Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Báo cáo thực tập Kinh tế Luật tại công ty TNHH thương mại và nội thất phong cách việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.24 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI NÓI ĐẦU
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ NỘI THẤT
PHONG CÁCH VIỆT.................................................................................................1
1.1 Khái quát về công ty TNHH Thương mại và nội thất Phong Cách Việt...........1
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty........................................................................1
1.2.1 Chức năng............................................................................................................1
1.2.2 Nhiệm vụ..............................................................................................................1
1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy..........................................................................................2
1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật và mạng lưới kinh doanh..............................................3
2. CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP......................................3
2.1 Quản lý nguồn lực.................................................................................................3
2.1.1 Quản lý nguồn nhân lực......................................................................................3
2.1.2 Quản lý nguồn lực vốn........................................................................................5
2.2 Chiến lược và chính sách kinh doanh của công ty..............................................5
3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ THỊ TRƯỜNG CỦA
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ NỘI THẤT PHONG CÁCH VIỆT...........6
3.1 Thực trạng thương mạicông ty TNHH Thương mại và nội thất Phong Cách
Việt……........................................................................................................................ 6
3.1.1 Hoạt động thương mại của Công ty giai đoạn 2015- 2017.................................6
3.1.2 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2015-2017............7
3.2 Thực trạng thị trường...........................................................................................9
3.2.1 Cung, cầu thị trường sản phẩm nội thất.............................................................9
3.2.2 Cơ cấu thị trường của công ty TNHH Thương mại và Nội thất Phong Cách Việt. .9
4. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH KINH TẾ, THƯƠNG MẠI
HIỆN HÀNH..............................................................................................................10
4.1 Tác động của công cụ lãi suất.............................................................................11
4.2 Tác động của công cụ thuế..................................................................................11
4.3 Chính sách bảo hiểm và tiền lương....................................................................12


4.4 Chính sách kinh tế thương mại..........................................................................12
5. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI QUYẾT..................................................13
6. ĐỀ XUẤT, ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN...........................................14


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
TNHH
DVTM&SX
TMDV
DT
NHTM
NN&PTNT
BHXH, BHYT, BHTN
LĐ-TB&XH
GTGT
TNDN

Nghĩa
Trách nhiệm hữu hạn
Dịch vụ thương mại và sản xuất
Thương mại dịch vụ
Doanh thu
Ngân hàng thương mại
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm thất nghiệp
Lao động Thương binh và xã hội
Giá tri gia tăng
Thu nhập doanh nghiệp



LỜI NÓI ĐẦU
Trải qua một thời gian dài học tập và nghiên cứu tại khoa Kinh tế - Luật trường
Đại Học Thương mại, mọi sinh viên đều được tiếp cận và trang bị cho bản thân những
kiến thức vô cùng cần thiết về kinh tế, đặc biệt là những môn học thuộc chuyên ngành
kinh tế thương mại. Tuy nhiên, học phải đi đôi với hành, để cho sinh viên khỏi bỡ ngỡ
sau khi tốt nghiệp, nhà trường đã tạo điều kiện để sinh viên có thời gian được đi thực
tập tại các đơn vị, bộ, ngành, doanh nghiệp kinh doanh có liên quan để sinh viên có thể
tiếp cận gần hơn với thực tiễn, gắn những lý thuyết đã tích luỹ được ứng dụng vào
công việc thực tế. Từ đó giúp sinh viên làm quen với môi trường làm việc chuyên
nghiệp cũng như các nghiệp vụ chuyên môn. Do đó, khoảng thời gian thực tập tổng
hợp thực sự cần thiết để sinh viên có thể tìm hiểu về doanh nghiệp, công ty cũng như
có những nhận thức rõ ràng hơn về khả năng, trình độ của bản thân để có hướng bổ
sung và trau dồi
ịp thời thời khi ra trường.
Qua quá trình thực tập, em đã đúc rút cho mình được những kinh nghiệm nhất
định và hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp của mình. Em xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến ông Phạm Văn Hùng – giám đốc công ty cùng các nhân viên phòng
kinh doanh, Công ty TNHH Thương Mại Và Nội Thất Phong Cách Việt đã tạo điều
kiện cho em trong thời gian thực tập tại công ty và các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế
- Luật đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt đợt thực tập này.
Báo cáo gồm 6 phần:
1. Giới thiệu về Công ty TNHH Thương mại và nội thất Phong Cách Việt
2. Cơ chế, chính sách quản lý của doanh nghiệp.
3. Thực trạng hoạt động thương mại và thị trường của doanh nghiệp
4. Tác động của các công cụ, chính sách kinh tếthương mại hiện hành.
5. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết.
6. Đề xuất đề tài khoá luận.



1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ NỘI
THẤT PHONG CÁCH VIỆT
1.1 Khái quát về công ty TNHH Thương mại và nội thất Phong Cách Việt
Tên Công ty:
Công Ty TNHH Thương Mại Và Nội Thất Phong Cách Việt
Tên giao dịch:
VIET STYLE FURNITURE AND TRADING COMPANY
LIMITED
Người đại diện:
Ông Phạm Văn Hùng - Giám đốc công ty
Địa chỉ:
Số 26 ngõ 3, tổ dân phố số 8, Phường Đức Thắng, Quận Bắc
Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Điện thoại:
0437 525 806
Số Fax:
0437 525 806
Email:

Website:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ NỘI THẤT PHONG CÁCH VIỆT được
thành lập theo giấy đăng ký kinh doanh số0106168669 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
Thành phố Hà Nội cấp ngày 07-05-2013. Là một doanh nghiệp tư nhân mớiphải đối
mặt với nhiều khó khăn của nền kinh tế biến động không ngừng, song Công ty đã có
những bước phát triển. Qua một thời gian vừa khởi đầu xây dựng bộ máy tổ chức, triển
khai các mặt hoạt động từ năm 2013 đến nay, công ty tiếp tục ổn định và phát triển.
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty
1.2.1 Chức năng

