Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Pháp luật thuế bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

PHÁP LUẬT THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN VIỆT HƯNG

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 60380107

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM THỊ GIANG THU

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là: Nguyễn Việt Hưng, học viên cao học chuyên ngành Luật Kinh tế, Viện Đại
học Mở Hà Nội. Tôi xin cam đoan rằng: Toàn bộ số liệu, kết quả nghiên cứu và nội
dung trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và được trích dẫn nguồn đầy đủ.
Ngày 26 tháng 09 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Việt Hưng


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Đào tạo sau Đại học, tập thể
giảng viên khoa Luật Kinh tế - Viện Đại học Mở Hà Nội, luôn dành cho tôi những
điều kiện hết sức thuận lợi để hoàn thành luận văn này.


Tôi xin tỏ lòng kính trọng và chân thành biết ơn PGS.TS. Phạm Thị Giang Thu
đã nhận lời hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy phản biện, quý thầy trong hội
đồng chấm luận văn đã đồng ý đọc, duyệt và đóng góp ý kiến để tôi hoàn chỉnh luận
văn và nghiên cứu trong tương lai.

Tác giả

Nguyễn Việt Hưng


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG VÀ PHÁP LUẬT THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

6

1.1. Những vấn đề chung về thuế bảo vệ môi trường

6

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm thuế bảo vệ môi trường


6

1.1.2. Vai trò của thuế bảo vệ môi trường

11

1.2. Những vấn đề chung về pháp luật thuế bảo vệ môi trường
1.2.1. Khái niệm và các bộ phận cấu thành pháp luật thuế bảo vệ môi trường

12
12

1.2.2. Sự cần thiết cho việc hình thành và áp dụng có hiệu quả thuế
bảo vệ môi trường

14

1.2.3. Pháp luật thuế bảo vệ môi trường một số quốc gia và bài học cho việc
xây dựng pháp luật thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam

17

1.3. Những yêu cầu và nguyên tắc cơ bản cho pháp luật thuế bảo vệ môi
trường ở Việt Nam
1.3.1. Những yêu cầu cho pháp luật thuế bảo vệ môi trường

20
20


1.3.2. Về các nguyên tắc cần thể hiện rõ ràng trong Luật thuế bảo vệ
môi trường
Kết luận chương 1

21
25

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT THUẾ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THUẾ BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

26

2.1. Thực trạng pháp luật thuế bảo vệ môi trường

26

2.1.1. Về tên gọi

26

2.1.2. Đối tượng chịu thuế và không chịu thuế

27

2.1.3. Người nộp thuế

34

2.1.4. Căn cứ tính thuế


34


2.1.5. Hoàn thuế, miễn giảm thuế bảo vệ môi trường

37

2.1.6. Quản lý thuế bảo vệ môi trường

38

2.2. Những thành tựu cơ bản khi thực thi pháp luật thuế bảo vệ môi trường

43

2.2.1. Pháp luật thuế bảo vệ môi trường tạo cơ sở pháp lý để tăng
nguồn thu và ổn định nguồn thu ngân sách nhà nước từ thuế

43

2.2.2. Thông qua việc áp dụng pháp luật thuế bảo vệ môi trường, mục
tiêu đổi mới công nghệ nhằm hạn chế tổn hại môi trường được
thực thi

43

2.2.3. Thuế bảo vệ môi trường khuyến khích sản xuất, tiêu dùng hàng
hoá thân thiện với môi trường
2.3. Một số bất cập của pháp luật thuế bảo vệ môi trường


44
45

2.3.1. Về tên gọi của Luật thuế

45

2.3.2. Về đối tượng tính thuế

45

2.3.3. Về căn cứ tính thuế

50

2.3.4. Về chế độ miễn giảm thuế

52

2.4. Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật thuế bảo vệ môi trường

53

2.4.1. Định hướng hoàn thiện

53

2.4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật thuế bảo vệ môi trường


55

Kết luận chương 2

64

KẾT LUẬN

65

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

66


LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình toàn cầu hóa ngày càng gia tăng, bảo vệ môi trường là
một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế
giới. Tốc độ phát triển kinh tế quá nhanh chóng và sự bùng nồ dân số thế giới đã
khiến môi trường sống ngày càng bị ô nhiễm nặng nề. Ô nhiễm môi trường đã
trở thành vấn đề toàn cầu mà không phải của riêng quốc gia hay của lãnh thổ
nào.
Việt Nam đang thực hiện chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước với nhịp độ ngày càng cao. Phát triển đã mang lại những
thành tựu kinh tế - xã hội to lớn cho đất nước, tuy nhiên một trong những mặt
trái là chất lượng môi trường ngày càng xấu đi. Năm 2016, liên quan đến ô
nhiễm môi sinh và biến đổi khí hậu, Việt Nam đang phải đối đầu với một số
hiện tượng thật sự đáng lo ngại, đó là hiện tượng nhiễm độc biển ở miền
Trung làm cá chết hàng loạt (do chất thải của Công ty trách nhiệm hữu hạn

gang thép Formosa Hà Tĩnh), nạn hạn hán ở Tây Nguyên và các tỉnh miền
Tây, đi cùng với tình trạng xâm nhập mặn ở vùng Tây Nam Bộ. Đây là đợt
hạn hán nghiêm trọng nhất trong vòng 100 năm qua, với 13 tỉnh thành tại
Đồng bằng sông Cửu Long bị nhiễm mặn, gây nên tình trạng thiếu nước uống
và tác động nặng nề đến sản xuất nông nghiệp. Tiếp đến 09 tháng đầu năm
2017, Việt Nam đã trải qua thời kỳ khí hậu biến động lớn, với những cơn bão
"hàng trăm năm mới có", mưa nhiều trên diện rộng… Tất cả những điều này
không thể loại trừ yếu tố tổn hại môi trường do con người gây ra.
Nhận thức và xác định rõ trách nhiệm bảo vệ môi trường của một quốc
gia, Việt Nam đang cố gắng bắt kịp thế giới trong vấn đề đẩy lùi ô nhiễm môi
trường bằng việc sử dụng tổng hợp các biện pháp khác nhau như tuyên truyền
giáo dục, biện pháp hành chính và biện pháp kinh tế, trong đó có Luật thuế

