Tải bản đầy đủ (.pdf) (204 trang)

ĐỀ CƯƠNG dược lý , ôn tập dược lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.99 MB, 204 trang )

Học tập hết mình vì ngày mai lập nghiệp
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................................ 9
NHÓM 1 BÀI 1: KHÁNG SINH ................................................................................. 10
Câu 1. Trình bày định nghĩa kháng sinh, phân loại kháng sinh: .............................. 10
Câu 2. Trình bày cơ chế tác dụng, áp dụng điều trị và phân loại của kháng sinh
nhóm β lactam: ................................................................................................................. 13
Câu 3: Trình bày cơ chế tác dụng, áp dụng điều trị và độc tính của kháng sinh
nhóm co-trimoxazol? ........................................................................................................ 18
Câu 4: Trình bày cơ chế tác dụng, áp dụng điều trị, độc tính và phân loại của kháng
sinh nhóm quinolon: ......................................................................................................... 20
Câu 5: Trình bày cơ chế tác dụng, áp dụng điều trị và độc tính của kháng sinh
nhóm 5-nitro-imdazol? ..................................................................................................... 22
Câu 6: Trình bày cơ chế tác dụng, áp dụng điều trị và độc tính của kháng sinh
nhóm aminoglycosid?....................................................................................................... 23
Câu 7: Trình bày cơ chế tác dụng, áp dụng điều trị và độc tính của kháng sinh
nhóm cloramphenicol? ..................................................................................................... 25
Câu 8: Trình bày cơ chế tác dụng, áp dụng điều trị và độc tính của kháng sinh
nhóm tetracyclin? ............................................................................................................. 27
Câu 9: Trình bày cơ chế tác dụng, áp dụng điều trị và độc tính của kháng sinh
nhóm Lincosamid? ........................................................................................................... 28
Câu 10: Trình bày những nguyên tắc sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý.............. 29
Câu 11: Không thi: Trình bày nhóm Macrolid: ....................................................... 30
BÀI 2: GLUCO CORTICOID (Thi tất) ....................................................................... 32
Câu 1. Trình bày cơ chế tác dụng, áp dụng lâm sàng của glucocorticoid? .............. 32
Câu 2. Phân tích tác dụng không mong muốn của glucocorticoid, cách theo dõi và
dự phòng? ......................................................................................................................... 34
BÀI 3: NSAID .............................................................................................................. 37
Câu 1: Phân tích cơ chế tác dụng và 4 tác dụng chính của thuốc chống viêm không
steroid (CVKS). ................................................................................................................ 37
Câu 2. Trình bày đặc điểm tác dụng và chỉ định của các thuốc: aspirin? ................ 40


Câu 3. Trình bày đặc điểm tác dụng và chỉ định của các thuốc: indomethacin (dẫn
xuất của indol)? ................................................................................................................ 41

1


Học tập hết mình vì ngày mai lập nghiệp
Câu 4: Trình bày đặc điểm tác dụng và chỉ định của các thuốc: dẫn xuất oxicam
(enolic aicd)? .................................................................................................................... 42
Câu 5: Trình bày đặc điểm tác dụng và chỉ định của các thuốc: diclofenac (dẫn xuất
của acid phenyl acetic)?.................................................................................................... 42
Câu 6. Trình bày đặc điểm tác dụng và chỉ định của các thuốc dẫn xuất acid
propionic? ......................................................................................................................... 43
Câu 7: Trình bày đặc điểm tác dụng và chỉ định của thuốc ức chế chọn lọc COX-2?
.......................................................................................................................................... 43
Câu 8. Trình bày được đặc điểm tác dụng, áp dụng lâm sàng, độc tính và cách xử trí
khi bị ngộ độc paracetamol? ............................................................................................. 44
Câu 9. Trình bày được các tác dụng không mong muốn và các biện pháp đề phòng
của thuốc CVKS và nêu đúng những nguyên tắc khi sử dụng thuốc CVKS? ................. 46
BÀI 4: THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP (THI TẤT) ...................................... 48
Câu 1: Trình bày phân loại, cơ chế tác dụng, tác dụng không mong muốn và áp
dụng điều trị của các thuốc chẹn kênh calci? (Calcium chanel blockers - CCBs)........... 48
Câu 2: Trình bày được đặc điểm tác dụng, cơ chế tác dụng, tác dụng không mong
muốn và áp dụng điều trị của nhóm thuốc ức chế enzym chuyển dạng angiotensin. ...... 50
BÀI 5: THUỐC ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TÂM THẦN - ĐỘNG KINH ...................... 53
Câu 1. Trình bày cơ chế tác dụng, tác dụng, tác dụng không mong muốn và áp dụng
điều trị của các thuốc an thần kinh chủ yếu: clopromazin, haloperidol, sulpirid,
risperidon, clozapin, olanzapin. ........................................................................................ 53
Câu 2. Phân tích cơ chế tác dụng, tác dụng và áp dụng điều trị của thuốc an thần
thứ yếu benzodiazepin ...................................................................................................... 57

Câu 4. Phân tích cơ chế tác dụng, tác dụng và áp dụng lâm sàng của
benzodiazepin? ................................................................................................................. 57
Câu 3. Phân loại thuốc điều trị ĐK? ........................................................................ 59
Câu 4. Trình bày cơ chế tác dụng, tác dụng, áp dụng điều trị của một số thuốc điều
trị ĐK chính: dẫn xuất hydantoin, phenobarbital, carbamazepin, acid valproic,
vigabatrin, gabapentin, lamotrigin, tiagabin. ................................................................... 60
Nhóm 2: ........................................................................................................................ 63
BÀI 1: THUỐC GIẢM ĐAU LOẠI MORPHIN......................................................... 63
Câu 1. Nêu mối liên quan giữa cấu trúc và tác dụng của morphin? ........................ 63
Câu 2. Phân tích các tác dụng của morphin, từ đó nêu áp dụng điều trị của
morphin? ........................................................................................................................... 63
Câu 3. Trình bày triệu chứng và cách điều trị ngộ độc cấp và mạn của morphin? .. 66
2


Học tập hết mình vì ngày mai lập nghiệp
Câu 4. Nêu đặc điểm tác dụng của một số opioid tổng hợp: pethidin, pentazocin,
methadon, fentanyl, loperamid. ........................................................................................ 68
BÀI 2: THUỐC KHÁNG HISTAMIN H1 (Hay thi) ......................................................... 70
Câu 1: Trình bày phân loại, cơ chế tác dụng, tác dụng, tác dụng không mong muốn
và áp dụng điều trị của thuốc kháng histamin H1? .......................................................... 70
BÀI 3: HORMON VÀ KHÁNG HORMON ............................................................... 73
Câu 1. Trình bày cơ chế tác dụng, áp dụng điều trị của hormon tuyến giáp ........... 73
Câu 2. Trình bày cơ chế tác dụng, áp dụng điều trị của thuốc kháng giáp trạng tổng
hợp? .................................................................................................................................. 73
Câu 3. Nêu tác dụng và áp dụng điều trị của androgen và thuốc kháng androgen? 74
Câu 4. Nêu tác dụng và áp dụng điều trị của thuốc kháng androgen? .................... 75
Câu 5. Nêu tác dụng, áp dụng điều trị của estrogen và thuốc kháng estrogen
progesteron và thuốc kháng progesteron? ........................................................................ 76
Câu 6. Trình bày phân loại, tác dụng và áp dụng điều trị của các thuốc chống thụ

thai? .................................................................................................................................. 78
BÀI 4: THUỐC ĐIỀU TRỊ SUY TIM ......................................................................... 81
Câu 1. Phân tích cơ chế tác dụng, tác dụng và độc tính của digitalis? .................... 81
Câu 2. Phân biệt chỉ định và chống chỉ định, theo dõi khi sử dụng của digitalis và
strophantus........................................................................................................................ 83
Câu 3. Trình bày cơ chế tác dụng và áp dụng điều trị của hai nhóm thuốc trợ tim
làm tăng AMPv. ............................................................................................................... 83
BÀI 5: ĐÔNG MÁU - TIÊU FIBRIN ......................................................................... 85
Câu 1: Trình bày nguồn gốc, cơ chế tác dụng và áp dụng điều trị của vitamin K. . 85
Câu 2: Trình bày được nguồn gốc, cơ chế tác dụng, động học và áp dụng điều trị
của dẫn xuất coumarin (warfarin) và heparin. ................................................................ 86
Câu 3. Phân tích được cơ chế tác dụng và áp dụng điều trị của các thuốc chống kết
dính tiểu cầu: .................................................................................................................... 88
Câu 4: Trình bày được cơ chế tác dụng và áp dụng điều trị của thuốc làm tiêu fibrin
và chống tiêu fibrin........................................................................................................... 89
BÀI 6: THUỐC ĐIỀU CHỈNH RỐI LOẠN LIPOPROTEIN MÁU .......................... 91
Câu 1. Trình bày cơ chế tác dụng, tác dụng, tác dụng không mong muốn và áp dụng
điều trị của các thuốc ảnh hưởng đến hấp thu và thải trừ lipid máu: cholestyramin,
colestipol? ......................................................................................................................... 91
Câu 2: Trình bày cơ chế tác dụng, tác dụng, tác dụng không mong muốn, áp dụng
điều trị của thuốc ảnh hưởng đến sinh tổng hợp lipid: acid nicotinic .............................. 92
3


