Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Báo cáo thực tập Kế toán tại Công ty cổ phần giáo dục và phát triển công nghệ tri thức việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.9 KB, 29 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
DANH MỤC VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC VÀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ TRI THỨC VIỆT...............................................................................1
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Giáo dục và Phát
triển Công nghệ Tri Thức Việt....................................................................................1
1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty...............................................................................1
1.1.2.Chức năng, nhiệm vụ...........................................................................................1
1.1.3. Ngành nghề kinh doanh.....................................................................................2
1.1.4 Quá trình hình thành và phát triển.....................................................................2
1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Giáo dục và Phát triển
Công nghệ Tri Thức Việt.............................................................................................3
1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần Giáo dục và Phát triển Công
nghệ Tri Thức Việt.......................................................................................................3
1.3.1. Đặc điểm phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh...........................................3
1.3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị...........................................................4
1.4 Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 2 năm gần nhất:............6
PHẦN II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TRI THỨC VIỆT.......8
2.1 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty....................................................................8
2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán và Chính sách kế toán áp dụng tại công ty.................8
2.1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán..................................................................10
2.2.Tổ chức công tác phân tích kinh tế.....................................................................15
2.2.1. Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế............15
2.2.2. Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế tại đơn vị.......................................15
2.2.3 Tính toán và phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh dựa trên số liệu của các báo cáo kế toán........................................................17



PHẦN III. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH
KINH TẾ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHỆ TRI THỨC VIỆT...........................................................................................19
3.1 Đánh giá khái quát về công tác kế toán của Công ty Cổ phần Giáo dục và
Phát triển Công nghệ Tri Thức Việt.........................................................................19
3.1.1. Ưu điểm.............................................................................................................19
3.1.1. Nhược điểm.......................................................................................................20
3.2.Đánh giá khái quát về công tác phân tích kinh tế của đơn vị...........................20
3.2.1Ưu điểm...............................................................................................................20
3.2.2 Hạn chế..............................................................................................................20
PHẦN IV.ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP........................22
KẾT LUẬN................................................................................................................23
PHỤ LỤC


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Bộ máy tổ chức Công ty Cổ phần Giáo dục và Phát triển Công nghệ Tri
Thức Việt....................................................................................................................... 4
Bảng 1.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Giáo dục và
Phát triển Công nghệ Tri Thức Việt qua 2 năm 2015 và 2016.......................................6
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty.....................................................8
Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán trong hình thức kế toán Chung...............................14


DANH MỤC VIẾT TẮT
BCTC
TSCĐ
TNHH
TNDN
BHXH

GTGT
TK
VLĐ
VCĐ
VKD

Báo cáo tài chính
Tài sản cố định
Trách nhiệm hữu hạn
Thu nhập doanh nghiệp
Bảo hiểm xã hội
Giá trị gia tăng
Tài khoản
Vốn lưu động
Vốn cố định
Vốn kinh doanh


LỜI MỞ ĐẦU
Chìa khóa dẫn đến những con đường thành công, khả năng tồn tại lâu dài của
một doanh nghiệp chính là việc doanh nghiệp đó có được sự phối hợp hoạt động một
cách nhịp nhàng, hiệu quả giữa các bộ phận cấu thành. Thiếu đi bất kỳ một bộ phận
nào hay khi nó hoạt động chưa hiệu quả đều dẫn tới những hệ lụy xấu cho kết quả hoạt
động của Doanh nghiệp. Kế toán chính là một phần trong số đó. Bộ máy kế toán luôn
được coi là cánh tay phải đắc lực, là cơ sở quan trọng để lãnh đạo của Doanh nghiệp
đưa ra các quyết định quản lý.
Tổ chức công tác kế toán là việc tổ chức thực hiện các chuẩn mực và chế độ kế
toán để phản ánh tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức
thực hiện chế độ kiểm tra kế toán, chế độ bảo quản lưu giữ tài liệu kế toán, cung cấp
thông tin tài liệu kế toán và các nhiệm vụ khác của kế toán. Từ đó, tiến hành tổ chức

phân tích kinh tế, cung cấp thông tin từ đó Doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý và
đáp ứng các yêu cầu thông tin phục vụ cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh
doanh hiệu quả. Nó quyết định đến sự tồn tại, phát triển hay suy thoái của doanh
nghiệp. Chính vì vậy, để cho công tác kế toán được thực hiện đầy đủ chức năng của nó
thì doanh nghiệp cần phải quản lý và tạo điều kiện cho công tác kế toán hoạt động có
hiệu quả và phát triển phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp mình.
Xuất phát từ ý nghĩa và vai trò quan trọng của việc tổ chức công tác kế toán và
phân tích kinh tế, qua quá trình tìm hiểu và thực tập tại Công ty Cổ phần Giáo dục và
Phát triển Công nghệ Tri Thức Việt và nhận được giúp đỡ nhiệu tình của các anh chị
trong quý công ty đã giúp em hoàn thành bản báo cáo này. Do hạn chế về thời gian
cũng như trình độ chuyên môn nên bài viết có thể có những sai sót, kính mong thầy cô
đóng góp ý kiến cho bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Báo cáo thực tập gồm 4 phần chính:
Phần I: Tổng quan về Công ty Cổ phần Giáo dục và Phát triển Công nghệ
Tri Thức Việt
Phần II: Tổ chức công tác kế toán, phân tích kinh tế tại Công ty Cổ phần Giáo
dục và Phát triển Công nghệ Tri Thức Việt.
Phần III: Đánh giá khái quát công tác kế toán, phân tích kinh tế Công ty Cổ
phần Giáo dục và Phát triển Công nghệ Tri Thức Việt.
Phần IV: Định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp.


PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC VÀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ TRI THỨC VIỆT.

