Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Báo cáo thực tập kim hoa nghĩa hưng nam định v2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.61 KB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
BỘ MÔN QUẢN LÝ BIỂN

LÊ KIM HOA

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

HÀ NỘI – 2017



TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
BỘ MÔN QUẢN LÝ BIỂN

LÊ KIM HOA

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành: QUẢN LÝ BIỂN
Mã ngành: DH00301169

NGƯỜI HƯỚNG DẪN : TS. NGUYỄN HỒNG LÂN

HÀ NỘI – 2017



MỤC LỤC


Trang

LỜI CẢM ƠN............................................................................................4
1. Tổ chức hành chính , nhân sự Cục Quản lý Điều tra cơ bản biển và
hải đảo...................................................................................................................5
1.1. Cơ cấu tổ chức................................................................................................5
1.2. Nhân sự..........................................................................................................5
2. Hoạt động chuyên ngành và môi trường làm việc..................................5
2.1 Vị trí, chức năng..............................................................................................5
2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn...................................................................................5
3. Nội dung công việc được phân công và tham gia thực hiện...................9
4. Phương pháp thực hiện...........................................................................9
4.1 Phương pháp điều tra, thu thập, khảo sát.........................................................9
4.2 Phương pháp thống kê, phân tích, đánh giá.....................................................9
5. Kết quả đạt được...................................................................................10
5.1. Nội dung kiến thức đã được củng cố............................................................10
5.2. Kĩ năng đã được học hỏi...............................................................................10
5.3. Kinh nghiệm thực tế được tích lũy...............................................................10
5.4. Chi tiết kết quả công việc đóng góp cho đơn vị thực tập..............................11
5.4.1 Tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến điều tra
cơ bản,nghiên cứu khoa học biển, hải đảo.......................................................................11
5.4.2 Tổng hợp các chương trình điều tra cơ bản và khoa học công nghệ
biển gian đoạn trước 1975 và giai đoạn 1975-2005.......................................................23
PHỤ LỤC.................................................................................................27



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy TS.
Nguyễn Hồng Lân đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết luận văn đồng

thời tạo mọi điều kiện để em có được kết quả tốt nhất.
Em chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Khoa học Biển và Hải Đảo
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức
trong những năm em học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học
không chỉ là nền tảng cho nghiên cứu mà còn là hành trang quí báu để em bước vào
đời một cách cững chắc và tự tin.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo, các phòng ban của huyện Nghĩa
Hưng tỉnh Nam Định đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu thực tiễn
trong suốt quá trình thực tập tại đơn vị.
Cuối cùng em kính chúc quý thầy, cô, anh, chị luôn dồi dào sức khỏe và
thành công trong sự nghiệp.


1. Tổ chức hành chính , nhân sự Cục Quản lý Điều tra cơ bản biển và hải đảo
1.1. Giới thiệu chung về huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định
Nghĩa Hưng là một huyện ở phía Nam tỉnh Nam Định. Phía Đông giáp các
huyện Hải Hậu, Trực Ninh, phía Tây giáp Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình), phía Nam
giáp biển Đông, phía Bắc giáp huyện Nam Trực và Ý Yên. Nghĩa Hưng nằm lọt
trong ba con sông: sông Đào, sông Ninh Cơ, sông Đáy.
Nghĩa Hưng vốn là tên phủ thời Lê Thánh Tông, ở phía đông nam trấn Sơn
Nam, có 4 huyện: Đại Án, Vọng Doanh (sau đổi là Phong Doanh), Thiên Bản (nay
là huyện Vụ Bản), Ý Yên. ThờiNguyễn, lãnh hai huyện là Thiên Bản và Đại An.
Vùng đất huyện Nghĩa Hưng ngày nay tương đương với huyện Đại An ngày ấy.
Huyện này xưa có tên là Đại Ác. Đến năm Minh Đạo thứ 3 triều Lý Thái Tông
(1044) đổi thành Đại An. Thời thuộc Minh đổi thành Đại Loan, thuộc phủ Kiến
Bình. Thời Lê lấy lại tên Đại An thuộc phủ Nghĩa Hưng. Từ năm Gia Long thứ 2
đến năm Gia Long thứ 5 (1803-1806) cho lệ vào trấn Thanh Hoa Ngoại (Ninh
Bình).
Nghĩa Hưng nằm trong vùng bờ biển thuộc vùng Nam đồng bằng sông
Hồng. Huyện có chiều dài bờ biển 12 km, phía tây giới hạn bởi sông Đáy, ranh giới