Học tập hết mình vì ngày mai lập nghiệp
Câu 3: Trình bày cơ chế tác dụng, tác dụng, tác dụng không mong muốn, áp dụng
điều trị của các thuốc ảnh hưởng đến sinh tổng hợp lipid dẫn xuất của statin?............... 93
Câu 4: Trình bày cơ chế tác dụng, tác dụng, tác dụng không mong muốn, áp dụng
điều trị của các thuốc ảnh hưởng đến sinh tổng hợp lipid dẫn xuất acid fibric? ............. 94
NHÓM 3 ....................................................................................................................... 96

BÀI 1: THUỐC ĐIỀU TRỊ SỐT RÉT ......................................................................... 96
Câu 1. Trình bày tác dụng, cơ chế tác dụng, áp dụng lâm sàng và tác dụng không
mong muốn của các thuốc điều trị sốt rét nhóm 4-aminoquinoline (cloroquin, quinin): 96
Câu 2: Trình bày tác dụng, cơ chế tác dụng, áp dụng lâm sàng và tác dụng không
mong muốn của các thuốc điều trị sốt rét nhóm nhóm 8-aminoquinoline (primaquin): . 97
Câu 3. Trình bày tác dụng và áp dụng lâm sàng của artemisinin và các dẫn xuất. . 98
BÀI 2: THUỐC TÁC DỤNG TRÊN HỆ THẦN KINH THỰC VẬT ...................... 100
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ THẦN KINH THỰC VẬT:............................................ 100
II. NỘI DUNG THI CỬ: ........................................................................................ 102
Câu 1. Trình bày tác dụng và áp dụng điều trị của acetylcholin và atropin? ......... 102
Câu 2. Phân tích cơ chế tác dụng của nicotin và thuốc liệt hạch? ......................... 105
Câu 3. Trình bày tác dụng, cơ chế tác dụng và áp dụng điều trị của 2 loại cura? . 106
Câu 4. Trình bày cơ chế, triệu chứng và cách điều trị nhiễm độc các chất phong toả
không hồi phục cholinesterase?...................................................................................... 108
Câu 5. Phân biệt tác dụng của adrenalin, noradrenalin và dopamin? .................... 110
Câu 6. Phân biệt tác dụng của thuốc cường β adrenergic: isoproterenol, dobutamin
và salbutamol? ................................................................................................................ 112
Câu 7. Phân tích cơ chế tác dụng của các thuốc huỷ giao cảm? ............................ 115
Câu 8. Trình bày tác dụng và áp dụng điều trị của thuốc hủy  giao cảm? .......... 116
Câu 9. Trình bày tác dụng và áp dụng điều trị của thuốc hủy β giao cảm:............ 117
BÀI 3: THUỐC ĐIỀU CHỈNH RỐI LOẠN TIÊU HÓA .......................................... 120
Câu 1. Nêu tác dụng và cơ chế tác dụng, tác dụng không mong muốn và áp dụng
lâm sàng của các thuốc kháng acid tại chỗ? ................................................................... 120
Câu 2. Nêu tác dụng và cơ chế tác dụng, tác dụng không mong muốn và áp dụng
lâm sàng của thuốc kháng histamin H2 .......................................................................... 121
Câu 3. Nêu tác dụng và cơ chế tác dụng, tác dụng không mong muốn và áp dụng
lâm sàng của thuốc ức chế bơm H+/ K+- ATPase........................................................... 122
Câu 4. Phân tích vị trí tác dụng và chỉ định của các thuốc gây nôn và chống nôn?
........................................................................................................................................ 124
4



Học tập hết mình vì ngày mai lập nghiệp
Câu 5. Phân tích cơ chế, chỉ định và áp dụng điều trị của các thuốc nhuận tràng và
tẩy?.................................................................................................................................. 125
Câu 6. Phân biệt cơ chế của các thuốc lợi mật và thông mật, cho ví dụ và áp dụng?
........................................................................................................................................ 126
BÀI 4: ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ..................................................................................... 128
Câu 1. Trình bày được phân loại, tác dụng, cơ chế tác dụng, tác dụng không mong
muốn và áp dụng điều trị của insulin: ............................................................................ 128
Câu 2. Trình bày phân loại, cơ chế tác dụng, tác dụng không mong muốn và áp
dụng điều trị của dẫn xuất sulfonylure? ......................................................................... 129
Câu 3. Nêu cơ chế tác dụng, tác dụng, tác dụng không mong muốn và áp dụng điều
trị của metformin? .......................................................................................................... 131
Câu 4. Nêu cơ chế tác dụng và áp dụng điều trị của thuốc ức chế α-glucosidase? 132
BÀI 5: VITAMIN....................................................................................................... 133
I. VITAMIN A ....................................................................................................... 133
II. VITAMIN D ...................................................................................................... 134
III. VITAMIN C ..................................................................................................... 135
IV. VITAMIN B1:.................................................................................................. 137
V. VITAMIN B3 .................................................................................................... 138
VI. VITAMIN B6 ................................................................................................... 139
NHÓM 4: .................................................................................................................... 142
BÀI 1: THUỐC LỢI NIỆU ........................................................................................ 142
Câu 1: Trình bày cơ chế tác dụng, tác dụng không mong muốn và áp dụng điều trị
của thuốc lợi niệu nhóm thiazid? ................................................................................... 142
Câu 2: Trình bày cơ chế tác dụng, tác dụng không mong muốn và áp dụng điều trị
của thuốc lợi niệu nhóm thuốc lợi niệu quai? ................................................................ 143
Câu 3: Trình bày cơ chế tác dụng, tác dụng không mong muốn và áp dụng điều trị
của thuốc lợi niệu nhóm lưu kali máu (không ra đâu) :((? ............................................. 145

BÀI 2: DƯỢC LÝ ĐẠI CƯƠNG .............................................................................. 145
Câu 1. Phân tích được quá trình hấp thu và phân phối, chuyển hóa, thải trừ thuốc
trong cơ thể và ý nghĩa. .................................................................................................. 145
Câu 2: Trình bày cơ chế tác dụng của thuốc qua receptor và không qua receptor?
........................................................................................................................................ 154
Câu 3: Trình bày các cách tác dụng của thuốc? ..................................................... 155

5


Học tập hết mình vì ngày mai lập nghiệp
Câu 3: Trình bày những yếu tố về phía thuốc (lý hóa, cấu trúc hóa học, dạng
thuốc…) và về phía người bệnh (tuổi, giới, quen thuốc và nghiện thuốc, dị ứng, tình
trạng bệnh lý….) quyết định tác dụng của thuốc. (đọc trong sgk trang 47 + Vở ghi của
thầy - đi học nhớ ghi) ..................................................................................................... 157
Câu 4: Trình bày các cách và hậu quả của tương tác thuốc? (chú ý phân tích ví dụ)
(xem sgk + vở ghi thầy nhé. Bài này anh không ghi được) ........................................... 160
BÀI 3: THUỐC CHỐNG LAO .................................................................................. 162
Câu 1. Trình bày đặc điểm tác dụng, cơ chế tác dụng, tác dụng không mong muốn
và áp dụng điều trị của 5 thuốc chống lao thường dùng: isoniazid, rifampicin,
ethambutol, streptomycin, pyrazinamid. ........................................................................ 162
Câu 2. Trình bày các nguyên tắc khi sử dụng thuốc chống lao? ........................... 164
BÀI 4: THUỐC TÊ .................................................................................................... 165
Câu 1. Nêu mối liên quan giữa cấu trúc và tác dụng của thuốc tê, phân loại thuốc tê.
........................................................................................................................................ 165
Câu 2. Nêu cơ chế và tác dụng không mong muốn của thuốc tê có đường nối ester,
kể tên các thuốc chính trong nhóm này. ......................................................................... 166
Câu 3. Nêu cơ chế và tác dụng không mong muốn của thuốc tê có đường nối amid,
kể tên các thuốc chính trong nhóm này. ......................................................................... 169
BÀI 5: THUỐC CHỐNG GIUN SÁN, AMIP ........................................................... 170