Công ty có chức năng chuyên sản xuất, cung cấp phân phối, tư vấn thiết
kế các sản phẩm đồ gỗ, nội thất nhà ở, nội thất văn phòng tương tự khác chất
lượng đảm bảo, giá cả hợp lý cho khách hàng, đối tác.
Công ty thực hiện kinh doanh các ngành nghề theo đăng ký kinh doanh đã
được Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội chứng nhận gồm: Sản xuất
giường, tủ, bàn, ghế, nội thất tương tự khác. Sản xuất đồ gỗ xây dựng, sản xuất
gỗ ván, gỗ lang, ván ép, sản xuất các sản phẩm từ gỗ khác.Kinh doanh bán lẻ
giường, tủ, bàn ghế , đồ điện gia dụng, nội thất văn phòng, nội thất nhà ở tương
tự khác, tư vấn thiết kế nội thất nhà ở, nội thất văn phòng. Hoàn thiện các công
trình xây dựng…
1.2.2 Nhiệm vụ
Cùng với những chức năng trên công ty có nhiệm vụ như sau: Kinh doanh
đúng ngành nghề đã đăng ký, đào tạo,bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ công
nhân viên có nghiệp vụ chuyên môn. Không ngừng nghiên cứu thị trường, tìm
hiểu thị hiếu khách hàng, đa dạng hóa mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm;
nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng suất lao động. Tăng doanh thu, tối đa
hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí, nâng cao giá trị công ty. Cải thiện đời sống,
điều kiện làm việc, thu nhập cho nhân viên trong công ty. Sẵn sàng hợp tác
1


cùng phát triển để trở thành đối tác tin cậy của các bạn hàng; giữ chữ tín trong
kinh doanh thông qua kết quả công việc. Tuân thủ các điều luật trong kinh
doanh và làm tròn nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước.
1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy
Công ty TNHH Thương mại Và Nội thất Phong Cách Việt là công ty có
quy mô vừa và nhỏ nên cơ cấu tổ chức của công ty cũng tương đối đơn giản.
Dưới đây là cơ cấu tổ chức của công ty.
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty TNHH Thương mại và
nội thất

PhongĐỐC
Cách Việt
GIÁM

PHÒNG TÀI
CHÍNH- KẾ
TOÁN

PHÒNG HÀNH
CHÍNH- NHÂN
SỰ

PHÒNG THIẾT
KẾ

PHÒNG
KỸ THUẬT

PHÒNG KINH
DOANH

XƯỞNG SẢN
ĐỘI VẬN
KHO
SUẤT
CHUYỂN
Nguồn: Phòng hành chính,nhân
sự- Công ty TNHH Thương mại và nội

thất Phong Cách Việt

* Chức năng cửa các phòng ban:
- Giám đốc: Ông Phạm Văn Hùng- người đứng đầu doanh nghiệp. Tiến
hành xây dựng, lập kế hoạch, điều hành các chiến lược, mục tiêu phát triển,
phát triển kinh doanh, xây dựng chính sách phát triển của công ty.
- Phòng hành chính- nhân sự: Quản lý các thông tin về nhân sự, quản lý
công tác tổ chức, công nghệ thông tin, công tác hành chính, lao động tiền
lương.
- Phòng tài chính- kế toán: Tổ chức triển khai toàn bộ công tác tài chính,
hạch toán kinh tế theo điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty, đồng thời quản
lý vốn, vật tư, hàng hóa tiền mặt và sử dụng có hiệu quả không để thất thoát
vốn, hàng hóa,..
- Phòng kỹ thuật: Xây dựng triển khai thực hiện các phương án sản xuất
kinh doanh, chịu trách nhiệm về công tác kế hoạch vật tư thiết bị kỹ thuật.
- Phòng thiết kế: Thiết kế giúp công ty tổ chức, triển khai các công việc về
công tác nghiệp vụ kỹ thuật trong thi công, khảo sát, thiết kế các sản phẩm.

2


- Phòng kinh doanh: Tìm kiếm khách hàng, các đại lý, các cửa hàng,...Bên
cạnh đó còn có chức năng marketing, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm, tiếp nhận
các ý kiến phản hồi từ khách hàng.
- Xưởng sản xuất: sản xuất các sản phẩmcủa công ty.
- Đội vận chuyển: vận chuyển nguyên vật liệu, vận chuyển hàng hóa đến
khách hàng theo đơn hàng của công ty.
- Kho: cất giữ, lưu kho hàng hóa của công ty
1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật và mạng lưới kinh doanh
Cơ sở vật chất kỹ thuật: Công ty TNHH Thương mại và nội thất Phong Cách Việt
có văn phòng tại số 26 ngõ 3, tổ dân phố số 8, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ
Liêm, Hà Nội. Công ty có trang bị cơ sở vật ở tất cả các phòng ban như: bàn, ghế,15

