Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học cho học sinh thông qua sử dụng hệ thống bài tập thực nghiệm trong dạy học chương sắt và một số kim loại quan trọng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.6 MB, 146 trang )

.ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐỖ THỊ MINH HẰNG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ HÓA HỌC
CHO HỌC SINH THÔNG QUA SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
THỰC NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG SẮT VÀ MỘT SỐ
KIM LOẠI QUAN TRỌNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ SƢ PHẠM HÓA HỌC

HÀ NỘI – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐỖ THỊ MINH HẰNG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ HÓA HỌC
CHO HỌC SINH THÔNG QUA SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
THỰC NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG SẮT VÀ MỘT SỐ
KIM LOẠI QUAN TRỌNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ SƢ PHẠM HÓA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
BỘ MÔN HÓA HỌC
Mã số: 8.14.01.11

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hữu Chung



HÀ NỘI – 2020


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tác giả muốn gửi lời cảm ơn đến ban chủ nhiệm khoa, các quý
thầy cô đã từng giảng dạy lớp cao học khóa K13 chuyên ngành Lý luận và
phƣơng pháp dạy học bộ môn Hóa học, trƣờng Đại học Giáo dục – Đại học
Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy và giúp đỡ để tác giả hoàn thành tốt luận văn
của mình!
Đặc biệt tác giả cảm thấy rất vui và thấy mình may mắn khi đƣợc thầy
TS. Nguyễn Hữu Chung nhận hƣớng dẫn làm luận văn. Với lòng kính trọng
và biết ơn sâu sắc, tác giả xin chân thành cảm ơn thầy đã tận tình hƣớng dẫn,
giúp đỡ, chỉ bảo trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài!
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, thầy cô và các em học
sinh lớp 12, trung tâm GDNN-GDTX Đan Phƣợng (Hà Nội) và trung tâm
GDNN-GDTX Từ Sơn (Bắc Ninh) đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong
quá trình thực hiện điều tra thực tế, thực nghiệm sƣ phạm của đề tài!
Sau cùng tác giả xin trân trọng cảm ơn và gửi lời chúc sức khỏe, hạnh
phúc, thành công đến tất cả ngƣời thân trong gia đình, thầy cô, bạn bè, đồng
nghiệp đã luôn quan tâm, động viên và giúp đỡ tác giả trong suốt những ngày
tháng qua!
Hà Nội, tháng 01 năm 2020
Tác giả

Đỗ Thị Minh Hằng

i



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

BT

Bài tập

BTTN

Bài tập thực nghiệm

CT

Công thức

DD

Dung dịch

DH

Dạy học

DHHH

Dạy học hóa học

ĐHQG


Đại học Quốc gia

ĐHSP

Đại học Sƣ phạm

ĐKTC

Điều kiện tiêu chuẩn

GDNN – GDTX

Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thƣờng xuyên

GV

Giáo viên

HH

Hóa học

HS

Học sinh

HTTH

Hệ thống tuần hoàn


KT – ĐG

Kiểm tra – đánh giá

NC

Nghiên cứu

NL

Năng lực

NL SDNNHH

Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

NNHH

Ngôn ngữ hóa học

NXB

Nhà xuất bản

PP

Phƣơng pháp

PPDH


Phƣơng pháp dạy học

PTHH

Phƣơng trình hóa học

Th.N

Thí nghiệm

TNHH

Thuật ngữ hóa học

TNSP

Thực nghiệm sƣ phạm

THPT

Trung học phổ thông

ii


TTĐ

Trƣớc tác động


SGK

Sách giáo khoa

STĐ

Sau tác động

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Mô tả các tiêu chí của NL SDNNHH .......................................................14
Bảng 1.2. Những khó khăn mà thầy cô gặp phải khi sử dụng Th.N trong DHHH ...27
Bảng 1.3. GV sử dụng các tiêu chí để đánh giá năng lực sử dụng ngôn ngữ của HS
...................................................................................................................................28
Bảng 1.4. Mức độ quan trọng của mỗi kĩ năng cần đƣợc chú trọng để phát triển ....29
năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học .........................................................................29
Bảng 1.5. Điều tra về nội dung kiến thức về ngôn ngữ hóa học trong chƣơng trình
học .............................................................................................................................32
Bảng 1.6. Mức độ đạt đƣợc của các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học của HS .....33
Bảng 2.1. Mô tả các tiêu chí và các mức độ đánh giá NL SDNNHH........................90
Bảng 3.1. Kết quả học tập môn Hóa học học kì I của HS năm học 2018-2019 .......97
Bảng 3.2. Kết quả bảng kiểm quan sát, phiếu tự đánh giá về năng lực sử dụng ....100
ngôn ngữ hóa học của học sinh ...............................................................................100
Bảng 3.3. Kết quả bài kiểm tra 15 phút ..................................................................102
Bảng 3.4. Phân phối tần số, tần suất, tần suất tích lũy của bài kiểm tra 15 phút ....102
Bảng 3.5. Kết quả bài kiểm tra 45 phút ..................................................................103
Bảng 3.6. Phân phối tần số, tần suất, tần suất tích lũy của bài kiểm tra 45 phút ....103
Bảng 3.7. Tổng hợp các tham số đặc trƣng .............................................................104