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Giáo dục và
Phát triển Công nghệ Tri Thức Việt.
1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty.
Tên công ty: Công ty Cổ phần Giáo dục và Phát triển Công nghệ Tri Thức Việt
Tên giao dịch quốc tế: TRI THUC VIET TECHNOLOGY DEVELOPMENT

AND EDUCATION JOINT STOCK COMPANY
Mã số thuế: 0104032535
Trụ sở chính: Số 3E3, tập thể Trường Đại học Thương Mại, Tổ 45 - Quận Cầu
Giấy - Hà Nội
VP tuyển sinh: Đối diện cổng chính ĐH Công Nghiệp Hà Nội.
Chủ sở hữu: Nguyễn Thị Ánh Tuyết
Giám đốc: Nguyễn Thị Ánh Tuyết
Tên viết tắt: Tri thức việt
Website: www.ketoannganhan.com / www.trithucvietedu.net /
www.ketoantrithucviet.com.
Email:
 Quy mô:
- Quy mô vốn : Vốn điều lệ là 1.900.000.000 đồng ( Một tỷ chin đồng chẵn)
- Quy mô lao động : qua quá trình phát triển từ năm thành lập vào năm 2009, số
lao động làm việc tại Công ty chỉ khoảng gần 20 người, nhưng tính đến nay tổng số
lao động Công ty quản lý đã tăng lên hơn 50 người.
1.1.2.Chức năng, nhiệm vụ.
 Chức năng:
Công ty xác định được chức năng chính của mình như sau:
-Tuyển sinh vào đào tạo tin học văn phòng
-Luyện thi các chứng chỉ tin học,
-Tổ chức đào tạo kế toán thuế tổng hợp và chuyên sâu,
-Đào tạo các nghiệp vụ xuất nhập khẩu
-Nhận các dịch vụ kế toán
 Nhiệm vụ:
-Nhiệm vụ lâu dài và xuyên suốt của Công ty là phát triển và thực hiện các
chương trình đào tạo nhân lực, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

1



-Công ty đang tập trung vào phát triển và thực hiện chương trình nhằm đào tạo ra
các Kế toán giỏi.
1.1.3. Ngành nghề kinh doanh
Công ty CP Giáo dục và Phát triển Công nghệ Tri Thức Việt chuyên hoạt động
trong lĩnh vực đào tạo, dịch thuật:
- Đào tạo nghiệp vụ tin học.
- Đào tạo kế toán tổng hợp, kế toán thuế, kế toán trưởng( ĐH Kinh Tế Quốc Dân
cấp chứng chỉ)
- Đào tạo kế toán máy( Fast, Misa)
- Đào tạo kế toán trên Excel.
- Đào tạo kế toán thực hành trên chứng từ sống và phần mềm
- Nhận dịch vụ kế toán
- Dịch vụ dịch thuật công chứng
-Đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu.
1.1.4 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty CP Giáo dục và phát triển Công nghệ Tri Thức Việt thành lập năm 2009
đến nay đã có 8 năm kinh nghiệm. Với 8 năm liên tục phát triển và trưởng thành, trung
tâm đã khẳng định được uy tín, vị thế trong lĩnh vực giảng dạy Tin học- Kế Toán –
Ngoại ngữ tại khu vực. Được đánh giá là một trong những trung tâm chuyên Tin họcKế Toán – Ngoại ngữ chất lượng nhất tại khu vực các trường đại học ở Hà Nội. Rất
nhiều học viên của Trung tâm đào tạo Tri Thức Việt đã đỗ vào đại học chính quy, đại
học tại chức, đại học văn bằng 2, các cử nhân của các chuyên ngành khác theo học và
ôn tiếng Anh tại đây đã đỗ vào cao học.
Với phương châm “ Không biết thì tìm tòi, học hỏi mà biết rồi thì giúp cho nhiều
người cùng biết mữa” đã tạo nên tên tuổi của Trung tâm tin học- kế toán Tri Thức Việt
trong lĩnh vực làm và đào tạo tin học- kế toán và đã gặt hái được những thành công
nhất định trong dịch vụ của mình.

2



1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Giáo dục và Phát
triển Công nghệ Tri Thức Việt.
Khi mới thành lập, công ty chủ yếu hoạt động trên lĩnh vực thương mại với các
mặt hàng điện tử, điện lạnh. Hiện nay, để tăng khả năng cạnh tranh, công ty đã dần
chuyển sang hoạt động trên lĩnh vực dịch vụ là chủ yếu, các hoạt động thương mại chỉ
còn diễn ra trong quy mô nhỏ hoặc không đáng kể.
Các sản phẩm, dịch vụ chính của công ty
Công ty Cổ phần Giáo dục và Phát triển Công nghệ Tri Thức Việt là doanh
nghiệp chuyên cung cấp và kinh doanh các laoji sản phẩm và dịch vụ sau:
- Các khóa học tin học văn phòng cơ bản và nâng cao( Word, Excel, Power point).
- Các khóa học kế toán thuế, Kế toán tổng hợp, Kế toán trưởng.
- Khóa học kế toán máy, Kế toán thực hành trên chứng từ thực tế
- Dịch vụ đăng ký, quyết toán thuế TNDN.
- Kế toán trọn gói.
- Tư vấn kế toán thuế.
- Dịch vụ dịch thuật đa ngôn ngữ, có công chứng.
Các sản phẩm dịch vụ của công ty luôn được đổi mới mẫu mã, nội dung và chất
lượng, đáp ứng nhu cầu đa dạng và khó tính của khách hàng, tạo được uy tín và chỗ
đứng vững chắc trên thị trường Hà Nội và các tỉnh thành phố khác.
1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần Giáo dục và Phát triển
Công nghệ Tri Thức Việt.
1.3.1. Đặc điểm phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh
Với đội ngũ lãnh đạo và giáo viên của trung tâm Trung tâm đào tạo Tri Thức
Việt là những giảng viên, thạc sỹ, học viên cao học, những cử nhân khoa Anh xuất sắc
của trường ĐHNN – ĐHQG Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Hà Nội có
trình độ chuyên môn, phương pháp sư phạm, kinh nghiệm giảng dạy và lòng nhiệt
tình, say mê trong công việc. Giáo viên kế toán là các giảng viên, thạc sĩ của Đại học
Kinh Tế Quốc Dân, Học Viện Tài Chính, Đại Học Thương Mại…
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức chặt chẽ, các nhiệm vụ quản lý trong

hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty diễn ra một chiều: mệnh lệnh quản lý được
phân phối từ cấp trên xuống các bộ phận cấp dưới. Hình thức quản lý này phù hợp với