máy tính DELL, 2 máy in, 1 máy fax, 6 điều hòa, tủ lạnh, bình lọc nước… với tổng giá
trị lên đến hơn 350 triệu đồng. Công ty có xưởng sản xuất với diện tích hơn 1500 được
trang bị máy móc kỹ thuật tiên tiến, đủ phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của
công ty. Công ty còn trang bị 2 xetải hạng nhẹ của hãng SuzuKi , có giá trị hơn 700
triệu đồng phục vụ quá trình vận chuyển hàng hóa.
Mạng lưới kinh doanh: Hoạt động của công ty được tập trung tại khu vực chính
là Hà Nội , Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc,… thông qua liên kết phân phối hàng qua
một số đại lý ở Hà Nội, Bắc Ninh nhưng mật độ còn mỏng. Hàng hóa được lấy trực
tiếp từ xưởng sản xuất tại Hà Nội.
2. CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
2.1 Quản lý nguồn lực
Nguồn lực thương mại được hiểu là tất cả các yếu tố tài nguyên, vốn, công
nghệ, nhân lực là những yếu tố và điều kiện khách quan để tạo ra các yếu tố và
những điều kiện cần thiết đảm bảo hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và
dịch vụ ở phạm vi vi mô cũng như quá trình tổ chức và quản lý hoạt động
thương mại trong nền kinh tế diễn ra liên tục, thông suốt và ngày càng phát
triển. Công ty TNHH thương mại và nội thất Phong Cách Việt chú trọng quản
lý 2 yếu tố sau đây:
2.1.1 Quản lý nguồn nhân lực
Trải qua 4 năm thành lập và phát triển, đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp
cũng tăng lên qua các năm. Nếu nói thời điểm thành lập công ty chỉ có 16 người
thì tính đến hết năm 2017 hiện công ty đang có tổng 35 công nhân viên. Số
lượng tuy không nhiều nhưng được đánh giá là chất lượng nhân viên có trình
độ. Trình độ đại học, cao đẳng chiếm tỉ trọng cao, đặc biệt là có cơ cấu lao động
khá trẻ. Cụ thể như sau:

3


Bảng 2.1: Cơ cấu nhân sự Công ty TNHH Thương mại và nội thất

Phong Cách Việt
Trình độ
Đại học, trên Đại học
Cao đẳng, trung cấp
Dưới trung cấp
Tổng

Số lao động (người)
15
16
4
35

Tỷ trọng (%)
42,86
45,71
11,43
100

Nguồn: Phòng hành chính- nhân sự Công ty TNHH Thương mại và nội thất Phong
Cách Việt
Đối với đội ngũ nhân viên, công ty thực hiện chính sách phân công công
việc phù hợp với năng lực và trình độ của đội nhân viên, tạo điều kiện thuận lợi
cho Công ty tổ chức thực hiện nhiệm vụ, đạt chỉ tiêu kế hoạch và xây dựng
Công ty. Một số chính sách quản lý nhân sự của Công ty như sau:
Tuyển dụng: Ngay từ đầu Công ty đã xác định tuyển những lao động có
kiến thức cơ bản về từng vị trí cụ thể. Trước khi ký kết hợp đồng chính thức
Công ty sẽ có 1 tháng thử việc để kiểm tra các yêu cầu cơ bản của ứng viên.
Chính sách đào tạo: ngay từ đầu đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, bồi
dưỡng, nhất là về kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn đối với nhân viên kỹ thuật,

sản xuất.
Chế độ làm việc: Công ty tổ chức làm việc 8h/ngày từ thứ 2 đến thứ 6,
thời gian làm việc sáng từ 8h00-12h00 chiều từ 13h30-17h30.
Chế độ lương: Công ty thực hiện việc chi trả lương dựa theo quy định của
Luật lao động, tính đến hết năm 2017 thang bảng lương của công ty cụ thể như
sau: Trưởng phòng 10 triệu đồng/tháng/người. Nhân viên kinh doanh 6,5 triệu
đồng/tháng/người. Nhân viên thiết kế, nhân viên kỹ thuật 8-9 triệu
đồng/tháng/người. Nhân viên kế toán 6,5 triệu đồng/tháng/người. Công nhân
sản xuất 4- 5 triệu đồng/tháng/người.
Chế độ thưởng: Thưởng cuối năm, và các ngày lễ tết: hằng năm nếu
công ty kinh doanh có lãi sẽ trích từ lợi nhuận để thưởng nhân viên tùy thuộc
vào lợi nhuận mỗi năm và các ngày lễ tết. Thưởng đạt doanh thu: Nhân viên
có doanh thu đạt hoặc vượt doanh thu do Giám đốc đặt ra được thưởng theo
phần trăm doanh thu hằng tháng, hằng quý.
Bảo hiểm và phúc lợi: Công ty tham gia đầy đủ chế độ bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế và bảo hiểm bắt buộc cho tất cả công nhân viên theo quy định
của Nhà Nước.

4


2.1.2 Quản lý nguồn lực vốn
Là công ty TNHH với mức vốn điều lệ là 5 tỷ đồng. Vốn chủ yếu là vốn tự có
của chủ sở hữu, kênh huy động sẽ huy động bằng cách vay ngân hàng. Nguồn vốn
được sử dụng đầu tư vào cơ sở vật chất, công nghệ kỹ thuật và nguyên liệu đầu vào là
chủ yếu, chiếm khoảng 75-80% tổng vốn của Công ty. Trong quá trình hoạt động,
Công ty luôn thực hiện chế độ quản lý tài chính - kế toán chặt chẽ, từ chế độ sổ sách,
ghi chép những chứng từ phát sinh, theo dõi phát sinh công nợ đến công tác hạch toán
kế toán đúng theo chế độ của Nhà nước quy định. Hàng tháng, hàng quý và kết thúc
năm kế hoạch, Công ty thanh quyết toán kịp thời phản ánh trung thực với thực tế và

