Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Đánh giá tác động môi trường giai đoạn vận hành của dự án nhà máy vật liệu công nghệ mới Deming Việt Nam, khu công nghiệp Đình Trám, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (510.46 KB, 54 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để có được điều kiện thực hiện báo cáo thực tập nghề nghiệp của mình cũng
như hoàn thành chương trình học, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhiều cơ
quan, tổ chức, cá nhân. Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép tôi được bày tỏ
lòng biết ơn đến tất cả các cá nhân và cơ quan đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình
học tập và nghiên cứu đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô khoa Tài nguyên Môi trường, Trường Đại
học Nông - Lâm Bắc Giang đã quan tâm, dạy dỗ, chỉ bảo tận tình chu đáo tôi trong
suốt quá trình học tập và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ Trung tâm Quan trắc tài
nguyên và môi trường Bắc Giang, đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt
thời gian thực tập tại Trung tâm.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới ThS. Phan Lê Na đã quan tâm giúp
đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành báo cáo này trong thời gian qua.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể gia đình, bạn bè những
người đã hết lòng động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình
học tập và thực hiện đề tài này.
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh viên,
khóa luận này không thể tránh được những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ
bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để tôi có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của
mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
.........., ngày....tháng....năm 2019
Sinh viên

Hoàng Văn Hiệu

1

1



PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, ở Việt Nam nền kinh tế đang trên đà phát triển mạnh mẽ, những ứng
dụng của khoa học công nghệ ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
khác nhau. Cùng với đó là sự đầu tư và chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư của Việt
Nam cũng phần nào tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển về kinh tế, công nghiệp.
Tỉnh Bắc Giang là địa điểm được các nhà đầu tư quan tâm bởi điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội và mạng lưới giao thông thuận lợi. Từ đó, ngày càng có nhiều
khu công nghiệp, cụm công nghiệp được mở ra trên địa bàn của tỉnh. Thời gian gần
đây, đã xuất hiện hiện khá nhiều các công ty, nhà máy sản xuất với các công nghệ mới,
hiện đại và hiệu quả hơn các công nghệ cũ. Trong đó, có một số doanh nghiệp đã đầu
tư các dây chuyền thiết bị sản xuất các loại sản phẩm từ nhựa. Tuy nhiên, theo đánh
giá chung việc sản xuất các sản phẩm từ nhựa đặc biệt là các sản phẩm thân thiện môi
trường phần lớn vẫn là các cơ sở sản xuất với ở quy mô nhỏ, trình độ kỹ thuật thấp,
công nghệ sản xuất chưa được đầu tư đúng mức, tốn nhiều lao động, năng suất và hiệu
quả thấp, các trang thiết bị thì hầu hết được chế tạo trong nước hoặc tự tạo theo kiểu
bán tự động. Cho tới nay, ngành nhựa Việt Nam chỉ tự cung cấp cho mình được 10%
nguyên liệu. Con số này quá thấp so với các nước trong khu vực.
Nắm bắt được tình hình này, Công ty TNHH Công nghệ vật liệu mới Deming
Việt Nam đã đầu tư dự án: “Nhà máy vật liệu công nghệ mới Deming Việt Nam” tại lô
A2, A3 thuộc KCN Đình Trám, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Dự án nếu đi vào hoạt
động sẽ tạo ra thành một trong những nhà máy điển hình của KCN Đình Trám trong
việc tạo ra các loại sản phẩm mới là cuộn nhựa, công suất: 3000 tấn sản phẩm/năm.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động sản xuất không thể tránh khỏi những tác
động xấu tới môi trường xung quanh, cũng như cuộc sống của người dân. Xuất phát từ
thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác động môi trường giai đoạn
vận hành của dự án nhà máy vật liệu công nghệ mới Deming Việt Nam, khu công
nghiệp Đình Trám, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang’’ nhằm đánh giá một cách khách
quan các tác động của các nguồn gây ô nhiễm đến môi trường trong giai đoạn vận
hành của dự án, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động xấu đến

môi trường của dự án.
2

2


1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Dự báo, phân tích, đánh giá những tác động có lợi, có hại gây ra cho môi
trường khu vực khi dự án đi vào hoạt động.
- Đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động nhằm hạn chế mức thấp nhất những
ảnh hưởng có hại của dự án đến môi trường và cộng đồng.
1.2.2. Yêu cầu
- Số liệu thu thập phải đảm bảo tính chính xác, khách quan và trung thực.
- Các phân tích đánh giá phải dựa trên cơ sở khoa học đáng tin cậy.
- Các biện pháp đề xuất giảm thiểu tác động phải khả thi và phù hợp với điều
kiện thực tế của dự án.

3

3


PHẦN 2.
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan chung về đánh giá tác động môi trường
2.1.1. Sự ra đời và phát triển của đánh giá tác động môi trường
2.1.1.1. Trên thế giới
Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trong các thập niên 1950 – 1960
đã gây tác động đến môi trường, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe , tài nguyên thiên nhiên và

thậm chí cản trở phát triển kinh tế - xã hội. Nhằm hạn chế xu hướng này, phong trào bảo vệ tự
nhiên đã đòi hỏi chính quyền pải có biện pháp thẩm định về mặt môi trường đối với các dự án
phát triển trước khi cho phép đầu tư.
Năm 1696, “Đạo luật môi trường” đầu tiên Mỹ ra đời nhắm thiết lập những chính sách
và luật định cho việc bảo vệ môi trường. Yêu cầu đánh giá tác động môi trường (ĐTM) ở Mỹ
cũng bắt đầu từ thời điểm đó.
Sau Mỹ, ĐTM đã được áp dụng ở nhiều nước (xem bảng 2.1). Nhóm nước thực hiện
sớm công tác này là Nhật, Singapore, Hồng Kông (1972), tiếp đến là Canada (1973), Úc
(1974), Philippines (1977). Không phải chỉ có các nước lớn có nền công nghiệp phát triển mà
ngay cả các nước nhỏ, đang phát triển cũng nhận thức được các vấn đề môi trường và vai trò
của ĐTM trong việc giải quyết các vấn đề này.
Bảng 2.1. Thời gian thực hiện ĐTM của các Quốc gia trên thê giới