phía đông là sông Ninh Cơ. Vùng tiếp giáp với cửa sông Ninh Cơ là các bãi cát, các
đụn cát và đầm nước mặn. phía đông khu vực là các đầm nuôi trồng thuỷ sản. Dọc
sông Ninh Cơ có các ruộng muối. Phía ngoài con đê chính có các bãi ngập triều với
diện tích khoảng 3.500 ha. Cách bờ biển 5 km có 2 đảo cát nhỏ có diện tích 25 ha
với các đụn cát và một số đầm nước mặn phí nam. Rừng phòng hộ ven biển Nghĩa
Hưng (vùng chuyển tiếp thuộc các xã: Nghĩa Thắng, Nghĩa Phúc, Nghĩa Hải, Nghĩa
Lợi; vùng sinh quyển thuộc thị trấn Rạng Đông, xã Nam Điền) đã được UNESCO
đưa vào danh sách địa danh thuộc khu dự trữ sinh quyển đồng bằng sông Hồng.
Hiện nay kinh tế Nghĩa Hưng đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa
- hiện đại hóa, tiểu biểu như huyện đã cho phép xây dựng khu công nghiệp Dệt may
Rang Đông có quy mô 600 ha tại thị trấn Rạng Đông và các xã lân cận tạo việc làm
cho trên 100,000 lao động.


1.2. Cơ cấu tổ chức huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định
UBND huyện Nghĩa Hưng hoạt động trên cơ sở luật tổ chức HĐND-UBND
ban hành ngày 26-11-2003 và quy chế hoạt động của UBND huyện. Để hoàn thành
tốt các chức năng nhiệm vụ của mình ,UBND huyện Nghĩa Hưng đã xắp xếp tổ
chức bộ máy làm việc của mình như sau:
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của UBND huyện Nghĩa Hưng

Chủ tịch UBND

Phó chủ tịch

Văn
phòng
HĐND
&UBN
D


P.Nội P.tài Than P. P.tư P.hạ P.văn P. Uỷban P.y P.TH
vụ chính
h
kin phá tầng hoá- Giá Dân số tế môi
LĐT
tra h tế p kin TT& o GĐ&T
trườn
B&X Kế huyện
h tế TT dục
E
g
H
hoạch

Phòng
Nông
nghiệ
p phát
triển
nông
thôn

(Nguồn: Văn phòng UBND huyện Nghĩa Hưng) a
UBND huyện Nghĩa Hưng có 01 chủ tịch , 02 phó chủ tịch và 4 thành viên
UBND huyện, phòng ban có 13 phòng chuyên môn như sau:
-

Văn phòng HĐND và UBND


-

Phòng Nội Vụ- Lao động- Thương binh và xã hội

-

Phòng Tài chính - Kế hoạch


-

Thanh tra huyện

-

Phòng Kinh tế

-

Phòng Tư pháp

-

Phòng Hạ tầng kinh tế

-

Phòng Văn hoá-Thông tin & thể thao

-


Phòng Giáo dục

-

UB Dân số Gia đình & trẻ em

-

Phòng Y tế

-

Phòng Tài nguyên Môi trường

-

Phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn

UBND huyện Nghĩa Hưng ngày càng ổn định về tổ chức và biên chế. Hiện
nay UBND huyện các cán bộ đến đều có trình độ chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại
học trở lên.
Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức Văn phòng của UBND huyện Nghĩa Hưng

