Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Báo cáo thực tập Kế toán tại Công ty TNHH MTV cao su 75

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.46 KB, 29 trang )

MỤC LỤC

1

1


LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm vừa qua ngành cao su việt nam đang phát triển mạnh mẽ
bởi số lượng người tiêu dùng hàng việt sử dụng các sản phẩm về cao su ngày càng
phát triển các sản phẩm về cao su được ứng dụng rất rộng rãi trong cuộc sống các
sản phẩm về cao su như ron cao su, cao su kỹ thuật đang ngày càng được ứng dụng
rộng rãi, đặc biệt các loại cao su nhân tạo đang có số lượng lớn sử dụng .. Ngày nay
cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế, sự phát
triển không ngừng của khoa học kỹ thuật thị trường kinh doanh ngày trở nên gay
gắt, không dừng lại ở một quốc gia. Chính vì vậy không chỉ riêng trong lĩnh vực cao
su kỹ thật mà tất cả các khối ngành kinh tế muốn tồn tại và phát triển đều phải tìm
cách nâng cao vị thế của mình trên thị trường.
Tổ chức công tác kế toán, phân tích tài chính hiệu quả là một trong những nhân tố
quan trọng giúp công ty có được những chiến lược đúng đắn để phát triển bằng cách
quản lý tốt các vấn đề như doanh thu, chi phí, hiệu quả sử dụng vốn...và từ đó lập kế
hoạch dài hạn như đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ.
Chính vì vậy công ty TNHH MTV cao su 75 luôn đề cao công tác kế toán,
phân tích kinh tế trong công ty để phát triển công ty bề vững. Qua thời gian thực tập
tại công ty TNHH MTV cao su 75 bước đầu em đã tìm hiều được quá trình hình
thành và phát triển của công ty, tổ chức công tác kế toán và phân tích kinh tế cua
công ty. Kính mong thầy cô đóng góp ý kiến cho bài báo cáo của em được hoàn
thiện hơn.
SINH VIÊN THỰC HIỆN
Phạm Thị Huyền Trang


2

2


DANH MỤC BẢNG BIỂU

3

3


I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
CAO SU 75
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH MTV
Cao Su 75:
Công ty cao su 75 thuộc Tổng cục Công Nghiệp Quốc Phòng - Bộ Quốc
Phòng, Thành lập ngày 26/4/68, chuyên sản xuất các sản phẩmcao su kỹ thuật phục
vụ Quốc phòngvà các nghành kinh tế trong cả nước.
Trụ sở chính của công ty: Xuân Sơn – Sơn Tây – Hà Nội.
Điện thoại: 0433.838.315
Fax: 0433.838.005
Tiền thân của công ty là xưởng ắc quy, lấy phiên hiệu là 9033, được thành lập
ngày 26/4/1968 với nhiệm vụ chuyên sản xuất các loại ắc quy đáp ứng yêu cầu
chiến đấu của quân đội. Địa điểm đóng quân là Xuân sơn – Sơn Tây – Hà Nội.
Ngày 23/31970 xưởng ắc quy sát nhập với xưởng đắp lốp ô tô phiên hiệu 179,
đóng quân ở thị trấn Văn Điển – Hà Nội thành công ty Q175 thuộc Tổng Cục Hậu
Cần ( Bộ Quốc Phòng). Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, Công ty đã
nhiều lần đổi tên thành A175, Z175 thuộc tổng cục công nghiệp Quốc Phòng.
Đến năm 1993, Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, công ty được

xếp hạng doanh nghiệp công ích nhà nước mang tên Cao Su 75 - Tổng cục Công
Nghiệp Quốc Phòng - Bộ Quốc Phòng.
Kể từ ngày thành lập đến nay, trải qua sự phát triển của cách mạng Việt Nam,
Công ty luôn có sự thay đổi xuất phát từ nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ quân sự
của Đảng.Từ năm 1968 đến năm 1972, Công ty tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong
điều kiện chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Đến tháng 4/1972, Công ty đã tổ
chức đưa hàng nghìn tấn máy móc, thiết bị , đắp lốp từ thị trấn Văn Điển về sơ tán ở
Xuân Sơn, Sơn Tây, Hà Nội,tiếp tục tổ chức sản xuất đảm bảo phục vụ kịp thời cho
chiến trường.
Những năm 1980 đến 1989 trong tình hình chung của xí nghiệp trong nước, do
hậu quả của chiến tranh để lại, cùng với cơ chế bao cấp của nền kinh tế đã đưa công
ty vào tình trạng vô cùng khó khăn, thiếu công ăn việc làm, thiết bị công nghệ lạc
hậu, vật tư thiếu thốn.
Đầu những năm 1990 đến nay công ty đã nhanh chóng đi vào công cuộc đổi
4


mới lấy công tác khoa học, kỹ thuật, công nghệ làm khâu then chốt, đẩy mạnh công
tác đầu tư, cải tiến công nghệ thiết bị sản xuất.
1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị
Công ty TNHH MTV cao su 75 là một doanh nghiệp nhà Nước, có tư
cách pháp nhân, tài khoản cả con dấu riêng được nhà nước giao tài sản, vốn
để sản xuất. Đặc điểm sản xuất của công ty là luôn đưa công nghệ mới vào
sản xuất, thường xuyên cải tiến, đa dạng hoá các mặt hàng cao su theo nhu
cầu của thị trường.
Công ty cao su 75 là một doanh nghiệp lớn trong ngành sản xuất các sản phẩm
cao su kỹ thuật. Sản phẩm của công ty có chất lượng cao cung cấp cho Quốc phòng
và nhiều ngành khác nhau, công ty không chỉ cung cấp sản phẩm trong nước mà
còn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài như: Mỹ, EU, ASEAN… Những năm gần
đây Công ty chủ động chuyển hướng ngành nghề cho phù hợp với cơ chế thị