1


bảo vệ môi trường. Luật Thuế bảo vệ môi trường đã được Quốc hội thông qua
ngày 15/11/2010 và chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2012,
được coi là công cụ hữu hiệu để ngăn chặn các tác nhân gây ô nhiễm môi
trường, điều hoà các quan hệ lợi ích giữa xã hội và doanh nghiệp, khuyến
khích ý thức tiết kiệm, giảm bớt sự lãng phí trong quá trình khai thác, sử dụng
các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tăng cường các biện pháp bảo vệ môi
trường. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi trên thực tế, luật cũng đã lộ rõ
nhiều bất cập gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện.
Bảo vệ môi trường là việc làm chung của tất cả mọi người, không phải
của riêng Nhà nước hay của riêng một cá nhân nào. Do đó, tác giả mong
muốn nghiên cứu về pháp luật thuế bảo vệ môi trường, bao gồm việc tìm hiểu
một số vấn đề chung về pháp luật thuế bảo vệ môi trường, thực trạng và thực
tiễn thi hành pháp luật thuế bảo vệ môi trường, cụ thể là ở tỉnh Quảng Ninh để
tìm ra những quy định còn chưa hợp lý, những vấn đề còn hạn chế bất cập từ

đó làm cơ sở đưa ra các định hướng, giải pháp kiến nghị theo hướng ngày
càng hoàn thiện hơn, góp một phần nhỏ vào công cuộc bảo vệ môi trường. Vì
thế tác giả chọn đề tài “Pháp luật thuế bảo vệ môi trường, thực trạng và
phương hướng hoàn thiện” làm luận văn thạc sĩ cho mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Các đề tài, công trình nghiên cứu:
Các công trình nghiên cứu đã công bố về công cụ kinh tế trong quản lý
môi trường, mà thuế bảo vệ môi trường là một trong những công cụ đó gồm:
Sách “Kinh tế hóa lĩnh vực môi trường: Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn” do Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản năm 2011 – Sách được xuất bản
trong khuôn khổ hợp tác giữa Tổng cục Môi trường, Viện Khoa học Quản lý
môi trường và Hợp phần Kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực đông dân nghèo PCDA do PGS.TS. Phạm Văn Lợi chủ biên.

2


Sách “Quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế” do Nhà xuất bản Lao
động năm 2006 của tác giả Trần Thanh Lâm.
Sách “Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường – Kinh nghiệm
quốc tế và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam” do Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản
năm 2011.
Sách “Thuế môi trường” do Nhà xuất bản Tài chính năm 2006 của TS.
Bùi Đường Nghiêu (chủ biên)
Hiện nay, các đề tài nghiên cứu về Luật thuế bảo vệ môi trường còn khá
khiêm tốn. Mới chỉ có một số công trình sau:“Một số vấn đề về việc ban hành
luật thuế môi trường ở Việt Nam” của Trần Vũ Hải, (Tạp chí luật học số
4/2009); “Luật thuế môi trường — giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường’ của
Nguyễn Quang Tuấn - Lê Thị Thảo (Tạp chí nghiên cứu luật pháp số
13/2008)... Hay các đề tài nghiên cứu ở phạm vi rộng hơn mà thuế bảo vệ môi
trường chỉ là một mục nhỏ như: Hà Trọng Đại (2009),Các công cụ kinh tế trong

quản lý và bảo vệ môi trường.
Luận văn, Khóa luận tốt nghiệp:
Các nghiên cứu trực tiếp vào các quy định luật thuế bảo vệ môi trường
của Việt Nam hiện nay không nhiều có một số công trình tiêu biểu là một số
đề tài được triển khai ở quy mô khóa luận tốt nghiệp như: Nguyễn Thị Hoa
(2010), Bước đầu tìm hiểu về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam, Khóa luận tốt
nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội; Bùi Thị Duyên (2012), Đánh giá luật
thuế bảo vệ môi trường dưới lăng kính kinh tế học pháp luật, Khóa luận tốt nghiệp,
Trường Đại học Luật Hà Nội; Phạm Thị Thanh Huyền (2012), Pháp luật thuế
bảo vệ môi trường ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Khóa luận tốt
nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Qua những tài liệu nêu trên cho thấy, thuế bảo vệ môi trường là một vấn
đề khá quan trọng, có tính chất phức tạp nhưng lại không có nhiều công trình

3


nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu được thực hiện ở quy mô nhỏ, chủ yếu
là bước đầu tìm hiểu và nghiên cứu về các quy định của pháp luật, chưa có
công trình nào nghiên cứu về thực trạng pháp luật hay là tìm hiểu về thực tiễn
thi hành pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở những địa phương cụ thể diễn
ra như thế nào.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến thuế bảo
vệ môi trường và pháp luật điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam
cũng như một số nước trên thế giới. Điều này được thể hiện tại nội dung của
bản luận văn qua các vấn đề lớn sau:
- Những nội dung cơ bản về thuế bảo vệ môi trường
- Vấn đề chung về pháp luật thuế bảo vệ môi trường.
- Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về thuế bảo vệ

môi trường ở Việt Nam
- Một số đề xuất hoàn thiện cho pháp luật bảo vệ môi trường cho thời
gian tới.
4. Phạm vi nghiên cứu
Pháp luật thuế bảo vệ môi trường là vấn đề phức tạp. Trong phạm vi
luận văn, học viên tập trung vào tìm hiểu những vấn đề mang tính lý thuyết
về thuế bảo vệ môi trường cũng như pháp luật thuế bảo vệ môi trường, đánh
giá chung về thực trạng pháp luật thuế bảo vệ môi trường, nhìn nhận những
khó khăn trong thực trạng áp dụng thuế bảo vệ môi trường trong thực tế, đưa
ra nhận xét đánh giá và có cơ sở để kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn
thiện pháp luật thuế bảo vệ môi trường với mục đích nâng cao hiệu quả bảo
vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay. Luận văn cũng đánh giá trên cơ sở
pháp luật hiện hành và xu hướng sửa đổi bổ sung pháp luật thuế bảo vệ môi
trường đang được đưa ra công luận hiện nay.

