Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Báo cáo thực tập Kinh tế Luật tại VPĐD CONTINENT 8 PTE LTD tại Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.96 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ - LUẬT

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
BÁO CÁO ĐƠN VỊ THỰC TẬP:
VPĐD CONTINENT 8 PTE. LTD TẠI HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ THƯƠNG MẠI

Giáo viên hướng dẫn
Họ và tên: Ths. Nguyễn Minh Phương
Bộ môn: Quản lý kinh tế

Sinh viên thực hiện:
Họ và tên: Vũ Thị Thêu
Lớp: K50F4
Mã sinh viên: 14D160291

HÀ NỘI, 2018

1


MỤC LỤC

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức hành chính của công ty

2



LỜI MỞ ĐẦU
Để thực hiện tốt báo cáo này, em đã được sự hướng dẫn nhiệt tình các thầy cô
giáo hướng dẫn trực tiếp là Thạc sỹ Nguyễn Minh Phương, sự giúp đỡ, tạo điều kiện
của ban lãnh đạo công ty cũng như các cô chú, anh chị ở các bộ phận của công ty và
bạn bè, gia đình.
Phần 1: Khái quát chung về VPĐD CONTINENT 8 PTE. LTD tại Hà Nội
Phần 2: Cơ chế, chính sách quản lý của VPDĐ Continent 8
Phần 3: Tình hình kinh doanh của trong VPĐD CONTINENT 8 PTE.
LTD tại Hà Nội trong 03 năm gần đây
Phần 4: Tác động của các công cụ và chính sách kinh tế thương mại hiện
hành đối với hoạt động kinh doanh của VPĐD CONTINENT 8 PTE. LTD
Phần 5 : Những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết
Phần 6 :
Do kiến thức còn hạn hẹp, kiến thức thực tế ít nên báo cáo còn có thiếu sót,
em rất mong được sự góp ý của cô chú, anh chị hướng dẫn ở công ty và các hầy cô
giáo để báo cáo được hoàn thiện hơn.Em xin chân thành cảm ơn !

3


PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VPĐD CONTINENT 8 PTE. LTD tại
Hà Nội

1.1. Giới thiệu chung về VPĐD CONTINENT 8 PTE. LTD tại Hà Nội
1.2. Quá trình hình thành và phát triển
1.2.1. Giới thiệu chung về VPĐD CONTINENT 8 PTE.LTD tại Hà Nội
Tên đơn vị: VPĐD CONTINENT 8 PTE. LTD tại Hà Nội
Trụ sở chính: Tầng 17, tòa nhà ICON 4, số 243A Đê La Thành, Phường Láng
Thượng, Quận Đống đa, Hà Nội
Điện thoại: :0462776759

Website: />Email: : vpđcontinent8pte.ltd @gmail.com
Mã số thuế: 0107304427
Người đại diện pháp luật: Simone Toniolo

1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của VPĐD CONTINENT 8 PTE. LTD tại Hà
Nội
VPDD CONTINENT 8 PTE.LTD tại Hà Nội chính thức thành lập và đi vào
hoạt động theo Giấy Chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0107304427 ngày 20/1/2014
của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
VPĐD CONTINENT 8 PTE. LTD tại Hà Nội là đại diện cho công ty Hollit
internation - PT. Hollit International là một Nhà Thời trang ở Jakarta, nơi phát triển
sản phẩm, tìm nguồn nguyên liệu và sản xuất được kết hợp dưới một mái nhà. Hollit
internation là một công ty con của PT. Pan Brothers Tbk, một trong những tập đoàn
may mặc lớn nhất Indonesia. Công ty cung cấp hàng loạt các sản phẩm may mặc cho
các thương hiệu và nhà bán lẻ hàng đầu Châu Âu, Mỹ và Châu Á.
Hollit được thành lập bởi hai thanh niên trẻ tuổi có nền tảng và chuyên môn
khác nhau nhưng là một tầm nhìn và mục tiêu chung. Công ty bắt đầu hoạt động vào
năm 1990 tại Kuala Lumpur, Malaysia và sau đó chuyển đến Jakarta, Indonesia năm
1995. Kể từ khi thành lập, Hollit đã xây dựng được kỷ lục vững chắc và danh tiếng
hàng đầu trong thị trường thời trang quốc tế dựa trên chuyên môn và kiến thức của
mình, làm thế nào để phát triển sản phẩm cần thiết để đáp ứng các tiêu chuẩn toàn cầu.
Trong suốt hơn 2 năm hoạt động, VPDD CONTINENT 8 PTE.LTD tại Hà Nội
hoạt động tuân theo chủ trương và các chính sách của Nhà nước, chịu trách nhiệm
hoàn toàn về hoạt động kinh doanh của mình theo đúng tiêu chí của công ty Hollit
international đã đặt ra. Thành tựu lớn nhất của công ty trong hơn 2 năm qua đến từ

4


chính ngành nghề kinh doanh chủ đạo của mình và cũng là thế mạnh của cả một tập

thể. Đó là việc trở thành VPĐD CONTINENT và hàn thành xuất sắc nững mục tiêu
đề ra của công ty Hollit International