Bảng 3.8. Phân loại học sinh theo kết quả thực nghiệm .........................................105
Bảng 3.9. Giá trị p và mức độ ảnh hƣởng ES .........................................................105
Bảng 3.10. Kết quả bài kiểm tra 45 phút trƣớc thực nghiệm ..................................105
Bảng 3.11. So sánh kết quả bài kiểm tra 45 phút trƣớc và sau thực nghiệm ..........106

iv


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 1.1. Mô hình tảng băng về cấu trúc năng lực ...................................................11
Hình 1.2. Mô hình cấu trúc năng lực hành động.......................................................12
Hình 1.3. Sơ đồ học sinh di chuyển trong dạy học theo góc ....................................23
Biểu đồ 1.1. Mức độ quan trọng của năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học của HS ..25
Biểu đồ 1.2. Việc sử dụng bài tập thực nghiệm hóa học phối hợp với các phƣơng
pháp dạy học tích cực khác nhau để phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
...................................................................................................................................26
Biểu đồ 1.3. Mức độ sử dụng bài tập thực nghiệm hóa học của giáo viên trong các
giờ dạy học hóa học ..................................................................................................26
Biểu đồ 1.4. Mức độ sử dụng hình thức thí nghiệm để phát triển năng lực sử dụng
ngôn ngữ hóa học cho học sinh .................................................................................27
Biểu đồ 1.5. Mức độ sử dụng phƣơng pháp và công cụ đánh giá năng lực sử dụng 29
ngôn ngữ hóa học của học sinh .................................................................................29
Biểu đồ 1.6. Tần suất học sinh đƣợc giáo viên cho tham gia các hoạt động học tập
có liên quan tới bài tập thực nghiệm hóa học ...........................................................31
Biểu đồ 1.7. Mức độ học sinh đƣợc tham gia các hoạt động học tập có liên quan tới
thí nghiệm hóa học ....................................................................................................31
Sơ đồ 2.1. Cấu trúc nội dung chƣơng: Sắt và một số kim loại quan trọng ...............37
Biểu đồ 3.1. Đƣờng lũy tích của bài kiểm tra 15 phút ............................................103
Biểu đồ 3.2. Đƣờng lũy tích của bài kiểm tra 45 phút ............................................104


v


MỤC LỤC
Lời cảm ơn .................................................................................................................. I
Danh mục các chữ viết tắt .......................................................................................... II
Danh mục các bảng .................................................................................................. IV
Danh mục các biểu đồ, hình, sơ đồ ............................................................................ V
Mở đầu ........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................2
2.1. Trên thế giới .........................................................................................................2
2.2. Ở trong nƣớc ........................................................................................................4
3. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................6
5. Khách thể, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .........................................................6
5.1. Khách thể nghiên cứu...........................................................................................6
5.2. Đối tƣợng nghiên cứu...........................................................................................7
5.3. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................7
6. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................7
7. Giả thuyết khoa học ................................................................................................7
8. Phƣơng pháp nghiên cứu.........................................................................................7
8.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận ..........................................................................7
8.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn.......................................................................7
8.3. Phƣơng pháp xử lí thông tin .................................................................................8
9. Đóng góp mới của đề tài .........................................................................................8
10. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................8

vi



Chƣơng 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học phát triển năng lực sử dụng
ngôn ngữ hóa học ........................................................................................................9
1.1. Xu hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học ............................................................9
1.1.1. Đổi mới giáo dục phổ thông theo định hƣớng phát triển năng lực ...................9
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của năng lực ................................................................9
1.1.3. Cấu trúc chung của năng lực ...........................................................................11
1.1.4. Các năng lực hình thành và phát triển cho học sinh trong dạy học hóa học ...12
1.1.5. Phƣơng pháp và hình thức đánh giá học sinh theo định hƣớng năng lực .......12
1.2. Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học cho học sinh .............................14
1.2.1. Khái niệm ngôn ngữ hóa học ..........................................................................14
1.2.2. Khái niệm năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học..............................................14
1.2.3. Cấu trúc và tiêu chí của năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học ........................14
1.2.4. Vai trò của năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học trong dạy học hóa học. .......16
1.2.5. Sử dụng thí nghiệm phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học cho học
sinh… ........................................................................................................................16
1.3. Bài tập hóa học ...................................................................................................17
1.3.1. Khái niệm bài tập hóa học ...............................................................................17
1.3.2. Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học trong dạy học .....................................17
1.3.3. Phân loại bài tập hóa học ................................................................................18
1.3.4. Bài tập định hƣớng phát triển năng lực ...........................................................19
1.4. Bài tập thực nghiệm ...........................................................................................19
1.4.1. Khái niệm bài tập thực nghiệm hóa học..........................................................19
1.4.2. Phân loại bài tập thực nghiệm hóa học ...........................................................19

vii


1.4.3. Tác dụng của bài tập thực nghiệm đới với năng lực sử dụng ngôn ngữ cho
học sinh .....................................................................................................................21