VP UBND huyện Vĩnh Tường

Chánh văn phòng

Phó Chánh văn phòng


P. Thi đua Khen thưởng

P. Thủ quỹ,kế
toán

P. Văn thư

P. Đánh máy

P. Bảo vệ,lái
xe

(Nguồn: Văn phòng UBND huyện Nghĩa Hưng)


1.3. Nhân sự
Ủy ban nhân dân huyện gồm: 01 Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch và các Ủy viên
Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ
quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy
viên phụ trách công an.
-

Văn phòng HĐND và UBND: 01 Chánh văn phòng và 03 phó chánh

văn phòng
-

Phòng Nội Vụ- Lao động- Thương binh và xã hội : 01 Trưởng phòng

và 03 phó phòng.

-

Phòng Tài chính - Kế hoạch

-

Thanh tra huyện: 01 Trưởng phòng và 02 phó phòng.

-

Phòng Kinh tế: 01 Trưởng phòng và 02 phó phòng.

-

Phòng Tư pháp: 01 Trưởng phòng và 02 phó phòng.

-

Phòng Hạ tầng kinh tế: 01 Trưởng phòng và 03 phó phòng.

-

Phòng Văn hoá-Thông tin & thể thao: 01 Trưởng phòng và 03 phó

-

Phòng Giáo dục: 01 Trưởng phòng và 03 phó phòng.

-


UB Dân số Gia đình & trẻ em: 01 Trưởng phòng và 02 phó phòng.

-

Phòng Y tế: 01 Trưởng phòng.

-

Phòng Tài nguyên Môi trường: 01 Trưởng phòng và 03 phó phòng.

-

Phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn: 01 Trưởng phòng và 02 phó

phòng.

phòng.


2. Hoạt động chuyên ngành và môi trường làm việc của huyện Nghĩa Hưng
tỉnh Nam Định
2.1. Chức năng
Uỷ ban nhân dân huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định do Hội đồng nhân dân
huyện Nghĩa hưng bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành
chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp
và cơ quan nhà nước cấp trên.
Uỷ ban nhân dân huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định chịu trách nhiệm chấp
hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của
Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát
triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác

trên địa bàn.
Uỷ ban nhân dân huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định thực hiện chức năng
quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất
trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở.UBND huyện Nghĩa
Hưng là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành
Hiến pháp, Pháp luật của Nhà nước và các văn bản dưới Luật và Nghị Quyết chỉ
đạo sự phát triển Kinh tế - Xã hội, Quốc Phòng – An ninh trên địa bàn Huyện.
2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn
Tổ chức thực hiện ngân sách huyện; thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh
tế - xã hội, phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch, nông
nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, mạng lưới giao thông, thủy lợi, xây dựng điểm dân cư
nông thôn; quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, tài nguyên nước, tài
nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, tài nguyên thiên nhiên khác; bảo vệ môi
trường trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.
Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và
pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo, khoa
học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chính sách xã


hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành chính tư
pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy
quyền.
Phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức khác
thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện.
Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình khuyến
khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp; hàng năm trình Hội đồng
nhân dân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; tổ chức
và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó.
Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách

địa phương, phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; quyết toán ngân sách
địa phương; lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần
thiết trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân dân, cơ
quan tài chính cấp trên trực tiếp.
Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương; hướng dẫn, kiểm tra Uỷ ban nhân
dân xã, thị trấn xây dựng và thực hiện ngân sách và kiểm tra nghị quyết của Hội
đồng nhân dân xã, thị trấn về thực hiện ngân sách địa phương theo quy định của
pháp luật.
Tham gia với Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng quy hoạch, kế
hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện.
Xây dựng và phát triển các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ
ở các xã, thị trấn.
Tổ chức thực hiện xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống, sản
xuất sản phẩm có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu; phát triển cơ sở chế biến nông,
lâm, thuỷ sản và các cơ sở công nghiệp khác theo sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân
tỉnh.


