị, có một số nhà máy chế biến gỗ theo
công nghệ tiên tiến tập trung ở khu công nghiệp Biên Hòa Đông Nai là nhà máy
gỗ dán Đồng Nai, Nhà máy ván dăm Tân Mai Đồng nai và xí nghiệp liên hiệp
gỗ diêm Hòa Bình (TP HCM). Nên năng lực sản xuất chưa cao. [1,7]
2.2.2.3. Thời kỳ từ năm 1975-2000
Trước năm 1986 công nghiệp chế gỗ Việt Nam chưa có chuyển biến lớn.
Trang bị máy móc, thiết bị cũ năng suất chưa cao. Các doanh nghiệp còn mang
tính bao cấp của nhà nước.
Sau năm 1986 đất nước có chính sách đổi mới chuyển từ nền kinh tế bao
cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Theo thống kê
1/1/1990 cả nước có 62 xí nghiệp chế biến gỗ trong đó 23 xí nghiệp thuộc trung
ương và 39 xí nghiệp thuộc địa phương.

7


2.2.2.4. Từ năm 2000 đến nay
Ngành chế biến gỗ Việt Nam phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng
bước sang thế kỷ XXI. Được thể hiện qua giá trị hàng xuất khẩu không ngừng
tăng. Chất lượng sản phẩm gỗ ngày càng nâng cao, thị trường xuất khẩu ngày
càng mở rộng. Sức cạnh tranh các doanh nghiệp gỗ Việt ngày càng được nâng
cao trên thị trường thế giới. Những doanh nghiệp hàng đầu nổi tiếng cả nước
như Tập Đoàn Đức Long Gia Lai, Công ty cổ phần gỗ Đức Thành, Công ty cổ
phần tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành...Chủ động nắm bắt thời điểm, dự đoán
cơ hội tạo dựng thị trường trên nhiều quốc gia.
Ở Việt Nam số lượng tăng từ 1200 doanh nghiệp năm 2000, lên khoảng
4000 doanh nghiệp năm 2015 trong lĩnh vực chế biến gỗ. Quy mô trên 93%

doanh nghiệp gỗ nhỏ và siêu nhỏ, có 5,5% doanh nghiệp vừa và lớn. Việt Nam
hiện rất yếu về mặt thiết kế, sáng tạo có tới 70% các doanh nghiệp đồ gỗ Việt
Nam làm gia công, sản xuất theo mẫu thiết kế của khách hàng. Số doanh nghiệp
tự mình thiết kế, sáng tạo ra các mẫu mã mới, rồi đi chào hàng bán rất ít. Từ đó
giảm sút sức cạnh tranh các doanh nghiệp ngoài nước.
Trong đó dây chuyền công nghệ sản xuất hàng mộc và ván nhân tạo phát
triển mạnh ở Việt Nam.
Phần lớn doanh nghiệp gỗ chủ yếu quy mô sản xuất vừa và nhỏ. Sản xuất
mang tính gia công nhưng năng lực sản xuất còn thấp. Các đơn đặt hàng nước
ngoài có xu hướng chuyển dịch công ty, doanh nghiệp gỗ Việt do chi phí gia
công thấp do nhân công và giá thành nguyên liệu thấp, miễn thuế từ các hiệp
định thương mại.
Mặt khác các doanh nghiệp FDI đặt dây chuyền sản xuất ở Việt Nam.
Doanh nghiệp FDI chiếm 10% về số lượng nhưng chiếm 35% kim ngạch xuất
khẩu. Tận dụng nhân công giá rẻ và giá thàng nguồn nguyên liệu rừng trồng
cạnh tranh so các nước trên thế giới. Tính hội nhập cao ra thị trường thế giới của
Việt Nam thúc đẩy qua các hiệp định thương mại trong đó có chế biến gỗ. Có 26
quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào ngành chế
Ngành công nghiệp chế biến gỗ phát triển mạnh ở phía Nam. Các yếu tố
khí hậu, đất đai, con người, kinh tế, xã hội, chính sách đầu tư tạo điều kiện phát
triển lớn. Tập trung ở Đông Nam Bộ có 1796 doanh nghiệp, chiếm 59,79% tổng
số doanh nghiệp cả nước và tập trung chủ yếu Bình Dương, Đồng Nai, TP. Hồ
Chí Minh.

8


Mặt khác ngành sản xuất và chế biến gỗ gặp khá nhiều khó khăn trong
những năm qua do khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ. Các
yếu tố tác động từ bên ngoài đến các doanh nghiệp, công ty như các rào cản kỹ

thuật, yêu cầu khắt khe hơn của các thị trường nhập khẩu đồ gỗ truyền thống và
kinh tế các khu vực này suy thoái và từ bên trong doanh nghiệp chi phí lãi vay
cao, nguyên vật liệu tăng, biến động tỷ giá…
(Đơn vị: Tỷ USD)
8
7

7

6.2

6

5.3

5
4
3

2.4

2
1
0

0.22
2000

2007


2013

2014

2015

(Nguồn:Bộ Công Thương 2000-2015)