4


5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật bao gồm phương
pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Các phương pháp cụ thể được vận dụng khi viết luận văn là phương
pháp phân tích, tổng hợp, chứng minh, hệ thống hoá pháp luật. Luận văn tiến
hành tổng hợp và phân tích các quy định trong các văn bản pháp luật về thuế
bảo vệ môi trường.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Về ý nghĩa khoa học: Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ có
giá trị tham khảo để các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu về pháp luật về
thuế bảo vệ môi trường nói chung và những kết quả của luận văn có thể được
ứng dụng vào nghiên cứu, giảng dạy pháp luật về về thuế bảo vệ môi trường

tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành.
- Về ý nghĩa thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ giúp
cho các nhà quản lý, nhà lập pháp nhìn nhận rõ hơn về những bất cập, hạn chế
của pháp luật về về thuế bảo vệ môi trường thông qua đó hoàn thiện pháp luật
về thuế bảo vệ môi trường
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài lời nói đầu và kết luận, bao gồm hai chương:
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
VÀ PHÁP LUẬT THUẾ BẢO VỆ MỘI TRƯỜNG
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THUẾ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

5


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ
PHÁP LUẬT THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1.1. Những vấn đề chung về thuế bảo vệ môi trường
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm thuế bảo vệ môi trường
Thuế là công cụ quan trọng để nhà nước tác động đối với một hoạt động
kinh tế xã hội nhất định, trong đó có lĩnh vực bảo vệ môi trường. Thuế bảo vệ
môi trường là công cụ trực tiếp thể hiện vai trò tác động tới hành vi trong lĩnh
vực môi trường.
Thuế bảo vệ môi trường được đề cập lần đầu trong tác phẩm "Kinh tế
học phúc lợi" của Giáo sư Arthur C.Pigou (1877-1959). Tác phẩm này đã tiếp
cận thuế bảo vệ môi trường để giải quyết các ảnh hưởng của ô nhiễm và trách
nhiệm về thuế đối với nguy cơ gây ô nhiễm. Nội dung cơ bản của đề xuất thuế

trong tác phẩm là mức thuế tương ứng với mức chi phí phải trả để xử lý ô
nhiễm1.
Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) đưa ra định nghĩa về thuế bảo vệ
môi trường theo cách tiếp cận thống kê: Một loại thuế được xếp vào loại thuế
bảo vệ môi trường nếu căn cứ tính thuế là một đơn vị vật chất (hoặc đại diện
cho nó) của một vật gì đó đã được chứng minh sẽ gây ra tác động có hại đặc
biệt đến môi trường". Theo định nghĩa này tất cả các loại thuế năng lượng và
giao thông đều là thuế bảo vệ môi trường2.

1

Nguồn: Arthur C.Pigou (1877-1959), Kinh tế học phúc lợi, Đại học Cambridge, trang 100
Nguồn: Tổng cục môi trường - Bộ Tài nguyên môi trường (2011), Báo cáo Thuế bảo vệ môi trường: kinh
nghiệm của một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, trang 8

2

6


OECD sử dụng thuật ngữ thuế liên quan đến môi trường
(Enviromentally Related Taxes - ERX) định nghĩa thuế liên quan đến môi
trường là những khoản thanh toán bắt buộc, một chiều cho chính phủ, áp dụng
trên cơ sở được cho là có liên quan cụ thể đến môi trường3. Các nước OECD
(và nhiều quốc gia khác) không ban hành riêng Luật Thuế bảo vệ môi trường
mà có những sắc thuế độc lập đối với từng chất gây ô nhiễm như thuế carbon,
thuế oto, thuế nhiên liệu, thuế điện. Cách quy định những nghĩa vụ thuế trong
một văn bản luật hay trong nhiều văn bản luật dựa trên sự tính toán của mỗi
quốc gia. Nếu muốn điều chỉnh dễ dàng từng mức thuế đối với từng loại hành
vi gây ô nhiễm, đồng thời với việc tránh đi phản ứng của người chịu thuế đối

với tổng thể các nhóm hành vi gây tổn hại môi trường, việc ban hành từng luật
thuế đơn lẻ sẽ giải quyết được mục tiêu này. Đi đôi với tính tích cực của việc
ban hành đơn lẻ từng nghĩa vụ thuế như thế, cơ quan có thẩm quyền sẽ luôn
chịu áp lực khi người dân xem xét tổng thể hệ thống pháp luật về thuế (quá
nhiều loại thuế được áp dụng) và khó tạo ra sự liên kết khi có mục tiêu định
hướng chuyển từ hành vi gây ô nhiễm nhiều sang hành vi gây ô nhiễm ở mức
độ thấp hơn. Như thế, bằng việc phân tích tính hai mặt của việc ban hành
nhiều loại thuế độc lập, có thể chỉ ra tính hai mặt tương ứng cho trường hợp
còn lại.
Thuế bảo vệ môi trường như thế, không phải là nội dung mới được xem
xét, đánh giá, vì vậy có thể tìm hiểu khái niệm và nội dung thuế bảo vệ môi
trường ở góc độ khác nhau và những góc độ này đã được công bố bởi các
công trình khoa học khác nhau trên thế giới. Ở góc độ tổng thể, thuế bảo vệ
môi trường bao gồm tất cả các loại thuế có thể tác động đến môi trường bằng
hành vi của người nộp thuế. Theo đó, thuế bảo vệ môi trường hiểu theo góc độ
3

Nguồn: Kai Schlegelmilch (2015), Kinh nghiệm quốc tế về kinh tế xanh và chính sách tài khóa xanh, Tài
liệu hội thảo "Kinh nghiệm quốc tế về tài khóa xanh", Bộ Tài chính