trường. Chất lượng sản phẩm của Công ty ngày càng được cải tiến không những đạt
tiêu chuẩn Việt Nam mà còn đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu. Công ty cao su 75 chuyên
sản xuất các sản phẩm cao su kỹ thuật chất lượng:
- Các loại băng tải cao su
- Phụ tùng cao su kỹ thuật
- Ống cao su, tấm cao su chống tích điện, cách điện, vật liệu chèn bê tông...
- Các loại đệm chống va tàu, đệm cầu cảng, trục lô cao su, bể mềm cao su
- Cáp động lực, cáp điều khiển, dây đai thang các loại
- Lốp ô tô, lốp đặc phục vụ quốc phòng và kinh tế
1.3.

Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty:
Số lượng lao động hiện nay trong Công ty là 515 người (31/12/2016) trong đó
lao động quản lí là 149 người chiếm 28,93%, lao động sản xuất là 366 người. Trong
công ty lao động nam vẫn chiếm tỉ lệ lao động cao hơn lao động nữ ( lao động nam
chiếm 54,56%, lao động nữ chiếm 45,44%), điều này là phù hợp với điều kiện lao
động và loại hình kinh doanh trong công ty. Lao động trong công ty có độ tuổi chủ
yếu từ 22 tuổi đến 30 tuổi, đây là độ tuổi có sức lao động tốt nhất là cơ sở để công
ty sản xuất và phát triển một cách hiệu quả. Công ty TNHH MTV Cao Su 75 luôn
cố gắng xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức của mình để đảm bảo và nâng cao
5


hiểu quả sản xuất cho công ty.

6


Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH MTV Cao Su 75
Giám Đốc

PGĐ kinh doanh

PGĐ kỹ thuậtĐại diện lãnh đạo chất lượng

PGĐ sản xuất

Các phòng ban

Các phòng ban

Phân xưởng A5
Phân xưởng A4

Phân xưởng A3

Phân xưởng A1

Kiểm nghiệm KCS

Cơthuật
điện và công nghệ
Kỹ

Kế toán

Kế hoạch vật tư

Hành chính và hậu cần

Tổ chức lao động và tền lương


(Nguồn: Phòng tổ chức lao động năm 2017)

Khối quản lý bao gồm:
-

Giám đốc: là người chịu trách nhiệm chính về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, trực tiếp điều hành doanh nghiệp.

-

Phó giám đốc kỹ thuật : có chức năng tư vấn cho giám đốc về mặt kỹ thuật, lựa
chọn thiết bị phục vụ đầu tư và sản xuất, nghiên cứu phát triển KHCN phục vụ sản
xuất.

-

Phó giám đốc sản xuất: là người điều hành về kế hoạch sản xuất của công ty, cùng
giám đốc xây dựng các kế hoạch hằng năm của công ty.

-

Phó giám đốc kinh doanh: xây dựng chiến lược và chính sách tiêu thụ sản phẩm, lập
kế hoạch tiêu thụ, duy trì và phát triển thị phần…

-

Phòng Kế hoạch – Vật tư: phòng tham mưu giúp việc cho giám đốc trong khâu lập
kế hoạch sản xuất tiêu thụ, điều độ sản xuất và quản lý toàn bộ việc mua bán vật tư
7



nguyên liệu đầu vào, tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Quản lý dự án đầu tư, triển khai
công tác đầu tư xây dựng cơ bản của nhiệm vụ theo kế hoạch.
-

Phòng tổ chức lao động và tiền lương : có nhiệm vụ quản lý và tổ chức tiền lương,
an toàn bảo hộ lao động và phụ trách công tác đào tạo huấn luyện, đảm bảo chế độ
chính sách, quyền lợi cho người lao động.

-

Phòng kế toán: giúp giám đốc quản lý toàn bộ khâu tài chính, kế toán của công ty,
đảm bảo và cung cấp tiền vốn cho sản xuất kinh.

-

Phòng Kỹ thuật Công nghệ: có chức năng quản lý công nghệ, ban hành quy trình
sản xuất, thiết kế khuôn mẫu, chế thử sản phẩm, ban hành các định mức vật tư. Tổ
chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ cho những sản phẩm mới.

-

Phòng Cơ điện: có trách nhiệm quản lý toàn bộ tài liệu hồ sơ máy móc thiết bị,
quản lý các thông số kỹ thuật, các bản vẽ, quy trình và quy phạm của hệ thống thiết
bị toàn công ty và kiểm tra an toàn theo quy định của máy móc thiết bị.

-

Phòng Kiểm nghiệm KCS: xây dựng hệ thống kiểm tra, quản lý chất lượng theo các

tiêu chuẩn ngành, nhà nước và quốc tế. Kiểm tra chất lượng toàn bộ nguyên liệu,
nhiên liệu, vật tư mua vào và các sản phẩm công ty sản xuất trước khi nhập kho.