3


đặc điểm hoạt động kinh doanh, chức năng, nhiệm vụ của Công ty, giúp quản lý kiểm
soát chặt chẽ hoạt động của cán bộ nhân viên, công tác quản lý cũng như công tác báo
cáo kết quả kinh doanh.
Mô hình tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty gồm :
- Ban giám đốc : gồm 1 giám đốc
- 06 phòng ban chuyên môn nghiệp vụ
+Phòng Đào tạo: gồm Ban quản lý và Bộ phận tuyển sinh
+Phòng Kinh doanh
+Phòng Kỹ thuật
+Phòng Tin
+Phòng Kế toán
+Phòng dịch vụ: gồm Dịch vụ Kế toán và Dịch vụ tin học.
1.3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị

BAN GIÁM ĐỐC

PHÒNG
KỸ
THUẬT

PHÒNG
ĐÀO
TẠO


BAN
QUẢN


PHÒNG
KINH
DOANH

PHÒNG
TIN

BỘ
PHẬN
TUYỂN
SINH

DỊCH
VỤ KẾ
TOÁN

PHÒNG
DỊCH
VỤ

PHÒNG
KẾ
TOÁN

DỊCH
VỤ TIN

HỌC

Sơ đồ 1.1: Bộ máy tổ chức Công ty Cổ phần Giáo dục và Phát triển Công nghệ
Tri Thức Việt
Cơ chế hoạt động của bộ máy quản lý của Công ty: Trưởng phòng kinh doanh
nhận nhiệm vụ từ Ban giám đốc về chỉ tiêu số lượng, chất lượng, giá cung cấp của
khối lượng dịch vụ cần tiêu thụ trong kỳ sau đó bàn giao kế hoạch cụ thể và trình độ

4


của từng người. Sauk hi quá trình cung ứng dịch vụ diễn ra, kế toán tiến hành ghi nhận
doanh thu cung cấp dịch vụ theo hóa đơn và thông tin được bộ phận kinh doanh cung
cấp. Do trình tự tiến hành một chiều từ trên xuống dưới theo mô hình mệnh lệnh hành
chính đã hình thành những tác động nhất định đến công tác kế toán trong công ty Cổ
phần Giáo dục và Phát triển Công nghệ Tri Thức Việt.
Ưu điểm: Đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động kinh doanh và hoạt động
quản trị. Từ đó ghi nhận thông tin kế toán cũng diễn ra nhất quán giúp ban giám đốc
và kế toán trưởng nắm bắt kịp thời về mọi hoạt động của công ty.
Nhược điểm: Vì trình tự tiến hành một chiều từ trên xuống dưới nên các Phòng
ban phải chờ mệnh lệnh của ban giám đốc và tiến độ thực hiện của các phòng khác =>
làm trì trệ hiệu quả làm việc của các phòng ban sau=> làm giảm hiệu quả hoạt động
kinh doanh của công ty.

5


1.4 Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 2 năm gần nhất:
Bảng 1.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Giáo dục
và Phát triển Công nghệ Tri Thức Việt qua 2 năm 2015 và 2016

STT
(1)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Chỉ tiêu

Năm 2015

Năm 2016

(2)
(3)
(4)
Doanh thu BH và CCDV
1,202,510,000 1,302,510,000

Các khoản giảm trừ
Doanh thu thuần về BH và CCDV
1,202,510,000 1,302,510,000
Giá vốn hàng bán
735,614,000 550,614,000
Lợi nhuận gộp về BH và CCDV
466,896,000 751,896,000
Tỷ suất lợi nhuận gộp BH và
38.83
57.73
CCDV
Doanh thu tài chính
2,215,107
2,953,476
Tổng doanh thu
1,204,725,107 1,305,463,476
Chi phí tài chính
Chi phí quản lý doanh nghiệp
284,216,000 484,216,000
Tổng chi phí
1,019,830,000 1,034,830,000
Lợi nhuận trước thuế
184,895,107 270,633,476
Tỷ suất lợi nhuận thuần
15.35
20.73
Thuế TNDN phải nộp
36,979,021
54,126,695
Lợi nhuận thuần sau thuế

147,916,086 216,506,781
Tỷ suất lợi nhuận thuần sau thuế
12.28
16.58

So sánh
Số tiền
Tỷ lệ ( %)
(5)=(4)-(3) (6)=(5)/(3)*100%
100,000,000
8.32
100,000,000
(185,000,000)
285,000,000

8.32
(25.15)
61.04

18.9

48.67

738,369
100,738,369

33.33
8.36

200,000,000

15,000,000
85,738,369
5
17,147,674
68,590,695
4.31

70.37
1.47
46.37
35.08
46.37
46.37
35.08

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2015 và năm 2016)
Nhận xét :
Từ bảng số liệu trên ta thấy tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của DN năm
2016 so với năm 2015 có nhiều chuyển biến tốt, do công ty đã có những chính sách, kế
hoạch cụ thể và quản lý chặt chẽ hơn, cụ thể :
 Tổng doanh thu năm 2016 đạt 1,305,463,476 vnđ, năm 2015 là 1,204,725,107
vnđ ; tăng 100,738,369 vnđ, tương đương với tăng 8.36% với năm 2015, cụ thể là :
+ Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2016 là 1,302,510,000
vnđ còn năm 2015 là 1,202,510,000 vnđ, tăng 100,000,000 vnđ, tương đương với tăng
8.32% với năm 2015.
+ Doanh thu tài chính năm 2016 so với năm 2015 tăng 738,369 VNĐ, tương ứng
với tỷ lệ tăng 33.33 %.
 Tổng chi phí năm 2016 là 1,034,830,000 vnđ, còn năm 2015 là 1,019,830,000
vnđ, tăng 15,000,000 vnđ; tương ứng tăng 1.47%, cụ thể là:
+ Chi phí tài chính năm 2016 và năm 2015 của công ty đều không phát sinh.