7


này bao gồm các loại thuế gián thu (thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt,
thuế tài nguyên, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và không thể thiếu thuế bảo
vệ môi trường với tư cách là một loại thuế cụ thể) và không loại trừ các thuế
trực thu như thuế thu nhập doanh nghiệp hay thuế tài sản. Ở góc độ cụ thể
hơn, thuế bảo vệ môi trường được xem xét là loại thuế bên cạnh mục tiêu tạo
nguồn thu cho ngân sách nhà nước, còn hướng trực tiếp tới hành vi gây tác
động tiêu cực tới môi trường của người nộp thuế nhằm phòng, chống ô nhiễm

môi trường và phát triển kinh tế.
Để có được nhận định thuế bảo vệ môi trường có mục tiêu tạo nguồn
thu cho ngân sách nhà nước, chúng ta có thể xét ở góc độ thuế bảo vệ môi
trường trong tổng thể các sắc thuế. Các Mác viết “thuế là cơ sở kinh tế của bộ
máy nhà nước, là thủ đoạn đơn giản để kho bạc thu được tiền hay tài sản của
người dân để dùng vào việc chi tiêu của nhà nước”.4 Bằng cách định nghĩa
khác, các nhà nghiên cứu kinh tế cho rằng thuế là “một hình thức phân phối
thu nhập tài chính của nhà nước để thực hiện chức năng của mình, dựa vào
quyền lực chính trị, tiến hành phân phối sản phẩm thặng dư của xã hội một
cách cưỡng chế và không hoàn lại”5. Với những phân tích trên, việc nghiên
cứu luật thuế bảo về môi trường theo nghĩa đầy đủ không thể đáp ứng được
trên cơ sở yêu cầu của luận văn thạc sĩ luật học nên thuế bảo vệ môi trường
được xem xét ở đây dưới góc độ của một sắc thuế cụ thể mà không phải là hệ
thống thuế có mục tiêu bảo vệ môi trường.
Cho dù có nhiều cách tiếp cận và xác định cơ sở để quy định về thuế
bảo vệ môi trường thì cũng có thể hiểu rằng "thuế bảo vệ môi trường là loại
thuế đánh vào các chủ thể có hành vi tác động tiêu cực đến môi trường thông
4

Dẫn theo Chương 1 Giáo trình Luật Thuế Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội: Các Mác, Ăng ghen
Tuyển tập, Tập 2, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1961
5
Dẫn theo Chương 1 Giáo trình Luật Thuế Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội: Viện nghiên cứu và phổ
biến tri thức bách khoa, Đại từ điển kinh tế thị trường, H. 1998, tr. 669.

8


qua các sản phẩm được tạo ra bởi các hành vi đó nhằm đảm bảo nguồn thu
cho ngân sách nhà nước và bảo đảm phát triển môi trường bền vững"

Bên cạnh những đặc điểm chung của thuế, thuế bảo vệ môi trường có
những điểm riêng, có thể chỉ ra như sau:
Một là, đối tượng chịu thuế của thuế bảo vệ môi trường luôn gắn với
nguy cơ gây ô nhiễm môi trường khi sử dụng. Mỗi mặt hàng như nhiên liệu,
phân bón, thuốc trừ sâu, ngoài góc độ tích cực, hậu quả sử dụng chúng luôn
gây ra tác động xấu đến môi trường. Vì vậy, bằng cách đánh thuế (thậm chí
đánh thuế cao), các quốc gia thường hướng tới mục tiêu hạn chế tiêu dùng
chúng. Một phần của thuế sẽ được sử dụng vào mục đích khắc phục hậu quả
gây ô nhiễm môi trường.
Hai là, mục tiêu của thuế bảo vệ môi trường ngoài việc tạo nguồn thu
hợp lý vào ngân sách nhà nước, còn có mục tiêu hạn chế sản xuất, nhập khẩu,
tiêu dùng hàng hóa có nguy cơ gây tổn hại môi trường. Việc đặt tên "thuế bảo
vệ môi trường" đã thể hiện trực diện mục tiêu này: giữ gìn môi trường, chống
lại tác động của các sản phẩm gây tổn hại môi trường. Đây chính là điểm
riêng để phân biệt với các loại thuế gián thu khác như thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt… cũng là những loại
thuế thực hiện một phần nhiệm vụ bảo vệ môi trường cùng với các mục tiêu
quan trọng khác được gán cho từng loại thuế cụ thể đó. Thuế tiêu thụ đặc biệt
bên cạnh mục tiêu được gán là hạn chế tiêu dùng thì những mặt hàng như ô tô
chở người phân khối lớn, xăng dầu các loại nằm trong diện chịu thuế (với mức
thuế suất cao) chính là liệu pháp nhằm hạn chế các sản phẩm gây ô nhiễm.
Việc các sản phẩm nằm trong diện chịu thuế bảo vệ môi trường tạo ra nguồn
tài chính cho ngân sách nhà nước để sử dụng trở lại cho nền kinh tế xã hội,
trong đó có việc chi cho bảo vệ môi trường, khuyến khích người tiêu dùng sử

9


dụng các sản phẩm khác thân thiện với môi trường hơn (sản phẩm không nằm
trong đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường hoặc sản phẩm chịu thuế bảo vệ

môi trường với mức thuế suất thấp hơn).
Ba là, tính đặc thù trong tính thuế của thuế bảo vệ môi trường: thuế bảo
vệ môi trường được xác định trên cơ sở khung thuế tuyệt đối. Các quốc gia
trên thế giới trong đó có Việt Nam có ban hành Luật thuế bảo vệ môi trường
đều lựa chọn việc áp dụng khung thuế tuyệt đối cho các hàng hóa thuộc diện
chịu thuế bảo vệ môi trường mà không áp dụng mức thuế suất theo tỷ lệ trên
trị giá tính thuế. Có thể lý giải cho việc áp dụng mức thuế tuyệt đối mà không
áp dụng thuế suất tỷ lệ xuất phát từ mức độ tổn hại (độc hại) khi sử dụng các
sản phẩm đó mà không phụ thuộc vào giá cả của sản phẩm.
Bên cạnh việc chỉ ra những đặc điểm riêng của thuế bảo vệ môi trường,
việc phân biệt thuế bảo vệ môi trường với phí môi trường cũng là cần thiết và
quan trọng. Thuế hay phí bảo vệ môi trường đều hướng đến mục tiêu bảo vệ
môi trường và tính mức thu trên cơ sở hoạt động hoạt động gây ô nhiễm môi
trường hoặc mức độ xả thải, khai thác các vật phẩm gây tổn hại môi trường.
Nguồn thu từ thuế hay phí bảo vệ môi trường đều được sử dụng cho việc khắc
phục tổn hại môi trường trong thực tế hoặc mang tính trù liệu để đảm bảo môi
trường phát triển bền vững. Tuy nhiên, giữa chúng có những điểm khác nhau
rõ rệt. Thứ nhất, thuế bảo vệ môi trường thu từ hoạt động sản xuất, nhập khẩu
một số sản phẩm nếu sử dụng có khả năng gây ra tổn hại môi trường trong
hiện tại hoặc lâu dài; trong khi đó phí bảo vệ môi trường thu trực tiếp vào
hành vi xả thải ra môi trường hoặc có hành vi làm phát sinh nguồn tác động
xấu đến môi trường. Thứ hai, về chủ thể nộp khoản thuế bảo vệ môi trường là
tổ chức cá nhân có hành vi sản xuất, nhập khẩu, không cần xác định có hành
vi sử dụng trong thực tế sản phẩm chịu thuế hay không (tính gián thu); trong
khi đó, chủ thể nộp phí môi trường chính là chủ thể trực tiếp xả thải (tính trực