kết quả kinh doanh của Công ty. Tài sản và hàng hóa đều được bảo vệ an toàn, đảm
bảo chất lượng, sử dụng tiền vốn có hiệu quả, hạn chế tối đa hàng hóa tồn kho. Thiết
lập mục tiêu tăng trưởng, mục tiêu lợi nhuận trên vốn đầu tư và hướng mở rộng phát
triển doanh nghiệp .
2.2 Chiến lược và chính sách kinh doanh của công ty
Chiến lược kinh doanh của công ty: Củng cố xây dựng và phát triển hệ
thống sản phẩm đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Đầu tư
mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng thương hiệu, hệ thống sản phẩm,
hệ thống phân phối, mở rộng thị trường.Nâng cao năng lực quản lý, mở rộng và
phát triển hệ thống kênh phân phối chủ động, đảm bảo nguồn nguyên vật liệu
đầu vào đảm bảo đủ cung cấp cho đầu ra, nâng cao chất lượng và sức cạnh
tranh trên thị trường.
Chính sách cạnh tranh : Công ty chủ yếu sử dụng phương pháp cạnh tranh bằng
giá và sản phẩm. Đối với tình hình kinh tế hiện nay, công ty đang gặp rất nhiều khó
khăn trên thị trường, một trong số đó là sức ép cạnh tranh từ các công ty đối thủ.Ngoài
viêc cạnh tranh bằng giá thì để không bị mắc vào tình trạng gò ép công ty đã dùng
nhiều biện pháp khác nhau để khắc phục tình trạng này như: Tham khảo, khảo sát,
lắng nghe ý kiến phản hồi từ khách hàng. Chăm sóc khách hàng trước và sau khi bán
các sản phẩm. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã thiết
kế đáp ứng theo nhu cầu của khách hàng…
Chính sách giá: Công ty định giá theo phương thức định giá cạnh tranh,
công ty không để giá sản phẩm của mình ở mức quá thấp hay quá cao so với
các công ty khác kinh doanh cùng loại sản phẩm. Công ty luôn có sự khảo sát
về giá ở các đối thủ cạnh tranh để có thể có được mức giá ưu đãi nhất dành cho
khách hàng của mình. Công ty còn giảm giá đối với khách hàng thanh toán
ngay, điều chỉnh giá theo số lượng mua, tùy thuộc vào số lượng mua mà khách
hàng được hưởng những chiết khấu khác nhau.

5



Chính sách sản phẩm: Đa dạng hóa mẫu mã thiếu kế, chất liệu, kiểu dángchú
trọng trong quản trị chất lượng, tạo niềm tin với cam kết bảo đảm rằng khách hàng
hoàn toàn có thể an tâm về chất lượng sản phẩm của Công ty.
Chính sách nhập hàng: lập bảng giá nhập với các nguyên liệu đầu vào, tích cực
mở rộng tìm kiếm thêm nhiều nguồn cung đầu vào với chất lượng sản phẩm tốt, giá cả
hợp lý.
Chính sách quản lý hàng tồn kho: Dựa trên các phân tích về các mục tiêu và khả
năng bán hàng thực tiễn của công ty phòng kinh doanh chịu trách nhiệm đặt làm thêm
hàng. Công ty cũng thường xuyên kiểm kê hàng hóa theo định kỳ để xác định lượng
hàng hóa thực tế trong kho với giấy tờ, sổ sách quản lý để giúp hàng hóa được luân
chuyển liên tục cũng như đảm bảo có đủ hàng cung cấp khi cần thiết mà tránh hàng dự
trữ quá nhiều.
3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ THỊ TRƯỜNG
CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ NỘI THẤT PHONG CÁCH VIỆT
3.1 Thực trạng thương mạicông ty TNHH Thương mại và nội thất Phong
Cách Việt
Công ty TNHH Thương mại và nội thất Phong Cách Việt là một doanh
nghiệp tự sản xuất và bán sản phẩm của mình, được xếp vào loại công ty vừa và
nhỏ và bắt đầu hoạt động trên thị trường trong thời gian ngắn. Đối tượng khách
hàng của công ty là các cá nhân và tổ chức doanh nghiệp có nhu cầu tiêu dùng
sản phẩm đồ gỗ nội thất nhà ở , nội thất văn phòng...
3.1.1 Hoạt động thương mại của Công ty giai đoạn 2015- 2017
Hoạt động thương mại bao gồm hoạt động sản xuất, hoạt động mua bán
hàng hóa, và các hoạt động hỗ trợ mua bán hàng như: phân loại, quảng cáo, vận
chuyển... Công ty TNHH Thương mại và nội thất Phong Cách Việt thực hiện
các hoạt động như:
Bảng 3.1.1Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty
qua các năm 2015-2017
Đơn vị: chiếc

Bộ sản phẩm
Nội thất nhà ở (giường,
tủ, bàn, ghế_gỗ)
Nội thất văn phòng
(tủ,kệ, bàn)
Khác

Năm 2015
Sản xuất

Tiêu thụ

Năm 2016
Sản xuất Tiêu thụ

Năm 2017
Sản xuất Tiêu thụ

350

289

463

458

480

516


279

283

336

359

350

306

35

35

55

55

40

40

Nguồn:Phòng kinh doanh

6


Hoạt động sản xuất : Công ty thực hiện sản xuất theo kế hoạch đề ra và

theo đơn hàng cụ thể của khách hàng. Có thể thấy tình hình sản xuất và tiêu thụ
của Công ty chưa đạt được hiệu quả cao .
Hoạt động mua hàng của công ty: Để phục vụ quá trình sản xuất, Công ty
đã mua nguyên liệu liệu đầu vào trực tiếp từ các công ty chuyên cung cấp như:
Công ty TNHH TMDV tổng hợp Hoàng Yến, Công ty TNHH Thương mại
Vương Thanh chuyên cung cấp các loại gỗ, gỗ và ván gỗ công nghiệp; Công ty
TNHH HBH Việt Nam cung cấp bản lề, niêm giám chấn, ray âm; Công ty
TNHH DVTM&SX Minh Hiền cung cấp sơn, dung môi, màu pha; Công ty
TNHH Khóa Huy Hoàng cung cấp khóa, bản lề, thanh cài... Chi phí mua
nguyên liệu đầu vào kể trên của Công ty chiếm khoảng 60-70 % tổng chi phí.
Hoạt động bán hàng: Hàng hóa được tiêu thụ, bán ra thị trường thông qua
một số hình thức như bán buôn cho các cửa hàng đại lý, bán lẻ trực tiếp cho
khách hàng là cá nhân hoặc tổ chức, và một số hình thức khác.
Bảng 3.1.2: Cơ cấu phương thức bán hàng của Công ty TNHH Thương mại và
nội thất Phong Cách Việt theo doanh thu
Đơn vị: %
Phương thức
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
Bán buôn
28,64
32,85
40,38
Bán lẻ trực tiếp
64,19
57,07
46,8
Khác
7,41