4

Tên Quốc gia

Năm

Tên Quốc gia

Năm

Tên Quốc gia

Năm

Hoa Kỳ

1969


Hàn Quốc

1979

Ấn Độ

1988

Nhật Bản

1972

Indonesia

1982

Ireland

1988

Hồng Kông

1972

Thụy Sĩ

1983

Italia


1988

Singapore

1972

Thái Lan

1984

Ba Lan

1989

Canada

1973

Malaysia

1985

Norway

1989

Úc

1974


Bỉ

1985

Đan Mạch

1989

Đức

1975

Hy Lạp

1986

Luxembourg

1990

4


Pháp

1976

Hà Lan


1986

Czech Republic

1991

Philippines

1977

Tây Ban Nha

1986

New Zealand

1991

Đài Loan

1979

Bồ Đào Nha

1987

Việt Nam

1994


Trung Quốc

1979

Thụy Điển

1987

Lào

2000

(Nguồn: Đặng Văn Minh, Giáo trình ĐGTĐMT, NXB Nông nghiệp, 2013)
Nhìn chung, chỉ trong vòng 20 năm, ĐTM đã được rất nhiều nước xem xét, áp dụng.
Ngoài các quốc gia, các tổ chức Quốc tế cũng rất quan tâm đến công tác ĐTM. Một số tổ chức
có nhiều đóng góp cho công tác này:
- Ngân hàng thế giới (WB).
- Cơ quan phát triển Quốc tế của Mỹ (USAID).
- Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP).
Một công việc mà các tổ chức này thực hiện rất có hiệu quả là mở các khóa học về
ĐTM ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
2.1.1.2. Tại Việt Nam
Ngay từ đầu những năm 80 nhiều nhà khoa học Việt Nam bắt đầu tiếp cận với công tác
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) thông qua các hội thảo và các khóa đào tạo, Chính phủ
Việt Nam cũng sớm nhận thức được vấn đề bảo vệ môi trường và công tác ĐTM nên đã tạo
điều kiện cho các cơ quan, cá nhân tiếp cận lĩnh vực này.
Sau năm 1990, Nhà nước cho tiến hành chương trình nghiên cứu môi trường mang mã
số KT 02, trong đó có một đề tài trực tiếp nghiên cứu về ĐTM là KT 02-16 do GS. Lê Thạc chủ
trì. Mặc dù chưa có Luật Bảo vệ môi trường, nhưng Nhà nước đã yêu cầu một số dự án phải có
báo cáo ĐTM. Điều này thể hiện sự quan tâm của các cấp chính quyền đến công tác này.

Việc biên soạn, thông qua và ban hành Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội thông
qua ngày 7/12/1993 đã mở ra một bước ngoặt trong công tác BVMT nói chung và ĐTM nói
5

5


riêng ở nước ta. Luật gồm 07 chương và 55 điều, nhiều thuật ngữ chung về môi trường đã được
định nghĩa, những quy định về bảo vệ môi trường trên lãnh thổ Việt Nam đã được đưa ra. Đặc
biệt, Điều 11, 17 và 18 trong luật này có định nghĩa ĐTM và những quy định các dạng dự án
đang hoạt động và sẽ triển khai trên lãnh thổ Việt Nam nhất thiết phải lập báo cáo ĐTM. Ngoài
ra, Chính phủ đã ra Nghị định về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường vào tháng
10/1994.
Sau khi Luật Bảo vệ môi trường được thông qua và có hiệu lực, nhiều báo cáo ĐTM đã
được thẩm định giúp những người ra quyết định có thêm tài liệu để xem xét toàn diện các dự án
phát triển ở Việt Nam.
Từ 1994 đến 1998, Bộ KHCN&MT ban hành nhiều văn bản hướng dẫn công tác ĐTM
và tiêu chuẩn môi trường.
Đến năm 2005, Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam đã sửa đổi và được Quốc hội thông
qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. Trong đó có nhiều quy định bổ sung về ĐTM tại chương 3 và
kèm theo Nghị định 80 quy định chi tiết hơn về ĐTM và cam kết bảo vệ môi trường.
Năm 2014, Quốc hội ban hành Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 thông
qua ngày 23/6/2014. Luật này quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện
pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ
chức, hộ gia đình và cá nhân trong bảo vệ môi trường. Kèm theo Nghị định 18/2015/NĐCP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ cùng với Thông tư số 27/2015/TTBTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá
môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
Cho đến nay hệ thống pháp lý cho thực hiện ĐTM đã tương đối đầy đủ và tiếp cận được
yêu cầu của thực tế. Việc thực hiện ĐTM dần đi vào nề nếp đã đóng góp đáng kể cho thực hiện
phát triển bền vững của đất nước.
2.1.2. Khái niệm đánh giá tác động môi trường

Đánh giá tác động môi trường là một quá trình nghiên cứu nhằm dự báo các hậu
quả xấu về môi trường của một dự án phát triển kinh tế - xã hội hoặc một công trình
xây dựng cơ bản quan trọng của một nước, xem xét việc thực hiện công trình và dự án
6

6


đó sẽ gây ra những vấn đề gì đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đối với đời
sống của con người tới khu vực thực hiện dự án, xem xét hiệu quả chính của dự án và
các hoạt động khác tới vùng khai thác dự án.Trên cơ sở đó dự báo các tác động môi
trường sẽ diễn ra sao, xác định các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực để dự án
thích hợp hơn với môi trường.
Có nhiều khái niệm về ĐTM:
Theo Luật BVMT của Việt Nam số 55/2014/QH13 thông qua ngày 23 tháng 6
năm 2014 thì: “Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến
môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển
khai dự án đó”
Theo Lê Thạc Cán và tập thể tác giả định nghĩa “ĐTM của hoạt động phát triển kinh tế
- xã hội là xác minh, phân tích và dự báo những tác động lợi và hại, trước mắt và lâu dài mà
việc thực hiện hoạt động đó có thể gây ra cho tài nguyên và môi trường sống của con người tới
nơi liên quan đến hoạt động, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phòng tránh khắc phục các
tác động tiêu cực”.
Theo Chu trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP): “Đánh giá tác động môi
trường là một quá trình nghiên cứu nhằm dự báo các hậu quả môi trường của một dự án quan
trọng. ĐTM xem xét việc thực hiện dự án sẽ gây ra những vấn đề gì đối với đời sống cong
người tại khu vực dự án, tới hiệu quả của chính dự án và các hoạt động phát triển tại các vùng
đó. Sau dự báo ĐTM phải xác định được các biện pháp làm giảm thiểu đến mức tối thiểu các
hoạt động tiêu cực, làm cho dự án thích hợp hơn với môi trường của nó”.
Theo DO E.Coli, 1989: “Đánh giá tác động môi trường được coi là một kỹ thuật, một

quá trình thu thập thông tin về ảnh hưởng môi trường của một dự án từ người chủ dự án và các
nguồn khác, được tính đến trong việc ra quyết định cho dự án tiến hành hay không”.
Từ các khái niệm trên có thể thấy sự nhất trí về mục đích và bản chất của ĐTM. Một số
điểm khác biệt của các khải niệm thể hiện trong nhận thức về nghĩa của từ “môi trường” và bản
chất của dự án được đánh giá.
2.1.3. Mục đích, ý nghĩa và đối tượng của đánh giá tác động môi trường
2.1.3.1. Mục đích của đánh giá tác động môi trường
Đánh giá tác động môi trường có thế đạt được nhiều mục đích bởi ý nghĩa thiết
7