Biểu đồ 2.1. Tốc độ tăng trưởng ngành chế biến lâm sản Việt Nam giai đoạn
2000-2015
Tốc độ tăng trưởng ngành chế biến lâm sản rất vượt trội năm sau luôn luôn
cao hơn năm trước. Với cột mốc rất kỷ lục từ 2000 là xuất khẩu đạt 0,219 tỷ
USD, đến năm 2015 đạt 7 tỷ USD. Trải qua 15 năm là khoảng thời gian tương
đối ngắn cho sự phát triển ngành chế biến lâm sản Việt Nam. Đồng thời chứng
tỏ kiên cường, linh động các công ty, doanh nghiệp ngành không ngừng lớn
mạnh và động lực ngành chế biến lâm sản phát triển.
Phấn đấu ngành chế biến lâm sản Việt Nam ước tính đến năm 2020 phấn
đấu đạt giá trị xuất khẩu 10 tỷ USD.
Trên đây là bức tranh tổng quan sự phát triển ngành chế biến gỗ. Mang lại
nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước và triển vọng là ngành chủ lực của đất
nước.
2.2.3. Tình hình doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Thừa Thiên Huế

9


Hiện nay nguồn nguyên liệu gỗ rừng tự nhiên ở tỉnh Thừa Thiên Huế cạn
kiệt nghiêm trọng. Nguyên nhân chính cạn kiệt là do nạn chặt phá rừng, đốt
nương rẫy, cháy rừng. Mà chính sách nhà nước hạn chế khai thác rừng tự nhiên
chuyển sang tập trung trồng và khai thác rừng trồng. Do đó công tác trồng rừng

rất quan trọng tạo vùng nguyên liệu gỗ tròn. Để đáp ứng nguồn nguyên liệu gỗ
tròn sản xuất đồ mộc dân dụng.
Bảng 2.2. Quy hoạch nguyên liệu trong lĩnh vực chế biến gỗ TT-Huế giai đoạn
2011 -2020
Lĩnh vực

Giai đoạn 2011-2015

Giai đoạn 2016-2020

Gỗ xây dựng

45305 m3

57870 m3

Đồ mộc dân dụng

62471 m3

87600 m3

Ván sàn

31253 m3

43800m3

Dăm gỗ


699672 m3

981116 m3

6030 m3

6030 m3

Đồ mộc mỹ nghệ

Qua công tác quy hoạch tỷ lệ dùng nguyên liệu tăng trong lĩnh vực đồ mộc
dân dụng tỉnh Thừa Thiên Huế. Cần đẩy mạnh phải về số lượng cần có định
hướng của tỉnh phấn đấu đạt mục tiêu đề ra gỗ rừng trồng phục vụ sản xuất đồ
mộc dân dụng.
Ở tỉnh Thừa Thiên Huế có trên 100 doanh nghiệp chế biến gỗ như cưa xẻ,
băm dăm, sản xuất đồ gỗ xuất khẩu,…. Các hình thức mô hình doanh nghiệp chế
biến gỗ tỉnh Thừa Thiên Huế: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần, Công ty
TNHH, Công ty TNHH MTV. Một số công ty sản xuất đồ mộc dân dụng mạnh
của tỉnh Thừa Thiên Huế: Công ty cổ phần chế biến gỗ Thừa Thiên Huế (Hương
Thủy), Công ty TNHH Scanviwood (Hương Thủy), Công ty cổ phần chế biến
lâm sản Hương Giang (Hương Thủy), Công ty TNHH MTV mộc mỹ nghệ Thiên
Thừa (Phong Điền)…
Trong lĩnh vực chế biến gỗ của tỉnh đa phần các doanh nghiệp với quy mô
nhỏ và siêu nhỏ 95%. Một số công ty có quy mô vừa như Công ty cổ phần chế
biến gỗ Thừa Thiên Huế, Công ty TNHH Scanviwood. Tỷ lệ doanh nghiệp
chuyên sản xuất đồ mộc xuất khẩu chiếm 15%. Các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực sản xuất dăm chiếm 5% trong lĩnh vực sản xuất chế biến gỗ tỉnh
Thừa Thiên Huế.
Đa phần các doanh nghiệp nhỏ có năng lực sản xuất chưa cao. Nhiều doanh
nghiệp còn non trẻ chưa chủ động nên hoạt động sản xuất trì trệ. Chưa xây dựng