1.5. Phƣơng pháp dạy học tích cực để phát triển năng lực cho học sinh ..................21
1.5.1. Phƣơng pháp bàn tay nặn bột ..........................................................................21
1.5.2. Phƣơng pháp dạy học theo góc .......................................................................22
1.6. Thực trạng việc sử dụng bài tập thực nghiệm phát triển năng lực sử dụng ngôn
ngữ hóa học trong dạy học hóa học ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục
thƣờng xuyên. ............................................................................................................24
1.6.1. Mục đích điều tra ............................................................................................24
1.6.2. Nội dung điều tra .............................................................................................24
1.6.3. Phƣơng pháp điều tra ......................................................................................25
1.6.4. Đối tƣợng điều tra ...........................................................................................25
1.6.5. Kết quả điều tra ...............................................................................................25
Tiểu kết chƣơng 1......................................................................................................35
Chƣơng 2. Xây dựng và sử dụng bài tập thực nghiệm nhằm phát triển năng lực sử
dụng ngôn ngữ hóa học .............................................................................................36
2.1. Phân tích mục tiêu, cấu trúc nội dung chƣơng sắt và một số kim loại quan
trọng. .........................................................................................................................36
2.1.1. Mục tiêu chƣơng sắt và một số kim loại quan trọng .......................................36
2.1.2. Cấu trúc nội dung chƣơng sắt và một số kim loại quan trọng ........................37
2.1.3. Những chú ý về nội dung và phƣơng pháp dạy học chƣơng sắt và một số kim
loại quan trọng...........................................................................................................38
2.2. Xây dựng hệ thống bài tập thực nghiệm chƣơng sắt và một số kim loại quan
trọng - hóa học 12 cơ bản ..........................................................................................40
2.2.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập thực nghiệm.......................................40

viii


2.2.2. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập thực nghiệm .........................................40
2.2.3. Hệ thống bài tập thực nghiệm định hƣớng năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa
học chƣơng sắt và một số kim loại quan trọng - hóa học 12 cơ bản .........................41

2.2.4. Sử dụng bài tập thực nghiệm trong dạy học hóa học ......................................59
2.2.5. Thiết kế một số kế hoạch dạy học minh họa ...................................................61
2.3. Thiết kế bộ công cụ đánh giá sự phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
cho học sinh...............................................................................................................90
2.3.1. Xác định các tiêu chí và mức độ đánh giá năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa
học… .........................................................................................................................90
2.3.2. Thiết kế bảng kiểm quan sát đánh giá năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học của
học sinh .....................................................................................................................94
2.3.3. Phiếu tự đánh giá của học sinh ........................................................................94
2.3.4. Đánh giá qua bài kiểm tra ...............................................................................94
Tiểu kết chƣơng 2......................................................................................................95
Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm .............................................................................96
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm .............................................96
3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sƣ phạm ...............................................................96
3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm...............................................................96
3.2. Kế hoạch thực nghiệm........................................................................................96
3.2.1. Đối tƣợng thực nghiệm ...................................................................................96
3.2.2. Nội dung thực nghiệm sƣ phạm ......................................................................97
3.3. Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm ........................................................................98
3.4. Tổ chức kiểm tra đánh giá ..................................................................................98
3.5. Kết quả thực nghiệm và xử lí kết quả thực nghiệm sƣ phạm ............................98

ix


3.5.1. Phƣơng pháp xử lí kết quả thực nghiệm sƣ phạm...........................................98
3.5.2. Kết quả thực nghiệm .....................................................................................100
Tiểu kết chƣơng 3....................................................................................................107
Kết luận và khuyến nghị .........................................................................................108
1. Kết luận ...............................................................................................................108

2. Khuyến nghị ........................................................................................................109
Tài liệu tham khảo ...................................................................................................111
PHỤ LỤC

x


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở mỗi quốc gia giáo dục luôn giữ vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển
của đất nƣớc. Nghị quyết của đại hội lần IX, Đảng cộng sản Việt Nam ghi rõ:
“Giáo dục là quốc sách hàng đầu” cho thấy tầm quan trọng của giáo dục đối
với xây dựng và phát triển đất nƣớc. Để hội nhập giáo dục quốc tế thành công,
theo kịp với sự phát triển của khoa học – công nghệ tiên tiến trên thế giới thì nền
giáo dục của nƣớc ta phải không ngừng đổi mới đào tạo nguồn nhân lực chất
lƣợng cao cho đất nƣớc. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đƣa ra các nghị quyết về việc
đổi mới chƣơng trình giáo dục, phƣơng pháp dạy học với mục tiêu đào tạo ra
những con ngƣời phát triển toàn diện về đức trí thể mỹ và các năng lựcđể trở
thành một công dân tƣơng lai có ích, góp phần vào công cuộc xây dựng, bảo vệ,
phát triển đất nƣớc. Để góp phần thực hiện đƣợc mục tiêu đó, một trong các việc
cần thiết là phải nâng cao chất lƣợng dạy và học từ các cấp học phổ thông. Với
tất cả các môn học nói chung và Hóa học (HH) nói riêng, đổi mới phƣơng pháp
dạy học (PPDH) theo hƣớng tích cực, một biện pháp hiệu quả giúp nâng cao chất
lƣợng dạy - học hiện nay.
Hóa học là một môn khoa học tự nhiên, kết hợp nhiều giữa lý thuyết và thực
hành, thực nghiệm. Trong lý thuyết một phần rất quan trọng là phần BT góp phần
củng cố kiến thức, hiểu rõ nội dung kiến thức, không chỉ giúp củng cố lại kiến
thức mà còn có thể phát triển cho học sinh (HS) các năng lực (NL) nhƣ tƣ duy,
tính toán, giải quyết vấn đề, thực nghiệm, sử dụng ngôn ngữ hóa học
(SDNNHH)… Trong hoạt động dạy học BTHH hiện nay còn sử dụng nhiều BT

dựa trên lí thuyết mà chƣa gắn với thực tế và thƣờng là dạy “chay” đƣợc sử dụng
là chủ yếu, còn ít sử dụng các BT dƣới dạng thí nghiệm (Th.N) do một số nguyên
nhân nhƣ: thói quen ngại đổi mới hay các nguyên nhân khách quan khác… nên
khi đƣa các bài tập thực nghiệm (BTTN) hóa học vào dạy học đóng vai trò rất
quan trọng vừa là phƣơng tiện truyền tải kiến thức, vừa rèn khả năng tƣ duy, sáng
tạo, SDNNHH một cách hiệu quả, tạo hứng thú và niềm yêu thích môn học cho