Câu 1. Trình bày tác dụng, cơ chế tác dụng, áp dụng điều trị và tác dụng không
mong muốn của các loại thuốc chống giun sán: mebendazol, albendazol, niclosamid,
praziquantel?................................................................................................................... 170
Câu 2. Trình bày tác dụng, cơ chế tác dụng, áp dụng điều trị và tác dụng không
mong muốn của các loại thuốc chống giun sán: Niclosamid, praziquantel? ................. 171
Câu 3. Trình bày tác dụng, cơ chế tác dụng, áp dụng điều trị và tác dụng không
mong muốn của các thuốc chống amip: metronidazol và diloxanid. ............................. 171
BÀI 6: THUỐC ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU ................................................................. 173
Câu 1: Trình bày được vai trò sinh lý, dược động học và chỉ định của sắt. .......... 173
Câu 2: Phân tích được nguồn gốc, vai trò sinh lý, chỉ định của vitamin B12, acid
folic ................................................................................................................................. 174
Câu 3: Nguyên tắc điều trị thiếu máu: ................................................................... 175
BÀI 7: THUỐC NGỦ VÀ RƯỢU ............................................................................. 176
Câu 1. Trình bày các tác dụng dược lý của barbiturat: .......................................... 176
Câu 2. Nêu triệu chứng ngộ độc cấp và cách xử trí ngộ độc của thuốc ngủ barbiturat
(phenobarbital)? .............................................................................................................. 177
6


Học tập hết mình vì ngày mai lập nghiệp
Câu 3. Trình bày tác dụng, ngộ độc cấp và mạn, điều trị ngộ độc rượu ethylic? .. 178
Câu 4. Phân tích cơ chế tác dụng, tác dụng và áp dụng lâm sàng của
benzodiazepin? ............................................................................................................... 179
BÀI 8: RỐI LOẠN HÔ HẤP ..................................................................................... 182
Câu 1: Trình bày cơ chế, áp dụng điều trị và các tác dụng không mong muốn của:
Codein và dextromethorphan ......................................................................................... 182
Câu 2: Trình bày cơ chế, áp dụng điều trị và các tác dụng không mong muốn của:
N-acetyl cystein. ............................................................................................................. 183
Câu 3: Trình bày cơ chế, áp dụng điều trị và các tác dụng không mong muốn của:
Salbutamol ...................................................................................................................... 183

NHÓM 5: .................................................................................................................... 184
BÀI 0: ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC THUỐC CẤP TÍNH ................................................. 184
Câu 1. Trình bày nguyên tắc loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể? .............................. 184
Câu 2. Giải thích nguyên tắc trung hòa chất độc trong cơ thể. .............................. 186
Câu 3. Trình bày nguyên tắc điều trị triệu chứng và hồi sức trong ngộ độc thuốc?
........................................................................................................................................ 187
BÀI 1: THUỐC ĐIỀU TRỊ PHONG ......................................................................... 188
Câu 1. Trình bày đặc điểm tác dụng, cơ chế tác dụng, tác dụng không mong muốn
và áp dụng điều trị của Dapson: ..................................................................................... 188
Câu 2. Trình bày đặc điểm tác dụng, cơ chế tác dụng, tác dụng không mong muốn
và áp dụng điều trị của thuốc điều trị phong: rifampicin? ............................................. 189
Câu 3. Trình bày đặc điểm tác dụng, cơ chế tác dụng, tác dụng không mong muốn
và áp dụng điều trị của thuốc điều trị phong: clofazimin? ............................................. 190
Câu 4. Trình bày các nguyên tắc khi sử dụng thuốc điều trị phong? ..................... 190
BÀI 2: THUỐC CHỮA GÚT .................................................................................... 191
Câu 1: Trình bày cơ chế tác dụng, tác dụng không mong muốn và áp dụng điều trị
của các thuốc colchicin? ................................................................................................. 191
Câu 2: Trình bày cơ chế tác dụng, tác dụng không mong muốn và áp dụng điều trị
của các thuốc probenecid? .............................................................................................. 192
Câu 3: Trình bày cơ chế tác dụng, tác dụng không mong muốn và áp dụng điều trị
của các thuốc allopurinol? .............................................................................................. 193
BÀI 3: THUỐC ĐIỀU TRỊ CƠN ĐAU THẮT NGỰC............................................. 195
Câu 1. Trình bày cơ chế tác dụng, tác dụng, tác dụng không mong muốn và áp dụng
điều trị của thuốc nhóm nitrat? ....................................................................................... 195
7


Học tập hết mình vì ngày mai lập nghiệp
Câu 2. Trình bày được tác dụng, áp dụng điều trị cơn đau thắt ngực của nhóm thuốc
chẹn thụ thể beta giao cảm (beta-blocker) và nhóm thuốc chẹn kênh calci? ................. 196

BÀI 4: THUỐC KHÁNG NẤM ................................................................................ 197
Câu 2. Trình bày cơ chế tác dụng, tác dụng, tác dụng không mong muốn và áp dụng
điều trị của các thuốc kháng nấm toàn thân: amphotericin B, flucytocin. ..................... 197
Câu 3. Trình bày được cơ chế tác dụng, tác dụng, áp dụng điều trị của một số thuốc
chống nấm loại azol. ....................................................................................................... 197
BÀI 5: CÁC CHẤT ĐIỆN GIẢI CHÍNH VÀ DỊCH TRUYỀN ............................... 199
Câu 1. Trình bày vai trò sinh lý, các dấu hiệu thiếu – thừa của Na+, K+ và biện pháp
xử trí? .............................................................................................................................. 199
Câu 2. Trình bày phân loại các dịch truyền? .......................................................... 199
Câu 3. Trình bày đặc điểm tác dụng, áp dụng lâm sàng của một số dung dịch tinh
thể: dung dịch muối sinh lý, dung dịch Ringer, dung dịch glucose, dung dịch kali
chlorid, dung dịch natribicarbonat. ................................................................................ 200
Câu 4. Trình bày đặc điểm tác dụng, áp dụng lâm sàng của một số dung dịch keo:
dung dịch dextran, dung dịch albumin? ......................................................................... 201
BÀI 6: THUỐC SÁT KHUẨN .................................................................................. 202
Câu 1. Trình bày nguyên tắc dùng thuốc sát khuẩn. .............................................. 202
Câu 2. Nêu tác dụng, tác dụng không mong muốn và áp dụng trên lâm sàng của các
thuốc sát khuẩn thông thường: cồn 70o, cồn iod, povidon-iod, nước oxy già, clohexidin
và bạc. ............................................................................................................................. 202

8


Học tập hết mình vì ngày mai lập nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Đề cương này phần lớn anh chỉ là người đánh máy từ bản đề cương của anh ĐÀO MINH
THẾ (2012 - 2018) có bổ sung kiến thức cập nhật mới, bổ sung thêm một số câu chưa có đề
cương. Sau đó anh biên soạn lại các câu, các nhóm + bổ sung phần phía cuối của mỗi bài vềcác
thuốc thi thực hành để phục vụ công tác học tập, lưu trữ và ôn tủ cho các em đời sau.
- Trong đề cương:

+ Anh chia ra làm 5 nhóm theo xác suất xuất hiện trong đề thi các năm gần đây. (thực ra
ngoại trừ nhóm 1 - đề nào cũng có ít nhất là 2 câu - còn lại nhóm 2 + 3 + 4 thì tỷ lệ tương đương
còn nhóm 5 thì có thi thực hành nhưng lý thuyết thì ^^)
+ Mỗi bài anh đều nêu ra thuốc đã thi - là những thuốc, nhưng câu hỏi cơ bản mà mấy năm
nay thầy cô rất hay hỏi thi. Em cố gắng ôn thật kỹ và thuộc mấy câu đó. Các câu còn lại thì cố
gắng mà học. Học cho biết còn áp dụng trên lâm sàng (và học để phòng thân lỡ thầy cô muốn tạo
bất ngờ)
+ Các thuốc thi thực hành anh đã gom chúng lại và viết phía dưới mỗi bài. Em có thể ôn
luôn thực hành trong quá trình học lý thuyết cho dễ nhớ.
- Một số nhược điểm trong bản đề cương:
+ Mỗi năm kiến thức y khoa đều cập nhật và trong quá trình biên soạn không đảm bảo đúng
hết được => nên lấy đề cương này mang lên lớp mà học xem thầy cô giảng thừa thiếu chỗ nào còn
bổ sung vào cho các em đời sau.
+ Thiếu một số thuốc thực hành. (phụ trách học tập lo vụ này nha - a gửi bản word cho)
- Ôn luyện sớm đi, đừng để nước đến chân mới nhảy như anh. Chúc các em may mắn!
Năm ngoái điểm anh không cao, nên tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo. Nhưng anh hi
vọng tài liệu sẽ cho em cái nhìn tổng quan hơn, từ đó lấy tài liệu mà ôn thi. Năm nay thi trắc
nghiệm sẽ khó đấy. Học sớm đi.