1.3. Cơ cấu tổ chức hành chính, chức năng và nhiệm vụ của công ty
1.3.1. Tình hình nhân sự và sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty
1.3.1.1. Tình hình nhân sự của công ty
Thành lập từ tháng 1/2014, nhân sự công ty lúc bắt đầu chỉ có 20 thành viên
hoạt động theo sơ đồ trực tuyến. Mô hình đó tiếp tục được duy trì cho đến hiện tại
nhưng với quy mô kinh doanh lớn hơn gồm 50 thành viên
Theo thời gian, vị trí lãnh đạo và quản lý của Văn phòng đại diện Continent 8
không hề thay đổi, ngược lại có một vài nhân viên được điều chuyển sang phòng, ban
khác do tính chất công việc ngày một nhiều và đòi hỏi sự tổng hợp. Số người ra đi
cũng chỉ chiếm chưa đến 5% tổng nhân sự trong khi tuyển mới chiếm hơn 30% trong
hơn 3 năm qua.
Đây là một điều rất đáng ghi nhận cho thấy VPĐD Continent 8 có môi trường
làm việc ổn định, các chế độ phúc lợi tốt và quan tâm đến nhân viên, đặc biệt là nhân
viên nữ đang mang thai và nghỉ trong thời kì thai sản. Hơn thế nữa, mức lương cứng
của nhân viên trong công ty dao động từ 10 đến 20 triệu đồng/tháng song còn thiết lập
một chế độ thưởng cực kì hấp dẫn theo tháng, quý và năm dành cho những người phấn
đấu. Chính vì chế độ lương thưởng rõ ràng, khuyến khích trên mà nhân sự gần như
không có bất kì sự biến động, xáo trộn lớn kể từ thời điểm thành lập cho đến nay.

1.3.1.2. Bộ máy tổ chức của công ty
Giám đốc

Phòng Mua hàng

Phòng Tài chính – Kế toán

Phòng Kinh doanh


Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức hành chính của công ty
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán
Trình độ nhân lực có bằng Đại học chiếm tỉ lệ 60%, 35% có trình độ Cao đẳng
và 5% có trình độ trung học chuyên nghiệp. Giám đốc Simone Toniolo là người đứng
đầu quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động công ty, các phòng ban khác có nhiệm vụ
tham mưu, hỗ trợ giám đốc trong quá trình tiến hành công việc, cụ thể:

5


- Giám đốc là người trực tiếp điều hành công ty, giám sát cũng như chỉ dẫn nhân viên
làm việc theo một nguyên tắc nhất định đã đặt ra ở công ty mẹ là Hollit Internatinal,
theo sự ủy quền của công ty mẹ

- Phòng Mua hàng:
+ Chủ trì thực hiện các hoạt động mua sắm phục vụ hoạt động sản xuất kinh
doanh và vận hành của công ty, đảm bảo mua sắm đáp ứng các yêu cầu về giá tiền,
chất lượng, chủng loại và thời gian.
+ Tổ chức công tác phát triển và quản lý các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ để
đảm bảo nguồn cung phù hợp, cạnh tranh, đáp ứng được các yêu cầu mở rộng/thay đổi
kế hoạch, nhu cầu mua hàng của công ty.
+ Xây dựng và phát triển các mối quan hệ với các cơ quan chức năng có liên
quan đến hoạt động mua sắm, nhập khẩu hàng hóa của công ty nhằm đáp ứng các yêu
cầu về thủ tục, thuế và các yếu tố liên quan.
+ Chủ trì thực hiện các công việc khảo sát thị trường cung ứng vật tư, hàng hóa
và các đánh giá liên quan nhằm đề xuất các phương án/chiến lược mua hàng theo từng
giai đoạn.
+ Thực hiện công tác quản lý nhằm đảm bảo đội ngũ, công cụ, qui trình được
tiêu chuẩn hóa, đủ năng lực đáp ứng nhu cầu hiện tại và mở rộng của mảng công tác

mua hàng.

- Phòng Tài chính – Kế toán:
+ Làm hồ sơ khai hải quan, chứng từ xuất khẩu - nhập khẩu, kiểm kê hàng hóa
cùng với công chức Hải quan.
+ Kiểm tra chứng từ xuất khẩu - nhập khẩu, hạch toándoanh thu và các chỉ tiêu
liên quan; thủ tục thanh toán thư tín dụng hoặc điện chuyển tiền cho hàng hóa xuất
khẩu - nhập khẩu.
+ Nộp thuế xuất khẩu - nhập khẩu và giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước
+ Hạch toán và xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi kế toán viên rà
soát, đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kì và hạch toán vào sổ kế toán, phần mềm theo
chuẩn mực kế toán.
+ Theo dõi và kiểm soát quy trình hàng hóa xuất khẩu - nhập khẩu trong kho và
đốc thúc, thu hồi công nợ của khách hàng.

- Phòng Kinh doanh:
+ Tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch, phương hướng phát triển
+ Phối hợp với các phòng ban khác triển khai, thực hiện nhiệm vụ kinh doanh.
+ Nghiên cứu thị trường ngoài nước, lập kế hoạch kinh doanh và phương án
kinh doanh.