7


thực của nó. Theo Lan Gilpin mục đích của ĐTM trong xã hội có 10 điểm chính sau:
1. Đánh giá tác động môi trường nhằm cung cấp một quy trình xem xét tất cả
các tác động có hại đến môi trường của các chính sách, chương trình và của các dự án.
Nó góp phần loại trừ cách “đóng cửa” ra quyết định như vẫn thường làm trước đây,
không tính đến ảnh hưởng môi trường trong các khu vực công cộng và tư nhân.
2. Đánh giá tác động môi trường tạo ra cơ hội để có thể trình bày với người ra
quyết định về tính phù hợp của chính sách, chương trình, hoạt động, dự án về mặt môi
trường, nhằm ra quyết định có tiếp tục thực hiện hay không.
3. Đối với các chương trình, chính sách, hoạt động, dự án được chấp nhận thực
hiện thì đánh giá tác động môi trường tạo ra cơ hội trình bày sự phối kết hợp các điều
kiện có thể giảm nhẹ tác động có hại tới môi trường.
4. Đánh giá tác động môi trường tạo ra phương thức để cộng đồng có thể đóng
góp cho quá trình ra quyết định, thông qua các để nghị bằng văn bản hoặc ý kiến gửi
tới người ra quyết định. Công chúng có thế’ tham gia vào quá trình này trong các cuộc
họp công khai hoặc trong việc hòa giải giữa các bên (thường là bên gây tác động và
bên chịu tác động).
5. Với đánh giá tác động môi trường, toàn bộ quá trình phát triển được công

khai để xem xét một cách đồng thời lợi ích của tất cả các bên: bên đề xuất dự án,
Chính phủ và cộng đồng. Điều đó góp phần lựa chọn được dự án tốt hơn để thực hiện.
6. Những dự án mà vể cơ bản không đạt yêu cầu hoặc đặt sai vị trí thì có xu
hướng tự loại trừ. không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường và tất nhiên là
không cần cả đến sự chất vấn của công chúng.
7. Thông qua đánh giá tác động môi trường nhiều dự án được chấp nhận nhưng
phải thực hiện những điều kiện nhất định, chảng hạn chủ dự án phải đảm bảo quá trình
quan trắc, giám sát, lập báo cáo hàng năm, phải có phân tích sau dự án và kiểm toán
môi trường độc lập.
8. Trong đánh giá tác động môi trường phải xét cả đến các khả năng thay thế,
chẳng hạn như công nghệ, địa điểm đặt dự án phải được xem xét hết sức cẩn thận.
9. Đánh giá tác động môi trường được coi là công cụ phục vụ phát triển, khuyến
khích phát triển tốt hơn, trợ giúp cho tăng trưởng kinh tế.
10. Trong nhiều trường hợp, đánh giá tác động môi trường chấp nhận sự phát
thải, kể cả phát thải khí nhà kính cũng như việc sử dụng không hợp lý tài nguyên ở
8

8


mức độ nào đấy, nghĩa là chấp nhận phát triển tăng trưởng kinh tế.
2.1.3.2. Ý nghĩa của đánh giá tác động môi trường
Đánh giá tác động môi trường đạt được nhiều ý nghĩa, song có thể nêu bốn ý
nghĩa cơ bản là:
1. Đánh giá tác động môi trường là công cụ quản lý môi trường quan trọng.
Song nó không nhằm thủ tiêu, loại trừ hoặc gây khó dễ cho phát triển kinh tế – xã hội
như nhiều người lầm tưởng mà hỗ trợ phát triển theo hướng đảm bảo hiệu quả kinh tế
bảo vệ môi trường. Vì vậy nó góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững. Điều đó thể
hiện qua một số điểm cụ thể sau:
- Đánh giá tác động môi trường khuyến khích công tác quy hoạch tốt hơn và

giúp cho dự án hoạt động hiệu quả hơn.
- Đánh giá tác động môi trường có thế tiết kiệm được thời gian và tiền của trong
thời hạn phát triển lâu dài. Qua các nhân tố môi trường tổng hợp, được xem xét đến
trong quá trình ra quyết định ở giai đoạn quy hoạch của các cơ sở, địa phương và
Chính phủ sẽ tránh được những chi phí không cần thiết, tránh được những hoạt động
sai lầm mà hậu hoạ của nó phải khắc phục một cách rất tốn kém trong tương lai.
- Đánh giá tác động môi trường giúp cho Nhà nước, các cơ sở và cộng đồng có
mối liên hệ chặt chẽ hơn. Các đóng góp của cộng đồng trước khi dự án được đầu tư,
đảm bảo hiệu quả đầu tư dược nâng cao, góp phần cho sự phát triển thịnh vượng chung
trong tương lai. Thông qua các kiến nghị của đánh giá tác động môi trường, việc sử
dụng tài nguyên sẽ thận trọng hơn và giảm được sự đe dọa của suy thoái môi trường
đến sức khỏe con người và hệ sinh thái.
2. Đánh giá tác động môi trường không xét các dự án một cách riêng lẻ mà đặt
chúng trong xu thế phát triển chung của khu vực, của quốc gia và rộng hơn là toàn Thế
giới. Khi đánh giá một dự án cụ thể, bao giờ cũng xét thêm các dự án, phương án thay
thế, nghĩa là xét đến các dự án có thể cho cùng đầu ra, nhưng có công nghệ sử dụng
khác nhau hoặc đặt ở vị trí khác. Hơn nữa ở mỗi một khu vực luôn có chất lượng môi
trường “nền”, mà khi đặt dự án vào, cần phải cân nhắc kỹ, tránh gây tác hại tích lũy ở
mức độ cao cho một khu vực.
3. Đánh giá tác động môi trường huy động được sự đóng góp của đông đảo tầng
lớp trong xã hội. Nó góp phần nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý, của chủ
dự án đến việc bảo vệ môi trường. Đồng thời liên kết được các nhà khoa học ở các lĩnh
9

9


vực khác nhau, nhằm giải quyết công việc chung là đánh giá mức độ tác động môi
trường các dự án, giúp cho người ra quyết định chọn được dự án phù hợp với mục tiêu
bảo vệ môi trường. Đánh giá tác động môi trường cũng phát huy được tính công khai

của việc lập, thực thi dự án và ý thức của cộng đồng trong việc tham gia đánh giá tác
động môi trường nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung.
4. Đánh giá tác động môi trường còn giúp kết hợp các công tác bảo vệ môi trường trong
thời gian dài. Mọi tác động được tính đến không chí qua mức độ mà còn theo khả năng tích lũy,
khả năng kéo dài theo thời gian. Trong thực tế nhiều vấn đề được bỏ qua trong quá khứ đã gây
tác động có hại cho hiện tại và tương lai, nhiều hoạt động gây rủi ro lớn đã xảy ra buộc chúng ta
phải cân nhắc kỹ.
2.1.4. Mối quan hệ giữa tiến trình dự án và công tác đánh giá tác động môi trường
Đánh giá tác động môi trường phải tiến hành trong tất cả các giai đoạn thực hiện
của chu trình dự án với yêu cầu, mức độ và nội dung khác nhau tùy thuộc vào mỗi giai
đoạn thực hiện. Trình tự thực hiện ĐTM trong chu trình của dự án trên thế giới hiện nay
thể hiện trong hình 2.1:
ĐTM chi tiết
ĐTM sơ bộ
LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Các vấn đề môi
trường trong thiết kế