1


HS và vận dụng chúng một cách khoa học, hiệu quả vào cuộc sống. Đây cũng là
một trong các phƣơng pháp dạy học (PPDH) có hiệu quả đƣợc nhiều nhà nghiên
cứu (NC) quan tâm sử dụng để pháp triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
(NL SDNNHH) – NL quan trọng của môn HH góp phần nâng cao hiệu quả học
tập cho HS.
Phần kim loại sắt và một số kim loại quan trọng trong chƣơng trình HH lớp 12
có nhiều nội dung kiến thức liên quan đến thực tiễn do đó HS không chỉ học
những kiến thức hàn lâm chuyên môn về một số kim loại quen thuộc trong cuộc
sống mà còn góp phần giáo dục cho HS ý thức bảo vệ môi trƣờng, vận dụng kiến
thức vào thực tiễn, tăng hứng thú học tập môn hóa và phát triển NL SDNNHH
cho HS.
Đối với HS ở các trung tâm GDNN – GDTX, NLSDNNHH thông qua khảo
sát cho thấy còn nhiều em chƣa đƣợc tốt đã làm ảnh hƣởng đến kết quả học tập
bộ môn Hóa. Vì vậy để nâng cao hiệu quả dạy - học thì việc phát triển NL
SDNNHH trong quá trình dạy học GV yêu cầu HS phải sử dụng NNHH một
cách liên tục, thành thạo, tạo động lực để HS vừa có thể phát triển toàn diện và
thấy yêu thích môn học. Việc phát triển NL thông qua sử dụng BTTN ở các trung
tâm GDNN – GDTX chƣa đƣợc nhiều tác giả quan tâm đúng mức, tài liệu về
BTTN chƣa nhiều và chƣa phong phú đa dạng.
Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi lựa chọn đề tài: “Phát triển năng lực

sử dụng ngôn ngữ hóa học cho học sinh thông qua sử dụng hệ thống bài tập
thực nghiệm trong dạy học chương Sắt và một số kim loại quan trọng” làm đề
tài NC.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Trên thế giới
Trên thế giới đã có những NC từ rất sớm về phát triển NL nói chung và
NLSDNNHH nói riêng. Ở một số nƣớc nhƣ Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Úc,...đã xây
dựng đƣợc các mô hình DH tích hợp nhằm tạo điều kiện tốt cho việc phát triển
các NL và đặc biệt là NL SDNN của HS vì nó là cơ sở để phát triển các loại NL
khác.

2


Năm 2005, Michael, Brad Krone, Sarah Reiter và Doug Verby nhà NC giáo
dục ngƣời Mĩ – giáo viên trƣờng trung học Clayton bang Missouri đã đề xuất mô
hình phát triển NL SDNNHH thông qua các hoạt động ngoại khóa, các trò chơi
[17].
Năm 2013, Michael Robert Greenhoe công bố NC phát triển NL SDNNHH
của HS bằng cách tăng cƣờng KNSD NNHH trong các hoạt động hàng ngày
trong cuộc sống, HS sẽ thấy đƣợc tính thực tiễn của môn học từ đó tạo cho HS sự
hứng thú, tìm tòi học tập [14].
Năm 2013, tác giả K.F.Lim NC nhà NC ngƣời Úc đã chỉ ra rằng NNHH là yếu
tố quan trọng bậc nhất để HS tiếp thu các kiến thức môn Hóa học, tác giả đề xuất
biện pháp để học tập hiệu quả các nội dung về NNHH đó là cần coi việc học nó
nhƣ học môn ngoại ngữ [30].
Năm 1982 hai nhà khoa học Barke, Von Hans-Dieter ngƣời Đức đã công bố
NC về những khó khăn HS gặp phải khi sử dụng các biểu tƣợng HH và các
PPDH để khắc phục các khó khăn đó [1].
Năm 2006, các tác giả Wirtz, Kaufmann và Hawley quan tâm đến phát triển

KNSDNNHH thông qua các bài thực hành [33]. Năm 2008, Sevcik, Hicks và
Schultz có NC về phát triển KNSDNNHH bằng sử dụng thẻ trò chơi gọi tên các
nguyên tố, thẻ biểu tƣợng HH [32].
Năm 2010, tác giả K.Kelly đề xuất sử dụng các PPDH hiện đại, kết hợp với
các kĩ thuật DH mới để rèn luyện kĩ năng SDNNHH [31].
Trên đây là một số NC về vấn đề phát triển NL SDNNHH. Nhƣ vậy cho thấy
vần đề này đã đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới quan tâm NC và hầu hết các NC đều
cho rằng NNHH là một trong những nhân tố quan trọng nhất để năng cao chất
lƣợng DH môn HH. Những năm gần đây ở các nƣớc tập trung NC nhiều vào việc
xây dựng các mô hình DH và các giải pháp sử dụng các PPDH mới phối hợp với
các KTDH hiện đại để phát triển NL SDNNHH của HS thông qua việc rèn luyện
các KN SDNNHH.