9


Học tập hết mình vì ngày mai lập nghiệp
NHÓM 1 BÀI 1: KHÁNG SINH
Thi: Penicilin, cefalosporin, aminoglycosid, quinolon, 5 nitro imidazol.
Câu 1. Trình bày định nghĩa kháng sinh, phân loại kháng sinh:
- Kháng sinh là những chất có nguồn gốc tự nhiên (do vi sinh vật tiết ra) hoặc những chất
hóa học bán tổng hợp, tổng hợp; với nồng độ rất thấp có khả năng đặc hiệu (hiệu lực lớn, độc tính
ít và không diệt tế bào cơ thể) kìm hãm sự tự phát triển hoặc diệt được vi khuẩn.
1. Cơ chế tác dụng của kháng sinh


- Trên vi khuẩn, các kháng sinh có 5 vị trí và cơ chế tác dụng chính
Vị trí tác
động

Đặc điểm
chung

Các nhóm kháng sinh - thuốc
- Cycloserin
- Glycopeptid: Vancomycin, teicoplanin
- Polypeptid: Bacitracin

- Β lactam (5 nhóm nhỏ)
+ Penicilin:
 Penicilin G (benzathein penicilin; procain penicilin);
Vách
vi
 Penicilin V;
Diệt khuẩn
khuẩn
 penicilin M (methicilin, oxacilin, cloxacilin, dicloxacilin)
Gram (+)
(4 nhóm)
 penicilin A (ampicilin, amoxicilin);
 penicilin kháng trực khuẩn mủ xanh (carbenicilin, ticarcilin, mezlocilin,
piperacilin).
+ Cephalosporin:
 Thế hệ 1 (cefalexin, cefazolin: đường uống);
 thế hệ 2 (cefoxitin, cefprozil, cefuroxim);

 thế hệ 3 (ceftizoxin, ceftibuten);

10


Học tập hết mình vì ngày mai lập nghiệp
 thế hệ 4 (cefepim);
 thế hệ 5 (ceftobiprol, ceftarolim)
+ Penem: imipenem, meropenem, ertapenem, doripenem
+ Mono bactam: Aztrenam
+ Các chất ức chế β - lactamase: acid clavulinic, sulbactam, tazo bactam.
Màng sinh
chất
Ức
chế
chuyển hóa
acid folic

Diệt khuẩn - Polymixin: B
Gr (-).
- Polymixin E: Colistin
Kìm khuẩn - Sulfamid: Sulfadiazin, sulfamethoxazol, sulfaquanidin, fulfasalazin.
phổ rộng
- Trimethorim

- Quinolon:
+ Thế hệ 1: Acid nalidixic
+ Thế hệ 2: norfloxacin; ofloxacin, ciprofloxacin
Ức chế tổng Kìm khuẩn
+ Thế hệ 3: Levofloxacin, moxifloxacin.

hợp AND
và diệt khuẩn
+ Thế hệ 4: Trovafloxacin
- Nitrofuran
- 5 nitro imidazol: metronidazol, timidazol.
Diệt khuẩn Aminioglycosid: Streptomycin, Kanamycin, gentamycin, amikacin.
phổ hẹp
(GASK)
Tetracylin: Tetracylin, oxytetracylin, methacyclin, doxycyclin. (DOMT)
Ức chế tổng
Phenicol: Cloramphenicol, thiamphenicol
hợp protein
Kìm khuẩn Macrolid: Erythromycin, Spiramycin, Azithromycin, Clarithromycin. (Case)
(7 nhóm)
phổ rộng
Lincosamid: Lincomycin, clindamycin.
Streptogramin
Linezolid

2. Phân loại kháng sinh:
a. Phân loại theo cấu trúc hóa học (nhóm chính):
Từ đó chúng có chung một cơ chế và phổ kháng khuẩn tương tự. Ví dụ các nhóm β lactam,
aminoglycosid….
b. Phân loại theo tác dụng:
- Kìm khuẩn: Ức chế sự phát triển, thường các bệnh nhẹ và cần sự phối hợp của hệ miễn
dịch. Vi khuẩn tác động lên vi khuẩn liên quan đến các khâu nhân lên như tổng hợp protein, tổng
hợp ADN
- Diệt khuẩn: Tiêu diệt vi khuẩn => thường là bệnh nặng. Thông thường tác động vào những
vị trí liên quan tới sự tồn tại của vi khuẩn như thành tế bào, màng tế bào.
- Người ta căn cứ vào tỷ lệ MBC/MIC để xếp loại:

+ Nếu tỷ lệ MBC/MIC >4 kháng sinh có tác dụng kìm khuẩn;

11


Học tập hết mình vì ngày mai lập nghiệp
+ Nếu MBC/MIC xấp xỉ bằng 1, kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn
Trong đó: MIC: Nồng độ ức chế tối thiểu; MBC: Nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (nồng độ mà
ở đó 99,9% vi khuẩn chết).
* Ý nghĩa của MIC - BIC với một thuốc:
- MIC: là nồng độ ức chế tối thiểu, mà tại đó nồng độ đó làm vi khuẩn không phát triển được
+ MIC< nồng độ huyết tương của kháng sinh => vi khuẩn còn nhạy cảm
+ MIC > nồng độ an toàn trong huyết tương của kháng sinh: Vi khuẩn kháng kháng sinh.
+ Nếu nằm giữa 2 khoảng trên. Vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh. Muốn dùng phải tăng
liều
- MBC là nồng độ diệt khuẩn tối thiểu - là nồng độ mà làm giảm 99,9% số lượng vi khuẩn.
+ Nếu MBC = MIC và dễ đạt nồng độ MBC trong huyết tương: Kháng sinh diệt khuẩn.
+ Nếu MBC >> MIC và khó đạt nồng độ MBC trong huyết tương: Kháng sinh kìm khuẩn.
* Kháng sinh có thể là kìm khuẩn với vi khuẩn này nhưng lại là diệt khuẩn với vi khuẩn
khác. VD: cloramphenicol là kháng sinh kìm khuẩn với hầu hết vi khuẩn, nhưng là kháng sinh
diệt khuẩn với Haemophilus influenzae.
c. Phân loại theo dược lực học và dược động học:
- Kháng sinh diệt khuẩn phù thuộc vào nồng độ: Nồng độ càng cao tác dụng diệt khuẩn càng
tốt. VD: aminoglycosid, fluoroquinolon, rifampicin.
+ Nhóm thuốc này có tác dụng sau kháng sinh (PAE) kéo dài: => chế độ dùng thuốc 1 lần
trong ngày tốt hơn nhiều lần trong ngày
(Tác dụng sau kháng sinh (PAE): Là tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn khi nồng độ
trong huyết tương < MIC, thậm chí không còn trong môi trường).
+ Thông số dự đoán hiệu lực của các nhóm kháng sinh này là Cmax/MIC và AUC/MIC
(trong đó Cmax là nồng độ tối đa của thuốc trong huyết tương; AUC là diện tích dưới

đường cong của đồ thị biểu diễn sự biến thiên của nồng độ thuốc trong máu theo thời gian; MIC là
nồng độ kìm khuẩn tối thiểu:) .
- Kháng sinh diệt khuẩn phù thuộc vào thời gian: Có tác dụng diệt khuẩn không tăng theo
nồng độ. VD: Β lactam
+ Nhóm thuốc này có PAE ngắn hoặc không có => Hiệu lực tốt hơn khi chia nhỏ nhiều.
+ Thông số dự đoán hiệu lực diệt khuẩn là T> MIC (%). T/MIC = 40 - 50% thì kháng sinh
đó có tác dụng tốt.