LẬP BÁO CÁO ĐẦU TƯ
THIẾT KẾ KỸ THUẬT

Các vấn đề môi trường
trong thi công
QUY HOẠCH
THI CÔNG XÂY DỰNG
QUẢN LÝ VẬN HÀNH

Sàng lọc MT
hoặc DGMTCL

Các vấn đề MT
trong vận hành

Hình 2.1. Chu trình dự án và trình tự thực hiện ĐTM
10

10


2.2. Tình hình thực hiện công tác đánh giá tác động môi trường trên thế giới và
Việt Nam hiện nay
2.2.1. Tình hình thực hiện công tác đánh giá tác động môi trường trên thế giới
Mỗi quốc gia đều có những đặc điểm riêng biệt về kinh tế, xã hội, chính trị… vì
thế vấn đề đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của họ cũng có sự khác biệt. Đánh giá
tác động môi trường là yêu cầu cần làm theo quy định của tất cả các quốc gia, tổ chức
quốc tế.
Tại nhiều quốc gia, ĐTM được quan niệm không chỉ là công cụ pháp lý cần
phải thực hiện cho dự án hoặc chiến lược, quy hoạch, kế hoạch mà còn là các nghiên
cứu khoa học về tác động đến môi trường tự nhiên, sức khỏe và xã hội. Theo quan
điểm đó, ĐTM được thực hiện rất nghiêm túc thu hút nhiều viện, trường đại học và
nhà khoa học tham gia. Cụ thể tình hình thực hiện công tác đánh giá tác động môi
trường tại một số quốc gia phát triển như sau:
2.2.1.1. Nhật Bản
ĐTM đã được giới thiệu vào Nhật Bản từ 1972. Tuy nhiên đến năm 1984 Chính
phủ mới quy định chính thức về thực hiện ĐTM cho các dự án và Luật riêng về “Đánh
giá tác động môi trường” được ban hành tháng 6 năm 1997
Đặc điểm hệ thống ĐTM Nhật Bản: Số loại hình cần bắt buộc ĐTM rất hạn
chế, chỉ có 13 loại hình dự án cần lập ĐTM bao gồm: đường bộ, chỉnh trị sông, đường
sắt, cảng hàng không, nhà máy điện, khu đổ thải, cải tạo đất, điều chỉnh sử dụng đất,
khu dân cư mới, cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng thành phố mới, tổ hợp

trung tâm phân phối, phát triển đất ở và đất công nghiệp do các tổ chức chuyên dụng;
ĐTM được thực hiện rất thận trọng cả khâu nghiên cứu lập báo cáo và cả khâu thẩm
định. Một báo cáo ĐTM cần trung bình 3 năm từ khi nghiên cứu đến khi được cấp
phép thẩm định. Chính sự thận trọng này giúp các dự án tại Nhật Bản hạn chế đến mức
thấp nhất các tác động xấu đến môi trường tự nhiên và xã hội.
Mặc dù ĐTM Nhật Bản là tổng hợp các kết quả nghiên cứu khoa học, tuy nhiên
chính các nhà môi trường nước này cũng cho rằng vẫn còn lạc hậu so với một số quốc
gia phương Tây.
2.2.1.2. Trung Quốc
ĐTM đã được quy định và thực hiện tại Hong Kong (Hương Cảng) – Trung
Quốc trước cả Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hiện nay hệ thống ĐTM của Hong
11

11


Kong đã hài hòa với các quốc gia tiên tiến: không chỉ xem xét các tác động đến môi
trường vật lý, môi trường sinh học mà còn đến tác động xã hội, chú trọng sự tham gia
cộng đồng và công khai thông tin minh bạch nên được đánh giá thuộc loại tốt nhất
châu Á và Hong Kong hiện nay được đánh giá là một trong các nước/vùng lãnh thổ có
năng lực cạnh tranh tốt nhất, mức tham nhũng vào loại thấptrên thế giới (tốt hơn nhiều
so với CHND Trung Hoa).
Trong khi đó, theo Triệu Tiểu Hồng (Zhao Xiaohong), Bộ Bảo vệ môi trường
Trung Quốc, mặc dù đã ban hành Luật ĐTM từ 2003 và mỗi năm có đến 30.000 dự án
lập ĐTM mà thực chất là “ĐTM cho quy hoạch: Plan - EIA” đã được thực hiện cho
các quy hoạch phát triển các vùng kinh tế, địa phương, ngành lĩnh vực, các lưu vực
sông, các vùng kinh tế ven biển, vịnh biển….nhưng nhiều học giả Trung Quốc tự đánh
giá: chất lượng ĐTM ở nước này vẫn còn nhiều vấn đề.
2.2.1.3. Hàn Quốc
ĐTM của Hàn Quốc khá tiên tiến: cơ sở pháp lý về ĐTM rõ ràng, các phương

pháp, quy trình đã được xây dựng hoàn chỉnh và ĐTM/ĐMC đã đi vào chi tiết, có
nghiên cứu khoa học. Do vậy, ĐTM đang là công cụ tốt cho định hướng “Tăng trưởng
Xanh” với tham vọng đến 2020 Hàn Quốc trở thành 1 trong 5 quốc gia hàng đầu thế
giới về Kinh tế Xanh.
Các xu hướng chính trong nghiên cứu khoa học về ĐTM ở Hàn Quốc được tóm
tắt trong báo cáo của Kim Taehyoung cho thấy từ năm 2008 đến 2012 riêng Viện Môi
trường Hàn Quốc đã công bố 106 bài báo trong đó có đến 57 nghiên cứu về ĐTM
(chiếm 53,8%). Số lượng công trình nghiên cứu về các vấn đề môi trường đặc thù tăng
nhanh và chiếm đến 70,4% tổng số công trình về ĐTM, trongkhi số công trình về kỹ
thuật ĐTM chỉ chiếm 18,9%.
Trong các năm gần đây các công trình nghiên cứu về tác động do biến đổi khí
hậu (BĐKH)và tác động sức khỏe, về năng lượng tái tạo ngày càng nhiều, trong đó số
lượng công trình về BĐKH chiếm 4,4% trong tổng số các công trình trong 5 năm qua
của KEI.
2.2.1.4. Mỹ
ĐTM đầu tiên được hình thành ở Mỹ vào đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, sau
đó phát triển sang các nước khác, khi mà mối quan tâm lo lắng của nhân dân Mỹ đối
với vấn đề suy thoái môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi
12

