Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Báo cáo thực tập Kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư sản xuất và thương mại Tiến Trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.37 KB, 38 trang )

MỤC LỤC

i


LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường Việt Nam hiện nay đang dần dần hội nhập với thị trường thế giới,
một mặt đây là tiền đề tạo ra những cơ hội lớn cho các Doanh nghiệp để hợp tác và
phát triển nhưng mặt khác nó cũng tạo ra những thách thức lớn đối với các Doanh
nghiệp trong nước. Để tồn tại và phát triển bền vững, đòi hỏi các Doanh nghiệp phải
không ngừng đổi mới, hoàn thiện công cụ quản lý kinh tế để tăng lợi nhuận cho công
ty. Trong đó, tổ chức công tác kế toán và phân tích kinh tế thị trường là nhiệm vụ
quan trọng, tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng
Doanh nghiệp.
Nhận thấy được tầm quan trọng và nhu cầu thiết yếu của bộ phận kế toán, hiện
nay các Doanh nghiệp cũng rất tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tham gia thực
tập nhằm rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn. Trong thời gian qua, em
đã có cơ hội thực tập kế toán thực tế tại Công ty Cổ Phần đầu tư sản xuất và thương
mại Tiến Trường. Với sự giúp đỡ tận tình của Công ty, các anh chị trong phòng Kế
toán, em đã có cái nhìn tổng quan về hoạt động kinh doanh cũng như công tác kế
toán, phân tích kinh tế của Công ty. Do còn nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn
nên bài báo cáo có thể còn có những sai sót, kính mong thầy cô đóng góp ý kiến cho
bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Ngoài phần lời cảm ơn, mục lục, danh mục, phụ lục, tài liệu tham khảo, bài
Báo cáo thực tập tổng hợp gồm 4 phần sau:
Phần I: Tổng quan về Công ty CP đầu tư sản xuất và thương mại Tiến
Trường
Phần II: Tổ chức công tác kế toán, phân tích BCTC tại Công ty CP đầu tư
sản xuất và thương mại Tiến Trường
Phần III: Đánh giá khái quát công tác kế toán, phân tích BCTC tại Công ty
CP đầu tư sản xuất và thương mại Tiến Trường


Phần IV: Định hướng đề tài Khóa luận tốt nghiệp

ii


DANH MỤC VIẾT TẮT
STT
1
2

Từ viết tắt
BCTC
BH và CCDV

Diễn giải
Báo cáo tài chính
Bán hàng và cung cấp dịch vụ

3

CP

Cổ phần

4

GTGT

Giá trị gia tăng


5

HĐ GTGT

Hóa đơn giá trị gia tăng

6

LNTT

Lợi nhuận trước thuế

7

VNĐ

Việt Nam Đồng

8

TSCĐ

Tài sản cố định

9

TK

Tài khoản


10

TSCP

Tỷ suất chi phí

11

VCSH

Vốn chủ sở hữu

12

VCĐ

Vốn cố định

13

VLĐ

Vốn lưu động

14

VKD

Vốn kinh doanh


iii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT
1
2
3
4
5

6

TÊN SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1. Quá trình lưu chuyển hàng hóa tại Công ty CP đầu tư
sản xuất và thương mại Tiến Trường
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần
đầu tư sản xuất và thương mại Tiến Trường
Bảng 1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty CP đầu tư sản
xuất và thương mại Tiến Trường hai năm 2015 và năm 2016
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty CP đầu tư
sản xuất và thương mại Tiến Trường
Sơ đồ 2.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung
tại công ty CP đầu tư sản xuất và thương mại Tiến Trường
Bảng 2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công
ty CP đầu tư sản xuất và thương mại Tiến Trường năm 2015 và
2016

iv


Trang
3
5
7
9
16

23


I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ SẢN XUẤT VÀ
THƯƠNG MẠI TIẾN TRƯỜNG
I.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP đầu tư sản xuất
và thương mại Tiến Trường
•Tên công ty: Công ty cổ phần đầu tư sản xuất và thương mại Tiến Trường
•Tên giao dịch: TIEN TRUONG TRADING, JSC
•Người đại diện theo pháp luật: Hứa Thị Thủy
•Tên Giám đốc: Hứa Thị Thủy
• Địa chỉ trụ sở: Số 62, Ngõ 138 – Phố Thúy Lĩnh – Phường Lĩnh Nam –
Quận Hoàng Mai – Thành phố Hà Nội
•Số điện thoại: 0983561182
•Fax: 0983561182
•Mã số thuế: 0105971288 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp
•Ngày cấp: 15/08/2012
•Vốn điều lệ: 3.700.000.000 ( ba tỷ, bảy trăm triệu đồng chẵn )
•Số tài khoản: 020029030899 Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh
Đông Đô – Hà Nội
•Chức năng, nhiệm vụ:
- Công ty CP đầu tư sản xuất và thương mại Tiến Trường tiến hành các hoạt
động kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, đúng mục đích thành lập doanh

nghiệp; Quản lý và sử dụng vốn theo đúng quy định.
- Tuân thủ đúng chính sách, chế độ pháp luật trong quá trình hoạt động kinh
doanh; tuân thủ đúng quy định về an toàn lao động, bảo vệ môi trường sinh thái;
thực hiện tốt các nhiệm vụ đóng nộp thuế, nộp báo cáo đúng quy định của Cơ quan
chức năng Nhà nước.
- Thực hiện việc nghiên cứu phát triển nhằm nâng cao năng suất lao động
cũng như thu nhập của người lao động, nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên thị
trường trong và ngoài nước. Thực hiện các nghĩa vụ về thuế, trách nhiệm doanh
nghiệp với nhà nước, theo quy định của pháp luật.
•Ngành nghề kinh doanh: Theo giấy phép kinh doanh số 0105971288 do Sở
kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp vào ngày 15/08/2012 thì ngành nghề kinh
doanh của công ty bao gồm:
 Bán buôn các vật liệu, thiết bị lắp đặt trong xây dựng
 Bán buôn máy móc, thiết bị phụ tùng máy khác
 Bán buôn thực phẩm
 Bán lẻ vật liệu
• Quá trình hình thành và phát triển