-

Phòng Hành chính hậu cần: thực hiện đảm bảo công tác hành chính, văn thư bảo
mật của công ty, kiểm soát tài liệu nội bộ và bên ngoài công ty.
Khối sản xuất:
Bao gồm 4 phân xưởng chịu sự chỉ đạo của giám đốc công ty cùng sự giám sát
của các phó giám đốc và các phòng ban chức năng thông qua các quản đốc.

-

Phân xưởng cơ điện (A1): phân xưởng phục vụ cho 2 phân xưởng chính có nhiệm
vụ cung cấp điện, hơi nước, chế tạo khuôn mẫu, thiết bị và sửa chữa máy móc.

-

Phân xưởng sản xuất lôp ô tô và băng tải cao su (A3): là một trong hai phân xưởng
chính có nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm cao su đồng thời cung cấp bán thành
8


phẩm cho các bộ phận sản xuất khác trong nội bộ phân xưởng và các phân xưởng
khác.
-

Phân xưởng sản xuất (A4): đảm nhận sản xuất ống cao su, phụ tùng cao su và cáp
cao su, cùng với phân xưởng A3 là phân xưởng sản xuất chính.


-

Phân xưởng luyện cao su (A5): đúng như tên gọi phân xưởng chịu trách nhiệm
trong việc luyện cao su, cán tráng mành bạt và các sản phẩm khác của công ty.

1.4.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2015 dến 2016:
Đề đánh giá khái quát về kết quản sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV
Cao su 75 hai năm 2015-2016 ta dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh của công ty (phụ
lục).
Bảng 1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV Cao su 75
năm 2015-2016
( Đơn vị: VNĐ)
So sánh
Số tiền (VNĐ)
Tỷ lệ (%)

STT

Chỉ tiêu

Năm 2015

Năm 2016

(1)

(2)


(3)

(4)

(5) = (4) - (3)

241,476,575,515

266,262,142,706

24,785,567,191

10.2641704

142,602,800

13,185,000

-129,417,800

-90.75403849

241,333,972,715

266,248,957,706

24,914,984,991

10.32386146


180,652,938,945

206,131,576,873

25,478,637,928

14.10363877

60,681,033,770

60,117,380,833

-563,652,937

-0.92887827

946,308,363

1,678,468,499

732,160,136

77.37014325

242,280,281,078
172,360,290
24,090,073,332

267,927,426,205
112,682,331

25,733,829,100

25,647,145,127
-59,677,959
1,643,755,768

10.5857336
-34.62396066
6.823373866

31,157,394,397

29,357,185,156

-1,800,209,241

-5.777791358

55,419,828,019

55,203,696,587

-216,131,432

-0.389989359

6,201,514,114

6,592,152,745


390,638,631

6.299084769

Doanh thu BH và
CCDV
Các khoản giảm trừ
doanh thu
Doanh thu thuần về
BH và CCDV
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp về
BH và CCDV
Doanh thu hoạt
động tài chính
Tổng doanh thu
Chi phí tài chính
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý kinh
doanh
Tổng chi phí
Lợi nhuận thuần
từ HĐKD

1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
11
12

9

(6)=(5)/(3)


12
13
14
12
13
14

Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác
Tổng lợi nhuận
trước thuế
Chi phí thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuế
TNDN

0
13,807,000

(13,807,000)

0
0
0

0
-13,807,000
13,807,000

-

6,187,707,114

6,592,152,745

404,445,631

6.536276258

1,310,942,602

1,321,430,549

10,487,947

0.800030984

4,876,764,512


5,270,722,196

393,957,684

8.078259326

-100
-100

(Nguồn: BCTC công ty TNHH MTV Cao su 75 năm 2015-2016)

10


Nhận xét:
Từ bảng số liệu trên ta thấy tình hình doanh thu, chi phí lợi nhuận của công ty
năm 2016 so với 2015 có nhiều chuyển biến cụ thể là:
-

Tổng doanh thu năm 2016 đạt 267.927.426.205 vnđ tăng 25.647.145.127 vnđ so với
năm 2015 (242.280.281.078 vnđ) tương ứng với 10,26% trong đó:

 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2016 đạt 266.248.957.706

vnđ tăng 10,32% so với năm 2015.
 Doanh thu hoạt đông tài chính của công ty tăng đáng kể với doanh thu năn 2016 đạt
-

1.678.468.499 vnđ cao hơn so với năm 2015 là 946.308.363 vnđ.
Tổng chi phí của công ty năm 2016 giảm 216.131.432 vnđ so với năm 2015. Với

mức chi phí giảm so với năm 2015 mà doanh thu của doanh nghiệp tăng cho thấy

doanh nghiệp đã sử dụng chi phí một cách hợp lý, có sự biến động cụ thể như sau:
 Chi phí tài chính năm 2016 giảm 59.677.959 vnđ so với năm 2015.
 Chi phí bán hàng của năm 2016 tăng 1.643.755.768 vnđ tương đương với tăng 6,82%
so với năm 2015.
 Chi phí quản lý kinh doanh của năm 2016 giảm 1.800.209.241 vnđ so với năm 2015.
Ta có thể thấy doanh nghiệp đã có chiến lược tối thiểu hóa chi phí hiệu quả.
Doanh thu năm 2016 tăng tuy nhiên chi phí của doanh nghiệp lại giảm dẫn đến lợi
nhuận của doanh nghiệp tăng cao. Từ đây có thể thấy doanh nghiệp đã có hướng
phát triển đúng và cần phát huy trong những năm tiếp theo.