+ Chi phí quản lý kinh doanh năm 2016 so với năm 2015 tăng 200,000,000 VNĐ
6


so với năm 2015, tương ứng với tỷ lệ 70.37%.
 Lợi nhuận trước thuế năm 2016 là 270,633,476 VNĐ còn năm 2015 là
184,895,107

VNĐ. Lợi nhuận trước thuế năm 2016 tăng 85,738,369 VNĐ so với

năm 2015 ,tương ứng với tỷ lệ tăng 46.37%. Lợi nhuận trước thuế năm 2016 tăng so
với năm 2015 chủ yếu do Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2016 tăng so
với năm 2015 mặc dù tổng chi phí năm 2016 tăng so với năm 2015.
 Lợi nhuận sau thuế năm 2016 là 216,506,781 VNĐ còn năm 2015 147,916,086
VNĐ. Lợi nhuận sau thuế năm 2016 tăng 68,590,695 VNĐ so với năm 2015 tương
ứng với tỷ lệ tăng 46.37 %. Tỷ suât lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng
48.67%, tỷ suất lợi nhuận thuần tăng 35.08%, trong khí đó tỷ suất lợi nhuận thuần sau
thuế tăng 35.08 %.
 Tình hình Doanh thu, Lợi nhuận của Công ty năm 2016 so với năm 2015 là
khá tốt do năm 2016, công ty mở rộng các dịch vụ giáo dục giúp cho tình hình kinh
doanh có nhiều chuyển biến tích cực so với năm 2015, tổng chi phí tăng là do công ty
đầu tư trang thiết bị cho bộ phận văn phòng và quảng cáo. Trong năm 2016, tổng
doanh thu tăng 8.36 % so với năm 2015, kéo theo giá vốn hàng bán tăng làm cho tổng
chi phí tăng.

7


PHẦN II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TRI THỨC VIỆT.

2.1 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty
2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán và Chính sách kế toán áp dụng tại công ty
Phòng kế toán có nhiệm vụ thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
trong quá trình kinh doanh, cuối tháng, kế toán tổng hợp số liệu chung cho toàn công ty và
lập báo cáo tài chính.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty.
Kế toán trưởng

Kế toán tổng
hợp

Kế toán
tiền

Kế

Kế toán

Kế toán

toán

thuế

kho

công

Kế
toán

giá
thành

Kế
toán
tiền
lương

Kế toán
bán
hàng

nợ
(Nguồn : Phòng tài chính- Kế
toán )
Kế toán trưởng : là người đứng đầu phòng kế toán tài chính của công ty chịu trách
nhiệm trước giám đốc về công tác tài chính của công ty, trực tiếp phụ trách công việc chỉ
đạo, điều hành về tài chính, tổ chức hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ, quy
định của Nhà nước, của ngành về công tác kế toán, tham gia ký kết và kiểm tra các hợp
đồng kinh tế, tổ chức thông tin kinh tế và phân tích hoạt động kinh tế của công ty.
Kế toán tổng hợp : tổng hợp quyết toán, tổng hợp nhật ký chung, sổ cái, bảng
tổng kết tài sản của công ty, đồng thời kiểm tra, xử lý chứng từ, lập hệ thống báo cáo
tài chính, ...
Kế toán công nợ : theo dõi tình hình thanh toán công nợ của khách hàng và nhà
cung cấp, lên kế hoạch thu hồi nợ đối với các khách hàng nợ quá hạn và thanh toán các

8


khoản nợ đến hạn thanh toán.

Kế toán thuế : đóng vai trò quan trọng trong việc tính thuế, theo dõi tình hình
thanh toán về thuế và các khoản phải nộp khách thuộc trách nhiệm nghĩa vụ của đơn vị.
Kế toán bán hàng: Lập hóa đơn, chứng từ khi bán hàng; kiểm tra hàng hóa tại
doanh nghiệp, lên các kế hoạch nhập hàng, bán hàng.
Kế toán giá thành: Tính toán giá thành sản phẩm để phẩm để đưa ra giá kinh
doanh hợp lý.
Kế toán tiền lương : theo dõi tình hình thanh toán lương cho cán bộ công nhân
viên, các khoản trừ vào lương : các khoản bảo hiểm, tiền phạt, tiền vay ứng lương phải
trả cho cán bộ công nhân viên theo quy định.
2.1.1.2. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty.
Công ty Cổ phần Giáo dục và Phát triển Công nghệ Tri Thức Việt áp dụng Chế
độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư 133/2016/TT- BTC.
- Năm tài chính của công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31
tháng 12 năm dương lịch
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán : đồng việt nam (vnđ)
- Hình thức kế toán áp dụng tại công ty là hình thức Nhật ký chung và được hỗ
trợ bởi phần mềm kế toán
- Công ty hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế giá trị gia
tăng theo phương pháp khấu trừ.
- Ghi nhận và khấu hao tài sản cố định :
+ Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình, vô hình : TSCĐ được ghi
nhận ban đầu theo nguyên giá, trong quá trình sử dụng TSCĐ được ghi nhận theo 3 chỉ
tiêu: Nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại. Nguyên giá của TSCĐ được xác
định là toàn bộ chi phí mà đơn vị đã bỏ ra để có được tài sản đó tính đến thời điểm đưa
tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
+ Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, vô hình: Khấu hao TSCĐ hữu hình
được thực hiện theo phương pháp đường thẳng, căn cứ theo thời gian sử dụng hữu ích
ước tính và nguyên giá của tài sản.
2.1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán.
2.1.2.1.Tổ chức hạch toán ban đầu.