12


trường sống ngày càng gia tăng do tác động của phát triển kinh tế – xã hội đã trở thành
vấn đề bức bách trong xã hội.
Năm 1969, nước Mỹ đã thông qua Đạo luật Chính sách môi trường quốc gia
(NEPA), quy định rằng tất cả các dự án phát triển kinh tế – xã hội ở cấp Liên bang khi
đưa ra xét duyệt đều phải kèm theo báo cáo ĐTM.
2.2.2. Tình hình thực hiện công tác đánh giá tác động môi trường tại Việt Nam
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã và đang diễn ra nhanh

chóng và đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực. Vấn đề đặt ra là làm thế
nào để tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội mà không tổn hại tới môi trường sống của
con người; để đạt tới sự hài hòa, bền vững giữa phát triển sản xuất và môi trường thiên
nhiên. Để đáp ứng yêu cầu cấp thiết đó, Việt Nam đã và đang tiệm cận các chính sách
phát triển, sử dụng tổng hợp các công cụ như hệ thống pháp luật, công cụ kinh tế
(thuế, phí, ký quỹ), chế tài (hành chính, hình sự), các quy chuẩn về môi trường, các
công cụ như đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường
(ĐTM) và trong thời gian tới sẽ là quy hoạch BVMT.
Đối với công tác ĐTM, các quy định pháp luật đã được hình thành, phát triển
và có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam, đặc biệt
trong bối cảnh cả nước đẩy mạnh chính sách mở cửa, khuyến khích đầu tư phát triển
để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhiệm vụ đặt ra cho
công tác ĐTM là tạo sự thông thoáng cho môi trường đầu tư nhưng vẫn đảm bảo các
yêu cầu của công tác BVMT. Trong thời gian qua, công tác ĐTM đã đạt được những
kết quả quan trọng. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều vấn đề
cần được nghiên cứu, thảo luận rộng rãi nhằm đáp ứng các yêu cầu trong tình hình mới
của Việt Nam.
Hiện nay, tại Việt Nam, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ĐTM đã được
hoàn thiện với Luật, Nghị định và Thông tư hướng dẫn lập báo cáo ĐTM đối với các
loại hình dự án đầu tư khác nhau. Bên cạnh đó, Chính phủ đã hình thành bộ máy quản
lý nhà nước về BVMT từ Trung ương cho đến địa phương. Ngoài Bộ TN&MT, UBND
cấp tỉnh, các Bộ/ngành khác và Ban quản lý các khu công nghiệp cũng có thẩm quyền
thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM. Theo kết quả điều tra chưa đầy đủ, từ khi Nghị
định số 29/2011/NĐ-CP có hiệu lực cho đến nay (hiện đang áp dụng Nghị định số
18/2015/NĐ-CP), cả nước có khoảng 7.000 báo cáo ĐTM và 2.500 Đề án BVMT chi

13

13



tiết (áp dụng đối với dự án đã đi vào vận hành nhưng chưa có ĐTM) đã được thẩm
định, phê duyệt.
Trong những năm gần đây, trung bình mỗi năm Bộ TN&MT đã thẩm định
khoảng 200 - 250 báo cáo ĐTM; ở cấp tỉnh, số liệu này rất khác nhau, tính trung bình
trên toàn quốc mỗi địa phương là 33 - 35 báo cáo ĐTM; các Bộ/ngành thẩm định rất ít
từ 1 - 30 báo cáo ĐTM, riêng Bộ Giao thông vận tải thẩm định khoảng 70 báo cáo mỗi
năm. Tuy nhiên, đến nay chưa có số liệu cụ thể về các đơn vị tư vấn ĐTM, ước tính
khoảng gần 1.000 tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ ĐTM trên phạm vi cả nước. Ngoài
ra, Việt Nam cũng chưa áp dụng hệ thống cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn ĐTM.
Về cơ chế tài chính, hiện chưa có quy định về kinh phí thực hiện ĐTM do tính
đa dạng về loại hình dự án, quy mô, công suất, địa điểm thực hiện… Đối với phí thẩm
định các báo cáo ĐTM thuộc thẩm quyền thẩm định của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, Bộ Tài chính đã có Thông tư số 218/2010/TT-BTC ngày
29/12/2010 quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định
ĐTM. Theo Thông tư này, mức thu phí thẩm định đối với 1 báo cáo ĐTM dao động từ
6 - 96 triệu đồng, tùy thuộc vào tổng vốn đầu tư và loại hình dự án.
Đối với báo cáo ĐTM thuộc thẩm quyền thẩm định của UBND cấp tỉnh, việc tổ
chức thu phí được thực hiện trên cơ sở Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và
Thông tư số 2/2014/TT-BTC ngày 2/1/2014 của Liên Bộ Tài chính - Bộ TN&MT
hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh,
TP trực thuộc Trung ương. Với mức thu phí từ 5 - 26 triệu đồng trên 1 báo cáo ĐTM,
các địa phương sẽ có điều kiện thuận lợi hơn so với trước đây trong việc tổ chức thẩm
định báo cáo ĐTM.

14

14



PHẦN 3.
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các tác động đến môi trường trong giai đoạn vận hành
của dự án nhà máy vật liệu công nghệ mới Deming Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Lô A2, A3 - Khu Công nghiệp Đình Trám - huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang.
+ Thời gian: Từ ngày 10/12/2018 đến ngày 05/4/2019

3.2. Nội dung nghiên cứu
- Các thông tin chung về địa điểm nghiên cứu.
- Đánh giá các tác động gây ảnh hưởng tới môi trường dự án trong giai đoạn
vận hành:
+ Nguồn tác động liên quan tới chất thải: chất thải khí, chất thải lỏng, chất thải
rắn thông thường, chất thải nguy hại.
+ Nguồn tác động không liên quan tới chất thải: tiếng ồn.
+ Tác động đến hệ sinh thái và các rủi ro, sự cố môi trường trong quá trình
hoạt động của dự án.
- Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường trong giai
đoạn vận hành của dự án.