10


thu). Thứ ba, về tính đối giá, thuế bảo vệ môi trường được tính toán không

dựa trên giá trị mà nhà nước đã tạo ra cơ hội cho người nộp thuế từ hành vi
sản xuất hay nhập khẩu các mặt hàng thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường
mà xác định dựa vào thái độ của nhà nước đối với hành vi tổn hại (không đối
giá); trong khi đó, phí bảo vệ môi trường như một khoản mà người xả thải
phải trả do đã thực hiện hành vi gây ô nhiễm.
1.1.2. Vai trò của thuế bảo vệ môi trường
Cả ở phương diện lý luận cũng như thực tiễn, thuế bảo vệ môi trường
có vai trò quan trọng.
Thứ nhất, thuế bảo vệ môi trường tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách
mỗi quốc gia. Mặc dù thuế bảo vệ môi trường có mục đích hạn chế hành vi
gây tổn hại môi trường trực tiếp hoặc gián tiếp, tuy nhiên mục đích chính của
bất kỳ loại thuế nào vẫn là tạo nguồn cho ngân sách nhà nước. Đây là mục
đích khởi thủy của bất kỳ loại thuế nào trong đó có thuế bảo vệ môi trường.
Thứ hai, thông qua thuế bảo vệ môi trường, các quốc gia ban hành loại
thuế này đều hướng tới mục đích định hướng tiêu dùng, ý thức của người dân
khi sử dụng các mặt hàng có nguy cơ gây tổn hại môi trường khác nhau. Đối
với hàng hóa mà việc sử dụng nó gây tổn hại môi trường cao, mức thuế áp
dụng sẽ lớn hơn hàng hóa thân thiện cho môi trường. Việc thuế bảo vệ môi
trường cấu thành trong giá sẽ dẫn người tiêu dùng tới các sản phẩm bớt gây
tổn hại cho môi trường hơn. Một ví dụ đơn giản: việc người sản xuất lựa chọn
sử dụng sản phẩm loại trừ sâu bọ có thể lựa chọn chế phẩm sinh học (không
nằm trong diện chịu thuế bảo vệ môi trường) với sản phẩm là chất hóa học
độc (thuốc trừ sâu DDT) (thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường với mức
thuế cao sẽ dẫn người sử dụng đến các chế phẩm sinh học (với giả định các

11


yếu tố trước thuế là bằng nhau). Tương tự như vậy là các sản phẩm xăng A92
hay sản phẩm xăng sinh học.

Thứ ba, thuế bảo vệ môi trường "gánh" trách nhiệm cho các loại thuế
khác nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường. Trước khi ban hành thuế bảo vệ môi
trường, các quốc gia có thể sử sụng các loại thuế gián thu khác cho mục đích
này. Ví dụ, việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các hàng hóa như ô tô có
dung tích lớn, xăng dầu nhập khẩu với mức thuế suất quá cao sẽ gây tâm lý
tránh thuế/trốn thuế từ chủ thể nộp thuế; việc áp dụng mức thuế suất cao đối
với các hàng hóa nhập khẩu có nguy cơ gây tổn hại môi trường sẽ không thể
thực hiện trong điều kiện các quốc gia đều ký kết hoặc tham gia các hiệp định
tự do hóa thương mại. Giải pháp tốt nhất trong trường hợp này là chuyển mục
tiêu định hướng tiêu dùng để bảo vệ môi trường bền vững bằng cách ban hành
thuế bảo vệ môi trường là sự lựa chọn của quốc gia.
1.2. Những vấn đề chung về pháp luật thuế bảo vệ môi trường
1.2.1. Khái niệm và các bộ phận cấu thành pháp luật thuế bảo vệ môi
trường
Một loại thuế chỉ trở thành bắt buộc và có giá trị thi hành khi nó được
cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Pháp luật thuế bảo vệ môi trường là tổng hợp các quy phạm pháp luật
điều chỉnh các quan hệ thu nộp thuế bảo vệ môi trường phát sinh giữa cơ quan
thu thuế và người nộp thuế do có hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu các sản
phẩm mà quá trình sử dụng sản phẩm đó có tác động xấu đến môi trường.
Ở Việt Nam, pháp luật thuế bảo vệ môi trường xem xét theo góc độ hẹp
như đã trình bày thì được hình thành từ năm 2010, thông qua việc Quốc hội
ban hành Luật Thuế bảo vệ môi trường. Để có đầy đủ căn cứ áp dụng và thực