Công ty căn cứ vào đặc điểm hoạt động mà lựa chọn chứng từ sử dụng trong kế
toán. Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo
Thông tư 133/2016/TT- BTC. Ngoài ra, tùy theo nội dung từng phần hành kế toán các

9


chứng từ công ty sử dụng cho phù hợp bao gồm cả hệ thống chứng từ bắt buộc và hệ
thống chứng từ hướng dẫn.
 Các loại chứng từ mà Công ty đang sử dụng:
- Hóa đơn GTGT: Là hóa đơn dùng cho các đơn vị tính thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ thuế. Hoá đơn do người bán lập bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ.
- Hóa đơn bán hàng thông thường: áp dụng với doanh nghiệp nộp thuế GTGT
theo phương pháp trực tiếp hoặc những doanh nghiệp kinh doanh những dịch vụ
không thuộc diện chịu thuế GTGT.
-Bảng kê bán lẻ hàng hóa, báo cáo bán hàng, bảng thanh toán đại lý
-Bảng kê hàng hóa, báo cáo bán hàng.
-Hóa đơn cước phí vận chuyển, hợp đồng kinh tế với khách hàng.
-Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, báo có của ngân hàng.
-Chứng từ tiền lương như: bảng chấm công; bảng phân bổ tiền lương và BHXH;
bảng thanh toán lương và BHXH; chứng từ chi tiền thanh toán cho người lao động,
bảng làm thêm giờ, hợp đồng giao khoán,...
Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán tại Công ty
Khi có nghiệp vụ phát sinh, nhân viên cung cấp dịch vụ nhận đơn hàng và
chuyển cho kế toán bán hàng. Kế toán tiến hành lập hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán
hàng thông thường và chuyển cho nhân viên cung cấp dịch vụ. Nhân viên sẽ tiến hành
cung ứng dịch vụ và chuyển hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng thông thường phải
được lập thành 3 liên: Liên 1 lưu tại cuống, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 dùng để
lưu chuyển nội bộ. Khách hàng nhận hàng và hóa đơn từ nhân viên bán hàng và làm
thủ tục thanh toán. Nếu khách hàng chưa thanh toán kế toán công nợ ghi sổ công nợ.

Nếu khách hàng thanh toán ngay, nhân viên bán hàng nhận tiền từ khách hàng và
chuyển cho kế toán bán hàng. Kế toán bán hàng lập phiếu thu và chuyển tiền cùng
phiếu thu cho thủ quỹ. Thủ quỹ nhận phiếu thu, thu tiền và ghi sổ quỹ, sau đó chuyển
phiếu thu cho kế toán tiền. Kế toán tiền ghi sổ tiền mặt và bảo quản phiếu thu.
Gồm các bước sau:
- Lập chứng từ kế toán và phản ánh nghiệp vụ kinh tế vào chứng từ
- Kiểm tra chứng từ kế toán.
- Ghi sổ kế toán
- Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán
2.1.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.
- Hệ thống tài khoản kế toán : Doanh nghiệp sử dụng hệ thống tài khoản kế toán
áp dụng cho các doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT- BTC.
10


- Công ty vận dụng một cách linh hoạt hệ thống tài khoản kế tóan cả cấp 1 và cấp
2 cho các đối tượng kế toán liên quan.
TK 111: Tiền mặt
TK 112: Tiền gửi.
TK 131: Phải thu khách hàng.
TK 331: Phải trả người bán
TK 156: Hàng hóa
TK 5111; Doanh thu hàng hóa
TK 5113: Doanh thu dịch vụ
TK 6421: Chi phí bán hàng
TK 6422: Chi phí quản lý DN
Một số nghiệp vụ cơ bản liên quan quan đến hoạt động chính :
1. Ngày 14/6/2016,Dịch tài liệu từ Hàn sang Việt, Việt sang Anh cho Công ty
TNHH SEILENS Việt Nam, khách hàng nhận nợ
- Dịch tài liệu từ Hàn- Việt: 29 trang, đơn giá 1 trang là 110000đ, tổng giá chưa

thuế: 3.190.000đ
- Dịch tài liệu từ Việt- Anh: 84 trang, đơn giá 130.000 đ, tổng giá chưa thuế:
10.920.000
Nợ 131: 15.521.000
Có 5113: 14.110.000
Có 3331: 1.411.000.

2. Ngày 16/12/2017. Bán máy in cho công ty THHH một thành viên 76, khách
hàng nhận nợ.
-Máy in Canon LBP 2900: 1 cái: giá chưa thuế: 3.100.000đ
- Máy in đa chức năng Canon MF 217W: 1 cái, Giá chưa thuế: 7.900.000đ
Nợ 131:12.100.000
Có 5111:11.000.000
Có 3331:1.100.000
Nợ 632:
Có 156:
3. 2/6/2016. Bán dịch vụ đào tạo tin học, đào tạo ngoại ngữ cho công ty TNHH
Xây dựng Seoyong Việt Nam, khách nhận nợ
-Đào tạo tin học: 03 khóa, tổng giá : 2550.000đ
- Đào tạo ngoại ngữ( Anh ngữ): 02 khóa, tổng giá:1.700.000đ
Nợ 131:4.250.000
11