11


II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ TẠI
CÔNG TY TNHH MTV CAO SU 75
2.1. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty
2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại công ty


Tổ chức bộ máy kế toán
Công ty Cao su 75 là doanh nghiệp có quy mô lớn, có nhiều nghiệp vụ kinh tế
phát sinh nhưng chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng và địa bàn sản xuất tập trung
nên công ty tổ chức công tác kế toán theo mô hình tập trung. Với hình thức tổ chức
công tác kế toán tập trung bộ máy kế toán của công ty được tổ chức gọn nhẹ, đơn
giản. Phòng kế toán gồm có 6 người, mỗi người có thể kiêm nghiệm nhiều công
việc kế toán khác nhau đảm bảo cung cấp kịp thời thông tin cho việc quản lý toàn
công ty.
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

Trưởng phòng kế toán

Phó phòng kiêm kế toán tổng hợp, TSCĐ và XDCB

Thủ quỹKTkiêm
têu kế
thụtoán
kiêm
giákếthành
toán quỹ và thanh
Kế toán
toán
vật
Kếvới
liệu
toán
người
kiêm
TP, tạm
mua
tềnứng
lương
và thanh
Kế toán thống
với người
kê phân
bán xưởng

(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán)
+ Trưởng phòng kế toán: Là người chịu trách nhiệm trước giám đốc công

ty về mọi mặt trong công tác tài chính kế toán, tham mưu cố vấn về công tác chuyên
môn. Hướng dẫn điều hành và tổ chức bộ máy kế toán trong toàn công ty, thực hiện
chức năng giám sát, quản lý thu, chi tài chính và hạch toán kế toán, hạch toán kết
quả hoạt động kinh doanh đến từng phân xưởng theo kỳ sản xuất. Chịu trách nhiệm
12


điều hành chung công việc của phòng ,phân tích kinh tế cho doanh nghiệp .
+ Phó phòng kiêm kế toán tổng hợp, TSCĐ, XDCB: Là người trợ giúp cho
trưởng phòng, thực hiện chức trách của kế toán tổng hợp, lập báo cáo tài chính, giúp
phòng thực hiện công tác kế toán theo quy định của luật kế toán. Tham mưu về tỷ lệ
khấu hao của từng loại tài sản cố định, lập báo cáo chi tiết nhóm loại tài sản cố định,
xác định nguồn vốn của từng loại tài sản.
+ Thủ quỹ kiêm kế toán giá thành: Theo dõi tình hình thu chi quỹ tiền mặt,
thu nộp séc và đồng thời cuối kỳ tính giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ.
+ Kế toán tiêu thụ kiêm kế toán quỹ và thanh toán với người mua:Có
nhiệm vụ xác định doanh thu, lập bảng kê nộp thuế, đồng thời tiến hành thanh toán
công nợ và quản lý các quỹ.
+ Kế toán vật liệu kiêm tiền lương: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhậpxuất -tồn các loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong kỳ, phân bổ chi phí
nguyên vật liệu vào chi phí sản xuất từng tháng, đồng thời tiến hành tính và trích
BHXH, BHYT, KPCĐ và phân bổ lương vào chi phí sản xuất từng tháng .
+ Kế toán thành phẩm, tạm ứng, theo dõi thanh toán với người bán: Theo
dõi tình hình nhập - xuất - tồn thành phẩm đồng thời theo dõi các khoản tạm ứng và
tình hình thanh toán với người bán .
+ Kế toán thống kê phân xưởng:theo dõi tình hình nhập, xuất tồn của
nguyên vật liệu, thành phẩm của từng phân xưởng.


Chính sách kế toán áp dụng tại công ty
Công ty TNHH MTV cao su 75 áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban

hành theo thông tư 200/2014/TT-BTC của bộ Tài chính.

-

Năm tài chính của công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31

-

tháng 12 hàng năm
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Đồng Việt Nam
Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Công ty nộp thuế theo phương pháp khấu

-

trừ.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương

-

pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp hạch toán tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định:
+ Tài sản cố định hữu hình, vô hình được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá
13


trình sử dụng, tài sản cố định hữu hình, vô hình được ghi nhận theo nguyên giá, hao
mòn lũy kế và giá trị còn lại. Nguyên giá tài sản cố định được hình thành từ mua
sắm được ghi nhận theo giá mua và các chi phí thu mua liên quan trực tiếp đưa tài
sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
+ Khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng cho tất cả các tài sản cố

định hữu hình và vô hình (ngoại trừ quyền sử dụng đất không có thời hạn) căn cứ
theo thời gian hữu dụng ước tính và nguyên giá của tài sản.
2.1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán
2.1.2.1. Tổ chức hạch toán ban đầu
Căn cứ theo Thông tư 200/2014/TT-BTC , đặc điểm hoạt động và nội dung
từng phần hành kế toán các chứng từ công ty sử dụng phù hợp bao gồm cả hệ thống
chứng từ bắt buộc và hệ thống chứng từ hướng dẫn.