1


Công ty CP đầu tư sản xuất và thương mại Tiến Trường được thành lập vào
năm 2012 với 20 cán bộ công nhân viên. Ngay từ những ngày đầu thành lập, công
ty đã xác định rõ được tầm nhìn sứ mệnh cũng như ban hành những quy chế quản
lý, điều hành rõ ràng.
Trong 2 năm đầu hoạt động, Công ty chủ yếu chuyên phân phối các sản phẩm
vật liệu, thiết bị lắp đặt vệ sinh như bồn tắm, chậu rửa, bệ xí, đồ sứ vệ sinh khác, với
thị trường kinh doanh mở rộng dần từ khu vực nội thành thành phố Hà Nội, sang
các khu vực lân cận thành phố và dần dần mở rộng ra thị trường tiềm năng phía
Bắc, tập trung ở các thị trường lớn như Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam,…

Trải qua quãng đường gần 6 năm hoạt động, lĩnh vực hoạt động chính của
Công ty CP đầu tư sản xuất và thương mại Tiến Trường là bán buôn vật liệu, thiết bị
lắp đặt vệ sinh với sự đầu tư và phát triển lớn mạnh không ngừng về mọi mặt. Công
ty mở rộng quy mô lên đến 46 lao động chính. Công ty không ngừng đổi mới về
công nghệ, đầu tư vào trang thiết bị, máy móc, cập nhật mẫu mã thiết bị vệ sinh tiên
tiến, hiện đại, đa dạng về chủng loại, mẫu mã và cũng không quên bắt kịp xu hướng
mới, đáp ứng tối đa nhu cầu của mọi khách hàng. Công ty đang ngày càng chứng
minh được uy tín trong lòng khách hàng và có chỗ đứng nhất định trong lĩnh vực
phân phối thiết bị vệ sinh. Luôn trung thành với phương châm “Chất lượng hàng
đầu, không ngừng phát triển”; Công ty luôn đem đến cho khách hàng trải nghiệm
mua sắm tuyệt vời nhất, cung cấp trang thiết bị vệ sinh chất lượng, an toàn, đẹp và
tiện lợi nhất cho không gian nhà tắm riêng tư của gia đình bạn.
I.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty CP đầu tư sản xuất và
thương mại Tiến Trường
Cũng như các Công ty thương mại khác, Công ty CP đầu tư sản xuất và
thương mại Tiến Trường làm nhiệm vụ lưu chuyển hàng hóa phục vụ cho sản xuất
và tiêu dùng với 2 quy trình là: quá trình mua hàng hóa và quá trình bán hàng hóa.
Nhìn chung, quá trình hoạt động của Công ty Tiến Trường được thực hiện qua các
bước trong sơ đồ sau:
Ký kết hợp đồng mua
Kiểm nghiệm hàng hóa,
hợp
đồng

đồ
1.1.
Quá
trình
lưu
chuyển

hàng
hóakho
tại Công ty CP đầuXử
tưlý
sản
xuất
và mua hàng
hàng hóa
nhập
thương mại Tiến Trường

Xử lý hợp đồng bán hàng

Xuất hàng
2 giao tới người
mua

Ký kết hợp đồng bán
hàng hóa


( Nguồn: Phòng Tổ Chức – Hành Chính )
Quá trình mua hàng: Toàn bộ hàng hóa ( chủ yếu là các thiết bị xây lắp vệ
sinh ) được Công ty dùng trong quá trình luân chuyển là mua ngoài. Nguồn hàng
thiết bị vệ sinh Công ty lựa chọn là các sản phẩm của hãng Viglacera là mặt hàng có
nhu cầu lớn và được Công ty trực tiếp nhập nguyên chiếc từ Tổng công ty
Viglacera. Do chiến lược của Công ty là tập trung vào chất lượng sản phẩm và
chuyên sâu vào một thương hiệu thiết bị vệ sinh có vị thế nên nhà cung cấp của
Công ty rất hạn chế.
• Ký kết hợp đồng mua hàng hóa: Phương thức mua hàng của Công ty chủ

yếu là mua không trực tiếp ( mua hàng theo hình thức gửi hàng, mua hàng theo đơn
đặt hàng,…). Khi có nhu cầu, Công ty cùng bên bán tiến hành các thủ tục, hợp đồng
mua bán ( ghi rõ thông tin hai bên, số lượng, đơn giá, chất lượng, quy cách sản
phẩm, phương thức vận chuyển, phương thức thanh toán,…). Sau khi thỏa thuận
điều khoản, hai bên tiến hành ký kết hợp đồng.
•Kiểm nghiệm hàng hóa, nhập kho: Khi hàng hóa đến kho của công ty, cán bộ
chịu trách nhiệm sẽ làm thủ tục kiểm nghiệm hàng hóa theo hợp đồng, nhận hàng,
nhận hóa đơn, làm thủ tục nhập kho.
•Xử lý hợp đồng mua hàng: Công ty tiến hành thanh toán với bên bán theo
các điều khoản trên hợp đồng, xử lý các nghiệp vụ phát sinh như hàng kém chất
lượng, sai phẩm cấp, thừa thiếu hàng hóa, …
Quá trình bán hàng: Đối tượng chính của Công ty là các khách hàng cá nhân,
tổ chức, doanh nghiệp,…có nhu cầu mua mặt hàng thiết bị vệ sinh.
• Ký kết hợp đồng bán hàng hóa: Hình thức bán hàng của Công ty là bán
buôn hàng hóa qua kho, bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng và phương thức bán
3


lẻ hàng hóa. Khi có đơn hàng, Công ty cùng bên mua tiến hành các thủ tục, hợp
đồng mua bán ( ghi rõ thông tin hai bên, số lượng, đơn giá, chất lượng, quy cách sản
phẩm, phương thức vận chuyển, phương thức thanh toán,…). Sau khi thỏa thuận
điều khoản, hai bên tiến hành ký kết hợp đồng.
•Xuất hàng giao tới người mua: Tùy thuộc vào hình thức bán hàng và phương
thức giao hàng của mỗi hợp đồng mà Công ty xuất hàng hóa, kiểm kê số lượng,
phẩm chất,…hàng hóa, làm thủ tục xuất kho, lập hóa đơn và giao hàng tới người
mua.