12


Học tập hết mình vì ngày mai lập nghiệp
(T/MIC là thời gian để nồng độ kháng sinh trong huyết tương cao hơn MIC giữa 2 liều
thuốc)./.
Câu 2. Trình bày cơ chế tác dụng, áp dụng điều trị và phân loại của kháng sinh nhóm β
lactam:
1. Cấu trúc:
- Kháng sinh nhóm β lactam về cấu trúc đều có vòng β lactam có đặc điểm:
+ Vòng β lactam dễ tự mở, trở thành hapten gắn với albumin huyết tương và trở thành kháng
nguyên => tính kháng nguyên rất mạnh. Sau lần tiếp xúc đầu tiên cơ thể sẽ sinh ra kháng thể, nên
từ lần tiếp xúc thứ 2 nguy cơ di ứng, sốc phản vệ rất cao => cần test nội bì trước khi tiêm
+ Vòng β lactam cũng rất dễ bị phá vỡ do các vi khuẩn tiết ra enzym β lactamse. Đây cũng
là nguyên nhân của hiện tượng nhiều thuốc bị kháng. Khi dùng kháng sinh phổ rộng phải dùng
thêm chất ức chế enzym β lactamase.

+ Các kháng sinh nhóm β lactam thường xảy ra dị ứng chéo.
2. Cơ chế tác dụng
- Các kháng sinh vòng β lac tam có cơ chế chung là gắn với transpeptidase (PBP) - là 1
enzym xúc tác cho sự nối peptidoglycan để tạo vách ki khuẩn nên có tác dụng ức chế tạo vách vi
khuẩn, làm li giải hoặc biến dạng vi khuẩn => diệt khuẩn.

- Các β lactam tác dụng tốt trên vi khuẩn gram (+) do có vách là mạng lưới peptidolglycan
dày từ 50 - 100 phân tử ở ngay bề mặt tề bào nên dễ bị tấn công.
- Các vi khuẩn gram (-) vách chỉ dày từ 1 - 2 phân tử nhưng được che phủ bởi 1 lớp vỏ bọc
lipopolysaccharid không thấm kháng sinh nên kháng sinh muốn có tác dụng phải khuếch tán qua
ống dẫn của lớp màng ngoài. VD: Amoxicilin và một số cephalosporin.
3. Phân loại:
- Chia thành 5 nhóm nhỏ: Penicillin, cephalosporim, penem, monobactam, các chất ức chế β
lactamase (cấu trúc penam).

13


Học tập hết mình vì ngày mai lập nghiệp
3.1. Penicilin:
a. Penicilin G:
- là chất tiết ra từ nấm penicillium.
- Dược động học:
+ Chỉ dùng đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch, không dùng đường uống do bị dịch vị phá
hủy.
+ Penicilin G là kháng sinh diệt khuẩn phù thuộc thời gian t ½ ngắn (30 - 60 phút). Người
ta đã chế tạo ra penicilin G dạng hỗn dịch để có thể dùng với liều ít hơn. VD: benzathein
penicilin; procain penicilin.

Phổ tác dụng

Vi khuẩn

Cầu khuẩn gram (+)

Tụ cầu, liên cầu, phế cầu…


Cầu khuẩn gram (-)
Xoắn khuẩn

Lậu cầu, não mô cầu…
Xoắn khuẩn giang mai

Chỉ định
Điều trị nhiễm khuẩn phổi, khí phế quản,
viêm nội tâm mạc.
Điều trị lậu, viêm màng não mô cầu.
Điều trị giang mai

- CCĐ: Dị ứng thuốc; có thể gây sock phản vệ => test nội bì trước khi tiêm
* Thuốc thi thực hành:
Benzathein penicilin - thuốc tiêm (dạng bột pha với nước cất tạo thành hỗn dịch) - tiêm bắp sâu;
pha với nước cất, lắc kỹ trước khi sử dụng; không được tiêm tĩnh mạch; thử phản ứng nội bị trước khi
tiêm lần đầu; dùng 1 tuần 1 lần - Nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm, bao gồm: Bệnh giang mai; dự
phòng bệnh thấp tim; bạch hầu; viêm thanh quản - phản ứng quá mẫn hay gặp trên da; sock phản vệ;
thiếu máu tan máu, giảm bạch cầu.

b. Penicilin V:
- Hiệu lực giống Penicilin G
- Không bị dịch vị phá hủy nên có thể dùng đường uống. Nhưng dược động học không ổn
định nên chỉ được áp dụng điều trị nhiễm khuẩn gram dương nhẹ.
c. Penicilin M:
- Rất nhạy cảm với tụ cầu, kể cả tụ cầu kháng thuốc.
- Đường dùng: Đường uống (Oxacilin, cloxacilin); đường tiêm (nafcilin).
- Tác dụng phụ: Có thể viêm thận kẽ (methicilin), ức chế tủy xương ở liều cao.
- Chỉ định: Điều trị đinh râu trong nặn mụn nhọ

d. Penicilin A:
- Các thuốc thường gặp: Ampicilin, amoxicilin

14


Học tập hết mình vì ngày mai lập nghiệp
- Phổ tác dụng: Như penicilin G trên Gr +; Gr - có thêm tác dụng như: Ecoli, Salmonella,
Shigella…
- Là kháng sinh bán tổng hợp, giá thành rẻ và ít độc tính. Giá thành và hiệu lực của
ampicilin và amoxicilin là như nhau nhưng sinh khả dụng là khác nhau.
+ Do amoxicilin có nhiều nhóm OH hơn nên hấp thu qua đường tiêu hóa tốt hơn nên sinh
khả dụng đường uống (90%) cao hơn của ampicilin(40%).
+ Sinh khả dụng đường tiêm đều là 100% nhưng trong các nhiễm khuẩn nặng ví dụ viêm
não thì nhóm OH là tác nhân cản trở thuốc vượt qua hàng rào máu não => dùng ampicilin.
- Bị penicilinase phá hủy => hiện tượng kháng thuốc. Nên trong thực tế người ta hay dùng
dạng phối hợp với các chất ức chế β lactam mà dược động học giống với thuốc chính: Ampicilin
với Sulbactam; amoxicilin với Acid clavulinic
- Chỉ định:

+ Nhiễm khuẩn hô hấp, Nhiễm khuẩn tiết niệu,
+ Nhiễm khuẩn sơ sinh. Viêm màng não mủ
+ Thương hàn, nhiễm khuẩn đường mật;

* Thuốc thi thực hành:
- Amoxicilin + acid clavulanic - thuốc bột amoxicilin 250 mg + acid clavulanic 31,25 mg - uống.
Pha với nước đun sôi để nguội trước khi uống - Nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm bao gồm: Nhiễm
khuẩn nặng hô hấp trên; nhiễm khuẩn hô hấp dưới; nhiễm khuẩn nặng đường tiết niệu - sinh dục; nhiễm
khuẩn da và mô mềm; nhiễn khuẩn sản phụ khoa; nhiễm khuẩn ổ bụng; viêm tủy xương - Phản ứng quá
mẫn, hay gặp trên da; rối loạn tiêu hóa: Nôn, buồn nôn, tiêu chảy; tăng men gan (viêm gan); giảm bạch

cầu trung tính, tăng bạch cầu ưa acid; Độc với thận; kích thích thần kinh trung ương; vàng da ứ mật.
- Amoxicilin - viên nang 500 mg - uống- Nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm: Nhiễm khuẩn hô hấp;
tiết niệu không biến chứng; lậu; nhiễm khuẩn đường mật; da, mô mềm - Phản ứng quá mẫn, hay gặp
trên da; rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, viêm đại tràng giả mạc; kích thích thần kinh trung
ương; giảm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.

f. Penicilin kháng trực khuẩn mủ xanh:
- Hay gặp: Carbenicillin; mezclocilin.
- Phổ tác dụng: Trực khuẩn mủ xanh, proteus, enterobacter, vi khuẩn kháng penicillin và
ampicilin.
- Các kháng sinh này đều là bán tổng hợp và vẫn bị penicilinase phá hủy.