6


+ Phối hợp với các nhân viên trong phòng và các Phòng, Ban khác cùng triển
khai một vòng kinh doanh.
+ Tuân thủ và chịu trách nhiệm theo quy định, qui chế của Công ty và pháp luật
của Nhà nước.
Có thể thấy rằng, với quy mô 50 người hiện tại, sơ đồ tổ chức hoạt động và tính
liên kết giữa các bộ phận trong công ty được quy định hợp lý, chặt chẽ, chuyên môn

hóa tuy đề cao nhưng bản thân mỗi bộ phận cũng đảm nhận nhiều nhiệm vụ mang tính
tổng hợp khi các hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng có xu hướng khó có thể
tách rời giữa kinh doanh nội địa và xuất nhập khẩu hàng hóa ra/vào từ nước ngoài.

1.3.2. Chức năng
Chức năng chính của VPDĐ Continent 8 :

- Trung gian giữa khách hàng và khu sản xuất , giao dịch thực hiện
- Nhận ủy thác, phân phối hàng hóa của Continent 8 tại Hà Nội
- Liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước về kho bãi, vận chuyển, giao nhận và thủ
tục hải quan;

- Theo dõi nhu cầu tiêu dùng, tình hình thị trường và mức độ cạnh tranh của dòng sản
phẩm xuất nhập khẩu theo tháng, quý và năm.

1.3.3. Nhiệm vụ
Để thực hiện tốt các chức năng đã nêu ở trên cần đảm bảo tốt các nhiệm vụ
sau:

- Xây dựng kế hoạch, phác thảo đường hướng phát triển của công ty theo từng nhóm
lĩnh vực kinh doanh và theo thời gian;

- Đảm bảo việc bảo toàn và bổ sung vốn trên cơ sở tự tạo nguồn vốn, bảo đảm trang trải
về tài chính, sử dụng hợp lý, theo đúng chế độ, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn,
làm tròn nghĩa vụ nộp Ngân sách Nhà nước;

- Mua sắm, xây dựng, bổ sung và cải tiến thường xuyên, ngày một hoàn thiện các
phương tiện vật chất kĩ thuật của công ty;

7



PHẦN 2: CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY VPDĐ
Continent 8
2.1. Công tác tổ chức lao động
2.1.1. Nội quy công ty
Điều 1: THỜI GIAN LÀM VIỆC- Đi làm và ra về đúng giờ.



Sáng: Từ 8h đến 12h00



Chiều: Từ 13h00 đến 17h
ĐIỀU 2: TÁC PHONG- Văn minh, lịch sự



Ăn mặc : Gọn gàng, đẹp, lịch sự. Đối với bộ phận gián tiếp phải đeo thẻ nhân
viên, mặc đồng phục văn phòng Công ty, đi giầy hoặc dép có quai hậu.



Giao tiếp : Niềm nở, đúng mức, lễ phép. Người ít tuổi, cấp dưới phải chào hỏi
người nhiều tuổi, cấp trên trước.
ĐIỀU 3 : THÁI ĐỘ LÀM VIỆC- Nghiêm túc, năng suất, hiệu quả.




Thực hiện nghiêm túc các quy định an toàn vệ sinh lao động và phòng chống
cháy nổ.



Không nói chuyện phiếm, chơi game, ăn quà trong giờ làm việc…
ĐIỀU 4: TIẾP KHÁCH- Tận tình, chu đáo.



Khách đến liên hệ công tác phải niềm nở đón tiếp, hướng dẫn tận tình, chu đáo.



Không phân biệt khách của mình hay của phòng ban khác.
ĐIỀU 5: BÍ MẬT CÔNG TY



Nghiêm cấm tiết lộ bí mật công nghệ, quy trình công nghệ của Công ty.



Nghiêm cấm tiết lộ các hoạt động kinh doanh tài chính của Công ty.
ĐIỀU 6: LỐI SỐNG, SINH HOẠT- Vui vẻ, lành mạnh.



Nghiêm cấm mọi hình thức chơi cờ bạc trong Công ty. Cấm tụ tập đàm tiếu.




Không hút thuốc lá trong Công ty (Trừ nơi tiếp khách của Công ty).



Không mặc quần áo bảo hộ lao động ra khỏi cổng Công ty (kể cả giờ nghỉ trưa).



Giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh nơi làm việc.



Gia đình có việc (hiếu, hỉ) phải thực hiện đúng các quy định của Công ty về
hiếu, hỉ. Hạn chế nghỉ việc hiếu, hỉ trái với quy định của luật Lao động.
ĐIỀU 7: NGHỈ VIỆC- Đúng quy định.



Dưới 1 ngày, phải báo cáo cán bộ quản lý trực tiếp.



Nghỉ từ 2 ngày trở lên phải viết đơn xin phép, thông qua bộ phận quản lý và
được sự phê duyệt của Tổng Giám đốc.