•Xử lý hợp đồng bán hàng: Công ty nhận khoản thanh toán từ người mua, xử

lý các nghiệp vụ phát sinh như hàng kém chất lượng, sai phẩm cấp, thừa thiếu khi

giao,…
Bên cạnh đó, là một Công ty thương mại thì Công ty Tiến Trường cũng tập
trung vào chất lượng dịch vụ đi kèm bên cạnh chú trọng chất lượng sản phẩm. Dịch
vụ đi kèm của công ty bao gồm lắp đặt, hướng dẫn sử dụng tận tình, có chế độ bảo
hành, sửa chữa, đổi trả sản phẩm cụ thể với quy trình nhanh gọn, và các dịch vụ
chăm sóc khách hàng sau bán làm hài lòng mọi khách hàng của Công ty.
I.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của đơn vị
Đặc điểm phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh
Tính đến năm 2017, Công ty CP đầu tư sản xuất và thương mại Tiến Trường
đã có 48 nhân viên lao động, trong đó có 77% lao động ( tương ứng với 37 lao động
) có trình độ sau Đại học, Đại học và Cao Đẳng và 23% lao động ( tương ứng với 11
lao động) có trình độ Trung Cấp.
Cơ cấu phân cấp quản lý của Công ty Tiến Trường tương đối gọn nhẹ, các bộ
phận trong bộ máy của công ty được phân định chức năng, quyền hạn, trách nhiệm
rõ ràng, kỷ luật. Điều đó được thể hiện rõ qua sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của
công ty như sau:
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần đầu tư sản xuất và
thương mại Tiến Trường
Ban giám đốc

Phòng tổ chức
hành chính

Phòng kinh
4
doanh

Phòng tài
chính – kế
toán



( Nguồn: Phòng Tổ Chức – Hành Chính )
Lãnh đạo các phòng chức năng làm nhiệm vụ tham mưu, giúp việc, theo dõi,
đề xuất, kiểm tra, tư vấn cho Ban Giám đốc nhưng không có quyền ra quyết định
cho các bộ phận, đơn vị sản xuất. Ý kiến của lãnh đạo các phòng chức năng đối với
đơn vị chỉ có tính chất tư vấn về mặt nghiệp vụ, các phòng chức năng nhận mệnh
lệnh trực tiếp từ Giám đốc, quyền quyết định thuộc về giám đốc sau khi đã tham
khảo ý kiến các phòng chức năng.
Ban Giám đốc: Ban Giám đốc của Công ty Tiến Trường bao gồm 01 Giám
đốc và 01 Phó Giám đốc. Qua sơ đồ trên ta có thể thấy, Ban Giám đốc của Công ty
trực tiếp điều hành các hoạt động kinh doanh của công ty. Ban Giám đốc có chức
năng quản lý, giám sát, hoạch định chiến lược, định hướng cho công ty, và trực tiếp
quyết định các hoạt động của công ty.
Phòng Tổ chức – Hành chính: Có chức năng phụ trách tổ chức, hành chính
nhân sự của công ty. Nhiệm vụ của phòng Tổ chức – Hành chính bao gồm thực hiện
tổ chức lao động như tuyển dụng, luân chuyển vị trí, công tác, chính sách, chế độ
đãi ngộ; đào tạo; lương thưởng, phụ cấp; đóng nộp BHXH; tổ chức sự kiện. Đồng
thời tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc quản lý nhân sự sao cho phù hợp và
đảm bảo được quyền lợi cho cả người lao động và người sử dụng lao động. Quản lý
công văn, tài liệu, thực hiện nhiệm vụ thông tin liên lạc trong nội bộ công ty và giữa
công ty với bên ngoài.
Phòng Kinh doanh: Là bộ phận quan trọng, thực hiện hoạt động kinh doanh
chủ yếu của công ty và có chức năng tham mưu cho Ban giám đốc các hoạt động
kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty. Một số nhiệm vụ của
phòng Kinh doanh bao gồm: Thực hiện công tác nghiên cứu thị trường, tìm kiếm
khách hàng, đánh giá khả năng đầu tư, thu hồi vốn, hiệu quả đầu tư của mỗi Hợp
đồng từ đó xây dựng kế hoạch, chiến lược, công tác dự toán, quản lý hợp đồng, …

5



và mang khách hàng về cho Công ty. Chuẩn bị hồ sơ, tham gia đấu thầu và đàm
phán ký kết Hợp đồng, cung cấp và lắp đặt thiết bị, triển khai thực hiện Hợp đồng,
tổ chức bàn giao, thanh lý Hợp đồng.
Phòng Tài chính – Kế Toán: Là bộ phận có chức năng kiểm tra, giám sát,
thanh toán mọi chứng từ, sổ sách của các bộ phận trong Công ty để thực hiện theo
đúng quy định của luật kế toán và đáp ứng yêu cầu quản lí tài chính của toàn bộ
công ty. Thực hiện ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ kinh doanh,
thu chi, kiểm kê tài sản theo định kì, lập BCTC,…. Tham mưu cho Ban Giám đốc, để
quản lý chặt chẽ tình hình tài chính-kế toán của đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả kinh
doanh.
Kế toán trưởng là người đứng đầu phòng Tài chính – Kế toán, quản lý các
nhân viên kế toán, thủ quỹ. Chịu trách nhiệm chung về công tác kế toán của Công
ty, giúp đỡ giám đố cân đối tài chính và sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả.
I.4. Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần đầu
tư sản xuất và thương mại Tiến Trường qua 2 năm 2015 và 2016
Trải qua gần 6 năm hoạt động, công ty CP đầu tư sản xuất và thương mại Tiến
Trường đã có được những bước tiến khả quan. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh
của Công ty hai năm 2015 và 2016 sẽ cho ta thấy rõ điều đó.