15


Học tập hết mình vì ngày mai lập nghiệp
- Thường dùng điều trị nhiễm khuẩn nặng do trực khuẩn gram (-) như nhiễm khuẩn sau
bỏng, nhiễm khuẩn tiết niệu, đặc biệt là nhiễm khuẩn bệnh viện như Pseudomonas,
acinetobacter.
3.2. Cephalosporin:
- Được chiết xuất từ nấm cephalosporin hoặc bán tổng hợp
- Đều là dẫn xuất của acid amino - 7- cephalosporanic có mang vòng β lactam
- Được chia thành 5 thế hệ dựa vào 3 tiêu chí:
+ Theo phổ: càng thế hệ sau phổ càng rộng, hiệu lực trên vi khuẩn gram (+) càng giảm; hiệu
lực trên vi khuẩn gram (-) càng tăng.
+ Theo mức độ bền vững với β lactamase (cephalosporinase): Càng thế hệ sau càng bền
vững.
+ Theo khả năng qua được hàng rào máu não: Càng thế hệ sau càng tăng:
Thế hệ 1: Không qua được => thế hệ 2: hầu hết không qua được (trừ cefuroxim); => thế hệ
3: Hầu hết qua được (trừ cefoperazone); thế hệ 4 + 5: Qua được hết

- Phổ tác dụng - chỉ định:

Thuốc

Thế hệ 1

Thế hệ 2

Thế hệ 3

Thế hệ 4

- U: Cefalexin
- Gần giống với penicilin A và M
-T:
Cefalotin,
cefazolin

T:
Cefuroxim,
cefamandole
U:
Zinnat
Cefuroxim
T:
Ceftizocin,
ceftazidim
U:
Cefibuten,
cefixim

Cefepim
Ceftobiprol

Thế hệ 5

Phổ tác dụng

- Kháng khuẩn trên gram (-) tăng
- Kháng được cephalosporinase

Chỉ định
- NK tai mũi họng; da
- NK huyết do tụ cầu
- Sốc nhiễm khuẩn
- NK kháng penicilin; dự phòng nhiễm
NK
Cho mọi loại nhiễm khuẩn trừ nhiễm
khuẩn thần kinh, nhiễm khuẩn khư trú
nặng

- Tác dụng gram (+) kém thế hệ 1, - Nhiễm khuẩn nặng
nhưng mạnh trên hầu hết gram (-)
nhất là trực khuẩn đường ruột.
- Bền vững với β lactamase
Chỉ dùng trong nhiễm trực khuẩn gram
(-) hiếu khí đã kháng thế hệ 3.
- Có hoạt tính với MRSA
Điều trị nhiễm trùng da và mô mềm có
- Hiệu lực tương đương: biến chứng.
Vacomycin + ceftazidim


16


Học tập hết mình vì ngày mai lập nghiệp
* Thuốc thi thực hành:
- Cefixim - thuốc bột gói 100 mg - pha với nước đun sôi để nguội trước khi uống - Điều trị nhiễm
khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm trong các trượng hợp sau: Viêm phế quản, giãn phế quản nhiễm
khuẩn, nhiễm khuẩn thứ phát trong bệnh đương hô hấp mạn tính; viêm thận bể thận, viêm bàng quang,
viêm niệu đạo do lậu; viêm túi mật, viêm đường mật; viêm tai giữa, viêm xoang - Giảm bạch cầu hạt
hoặc tăng bạch cầu ái toan; tăng men gan; tổn thương thận nghiêm trọng; viêm đại tràng giả mạc; đau
đầu chóng mặt.
- Cephalexin - viên nang 500 mg - dùng đường uống - nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm: Nhiễm
khuẩn hô hấp; tiết niệu không biến chứng, da và mô mềm; bệnh Lyme thời kỳ đầu - Phản ứng quá
mẩn, hay gặp trên da; rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, viêm đại tràng giả mạc; kích thích
thần kinh trung ương; giảm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu; tăng enzym gan, vàng da ứ mật; nhiễm độc
thận.

3.3. Penem:
- Là nhóm kháng sinh rất quý do có phổ rộng nhất trong tất cả các kháng sinh và rất ít xảy ra
hiện tượng kháng thuốc, rất bền vững với β lactamase.
- Giá thành rất đắt, chỉ dùng để điều trị các nhiễm khuẩn đã kháng cephalosporin thế hệ 3, 4.
- Phổ tác dụng: Rất rộng: gồm ái khí và kỵ khí: Liên cầu, tụ cầu (kể cả chúng tiết
penicilinase), MRSA (methicilin risistant S.aureus), cầu khuẩn ruột, kể cả ESBL.
- Điều trị: Được dùng trong nhiễm khuẩn nặng đường sinh dục, tiết niệu; đường hô hấp dưới,
mô mềm, xương khớp; nhiễm khuẩn bệnh viện.
- Các thuốc:
+ Imipenem: Qua thận bị mất hoạt tính bởi enzym dihydropeptidase ở ống thận nên phải
phối hợp với chất ức chế dihydropeptidase là cilastatin theo tỷ lệ 1:1.
+ Meropenem: Bền vững qua thận, ít gây động kinh hơn Imipenem nên điều trị viêm màng

não.
+ Etarpenem: Phổ tương tự imipenem nhưng tác dụng kém hơn ở một số vi khuẩn như:
Pseudomonas, Acinetobacter…=> ít được sử dụng.
+ Doripenem: Ít gây kháng thuốc + ít gây động kinh nhất => đắt tiền nhất.
3.4. Các monobactam:
- Là kháng sinh quý, cấu trúc 1 vòng β lactam.
- Không có dị ứng chéo với Penicilin và cephalosporin.

17


Học tập hết mình vì ngày mai lập nghiệp
- Chỉ định: Điều trị nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn bệnh viện Gram (-) đã kháng thuốc. Hiệu lực
tương tự Cephalosporin thế hệ 3 hay aminoglycosid.
- Thuốc: Aztreonam.
3.5. Các chất ức chế β lactamase:
- Hiệu lực kém, hầu như không có hiệu lực kháng sinh (trừ sulbactam có tác dụng trên gram
(-) đường tiêu hóa)
- Chỉ có tác dụng ức chế β lactamase, có ái lực với β lactam => Dùng kết hợp kháng sinh
nhóm β lactam sẽ làm bền vững và tăng cường hoạt tính kháng khuẩn của kháng sinh.
- Chế phẩm:
+ Acid clavuinic + Amoxicilin hoặc ticarcilin
+ Taxobactam + Piperacilin
+ Sulbactam + Ampicilin hoặc Sulbactam + cefoperazone (cephalosporin thế hệ 3). Dễ kết
hợp và tăng hiệu lực trên vi khuẩn gram âm đường tiêu hóa => thường dùng sau phẫu thuật tiêu
hóa.

Câu 3: Trình bày cơ chế tác dụng, áp dụng điều trị và độc tính của kháng sinh nhóm
co-trimoxazol?
- Là dạng phối hợp của sulfamethoxazol (SMZ) và trimethoprim (TMP) theo tỷ lệ 5:1 để làm

tăng tác dụng so với sử dụng sulfamid đơn độc.
1. Cơ chế tác dụng

18


Học tập hết mình vì ngày mai lập nghiệp
- Sulfamethoxazole (SMZ) ức chế enzym dihydrofolat synthetase, trimethoprim (TMP) ức
chế enzym dihydrofolat reductase; là 2 enzym quan trọng trong 2 khâu của quá trình tổng hợp
acid folic để tạo nên vật chất di truyền của vi khuẩn => tác dụng kìm khuẩn mạnh.
- Cotrimoxazol là dạng phối hợp (SMZ:TMP = 5:1) tạo ra hiệp đồng tăng mức có hiệu lực
tăng từ 80 - 100 lần mà độc tính không đổi so với sử dụng đơn độc SMZ. Ngoài ra còn hạn chế
hiện tượng kháng thuốc.
2. Tác dụng:
- Phổ kháng khuẩn rộng, trên hầu hết cầu khuẩn và trực khuẩn, không tác dụng trên
Pseudomonas, xoắn khuẩn, lậu cầu, não mô cầu.
3. Độc tính:
Mang đầy đủ độc tính của Sulfamethoxazol
- Ức chế tổng hợp acid folic không chọn lọc nên ức chế trên cả người => gây thiếu máu, tan
máu, hồng cầu to, giảm bạch cầu…
- Tiêu hóa: Tiêu diệt tất cả những vi khuẩn có lợi đường ruột gây nôn, tiêu chảy.
- Thận: ứ đọng sản phẩm chuyển hóa thuốc, dẫn xuất acetyl hóa; lắng đọng ống thận là các
tinh thể góc cạnh gây đau bụng thận, đái máu, thiểu niệu vô niệu.
- Thuốc tranh chấp với bilirubin để gắn vào protein huyết tương => vàng da.
- Gây dị ứng ngoài da như hội chứng Steven Johnson, hội chứng Lyell. Nặng có thể dẫn đến
tử vong.
4. Chỉ định:
- Chỉ định: Nhiễm khuẩn hô hấp: Viêm họng, viêm amidan, viêm phổi cấp, viêm tai giữa.
TE bị viêm phế quản.
+ Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa: Lỵ trực khuẩn, thuốc hàng hai trong điều trị thương hàn