3


2.2. Ở trong nƣớc
Những NC đầu tiên phải nói đến đến cuốn từ điển “Danh từ khoa học” của
GS. Hoàng Xuân Hãn đã đƣợc xuất bản từ những năm 40 của thế kỉ XX, trong nó
có phần về HH gồm cách gọi tên nguyên tố, các hóa chất, đặt tên cho các khái
niệm hiện tƣợng, quá trình chuyển hóa HH. Đây là công trình khoa học có ý
nghĩa rất lớn góp phần quan trọng cho việc phổ biến kiến thức và giảng dạy HH
ở nƣớc ta.
Năm 1990, NXB Giáo dục Hà Nội đã hợp tác với NXB Mir Maxcova dịch
sang tiếng Việt và xuất bản cuốn “Từ điển bách khoa nhà hóa học trẻ tuổi”.
Năm 1994, NXB Khoa học và kỹ thuật xuất bản “Từ điển giải thích thuật ngữ
Toán học, Hóa học, Sinh học” của hai tác giả Nhƣ Ý và Việt Hùng [29].
Năm 2000, cuốn sách “Danh pháp hợp chất hữu cơ” do NXB Giáo dục xuất
bản của tác giả Trần Quốc Sơn (chủ biên) và Trần Thị Tửu, đƣợc tái bản tháng
11/2003.

Năm 2001, NXB Giáo dục đã xuất bản cuốn “Từ điển hóa học phổ thông”
phục vụ nhu cầu tra cứu học tập của ngƣời học do tác giả Nguyễn Thạc Cát chủ
biên, tái bản năm 2002.
Đề tài NC khoa học cấp Bộ về “Rèn luyện thuật ngữ hóa học cho học sinh
THPT miền núi” của tác giả Hoàng Thị Chiên nghiệm thu năm 2001 tại trƣờng
ĐHSP - Đại học Thái Nguyên.
Tập thể các nhà khoa học thuộc hội Hóa học Việt Nam từ năm 2005 đến 2010
đã thực hiện đề tài cấp nhà nƣớc về “Xây dựng hệ thống Danh pháp và Thuật ngữ
hóa học Việt Nam” nghiên cứu về các quy tắc phiên chuyển tên gọi từ tiếng nƣớc
ngoài sang tiếng Việt cho các nguyên tố và hợp chất HH, khái niệm, hiện tƣợng
và quá trình HH, nhằm xây dựng đƣợc hệ thống Danh pháp và Thuật ngữ hóa
học của Việt Nam phù hợp với quy tắc quốc tế đồng thời thuận lợi cho công tác
phổ cập và nghiên cứu HH trong nƣớc.
Năm 2010, Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC47 Hóa học đã biên
soạn TCVN 5529:2010 Thuật ngữ hóa học – danh pháp các nguyên tố và hợp
chất hóa học trên cơ sở dự thảo đề nghị của hội Hóa học Việt Nam thay thế cho

4


TCVN 5529:1991Thuật ngữ hóa học – nguyên tắc cơ bản, Tổng cục Tiêu chuẩn
Đo lƣờng Chất lƣợng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Trên cơ sở đó có nhiều NC chuyên sâu của các tác giả về việc phát triển các
NL nói chung và NL SDNNHH nói riêng thông qua BTTN trong dạy học HH để
nâng cao chất lƣợng dạy - học ở trƣờng trung học phổ thông (THPT) nhƣ:
Hoàng Thị Chiên (2005),“Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học cho
sinh viên miền núi trong trường sư phạm các tỉnh phía Bắc”, Luận án tiến sĩ
trƣờng ĐHSP Hà Nội.
Lƣu Thị Hồng Duyên (2015), “Dùng bài tập để phát triển năng lực sử dụng
ngôn ngữ hóa học cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông chuyên”, Luận văn

thạc sĩ trƣờng ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh.
Đồng Thị Hƣơng Liên (2018), “Phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho
học sinh thông qua bài tập thực nghiệm chương 6 - hóa học 12 nâng cao”, Luận
văn thạc sĩ khoa học giáo dục trƣờng ĐHSP Hà Nội.
Nguyễn Thị Ngân (2018), “Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
cho học sinh trong dạy học chương trình hóa học lớp 10”, Khóa luận tốt nghiệp
trƣờng ĐHSP – Đại học Thái Nguyên.
Lê Huy Hoàng (2018), “Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học cho
học sinh trường trung học phổ thông và sinh viên sư phạm hóa học trong dạy học
hóa học”, luận án tiến sĩ khoa học giáo dục trƣờng ĐHSP Hà Nội.
Trong các công trình NC trên, các tác giả đề cập đến xây dựng các BTHH để
phát triển các NL và đánh giá các NL thông qua các công cụ khác nhau nhƣng
dùng BTTN để phát triển NL SDNNHH chƣa có nhiều NC. Do vậy việc NC sử
dụng BTTNHH trong DH để phát triển NL SDNNHH cho HS là cần thiết và có
ý nghĩa thực tiễn theo định hƣớng phát triển NL cho HS trong giai đoạn hiện nay.
Các NC đều viết về HS THPT còn đối với HS thuộc các trung tâm GDNN –
GDTX thì hầu nhƣ chƣa có NC.

5


3. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng và sử dụng hệ thống BTTN HH chƣơng Sắt và một số kim loại
quan trọng nhằm phát triển các NL SDNNHH cho HS, góp phần nâng cao chất
lƣợng dạy và học môn hóa học (HH) ở trung tâm GDNN - GDTX hiện nay.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành đƣợc mục đích nghiên cứu, đề tài tiến hành với các nhiệm vụ:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về xu hƣớng đổi mới phƣơng pháp (PP) dạy và học
theo định hƣớng phát triển năng lực (NL).
- Nghiên cứu một số PPDH, kĩ thuật DH tích cực.