6


Bảng 1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty CP đầu tư sản xuất và
thương mại Tiến Trường hai năm 2015 và năm 2016
( Đơn vị tính : VNĐ )
STT
(1)
1

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Chỉ tiêu

Năm 2015

Năm 2016

(2)
(3)
(4)
Doanh thu bán
14.408.223.300 15.680.960.600
hàng và cung cấp
dịch vụ
Các khoản giảm trừ

360.206.582
392.024.015
doanh thu
Doanh thu thuần
về bán hàng và
14.048.016.718 15.288.936.585
cung cấp dịch vụ
11.800.100.400 12.900.450.200
Giá vốn hàng bán
Lơi nhuận gộp về
bán hàng và cung
2.247.916.318 2.388.486.385
cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt
21.950.780
22.170.560
động tài chính
23.090.790
22.580.900
Chi phí tài chính
- Trong đó: Chi phí
2.580.900
2.380.223
lãi vay
Chi phí quản lý
1.908.703.200 2.009.500.230
kinh doanh
Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh
338.073.108

378.575.815
doanh
Thu nhập khác
66.450.000
103.138.457
Chi phí khác
45.613.577
68.108.094
Lợi nhuận khác
20.836.423
35.030.363
Tổng lợi nhuận kế
358.909.531
413.606.176
toán trước thuế
Chi phí thuế thu
71.781.906
82.721.235
nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh
287.127.625
330.884.941
nghiệp

Chênh lệch
Số tiền
Tỷ lệ (%)
(5) = (4) – (3) (6) = (5) / (3)
1.272.737.300


8,84

31.817.433

8,83

1.240.919.867

8.83

1.100.349.800

9,32

140.570.067

6,25

219.780

1, 01

( 509.890 )

( 2,21 )

200.677

8,43


100.797.030

5,28

40.502.707

11,98

36.688.457
22.494.517
14.193.940

55,21
49,32
68,12

54.696.645

15,24

10.939.329

15,24

43.757.316

15,24

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2016 )


7


Nhận xét: Dựa vào bảng 1.3 ta có thể nói, kết quả hoạt động kinh doanh của
công ty Tiến Trường năm 2016 so với năm 2015 là có hiệu quả. Nhìn chung, chỉ
tiêu doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2016 tăng so với năm
2015, bên cạnh đó thì giá vốn hàng bán năm 2016 cũng tăng so với năm 2015, dẫn
đến kết quả lợi nhuận sau thuế của công ty tăng nhưng còn ở mức độ tăng nhẹ. Cụ
thể như sau:
• Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty Tiến Trường
năm 2016 đạt 15.288.936.585 VNĐ, tăng 1.240.919.867 VNĐ so với năm 2015,
tương ứng với tỷ lệ tăng nhẹ là 8,83 %. Điều này cho thấy tình hình kinh doanh của
công ty đang có xu hướng phát triển mặc dù tỷ lệ tăng trưởng chưa cao.
• Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2016 tăng so với
năm 2015, kéo theo đó là giá vốn hàng bán năm 2016 cũng tăng so với năm 2015. Ở
năm 2016, giá vốn hàng bán của công ty là 12.900.450.200 VNĐ, tăng
1.100.349.800 VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng 9,32 % so với năm 2015.
• Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2016 đạt mức
2.388.486.385 VNĐ, so với năm 2015 thì chỉ tiêu này tăng 140.570.067 VNĐ tương
ứng với tỷ lệ tăng 6,25%. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả
nhưng chưa thực sự cao.
• Về đầu tư tài chính, công ty chưa chú trọng, việc đầu tư còn nhỏ lẻ. Năm
2016, doanh thu từ hoạt động tài chính chỉ đạt 22.170.560 VNĐ, và chỉ tăng
219.780 VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng rất nhỏ 1,01% so với năm 2015. Chi phí tài
chính năm 2016 lại giảm 509.890 VNĐ tương ứng tỷ lệ giảm 2,21% so với năm
2015.
• Chi phí quản lý kinh doanh của công ty năm 2016 là 2.009.500.230 VNĐ,
trong khi chi phí năm 2015 chỉ là 1.908.703.200 VNĐ. Mức chênh lệch so với năm
2015 là 100.797.030 VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng là 5,28%, công ty chi tiêu nhiều

hơn trong năm 2016.
• Thu nhập khác của công ty năm 2016 tăng 36.688.457 VNĐ tương ứng với
tỷ lệ tăng 55,21% so với năm 2015. Bên cạnh đó, chi phí khác năm 2016 cũng tăng
22.494.517 VNĐ tương ứng tỷ lệ tăng là 49,32% so với năm 2015. Điều này dẫn
đến lợi nhuận khác năm 2016 cũng tăng so với năm 2015, cụ thể mức tăng là
14.193.940 VNĐ tương ứng tỷ lệ tăng 68,12 %. Các chỉ tiêu này tăng chủ yếu là do
ở năm 2016, công ty có phát sinh nghiệp vụ thanh lý TSCĐ.

8


• Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2015 là 287.127.625 VNĐ. Năm 2016,
lợi nhuận sau thuế là 330.884.941 VNĐ, tăng 43.757.316 VNĐ tương ứng với tỷ lệ
tăng là 15,24%. Điều này chứng tỏ rằng, công ty đang hoạt động có hiệu quả, làm
ăn có lãi tuy nhiên hiệu quả hoạt động chưa thực sự cao, mức tăng trưởng thấp, cần
phải xem xét và chấn chỉnh lại để hoạt động hiệu quả tốt hơn.
II.TỐ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH BCTC TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TIẾN TRƯỜNG
II.1. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty CP đầu tư sản xuất và thương
mại Tiến Trường
II.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại Công ty
CP đầu tư sản xuất và thương mại Tiến Trường
II.1.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty CP đầu tư sản xuất và thương
mại Tiến trường
Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Tiến Trường tương đối gọn nhẹ và
đạt hiệu quả, tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung, toàn bộ công việc kế
toán được tập trung ở Phòng kế toán của Công ty. Phòng kế toán thực hiện công tác
thu thập, kiểm tra, phân loại, xử lý, phân tích, luân chuyển và lưu trữ các chứng từ,
sổ sách liên quan. Định kỳ tổng hợp để lập Báo cáo trình lên Ban Giám đốc.
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty CP đầu tư sản xuất và

thương mại Tiến Trường
Kế toán trưởng
( Kiêm kế toán tổng
hợp )

Kế toán bán hàng

Kế toán kho

Thủ quỹ

Kế toán thanh
toán

( Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

9


Kế toán trưởng ( kiêm kế toán tổng hợp): Là người đứng đầu phòng Tài
chính – Kế toán của công ty. Kế toán trưởng có quyền tổ chức cơ cấu nhân sự, phân
công, đôn đốc công việc của các cán bộ nhân viên trong phòng. Có nhiệm vụ kiểm
tra tính đúng đắn của tất cả các chứng từ kế toán trước khi trình Ban Giám đốc
duyệt, chịu trách nhiệm về tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, có trách nhiệm lập
BCTC năm, và có trách nhiệm tư vấn cho Giám đốc về tất cả các nghiệp vụ kế toán
tài chính.
Kế toán bán hàng: Ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ chính xác tình hình
bán hàng của công ty. Tính toán chính xác tổng giá thanh toán của hàng bán ra bao
gồm doanh thu bán hàng, thuế GTGT đầu ra của từng mặt hàng, từng hóa đơn, từng
khách hàng.