+ Nhiễm khuẩn đường tiết niệu:
5. Chống chỉ định:
- BN sốt rét, viêm thận.
- Người bệnh được xác định thiếu máu hồng cầu khổng lồ do thiếu acid folic.
- TE nhất là đẻ non; PNCT
* Thuốc thi thực hành
Co - trimoxazol: Viên nén 480 mg chứa Sulfamethoxazol 400 mg và Trimethoprim 80 mg - uống với
nhiều nước- Nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm bao gồm: Nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục; nhiễm khuẩn

19


Học tập hết mình vì ngày mai lập nghiệp
hô hấp; nhiễm khuẩn tiêu hóa - dị ứng nặng trên da; rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, viêm
đại tràng giả mạc; độc với thận; thiếu máu giác bạch cầu hạt, giảm prothrombin

Câu 4: Trình bày cơ chế tác dụng, áp dụng điều trị, độc tính và phân loại của kháng
sinh nhóm quinolon:
- Là nhóm kháng sinh tổng hợp hoàn toàn. Cho đến nay chia thành 3 thế hệ. Loại kinh điển
là acid nalidixic. Loại mới được gắn thêm Flour vào vị trí thứ 6, gọi là 6 flour quinolon có phổ
kháng khuẩn rộng hơn và uống được. Tất cả đều là acid yếu, cần tránh ánh sáng.
1. Cơ chế tác dụng:

- Có 2 enzym giúp cho AND tháo xoắn trong quá trình sao chép và phiên mã là AND gyrase
(một loại topoisomerase II) và topoisomerase IV.
- Các quinolon ức chế quá trình tổng hợp protein, có tác dụng diệt khuẩn bằng cách:
+ Thế hệ I (acid nalidixic) ức chế enzym AND gyrase.
+ Thế hệ II, III (6 Flour quinolon) tác dụng trên cả 2 enzym AND gyrase và topoisomerase
IV => phổ rộng hơn, hoạt tính mạnh hơn thế hệ I. Trong đó:
Thế hệ II: Trên gram (-), kháng AND gyrase mạnh hơn; trên gram dương kháng

topoisomerase IV mạnh hơn. Nhưng nhìn chung thế hệ II tác động trên gram (-) mạnh hơn.
 Thế hệ III: Tác động cân bằng trên cả 2 enzym.
- Ngoài ra, các quinolon còn có tác dụng trực tiếp trên cả mARN nên ức chế tổng hợp
protein vi khuẩn.
2. Phổ kháng khuẩn:
- Thế hệ I: Vi khuẩn gram (-) đường tiết niệu và tiêu hóa. Không tác dụng trên trực khuẩn
mủ xanh.
- Thế hệ II: Cả vi khuẩn gram (-) và gram (+) nhưng tác dụng trên vi khuẩn gram (-) mạnh
hơn.

20


Học tập hết mình vì ngày mai lập nghiệp
- Thế hệ III: Hiệu lực mạnh trên cả gram (-) và gram (+) mà ít kháng thuốc => kháng sinh
quý.
(Thế hệ III còn được gọi là quinolon hô hấp nhưng thường chỉ dùng cho các nhiễm khuẩn
nặng như viêm phổi nặng, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn tiết niệu có biến chứng).
- Cùng với nitrofuran, quinolon được xếp vào nhóm đặc trị nhiễm khuẩn tiết niệu.
3. Chỉ định:
Chủ yếu điều trị các nhiễm khuẩn gram âm toàn thân:
- Viêm đường hô hấp trên và dưới, viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, viêm xoang: Các
flourquinolon mới như levofloxacin, moxifloxacin.
- Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa: do E.coli, S.typhi, viêm phúc mạc trên bệnh nhân phải làm
thẩm phân nhiều lần.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu và viêm tuyến tiền liệt: acid nalidixic, norfloxacin,
ciprofloxacin, ofloxacin tác dụng giống nhau tương tự như co - trimoxazol.
- Bệnh lây theo đường tình dục: + Lậu: Liều duy nhất: ciprofloxacin hoặc ofloxacin;
Nhuyễn hạ cam: Ciprofloxacin; + Viêm nhiễm vùng chậu hông: Ofloxacin phối hợp với kháng
sinh chống vi khuẩn kỵ khí (clindamycin, metrodinazol)

- Nhiễm khuẩn xương khớp và mô mềm do trực khuẩn gram (-) và tụ cầu vàng, thường phải
dùng liều cao hơn nhiễm khuẩn tiết niệu và kéo dài.
4. Độc tính:
- Thế hệ I: ít, chủ yếu là các kích ứng tại chỗ.
- Thế hệ II, III:
+ Gây rối loạn tiêu hóa, nôn và buồn nôn, tiêu chảy (gặp >10% bệnh nhân)
+ Tăng áp lực nội sọ (chóng mặt, đau đầu, ảo giác) => không sử dụng cho bệnh nhân tâm
thần, động kinh.
+ Flour gắn rất nhiều vào các gân, gây cứng chắc, dẫn đến vỡ gân, nứt gân do chịu tác dụng
trọng lực.
+ Tích lũy vào các khớp gây hủy hoại mô sụn (nghiên cứu trên động vật non) => khuyến cáo
không dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú.
5. Một số thuốc:
+ Thế hệ I: Acid nalidixic
+ Thế hệ II: Ciprofloxacin, norfloxacin, ofloxacin.

21


Học tập hết mình vì ngày mai lập nghiệp
+ Thế hệ III: Moxifloxacin, levofloxacin, trovafloxacin.
Ciprofloxacin - viên nén 500 mg - uống xa bữa ăn - nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm bao gồm:
Nhiễm khuẩn tiết niệu + tiêu hóa + hô hấp + da, mô mềm - viêm gân, đứt gân; viêm đại tràng giả mạc;
đau đầu, chóng mặt; rối loạn tiêu hóa, đau bụng, nôn, buồn nôn.

Câu 5: Trình bày cơ chế tác dụng, áp dụng điều trị và độc tính của kháng sinh nhóm 5nitro-imdazol?
- Là nhóm kháng sinh dẫn xuất tổng hợp, ban đầu được dùng để chống đơn bào, sau này phát
hiện ra thêm tác dụng kháng khuẩn kị khí.
1. Cơ chế tác dụng:
- Trong các vi khuẩn kỵ khí, thuốc có nhóm nitro bị các protein vận chuyển electron của vi

khuẩn khử (trong môi trường yếm khí), tạo ra gốc tự do gây độc cho vi khuẩn bằng cách làm thay
đổi cấu trúc AND; ức chế tổng hợp AND => diệt khuẩn.
2. Phổ tác dụng:
Phổ tác dụng
Vi khuẩn kỵ - Vùng răng miệng
khí

Đơn bào

Chỉ định
- Lựa chọn số 1 cho điều trị viêm răng lợi: Viêm chân
răng, viêm quanh cuống, chảy máu chân răng.
- Thường phối hợp với spiramycin (đạt nồng độ cao
trong nước bọt)
- Gram (+) kị khí đường tiêu hóa: - Lựa chọn số 1 cho điều trị Clostridium.
Clostridium gây viêm ruột giả mạc
- HP (helicobacter pylori)
- Điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng do HP.
- Thường phối hợp với Clarithromycin do đạt nồng độ
cao trong dịch vị.
- Đường tiêu hóa thấp.
- Sau phẫu thuật tiêu hóa
- Vùng tiết niệu, sinh dục (âm đạo)
- Đặt âm đạo, nhiễm khuẩn tiết niệu - sinh dục
- Điều trị đơn bào: Gardia, amip, - Nhiễm đơn bào: amip gan, tiêu hóa, trùng roi âm đạo
trichomonas.