Các loại chứng từ:
Nhà máy đã tiến hành công việc kế toán trên hệ thống máy vi tính góp phần
nâng cao hiệu quả làm việc cũng như tiết kiệm được thời gian, chi phí, tạo điều kiện
chuyên môn hoá và khả năng làm việc được nhanh hơn, độc lập hơn.
Nội dung tổ chức chứng từ kế toán được thực hiện theo đúng chế độ ban hành,
từ khâu xây dựng danh mục chứng từ đến tổ chức lập chứng từ, kiểm tra chứng từ
và cuối cùng là bảo quản lưu trữ.
Chứng từ kế toán bao gồm:
- Phiếu thu, phiếu chi.
- Bảng chấm công.
- Bảng thanh toán lương.
- Phiếu nhập kho.
- Phiếu xuất kho.
- Giấy đề nghị tạm ứng
- Biên lai thu tiền…



Trình tự luân chuyển chứng từ
Tất cả các chứng từ gốc do công ty lập hoặc từ bên ngoài đều được tập trung tại
bộ phận kế toán của đơn vị. Khi tiếp nhận chứng từ luân chuyển, bộ phận kế toán

phải thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu chứng từ nhằm xác minh tính hợp lý, hợp
14


pháp, hợp lệ của chứng từ để ghi sổ. Tiếp theo, kế toán hoàn thiện và ghi sổ kế toán,
quá trình này băt đầu từ khâu lập chứng từ cho đến khâu cuối cùng là chuyển chứng
từ và lưu trữ, cụ thể như sau:


Lập chứng từ kế toán và phản ánh nghiệp vụ kinh tế vào chứng từ
Kiểm tra chứng từ kế toán
Ghi sổ kế toán
Lưu trữ và bảo quản chứng từ kế toán.
Quy trình luân chuyển chứng từ tiền gửi ngân hàng
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ luân chuyển chứng từ tiền gửi ngân hàng
Chứng từ gốc: Giấy báo nợ, giấy báo có, uỷ nhiệm thu, chi, séc.

Nhật ký chứng từ số 2

Bảng
kê số 2
Chú thích:

Số quỹ TGNH

Ghi hàng ngày
cái TK 112
Ghi cuốiSổtháng
Quan hệ đối chiếu
(Nguồn:Phòng Tài chính-Kế toán)

Căn cứ vào chứng từ gốc TK 112 kế toán vào bảng kê số 2, quỹ tiền gửi ngân
hàng để theo dõi tình hình thu, chi hàng ngày. Cuối tháng kế toán căn cứ nhật ký
chứng từ số 2, bảng kê số 2, quỹ TGNH, sổ cái TK 112, đối chiếu giữa bảng kế số 2
và nhật ký chứng từ số 2.
2.1.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Doanh nghiệp sử dụng hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các doanh
nghiệp ban hành kèm theo thông tư 200/2014/TT-BTC Bộ Tài chính.
Hệ thống tài khoản công ty áp dụng linh hoạt tài khoản kế toán cả cấp 1 và cấp
2 cho các đối tượng kế toán liên quan, công ty có các tài khoản cấp 1:

15


+ Kế toán quá trình cung cấp












TK 111: “ Tiền mặt”
TK 112: “Tiền gửi Ngân hàng”
TK 131: “Phải thu của khách hàng”
TK 133: “Thuế GTGT được khấu trừ

TK 138: “Phải thu khác”
TK 141: “Tạm ứng”
TK 152: “Nguyên liệu, vật liệu”
TK 153: “Công cụ dụng cụ”
TK 154: “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”
TK 155: “Thành phẩm”
TK 331: “Phải trả cho người bán”
+ Kế toán chi phí












TK 334: “Phải trả người lao động”
TK 338: “Phải trả, phải nộp khác”
TK 621: “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
TK 622: “Chi phí nhân công trực tiếp”
TK 627: “Chi phí sản xuất chung”
TK 632: “Giá vốn hàng bán”
TK 635: “Chi phí tài chính”
TK 641: “Chi phí bán hàn”
TK 642: “Chi phí quản lý doanh nghiệp”
TK 811: “Chi phí khác”

+ Kế toán tiêu thụ và kết quả









TK 511: “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
TK 515: “Doanh thu hoạt động tài chính”
TK 521: “Các khoản giảm trừ doanh thu”
TK 711: “Thu nhập khác”
TK 821: “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp”
TK 333: “Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước”
TK 911: “Xác định kết quả kinh doanh”
Bên cạnh đó, công ty cũng sử dụng các TK khác như TK 211: “TSCĐ”, TK
214: “Hao mòn TSCĐ”, TK 341:”Vay và nợ thuê tài chính”, TK 411: “Nguồn vốn
kinh doanh”,…
Tuy nhiên để công tác kế toán được thực hiện nhanh gọn, chính xác, Công
ty tiến hành chi tiết các tài khoản cho phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý và đặc
điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể tất cả các tài khoản đều được
chi tiết thành các tài khoản cấp 2 theo từng xí nghiệp, sau đó các tài khoản này lại
16


được chi tiết thành các tài khoản cấp 3 theo các nội dung cụ thể tương ứng với từng
tài khoản. Một số tài khoản được chi tiết cấp 2, cấp 3:
-


Chi tiết đối với TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ
TK 1332: Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ

-

Chi tiết tài khoản 152 – Nguyên liệu, vật liệu
TK 1521: Nguyên vật liệu chính
TK 1522: Nguyên vật liệu phụ
TK 1523: Nhiên liệu
TK 1524: Vật Liệu thuê ngoài chế biến.
TK 1525: Vật liệu, phế liệu khác.