8



2.1.2. Công tác tyển chọn lao động
a. Yêu cầu tuyển dụng
Ngoại hình: Nam cao 1.65m, cân nặng 50kg trở lên, nữ cao 1.55m, cân nặng
44kg trở lên. Với nhân sự cao cấp hoặc trường hợp đặc biệt được chiếu cố về ngoại
hình.
Công nhân viên trước khi đến làm việc tại công ty phải được chứng nhận sức
khỏe của bênh viện cấp tỉnh trở lên. Không mắc các bệnh truyền nhiễm, viêm gan B,
sức khỏe tốt.
- Yêu cầu tiếng anh trong quá trình làm việc
b. Nguyên tắc tuyển dụng
- Thời gian thử việc Công ty áp dụng là: 10 tới 15 ngày trong thời gian thử
việc nhân viên được đào tạo lịch sử hình thành và phát triển, nội quy, quy định Công
ty; đào tạo tại nơi làm việc do trưởng bộ phận tổ chức đào tạo. Hàng tuần hoặc hết thời
gian thử việc nhân viên thử việc phải hoàn thành báo cáo thực hiện công việc. Kết thúc
thử việc nhân viên tự đánh giá và trưởng bộ phận phòng ban tiến hành đánh giá (đánh
giá sau thời gian thử việc tập việc) đề nghị tiếp tục thử việc/tập việc, ký hợp đồng lao
động hoặc kết thúc thử việc.
- Ký hợp đồng lao động:

 Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Là hợp đồng lao động trong đó hai bên
không xác định thời hạn kết thúc hợp đồng.
 Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời
hạn, thời điểm chấm dứt hợp đồng trong khoảng thời hạn từ 12 tháng tới 36 tháng.
 Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời gian dưới
12 tháng.
2.2. Chính sách tiền lương và đãi ngộ đối với người lao động
2.2.1. Chính sách tiền lương

a) Tiền lương và các khoản phụ cấp (nếu có) được quy định trong hợp đồng lao động.
Tiền lương được tính dược trên năng suất lao động và chất lượng công việc.

b) Tiền lương tháng được thanh toán thành 02 lần vào ngày 25 của tháng làm việc và
ngày mùng 10 của tháng tiếp theo. Trong trường hợp trùng với ngày nghỉ lễ, tết và
nghỉ hàng tuần thì được thanh toán vào trước hoặc sau ngày nghỉ.
c) Phương pháp tính lương
− Lương thời gian: Căn cứ ngày công định trong tháng trừ đi mức lương ngày nghỉ (theo
quy định) ngày nghỉ trong tháng.
− Lương sản phẩm: Tổng sản phẩm trong tháng nhân đơn giá sản phẩm.
− Lương khoán: Đơn giá tiền lương khoán nhân % hoàn thành công việc.

9


d) Trách nhiệm CBCNV:
− CBCNV có thu nhập cao phải nộp thuế TNCN theo luật thuế hiện hành.
− Thực hiện đóng BHXH, BHYT và BHTN theo tỷ lệ hiện hành.
2.2.2. Đãi ngộ đối với người lao động

a)





Thời gian lao động
Tám (08) giờ một ngày, 48 giờ một tuần.
Sáng 7h30 đến 12h00 và chiều 13h00 đến 16h30
Thời gian nghỉ trưa một (01 giờ) không được tính vào thời gian làm việc.
Công ty có thể thay đổi thời gian làm việc cho phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh

b)


c)



doanh của Công ty, bộ phận nhưng phải tuân thủ đúng theo chế độ giờ làm việc, giờ
nghỉ ngơi theo quy định bộ Luật lao động Việt Nam.
Thời gian nghỉ ngơi
Thời gian nghỉ ngời trong một tuần làm việc (nghỉ hàng tuần) vào chủ nhật.
Ngày nghỉ lễ hàng năm
Tết dương lịch: nghỉ 01 ngày (mùng 01 tháng 01 dương lịch).
Tết âm lịch: nghỉ 04 ngày (ngày cuối cùng của năm trước 01 ngày và 03 ngày đầu năm







d)

âm lịch).
Ngày giỗ tổ: 01 ngày mùng 10 tháng 03 âm lịch).
Ngày toàn quốc thống nhất: 01 ngày (30 tháng 04 dương lịch).
Quốc tế lao động: 01 ngày (01 tháng 05 dương lịch).
Ngày quốc khánh: 01 ngày (02 tháng 09 dương lịch).
Ngày giỗ tổ Hùng Vương: 01 ngày ( ngày 10 tháng 03 âm lịch).
Nếu những ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này trùng vào ngày nghỉ
hằng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.
Ngoài ra, công ty còn có những chính sách nghỉ phép (nghỉ hàng năm có thưởng),


nghỉ ốm, nghỉ việc riêng có hưởng lương (Lương tham gia BHXH), nghỉ việc
riêng không hưởng lương, nghỉ thai sản.
e) Khám sức khỏe và y tế
− Khám sức khỏe định kỳ: Hằng năm, Công ty tổ chức và chi trả mọi chi phí khám sức
khỏe định kỳ cho CBCNV.
− CBCNV có nghĩa vụ nghiêm chỉnh việc khám sức khỏe hàng năm do Công ty tổ chức.
− Đảm bảo đủ điều kiện sức khỏe cho từng vị trí công việc.
− Đặt các tủ thuốc cá nhân tại các vị trí theo quy định, đảm bảo việc sơ cứu ban đầu các
trường hợp ốm đau, tai nạn lao động.
2.3. Chính sách chất lượng
VPDĐ Continent 8 tại Hà Nội tự hào là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh
vực phân phối hàng may mặc . Sản phẩm của VPDĐ Continent 8 nổi tiếng tiếp
bước sự thành công của Hollit International. Với khẩu hiệu ‘’Chất lượng là sức sống
của ’’ được cụ thể hóa bằng chính sách sau:

10


− Không ngừng đào tạo, tìm kiếm nguồn nhân lực, đẩy mạnh nghiên cứu; không ngừng
phát triển để ra đời nhiều sản phẩm mới, chất lượng cao.
− Không ngừng đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý, hiện đại hóa nghiên cứu, sản xuất,
nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, giảm hao tổn nguyên vật liệu, năng
lượng để sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành hạ.

− Không ngừng đẩy mạnh công tác thị trường, tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị, chăm
sóc khách hàng, tăng chất lượng dịch vụ để doanh số ngày càng cao.

11



PHẦN 3: TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA TRONG VPĐD CONTINENT
8 PTE. LTD TẠI HÀ NỘI TRONG 03 NĂM GẦN ĐÂY
3.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của của VPĐD CONTINENT 8 tại Hà
Nội giai đoạn 2014-2016
Bảng 1.1: Doanh thu thuần của VPĐD CONTINENT 8 tại Hà Nội trong 03 năm
gần đây
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Doanh Thu
Chi Phí
Lợi nhuận

2014
17063,45
14052,25
3011,2

2015
2016
44671,17
34856,18
21459,81
23211,36
9706,13
11644,82
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán
Nhìn về mặt con số, trong ba năm liên tiếp, doanh thu của VPĐD
CONTINENT 8 liên tục tăng. Nguyên nhân chính đó là công ty mở rộng kinh doanh,
tiêp cận được nhiều khu vực thị trường khách hàng lớn trên thị trường quốc tế cũng

như tìm được nguồn đầu vào giá hợp lý cũng như đạt tiêu chuẩn chất lượng đề ra . Từ
năm 2014-2016 doanh thu tăng từ 17063,45 triệu đồng lên 34856,16 triệu đồng ( tăng
17792,71 triệu đồng )
Vì sự biến đổi của doanh thu nên lợi nhuận năm 2015 tăng gấp 3 lần so với
năm 2014 (hơn 32%) trong khi đó doanh thu năm 2016 vượt xấp xỉ 1,2 lần so với năm
trước. . Tốc độ tăng lợi nhuận đã chậm hơn một nửa giữa các năm Điều này cũng hàm
ý rằng việc mở rộng mở rộng thị trường khách hàng gặp bất lợi do nhiều yếu tố tác
động như thi trường, kinh tế .. đã tác động đến hiệu quả kinh doanh từ năm 2015
cho đến nay
Dẫu những thành tựu của của VPĐD CONTINENT 8 tại Hà Nôi là rất đáng
ghi nhận với một đội ngũ trong độ tuổi trung bình vừa chín về kinh nghiệm và kiến
thức cùng với tài quản lý, lãnh đạo của Giám đốc Simone Toniolo , vẫn phải thừa
nhận rằng nguồn lực của VPĐD CONTINENT 8 tại Hà Nôi hiện tại đang phải ôm
đồm quá nhiều việc do đó là công ty mới có thâm niên hơn 3 năm còn nhiều việc phát
sinh cần giải. Điều này cũng hàm ý rằng để phát triển mảng bền vững cần từng bước
nâng cao đội ngũ nhân viên , cần nghiên cứu kỹ thị trường cũng như các đối thủ cạnh
tranh để phát huy được tối đa năng lực tăng doanh thu

Biểu đồ 1.2: Tỉ trọng doanh thu của các ngành kinh doanh của Continent 8
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán

12


Ba thị trường khách hàng lớn nhất của Continent 8 là Ý, Mỹ và Hàn Quốc –
đều là những thị trường đặt tiêu chuẩn về chất lượng rất cao nên để lấy được lòng tin
của họ rất là khó khăn, mọi sản phẩm phải qua vòng kiểm tra chặt chẽ .Vì mới thành
lập nên đội ngũ nhân viên cũng như cơ sở vật chất còn nhiều thiếu kém dẫn đến sản
phẩm chưa hoàn toàn thuyết phục được khách hàng làm mất một số khách hàng tiềm
năng dẫn đến doanh thu sụt giảm .Ngoài ra thì những năm về sau do chi phía nhập