10,08
12,82
Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty TNHH Thương mại và nội thất Phong Cách Việt
Năm 2015 công ty chủ yếu bán hàng qua hình thức bán lẻ cho khách hàng,
doanh thu của công ty thu được thông qua phương thức bán lẻ trực tiếp cho
khách hàng chiếm tỷ trọng lớn (64,19%), bán buôn chiếm 28,64%, khác chiếm
7,41%. Trong 2 năn 2016, 2017 doanh thu thu được từ hình thức bán lẻ trực tiếp
giảm(năm 2016: 57.07%, năm 2017: 46,8%) bán buôn tăng lên (năm 2016:
32,85%, năm 2017: 40,38%) do công ty đang từng bước tạo được sự tin cậy về
chất lượng, hàng hóa, tiếp cận và ký kết hợp đồng phân phối với nhiều đại lý
hơn. Một số cửa hàng đại lý nhập hàng của công ty như cửa hàng Nội thất Đẹp,
đại lý Nội thất Tùng Thủy, Nội Thất Hoàng Đệ, đại lý Đồ gỗ Cường Dung...
Đây là dấu hiệu tốt trong hoạt động kinh doanh của công ty.
Hoạt động hỗ trợ mua bán hàng hóa: Để hỗ trợ các họat động mua bán
hàng hóa của công ty đang đã phân loại sản phẩm , quảng cáo trên các website
giúp khách hàng tiếp cận sản phẩm một cách tốt nhất. Đồng thời, có các dịch vụ
vận chuyển, chăm sóc, bảo hàng sản phẩm tận nơi.
3.1.2 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2015-2017

7


Với những cố gắng và những đóng góp tích cực trong việc cải thiện tình
hình kinh doanh, công tác quản lý, mở rộng mối quan hệ, Công ty đã từng bước
đi vào hoạt động ổn định, sau năm đầu tiên (năm 2013- 2014) phải chịu lỗ khá
nhiều thì sang những năm tiếp theo bước đầu đã có lãi. Cụ thể trong 3 năm từ
2015 đến 2017 với các hoạt động kinh doanh như trên công ty đã đạt được
những kết quả sau:
Bảng 3.3: Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
TNHH Thương mại và nội thất Phong Cách Việt

(Đơn vị: nghìn đồng)

Năm

2015

2016

2017

11.063.695,2 12.177.365,9 13.031.012,9
9
4
6
10.842.689,5 12.057.589,0 12.910.815,3
Tổng chi phí
6
9
8
LN trước
221.005,73 119.776,85 120.197,58
thuế
LN sau thuế 221.005,730 119.776,85 120.197,58
Tổng DT

So sánh năm 2016
So sánh năm
với 2015
2017 với 2016
Tuyệt đối Tươn Tuyệt đối Tươn

(nghìn
(nghìn
g đối
g đối
đồng)
đồng)
(%)
(%)
1.113.670,65 110,07 853.647,02 107,01
1.214.899,5
3

111,2 853.226,29 107.08

(101.228,88)

54,2

420,73 100,35

(101.228,88)

54,2

420,73 100.35

Nguồn: Bảng cân đối kế toán công ty TNHH Thương mại và nội thất Phong Cách Việt
Nhìn vào bảng khái quát kết quả kinh doanh trên có thể thấy lợi nhuận
trước thuế và sau thuế của công ty là như nhau. Nguyên nhân do năm đầu tiên
Công ty kinh doanh lỗ (lỗ101.157,896 nghìn đồng) nên các năm sau được

chuyển lỗ từ năm trước để đảm bảo bù đắp vốn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh. Thời hạn được chuyển lỗ do Nhà nước quy định tại Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp là 5 năm. Nếu hết thời hạn chuyển lỗ theo quy định mà doanh
nghiệp tiếp tục lỗ theo quy định mà doanh nghiệp chưa chuyển hết lỗ, số lỗ còn
lại doanh nghiệp phải sử dụng lợi nhuận sau thuế của các năm kinh doanh tiếp
theo để bù đắp. Vì vậy, trong giai đoạn kinh doanh từ 2015-2017 công ty chưa
phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp .
Qua bảng khái quát kết quả kinh doanh của công ty năm 2015 – 2017,
nhận thấy tình hình kinh doanh của công ty có xu hướng giảm trong năm 2016
giảm so với 2015, năm 2017 có sự tăng nhẹ so với năm 2016, cụ thể:
Doanh thu: Tổng doanh thu không thuế VAT của công ty có xu hướng
tăng dần qua các năm, cụ thể là doanh thu từ 2015 đến 2016 tăng 11.063.695,29
nghìn đồng lên 12.177.365,94 nghìn đồng tương ứng tăng 1.113.670,65 nghìn
đồng với tỷ lệ tăng 110,07%. Năm 2016 đến năm 2017 doanh thu tăng từ
8


12.177.365,94 nghìn đồng lên tới 13.031.012,96 nghìn đồng, tương ứng tăng
853.647,02 nghìn đồng với tỷ lệ tăng 107,01%. Có thể nhận thấy, tuy rằng
doanh thu có tăng nhưng tốc độ tăng chưa cao, thậm chí tốc độ tăng của năm
2017 còn thấp hơn một chút so với 2016.
Chi phí: Chi phí của công ty không ngừng tăng qua các năm từ 2015 với
10.842.689,56 nghìn đồng đến năm 2016 với 12.057.589,09 nghìn đồng, tương
ứng tăng 1.214.899,53 nghìn đồng với tỷ lệ tăng 111,2%. Năm 2017 là
12.910.815,38 nghìn đồng so với năm 2016 tương ứng tăng 853.226,29 nghìn
đồng với tỷ lệ tăng 107,08%. Chi phí tăng là do chi phí đi công tác của nhân
viên, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí về tiền lương chi trả cho nhân viên, chi
phí điện nước. Chi phí năm 2016 tăng là chủ yếu do mua thêm trang thiết bị
máy móc phục vụ sản xuất của công ty.
Lợi nhuận trước và sau thuế của Công ty năm 2015 là 221.005,73 nghìn