-

Chi tiết đối với tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng
TK11211: Ngân hàng MB
TK11212: Ngân hàng Viettin Bank
TK11213: Ngân hàng Agribank
Một số nghiệp vụ kinh kế phát sinh tại công ty TNHH MTV cao su 75
1) Ngày 25/11/2016, theo HĐ GTGT số 0000939 (phụ lục) công ty TNHH
MTV cao su 75 mua 16800kg cao su Butadiene công ty TNHH quốc tế Việt Trung
với giá mua chưa thuế là 58000 đồng/kg, thuế GTGT 10%. Công ty đã thanh toán
bằng chuyển khoản tại ngân hàng MB, hàng về nhập kho đủ.
Nợ TK 1521: 974.400.000
Nợ TK 1331: 97.440.000
Có TK 1121: 1.071.840.000
2) Ngày 27/10/2016, công ty nhận giấy báo nợ của ngân hàng MB (phụ lục)
thông báo công ty đã trả tiền mua sắt thép cho công ty TNHH ECO Việt Nam số

tiền 229.617.300 VNĐ, phí chuyển tiền 68.885 NVĐ chưa VAT (VAT 10%).
Nợ TK 331: 229.671.300
Có TK 11211: 229.671.300
Nợ TK 642: 68.885
Nợ TK 1331: 6.889
Có TK 11211: 75.774
3) Ngày 19/10/2016, công ty nhận được giấy báo có của ngân hàng MB (phụ
lục) thông báo đại lý Hồng Ngọc trả tiền HĐ 0366 cho công ty TNHH MTV cao su
17


75 số tiền 17.329.400 VNĐ.
Nợ TK 11211: 17.329.400
Có TK 131: 17.329.400
2.1.2.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Hình thức ghi sổ kế toán áp dụng của Công ty là Nhật ký chứng từ.
Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi vào sổ Nhật ký theo trình
tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó. Sau đó kế toán lấy
số liệu trên sổ Nhật ký để ghi Sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Đồng thời công ty cũng mở sổ kế toán chi tiết, tổng hợp theo dõi chi tiết các
khoản mục như:


Sổ chi tiết phải thu khách hàng
Sổ chi tiết phải trả người bán (Phụ lục)
Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt
Sổ tiền gửi ngân hàng
Sổ chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ
Sổ theo dõi thuế GTGT
Sổ tổng hợp công nợ phải thu theo đối tượng

Sổ tổng hợp doanh thu theo đối tượng
Trình tự ghi sổ

18


Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán chung tại Công ty Cao su 75
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ

Bảng kê

Nhật ký chứng từ

Sổ cái

Sổ kế toán chi tết

Bảng tổng hợp

Báo cáo tài chính

Chú thích:
: Ghi trong kỳ.
: Ghi cuối kỳ.
: Quan hệ đối chiếu.
(Nguồn:Phòng Tài chính-Kế toán)
Trong kỳ, dựa vào các chứng từ gốc và các bảng phân bổ, kế toán ghi vào
bảng kê, các sổ kế toán chi tiết và các nhật ký chứng từ thích hợp. Cuối kỳ, kế toán
hoàn thiện nốt nhật ký chứng từ dựa vào các bảng kê và sổ kế toán chi tiết; từ sổ kế
toán chi tiết lập các bảng tổng hợp; từ nhật ký chứng từ vào sổ cái các tài khoản.

Cuối cùng dựa vào bảng kê, nhật ký chứng từ, sổ cái tài khoản và bảng tổng hợp để
lập các báo cáo tài chính theo quy định.
2.1.2.4. Tổ chức hệ thống BCTC
Công ty TNHH MTV cao su 75 áp dụng hệ thống BCTC theo chế độ kế toán
doanh nghiệp Việt Nam ban hành Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014
của Bộ Tài Chính. Kỳ lập báo cáo tài chính là BCTC năm. Thời hạn nộp BCTC của
Công ty chậm nhất là ngày 31/03 hàng năm. Nơi công ty đăng ký nộp thuế Cục
thuế Thành Phố Hà Nội. Hàng quý, năm công ty lập các báo cáo tài chính để nộp
lên Phòng Tài Chính- Tổng cục Công Nghiệp Quốc Phòng và Cục Tài Chính - Bộ
19


Quốc Phòng.
Trong công ty hiện nay người lập các BCTC là phó phòng kế toán, sau khi
BCTC được lập xong thì phó phòng kế toán trình kế toán trưởng, Giám đốc xem xét
và ký duyệt. Hệ thống BCTC của công ty lập đủ 4 báo cáo theo quy định, bao gồm:




Bảng cân đối kế toán: Lập định kỳ quý, năm
Báo cáo kết quả kinh doanh: Lập định kỳ quý, năm
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Lập định kỳ năm

( Mẫu số B01-DN)
( Mẫu số B02-DN)
(Mẫu số B03-DN)

Thuyết minh báo cáo tài chính: Lập định kỳ năm


( Mẫu số B09-DN)

Công ty TNHH MTV cao su 75 không có bộ phận chuyên biệt làm nhiệm vụ
Kế toán quản trị, Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm lập một số báo cáo quản
trị theo yêu cầu của ban Giám đốc như: báo cáo lợi nhuận, báo cáo chi tiết lãi lỗ,
báo cáo tổng hợp, chi tiết về phân tích doanh thu, chi phí...
2.2. Tổ chức công tác phân tích kinh tế
2.2.1. Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích kinh tế, công ty TNHH
MTV cao su 75 đã chủ động trong công tác phân tích nhưng chưa thực sự đầu tư
chú trọng vì trong công ty việc phân tích kinh tế do một mình kế toán trưởng đảm
nhận.