10


dựng cụm công nghiệp, khu công nghiệp dành riêng cho ngành chế biến gỗ chưa
tạo ra sự đồng bộ, ưu đãi phát triển. Một số tỉnh xây dựng cụm công nghiệp, khu
công nghiệp dành riêng cho ngành chế biến gỗ như Bình Định, Bình Dương, TP.
Hồ Chí Minh, Đồng Nai.
Các doanh nghiệp chưa có liên kết trong sản xuất nên làm giảm sức cạnh
tranh. Các doanh nghiệp nhỏ khó tiếp cận vốn không thể mở rộng năng lực sản
xuất.
Công ty chế biến lâm sản Hương Giang là công ty nhỏ xếp sau năng lực
sản xuất so Công ty cổ phần chế biến gỗ Thừa Thiên Huế, Công ty TNHH
Scanviwood.
2.3. Tổng quan tài liệu
2.3.1. Trong nước
Trong những năm gần đây, một số công trình nghiên cứu khoa học mang
tính chuyên sâu có liên quan đến năng lực sản xuất và năng lực kinh doanh trên
các lĩnh vực khác nhau được công bố. Nhiều tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu
với nội dung liên quan nhiều về số lượng nhưng còn thiếu chất lượng. Một số đề
tài còn chưa xuyên suốt thực tế nghiên cứu. Riêng các công trình nghiên cứu
chuyên sâu về năng lực sản xuất kinh doanh ngành gỗ hạn chế về số lượng và
chất lượng.
Rất nhiều công ty quan tâm đến năng lực sản xuất kinh doanh. Thể hiện rõ
qua các cuộc hội đàm, hội thảo của hiệp hội doanh nghiệp. Công nghiệp chế
biến gỗ phát triển rất mạnh ở phía Nam. Đặc biệt trong đó có vai trò các hiệp hội
ngành gỗ ở Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai.
Ngành chế biến gỗ là một trong những ngành xuất khẩu mạnh của đất
nước. Vậy nên cần có nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu giúp ngành chế
biến gỗ phát triển bền vững. Mà chủ yếu đa phần các công trình nghiên cứu
còn tập trung các trường đại học, cao đẳng. Các tác giả nghiên cứu là sinh viên

và giảng viên.
Trong đó có luận văn thạc sỹ: “Giải pháp nâng cao lơi thế cạnh tranh và
phát triển ngành gỗ xuất khẩu tại tỉnh Bình Dương sau khi Việt Nam gia nhập
WTO”(2007) của Đỗ Đoan Trang, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đai học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh. Trong luận văn nêu lên cơ sở lý luận kinh tế. Những
tác động Việt Nam gia nhập WTO, khía cạnh thuận lợi và khó khăn năng lực sản
xuất kinh doanh.Vai trò luận văn là giúp doanh nghiệp ngành gỗ tham khảo lợi
11


thế Việt Nam gia nhập WTO. Vấn đề mà tác giả Đỗ Đoan Trang nghiên cứu là
một vấn đề cần được quan tâm trong chiến lược phát triển tổng thể và dài hạn
của một quốc gia, một ngành và của từng doanh nghiệp.
Trương Thị Minh Sâm, Những luận cứ khoa học của việc phát triển nguồn
nhân lực công nghiệp cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nhà xuất bản khoa
học xã hội, 2003. Cung cấp lý luận phát triển nguồn nhân lực trên cả nước.
Đồng thời góp phần giải quyết thực trạng thiếu nguồn nhân lực có tay nghề.
Góp phần tăng chất lượng và số lượng nguồn nhân lực nhằm thúc đẩy năng
suất lao động.
Ngoài ra việc thúc đẩy nguồn nhân lực trong ngành gỗ luận văn tiến sỹ: “
Nâng cao chất lượng trong các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam”. Thể hiện
thực trạng chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế
biến gỗ Việt Nam thiếu trầm trọng đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm, tay nghề.
Từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh
nghiệp công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam.
Với đề tài nghiên cứu: “Chiến lược kinh doanh sản phẩm đồ gỗ tại công ty
cổ phần Cẩm Hà”, của Hồ Anh Tuấn. Tìm hiểu thuận lợi và khó khăn của công
ty quyết định đến năng lực sản xuất. Công ty hiểu được những cơ hội và nguy cơ
từ môi trường bên ngoài. Tạo thích ứng trước sự biến động thị trường và tự tạo
ra cơ chế tự vệ chính công ty.

Ngoài các đề tài trên còn nghiên cứu, tham khảo các bài viết, các công trình
khoa học là các giáo trình, tài liệu tham khảo, tài liệu chuyên khảo... để hiểu
biết thêm về vấn đề nghiên cứu. Đặc biệt, các báo cáo và tạp chí khoa học của
Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam đã cung cấp rất nhiều kiến thức và thông tin
cho quá trình thực hiện.
Hiện tại Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế một cách đa diện. Với mục đích
đẩy mạnh phát triển ngành gỗ trong xu thế mới. Vì vậy tôi quyết định tiếp cận
thực tế đặc thù ngành chế biến gỗ, đề xuất phương án nâng cao năng lực sản
xuất kinh doanh.
2.3.2. Ngoài nước
Trên thế giới năng lực sản xuất kinh doanh rất cao đặc biệt ở các nước pát
triển trên thế giới. Phải kể đến thành công tên tuổi công ty tập đoàn lớn như
Samsung, Microsoft, Honda, Yamaha... Sẵn sàng chi hàng triệu đô la cải tiến
công nghệ mới nâng cao năng lực sản xuất, xây chiến lượt kinh doanh và
thương hiệu.
12