- Điều tra thực trạng sử dụng BTHH nói chung và bài tập thực nghiệm hóa học
nói riêng ở các trung tâm GDNN - GDTX để phát triển NL SDNNHH cho HS và
mức độ đạt đƣợc của HS về NL này.
- Nghiên cứu nội dung, cấu trúc chƣơng trình HH phổ thông và đi sâu vào
chƣơng Sắt và một số kim loại quan trọng trong chƣơng trình Hóa học lớp 12.
- Xác định nguyên tắc, quy trình để xây dựng hệ thống BTTN định hƣớng phát
triển NL SDNNHH cho HS. Từ đó xây dựng hệ thống BT định hƣớng phát triển
NL SDNNHH dùng trong dạy học cho HS chƣơng Sắt và một số kim loại quan
trọng Hóa học 12.
- Đề xuất biện pháp sử dụng hệ thống BT đã xây dựng trong DH để phát triển NL
SDNNHH cho HS và thiết kế kế hoạch bài dạy minh họa.
- Thiết kế bộ công cụ đánh giá NL SDNNHH của HS (bảng tiêu chí và các mức
độ, bảng kiểm quan sát, phiếu hỏi và bài kiểm tra - đánh giá (KT - ĐG) kiến
thức, kĩ năng).
- Thực nghiệm sƣ phạm (TNSP) đánh giá hiệu quả và tính khả thi của các đề xuất
đƣa ra trong luận văn.
5. Khách thể, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học môn Hóa học ở trung tâm GDNN – GDTX.

6


5.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Hệ thống BTTN chƣơng Sắt và một số kim loại quan trọng Hóa học 12 để
phát triển NL SDNNHH cho học sinh.
5.3. Phạm vi nghiên cứu
- Biện pháp sử dụng BTTN chƣơng Sắt và một số kim loại quan trọng – Hóa học
12 để phát triển NL SDNNHH cho HS.
- TNSP tại các Trung tâm GDNN - GDTX thuộc địa phận Hà Nội, Bắc Ninh.

6. Câu hỏi nghiên cứu
Sử dụng các BTTN HH kết hợp với các PPDH tích cực thế nào để phát triển
đƣợc NL SDNNHH cho HS, nâng cao hiệu quả học tập và chất lƣợng DH HH ở
trung tâm GDNN - GDTX?
7. Giả thuyết khoa học
Vận dụng BTTN hóa học vào thiết kế các hoạt động dạy học chƣơng Sắt và
một số kim loại quan trọng Hóa học 12 sẽ phát triển NL SDNNHH, phát triển tƣ
duy sáng tạo, hoạt động hóa các hoạt động nhận thức của HS từ đó góp phần
nâng cao chất lƣợng DH HH ở trung tâm GDNN – GDTX.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng phối hợp các nhóm PP NC sau:
8.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận
- NC, thu thập thông tin, tổng quan các vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài nhƣ
NL và DH phát triển NL, NL SDNNHH, BTTN và các PPDH tích cực...
- Sử dụng phối hợp các PP phân tích, phân loại, tổng hợp, hệ thống hóa, khái
quát hóa…trong NC tổng quan các tài liệu đã thu thập đƣợc.
8.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra thực trạng việc sử dụng BTTN ở một số trung tâm GDNN – GDTX.
Thực trạng hiểu biết và vận dụng các PPDH tích cực của GVở trung tâm GDNN
– GDTX hiện nay. Thái độ học tập trong học tập môn HH của HS.
- Trao đổi, thăm dò ý kiến của chuyên gia, đồng nghiệp về tính phù hợp của hệ
thống BTTN HH và PP sử dụng chúng trong DH để phát triển NL SDNNHH cho
HS.

7


- TNSP tại hai cơ sở đào tạo trung tâm GDNN – GDTX kiểm nghiệm tính hiệu
quả của các đề xuất.
8.3. Phƣơng pháp xử lí thông tin

Để xử lí số liệu TNSP sử dụng PP thống kê toán học trong NC khoa học giáo
dục nhƣ tính phần trăm, trung bình cộng, sai số trung bình cộng, phƣơng sai và
độ lệch chuẩn…
9. Đóng góp mới của đề tài
- Xây dựng hệ thống BTTN trong dạy học chƣơng sắt và một số kim loại quan
trọng HH 12 theo định hƣớng phát triển NL SDNNHH cho HS.
- Đề xuất PP, kĩ thuật sử dụng các BTTN trong dạy học chƣơng Sắt và một số
kim loại quan trọng HH 12 theo định hƣớng phát triển NL.
- Thiết kế các tiêu chí và bộ công cụ đánh giá sự phát triển NL SDNNHH cho
HS.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục thì luận
văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học phát triển năng lực sử dụng
ngôn ngữ hóa học.
Chƣơng 2. Xây dựng và sử dụng bài tập thực nghiệm nhằm phát triển năng lực sử
dụng ngôn ngữ hóa học.
Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm.