đồng, có sự tăng trưởng mạnh so với năm 2014, do số lao động tăng lên, Công
ty bắt đầu đi vào quỹ đạo hoạt động. Đến năm 2016 lợi nhuận có sự sụt giảm do
tốc độ tăng của chí phí nhanh hơn doanh thu, Công ty đầu tư mạnh chi phí máy
móc kỹ thuật mới, tổ chức đào tạo chuyên sâu cho nhân viên kỹ thuật…Lợi
nhuận năm 2017có sự tăng trưởng trở lại sau khi ổn định sản xuất kinh doanh.
Điều đó cho thấy Công ty đã tìm ra hướng đi của mình và từng bước phát triển
ổn định hơn.
3.2 Thực trạng thị trường
3.2.1 Cung, cầu thị trường sản phẩm nội thất
Hiện nay, với gần 100 doanh nghiệp vừa và nhỏ cung cấp các sản phẩm đồ
gỗ nội thất trên địa bàn Hà Nội, có thể nói thị trường này có sự canh tranh khốc
liệt. Có thể kể đến 1 số doanh nghiệp như: công ty TNHH Thương mại và Nội
thất Gia Khánh, công ty TNHH Thương mại và Nội thất Nhà Đẹp, Công ty Cổ
phần nội thất 22, Công ty Cổ phần Phát triển Nội Thất Toàn Cầu, Công ty cổ
phần nội thất Mạnh Phát, …
Trong tình hình kinh tế hiện nay, người tiêu dùng đang thắt chặt chi tiêu,
việc mua sắm bộ nội thất tập trung vào phân khúc giá hạng trung và thấp. Chính
vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ nội thất với phân khúc giá trung bình
và thấp đang tận dụng cơ hội để “tranh thủ” sản phẩm của mình với người tiêu
dùng vì nhu cầu ngày càng lớn và gia tăng.
Cạnh tranh trên thị trường đồ gỗi nội thất khá gay gắt, các doanh nhiệp
vừa và nhỏ thường cạnh tranh bằng giá và các dịch vụ thương mại đi kèm.Với
tính chất đặc thù của sản phẩm đồ gỗ, nội thất như: bàn ghế, gường, tủ… kích

9


cầu bằng việc tung ra gói giảm giá thì có thể giải quyết được tình trạng hàng
tồn, giải phóng mặt bằng, thu hút một lượng lớn người tiêu dùng để tăng doanh
số. Chính vì vậy cạnh tranh bằng giá trên thị trường này là một công cụ hữu

hiệu.
3.2.2 Cơ cấu thị trường của công ty TNHH Thương mại và Nội thất Phong
Cách Việt
Với trụ sở đặt tại Hà Nội và đặc điểm kinh tế nơi đây, thị trường mục tiêu
của doanh nghiệp đó là địa bàn Hà Nội và sau mở rộng ra các tỉnh thành lân
cận. Bởi giới hạn trong nguồn lực cũng như các mối quan hệ nên nhóm khách
hàng mục tiêu doanh nghiệp hướng tới đó là khách hàng cá nhân và doanh
nghiệp. Đây là khách hàng chiếm tỉ trọng lớn trong tổng lượng hàng hóa của
công ty. Qua 4 năm hoạt động với sự cố gắng nổ lực của toàn bộ cán bộ nhân
viên, số lượng khách hàng của Công ty ngày càng tăng lên, sự tín nhiệm của
khách hàng đối với Công ty ngày càng cao. Hiện tại công ty đã và đang nhận
thực hiện 1 số dự án thi công thiết kế nội thất văn phòng của các công ty như
công ty TNHH một thành viên xuất nhập khẩu tổng hợp Thái Bình, Công ty cổ
phần Nội thất Prohome, Công ty Tư vấn nội thất CKAA,…
Bảng 3.4: Cơ cấu thị trường giai đoạn 2015-2017 của công tyTNHH
Thương mại và nội thất Phong Cách Việttheo doanh thu
Năm 2015

Khu vực
Hà Nội
Bắc Ninh

Năm 2016
Năm 2017
Tỷ
Tỷ
Tỷ trọng
DT
DT
DT

trọng
trọng
(nghìn đồng)
(nghìn đồng)
(%) (nghìn đồng)
(%)
(%)
7.737.948,486 69,94 6.932.574,43
56.93 7.477.195,24 57,38
2.560.139,09

23,14 3.929.635,99

32,27 3.849.361,23 29,54
1.704.456,49
Các tỉnh lân cận khác 765.607,714
6.92 1.316.373,26
10.81
13,08
5
11.063.695,29
Tổng
100 12.177.365,94
100 13.031.012,96
100
Nguồn: Phòng kinh doanh - Công ty TNHH Thương mại và nội thất Phong Cách Việt
Thị trường của công ty tập trung ban đầu là thị trường tại Hà Nội và Bắc
Ninh. Năm 2015 doanh thu tại thị trường Hà Nội chiếm 69.94% trong tổng
doanh thu, tại Bắc Ninh chiếm 23,14% , các tỉnh lân cận khác chiếm 6,92 %.
Năm 2016 doanh thu tại thị trường Hà Nội chiếm 56,93% trong tổng cơ cấu thị

trường, tại Bắc Ninh chiếm 32,27% tăng 9,31% so với năm 2015 nguyên nhận
do thị hiếu tiêu dùng của khách hàng khu vực này tăng lên, các tỉnh lân cận
khác chiếm 10.81 % tăng so với năm 2015. Năm 2017, doanh thu tại thị trường