3. Nội dung công việc được phân công và tham gia thực hiện
- Nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật về điều tra cơ bản biển và hải
đảo.
- Tham gia vào đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ xây dựng quy định
về hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học biển và hải đảo”. Cụ thể là:
+ Tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động điều
tra cơ bản, nghiên cứu khoa học biển, hải đảo.
+ Nghiên cứu tư liệu và tổng hợp các chương trình điều tra cơ bản và khoa
học công nghệ biển trong giai đoạn trước năm 1975 và giai đoạn từ năm
1975 đến năm 2005.
4. Phương pháp thực hiện
4.1 Phương pháp điều tra, thu thập, khảo sát

- Điều tra, thu thập có chọn lọc các tài liệu, các văn bản pháp luật đã ban hành
để làm cơ sở đánh giá, phân tích. Điều tra các thông tin bổ sung thông qua các báo
cáo chính thức của các đơn vị có liên quan đến công tác điều tra cơ bản, nghiên cứu
khoa học biển và hải đảo trong Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.

4.2 Phương pháp thống kê, phân tích, đánh giá
- Thống kê, phân loại, đánh giá các thông tin thu thập được; nghiên cứu, phân
tích các tài liệu theo mục đích sử dụng nhằm làm rõ thực trạng và đưa ra các đánh
giá khách quan nhất về pháp lý và thực trạng công tác điều tra cơ bản, nghiên cứu
khoa học biển và hải đảo.



5. Kết quả đạt được
5.1. Nội dung kiến thức đã được củng cố
- Lý thuyết về luật pháp,chính sách liên quan đến việc điều tra cơ bản biển và
hải đảo trong quá trình tìm hiểu và tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật.
- Kiến thức về nội dung nghị định liên quan đến quản lý tổng hợp tài nguyên
và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
- Một số nội dung kiến thức về việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ
liệu về tài nguyên và môi trường.
5.2. Kĩ năng đã được học hỏi
- Kĩ năng thực hành được học hỏi qua quá trình đi thực tập và làm báo cáo
thông qua công việc được giao có thể kể ra như sau:
- Kỹ năng tổng hợp dữ liệu
- Kỹ năng chọn lọc và xử lí số liệu
- Kỹ năng sử dụng máy vi tính, máy in và máy photo
- Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng mềm.
5.3. Kinh nghiệm thực tế được tích lũy
- Khả năng giao tiếp : giao tiếp khéo léo, lời nói ngắn gọn đúng trọng tâm

đúng thứ tự vai vế.
- Phong thái làm việc : Làm việc cần năng động, chuyên cần và nghiêm túc.
- Kinh nghiệm về cách xử lí tình huống, giải quyết vấn đề.
- Cách tạo dựng mối quan hệ.
- Làm quen với áp lực công việc.


5.4. Chi tiết kết quả công việc đóng góp cho đơn vị thực tập.
Các đóng góp phục vụ cho đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ xây
dựng quy định về hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học biển và hải đảo”
của cục Quản lý điều tra cơ bản :
5.4.1 Tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến điều tra cơ
bản,nghiên cứu khoa học biển, hải đảo
- Nghị định số 25/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2009 của chính phủ về
quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo
Nghị định 25/2009/NĐ-CP về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi
trường biển, hải đảo ra đời ngày 6 tháng 3 năm 2009 là công cụ pháp lý quan trọng
nhất cho đến nay kể từ khi thành lập Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam là cơ
quan quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo. Nghị định này có
một số điều khoản quy định về công tác điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học biển,
hải đảo như sau:
- Điều 5 của Nghị định quy định Quản lý thống nhất các hoạt động điều tra cơ
bản, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo là một trong
những nội dung của quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải
đảo. Tại Quyết định 116/2006/QĐ-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2008 quy định chức
năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt
Nam trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, quy định Tổng cục Biển và Hải đảo
Việt Nam thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo. Như vậy, rõ
ràng việc tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý thống

nhất các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển, hải đảo thuộc chức
năng của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.
- Điều 15 quy định về quản lý điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển,
hải đảo đã quy định mọi hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học biển, hải
đảo và đại dương phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy
định của Pháp luật.


- Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thẩm định, tham gia thẩm định các
chương trình, kế hoạch điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học biển, hải đảo và đại
dương của các Bộ, ngành và địa phương; Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp
với các cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện
chương trình, kế hoạch điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học biển, hải đảo và đại
dương của các Bộ, ngành và địa phương; đề xuất điều chỉnh chương trình, kế hoạch
điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học biển, hải đảo và đại dương; Các Bộ, ngành và
Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Tài nguyên và
Môi trường về tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch điều tra cơ bản,
nghiên cứu khoa học biển, hải đảo và đại dương.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các
Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển lập quy hoạch điều tra cơ bản tài
nguyên và môi trường biển;
Nghị định này đã đưa ra các quy định cơ bản đối với công tác điều tra cơ bản,
nghiên cứu khoa học biển, hải đảo. Hiện nay chúng ta chưa có các văn bản hướng
dẫn chi tiết việc thực hiện các quy định này. Việc xây dựng các văn bản hướng dẫn
các quy định này là cần thiết và cấp bách để đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà
nước.

- Các văn bản pháp luật về điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học lĩnh vực
địa chất, khoáng sản biển :
(1) Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản
Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản được Chính phủ ban hành theo
số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 trong đó quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản được Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ 9 thông
qua ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật


Khoáng sản được quốc hội khóa IX kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm
2005 (sau đây gọi chung là Luật Khoáng sản).
Đối tượng áp dụng của Nghị định này bao gồm:
- Cơ quan quản lý Nhà nước về khoáng sản; cơ quan quản lý Nhà nước về
công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản.
- Tổ chức làm nhiệm vụ điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản.
- Tổ chức, cá nhận hoạt động khoáng sản (bao gồm khảo sát, thăm dò, khai
thác, chế biến khoáng sản).
- Tổ chức, cá nhân khác có liên quản đến việc quản lý, bảo vệ tài nguyên
khoáng sản.
Các nội dung chính của nghị định gồm 15 chương trong đó chương 3 quy định
điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản:
Hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản
Hoạt động điều tra cơ. bản địa chất về tài nguyên khoáng sản bao gồm:
- Điều tra, phát hiện tiềm năng tài nguyên khoáng sản đồng thời với việc lập
các loại bản đồ địa chất khu vực, địa chất tai biến, địa chất môi trường, địa chất
khoáng sản biển, các bản đồ chuyên đề và nghiên cứu các chuyên đề về địa chất và
khoáng sản.
- Đánh giá tiềm năng tài nguyên, khoáng sản theo loại hoặc nhóm khoáng sản
và đối với các cấu trúc địa chất có triển vọng nhằm phát hiện các mỏ mới.
Quản lý hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản
- Hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản được thực hiện

đồng thời với điều tra cơ bản địa chất và theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước.
- Căn cứ quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và kế hoạch ngân sách nhà nước giao, các Bộ, cơ
quan ngang Bộ tổ chức thẩm định, phê duyệt các đề án, bảo cáo kết quả điều tra cơ
bản địa chất về tài nguyên khoáng sản do các đơn vị trực thuộc thực hiện.


- Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về nội dung dự án điều tra cơ bản địa
chất về tài nguyên khoáng sản, việc lưu trữ địa chất nhà nước và bảo tàng địa chất;
ban hành định mức, đơn giá trong điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng
sản.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức làm công tác điều tra cơ bản địa chất về tài
nguyên khoáng sản
- Tổ chức làm công tác điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản có
các quyền sau đây:
- Tiến hành các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản
theo dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và kế hoạch được giao;
- Được nhà nước khen thưởng khi có thành tích trong việc nghiên cứu, phát
hiện lưới về địa chất và tài nguyên khoáng sản;
- Được gửi mẫu ra nước ngoài để phân tích thử nghiệm theo đề án đã được cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Tổ chức làm công tác điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản có
các nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện các quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt
động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản;
- Bảo đảm tính trung thực, đầy đủ trong việc thu thập, tổng hợp tài liệu thông
tin về địa chất và khoáng sản; giữ gìn bí mật nhà nước những thông tin về địa chất
và khoáng sản theo quy định của pháp luật;
- Bảo vệ môi trường, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên khác trong quá trình
điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản;