8


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ HÓA HỌC
1.1. Xu hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học
1.1.1. Đổi mới giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực
Xu hƣớng giáo dục quốc tế hiện nay là DH định hƣớng kết quả đầu ra (hay là
chƣơng trình giáo dục định hƣớng phát triển NL). Ở nƣớc ta, giáo dục phổ thông
cũng đang thực hiện bƣớc chuyển từ chƣơng trình giáo dục tiếp cận nội dung
sang tiếp cận NL, từ chỗ quá trình DH lấy GV làm trung tâm sang DH lấy HS

làm trung tâm, quan tâm tới các NL mà HS đạt đƣợc khi kết thúc môn học. Để
thực hiện đƣợc điều đó thì trong DH hiện nay phải chuyển từ PPDH theo lối
“truyền thụ một chiều” sang DH lấy ngƣời học làm trung tâm – định hƣớng phát
triển NL cho HS nghĩa là dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ
năng, hình thành, phát triển NL và phẩm chất, phát huy tính tích cực, sáng tạo
của HS. Đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm
tra trí nhớ sang KT - ĐG NL vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề của HS, kết
hợp KT - ĐG kết quả học tập với KT - ĐG thƣờng xuyên trong quá trình học tập
để có tác động kịp thời, hiệu quả nhằm nâng cao chất lƣợng của hoạt động DH và
giáo dục.
Nhƣ vậy giáo dục phổ thông nƣớc ta có sự đổi mới toàn diện, đồng bộ từ mục
tiêu, nội dung, PP và cả trong KT - ĐG.
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của năng lực
a) Khái niệm về năng lực
Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về NL với nhiều cách tiếp cận.
NL theo từ điển Tiếng Việt thì là: “Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự
nhiên sẵn có để thực hiện một hành động nào đó; phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo
cho con ngƣời khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lƣợng
cao” [20].
Từ lĩnh vực kinh tế học, dƣới các góc nhìn của các chuyên gia trong Hội nghị
chuyên đề về những NL cơ bản của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh
tế - Organization for Economic Cooperation and Development) (2002),

9


F.E.Weinert cho rằng: “NL đƣợc thể hiện nhƣ một hệ thống khả năng, sự thành
thạo hoặc những kĩ năng thiết yếu, có thể giúp con ngƣời đủ điều kiện vƣơn tới
một mục đích cụ thể”.
Theo nhà giáo dục ngƣời Mỹ Gardner Howard “NL phải đƣợc thể hiện thông

qua hành động có kết quả và có thể đánh giá đo đạc đƣợc”.
Nhà tâm lý học A.Rudich đƣa ra quan niệm về NL là: NL của con ngƣời
không chỉ là kết quả của sự phát triển và giáo dục mà còn là kết quả hoạt động
của các đặc điểm bẩm sinh hay còn gọi là năng khiếu. NL đó là năng khiếu đã
đƣợc phát triển, có năng khiếu chƣa có nghĩa là nhất thiết sẽ biến thành NL.
Muốn vậy phải có môi trƣờng xung quanh tƣơng ứng và phải có sự giáo dục có
chủ đích [24].
NL là: “Khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải
quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong các tình huống thay đổi thuộc các lĩnh vực nghề
nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm
cũng nhƣ sẵn sàng hành động” [16].
Theo chƣơng trình phổ thông tổng thể ban hành năm 2018 thì “NL là thuộc
tính cá nhân đƣợc hình thành, phát triển nhờ tố chất có sẵn và quá trình học tập,
rèn luyện, cho phép con ngƣời huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các
thuộc tính cá nhân khác nhƣ hứng thú, niềm tin, ý chí,...thực hiện thành công một
loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”
[6].
Tóm lại, dựa trên quan niệm của nhiều tác giả đƣa ra ở trên có thể hiểu NL
nhƣ sau: NL là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc
tính tâm lí cá nhân khác nhƣ hứng thú, niềm tin, ý chí,...để thực hiện thành công
hoạt động trong một bối cảnh nhất định.
b) Đặc điểm của năng lực
- NL không phải là cái có sẵn mà nó đƣợc hình thành và bồi đắp phát triển trong
mọi quá trình hoạt động của con ngƣời.
- NL là tổng hợp của các thuộc tính độc đáo của con ngƣời chứ không phải chỉ là
một thuộc tính, đặc điểm nào tạo nên.

10



- Trong cùng công việc qua cách giải quyết công việc sẽ thể hiện NL của mỗi
ngƣời.
- Trong mỗi lĩnh vực, tình huống riêng thì NL đƣợc hiểu từng nghĩa cụ thể.
- NL chịu sự ảnh hƣởng của nhiều nhân tố khác nhau nhƣ môi trƣờng, con ngƣời.
1.1.3. Cấu trúc chung của năng lực
Có rất nhiều mô hình về cấu trúc NL với mỗi tác giả khác nhau lại có thể đƣa
ra mô hình khác nhau.
a) Mô hình tảng băng về cấu trúc năng lực
Hình 1.1. Mô hình tảng băng về cấu trúc năng lực

Cấu trúc tảng băng về NL gồm ba tầng: tầng thứ nhất nổi trên bề mặt là tầng
“Làm”, những gì mà cá nhân làm đƣợc, thực hiện đƣợc (hành vi). Tầng ở giữa là
tầng “Suy nghĩ”, những kiến thức, kĩ năng, thái độ cùng với chuẩn, giá trị niềm
tin là cơ sở quan trọng để phát triển tƣ duy, suy nghĩ… và nó cũng là điều kiện để
phát triển NL, chúng ở dạng tiềm năng, không quan sát đƣợc. Tầng thứ ba là tầng
“Mong muốn” ở sâu nhất, trong đó động cơ và tính tích cực của nhân cách có
tính quyết định sự hình thành phát triển NL. Vì nếu cá nhân thực sự mong muốn,
họ có thể đạt đƣợc những điều ở hai tầng trên; còn nếu họ không muốn thì dù có
tƣ chất cũng không có thể hình thành [5]. Vậy từ cấu trúc này để hình thành phát
triển NL cho HS GV cần hƣớng dẫn tổ chức nhiều hoạt động để các em thực hiện
đi thực hiện lại, rèn luyện các kỹ năng NL, qua bài học giúp HS có đƣợc kiến
thức, kĩ năng, thái độ, cách tƣ duy, suy nghĩ… đặc biệt GV phải giúp ngƣời học
có nhu cầu, mong muốn của chính bản thân họ.