3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Các tài liệu, số liệu thứ cấp được thu thập từ :
- Báo cáo đầu tư của dự án bao gồm: tên dự án, chủ dự án, các nhu cầu nguyên,
nhiên liệu, hạng mục công trình của dự án.
- Các thông tin khác từ sách, báo, internet,…
3.3.2. Phương pháp liệt kê
Sử dụng phương pháp này để sắp xếp một cách logic nhằm chỉ ra các tác động

và thống kê đầy đủ các tác động đến môi trường cũng như các yếu tố kinh tế - xã hội
cần chú ý, quan tâm giảm thiểu trong quá trình hoạt động của dự án.
3.3.3. Phương pháp đánh giá nhanh
15

15


Phương pháp này do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập và được Ngân hàng
Thế giới (WB) phát triển thành phần mềm IPC nhằm dự báo tải lượng các chất ô nhiễm
(khí thải, nước thải, chất thải rắn). Trên cơ sở các hệ số ô nhiễm tuỳ theo từng ngành sản
xuất và các biện pháp bảo vệ môi trường kèm theo, áp dụng phương pháp này để dự báo
các tải lượng ô nhiễm về không khí, nước, chất thải rắn khi dự án triển khai.
3.3.4. Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát tại dự án bao gồm:
- Xác định vị trí địa lý của dự án;
- Mạng lưới cấp thoát nước, đường giao thông.
3.3.5. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Phương pháp này sử dụng Word, Excel,… tổng hợp các số liệu thu thập
được sau đó phân tích một cách khoa học, logic nhằm sử dụng một cách hiệu quả
nhất các thông tin từ khảo sát thực địa và dữ liệu kế thừa.

16

16


PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Tổng quan về dự án “Nhà máy vật liệu công nghệ mới Deming Việt Nam”

4.1.1. Các đặc điểm chính của dự án đầu tư ‘‘Nhà máy vật liệu công nghệ mới Deming
Việt Nam’’
4.1.1.1. Tên dự án
Tên dự án: Nhà máy vật liệu công nghệ mới Deming Việt Nam
4.1.1.2. Chủ dự án
- Chủ dự án: Công ty TNHH công nghệ vật liệu mới Deming Việt Nam
- Người đại diện: Ông ZHONG CHUANFAN

Chức vụ: Giám đốc

- Địa chỉ thực hiện dự án: Lô A2, A3, khu công nghiệp Đình Trám, huyện Việt Yên,
tỉnh Bắc Giang.
- Điện thoại: 0961991813
4.1.1.3. Vị trí địa lý của dự án
Dự án “Nhà máy vật liệu công nghệ mới Deming Việt Nam” của Công ty
TNHH công nghệ vật liệu mới Deming Việt Nam được thực hiện tại lô A2, A3 (thuê nhà
xưởng số 7 của Công ty TNHH giày Nam Giang), Khu Công nghiệp Đình Trám, huyện Việt
Yên, tỉnh Bắc Giang. Tổng diện tích nhà xưởng sử dụng là tích 3000 m2.
Khu nhà xưởng của Dự án có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp với đường nội bộ của Công ty TNHH Giày Nam Giang;
- Phía Đông giáp với Công ty TNHH Sungjing Vina;
- Phía Nam giáp với Công ty TNHH Hoa Hạ Việt Nam;
- Phía Tây giáp với đường nội bộ của Công ty TNHH Giày Nam Giang.
Tọa độ địa lý các điểm khép góc của dự án theo hệ VN-2000 kinh tuyến trục
105000’; Mũi chiếu 3 thì các điểm khép góc có tọa độ theo bảng sau:
Bảng 4.1: Tọa độ khống chế góc của dự án (theo hệ tọa độ VN-2000)
Hệ tọa độ VN 2000
X (m)
Y (m)
Điểm góc

1
2350578,55
411239,22
2
2350680,08
411249,42
3
2350781,62
411259,63
4
2350763,37
411440,79
(Nguồn: Hồ sơ bản vẽ hiện trạng khu vực thực hiện Dự án)
17

17


Khu vực thực hiện dự án được thể hiện trong hình 4.1:

Hình 4.1. Sơ đồ vị trí thực hiện dự án
4.1.2. Mục tiêu của dự án
- Sản xuất cuộn nhựa: 3000 tấn sản phẩm/năm.
4.1.3. Tổ chức quản lý dự án
* Số lượng lao động hiện tại của dự án khoảng 10 lao động. Trong đó:
- Số lao động nước ngoài là: 2 người.
- Số lao động Việt Nam là: 8 người.
Cơ cấu tổ chức:
Tổng giám đốc


Bộ phận kỹ thuật

Bộ phận Hành chính, nhân sự
Bộ phận kinh doanh

Bộ phận sản xuất

Bộ phận kế toán

Bộ phận kho

Hình 4.2. Sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp
4.1.4. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án
Chủ đầu tư – Công ty TNHH Công nghệ vật liệu mới Deaming Việt Nam đã ký
hợp đồng thuê nhà xưởng của Công ty giày Nam Giang với diện tích là 3.000 m2.
18

18


Để thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như sử dụng hiệu
quả diện tích đã thuê, Chủ đầu tư tiến hành bố trí mặt bằng sản xuất trên diện tích đã
thuê ở trên. Chi tiết các hạng mục công trình thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 4.2: Các hạng mục công trình của dự án
STT

Tên hạng mục công trình

Khối lượng


Kết cấu

2
3

I. Hạng mục công trình chính
Khu vực văn phòng
70 m2
Tường xây gạch, nền
2
Kho thành phẩm
280 m
đổ bê tông cốt thép, mái
Kho nguyên liệu
144 m2
các tấm panel và thạch
864 m2
Xưởng sản xuất
cao chống cháy
II. Hạng mục các công trình phụ trợ
Đường giao thông nội bộ
Bê tông
Hệ thống cấp điện
1 hệ thống
Hệ thống thông tin liên lạc
1 Hệ thống
Hệ thống cấp nước
1 hệ thống
Hệ thống PCCC
1 hệ thống

Hệ thống thoát nước thải
1 hệ thống
Hệ thống thoát nước mưa
1 hệ thống
III.Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường
Nhà vệ sinh khu vực văn phòng
4 m2
Tường xây gạch, nền bê
tông cốt thép
Nhà vệ sinh khu vực sản xuất
6,5 m2
Bể tự hoại 3 ngăn (01 bể)
10 m3
Bê tông cốt thép

4

Kho chứa CTNH

1
2
3
4
1
2
3
4
5
6
7

1

6 m2

Tường quây tôn, nền bê
tông cốt thép, mái tôn

Tình trạng
sử dụng
Mới 100%
Mới 100%
Mới 100%
Mới 100%
Mới 100%
Mới 100%
Mới 100%
Mới 100%
Mới 100%
Mới 100%
Mới 100%
Mới 100%
Mới 100%
Mới 100%

5

Kho chứa CTSH

6 m2


6

Khu vực lưu chứa CTRSX

20 m2

Nền bê tông cốt thép,
mái tôn

Mới 100%

7

Hệ thống xử lý khí thải

01 hệ thống

-

Mới 100%

Mới 100%

(Nguồn: Dự án: ‘‘Nhà máy vật liệu công nghệ mới Deming Việt Nam’’)