3. Độc tính - tác dụng phụ:
- Ít độc tính, tuy nhiên có gây buồn nôn, vị tanh kim loại, sần da, rối loạn thần kinh.
- Là nhóm thuốc ức chế Cyt P450 điển hình, nên dùng các thuốc khác sẽ tăng biểu hiện độc

tính của thuốc dùng cùng

22


Học tập hết mình vì ngày mai lập nghiệp
VD: Rượu => aldehyd => acid acetic => CO2 +H2O. Cyt P450 có tác dụng chuyển hóa
aldehyd thành acid acetic. Nên khi dùng với thuốc ức chế Cyt P450 gây đau đầu, chóng mặt, buồn
nôn.
* Một số thuốc hay dùng: Metrodinazol, các thuốc khác ít được sử dụng như tinidazol,
ninodazol….
Metrodinazole - viên nén 250 mg - uống trong hoặc ngay sau bữa ăn, không sử dụng rượu bia khi sử
dụng thuốc - nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm: Nhiễm khuẩn do vi khuẩn kỵ khí + nhiễm đơn bào
(amip, trichomonas, Gardia); diệt Hp - vị kim loại trong miệng, buồn nôn, đau bụng; dị ứng trên da; rối
loạn thần kinh; giảm bạch cầu, hạ huyết áp
Mycogynax: Viên nén đặt âm đạo: Metrodinazole 200 mg + chloraphenicol 80 mg + Dexamethason
acetat 0,5 mg + Nystatin 100.000 UI - đặt âm đạo vào buổi tối trước khi đi ngủ. Trước khi đặt nhúng vào
1 ít nước sạch - viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung - kích ứng tại chỗ, nóng rát.

Câu 6: Trình bày cơ chế tác dụng, áp dụng điều trị và độc tính của kháng sinh nhóm
aminoglycosid?
- Các kháng sinh nhóm aminoglycosid (AG) đều lấy từ nấm, cấu trúc hóa học đều mang
đường và chức amin nên có tên khác là aminosid. Một số là bán tổng hợp.
- AG Là cation tích điện dương và trọng lượng phân tử cao nên không hấp thu qua đường
tiêu hóa
2. Cơ chế tác dụng:
- AG thấm vào tế bào vi khuẩn nhờ 2 điều kiện:
+ Hệ thống vận chuyển oxi của vi khuẩn => AG chỉ tác dụng trên vi khuẩn hiếu khí
+ Gradient điện hóa trong và ngoài màng cung cấp năng lượng để vận chuyển kháng sinh
qua màng, tốt nhất là pH = 7,8. Khi pH giảm (vết thương bẩn, abces..) làm giảm tác dụng của

thuốc. => AG thường phối hợp với nhóm β lactam có tác dụng hiệp đồng để cải thiện được sự
giảm pH, tăng nồng độ thuốc tại vị trí tác động và tăng cả hiệu lực với một số vi khuẩn gram
dương (đặc biệt là liên cầu và phế cầu) . (Khi phối hợp với β lactam AG được dùng chế độ đa liều
trong ngày)
- Cơ chế tác động:
+ AG gắn vào tiểu phần 30S của ribosom, làm vi khuẩn đọc sai mã thông tin của mARN,
tổng hợp protein bị gián đoạn.

23


Học tập hết mình vì ngày mai lập nghiệp
+ Quá trình AG gắn vào ribosom là gắn không hồi phục, tức là hủy hoàn toàn tiểu phần
30S nên vi khuẩn muốn tổng hợp protein cần thời gian để tổng hợp là 30S trước => Đây là kháng
sinh AG có tác dụng hậu kháng sinh (PAE) và là cơ sở để dùng AG 1 lần/24h mặc dù t ½ của AG
ngắn
+ AG là các cation tích điện dương nên có ái lực cao với màng vi khuẩn gram (-). Nó sẽ gắn
vào màng, làm ly giải và vỡ màng => tác dụng diệt khuẩn. Nồng độ thuốc càng cao thì khả năng
ly giải màng càng lớn => AG là kháng sinh diệt khuẩn phù thuộc nồng độ: Chế độ dùng 1 lần/24
h có hiệu quả hơn, đồng thời ít tác dụng phụ hơn chế độ đa liều.
* Phổ tác dụng: Phổ hẹp:
+ Gram (-) hiếu khí; Trực khuẩn lao
+ Liên cầu, phế cầu, tụ cầu (hiệp đồng với nhóm β lactam)
3. Độc tính:
a. Độc với thận:
- Khi thận đi qua màng lọc, nó gắn mạnh vào lớp phospholipid của tế bào biểu mô ống
thận. Do AG không tan trong lipid nên nó không xuyên qua được, cứ gắn mãi và đạt nồng độ rất
cao, gây ly giải màng, hoại tử ống thận, gây thận suy giảm chức năng (phù, thiểu niệu…) =>
chống chỉ định với BN suy thận.
+ Không dùng chung với các thuốc cũng độc với thận khác như: Vancomycin…

+ Khi bị độc, phải dùng thuốc và truyền ion Ca2+ (Nhưng cũng làm giảm hiệu quả kháng
sinh)
b. Độc tính kép với ốc tai và tiền đình:
- Thuốc là cation sẽ lắng đọng và gắn vào ống tai giữa gây rối loạn dịch, rối loạn điện giải.
Độc ở đoạn tiền đình thường nhẹ và ngưng thuốc thì sẽ khỏi; còn độc ở ốc tai có thể gây điếc vĩnh
viễn.
=> hạn chế dùng quá 14 ngày, dùng chế độ 1 liều/ngày để thuốc thời gian thai ra. Không nên
dùng cho đối tượng trẻ em dưới 2 tuổi vì chưa biết nói, khó phát hiện ra và có thể dẫn tới điếc
vĩnh viễn.
c. AG ức chế thần kinh cơ:
- Do AG thay thế Calci ở bản vận động. Đặc biệt với những người nhược cơ, tiền sử hạ
Cacli huyết, sau dùng thuốc giãn cơ trong phẫu thuật.
- AG có tác dụng mềm cơ kiểu cura nên có thể gây ngừng hô hấp do liệt cơ hô hấp. => xử
trí: Truyền Calci tĩnh mạch.

24


Học tập hết mình vì ngày mai lập nghiệp
d. Dị ứng:
- Đặc biệt là streptomycin nên bắt buộc phải làm test nội bì trước khi tiêm. Dị ứng xảy ra với
cả bệnh nhân, điều dưỡng và công nhân sản xuất thuốc./.
4. Áp dụng điều trị
- Chỉ định chung: Dùng trong nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường máu, nhiễm khuẩn nghiêm
trọng do vi khuẩn gram (-).
+ Streptomycin: Dùng điều trị lao giai đoạn đầu, lao chưa kháng thuốc, lao vẫn nằm trong
hang lao (2 tháng đầu). Khi lao vào đại thực bào, lympho T thì cation không vào được nên khó
điều trị.
+ Kanamycin: Dùng điều trị lao kháng thuốc. Cả streptomycin và kanamycin thường không
dùng đơn độc để tránh kháng thuốc do điều trì lao đã khó mà thuốc điều trị lao thì ít.

+ Gentamycin, Amikacin, Tobramycin, Netil mycin: Cả 4 loại đều có phổ rộng, có thể dùng
toàn thân theo tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.
+ Neomycin: Rất độc thường chỉ dùng tại chỗ: Nhỏ mắt, đặt âm đạo.
+ Spectinomycin: Điều trị lậu cầu kháng thuốc.
Gentamicin - thuốc tiêm (dạng dung dịch); ống 80 mg/2 ml; tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mach - thường
phối hợp kháng sinh khác để điều trị nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn nhạy cảm: nhiễm khuẩn đường mật;
nhiễm khuẩn da; xương khớp; trong ổ bụng; tiết niệu; dự phòng ở người suy giảm miễn dịch - Độc với
dây thần kinh số 8 (gây độc tiền đình nhẹ, có hồi phục - chóng mặt; ốc tai: Điê, có thể vĩnh viễn và không
hồi phục); Độc với thận; tác dụng mềm cơ, có thể gây liệt cơ, suy hô hấp; phản ứng quá mẫn; viêm da
tiếp xúc (nhân viên y tế).
Streptomycin - thuốc tiêm (dạng bột pha thành dung dịch tiêm), lọ 1 g - tiêm bắp sâu - lao (phối hợp
với các thuốc chống lao khác) - Độc với dây thần kinh số 8 (gây độc tiền đình nhẹ, có hồi phục - chóng
mặt; ốc tai: Điê, có thể vĩnh viễn và không hồi phục); Độc với thận; tác dụng mềm cơ, có thể gây liệt cơ,
suy hô hấp; phản ứng quá mẫn; viêm da tiếp xúc (nhân viên y tế).

Câu 7: Trình bày cơ chế tác dụng, áp dụng điều trị và độc tính của kháng sinh nhóm
cloramphenicol?
- Cloramphenicol là kháng sinh kìm khuẩn phổ rộng nhưng tác dụng không mong muốn rất
trầm trọng nên không dùng để điều trị các nhiễm khuẩn thường và phòng nhiễm khuẩn.

25


×