Công tác nghiên cứu khoa học đóng vai trò rất quan trọng làm thay đổi lớn
về ngành công nghiệp chế biến. Các công trình nghiên cứu nổi bật chế tạo gỗ
trong suốt, máy xẻ gỗ bằng tia laze, thiết bị quét định tính CNC, phân loại gỗ tự
động chụp tia X … nâng cao năng suất và chất lượng.
Thông qua đó tiếp cận các công trình nghiên cứu trên thế giới nghiên cứu
thành công gỗ trong suốt của giáo sư Lars Berglund. Tương lai gỗ chính là loại
vật liệu thay thế thủy tinh. Là bước tiến lớn loại vật liệu gỗ.
Nghiên cứu cấp bằng Thạc sĩ khoa học trong quản lý công nghệ với đề tài
“How Technology Could Increase Production Capacity for a Small Artisan
Woodworking Shop” (David W. Peter) University of Wisconsin-Stout (2007). Đề
tài đánh giá làm thế nào có thể đấu thầu, chế tạo, thiết kế bản vẽ, lắp ráp. Cơ hội
công nghệ thực hiện và xây dựng năng lực quản lý trong chuỗi sản xuất. Xây

dựng chiến lược tăng năng suất tiến độ thực hiện công việc.
Luận văn thạc sỹ kinh tế “ Production capacity function in manufacturing”
(Bogdan Vorotilin), Kyiv School of Economics nói lên luận điểm nghiên cứu
kinh tế học về năng lực sản xuất và các yếu tố tác động đến năng lực sản xuất.
Thông qua đó tham khảo thêm tạp chí, sách báo, luận văn,…Thông qua đó
có cái nhìn tổng quan về tài liệu nghiên cứu đề tài tốt hơn. Nói riêng trong Đông
Nam Á năng lực cạnh tranh ngành chế biến gỗ trong khu vực như Indonesia,
Malaysia, Thái Lan vẫn còn khoảng cách khá xa và khó có thể vượt qua Việt
Nam dù được nhà nước ưu đãi đầu tư. Những nước có rừng nguyên liệu như
Campuchia, Lào lại chưa thể xây dựng ngành công nghiệp chế biến gỗ, nếu có là
Myanmar vượt qua Việt Nam. So toàn cầu công nghệ chế biến gỗ Việt Nam còn
thua kém. Cần tiếp thu công trình nghiên cứu công nghệ kỹ thuật mới trên thế
giới giúp ngành chế biến gỗ của nước ta hiện đại phát triển bền vững và tăng
năng lực sản xuất.
2.4. Khái quát quá trình hội nhập Việt Nam
Tháng 7/1995 Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) và chính thức tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) từ
1/1/1996. Đây được coi là một bước đột phá về hành động trong tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Năm 1996 Việt Nam tham gia sáng lập Diễn
đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) và đến năm 1998, Việt Nam được kết nạp vào Diễn
đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC).

13


Đặc biệt, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có một bước
đi quan trọng khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương
mại thế giới (WTO) vào ngày 11 tháng 01 năm 2007 sau 11 năm đàm phán gia
nhập Tổ chức này.
Trong những năm gần đây, thế giới đang được chứng kiến sự gia tăng

nhanh chóng của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) để thiết lập các Khu
vực thương mại tự do. Phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của thế
giới và khu vực, tiến trình đàm phán và ký kết các FTA của Việt Nam đã được
khởi động và triển khai cùng với tiến trình gia nhập các tổ chức quốc tế và khu
vực. Đến nay, Việt Nam đã tham gia thiết lập FTA với 15 nước trong khung khổ
của 6 FTA khu vực, bao gồm:
+ Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) được thiết lập bởi Hiệp định
ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung từ năm 1996; mở rộng sang lĩnh vực đầu tư
bởi Hiệp định khu vực đầu tư ASEAN (AIA) từ năm 1998 sau đó được thay thế
bằng Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA).
+ Khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc được thiết lập bởi Hiệp
định khung về hợp tác kinh tế quốc tế ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) năm
2002 và Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN – Trung Quốc (ACTIG) năm
2004, thực hiện từ 1/7/2005; riêng Việt Nam còn được điều chỉnh bởi Biên bản
ghi nhớ Việt Nam – Trung Quốc (tháng 7/2005).
+ Khu vực thương mại tự do ASEAN- Hàn Quốc được thiết lập bởi Hiệp
định hàng hoá ASEAN-Hàn Quốc (AKTIG) ký tháng 8 năm 2006, thực hiện từ
1/6/2007. Khu vực thương mại tự do ASEAN – Nhật Bản được thiết lập bởi
Hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) ký kết năm
2003, thực hiện từ năm 1998, riêng Việt Nam còn được điều chỉnh bởi Hiệp định
đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) năm 2008; thực hiện từ 1/1/2009.
+ Khu vực thương mại tự do ASEAN – Úc và Niu Dilân được thiết lập bởi
Hiệp định thương mại tự do và quan hệ kinh tế thân thiện toàn diện ASEAN –
Úc và Niu Dilân (AANZCERFTA), ký kết từ tháng 2/2009, thực hiện từ
1/1/2010.
+ Khu vực thương mại tự do ASEAN - Ấn độ bước đầu hình thành và thiết
lập bởi Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Ấn độ
(AICECA) ký năm 2003 và Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN - Ấn độ
(AITIG) ký kết năm 2009, thực hiện từ 01/06 năm 2010.