Có 5113:4.250.000
2.1.2.3.Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết để xử lý
thông tin từ các chứng từ kế toán nhằm phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính và
báo cáo quản trị cũng như phục vụ cho việc kiểm tra, kiểm soát.
Công ty đang áp dụng hình thức kế toán: Nhật ký chung. Hàng ngày, căn cứ vào

các chứng từ gốc đã kiểm tra, kế toán phản ánh vào sổ Nhật ký chung đồng thời những
nghiệp vụ liên quan đến đối tượng cần hạch toán chi tiết thì ghi vào sổ thẻ kế toán chi
tiết có liên quan. Định kỳ từ sổ nhật ký chung ghi các nghiệp vụ kinh tế vào Sổ cái.
Cuối kỳ căn cứ vào số liệu kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết. Đối chiểu
bảng tổng hợp chi tiết với bảng cân đối TK. Sau khi khớp số liệu giữa 2 bảng tiến hành
lập báo cáo tài chính.
 Công ty mở một số sổ kế toán chi tiết, tổng hợp trên phần mềm kế toán MISA
để tiến hành theo dõi chi tiết các khoản mục như:
Sổ chi tiết tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Sổ chi tiết thuế GTGT đầu ra, thuế GTGT đầu vào
Sổ chi tiết phải thu khách hàng
Sổ chi tiết phải trả người bán.
Sổ tổng hợp công nợ phải thu theo đối tượng.
Sổ tổng hợp doanh thu theo đối tượng.
 Dựa vào nguyên tắc ghi sổ: Tổng phát sinh Nợ =Tổng phát sinh Có, để đảm bảo
tính chính xác, trước khi lập BCTC năm cần tiến hành kiểm tra sổ sách, báo cáo cuối
tháng, cuối quý, cuối năm:
Kiểm tra tra đối chiếu giữa sổ chi tiết với sổ tổng hợp tài khoản (sổ cái)
Kiểm tra đối chiếu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh so với sổ định khoản: hóa
đơn đầu ra - vào và sổ kế toán.
Kiểm tra đối chiếu công nợ khách hàng.
Kiểm tra các khoản phải trả.
Kiểm tra dữ liệu nhập và khai báo thuế giữa hóa đơn đầu vào – ra với bảng kê
khai thuế.
Đầu vào và đầu ra có cân đối.
Kiểm tra lại xem định khoản các khoản phải thu và phải trả định khoản có đúng
Kiểm tra lại bảng lương xem ký có đầy đủ, số liệu trên sổ cái 334 và bảng
lương có khớp: Đối với nhân viên phải có hồ sơ đầy đủ.
+Nhật ký chung : rà soát lại các định khoản kế toán đã định khoản đối ứng Nợ Có đúng chưa, kiểm tra xem số tiền kết chuyển vào cuối mỗi tháng đã đúng chưa, tổng


12


phát sinh ở Nhật ký chung = Tổng phát sinh ở Bảng Cân đối tài khoản.
+Còn đối với Bảng cân đối tài khoản: Tổng số dư Nợ đầu kỳ= Tổng số dư Có
đầu kỳ= Số dư cuối kỳ trước kết chuyển sang; Tổng số phát sinh Nợ trong kỳ= Tổng
số phát sinh Có trong kỳ= Tổng số phát sinh ở Nhật ký chung trong kỳ; Tổng số dư Nợ
cuối kỳ = Tổng số dư Có cuối kỳ.

13


Sau đây là trình tự ghi sổ kế toán trong hình thức kế toán Nhật ký chung
Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán trong hình thức kế toán Chung
Chứng từ kế toán

SỔ NHẬT KÝ
CHUNG

Sổ Nhật ký
đặc biệt

SỔ CÁI

Sổ, thẻ kế
toán chi tiết
Bảng tổng hợp
chi tiết

Bảng cân đối

số phát sinh

Báo cáo tài chính
Giải thích :
: ghi theo ngày.
: ghi theo tháng hoặc định kỳ
: quan hệ đối chiếu.
(Nguồn: Phòng Kế toán –Tài chính)
2.1.2.4. Tổ chức hệ thống BCTC
Công ty áp dụng hệ thống BCTC theo chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban
hành Thông tư 133/2016/TT- BTC. Kỳ lập báo cáo tài chính là báo cáo tài chính năm,
ngày kết thúc niên độ là này 31/12 hằng năm. Thời hạn nộp BCTC của Công ty chậm
nhất là ngày 31/03 hàng năm.
Về hệ thống báo cáo tài chính, công ty lập đủ 4 báo cáo tài chính theo quy định,
bao gồm:

14


+Bảng cân đối kế toán :Lập định kỳ quý, năm.
+Báo cáo kết quả kinh doanhLập định kỳ quý, năm
+Báo cáo lưu chuyển tiền tệ : Lập định kỳ năm.
+Thuyết minh báo cáo tài chính:Lập định kỳ năm.
Căn cứ báo cáo họat động kinh doanh của năm trước, sổ kế toán tổng hợp và sổ
kế toán chi tiết trong năm dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 để lập báo cáo
kết quả kinh doanh của năm.
2.2.Tổ chức công tác phân tích kinh tế.
2.2.1. Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế.
-Bộ phận phân tích: Định kỳ phòng kế toán tài chính công ty tiến hành phân tích
các chỉ tiêu kin tế của doanh nghiệp để đánh giá được khả năng tài chính, khả năng

sinh lời và triển vọng của Công ty nhằm mục đích đưa ra những quyết định đầu tư có
hiệu quả nhất.
-Thời điểm tiến hành phân tích kinh tế: công ty áp dụng phân tích kinh tế định kỳ
vào cuối mỗi năm sau khi đã khóa sổ kế toán và theo yêu cầu của nhà quản lý công ty
2.2.2. Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế tại đơn vị.
 Hệ số bảo toàn vốn:
Hệ số bảo toàn vốn =
Để đánh giá tình hình biến động của vốn chủ sở hữu,và khả năng bảo toàn và
phát triển vốn của công ty có tốt hay không. Hệ số này> 1 đượcđánh giá là tốt.
 Phân tích chỉ tiêu về khả năng thanh tóan:
-

Khả năng thanh toán ngắn hạn:
Khả năng thanh toán ngắn hạn =

-

Khả năng thanh toán nhanh :
Khả năng thanh toán nhanh =

Khả năng thanh toán ngắn hạn cho biết khả năng chi trả của công ty đảm bảo
thanh toán nợ ngắn hạn.Khả năng thanh toán nhanh cho thấy khả năng chuyển đổi tài
sản ngắn hạn thành tiền để thanh toán các khoản nợ tới hạn của công ty.
 Phân tích chỉ tiêu về cơ cấu vốn – tài sản:

15


-


Hệ số nợ trên tài sản =

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bằng các khoản nợ.
-

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu =

Chỉ tiêu này phảnánh mức độ đầu tư tài sản của doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu.
 Phân tích chỉ tiêu về năng lực hoạt động
-

Vòng quay các khoản phải thu =

-

Vòng quay hàng tồn kho =

 Phân tích chỉ tiêu khả năng sinh lời
-

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần =

Chỉ tiêu này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu
thuần. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là
lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ. Khi đánh giá
còn phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành, khi theo dõi tình hình sinh lợi
của công ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số bình quân của toàn ngành
mà công ty đó tham gia.
-


Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản (ROA) =

-

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu (ROE)

100%
100%

Chỉ tiêu ROA cho biết bình quân một đơn vị tài sản sử dụng trong quá trình kinh
doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận, trị số càng cao hiệu quả sử dụng tài sản càng
lớn. Chỉ tiêu ROE cho biết một đơn vị vốn chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh đem lại mấy
đơn vị lợi nhuận,trị số này càng cao hiệu quả sử dụng vốn càng cao.

16


2.2.3 Tính toán và phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh dựa trên số liệu của các báo cáo kế toán.
Công ty thực hiện phân tích một số chỉ tiêu phân tích kinh tế sau

ST

Các chỉ tiêu

Năm 2015

Năm 2016

(3)

2,155,713,086
1,766,213,086
389,500,000
1,204,725,107

(4)
3,372,219,867
3,051,053,200
321,166,667
1,305,463,476

184,895,107

270,633,476

2,155,713,086
0.559

3,372,219,867
0.387

Hệ số DT trên VLĐ

0.682

0.428

Hệ số DT trên VCĐ

3.093


4.065

Hệ số lợi nhuận trên vốn KD

0.086

0.080

Hệ số lợi nhuận trên VLĐ

0.105

0.089

7

Hệ số lợi nhuận trên VCĐ
Tổng tài sản bình quân

0.475
2,155,713,086

0.843
3,372,219,867

8

Lợi nhuận sau thuế


147,916,086

216,506,781

9

Khả năng sinh lời của TS (ROA)

0.069

0.064

10 Khả năng sinh lời của VCSH ( ROE)

0.069

0.064

T
(1)
(2)
1 Tổng vốn KD bình quân
Vốn lưu động bình quân
Vốn cố định bình quân
2 Tổng DT
3

Lợi nhuận thuần từ KD

4

5

Vốn chủ sở hữu bình quân
Hệ số doanh thu trên VKD

6

So sánh
Số tiền
Tỷ lệ (%)
(5)
(6)
1,216,506,781
56
1,284,840,114
72.75
(68,333,333)
-17.54
100,738,369
8.36
85,738,36
46.37
9
1,216,506,781
56.43
(0.172)
-30.73
(0.254
-37.27
)

0.972
31.42
(0.006
-6.43
)
(0.016
-15.27
)
0.368
77.51
1,216,506,781
56.43
68,590,69
46.37
5
(0.004
-6.43
)
(0.004
-6.43
)

Nhận xét: từ những số liệu phân tích ở bảng 2.1 ta thấy hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh của công ty năm 2016 so với năm 2015 chưa hiệu quả . Cụ thể:
Tổng doanh thu trong năm 2015 đạt 1,204,725,107 vnđ, năm 2016 đạt
1,305,463,476 vnđ, tăng 100,738,369 vnđ, tương tứng tăng 8.36 %, Vốn chủ sở hữu
bình quân năm 2016 so với năm 2015 tăng 1,216,506,781 vnđ, tương ứng với tăng
56.43% nên dẫn đến:
* Tổng vốn kinh doanh (VKD) bình quân trong năm 2016 tăng 1,216,506,781
đồng so với năm 2015, tương ứng tỷ lệ tăng 56%,nên dẫn đến :


17


- Hệ số doanh thu trên VKD năm 2015 giảm so với năm 2016 là 0.172 lần ,
tương ứng với tỷ lệ giảm 30,73%.
- Hệ số lợi nhuận trên VKD bình quân năm 2015 giảm 0.006 lần so với năm 2016 ,
tương ứng với tỷ lệ giảm 6,43%.
* Vốn chủ sở hữu bình quân năm 2016 so với năm 2015 tăng 1,216,506,781 vnđ,
tương ứng với tăng 56,43%, dẫn đễn :
* Vốn lưu động bình quân năm 2016 tăng 1,284,840,114 vnđ so với năm 2015,
tương ứng tăng 72,75%, dẫn đến:
- Hệ số doanh thu trên VLĐ bình quân năm 2015 so với 2016 giảm 0,254 lần tương
ứng với tỷ lệ giảm 37,24%.
- Hệ số lợi nhuận trên VLĐ năm 2015 so với năm 2016 giảm 0,016 lần tương
ứng với tỷ lệ giảm 15, 27%
* Vốn cố định bình quân năm 2016 giảm 68,333,333 vnđ so với năm 2015, tương
ứng giảm 17,54%, dẫn đến:
- Hệ số doanh thu trên VCĐ bình quân năm 2015 so với 2016 tăng 0,972 lần tương
ứng với tỷ lệ tăng 31,42%.
- Hệ số lợi nhuận trên VCĐ năm 2015 tăng 0,368 lần so với năm 2016, tương
ứng tăng 77,51%.
Kết luận: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty năm 2016 không tốt
bằng năm 2015, trong đó hiệu quả sử dụng vốn cố định của DN tốt hơn vốn lưu động.
Do đó, công ty cần có kế hoạch để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh hơn nữa
trong giai đoạn tới đặc biệt là sử dụng nguồn vốn lưu động một cách hiệu quả hơn vì
hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn kém.