thêm linh kiện phục vuh cho sản xuất của nhà máy cũng là nguyên nhân dẫn đến chi
phí tăng lên lợi nhuận cũng có nhiều biến động
3.2 Kết quả nhập khẩu mặt hàng vải Trung Quốc của VPĐD CONTINENT
8 PTE. LTD tại Hà Nội giai đoạn 2014-2016
Bảng 2.3: Tỉ trọng nhập khẩu vải từ Trung Quốc của VPĐD CONTINENT 8
Gía trị nhập khẩu vải từ
Tổng giá trị nhập khẩu
Năm
Trung Quốc (triệu đồng)
(triệu đồng)
08/2014 - 07/2015
2000.09
10052.25
08/2015 - 07/2016
4806.73
17459.81
08/2016 - 07/2017
4521.88
19211.36
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán
Sau hơn 2 năm thành lập, VPĐD CONTINENT 8 PTE. LTD đã đạt được những
thành tựu to lớn trong việc tìm ra nguồn cung cấp nguyên liệu đạp ứng được tiêu chí
đặt ra . Trong đó phải kể đến nhà cũng cấp vải phía Trung Quốc không những đáp ứng
nhu cầu về số lượng , giá cả mà còn đáp ứng được đúng tiêu chuẩn chất lượng công ty
đặt . Nhà cũng cấp phía Trung Quốc đã trở thành nguồn cung nguyên liệu vải chủ yếu
VPĐD CONTINENT 8 PTE. LTD nhập về không chỉ vải ở Trung Quốc còn có
ở Ý và Hàn Quốc , ngoài ra còn nhập về một số linh kiện và vải vóc trong 2 nhanh
kinh doanh còn lại. Nhìn từ bảng số liệu trên, có thể thấy ngay trong nửa năm đầu
thành lập, số lượng nhập vải Trung Quốc đã xấp xỉ 20% trong tổng giá trị nhập của
công ty. Sang đến năm tài chính thứ 2 và thứ 3, số lượng nhập vải Trung Quốc lần

lượt chiếm xấp xỉ 28% và 24%.
Sở dĩ có sự trồi sụt giữa năm thứ 2 và năm thứ 3 về lượng nhập vải Trung Quốc
là do VPĐD CONTINENT 8 PTE. LTD tăng tỷ trọng doanh thu của ngành thiết bị,
linh kiện điện tử và viễn thông . Nhập vải Trung Quốc năm thứ 3 giảm xấp xỉ 4% so
với năm thứ 2 nhưng tổng lượng nhập vẫn rất lớn khi linh kiện máy móc và vải từ Hàn
Quốc được nhập về với số ượng lớn hơn dẫn đến tổng lượng nhập không thay đổi
đáng kể.

13


PHẦN 4: TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VPĐD CONTINENT 8 PTE. LTD
Mỗi doanh nghiệp là một nhân tố trong nền kinh tế nói chung. Khi đã là một
thành phần của nền kinh tế thì dù ít dù nhiều bất cứ công cụ, chính sách kinh tế thương
mại nào cũng tác động (trực tiếp hay gián tiếp) lên doanh nghiệp đó
4.1 Luật thương mại về việc thành lập văn phòng đại diện của doanh
nghiệp nước ngoài ở Việt nam
Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh
theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận.
Nghị định 07/2016/NĐ-CP có một số điểm mới khá quan trọng đối với chi
nhánh và văn phòng đại diện (VPĐD) của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam. PLF
tóm lược một số nội dung chính như sau:
Giới hạn số lượng VPĐD và chi nhánh của thương nhân nước ngoài
Hiện nay các quy định hiện hành chưa giới hạn về số lượng chi nhánh cũng như
VPĐD của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Nghị định 07 hiệu lực ngày 10/03/2016 đã quy định cụ thể một thương nhân
nước ngoài không được thành lập nhiều hơn một VPĐD, Chi nhánh có cùng tên gọi
trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bổ sung điều kiện thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam

Pháp luật hiện hành quy định thương nhân nước ngoài muốn thành lập VPĐD,
Chi nhánh tại Việt Nam phải là những thương nhân được pháp luật quốc gia, vùng lãnh
thổ nơi thương nhân đó thành lập hoặc được pháp luật ở các quốc gia này công nhận.
Ngoài tiêu chí này, Nghị định 07 quy định cụ thể thêm điều kiện về nơi đăng ký
của thương nhân nước ngoài hoặc nơi công nhận phải là những quốc gia, vùng lãnh
thổ có tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Bổ sung điều kiện về thời hạn trong Giấy đăng ký kinh doanh
Đối với Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của
thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít
nhất là 1 năm tính từ ngày nộp hồ sơ cấp giấy phép thành lập VPĐD hoặc Chi nhánh.
Bổ sung điều kiện nội dung hoạt động
Mặc dù trước đây Nghị định 72 không đề cập đến vấn đề điều ước quốc tế,
nhưng trên thực tế, khi giải quyết các vấn đề liên quan đến yếu tố nước ngoài, Việt
Nam phải thực hiện đúng theo các nội dung mà mình đã cam kết trong các điều ước
quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Hiện nay, Nghị định 07 đã cụ thê hóa vấn đề này, theo đó để được cấp giấy
phép thành lâp VPĐD, Chi nhánh thì nội dung hoạt động của VPĐD, Chi nhánh phải