14


Ngoài việc ký kết và tham gia các Hiệp định Thương mại tự do với tư cách
là thành viên khối ASEAN thì Hiệp định Thương mại tự do đầu tiên mà Việt
Nam ký kết với tư cách là một bên độc lập là Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam
– Nhật Bản (2008), tiếp đó là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Chi Lê
(11/11/2011). Việt Nam đàm phán FTA với một số đối tác như EFTA (bao gồm 4
nước là Thuỵ Sỹ, Na Uy, Liechtenstein và Ai-xơ-len), Liên minh Hải quan (bao
gồm 3 nước là Nga, Belarus và Kazakhstan), EU, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ... Việt
Nam cũng đã chính thức tham gia vào Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược
xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nói riêng hiệp định TTP hiệu lực mặt hàng gỗ
nội thất của Việt Nam giảm 100% thuế vào năm thứ 5, hiệp định FTA Việt Nam
– EU hiệu lực 2018,....
2.5. Nguyên liệu tác động công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam
Gỗ đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Gỗ là loại vật liệu
gắn kết với con người trong mọi thời đại khó có loại vật liệu nào thay thế. Ưu
điểm dễ nhận thấy nhất của gỗ là tính thẩm mỹ. Gỗ là loại vật liệu cách âm cách
nhiệt rất tốt vì cấu tạo gỗ thường rỗng. Gỗ mang màu sắc tự nhiên tạo sự thoải
mái và ấm cúng cho con người. Gỗ mềm dễ gia công cắt gọt như cưa xẻ, bào,
khoan, đục,.... Mặt khác dễ nhuộm màu và trang sức bề mặt.
Gỗ chính là loại vật liệu dễ bị tác động môi trường nhất. Nếu chúng ta bảo
quản tốt và cách ly với tác động môi trường thì gỗ loại vật liệu rất bền.
Trước thực trạng vùng nguyên liệu trong nước đang cạn kiệt gỗ rừng tự
nhiên:
Bảng 2.3. Sản lượng vùng khai thác gỗ nguyên liệu của Việt Nam
Khai thác rừng tự nhiên

<1 triệu m3/năm


Nhập khẩu

3 triệu m3 /năm

Nguyên liệu gỗ rừng trồng 12,6 triệu m3 /năm
( Nguồn: Bộ NN và PTNT 2014)

Do nguồn gỗ rừng tự nhiên đang cạn kiệt nhanh chóng nên với chính sách
hạn chế khai thác rừng tự nhiên của nhà nước. Giải pháp ngắn hạn để đảm bảo
sản xuất trong nước là phải nhập khẩu gỗ ở nước ngoài.Việt Nam nhập khẩu gỗ
của các nước: Hoa kì, Trung Quốc, Campuchia, India, Đức, Hà Lan, Lào,
Myanma, Indonexia, Malayxia, Ôxtraylia, các nước khác.
Theo Hội đồng quản trị rừng quốc tế, hiện nay đã có trên 3.000 đơn vị, tổ
chức có chứng chỉ FSC bao gồm công ty chế biến, chủ rừng, doanh nghiệp
15


thương mại... Trong số này 84 doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam có chứng
chỉ FSC.
Nguồn nguyên liệu gỗ của gỗ của Vệt Nam phải nhập khẩu gỗ ở các nước
phát triển bởi được cấp chứng chỉ rừng. Sau khi chúng ta nhập khẩu gỗ tròn về
rồi đem gia công xuất khẩu qua lại nước họ với giá thành cao được người tiêu
dùng lựa chọn vì có gắn tem thương hiệu xanh. Nhưng thu lợi nhuận gia công
thấp, phần lớn lợi nhuận không do người sản xuất được hưởng lợi. Diện tích
rừng trồng khoảng 1,9 triệu ha nhưng trong đó có 170000 ha cấp chứng nhận
FSC (Hội đồng quản lý rừng) cung cấp nguyên liệu cho hoạt động sản xuất và
xuất khẩu gỗ. Mặt khác nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng Việt Nam chủ yếu
phục vụ cho sản xuất là caosu và keo lai tự nhiên. Vẫn còn chú trọng xuất khẩu
thô như 11 triệu m3 dăm mang lại 900 triệu USD trong cán cân xuất khẩu 7 tỷ
USD/ năm 2015, còn 4 triệu m 3 gỗ gia công chế biến đồ mộc mang lại 6,3 tỷ

USD của ngành chế biến lâm sản.

16


PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP
VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Năng lực sản xuất kinh doanh công ty cổ phần chế biến lâm sản Hương
Giang.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu ngành sản xuất hàng mộc của Việt Nam một cách tổng quát.
- Tìm hiểu các tiêu chí đánh giá năng lực sản xuất kinh doanh.
- Đánh giá và đưa ra giải pháp nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm: Công ty cổ phần chế biến lâm sản Hương Giang.
- Thời gian: 28/12/2015-30/4/2016
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Khi dữ liệu thứ cấp không có sẵn hoặc không thể giúp trả lời các câu hỏi
nghiên cứu của chúng ta, chúng ta phải tự mình thu thập dữ liệu cho phù hợp với
vấn đề nghiên cứu đặt ra. Các dữ liệu tự thu thập này được gọi là dữ liệu sơ cấp.
Hay nói cách khác, dữ liệu sơ cấp là dữ liệu do chính người nghiên cứu thu thập.
Những số liệu này là những số liệu thứ cấp tham khảo các tài liệu được sử
dụng trong nghiên cứu bao gồm các khóa luận, sách, báo, tạp chí, các văn kiện
nghị quyết, các số liệu cơ bản trên địa bàn nghiên cứu. Ngoài ra còn tham khảo
các kết quả nghiên cứu của các cơ quan nghiên cứu.
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: (số liệu có sẵn: báo cáo, văn bản liên
quan)
+ Các số liệu, báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh.