Bộ phận thực hiện công tác phân tích kinh tế:
Công ty TNHH MTV cao su 75 chưa có bộ phận độc lập thực hiện công tác
phân tích kinh tế. Công tác phân tích kinh tế được thực hiện bởi bộ phận Kế toán
của công ty, người phụ trách và thực hiện chính là Kế toán trưởng.



Thời điểm tiến hành phân tích kinh tế:
Thường vào cuối niên độ kế toán hay trường hợp có yêu cầu của Ban giám đốc
có thể tổ chức phân tích các chỉ tiêu kinh tế hay trước cuộc đấu thầu của công ty.



Nguồn dữ liệu phân tích kinh tế:
Được lấy từ phòng tài chính - kế toán, phòng tổ chức hành chính, phòng kinh
doanh, BCTC, báo cáo phân tích nhu cầu khách hàng, báo cáo giá thành sản phẩm...

và các tài liệu từ bên ngoài công ty như công văn, chứng từ của Sở, ngành...

20


2.2.2. Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế tại công ty


Phân tích chỉ tiêu về khả năng thanh toán

-

Khả năng thanh toán ngắn hạn:
Khả năng thanh toán ngắn hạn cho biết khả năng chi trả của công ty đảm bảo

-

khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.
Khả năng thanh toán nhanh:
Khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạn

thành tiền để thanh toán các khoản nợ tới hạn của công ty.
• Phân tích chỉ tiêu về cơ cấu vốn – tài sản
- Hệ số nợ (Hv):
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn hiện nay công ty đang sử dụng có bao
nhiêu đồng vốn đi vay. Hệ số này càng cao chứng tỏ khả năng độc lập của doanh
-

nghiệp về mặt tài chính càng kém.
Hệ số vốn chủ sở hữu:

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bằng vốn chủ
sở hữu. Tỷ suất này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng tài chính độc lập

cao, không bị rang buộc hoặc sức ép của các khoản nợ.
• Phân tích chỉ tiêu về năng lực hoạt động
- Vòng quay các khoản phải thu:
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền của
doanh nghiệp nhanh hay chậm. Số vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các
-

khoản phải thu nhanh, đây là dấu hiệu tốt.
Vòng quay hàng tồn kho:
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động bình quân tham gia vào quá trình
sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này

càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.
• Phân tích chỉ tiêu khả năng sinh lời
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu:
Chỉ tiêu này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu thuần.
Tỷ số này mạng giá trị dương nghĩa là kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn tương ứng với lãi
càng cao. Tỷ số này mạng giá trị âm nghĩa là kinh doanh của công ty gặp thua lỗ.
21


-

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA):
Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đơn vị tài sản sử dụng trong quá trình kinh doanh
tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận, trị số càng cao hiệu quả sử dụng tài sản càng lớn.


-

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE):
Chỉ tiêu này cho một đơn vị vốn chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh tạo ra được
bao nhiêu đồng lợi nhuận, trị số càng cao hiệu quả sử dụng vốn càng lớn.

22


2.2.3. Tính toán và phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng
vốn kinh dựa trên số liệu của các báo cáo tài chính
Bảng 2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHH MTV Cao su 75trong
2 năm 2015-2016
Đơn vị: Đồng Việt Nam
Chỉ tiêu
1. Tổng doanh thu
2.Lợi nhuận trước thuế
3. Lợi nhuận sau thuế
4. Vốn kinh doanh bình
quân
5. Vốn cố định bình quân
6. Vốn lưu động bình quân
7. VCSH bình quân
8. Hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh = 1/4
9. Hiệu quả sử dụng vốn
lưu động =1/6
10. Hiệu quả sử dụng vốn
cố định =1/5
11. Hiệu suất sinh lời của

VCSH = 2/7
12.Tổng tài sản bình quân
13. Khả năng sinh lời của
tài sản (ROA)
14. Khả năng sinh lời của
vốn chủ sở hữu (ROE)

Năm 2016

Năm 2015

266,262,142,706
6,592,152,745
5,270,722,196

241,476,575,515
6,187,707,114
4,876,764,512

So sánh 2015 với 2016
Tỉ lệ
Chênh lệch
(%)
24,785,567,191
10.26
404,445,631
6.54
393,957,684
8.08