14


phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên. Ngoài ra, đối với Chi nhánh thì còn phải phù hợp với ngành nghề kinh doanh của
thương nhân nước ngoài đó.
Những điểm mới của Nghị định 07 đã giúp những quy định của pháp luật Việt
Nam về thành lập VPĐD, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài thêm phần minh
bạch, rõ ràng và đầy đủ. Điều này có tác động tích cực đến các thương nhân nước
ngoài khi muốn tiến hành các hoạt động thương mại tại Việt Nam thông qua việc thành
lập VPĐD, Chi nhánh.
Tuy nhiên, thương nhân nước ngoài khi tiến hành thành lập VPĐD, Chi nhánh

vẫn gặp một số khó khăn như không phải mọi ngành nghề đều được thành lập chi
nhánh tại Việt Nam mà tùy theo quy định của WTO pháp luật chuyên ngành, chứng
minh năng lực tài chính của thương nhân nước ngoài khó khăn, hay việc hồ sơ thành
lập phải gửi về Bộ Công thương hoặc cơ quan Bộ khác tùy từng trường hợp cụ thể...
PLF khuyến nghị thương nhân nước ngoài nên tham vấn các chuyên gia pháp lý
các điều kiện cụ thể trước khi thành lập VPĐD, Chi nhánh tại Việt Nam.
4.1 Tác động tình hình trong nước đến hoạt động kinh doanh
Nếu so với tình hình kinh tế-xã hội 5 năm trước, thì năm 2017 bức tranh kinh tế
của nước ta diễn biến khá tích cực, mở ra nhiều cơ hội phát triển bền vững trong
những năm tới. Các chỉ báo về kinh tế vĩ mô như tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, tỷ
giá, thanh khoản của ngân hàng thương mại; xuất-nhập khẩu… tiếp tục được cải thiện
so với các năm trước.
Một trong 3 đột phá chiến lược thực hiện trong 5 năm qua (Chiến lược của 10
năm 2011-2020) là hoàn thiện thể chế kinh tế, với sự ra đời của Hiến pháp 2013, ban
hành nhiều bộ luật và đạo luật nhằm cải cách thể chế có ý nghĩa quan trọng như Bộ
luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Hàng hải, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật
Kinh doanh bất động sản, Luật Phá sản, Luật Kế toán, Luật Thống kê…
Nhìn chung trong 5 năm qua sự hoàn thiện hệ thống pháp luật mang tính hệ
thống và liên quan đến hầu hết lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự đổi mới hệ thống pháp
luật trong lĩnh vực kinh tế đều hướng đến 2 mục tiêu: Cải thiện môi trường đầu tư kinh
doanh trong nước và hội nhập với khu vực và thế giới. Từ năm 2014, Chính phủ đã
ban hành Nghị quyết số 19 và nâng cấp Nghị quyết này trong năm 2015 trong nỗ lực
cải cách hành chính công, với mục tiêu giảm thời gian khai thuế, thủ tục hải quan và
thông quan hàng hóa ở các cửa khẩu đạt trình độ các nước ASEAN - 6 và tiến tới
ASEAN - 4. Trong 5 năm qua, với tinh thần “chủ động và tích cực” hội nhập, nước ta
đã ký kết hàng chục Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương thế
hệ mới, chính thức thực hiện theo lộ trình những cam kết của khu vực Cộng đồng Kinh

15



tế ASEAN (AEC) từ đầu năm 2016, đặc biệt là kết thúc đàm phán và ký kết Hiệp định
đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với kỳ vọng các nước thành viên sẽ hoàn tất thủ
tục để đi vào hoạt động từ đầu năm 2018. Trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm
quan hệ ngoại thương, tín dụng và đầu tư tiếp tục phát triển tích cực, vị thế kinh tế của
nước ta ngày càng được nâng cao trên thị trường khu vực và thế giới.
Trong 5 năm qua các chính sách và giải pháp Chính phủ thực thi đều kiên trì
với 3 mục tiêu ưu tiên đề ra từ năm 2011: Kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô;
tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường để có tốc độ tăng trưởng kinh tế
hợp lý và bảo đảm an sinh xã hội. Bên cạnh đó đã thực hiện thành công bước đầu tái
cơ cấu 3 lĩnh vực ưu tiên: Đầu tư công, hệ thống ngân hàng thương mại và các tập
đoàn, tổng công ty nhà nước. Tức là vừa ứng phó các vấn đề ngắn hạn vừa giải quyết
các vấn đề trung, dài hạn đang đặt ra tương đối đồng bộ.
Tuy còn nhiều khó khăn và thách thức trước mắt, nhưng rõ ràng bức tranh kinh
tế Việt Nam bước vào năm 2017có nhiều tín hiệu tích cực và lạc quan hơn thời kỳ
chuyển tiếp từ 2010 sang 2011.
4.2 Tác động tình hình quốc tế đến hoạt động kinh doanh
Với bối cảnh kinh tế chung như đã trình bày, tuy kinh tế vĩ mô tương đối ổn
định và tăng trưởng đang phục hồi, nhưng trong năm tới còn nhiều khó khăn, vừa phải
giải quyết những vấn đề đang tồn tại ngắn hạn, vừa phải thực hiện các mục tiêu trungdài hạn liên quan đến tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng; giải
quyết vấn đề suy giảm trong sản xuất nông nghiệp; chuẩn bị điều kiện để hội nhập khu
vực và quốc tế, nhất là thực hiện các hiệp định kinh tế đa phương và song phương thế
hệ mới.
Ngày 10-11-2015, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phát triển kinh tế-xã
hội năm 2016, xác định mục tiêu tổng quát năm 2016 là: “Giữ vững ổn định kinh tế vĩ
mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2015, chú trọng cải thiện chất lượng
tăng trưởng, bảo đảm phát triển bền vững. Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược,
cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất
lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh
cho doanh nghiệp…”.