Thủ quỹ: Thực hiện công việc thu, chi tiền mặt theo chứng từ thu, chi đúng
quy định. Theo dõi tình hình biến động của tiền, lập Báo cáo kiểm kê quỹ định
kỳ…; thực hiện yêu cầu của cấp trên theo đúng quyền hạn của mình.
Kế toán kho: Theo dõi tính hình nhập, xuất, tồn chi tiết từng loại hàng hóa về
mặt số lượng và giá trị; lập Báo cáo tình hình theo yêu cầu.
Kế toán thanh toán: Theo dõi các khoản công nợ chi tiết đối với từng khách
hàng, lập kế hoạch thu, chi, đối chiếu chặt chẽ với thủ quỹ; tính và thanh toán tiền
lương, phụ cấp cho công nhân viên.
II.1.1.2.

Chính sách kế toán áp dụng tại công ty CP đầu tư sản xuất và

thương mại Tiến Trường
Căn cứ vào “Bản Thuyết minh Báo cáo tài chính năm 2016”, Chính sách kế
toán áp dụng tại Công ty Tiến Trường như sau:
- Kỳ kế toán năm: Từ ngày 1/1 đến hết ngày 31/12 năm tài chính.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Việt Nam Đồng (VNĐ).
- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban
hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 09 năm 2006 của Bộ
trưởng Bộ Tài Chính.
- Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
+ Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Ghi nhận theo giá gốc.

10


+ Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Nhập trước xuất trước.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp đường thẳng.

- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: Doanh thu thực tế phát sinh.
- Tính thuế GTGT : Theo phương pháp khấu trừ.
II.1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại Công ty CP đầu tư sản xuất
và thương mại Tiến Trường
II.1.2.1. Tổ chức hạch toán ban đầu
Công ty áp dụng Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số
48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 09 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Ngoài
ra tùy theo nội dung phần hành kế toán các chứng từ Công ty sử dụng cho phù hợp
bao gồm cả hệ thống chứng từ bắt buộc và hệ thống chứng từ hướng dẫn.
Các loại chứng từ mà công ty đang sử dụng bao gồm:
• Chứng từ tiền mặt bao gồm : Phiếu thu (Mẫu số 01 – TT), Phiếu chi ( Mẫu
số 02- TT), Giấy đề nghị tạm ứng ( Mẫu số 03 – TT), Bảng chấm công (Mẫu số:
01a – LĐTL), Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu số 02 – LĐTL), Bảng kê trích nộp
các khoản theo lương (Mẫu số 10 – LĐTL), Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
(Mẫu số 05 – LĐTL).
• Chứng từ về TSCĐ bao gồm: Biên bản giao nhận TSCĐ (Mẫu số 01 –
TSCĐ), Biên bản thanh lý TSCĐ (Mẫu số 02 – TSCĐ), Biên bản bàn giao TSCĐ
sửa chữa lớn hoàn thành (Mẫu số 03 – TSCĐ), Biên bản đánh giá lại TSCĐ (Mẫu số
04 – TSCĐ).
• Chứng từ bán hàng bao gồm: Hoá đơn GTGT (Mẫu số 01GTKT-3LL).
• Chứng từ về hàng tồn kho bao gồm: Phiếu nhập kho (Mẫu số 01 – VT),
Phiếu xuất kho (Mẫu số 02 – VT), Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm,
hàng hóa (Mẫu số 03 – VT), Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (Mẫu số 04 – VT),
Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa (Mẫu số 05 – VT), Bản kê
mua hàng (Mẫu số 06-VT).
Trình tự luân chuyển chứng từ tại phòng Kế toán của công ty Tiến Trường
diễn ra theo trình tự như sau:

11








Lập chứng từ kế toán và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế vào chứng từ;
Kiểm tra chứng từ kế toán ;
Ghi sổ kế toán;
Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.

Ví dụ: Trình tự luận chuyển chứng từ kế toán thu chi tiền
(1): Lập chứng từ thu- chi: Sau khi thực hiện kiểm tra sự đầy đủ của những
chứng từ có liên quan thì kế toán tiến hành lập phiếu thu, phiếu chi ( đối với giao
dịch tiền mặt tại quỹ) hoặc ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi ( đối với giao dịch qua TK
ngân hàng)
(2):Kiểm tra chứng từ: Sau khi lập xong chuyển cho kê toán trưởng kiểm tra
và ký duyệt- Kế toán trưởng ký vào phiếu thu hoặc phiếu chi và ủy nhiệm chi trước
khi chuyển cho giám đốc để ký duyệt. Sau đó kế toán trưởng giữ lại một liên phiếu
thu tiền và một liên phiếu chi. Bộ chứng từ phiếu thu và phiếu chi kèm theo chứng
từ gốc sẽ được lưu lại. Nếu đây là giao dịch với ngân hàng thì sau khi ủy nhiệm chi
được lập 2 liên thì kế toán đến ngân hàng để giao dịch và ngân hàng sẽ đóng dấu
vào ủy nhiệm chi.
(3): Ghi sổ kế toán: Sau khi bộ chứng từ đã hoàn thành thì kế toán dựa vào đó
mà tiến hành ghi vào sổ sách kế toán và lưu chứng từ kế toán ( Phiếu thu+ phiếu
chi+ ủy nhiệm chi và các chứng từ khác có liên quan).
(4): Lưu trữ bảo quản chứng từ cẩn thận theo từng khoản mục, trình tự thời
gian tạo điều kiện cho việc tìm kiếm, đối chiếu, kiểm tra khi cần thiết.
II.1.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Hệ thống tài khoản kế toán công ty áp dụng theo hệ thống tài khoản kế toán

hiện hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 Bộ Tài Chính.
Sau đây là một số TK chính mà công ty sử dụng.
+ Kế toán quá trình cung cấp
• TK 111: “ Tiền mặt”
• TK 112: “Tiền gửi Ngân hàng”, được mở chi tiết cho từng Ngân hàng
TK 1121 SCB: “Tiền gửi ngân hàng” Sacombank
TK 1121ARB: “Tiền gửi ngân hàng” AgriBank
TK 1121BIDB: “Tiền gửi ngân hàng” BIDV
• TK 131: “Phải thu của khách hàng”, được mở chi tiết cho từng khách hàng
TK 131 NP: “Phải thu của khách hàng” công ty Ngọc Phương