385,733,019,699

331,670,378,670

54,062,641,030

16.30

197,059,836,700
188,673,182,992
248,944,467,100

187,062,292,908
144,608,085,762
221,596,399,664

9,997,543,792
44,065,097,230
27,348,067,437

5.34
30.47
12.34

0.73

-0.04

-5.19


1.41

1.67

-0.26

-15.49

1.35

1.29

0.06

4.67

0.02

0.02

0.00

-3.79

0.69

385,733,019,699

331,670,378,670


54,062,641,029

0.02

0.02

0.00

-8.40

0.02

0.02

0.00

-3.79

(Nguồn: BCTC công ty TNHH MTV cao su 75 năm 2015-2016)
Nhận xét:
-

Vốn kinh doanh bình quân của công ty năm 2016 tăng hơn so với năm 2015 là
54.062.641.030 vnđ , một con số khá lớn tương ứng với tăng 16,30%

 Vốn cố định bình quân tăng 9.997.543.792 vnđ tương ứng với 5,34%
 Vốn lưu động bình quân tăng 44.065.097.230 vnđ tương ứng với 30,47%

Như vậy vốn kinh doanh của công ty tăng lên là do tác động của cả nguốn vốn
cố định và lưu động đều tăng số lượng lớn.

23

16.30


- Chỉ số ROA của công ty năm 2015 đạt 0,02 có ý nghĩa cứ 1 triệu đồng tài sản
bình quân sử dụng vào kinh doanh công ty tạo ra 0,02 triệu đồng lợi nhuận sau thuế
như vậy có thể thấy công ty sử dụng tài sản đạt hiệu quả cao. Năm 2016 cũng vậy
chỉ số ROA là 0.02.
- Chỉ số ROE của công ty năm 2015 là 0,02 tương ứng cứ 1 triệu đồng VCSH
bình quân sử dụng đem lại lợi nhuận sau thế là 0,02 triệu đồng. Năm 2016 chỉ tiêu
này đạt 0,02 cho thấy công ty đã sử dụng nguồn vốn chủ sở hưu hiệu quả tuy nhiên
không có sự tiến bộ giưa năm 2016 và 2015.
- Về hiệu quả sử dụng vốn lưu động giữa 2 năm 2015 và 2016 có sự chênh
lệch cụ thể năm 2016 tăng so với 2015 là 4.67% từ 1,29 lần lên 1,35 lần. Năm 2015,
1 triệu đồng vốn lưu động mang về 1.67 triệu đồng lợi nhuận và năm 2016 đã giảm
đi 0.26 triệu đồng lợi nhuận.
- Về hiệu quả sử dụng vốn cố định giữa 2 năm 2015 và 2016 có sự chênh lệch
cụ thể năm 2016 giảm so với 2015 là 15.49% từ 1.67 lần xuống 1,41 lần. Năm
2015, 1 triệu đồng vốn lưu động mang về 1,29 triệu đồng lợi nhuận và năm 2016 đã
tăng lên 0.06 triệu đồng lợi nhuận.
Nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty năm 2016 tốt hơn so
với năm 2015 trong đó hiệu quả sử dụng vốn cố định đem lại lợi nhuận cao hơn so
với vốn lưu động. Do đó công ty cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tốt hơn nữa
đặc biệt là sử dụng nguồn vốn lưu động hiệu quả.

24


III. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH

KINH TẾ CỦA CÔNG TY TNHH MTV CAO SU 75
3.1. Đánh giá khái quát về công tác kế toán của công ty TNHH MTV cao
su 75
3.1.1. Ưu điểm
- Bộ máy kế toán gọn nhẹ, dễ làm, phòng kế toán được tổ chức theo hình thức
quan hệ trực tiếp.
- Đảm bảo nguyên tắc tập chung dân chủ làm cho bộ phận kế toán gọn và
mạnh tạo điều kiện cho kế toán viên phát huy vai trò trách nhiệm và hoàn thành
nhiệm vụ tốt nhất.
- Sổ sách kế toán được lưu trữ cẩn thận ngăn nắp.
- Phần mềm kế toán được công ty đưa vào sử dụng, đảm bảo tính tính xác kịp
thời thông tin kế toán.
- Chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất được tập hợp một cách hợp lý và
khoa học đáp ứng được yêu cầu quản lý của công ty.
- Xác định đối tượng tập hợp chi phi sản xuất từng loại sản phẩm phù hợp với
đặc điểm tổ chức sản xuất, thuận lợi cho việc tính giá thành sản phẩm.
- Cách tính giá thành sản phẩm của công ty cao su 75 đơn giản, rõ ràng, thuận
tiện cho việc phân tích đánh giá tình hình và việc thực hiện giá thành của công ty.
- Dây chuyền máy móc hiên đại đảm bảo tính chính xác cao.
- Hình thức sổ kế toán mà công ty áp dụng là Nhật Ký Chứng Từ với những
ưu điểm là thuận tiện cho việc ghi chép và theo dõi một cách cụ thể, thường xuyên
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
3.1.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm trên, do đặc thù ngành nghề kinh doanh, do các nghiệp
vụ kinh tế trên thực tế diễn ra rất đa dạng và phức tạp ngày càng có nhiều nét mới. Do
vậy, công việc kế toán cũng ngày càng đòi hỏi nhiều kiến thức, năng lực và kinh
nghiệm. Công ty vẫn còn một số thiếu sót trong quá trình hoạt động như:
-

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các nhân viên trong phòng chưa được đồng

đều, việc phối hợp giữa các bộ phận còn chưa cao.

-

Về việc theo dõi công nợ: Hiện tại công ty theo dõi các khoản phải thu khách hàng trên
25


×