10


Hà Nội chiếm 57,38%, tại Bắc Ninh chiếm 29,54%, các tỉnh lân cận khác chiếm
13,08 %. Có thể thấy, thị trường của công ty đã được mở rộng ra các khu vực
lân cận khác như: Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Bình,…do có những bước phát
triển trong kinh doanh, tiếp cận khách hàng bằng các hình thức khác nhau, các
sản phẩm tiếp cận được với khách hàng, làm tăng nhu cầu tiêu dùng.
4. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH KINH TẾ, THƯƠNG
MẠI HIỆN HÀNH
Công ty TNHH Thương mại và Nội thất Phong Cách Việt hoạt động theo
mô hình công ty TNHH, sản xuất và kinh doanh đồ gỗ nội thất nên chịu sự tác
động của các công cụ, chính sách kinh tế thương mại, sự tác động của các thông
tư, nghị định , quy định về sản xuất kinh doanh lâm sản nói chung và các loại
gỗ nói riêng.
4.1 Tác động của công cụ lãi suất
Chính sách tiền tệ giai đoạn 2015-2017: Thực hiện chính sách tiền tệ chủ
động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách
kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát(dưới 5%), bảo đảm ổn định kinh tế
vĩ mô, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý (khoảng 6,7%). Điều
hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, thị trường
tiền tệ trong nước và quốc tế. Điều này giúp Công ty tháo gỡ khó khăn trong
kinh doanh, giảm chi phí lãi vay và dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn hơn. Từ đó
nâng cao khả năng sản xuất kinh doanh của Công ty, giúp Công ty có thể đứng
vững trên thị trường.
Lãi suất của các NHTM cũng ảnh hưởng đến hoạt động của công ty. Lãi

suất cho vay phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 6-7%/năm đối với
ngắn hạn, các NHTM nhà nước tiếp tục áp dụng lãi suất cho vay trung và dài
hạn phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 9-10%/năm. Lãi suất cho vay
các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 6,8-9%/năm đối với ngắn
hạn; 9,3-11%/năm đối với trung và dài hạn. Khi lãi suất cho vay của NHTM
tăng sẽ đẩy chi phí nguyên vật liệu đầu vào và giá thành sản phẩm tăng lên, làm
suy giảm lợi nhuận cũng như khả năng cạnh tranh của công ty, ngược lại khi khi
lãi suất thấp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển rất nhiều.
4.2 Tác động của công cụ thuế
Giai đoạn 2015-2017 nhà nước ta vẫn thực hiện chính sách tài khóa thắt
chặt và phương hướng điều hành thận trọng, linh hoạt phù hợp với chính sách
tiền tệ, kiểm soát chặt chẽ giá cả thị trường. Căn cứ theo quy định tại Điều
8 Thông tư số 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về Mức thuế suất
11


thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2015 các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ
có tổng doanh thu không quá 20 tỷ đồng được áp dụng mức thuế suất thu nhập
doanh nghiệp là 20%, từ 1/1/ 2016 áp dụng mức thuế 20%. Đối với Luật thuế
GTGT, giữ mức thuế suất 10%. Công TNHH Thương mại và nội thất Phong
Cách Việt với doanh thu thấp hơn 20 tỷ nên cũng áp dụng chính sách ưu đãi của
nhà nước đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhờ đó mà Công ty cũng sẽ có
thêm nguồn lực tài chính, tăng tích lũy, tích tụ đổi mới thiết bị cho hoạt động
sản xuất, tăng năng suất lao động; đẩy mạnh đầu tư phát triển, nâng cao năng
lực cạnh tranh của mình.
Nhà nước yêu cầu thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, triệt để tiết
kiệm. Rà soát các chính sách thu ngân sách, điều chỉnh chính sách thuế bảo
đảm phù hợp với lộ trình giảm thuế theo các cam kết quốc tế. Bên cạnh đó là rà
soát, quản lý chặt chẽ các khoản chi ngân sách nhà nước, bảo đảm đúng dự toán
được duyệt. Tăng cường đôn đốc thu ngân sách, bảo đảm thu đúng, thu đủ, chống

gian lận, trốn thuế, thất thu, nợ đọng thuế; quản lý chi ngân sách chặt chẽ, tiết
kiệm và hiệu quả.
4.3 Chính sách bảo hiểm và tiền lương
Năm 2015 chính phủ ban hành nghị định mới quy định mức lương tối
thiểu vùng, áp dụng từ ngày 1/1/2016. Theo đó, mức lương mới áp dụng cho
vùng I là 3,5 triệu đồng thay vì 3,1 triệu đồng vào năm 2015. Các vùng II, III,
IV có mức tăng tương ứng là 3,1 triệu; 2,7 triệu và 2,4 triệu đồng.
Năm 2016 Luật bảo hiểm xã hội 2014 bắt đầu có hiệu lực. Kể từ ngày
01/01/2016 đến hết ngày 31/12/2017, tiền lương tháng để đóng BHXH là mức
lương và phụ cấp lương thay vì trên nền tiền lương cơ bản như luật BHXH
2006. Hàng tháng, doanh nghiệp đóng cho người lao động và trích từ tiền lương
tháng của người lao động để đóng cùng một lúc vào Quỹ BHXH, BHYT,
BHTN với tổng tỷ lệ đóng là 32,5%.
Năm 2017 Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa trình
Chính phủ dự thảo Nghị định mức lương tối thiểu vùng năm 2018 với mức tăng
6,5%. Theo tính toán, tổng mức chi phí của doanh nghiệp và người lao động
cho các loại quỹ là khoảng 35%.
Với những quy định như vậy, có thể thấy đối với các doanh nghiệp vừa
và nhỏ, tăng lương là vấn đề lớn đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp rất khó
khăn đối với đủ các loại chi phí. Giờ phải chi thêm các khoản bảo hiểm dựa trên
mức lương tối thiểu tăng cao thì không ít doanh nghiệp sẽ rất đuối. Cụ thể với
Công ty TNHH Thương mại và nội thất Phong Cách Việt, năm 2015, tổng chi
phí cho nhân công là 1.520.350.000 đồng. Đến năm 2016, tổng chi phí nhân
12