- Nộp báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản vào
Lưu trữ địa chất và các mẫu vật địa chất, khoáng sản vào Bảo tàng địa chất thuộc
Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Lưu trữ kết quả điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản


- Báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và các
mẫu vật địa chất, khoáng sản phải được đăng ký và bảo quản tại Lưu trữ địa chất và
Bảo tàng địa chất thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Cơ quan Lưu trữ địa chất và Bảo tàng địa chất có trách nhiệm giữ gìn bí mật
nhà nước về dữ liệu, thông tin về tài nguyên khoáng sản, mẫu vật địa chất, khoáng
sản; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham khảo, sử dụng dữ liệu
thông tin về tài nguyên khoáng sản theo quy định của pháp luật.
(2) Thông tư liên tịch hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán
kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với các nhiệm vụ chi thuộc lĩnh vực địa chất và
khoáng sản
Thông tư về việc hướng dẫn lập dự toán, quản lý và thanh quyết toán kinh phí
sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động điều tra cơ bản địa chất và khoáng sản được
ban hành đầu tiên là thông tư số 36/1999/TTLT-BTC-BCN ngày 2/4/1999 của Liên
Bộ Tài chính - Bộ Công nghiệp về hướng dẫn lập dự toán, cấp phát, quản lý, quyết
toán kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài
nguyên khoáng sản, sau đó Thông tư liên tịch hướng dẫn lập dự toán, quản lý và
thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động điều tra cơ bản địa
chất về tài nguyên khoáng sản được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành theo số
37/2007/ TTLT/BTC-BTN&MT ngày 11 tháng 04 năm 2007 thay thế Thông tư
Liên tịch số 36/1999/TTLT-BTC-BCN. Thông tư mới này đã đưa ra những hướng
dẫn cụ thể về cách lập dự toán, quản lý và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh
tế đối với hoạt động điều tra cơ bản về tài nguyên khoáng sản trong đó có điều tra
địa chất khoáng sản biển, địa chất tai biến, địa chất môi trường.
Tuy nhiên thông tư này còn một số bất cập như trong phần căn cứ lập dự toán

chưa nêu rõ thành các phần trong phần dự toán phải bao gồm: chi phí lập đề cương;
chi phí thực hiện nhiệm vụ, dự án; thuế giá trị gia tăng; chi phí khác…
Đối với một số chi phí như: chi phí chung; chi phí khác đều chưa có quy định
về đơn giá…


Để khắc phục các thiếu sót và bổ sung một số các nội dung khác ngày 5 tháng
3 năm 2009 Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành thông tư số
40/2009/TTLT/BTC-BTN&MT thay thế thông tư 37 nói trên.
(3) Thông tư quy định kỹ thuật cho 11 công tác điều tra địa chất khoáng sản
biển và hải đảo
Thông tư quy định kỹ thuật cho 11 công tác điều tra địa chất khoáng sản biển
và hải đảo được bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành theo thông tư số
25/2010/TT-BTNMT ngày 27 tháng 10 năm 2010.
Thông tư này áp dụng cho mười một 11 dạng công tác điều tra địa chất khoáng sản biển và hải đảo đối với tổ chức, cá nhân thực hiện điều tra địa chất khoáng sản, tài nguyên - môi trường biển và hải đảo có sử dụng nguồn ngân sách
Nhà nước.
(4) Thông tư ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật cho 10 công tác điều tra
địa chất khoáng sản biển và hải đảo
Thông tư ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật cho 10 công tác điều tra địa
chất khoáng sản biển và hải đảo được bộ tài nguyên và môi trường ban hành theo số
37/2010/TT-BTNMT ngày 14 tháng 12 năm 2010.
Định mức kinh tế - kỹ thuật cho 10 công tác điều tra địa chất - khoáng sản
biển và hải đảo là căn cứ để xây dựng đơn giá dự toán cho các công trình điều tra
địa chất - khoáng sản biển và hải đảo Việt Nam.
Định mức này là khung cơ bản giúp cho việc xây dựng dự toán của các hạng
mục điều tra địa chất khoáng sản biển và hải đảo được thuận lợi và cũng là căn cứ
khi thanh quyết toán dự án theo từng hạng mục.
Thông tư này được xây dựng hỗ trợ cho thông tư Số: 25/2010/TT-BTNMT để
có được định mức cụ thể cho các công tác điều tra địa chất khoáng sản biển và hải
đảo. Tuy nhiên trong thông tư định mức kinh tế - kỹ thuật cho 10 công tác điều tra