18



PHẦN III. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH
KINH TẾ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHỆ TRI THỨC VIỆT.
Qua 8 năm thành lập và phát triển, công ty Cổ phần Giáo dục và Phát triển Công
nghệ Tri Thức Việt ngày càng lớn mạnh và phát triển. Mặc dù thời gian thực tập còn
ngắn, hiểu biết về công ty còn chưa sâu sắc, em xin mạnh dạn đưa ra một số nhận xét
góp phần hoàn thiện công tác tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức hạch
toán kế toán và tổ chức phân tích kinh tế tại Công ty.
3.1 Đánh giá khái quát về công tác kế toán của Công ty Cổ phần Giáo dục và
Phát triển Công nghệ Tri Thức Việt
3.1.1. Ưu điểm.
-Tổ chức công tác kế toán tập trung giúp cho việc chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo
tính chặt chẽ. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tương đối gọn nhẹ nhưng vẫn
phát huy được tính hiệu quả trong công việc. Việc phân chia công tác không những
đáp ứng được nhu cầu công việc mà còn phát huy được năng lực chuyên môn của từng
người đảm bảo tính độc lập và chuyên môn hóa cao.
-Đội ngũ nhân viên có năng lực, phẩm chất, am hiểu nghiệp vụ, ngành nghề hoạt
động kinh doanh của Công ty
-Công ty sử dụng hình thức nhật ký chung, đây là một hình thức đơn giản, dễ
kiểm tra, đối chiếu phù hợp với qui mô của công ty. Ngoài ra kế toán còn có hệ thống
sổ theo dõi chi tiết, các bảng kê, bảng biểu theo yêu cầu quản lý giúp kế toán dễ theo
dõi, tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng kịp thời.
-Chứng từ hạch toán ban đầu được hạch toán nghiêm chỉnh và sắp xếp có trình tự
khoa học. Chứng từ hạch toán trong công ty đảm bảo tính hợp pháp, vừa đảm bảo chế độ
chứng từ kế toán do Nhà nước ban hành.Việc quản lý và luân chuyển chứng từ được tổ
chức một cách chặt chẽ, khoa học, các chứng từ gốc đến báo cáo tổng hợp cuối tháng
được sắp xếp phân loại, đánh giá, kiểm tra, giám sát của các bộ phận liên quan và phòng
kế toán. Chứng từ được bảo quản và lưu trữ an toàn, hệ thống chứng từ được phân loại
theo quý, theo năm rất thuận tiện trong việc kiểm tra đối chiếu khi cần thiết.

-Sử dụng phần mềm kế toán hỗ trợ tối đa công việc ghi chép sổ sách, giảm bớt
sức ép vào thời điểm cuối tháng, quý, năm.
Trong nền kinh tế đang trên đà phát triển, mặc dù đã gặp không ít những khó
khăn thách thức trước sự biến đổi của kinh tế thị trường, nhưng công ty đã hoạt động
có hiệu quả, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ phải nộp ngân sách nhà nước, người lao động
19


đang ngày càng có được thu nhập ổn định. Phần lớn là nhờ vào sự quản lý chặt chẽ của
kế toán thanh toán về các khoản công nợ, đảm bảo thu hồi nợ, giúp công ty thực hiện
nghĩa vụ với Nhà nước và thanh toán cho người lao động kịp thời.
3.1.1. Nhược điểm.
-Số lượng nhân viên kế toán còn ít, một nhân viên kế toán phải kiêm nhiều phần
hành kế toán cùng một lúc
-Phần mềm kế toán sử dụng khá lâu, có những phần gặp khó khăn khi thay đổi
phù hợp với những chế độ kế toán mới
-Cơ sở vật chất chưa được nâng cấp
Một bộ máy kế toán có tổ chức tốt đến đâu cũng khó tránh khỏi thiếu sót vì các
nghiệp vụ kinh tế trên thực tế diễn ra rất đa dạng và phức tạp ngày càng có nhiều nét
mới. Vì vậy, công việc kế toán cũng ngày càng đòi hỏi nhiều kiến thức, năng lực và
kinh nghiệm.
3.2.Đánh giá khái quát về công tác phân tích kinh tế của đơn vị.
3.2.1Ưu điểm.
Về tổng quan công ty đã có những nhìn nhận đúng đắn về công tác phân tích
kinh tế phục vụ cho các nhà quản trị .Từ các số liệu của phòng tài chính kế toán, công
ty đã vận dụng nó vào thực tế để đánh giá và tìm hiểu mức độ phù hợp của các chiến
lược đang tiến hành.Từ nguồn thông tin là các BCTC , các chính sách kế toán, các số
liệu thống kê đặc biệt là các thông tin vềnền kinh tế,về sự phát triển của thị trường và
đối thủ cạnh tranh để các nhà quản trị có hướng đi đúng đắn.
Về phương pháp phân tích, công ty đã sử dụng phương pháp so sánh và phương

pháp tỷ lệ. Nó giúp người sử dụng có cái nhìn tổng quan dễ dàng về các con số và tình
hình hoạt động công ty.
3.2.2 Hạn chế
Công tác thống kê, phân tích được kiêm nhiệm bởi kế toán mà chưa có phòng
Phân tích kinh tế riêng nên nhìn chung các nhân viên kế toán chưa có kiến thức chuyên
sâu về thống kê phân tích kinh tế doanh nghiệp ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động
phân tích.
Hiện tại công ty mới chỉ thống kê phân tích tổng hợp một số chỉ tiêu chung về
doanh thu, chi phí, lơi nhuận cũng như tài chính. Tuy nhiên để cung cấp thông tin hữu
ích nhất cho việc quản trị, lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động kinh doanh của
Công ty cần có các thông tin phân tích chuyên sâu hơn nữa để thấy được nguyên nhân,
giải pháp, tiềm năng về doanh thu, lợi nhuận, chi phí, tài chính theo từng nhóm, từng
20


×