19

19



4.1.5. Công nghệ sản xuất, vận hành
Hạt nhựa

Phụ gia

Tiếng ồn

Máy tiếp liệu
Máy ép đùn màng nhựa bằng phương pháp nóng chảy

Khí thải: CO2, CO, Hơi hữu cơ,…

Hơi hữu cơ, nước thải

Làm mát
Xử lý tĩnh điện
Cuộn màng nhựa

SP thừa, lỗi được thu gom, tái chế

Đóng gói, xuất xưởng tiêu thụ

Bụi

Hình 4.3: Quy trình sản xuất cuộn nhựa kèm theo dòng thải
* Thuyết minh quy trình:
Thuyết minh: Nguyên liệu là các hạt nhựa nguyên sinh, chất phụ gia được để
trong các thùng chứa và được máy tiếp liệu hút vào máy ép đùn màng nhựa tạo thành
màng PET(PS) bằng phương pháp nóng chảy ở nhiệt độ 120oC (tại công đoạn này sẽ
phát sinh khí thải, hơi hữu cơ) rồi được tự động đưa sang máy làm mát để làm mát sản

phẩm. Tiếp đó sản phẩm sẽ được đưa sang máy xử lý tĩnh điện để khử tĩnh điện. Sản
phẩm sau khi được xử lý tĩnh điện sẽ được tự động cuộn thành những cuộn màng, sản
phẩm hoàn chỉnh cuối cùng đóng gói, xuất xưởng tiêu thụ. Sản phẩm của dự án được
bán cho các đơn vị có nhu cầu trong nước.

20

20


4.1.6. Nhu cầu nguyên nhiên, vật liệu phục vụ dự án
4.1.6.1. Nhu cầu nguyên liệu
Nguyên, vật liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất của dự án được nhập khẩu từ
nước ngoài và được cung cấp của một số đơn vị trong nước. Nhu cầu sử dụng nguyên
vật liệu được dự tính như sau:
Bảng 4.3. Nhu cầu sử dụng các loại nguyên, vật liệu phục vụ giai đoạn vận hành
của dự án
ST
T

Tên nguyên liệu

Sản lượng vật liệu
(tấn/năm)
1.400
1.400
120

Xuất xứ


1
2
3

Hạt nhựa PET
Hạt nhựa PS
Hạt màu

Trung Quốc, Việt Nam
Trung Quốc, Việt Nam
Trung Quốc, Việt Nam

4
5

Hạt trơn
120
Trung Quốc, Việt Nam
Giấy gói hàng
5
Việt Nam
Tổng
3.045
(Nguồn: Công ty TNHH công nghệ vật liệu mới Deaming Việt Nam)

4.1.7.2. Nhu cầu về điện
- Dự án sử dụng điện từ mạng lưới cấp điện chung của KCN Đình Trám,
trạm biến áp 250kVA-22/0,4kV, đảm bảo luôn cung cấp nguồn điện 22kV ổn định
và đầy đủ.
- Công suất điện tiêu thụ dự tính hàng tháng của dự án khi đi vào hoạt động ổn

định với công suất tối đa khoảng 20.000 kWh.
4.1.7.3. Nhu cầu sử dụng nước
- Lượng nước cấp cho công nhân lấy theo Tiêu chuẩn TCXD 33:2006 của Bộ
Xây Dựng dùng nước cho ăn uống, sinh hoạt và các nhu cầu khác tính theo đầu người
áp dụng theo lượng nước dự báo cho giai đoạn năm 2020) áp dụng theo lượng nước dự
báo là 100 lít/người.ngày. Do đó:
Tổng lượng nước cấp cho sinh hoạt được tính như sau: 100 lít x 10 người =
1.000lít/ngày = 1m3/ngày.
- Nước sử dụng cho làm mát sản phẩm: Khoảng 2 m3/ngày đêm.
=> Tổng nhu cầu dùng nước của dự án là 3 m3/ngày đêm.
- Nguồn nước: Dự án mua nước sạch của Công ty TNHH MTV nước sạch Bắc
Giang cung cấp qua hệ thống cấp nước của KCN Đình Trám.
21

21


4.2. Đánh giá tác động môi trường khi dự án đi vào hoạt động
4.2.1. Các tác động liên quan tới chất thải
4.2.1.1. Nguồn thải chất thải khí
a. Nguồn phát sinh
- Bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động của phương tiện giao thông vận tải
trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm đi tiêu thụ; Hoạt động
của phương tiện giao thông của công nhân viên.
- Bụi, khí thải từ máy phát điện dự phòng của dự án.
- Bụi, khí thải phát sinh trong quá trình sản xuất của dự án.
b. Thành phần và tải lượng
* Bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động của phương tiện giao thông vận tải
trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm đi tiêu thụ;
Hoạt động của phương tiện giao thông của công nhân viên.

Khi dự án đi vào hoạt động, sẽ làm gia tăng thêm một lượng lớn phương tiện
tham gia giao thông, cụ thể:
- Xe vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu và sản phẩm tiêu thụ;
- Xe của cán bộ công nhân viên (chủ yếu là xe máy)
Với nhiên liệu tiêu thụ chủ yếu là xăng và dầu diezel, khi hoạt động, các loại máy
này thường sinh ra các loại khí gây ô nhiễm như: NO 2, CxHy, CO, CO2, SOx,
cacbonhydro, aldehyd, bụi, chì,… Nguồn ô nhiễm này phân bố rộng rãi và nhất là vào
thời điểm giờ đi làm và tan ca của công nhân. Chúng có khả năng bay cao và xa hơn dưới
tác dụng của gió. Tuy nhiên, với số lượng xe không nhiều nên tác động này là không lớn.
- Tải lượng ô nhiễm đối với các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, và sản
phẩm đầu ra:
Dựa trên phương pháp xác định nhanh nguồn thải của các loại xe theo “hệ số ô
nhiễm không khí”, căn cứ vào tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới WHO, có thể xác định được
mức độ ảnh hưởng do hoạt động vận chuyển của các phương tiện giao thông.