địa chất – khoáng sản viển và hải đảo không có định mức cho hai hạng mục là lấy
mẫu trầm tích biển bằng phương pháp phóng rung và lấy mẫu trầm tích nguyên
dạng bằng thiết bị Box-Core.


(5) Quyết định định mức kinh tế - kỹ thuật về điều tra địa chất – khoáng sản
biển tỷ lệ 1/500.000 ở độ sâu ngập nước từ 30 đến 100m
Quyết định định mức kinh tế - kỹ thuật về điều tra địa chất – khoáng sản biển
tỷ lệ 1/500.000 ở độ sâu ngập nước từ 30 đến 100m được Bộ Tài nguyên và Môi
trường ban hành theo số 09/2007/ QĐ-BTNMT ngày 01 tháng 06 năm 2007. Đây là
căn cứ để xây dựng đơn giá, dự toán cho các công trình điều tra địa chất, địa động
lực, địa chất khoáng sản, địa chất môi trường và dự báo tai biến địa chất các vùng
biển Việt Nam.
Định mức kinh tế - kỹ thuật được xây dựng cho công tác Địa chất và quan trắc
biển; Công tác Địa vật lí biển và bay đo từ biển và công tác Trắc địa biển.
Định mức kinh tế - kỹ thuật này đã được xây dựng theo hai giai đoạn gồm: thi
công thực địa và văn phòng và mỗi công tác đều gồm hai phần là định mức lao
động công nghệ và định mức trang thiết bị. Các hạng mục công việc đã được tính
định mức chi tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng tự toán và thanh
quyết toán dự án thông quá việc áp dụng định mức kinh tế này.
(6) Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Quyết định số 26/2011/QĐ-TTg ngày 4 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng
Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng
cục Địa chất và Khoáng sản trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tại Quyết
định này, liên quan đến công tác điều tra cơ bản và nghiên cứu khoa học địa chất
khoáng sản, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản có chức năng nhiệm vụ như sau:
- Tổng cục Địa chất và Khoáng sản trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường ban hành theo thẩm quyền hoặc để Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền các Quy chuẩn kỹ thuật, định mức, đơn giá

trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản;
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về địa chất và khoáng sản sau khi được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt;


- Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
quyết định hoặc quyết định theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường việc cấp, gia hạn, thu hồi Giấy phép thăm dò khoáng sản; việc chuyển
nhượng quyền thăm dò khoáng sản; việc trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản;
- Về kiểm soát hoạt động khoáng sản và hoạt động điều tra cơ bản địa chất về
khoáng sản: Giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra việc tuân thủ
các quy định của Giấy phép thăm dò khoáng sản;
- Tổ chức thẩm định, phê duyệt theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi trường đề án, báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản trong
quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đề án, báo cáo kết quả
điều tra địa chất về khoáng sản đối với các khu vực có dự án, công trình quan trọng
quốc gia thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội hoặc dự án,
công trình quan trọng thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ theo phân công của Bộ trưởng;
- Tổ chức thực hiện công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;
- Tổ chức thực hiện việc đăng ký hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng
sản đối với các tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật; thống kê; kiểm kê
trữ lượng tài nguyên khoáng sản trên phạm vi cả nước.
- Tổng hợp kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, tổ chức lưu trữ,
quản lý, cung cấp thông tin, tài liệu và mẫu vật về khoáng sản theo quy định của
pháp luật;
- Biên tập, công bố, xuất bản và phát hành tài liệu, thông tin điều tra cơ bản
địa chất về khoáng sản,
- Tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học, ứng dụng, triển khai tiến bộ kỹ