12


TK 131 TP: “Phải thu của khách hàng” công ty Thông Phong
• TK 133: “Thuế GTGT được khấu trừ”, được mở chi tiết với TK cấp 2
TK 1331: “Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ”
TK 1332: “Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ”
• TK 138: “Phải thu khác” được mở chi tiết với TK cấp 2
TK 1381: “Tài sản thiếu chờ xử lý”
TK 1388: “Phải thu khác”
• TK 141: “Tạm ứng”, mở chi tiết cho từng đối tượng
• TK 156: “Hàng hóa”, được mở chi tiết với từng mặt hàng thiết bị vệ sinh
TK 1561 BCVI28: “Giá mua hàng hóa” bồn cầu két rời VI28
TK 1562 BCVI28: “Chi phí thu mua hàng hóa” bồn cầu két rời VI28
TK 1561 CRVI5: “Giá mua hàng hóa” chậu rửa lửng VI5
TK 1562 CRVI5: “Giá mua hàng hóa” chậu rửa lửng VI5
• TK 157: “Hàng gửi đi bán”, được mở chi tiết cho từng mặt hàng
TK 157 BCV60: “Hàng gửi đi bán” bồn cầu két liền V60
TK 157 CRVI2: “Hàng gửi đi bán” chậu rửa đứng VI2

• TK 331: “Phải trả cho người bán”, mở chi tiết cho từng người bán
+ Kế toán chi phí
• TK 334: “Phải trả người lao động”
• TK 338: “Phải trả, phải nộp khác”, chi tiết các TK cấp 2
• TK 632: “Giá vốn hàng bán”, được mở chi tiết cho từng mặt hàng
TK 632 BCVI50: “Giá vốn hàng bán” bồn cầu âm tường VI50
• TK 635: “Chi phí tài chính”
• TK 642: “Chi phí quản lý kinh doanh”, mở chi tiết cho TK cấp 2
TK 6421: “Chi phí bán hàng”
TK 6422: “Chi phí quản lý doanh nghiệp”
• TK 811: “Chi phí khác”
+ Kế toán tiêu thụ và kết quả
• TK 511: “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, mở chi tiết cho từng
mặt hàng
TK 5111 ST10: “Doanh thu bán hàng” sen tắm ST10
TK 5111 VC14: “Doanh thu bán hàng” vòi chậu VC14
• TK 515: “Doanh thu hoạt động tài chính”
• TK 521: “Các khoản giảm trừ doanh thu”, mở chi tiết TK cấp 2
TK 5211: “Chiết khấu thương mại”
TK 5212: “Hàng bán bị trả lại”
13


TK 5213: “Giảm giá hàng bán”
• TK 711: “Thu nhập khác”
• TK 821: “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp”
• TK 333: “Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước”, chi tiết cho các TK cấp 2
• TK 911: “Xác định kết quả kinh doanh”
Bên cạnh đó, công ty cũng sử dụng các TK khác như TK 211: “TSCĐ”, TK
214: “Hao mòn TSCĐ”, TK 311: “Vay ngắn hạn”, TK 341:”Vay dài hạn”, TK 411:

“Nguồn vốn kinh doanh”,…
Một số nghiệp vụ kinh kế phát sinh tại công ty Tiến Trường
1/ Ngày 01/03/2016, theo HĐ GTGT số 0000140 Công ty Tiến Trường mua 50
bồn cầu két liền V60 với công ty CP thương mại và dịch vụ Cường Quốc với giá
mua chưa thuế là 1.200.000 đồng/bồn cầu, thuế GTGT 10%. Công ty đã thanh toán
bằng chuyển khoản, hàng về nhập kho đủ. Căn cứ vào HĐ GTGT số 0000140 (phụ
lục 01), phiếu nhập kho số NK 035 (phụ lục 02), giấy báo Nợ của ngân hàng, kế
toán ghi:
Nợ TK 156 BCV60 :
Nợ TK 1331:
Có TK 1121 SCB:

60.000.000
6.000.000
66.000.000

2/ Ngày 21/05/2016, Công ty xuất kho 35 chậu rửa lửng VI5 cho công ty CP
thương mại và dịch vụ nội thất Ngọc Phương với giá xuất kho là 950.000 đồng/chậu
rửa. Giá bán sản phẩm chưa có thuế là 1.045.000 đồng/chậu rửa. Thuế GTGT 10%.
Công ty Ngọc Phương nhận nợ. Căn cứ vào HĐ GTGT số 0000176 (phụ lục 03) và
phiếu xuất kho số PX 064 (phụ lục 04), kế toán ghi:
Nợ TK 131NP :
Có TK 511 CRVi5:
Có TK 3331:
Nợ TK 632 CRVI5:
Có TK 156 CRVI5:

40.232.500
36.575.000
3.657.500

33.250.000
33.250.000

II.1.2.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Hệ thống sổ kế toán của công ty được tổ chức theo quyết định 48/2006/QĐBTC ngày 14 tháng 09 năm 2006. Theo quyết định này hình thức sổ kế toán mà
công ty áp dụng là hình thức sổ kế toán Nhật ký chung, bao gồm các loại sổ chủ

14


yếu sau: Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt, Sổ Cái TK 511, 515, 156, 152,
642,...
Các sổ, thẻ kế toán chi tiết: Sổ quỹ tiền mặt; Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt;
Sổ tiền gửi ngân hàng; Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa; Sổ kho; Sổ
TSCĐ; Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng; Thẻ Tài sản cố định;
Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán); Sổ chi tiết tiền vay; Sổ chi phí sản
xuất, kinh doanh; Sổ chi tiết bán hàng; Sổ chi tiết các tài khoản; Sổ chi phí đầu tư
xây dựng; Sổ theo dõi thuế GTGT; Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại,...
Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung mà công ty Tiến Trường áp dụng
được thể hiện theo sơ đồ sau:

15


Sơ đồ 2.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung tại công ty CP
đầu tư sản xuất và thương mại Tiến Trường
Chứng từ kế toán

SỔ NHẬT KÝ
CHUNG

Sổ nhật ký
đặc biệt

SỔ CÁI

Sổ, thẻ kế
toán chi tiết
Bảng tổng hợp
chi tiết

Bảng cân đối số
phát sinh

BÁO CÁO
TÀI CHÍNH

Hằng ngày
Cuối tháng, định kỳ
Đối chiếu, kiểm tra
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
II.1.2.4. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Công ty CP đầu tư sản xuất và thương mại Tiến Trường áp dụng hệ thống
BCTC theo chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành Quyết định số
48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 Bộ Tài Chính. Kỳ lập báo cáo tài chính là
BCTC năm. Thời hạn nộp BCTC của Công ty chậm nhất là ngày 31/03 hàng năm.
Nơi gửi BCTC của công ty là Chi cục thuế quận Hoàng Mai Thành Phố Hà Nội, Cơ
quan Thống Kê, Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Hà Nội.
Trong công ty hiện nay người lập các BCTC là Kế toán trưởng, sau khi BCTC
được lập xong thì kế toán trưởng trình Giám đốc xem xét và ký duyệt. Hệ thống
BCTC của công ty lập đủ 4 báo cáo theo quy định, bao gồm:


16







Bảng cân đối kế toán: Lập định kỳ quý, năm
Báo cáo kết quả kinh doanh: Lập định kỳ quý, năm
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Lập định kỳ năm
Thuyết minh báo cáo tài chính: Lập định kỳ năm

( Mẫu số B01-DN)
( Mẫu số B02-DN)
(Mẫu số B03-DN)
( Mẫu số B09-DN)

+ Cơ sở lập bảng cân đối kế toán :
Căn cứ vào các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết, Căn cứ vào Bảng cân đối kế
toán kỳ trước, Số liệu của các tài sản được ghi và sắp xếp trong Bảng cân đối kế
toán theo tính luân chuyển của chúng. Còn số liệu của bên Nguồn vốn thì thể hiện
các nguồn vốn mà đơn vị sử dụng trong kỳ kinh doanh, thể hiện tình hình tài chính
của doanh nghiệp , đồng thời thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với
Nhà nước, đối với ngân hàng, với khách hàng, và cán bộ trong doanh nghiệp về tài
sản mà doanh nghiệp đang sử dụng.
+ Cơ sở lập báo cáo kết quả kinh doanh:
Căn cứ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước, Căn cứ vào sổ
kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong năm dùng cho các tài khoản từ loại 5

đến loại 9.
+ Cơ sở lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bản thuyết minh
báo cáo tài chính, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước, Các tài liệu khác liên quan
như: Sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết của các TK tiền mặt, tiền gửi ngân
hàng, tiền đang chuyển.
+ Cơ sở lập thuyết minh BCTC:
Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp, Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc tổng
hợp chi tiết có liên quan, Căn cứ vào bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Căn cứ vào bảng thuyết minh báo cáo
tài chính năm trước, Căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp và các tài liệu
khác.
Công ty Tiến Trường không có bộ phận chuyên biệt làm nhiệm vụ Kế toán
quản trị, Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm lập một số báo cáo quản trị theo
yêu cầu của ban Giám đốc như: báo cáo lợi nhuận, báo cáo chi tiết lãi lỗ, báo cáo
tổng hợp, chi tiết về phân tích doanh thu, chi phí...

17


II.2. Tổ chức công tác phân tích kinh tế tại công ty CP đầu tư sản xuất và
thương mại Tiến Trường
II.2.1. Bộ phận thực hiện, thời điểm tiến hành và nguồn dữ liệu phân tích
kinh tế
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích kinh tế, công ty Tiến
Trường đã chủ động trong công tác phân tích nhưng chưa thực sự đầu tư chú trọng.
• Bộ phận thực hiện công tác phân tích kinh tế:
Công ty Tiến Trường chưa có bộ phận độc lập thực hiện công tác phân tích
kinh tế. Công tác phân tích kinh tế được thực hiện bởi bộ phận Kế toán của công ty,
người phụ trách và thực hiện chính là Kế toán trưởng.

• Thời điểm tiến hành phân tích kinh tế:
Thường vào cuối niên độ kế toán hay trường hợp có tác động bên ngoài ảnh
hưởng lớn đến quá trình kinh doanh của công ty hay do yêu cầu của Ban giám đốc
có thể tổ chức phân tích các chỉ tiêu kinh tế
• Nguồn dữ liệu phân tích kinh tế:
Được lấy từ phòng tài chính – kế toán, phòng tổ chức hành chính, phòng kinh
doanh, BCTC, báo cáo phân tích nhu cầu khách hàng, báo cáo giá thành sản phẩm...
và các tài liệu từ bên ngoài công ty như công văn, chứng từ của Sở, ngành, Nhà
nước.
II.2.2. Nội dung, hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích
Công ty dựa vào BCTC cuối năm thực hiện việc phân tích các chỉ tiêu kinh tế
nhằm đánh giá toàn diện tình hình và kết quả kinh doanh từ đó xác định nhân tố ảnh
hưởng, tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp khắc phục những yếu kém còn tồn
tại trong năm qua. Công ty sử dụng phương pháp so sánh để phân tích các chỉ tiêu
kinh tế bao gồm:
− Phân tích tình hình thực hiện doanh thu và các nhân tố ảnh hưởng.
− Phân tích tình hình chi phí kinh doanh (trong mối liên hệ với doanh thu).
− Phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng.
Phân tích tình hình thực hiện doanh thu và các nhân tố ảnh hưởng
Phân tích tình hình thực hiện doanh thu nhằm nhận thức đánh giá đúng đắn,
khách quan, toàn diện tình hình thực hiện doanh thu của doanh nghiệp. Với đặc thù