12


thi có hiệu quả Luật thuế bảo vệ môi trường, nhiều văn bản hướng dẫn thi
hành đã được ban hành, cụ thể là:
- Nghị quyết số 1269/2011/UBTVQH12 ngày 14.7.2012 về Biểu thuế

bảo vệ môi trường; Nghị quyết 888A/2015/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung
Nghị quyết 1269/2011/UBTVQH12 về biểu thuế bảo vệ môi trường.
- Nghị định 67/2011/NĐ-CP ngày 8.8.2011 quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường.
- Nghị định 69/2012/NĐ-CP 14.9.2012 sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 2
Nghị định 67/2011/NĐ-CP ngày 8.8.2011.
- Thông tư 152/2011/TT-BTC ngày 11.11.2011 hướng dẫn thi hành
Nghị định 67/2011/NĐ-CP ngày 8.8.2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành Luật thuế bảo vệ môi trường
- Thông tư 60/2015/TT-BTC ngày 27.4.2015 hướng dẫn sửa đổi, bổ
sung khoản 2 Điều 5 Thông tư 152/2011/TT-BTC ngày 11.11.2011
- Các văn bản về quản lý thuế, trong đó có thuế bảo vệ môi trường.
Về các bộ phận cấu thành, pháp luật thuế bảo vệ môi trường từ các văn
bản pháp luật kể trên, có thể chia thành hai bộ phận lớn:
- Bộ phận quy định trực tiếp xác định chủ thể, hàng hóa, căn cứ tính
thuế bảo vệ môi trường. Những quy định này là nội dung cơ bản, quyết định
tính hiện thực của pháp luật thuế bảo vệ môi trường, xác định được cụ thể số
tiền thuế mà chủ thể nộp thuế phải nộp. Những nội dung này thường được quy
định trong Luật thuế bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Bộ phận quy định quá trình quản lý và thu, nộp thuế bảo vệ môi
trường. Pháp luật quản lý thuế quy định về trình tự thủ tục nộp từng loại thuế
cụ thể trong đó có thuế bảo vệ môi trường. Những quy định mang tính trình tự

13


thủ tục giúp cho cơ quan thu và người nộp thuế biết thời gian, hồ sơ, trình tự
cũng như các quyền và nghĩa vụ trong suốt quá trình nộp thuế và quản lý, thu
thuế bảo vệ môi trường.
1.2.2. Sự cần thiết cho việc hình thành và áp dụng có hiệu quả thuế bảo vệ

môi trường
Thứ nhất, xuất phát từ thực tiễn ô nhiễm môi trường. Cuộc sống hiện
đại phát sinh những diễn biến phức tạp. Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, ô
nhiễm môi trường không phải là tình trạng xuất hiện ở một quốc gia mà đã trở
thành vấn đề toàn cầu. Trong phạm vi quốc gia, ô nhiễm xảy ra ở tất cả các
khu vực từ thành thị đến nông thôn. Vấn đề ngập nước, bãi biển ô nhiễm,
nước biển ô nhiễm là thực tại đã và đang xảy ra, trở thành vấn đề thời sự.
Những sự kiện liên quan đến ô nhiễm vùng nước biển ở Hà Tĩnh, sự kiện xả
thải của Vedan những năm 2000 vẫn còn nguyên giá trị như yêu cầu cần phải
giải quyết khẩn cấp cũng như lâu dài. Như thế, tình trạng chất lượng môi
trường sống xuống cấp đặt ra yêu cầu Nhà nước cần có những can thiệp đúng
mức, trong đó việc ban hành Luật thuế bảo vệ môi trường là một trong những
cách thức can thiệp. Đây là một công cụ hiệu quả nhằm điều chỉnh hành vi
theo hướng tích cực và thân thiện với môi trường.
Thứ hai, yêu cầu cần có biện pháp can thiệp tài chính để bảo vệ môi
trường và sự chia sẻ gánh nặng mục tiêu của các loại thuế khác. Mặc dù thuế
bảo vệ môi trường chưa được ban hành hoặc các quốc gia không đặt tên trực
tiếp cho loại thuế với tên gọi thuế bảo vệ môi trường, hoặc thuế bảo vệ môi
trường được "quy định ẩn" trong các luật khác có liên quan đến môi trường,
nhưng thực tế các khoản thu thuế với mục đích bảo vệ môi trường đã được các
quốc gia áp dụng từ lâu. Đối với Việt Nam, khi chưa ban hành Luật Thuế bảo
vệ môi trường, Nhà nước đã áp dụng các biện pháp tài chính khác nhau để áp

14


dụng đối với những hàng hóa mà khi sử dụng có thể gây ra tổn hại cho môi
trường. Nhiều biện pháp khuyến khích tài chính áp dụng đối với nhà đầu tư
vào việc trực tiếp xử lý ô nhiễm môi trường, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả
các nguồn tài nguyên… Những nội dung này được thể hiện trong Luật thuế tài

nguyên, Luật thuế sử dụng đất, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp thông qua quy định về thuế suất, chế độ ưu đãi… Ngoài ra các
khoản phí liên quan đến môi trường cũng được áp dụng. Tuy nhiên, nhiều vấn
đề phát sinh khi áp dụng các biện pháp tài chính này, cần phải được xem xét
để ban hành một luật thuế mới để giải quyết những vướng mắc đặt ra:
- Việc ban hành và thực hiện các khoản phí liên quan đến môi trường.
Các loại phí vào thời điểm chưa ban hành Luật thuế bảo vệ môi trường mới
chỉ đạt được mục đích tác động đến những chủ thể trực tiếp xả thải mà không
tự xử lý chất thải. Mặt khác, nguồn thu từ nhóm phí này rất hạn chế. Khoản
thu từ các khoản phí liên quan đến môi trường 2008 dừng lại ở 1.224 tỷ đồng6.
Nếu tính gồm khoản thu từ phí xăng dầu 2008 là 9.000 tỷ thì mức thu là
10.224 tỷ, không tương xứng với mức chi bình quân cho bảo vệ môi trường
hàng năm của giai đoạn này là 4.000 tỷ. Nếu xem xét nhu cầu tài chính cho
thời gian tiếp theo đối với các dự án xử lý môi trường và xả thải, mới tính đến
ô nhiễm tại làng nghề, khu công nghiệp, nhu cầu chi đã lên tới 17.678 tỷ. Đó
là chưa tính đến việc xử lý chất thải rắn, chất thải khu dân cư, khôi phục môi
trường do khai thác khoáng sản, nhu cầu tài chính còn lớn hơn nhiều lần.
- Hệ thống pháp luật thuế cần có sự điều chỉnh theo tinh thần và cam
kết trong giai đoạn mới, không thể tiếp tục thực hiện mục tiêu bảo vệ môi
trường trong từng Luật thuế. Trước 2010, các luật thuế đều gánh vác một phần
nghĩa vụ thông qua thuế để bảo vệ môi trường. Luật thuế nhập khẩu áp dụng
miễn thuế nhập khẩu hoặc áp dụng mức thuế suất thấp đối với sản phẩm, thiết
6