11


b) Mô hình cấu trúc năng lực hành động
Hình 1.2. Mô hình cấu trúc năng lực hành động


1.1.4. Các năng lực hình thành và phát triển cho học sinh trong dạy học Hóa học
Theo chƣơng trình giáo dục phổ thông tổng thể [6] đã xác định các NL cần
hình thành và phát triển cho HS gồm hai loại là NL chung, NL đặc thù.
Những NL chung cần hình thành và phát triển cho HS là: NL tự chủ và tự học,
NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo và những NL chuyên
môn của mỗi môn học.
Các NL chuyên biệt của môn HH cần hình thành và phát triển là: NL
SDNNHH, NL thực hành HH, NL giải quyết vấn đề thông qua môn HH, NL tính
toán, NL vận dụng kiến thức HH vào cuộc sống.
Ở đề tài này thì chúng tôi chủ yếu tập trung NC về phát triển NL SDNNHH
cho HS.
1.1.5. Phương pháp và hình thức đánh giá học sinh theo định hướng năng lực
Đánh giá HS theo định hƣớng NL theo nhóm PP đánh giá:
1.1.5.1. Đánh giá qua các bài kiểm tra
GV có thể đƣa ra các bài kiểm tra với nhiều loại thời gian 15 phút, 45 phút,
90 phút,... tùy theo đề ra với hình thức có thể là trắc nghiệm khách quan, tự luận
khách quan hay kết hợp cả hai hình thức để đánh giá mức độ đạt đƣợc mục tiêu
và giúp GV, HS có những điều chỉnh trong việc DH của mình để đạt kết quả tốt
hơn. Từ cách trình bày, làm bài, kết quả của HS thì GV sẽ đánh giá NL của HS.
Để việc đánh giá chính xác hiệu quả thì đòi hỏi GV phải chuẩn bị đề kiểm tra
một cách kĩ lƣỡng về độ khó, chất lƣợng câu hỏi hay tỉ lệ các nội dung, đặc điểm
đối tƣợng,... đặc biệt đƣa các bài tập theo định hƣớng phát triển phù hợp với mục
tiêu đề ra.

12


1.1.5.2. Đánh giá thông qua quan sát
Đánh giá thông qua quan sát là GV sẽ quan sát HS trong các giờ học từ khả
năng làm bài, thái độ, cách thức làm việc... từ đó có cái nhìn tổng quan về HS sẽ

đánh giá đƣợc HS một cách chính xác đầy đủ hơn chứ không chỉ đánh giá qua kết
quả mỗi bài kiểm tra của các em. Qua đánh giá thông qua quan sát thì GV thấy
đƣợc những chỗ nào HS còn chƣa hiểu hay bị hổng về kiến thức hay gặp khó
khăn trong quá trình học thì GV sẽ có những hỗ trợ kịp thời đúng lúc và có sự
điều chỉnh phù hợp trong quá trình dạy của mình.
1.1.5.3. Tự đánh giá
Tự đánh giá là một hình thức đánh giá mà HS sẽ tự đánh giá bản thân đã làm
đƣợc những gì, có đạt đƣợc mục tiêu mục đích hay chƣa. GV có thể đƣa ra các
nhiệm vụ, các phiếu để HS tự xem mình đã hoàn thành đƣợc ở mức độ nào từ đó
các em sẽ tự đánh giá đƣợc bản thân biết đƣợc điểm mạnh, điểm yếu của mình và
sẽ điều chỉnh việc học của mình nhằm để có kết quả tốt hơn.
1.1.5.4. Đánh giá đồng đẳng
Đánh giá đồng đẳng là hình thức mà HS sẽ đánh giá sản phẩm, công việc của
HS khác. GV đƣa ra nhiệm vụ cho cá nhân hoặc nhóm hoạt động và phải nắm
đƣợc rõ nội dung mà họ dự kiến sẽ đánh giá trong sản phẩm công việc của các
bạn. HS sẽ quan sát các bạn trong quá trình học tập từ đó sẽ có đƣợc thông tin
chi tiết, cụ thể hơn so với thông tin của GV để đánh giá. HS sẽ dựa trên các tiêu
chí đƣợc định trƣớc để đánh giá bạn khác. Những tiêu chí đó có thể do GV đƣa ra
hoặc do cả GV và HS cùng thống nhất đƣa ra với nội dung dễ hiểu, phù hợp với
khả năng nhận thức của HS.
Đánh giá đồng đẳng có ƣu điểm là từ quá trình đánh giá các bạn thì HS sẽ
học hỏi đƣợc những điểm hay của bạn và rút kinh nghiệm từ điểm bạn làm chƣa
tốt, hình thành cho HS khả năng tự chịu trách nhiệm với những nhận xét, đánh
giá của mình và giúp cho các em học tập tích cực hơn. Tuy nhiên đánh giá đồng
đẳng có thể chƣa chính xác do còn bị phụ thuộc vào cảm tình của HS, với HS
nhút nhát sẽ khó thu đƣợc thông tin về họ.

13



×