Về mặt chính sách, trong năm 2016 vẫn kiên trì áp dụng các chính sách nhằm
tăng cường các yếu tố ổn định kinh tế vĩ mô; đồng thời có sự linh hoạt hơn về chính
sách tài khoá và tiền tệ nhằm hỗ trợ thị trường, tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh
nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực nông nghiệp, nông thôn; lĩnh vực
xuất khẩu.

16


Nghị quyết của Quốc hội đề ra 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, trong đó
có một số giải pháp về kinh tế như: Điều hành chính sách tài khóa và tiền tệ linh hoạt,
nhất là tỷ giá, lãi suất, tăng trưởng tín dụng, xử lý nợ xấu, kiểm soát chặt chẽ nợ công,
cơ cấu lại thu chi ngân sách Nhà nước, xử lý có hiệu quả nợ đọng xây dựng cơ bản,
nợ đọng thuế, triệt để thực hành tiết kiệm; tập trung tháo gỡ khó khăn cho khu vực
kinh tế trong nước, thực hiện các giải pháp có hiệu quả hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp
trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường, cải thiện môi trường đầu tư…;
đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh cải cách
hành chính; phòng chống tham nhũng, lãng phí, buôn lậu, gian lận thương mại; tạo
môi trường cạnh tranh bình đẳng…

17


PHẦN 5 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN PHẢI GIẢI QUYẾT
5.1 Những mặt làm được :
Trong điều kiện sản xuất kinh doanh có nhiều khó khăn, thách thức, đơn vị đã
có các biện pháp chủ động, phát huy tốt nội lực để đẩy mạnh SXKD, thực hiện thắng
lợi nhiệm vụ kế hoạch được giao.
- Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong đơn vị đã thực sự đổi mới tư duy
trong quản lý và điều hành SXKD linh hoạt, quyết đoán và đưa ra các giải pháp phù

hợp với tình hình thực tế của đơn vị.
- Tích cực triển khai công tác kế hoạch đúng hướng , bố trí sắp xếp mạng lưới,
thiết bị, con người tương đối hợp lý, hiệu quả. Vừa tăng cường các dịch vụ cốt lõi có
doanh thu cao, đồng thời triển khai thêm nhiều dịch vụ mới, bước đầu đạt hiệu quả tốt
như: bán bảo hiểm PTI, bán lịch, bán sách giáo khoa, bán quà tết…
- Triển khai và ban hành đầy đủ, kịp thời các cơ chế, quy chế nội bộ phù hợp
với điều kiện và tình hình thực tế của đơn vị, trong đó chú trọng xây dựng và thực hiện
quy chế phân phối tiền lương SXKD cho người lao động; thanh toán lương kịp thời,
công khai dân chủ nhằm động viên khuyến khích người lao động hăng say lao động
sản xuất.
- Các tổ chức quần chúng cùng với chuyên môn dưới sự lãnh đạo của tổ chức
Đảng đã đoàn kết thống nhất, phối hợp chặt chẽ, tích cực tham gia tổ chức các hoạt
động, tuyên truyền vận động CBCNV nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy và hành
động, góp sức xây dựng doanh nghiệp Vnpost ngày càng vững mạnh.
5.2 Những mặt còn tồn tại và hạn chế:
Bên cạnh những thành tích đạt được còn một số mặt còn tồn tại và hạn chế đó là:
- Tập trung và kiểm soát chặt chẽ chất lượng vải nhập về đặc biệt là nhập khẩu
từ Trung Quốc vì chiếm tỷ trọng nhập khẩu rất lớn
- Một số CBCNV và nhân viên BĐ-VH xã chưa thực sự chủ động, mạnh dạn
trong công tác bán hàng tại địa chỉ, dẫn đến hiệu quả lao động chưa cao.
- Công tác giám sát, kiểm tra ở các bộ phận chưa thường xuyên, nên khi xẩy ra
sai sót chưa được uốn nắn kịp thời.
-Nâng cao chất lượng trang thiết bị cho doanh nghiệp
PHẦN 6 : ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
1. Hoạy động nhập khẩu mặt hàng vải từ thị trường Trung Quốc của VPĐD
CONTINENT 8 PTE. LTD
Bộ môn hướng dẫn: Quản lý kinh tế

18




×