Xem: Bản quyết toán ngân sách nhà nước 2008

15


bị liên quan đến bảo vệ môi trường, Luật thuế giá trị gia tăng áp dụng mức

thuế suất thấp hoặc không đánh thuế đối với các sản phẩm nông nghiệp hoặc
sản phẩm thân thiện môi trường. Luật thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng mức thuế
suất cao nhất cho các hàng hóa được sản xuất hoặc nhập khẩu mà việc sử dụng
gây ra tổn hại môi trường. Tuy nhiên, các khoản thu từ thuế nêu trên chưa tác
động trực tiếp đến hành vi tiêu dùng ở góc độ bảo vệ môi trường, mà thậm chí
còn có phản ứng từ dân chúng khi biểu thuế có mức thuế suất quá cao; đặc biệt
hơn khi các cam kết quốc tế về rào cản thuế quan dẫn đến các mục tiêu này
không thể tiếp tục thực hiện.
Thứ ba, hoàn thiện công cụ pháp lý cho việc bảo vệ môi trường. Mục
tiêu chiến lược bảo vệ môi trường 2010, định hướng cho năm 2020 xác định
"tiếp tục phòng ngừa ô nhiễm, tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học, chú trọng
sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và cải thiện môi trường." Đáp ứng yêu
cầu trên, việc ban hành Luật thuế bảo vệ môi trường độc lập trong hệ thống
pháp luật thuế đã đạt được các mục tiêu nêu trên.
Như đã phân tích, việc sử dụng các loại thuế với tên gọi khác nhưng có
mục tiêu bảo vệ môi trường không có giá trị tác động trực tiếp đến hành vi sử
dụng hàng hóa gây tổn hại môi trường. Không thể phủ nhận ý thức của nhiều
tổ chức, cá nhân trong bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế. Mọi người đều
thừa nhận tình trạng môi trường đang xấu đi, tuy nhiên hành vi xả rác bừa bãi
bất kỳ đâu, thờ ơ với hành vi gây hại môi trường đều không được đông đảo
dân chúng quan tâm và có tâm lý đó không phải là công việc của mình. Chính
vì vậy, cần nâng cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ
môi trường bằng các biện pháp tài chính bắt buộc cùng với các biện pháp
tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. Do đó, Luật thuế bảo vệ môi
trường được công bố tạo cho người tiêu dùng tâm lý phải trả tiền cho hành vi

16


sử dụng sản phẩm gây tổn hại (vì thuế bảo vệ môi trường được cấu thành

trong giá bán).
Luật thuế bảo vệ môi trường tạo cơ sở pháp lý cho thu từ thuế, đáp ứng
cho nhu cầu chi tiêu trở lại cho nền kinh tế xã hội, trong đó có chi tiêu cho
việc khôi phục, chống ô nhiễm, bảo vệ môi trường.
Cuối cùng, pháp luật thuế bảo vệ môi trường thể hiện cam kết của Việt
Nam với cộng đồng thế giới về bảo vệ môi trường. Việt Nam cùng với các
quốc gia trên thế giới hướng tới môi trường toàn cầu. Các hiệp định về chống
biến đổi khí hậu, hạn chế phát thải các chất làm suy giảm tầng ozone và gây
hiệu ứng nhà kính không chỉ đặt ra cho một quốc gia đơn lẻ. Việt Nam đã
tham gia ký kết Nghị định thư Montreal về hạn chế việc sử dụng các chất làm
suy giảm tầng Ozone. Các nước trong đó có Việt Nam phải loại trừ việc sử
dụng chất làm suy giảm tiêu biểu (HCFC) vào năm 2030. Luật thuế bảo vệ
môi trường chính là việc hoàn chỉnh cơ sở pháp lý đồng bộ điều chỉnh toàn bộ
các hành vi gây tổn hại môi trường, tạo nguồn thu để trang trải một phần cho
chi phí bảo vệ môi trường. Đây cũng là minh chứng cho việc thực hiện cam
kết quốc tế theo xu hướng mới.
1.2.3. Pháp luật thuế bảo vệ môi trường một số quốc gia và bài học cho việc
xây dựng pháp luật thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Pháp luật thuế bảo vệ môi trường của Cộng hòa liên bang Đức
Trước giai đoạn 1999, việc đánh thuế để bảo vệ môi trường đã được đặt
ra, tuy nhiên chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Việc ban hành hai đạo
luật "Đạo luật giới thiệu về cải cách thuế môi trường"7 ban hành 1.4.1999 và
"Đạo luật về sự tiếp nối cải cách thuế môi trường"8 được ban hành vào
7
8

Law on the introduction of the Ecological Tax Reform, Bundestages-ezblast I, p.378, 1999, Germany
Law on the continuation of the Ecological Tax Reform, vom 16.12.1999, Bundesgesetzblatt, Germany