công tăng lên là 2.071.473.079 đồng. Nguyên nhân chính dẫn đến việc tăng chi
phí nhân công lớn như vậy là do công ty thuê thêm lao động, tuy nhiên nghị
định mới cũng như hiệu lực thi hành của luật BHXH cũng ít nhiều tác động đến
chi phí trả cho nhân công của công ty. Như vậy dẫn đến tổng chi phí tăng, lợi

nhân trước thuế giảm, lợi nhuận sau thuế giảm.
4.4 Chính sách kinh tế thương mại
Trên thị trường nội địa, sản phẩm đồ gỗ Việt Nam đang bị lấn át bởi sản
phẩm đồ gỗ nhập khẩu hoặc sản phẩm sản xuất theo mẫu mã nhập từ nước
ngoài như Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan…Vì vậy, để bảo vệ các doanh
nghiệp kinh doanh sản xuất gỗ Nhà nước như khuyến khích đầu tư vào ngành
bằng chính sách thuế, khuyến khích xuất khẩu. Nhà nước có 1 số quy định,
chính sách thương mại lên quan đến hoạt động thương mại hàng hóa gỗ và các
hàng hóa liên quan như: Công văn 1114/TCT-CS Giá tính thuế tài nguyên, giá
tính thuế GTGT và thuế TNDN đối với sản phẩm gỗ phát sinh năm 2015;Quy
định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế
và các hoạt động đại lý mua bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước
ngoài; Thông tư hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số
187/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc hoạt động mua bán hàng hóa Quốc tế
và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước
ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Quy định giá gỗ
tròn, gỗ xẻ, lâm sản ngoài gỗ..
Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT của bộ NN&PTNN quy định hồ sơ lâm
sản hợp pháp và nguồn gốc lâm sản, khi sản xuất kinh doanh công ty phải trình
được giấy tờ nguồn gốc lâm sản hợp pháp, thủ tục hành chính rườm rà, phức
tạp làm cho hoạt động sản xuất của Công ty có thể bị gián đoạn. Công ty còn
phải quy hoạch và kế hoạch phát triển nguồn nguyên liệu ổn định cho sản xuất.
Với những chính sách kinh tế của nước ta hiện nay rói riêng tác động làm
nguồn cung nguyên liệu sản xuất đồ gỗ trong nước đặc biệt gay gắt đặc biệt đối
với gỗ rừng trồng và gỗ cao su, giữa các công ty chế biến đồ gỗ và các công ty
chế biến dăm gỗ; giữa các công ty trong nước và nước ngoài...Khi đó chi phí
nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất tăng. Quý 3 năm 2016, nguồn cung
nguyên vật liệu gỗ công nghiệp giảm, dẫn đến giá gỗ tăng, chí phí sản xuất tăng
kinh doanh, lợi nhuận có sự biến động.
5. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI QUYẾT

Qua qua trình tìm hiểu, phân tích tình hình hoạt động thương mại, thị
trường cũng như tác động các công cụ chính sách kinh tế thương mại hiện hành

13


tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty em đã phát hiện ra những tồn
tại, hạn chế trong hoạt động kinh doanh của công ty TNHH thương mại và nội
thất Phong Cách Việt đang gặp phải như sau:
Doanh thu lợi nhuận: mặc dù có tăng qua các năm nhưng còn chưa hoàn
thiện, chưa thực hiện được hoàn thành kế hoạch đã đề ra cũng như hàng tồn kho
còn ứ đọng. Công ty vẫn chưa tìm ra được những giải pháp hiệu quả để tối đa
hóa lợi nhuận cũng như tối thiểu hóa chi phí.
Năng lực cạnh tranh: quản lý nguồn lực chưa linh hoạt, chính sách cạnh
tranh của công ty còn chung chung. Đối tượng cạnh tranh nhiều dẫn đến cạnh
tranh về giá và sản phẩm gay gắt.Sức cạnh tranh của sản phẩm chưa thực tốt.
Thị trường: hẹp, mạng lưới kinh doanh yếu, phân bổ chưa đều, mới chỉ
tập trung chủ yếu là Hà Nội. Công ty chưa có những đầu tư quy mô hơn vào thị
trường khu vực khác nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm.
Công tác tìm hiểu thị trường: việc nắm bắt thông tin về đối thủ của Công
ty còn chậm và không thường xuyên, do vậy công ty khó đưa ra được các chiến
lược phát triển đúng đắn.
Công tác xúc tiến thương mại: quảng bá, marketing còn yếu. Mặc dù đã
có trang web riêng, nhưng công tác quảng cáo còn chưa phát triển, hoạt động
marketing trực tiếp là yếu tố quan trọng để tạo ra niềm tin và sự thuyết phục
mạnh tới khách hàng lại không được áp dụng nhiều trong quá trình quảng bá
sản phẩm tới khách hàng.
Trình độ: Đội ngũ cán bộ nhân viên đa số là trẻ, kinh nghiệm còn hạn chế,
nên việc tìm kiếm và tiếp cận khách hàng mới còn thiếu nhiều kinh nghiệm, chưa
phát huy hết khả năng tác dụng.

6. ĐỀ XUẤT, ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
Sau khi thực tập tại công ty và tìm hiểu về tình hình kinh doanh tại đây,
em đã rút ra được một số hạn chế nên em xin đề xuất hướng đề tài khoá luận
như sau:
Đề tài 1: Phát triển, mở rộng thị trường tiêu thị sản phẩm nội thất đồ
gỗcủa công ty TNHH Thương mại và nội thất Phong Cách Việt – Bộ môn Quản
lý Kinh tế
Đề tài 2:Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại
và nội thất Phong Cách Việt – Bộ môn Quản lý Kinh tế

14



×