22

22


Bảng 4.4. Hệ số ô nhiễm của 1 số loại xe của một số chất ô nhiễm chính
Loại xe
Xe tải động cơ
Diezel>3.5 tấn
Xe tải động cơ
Diezel<3.5 tấn
Xe ôtô con và xe
khách
Môtô và xe máy


Đơn vị

TSP (tổng bụimuội khói)

CO

SO2

NOx

Kg/1000 km

1,6

28

20S

55

Kg/1000 km

0,2

1

1,16S

0,7


Kg/1000 km

0,07

7,72

2,05S

1,19

Kg/1000 km

0,08

16,7

0,57

0,14

(Nguồn: Môi trường không khí - GS.TS Phạm Ngọc Đăng - Nxb Khoa học và kỹ thuật)
S: Hàm lượng lưu huỳng trong dầu (0,5 %)
Việc vận chuyển nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra được thực hiện bởi
các loại xe tải chạy bằng dầu Diezel, có trọng tải trung bình là 5 tấn. Các phương tiện
này phát sinh ra một lượng khí thải đáng kể có thành phần là bụi, SO2, NO2,....
Tổng số lượt xe dùng để vận chuyển là: 2400 xe.
Thời gian làm việc trong một năm là 300 ngày, 1 ngày làm 8 giờ. Do vậy, mật
độ xe ra vào dự án trong giai đoạn hoạt động khoảng: 1 xe/h
Áp dụng công thức tính hệ số ô nhiễm đối với xe có trọng tải > 3,5 tấn tính được
tải lượng các chất gây ô nhiễm phát sinh từ các phương tiện vận chuyển thể hiện trong

các bảng sau:
Bảng 4.5. Tải lượng chất ô nhiễm phát sinh từ phương tiện vận chuyển trong giai
đoạn hoạt động
Chất
Hệ số phát thải
Tải lượng
STT
ô
(kg/1000km) (kg/1000km.h)
nhiễm
1
CO
28
28
2
SO2
10
10
3
NOx
55
55
4
Bụi
1,6
1,6

Tải lượng ô nhiễm trên tuyến
đường vận chuyển E(mg/m.s)
0,0078

0,0028
0,0153
0,0004

Kết quả tính toán nồng độ các chất ô nhiễm từ phương tiện vận chuyển trong
giai đoạn hoạt động ứng với khoảng cách khác nhau so với nguồn thải được thể hiện ở
bảng sau:
Từ tải lượng của các chất ô nhiễm đã tính toán ở trên, áp dụng mô hình tính
toán Sutton xác định nồng độ trung bình của bụi TSP trên tuyến đường vào khu vực dự
án trong quá trình thi công xây dựng như sau:
23

23


C(x)=2E/(2π)1/2σz.u
Hoặc có thể xác định theo công thức mô hình cải biên của Sutton như sau:
Trong đó:
-(z-h)2/2σz2
-(z+h)2/2σz2

(

C(x) = 0,8.E e +e

)/σz.u

E: Lượng thải tính trên đơn vị dài của nguồn đường trong đơn vị thời gian
(mg/m.s). (E được tính toán ở phần trên)
σz: Hệ số khuếch tán theo phương z (m) là hàm số của x theo phương gió thổi.

σz được xác định theo công thức Slade với cấp độ ổn định khí quyển loại B (là cấp độ
ổn định khí quyển đặc trưng của khu vực) có dạng sau:
σz = 0,53.x0,73
x: khoảng cách của điểm tính so với nguồn thải, tính theo chiều gió thổi.
u: Tốc độ gió trung bình (m/s), tại khu vực có tốc độ gió trung bình là 2,5 m/s.
z: độ cao của điểm tính (m), tính ở độ cao 0,5m.
h: độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh (m), coi mặt đường bằng
mặt đất, h = 0m.
Bỏ qua sự ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm khác trong khu vực, các yếu tố
ảnh hưởng của địa hình,... Dựa trên tải lượng ô nhiễm tính toán, thay các giá trị vào
công thức tính toán, nồng độ các chất ô nhiễm ứng với khoảng cách khác nhau so với
nguồn thải được thể hiện ở bảng 4.6:
Bảng 4.6. Nồng độ các chất ô nhiễm do phương tiện vận chuyển
trong giai đoạn hoạt động
TT
1
2
3
4
5
6
QCVN
05:2013

σz
Khoảng
cách x (m)
(m)
5
1,72

10
2,85
15
3,83
20
4,72
30
6,35
50
9,22
Trung bình 1h
Trung bình 24h

CO

NO2
3

(µg/m )
3,288
1,983
1,475
1,195
0,889
0,612
30.000
5.000

3


(µg/m )
6,459
3,894
2,897
2,348
1,746
1,203
200
100

SO2

Bụi (muội)

(µg/m3)
2,349
1,416
1,513
1,298
0,635
0,437
350
125

(µg/m3)
0,188
0,113
0,084
0,068
0,051

0,035
300
200

Từ các kết quả tính toán trên so sánh với QCVN 05:2013/BTNMT, nhận thấy
rằng nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải và bụi phát sinh từ các phương tiện vận
chuyển thấp hơn so với tiêu chuẩn cho phép, vì vậy phạm vi và mức độ ảnh hưởng của
các nguồn gây ô nhiễm trên tuyến đường vận chuyển là không đáng kể.
24

24


- Tải lượng ô nhiễm đối với phương tiện đi lại của cán bộ, công nhân làm việc
trong dự án:
Hoạt động đi lại của công nhân viên mỗi ngày chỉ tập trung trong khoảng 1 giờ
trước và sau giờ làm việc.
Tổng số số lượng cán bộ công nhân viên dự kiến làm việc tại dự án trong
khoảng 10 người, tương đương với 10 xe.
Hầu hết công nhân sử dụng xe máy làm phương tiện đi lại, số ít sử dụng ô tô.
Khoảng cách di chuyển trong phạm vi 10km.
Dựa trên hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cục Bảo vệ Môi
trường Mỹ thiết lập đối với xe mô tô 2 bánh dùng xăng, động cơ 4 thì, dung tích xi
lanh > 50 cc, có thể ước tính tải lượng các chất ô nhiễm không khí trong khí thải các
xe mô tô 2 bánh do công nhân tự túc đi lại trong ngày như trình bày trong bảng 4.7
như sau:
Bảng 4.7. Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải xe mô tô 2 bánh
Chất ô
Hệ số ô nhiễm
Chiều dài tính

Tải lượng
nhiễm
(kg/1.000 km)
toán (km)
(g/10km.h)
1
Bụi
0,12
10
12
2
SO2
0,76 S
10
0,114
3
NO2
0,3
10
30
4
CO
20
10
2000
5
VOCs
3
10
300

Ghi chú:
S: tỉ lệ % của lưu huỳnh có trong nhiên liệu. Thông thường trong xăng có chứa

STT

0,039-0,15% trong dầu Diezen có chứa 0,5%.
Quãng đường vận chuyển trung bình cho 1 lượt xe được ước tính là 10 km.
Ô nhiễm do các phương tiện giao thông chủ yếu ảnh hưởng trên các tuyến
đường và tại cổng dự án vào giờ đi làm và giờ tan ca.
* Bụi, khí thải từ máy phát điện dự phòng
Trong quá trình hoạt động, dự án chủ yếu sử dụng điện để vận hành máy móc,
thiết bị, nên khi có sự cố về điện. Nguồn nhiên liệu cần cho hoạt động của máy phát
điện là dầu DO. Khi máy phát điện hoạt động sẽ phát sinh ra khí thải, trong đó có các
thành phần ô nhiễm: bụi, SO2, SO3, NOx, CO, VOC.
Nhu cầu sử dụng nhiên liệu của máy phát điện dự phòng trong một giờ là: 120
lít dầu DO/giờ.
25

25


×