17



16.12.1999, hiệu quả của thuế môi trường mới thực sự phát huy tác dụng. Nội
dung cơ bản của hai văn bản này hướng tới là tăng thuế đối với năng lượng là
nhiên liệu động cơ và nhiên liệu chất đốt. Điểm lưu ý của Luật về cải cách
thuế môi trường là biểu thuế đánh vào nhiên liệu được xác định là thuế tuyệt
đối với các mức khác nhau cho các loại nhiên liệu khác nhau. "Đạo luật tiếp
nối cải cách thuế môi trường" giai đoạn 2000-2003 tiếp tục tăng thuế đối với
dầu và điện. Từ 2003 đến nay, việc sửa đổi điều luật cụ thể trên cơ sở tăng
thuế đối với năng lượng vẫn tiếp tục được thực hiện.
Pháp luật thuế bảo vệ môi trường của Liên minh Châu Âu
Ngày 27.10.2003, kế thừa những thành tựu trong cải cách thuế môi
trường của Liên bang Đức, "Chỉ thị thực hiện hài hòa thuế môi trường trong
cộng đồng châu Âu" được Bộ Môi trường Liên minh Châu Âu ban hành, áp
dụng rộng khắp cộng đồng châu Âu. Chỉ thị này là căn cứ pháp lý cho việc áp
dụng nhiều nội dung quan trọng về thuế đối với năng lượng là dầu lửa và dầu
diesel, theo đó một thỏa thuận không đánh thuế đối với dầu lửa nhưng đánh
thuế cao đối với dầu diesel đã được thực hiện rộng khắp.
Pháp luật thuế bảo vệ môi trường của New Zealand
New Zealand không ban hành luật thuế với tên gọi là bảo vệ môi trường
mà ban hành Luật quản lý tài nguyên vào 19919 (RMA). Luật quản lý tài
nguyên ban hành quy định thống nhất chính sách, cách thu thuế và mức thuế
để bảo vệ và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên. RMA quy
định người khai thác tài nguyên gây tổn hại môi trường phải nộp thuế môi
trường. Đến 2007, Luật quản lý tài nguyên năm 1991 được sửa đổi bởi Luật
quản lý tài nguyên 2007 (RMAA 2007)10 với nội dung sửa đổi cơ bản là kết
hợp thuế năng lượng, thuế xăng dầu, thuế carbon và giảm khí thải nhà kính từ
9

Resource Management Act 1991 No.69 22.7.1991, New Zealand

Resource Management Amendment Act 2007 No.77 19.9.2007, New Zealand

10

18


khu vực chất thải và tiết kiệm điện tại các khu vực công. Khác với Liên bang
Đức, New Zealand áp dụng mức thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) chứ không
áp dụng thuế suất tuyệt đối như Liên bang Đức (1,31% đối với năng lượng và
1,23% đối với carbon).
Pháp luật thuế bảo vệ môi trường của Trung Quốc
Là quốc gia đông dân cư và nguồn tài nguyên phong phú, tuy nhiên,
mới đây nhất, ngày 25.12.2016, Quốc hội Trung Quốc đã ban hàng Luật thuế
bảo vệ môi trường với 05 chương, 28 điều và có hiệu lực từ 1.1.2018. Luật
quy định nguyên tắc chung, căn cứ tính thuế và mức thuế, giảm miễn thuế,
quản lý trưng thu, nguyên tắc kèm theo, đã quy định rõ về các nghĩa vụ đóng
thuế bảo vệ môi trường theo quy định đối với những doanh nghiệp, đơn vị sự
nghiệp và các nhà sản xuất kinh doanh khác trực tiếp phát thải gây ô nhiễm
môi trường, tàng trữ hoặc xử lý chất thải rắn không theo tiêu chuẩn bảo vệ
môi trường, nơi tập trung xử lý nước thải, tập trung xử lý rác thải sinh hoạt
thành thị và nông thôn được thiết lập theo luật pháp đã phát thải gây ô nhiễm
môi trường vượt tiêu chuẩn v.v tại lãnh thổ Trung Quốc và các vùng biển khác
do Trung Quốc quản lý.Luật mới quy định thuế suất áp dụng là thuế tuyệt đối
mà không phải là thuế suất tỷ lệ phần trăm. Các công ty phải đóng khoản thuế
từ 350 - 11.200 NDT/tháng tùy theo mức độ ô nhiễm. Luật cũng đặt ra mức
thuế mà các doanh nghiệp phải trả trên mỗi đơn vị ô nhiễm không khí là 1,2
NDT; 1,4 NDT trên mỗi đơn vị ô nhiễm nước và khoảng 5 - 1000 NDT mỗi
tấn chất thải rắn. Khoản thu sẽ chuyển về ngân sách các địa phương và Chính
phủ Trung ương sẽ phân bổ để chi trả cho công tác bảo vệ môi trường.

Trong quá trình xây dựng pháp luật nói chung và pháp luật thuế bảo vệ
môi trường nói riêng, việc tìm hiểu hệ thống pháp luật các quốc gia có ý nghĩa

19


quan trọng. Một số điểm sau được rút ra qua nghiên cứu pháp luật về thuế bảo
vệ môi trường một số nước như sau:
Một là, Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất ban hành Luật thuế bảo
vệ môi trường. Nhiều quốc gia trên thế giới đã có quá trình ban hành và thực thi
lâu dài thuế bảo vệ môi trường. Về đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường, pháp
luật nhiều quốc gia trên thế giới (kể cả các nước phát triển) cũng chỉ quy định
một số sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng hoặc nhập khẩu mới nằm trong diện chịu
loại thuế này vì chúnggây ra ô nhiễm lớn. Các mặt hàng nằm trong diện chịu
thuế bảo vệ môi trường của Việt Nam cũng được các quốc gia lựa chọn để đánh
thuế.
Hai là, việc sử dụng công cụ thuế trong bảo vệ môi trường cần được
thực hiện từng bước và thận trọng. Thực tế việc ban hành văn bản của các
nước phát triển qua từng giai đoạn thể hiện sự cân nhắc kỹ lưỡng về kinh tế,
kỹ thuật, chính trị, xã hội. Điều này sẽ tạo ra tâm lý ổn định cho dân chúng.
Cơ sở để xác định số tiền thuế cần xem xét đến các chi phí hoạt động của chủ
thể nộp thuế, mức độ gây ô nhiễm, các điều kiện địa lý kinh tế.
Ba là, phải ban hành các quy định về phân phối và trợ cấp cho một số
ngành, một số đối tượng nhất định để tránh việc thu thuế bảo vệ môi trường
và gây ra tác động tiêu cực đến nhóm dân cư có thu nhập thấp. Bên cạnh việc
thu thuế bảo vệ môi trường cũng cần tính đến các biện pháp để giảm nhẹ gánh
nặng cho người nộp thuế thông qua mức độ miễn, giảm thuế.
1.3. Những yêu cầu và nguyên tắc cơ bản cho pháp luật thuế bảo vệ môi
trường ở Việt Nam
1.3.1. Những yêu cầu cho pháp luật thuế bảo vệ môi trường

Phát triển môi trường bền vững là xu thế tất yếu của Việt Nam và các
quốc gia, vì vậy vấn đề bảo vệ môi trường cần phải được quan tâm một cách

20


×