+ Các văn bản thông báo từ công ty.
+ Thu thập các thông tin liên quan quá trình nghiên cứu công ty.
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: (số liệu điều tra, phỏng vấn cơ sở và
các cá nhân)
+ Tiến hành thu thập kết quả thực nghiệm trong công ty thông qua quan sát.
17


+ Tiến hành ghi chép các hoạt động sản xuất trong công ty.
+ Phỏng vấn các anh chị về hoạt động sản xuất và tình trạng máy móc thiết bị.
+ Thu thập thực tế bộ máy tổ chức, nguyên liệu, năng lực thiết bị…
3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu
Tổng hợp, phân tích và đánh giá kết quả thu thập được.
Sử dụng các phần mềm xử lý: Word, excel, photoshop.
3.5. Nội dung nghiên cứu
3.5.1. Xác định các tiêu chí đánh giá năng lực sản xuất kinh doanh
- Dây chuyền công nghệ và quy trình công nghệ.
- Cơ sở hạ tầng, năng lực thiết bị và bố trí công nghệ.
- Mức độ chuyên trách, phân công nhiệm vụ bộ máy công ty.
- Năng lực cạnh tranh và thị trường.
- Các yếu tố khác: nhân lực của công ty, nguyên liệu…
- Doanh thu của công ty.
- Giá trị thương hiệu.
- Kỹ thuật trong sản xuất.
3.5.2. Đánh giá hiện mối quan hệ năng lực sản xuất
3.5.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh
- Giải pháp ngắn hạn.
- Giải pháp trung hạn.
- Giải pháp dài hạn.
- Đánh giá tính khả thi và lựa chọn phương pháp tối ưu.


18


19


PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Vị trí địa lý, khí hậu, kinh tế-xã hội
4.1.1. Vị trí địa lý

Hình 4.1. Sơ đồ hành chính Thị xã Hương Thủy
Thủy Bằng là một xã thuộc thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt
Nam. Xã có diện tích 22,99 km², dân số năm là 7882 người, mật độ dân số đạt
343 người/km². Tổng số thôn 13. Tọa độ 6o23’1” vĩ bắc, 107o35’46” kinh đông.
- Vị trí địa lý Thủy Bằng:
+ Phía Đông giáp phường Thủy Phương
+ Phía Tây giáp sông Hương và Tả Trạch sông Hương
+ Phía Nam giáp xã Phú Sơn
+ Phía Bắc giáp phường Thủy Dương và Thành phố Huế
Công ty cổ phần chế biến lâm sản Hương Giang phía trước có nhánh sông
tả trạch chảy qua. Giáp ranh vùng đất lâm nghiệp tạo điều kiện xây dựng vùng
nguyên liệu đáp ứng hoạt động sản xuất.
4.1.2. Khí hậu, thời tiết
Khí hậu phân ra hai mùa rõ rệt: Mùa khô và mùa mưa.

20



Khí hậu thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, mang tính chuyển tiếp từ á xích
đạo đến nội chí tuyến gió mùa, chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp giữa miền
Bắc và miền Nam nước ta.
Chế độ nhiệt: Mùa khô nóng và mùa mưa ẩm lạnh. Nhiệt độ trung bình
hàng năm vùng đồng bằng khoảng 24°C - 25°C. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng
9, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên khô nóng, nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung
bình các tháng nóng là từ 27°C - 29°C, tháng nóng nhất (tháng 5, 6) nhiệt độ có
thể lên đến 38°C- 40°C. Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh
hưởng của gió mùa Đông bắc nên mưa nhiều, trời lạnh. Nhiệt độ trung bình về
mùa lạnh ở vùng đồng bằng là 20°C - 22°C.
Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình khoảng 2500mm/năm. Mùa mưa bắt
đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, tháng 11 có lượng mưa lớn nhất, chiếm tới
30% lượng mưa cả năm. Độ ẩm trung bình 85%-86%.
Đặc điểm mưa là mưa không đều, lượng mưa tăng dần từ Đông sang Tây,
từ Bắc vào Nam và tập trung vào một số tháng với cường độ mưa lớn do đó dễ
gây lũ lụt, xói lở.
Gió bão: Chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính.
+ Gió mùa Tây Nam: Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, gió khô nóng, bốc hơi
mạnh gây khô hạn kéo dài.
+ Gió mùa Đông Bắc: Bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, gió thường
kèm theo mưa làm cho khí hậu lạnh, ẩm, dễ gây lũ lụt.
+ Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 9 -10.
Điều kiện thuận lợi trồng cây nguyên liệu keo lá tràm, keo lai tự nhiên, keo
lá lưỡi liềm lấy gỗ ở vùng lân cận. Và có biện pháp khắc phục điều kiện tự nhiên
để nâng cao năng lực sản xuất. Đồng thời cải thiện khí hậu tác động đến môi
trường làm việc góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.
4.1.3. Kinh tế-Xã hội
Thủy Bằng là nơi giàu tiềm năng du lịch.Ở đây có các di tích: Lăng Khải
Định, Lăng Thiệu Trị, Lăng Cơ Thánh.Khu vực lân cận có lăng Minh Mạng,
Lăng Gia Long, Đền Huyền Trân Công chúa, Di tích Lịch sử 9 hầm.