18


công ty Tiến Trường là doanh nghiệp thương mại thì công ty chủ yếu phân tích chỉ
tiêu doanh thu bán hàng là cốt chính.
Nguồn dữ liệu dùng cho phân tích: số liệu từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh (trường hợp phân tích cuối niên độ kế toán) hoặc số liệu từ kế toán tổng hợp,
kế toán chi tiết, các hợp đồng bán hàng, đơn đặt hàng,…(trường hợp phân tích theo

yêu cầu), báo cáo giá cả thị trường,…
Với đặc thù kinh doanh của công ty, thì công ty Tiến Trường tiến hành phân
tích tình hình thực hiện doanh thu bán hàng theo nhóm hàng và mặt hàng chủ yếu
(bồn cầu, chậu rửa, vòi sen,…), theo phương thức bán (bán buôn, bán lẻ,…) qua các
năm nhằm làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phát triển, đánh giá khả năng
chiếm lĩnh thị trường, đề ra các chiến lược đầu tư hiệu quả nhất.
Ngoài ra, Công ty còn phân tích doanh thu bán hàng theo các giai đoạn từ đó
đánh giá được nhịp điệu, tốc độ phát triển của doanh thu qua các thời kỳ khác nhau
nhằm tìm ra nguyên nhân và đề ra giải pháp hiệu quả cho công việc kinh doanh.
Bên cạnh đó, công ty cũng đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu nhằm
có chính sách thích hợp để đẩy mạnh bán hàng, tăng doanh thu.
Bộ phận kế toán tại Công ty thường dựa vào các thông số ngành, kết quả điều
tra kết hợp với các báo cáo của phòng tài chính – kế toán, tiến hành phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng, trong đó chủ yếu là phân tích sự ảnh
hưởng của các nhân tố định lượng theo phương pháp thay thế liên hoàn.
Phân tích ảnh hưởng của nhân tố số lượng hàng bán và đơn giá hàng bán đến
sự biến động của doanh thu bán hàng
Công thức:
M=QxP
Trong đó:
M: Doanh thu
Q: Số lượng hàng bán
P: Đơn giá hàng bán
+ Ảnh hưởng của nhân tố Q đến M
Số tiền =

-

=


M(Q)

Tỷ lệ =

x 100%

Tỷ lệ =

x 100%

+ Ảnh hưởng của nhân tố P đến M
Số tiền =

-

=

+ Tổng ảnh hưởng

19


Số tiền =

M(Q) +

=

Tỷ lệ =


x 100%

Phân tích ảnh hưởng của nhân tố số lượng lao động và năng suất lao động tới
sự biến động của doanh thu
Công thức:
M=LxW
Trong đó:
M: Doanh thu
L: Số lượng lao động
W: Năng suất lao động bình quân 1 lao động
+ Ảnh hưởn g của L đến M:
Số tiền = L1Wo –LoWo = ∆ M(L)

Tỷ lệ =

x 100%

+ Ảnh hưởng của W đến M:
Số tiền = L1W1 – L1Wo = ∆ M(W)

Tỷ lệ =

x 100%

+ Tổng ảnh hưởng
Số tiền = ∆ M(L) + ∆ M(W)= ∆ M

Tỷ lệ =

x 100%


Phân tích tình hình chi phí kinh doanh (trong mối liên hệ với doanh thu)
Công ty Tiến Trường phân tích tình hình chi phí kinh doanh thương mại (trong
mối liên hệ với doanh thu) nhằm đánh giá tổng quát biến động chỉ tiêu chi phí qua
đó thấy được sự tác động của nó đến việc thực hiện kế hoạch trong kỳ, xác định
mức tiết kiệm hoặc lãng phí để có biện pháp phù hợp.
Phân tích tình hình chi phí kinh doanh căn cứ vào tài liệu về các chỉ tiêu kế
hoạch, định mức chi phí, các số liệu kế toán chi phí, các chính sách tài liệu liên
quan như chế độ tiền lương, quy định giá phí cước,…
Công ty xác định tỷ suất chi phí dựa vào công thức sau để đánh giá trình độ tổ
chức kinh doanh, chất lượng quản lý và sử dụng chi phí:
F’ =

20

x 100%


• Mức độ tăng giảm TSCP phản ánh sự thay đổi về TSCP giữa 2 kỳ so sánh
∆F’ = F’1 – F’0
• Tốc độ tăng giảm TSCP phản ánh tỷ lệ % giữa mức tăng giảm TSCP với
TSCP kỳ gốc
=
• Mức tiết kiệm hoặc lãng phí chi phí
= ∆F’ x M1
Trong đó:
F’: Tỷ suất chi phí
F: Tổng chi phí kinh doanh
M: Tổng doanh thu
∆F’: Mức tăng giảm TSCP

F’1, F’0: TSCP kỳ so sánh và kỳ gốc
: Tốc độ tăng giảm TSCP
: Mức tiết kiệm hoặc lãng phí chi phí
Bên cạnh đó, công ty Tiến Trường còn phân tích chi phí kinh doanh dựa theo
chức năng hoạt động, phân tích chi phí tiền lương, phân tích chi phí bán hàng,…tùy
theo yêu cầu cụ thể của Ban giám đốc.
Phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng
Phân tích tình hình lợi nhuận nhằm đánh giá toàn diện, khách quan về chỉ tiêu
lợi nhuận từ đó thấy được kết quả gồm thành tích và những mâu thuẫn còn tồn tại
nhằm tìm ra nguyên nhân và đề ra biện pháp quản lý thích hợp. Đồng thời, thấy
được tình hình phân phối và sử dụng lợi nhuận từ đó cho biết tình hình chấp hành
chế độ, chính sách về kinh tế-tài chính của Nhà nước, của ngành.
Công ty thực hiện phân tích lợi nhuận theo nguồn hình thành dựa trên phương
pháp so sánh và lập bảng biểu từ đó đánh giá tổng quát tình hình lợi nhuận và cơ
cấu tỷ trọng lợi nhuận theo từng nguồn, qua đó thấy được mức độ tăng giảm của lợi
nhuận. Bên cạnh đó, công ty cũng tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi
nhuận kinh doanh để có biện pháp điều chỉnh thích hợp để đạt được lợi nhuận tối đa.

21


×