thuật và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản.
Như vậy, công tác quản lý và thực hiện hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu
khoa học địa chất và khoáng sản, không phân biệt trên đất liền hay ngoài biển, hải
đảo được quy định rõ thuộc chức năng nhiệm vụ của Tổng cục Địa chất và Khoáng
sản.


- Các văn bản pháp luật về điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học về khí
tượng, thủy văn, hải dương học :
(1) Quyết định của bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy
phạm quan trắc hải văn ven bờ
Quy phạm quan trắc hải văn ven bờ được biên soạn và đề nghị ban hành bởi
cơ quan Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia và được Bộ Tài nguyên và Môi
trường ban hành theo số 21/2006/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2006.
Quy phạm quan trắc hải văn ven bờ được ban hành thay thế quy phạm quan
trắc hải văn ven bờ 94 TCN 8-91. Quy phạm đã đưa ra được trình tự tiến hành đo,
thiết bị đo và thời gian quan trắc của các yếu tố quan trắc: tầm nhìn xa trên biển;
nhiệt độ nước biển; độ muối; sáng biển; mực nước biển và các hiện tượng khí tượng
hải văn nguy hiểm và diễn biến.


(2) Thông tư quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật tầu nghiên cứu biển
Thông tư quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật tầu nghiên cứu biển được
ban hành bởi bộ Tài nguyên và Môi trường số: 33/2009/TT-BTNMT ngày 31 tháng
12 năm 2009.
Định mức kinh tế kỹ thuật tầu nghiên cứu biển đã giúp nhà nước có được một
quy định cụ thể trong việc chi tiêu lao động, thiết bị, dụng cụ, vật tư, nhiên liệu của
tầu nghiên cứu biển trong các chuyến khảo sát khí tượng thủy văn và môi trường
biển tại các vùng biển Việt Nam.
Định mức đã đưa ra được các định mức về vận hành tầu nghiên cứu biển và

định mức kinh tế kỹ thuật phục vụ đo đạc, khảo sát khí tượng thủy văn và môi
trường biển bằng tầu nghiên cứu biển.
Tuy nhiên định mức này chỉ áp dụng đối với tầu chuyên dụng khảo sát, nghiên
cứu khí tượng thủy văn và môi trường biển có các thông số, đặc trưng kỹ thuật có
kích thước sẵn có, nếu việc chuyên khảo gồm cả một hệ thống nhiều tàu với kích
thước khác nhau thì chưa có quy định về định mức cho nên cần bổ sung để có định
mức đối với tất cả các loại tàu thông dụng trong khảo sát và nghiên cứu khí tượng
thủy văn và môi trường biển.
(3) Thông tư quy định kỹ thuật điều tra, khảo sát hải văn, hóa học và môi
trường vùng ven bờ và hải đảo
Thông tư quy định kỹ thuật điều tra, khảo sát hải văn, hóa học và môi trường
vùng ven bờ và hải đảo được ban hành bởi bộ Tài nguyên và Môi trường số:
34/2010/TT-BTNMT ngày 14 tháng 12 năm 2010.
Thông tư quy định kỹ thuật đã đưa ra được 5 dạng công việc trong điều tra
khảo sát hải văn, hóa học và môi trường vùng ven bờ và hải đảo giúp phần hoàn
thiện các văn bản pháp luật và quy định về hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu
khoa học biển và hải đảo.
Đối với các thiết bị sử dụng trong đo đạc của thông tư này có thể bị lạc hậu
theo thời gian khi mà độ chính xác về các yếu tố và tính đa năng của máy ngày


×