Thủy Bằng có thánh tích Quán Thế Âm, hệ thống chùa, có thể tham quan
điện Hòn Chén.Thủy Bằng có các quan cảnh đẹp như Đồi Thiên An, Công viên
nước Hồ Thủy Tiên, gần với đồi Vọng Cảnh.
21


Hai tuyến đường chính của Thủy Bằng là đường Khải Định và đường Minh
Mạng. Ngoài ra có trục đường chính đường tránh quốc lộ 1A đi qua. Gần tuyến
hành lang Đông - Tây của tuyến đường Xuyên Á. Cách Hà Nội 675 km về phía
Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.060 km, nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm Trung bộ với các trung tâm kinh tế đang phát triển nhanh như khu khuyến
khích phát triển kinh tế - thương mại Chân Mây, Thành phố Đà Nẵng, khu kinh
tế mở Chu Lai, khu công nghiệp Dung Quốc..., có hệ thống giao thông thuận lợi
kết nối dễ dàng với Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh,
thành khác trong cả nước.
Tại địa phương chưa có nhiều công ty, xí nghiệp đăng ký hoạt động nơi
sản xuất. Chưa có cụm công nghiệp thu hút các doanh nghiệp.
Tình hình an ninh trật tự tại địa phương khá ổn định. Nhiều khu vực dân cư
được công nhận là thôn văn hóa, gia đình văn hóa. Tình hình an sinh xã hội
được đáp ứng như hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình tàn tật được quan tâm chính
quyền địa phương. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 6,95%. Giáo dục đã phổ cập Tiểu học,
Trung học cơ sở. Trường THPT cách xa xã Thủy Bằng 5-7 km.
Xã Thủy Bằng còn vùng nông thôn của TX. Hương Thủy. Kinh tế chủ yếu
còn phụ thuộc vào du lịch và nông lâm nghiệp. Mức thu nhập kinh tế của địa
phương vẫn còn thấp (Mức thu nhập bình quân đầu người toàn tỉnh là 1800
USD/ năm từ số liệu KT-XH của tỉnh Thừa Thiên Huế 2014).
Yếu tố ngoại cảnh kinh tế xã hội rất quan trọng ảnh hưởng đến ổn định và
phát triển của công ty. Cơ sở hạ tầng địa phương chưa đồng bộ ảnh hưởng đến
sản xuất sản xuất kinh doanh.
4.2. Quá trình hình thành và phát triển

Công ty cổ phần chế biến lâm sản Hương Giang thành lập theo quyết định
số 2883/ QĐ-UB của tỉnh Thừa Thiên Huế với tên giao dịch Công ty cổ phần
chế biến lâm sản Hương Giang hay Hương Giang wood processing equitised
company. Với giấy phép kinh doanh số 3300325325 cấp ngày 2/1/2001. Công ty
đi vào hoạt động ngày 1/1/2001 với mã ngành 1629 chuyên sản xuất các sản
phẩm khác từ gỗ, các vật liệu khác tre , nứa, rơm rạ và các vật liệu tết bện.
Cơ sở I: Khu 7- thị trấn Phú Bài- TX. Hương Thủy.
Cơ sở II: Xã Thủy Bằng- TX. Hương Thủy.
Công ty chế biến lâm sản Hương Giang tiền thân là xưởng chế biến gỗ
thuộc sở Lâm nghiệp Bình Trị Thiên.
22


Năm 2000 thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thành
công ty cổ phần. Công ty cổ phần chế biến lâm sản Hương Giang (xã Thủy
Bằng- Thị xã Hương Thủy) đi vào hoạt đông năm 2001 với số vốn ban đầu là
1,5 tỷ đồng với đội ngũ công nhân 200 người cả biên chế, hợp đồng, theo mùa
vụ.
4.3. Đánh giá năng lực sản xuất kinh doanh tại công ty chế biến lâm sản
Hương Giang
4.3.1. Dây chuyền công nghệ và quy trình công nghệ
4.3.1.1.Dây chuyền công nghệ
Dây chuyền công nghệ bao gồm các khâu, các công đoạn nối tiếp nhau
trong quá trình sản xuất. Các bước, các khâu phải đảm bảo theo nguyên tắc dòng
nước chảy theo 1 chiều. Các công đoạn có nhiệm vụ thực hiện các công việc
khác nhau nhưng theo dây chuyền.
Nguyên liệu

Gia công tinh


Lắp ráp sản
phẩm

Xẻ

Gia công thô

Sơn và hoàn
thiện sản
phẩm

Sấy

Pha phôi và
gia công thô

Đóng gói bao


Sơ đồ 4.1. Dây chuyền công nghệ sản xuất mộc máy
Công đoạn là một gói công việc trong dây chuyền sản xuất: Công đoạn xẻ,
công đoạn sấy, công đoạn pha phôi, công đoạn gia công thô, công đoạn gia công
tinh, công đoạn lắp ráp sản phẩm, công đoạn sơn và trang sức sản phẩm, công
đoạn đóng gói.
Xác định dây chuyền công nghệ dựa vào khía cạnh:
Hệ số đồng bộ trên một dây chuyền
Trong đó: m là số khâu trong dây chuyền
23



Iđ là nhịp độ chung dây chuyền
Ii là nhịp độ từng khâu
Hệ số đồng bộ thay đổi phụ thuộc vào sản phẩm tạo ra trên dây chuyền
công nghệ. Tùy từng sản phẩm ở các khâu đòi hỏi khối lượng các công việc
khác nhau.
uần

T Tuầ
n1

Tuầ
n2

Tuầ
n3

Tuầ
n4

Tuần 5
1

2

3

4

5


6

7

Khâu
Xẻ
Sấy
Pha
phôi và gia
công thô
Gia
công tinh
Lắp ráp
Sơn và
hoàn thiện
Đóng
gói

Tuần
6
Ngà
y1

Hình 4.2. Biểu đồ kế hoạch sản xuất trên 1 mã sản phẩm
Kế hoạch sản xuất nhằm thực hiện đúng tiến độ sản xuất trên dây chuyền
sản xuất. Dây chuyền linh hoạt, hạn chế gián đoạn và tối ưu hóa lãng phí công.
Kế hoạch trên dây chuyền chuẩn bị từ trước 1-2 tháng bố trí trên dây chuyền sản
xuất. Thể hiện sự phối hợp giữa các khâu trên một mã sản phẩm qua cung ứng
cụm chi tiết đúng thời điểm lắp ráp, hoàn thiện sản phẩm. Tạo ra năng lực sản
xuất trên một dây chuyền công nghệ. Tiến độ trên 1 dây chuyền nối tiếp từ tuần

1 đến tuần 6. Khâu xẻ và sấy chiếm 80% thời gian sản xuất trên một dây chuyền.
Để đáp ứng năng lực sản xuất bố trí năng lực sấy và xẻ đáp ứng đủ số lượng lớn.
Khâu trước thực hiện khâu tiếp theo chuẩn bị thực hiện.
Ngoài ra có dây chuyền công nghệ phụ sản xuất ván ghép thanh phục vụ sản
xuất đồ mộc.
Xẻ

Sấy

Tráng keo

Phay cạnh

Ghép
ngang

Pha phôi
và gia
công thô

Pha phôi và
gia công thô

Ghép dọc

Phay
mộng

Tráng keo


24


Sơ đồ 4.2. Dây chuyền công nghệ sản xuất nguyên liệu ván ghép thanh
Mất nhiều thời gian công đoạn vận chuyển nhiều. Pha phôi gia công thô
phải 2 lần do ghép chưa chuẩn. Công ty sản xuất đồ mộc đòi hỏi công nghệ sản
xuất ván ghép thanh. Nguyên liệu gỗ rừng trồng không thể đáp ứng hình học
trong gia công nên phải ghép mộc.
Nhằm công ty đánh giá năng lực sản xuất trên dây chuyền công nghệ tính
toán đơn hàng dựa vào dây chuyền.
Các khâu, các công đoạn trong dây chuyền công nghệ của Công ty chế biến
lâm sản Hương Giang là chuỗi khép kín. Giữa các khâu, các công đoạn có mắt
xích liên kết theo một trình tự có thể tạo ra năng suất lớn. Dây chuyền công nghệ
là chuỗi các công đoạn xuyên suốt đi từ trên xuống với mục đích cao nhất tạo ra
số lượng và chất lượng sản phẩm cao nhất.
Tuy là công ty nhỏ nhưng dây chuyền công nghệ phù hợp như các công ty
lớn khác.
Nhận xét:
Dây chuyền công nghệ còn dán đoạn, ùn tắc và vận chuyển ngược do
gia công.
Dây chuyền sản xuất giữa các khâu mà đồng bộ thì năng lực sản suất cao
và sản phẩm có chất lượng. Vậy sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh của công ty.
4.3.1.2. Quy trình công nghệ sản xuất đồ mộc
Quy trình công nghệ là xác định các bước quá trình công nghệ hợp lý rồi
ghi thành văn bản ( hay tư liệu ) công nghệ đó để áp dụng.
Quy trình công nghệ sản xuất đồ mộc tại công ty Hương Giang là chuỗi
quy trình hoàn thiện trong sản xuất:
Bước 1: Công đoạn xẻ gỗ: máy CD4, theo phương pháp xẻ suốt hoặc thu
mua gỗ xẻ.
Bước 2: Công đoạn sấy gỗ: sấy bằng lò đốt hơi nước nhiên liệu dùng bìa

bắp để đốt.
Bước 3: Công đoạn pha phôi.

25


×