Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

BỒI DƯỠNG PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TIẾP CẬN CHƯƠNG TRÌNH GDPT MỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 47 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN HÈ
BỘ MÔN: ÂM NHẠC

BỒI DƯỠNG PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
TIẾP CẬN CHƯƠNG TRÌNH GDPT MỚI

Người biên soạn: Ths. Nguyễn Mạnh Hiền

Gia Lai, tháng 7 năm 2019


LỜI MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................3
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ............................................................3
I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC ................................................................................3
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH .........................................4
III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH ..................................................................5
IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC ....................6
CHƯƠNG II..........................................................................................................10
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN ÂM NHẠC MỚI ..................................10
I. NỘI DUNG GIÁO DỤC .............................................................................10
II. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ...................................................................14
III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC ........................................................21
IV. THIẾT BỊ DẠY HỌC ...............................................................................28
V. NHỮNG ĐIỀU GIÁO VIÊN CẦN BIẾT VỀ CHƯƠNG TRÌNH ÂM
NHẠC MỚI .....................................................................................................30
VI. GỢI Ý PHƯƠNG PHÁP SOẠN GIÁO ÁN CÁC MÔN NGHỆ THUẬT
CHO KHỐI THCS THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI ........................................35


PHẦN KẾT LUẬN...............................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................45


LỜI MỞ ĐẦU
Sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt
được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đất nước đã thoát ra khỏi tình trạng
kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Tuy
nhiên, những thành tựu về kinh tế của nước ta chưa vững chắc, chất lượng nguồn
nhân lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao, môi trường văn hoá còn tồn tại
nhiều hạn chế, chưa hội đủ các nhân tố để phát triển nhanh và bền vững.
Cũng trong khoảng thời gian trước và sau khi nước ta tiến hành đổi mới, thế giới
chứng kiến những biến đổi sâu sắc về mọi mặt. Các cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ ba và lần thứ tư nối tiếp nhau ra đời, kinh tế tri thức phát triển mạnh đem lại cơ
hội phát triển vượt bậc, đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với
mỗi quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển. Mặt khác,
những biến đổi về khí hậu, tình trạng cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, mất
cân bằng sinh thái và những biến động về chính trị, xã hội cũng đặt ra những thách
thức có tính toàn cầu. Để bảo đảm phát triển bền vững, nhiều quốc gia đã không
ngừng đổi mới CT GDPT nói riêng, giáo dục đào tạo nói chung để nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền tảng văn hoá vững chắc
và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội. Đổi mới
giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính toàn cầu.
Chính trong bối cảnh đó, ngày 4/11/2013, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá XI) đã thông qua Nghị quyết số 29NQ/TW (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 29) về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục của
Nghị quyết là: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang
phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lí luận
gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã

hội.” Tư tưởng này hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển giáo dục trên thế giới
hiện nay.
Để thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương, ngày 28/11/2014, Quốc hội đã ban
hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới CT, SGK GDPT (sau đây gọi tắt là
Nghị quyết 88). Căn cứ Nghị quyết 88 của Quốc hội, ngày 27/3/2015, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới CT,
SGK GDPT (sau đây gọi tắt là Quyết định 404).
Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ, Bộ GDĐT đã tổ chức xây dựng CT GDPT 2018 theo đúng các quy định
của pháp luật: tổng kết, đánh giá CT, SGK hiện hành và việc thực hiện CT, SGK hiện
hành nhằm xác định những ưu điểm cần kế thừa và những hạn chế, bất cập cần khắc
phục; nghiên cứu bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá trong nước và quốc tế;
tổ chức tập huấn về lí luận và kinh nghiệm trong nước, nước ngoài về xây dựng CT
GDPT; biên soạn và tổ chức lấy ý kiến các cơ sở giáo dục, các chuyên gia giáo dục,
các tầng lớp nhân dân về dự thảo CT GDPT; tổ chức dạy thực nghiệm và thẩm định
CT GDPT.
1


Ngày 26/12/2018, Bộ trưởng Bộ GDĐT đã kí Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT
ban hành CT GDPT, bao gồm CT tổng thể (khung CT) và 27 CT môn học, HĐGD…
và trong đó có bộ môn Âm nhạc.
Nhằm giúp đội ngũ giáo viên âm nhạc trong tỉnh Gia Lai tiếp cận với chương trình
đổi mới trong thời gian tới, chúng tôi thực hiện chuyên đề: “ Bồi dưỡng phương
pháp giảng dạy tiếp cận chương trình GDPT mới” trong đợt Bồi dưỡng thường
xuyên – hè 2019. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp GV định hình được tính mới trong
chương trình, từ đó có những phương pháp giảng dạy thích hợp đáp ứng được những
yêu cầu của chương trình đề ra.

2



PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC
1. Vị trí và tên môn học trong chương trình GDPT
Âm nhạc là loại hình nghệ thuật sử dụng âm thanh để diễn tả cảm xúc, thái độ,
nhận thức và tư tưởng của con người. Âm nhạc là một phần thiết yếu của các nền văn
hoá, gắn bó và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội. Âm nhạc làm phong phú
những giá trị tinh thần của nhân loại, là phương tiện giúp con người khám phá thế
giới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Trong nhà trường, giáo dục âm nhạc tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm và
phát triển năng lực âm nhạc – biểu hiện của năng lực thẩm mĩ với các thành phần sau:
thể hiện âm nhạc, cảm thụ và hiểu biết âm nhạc, ứng dụng và sáng tạo âm nhạc; góp
phần phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu âm nhạc. Đồng thời, thông
qua nội dung các bài hát, các hoạt động âm nhạc và phương pháp giáo dục của nhà sư
phạm, giáo dục âm nhạc góp phần phát triển ở học sinh các phẩm chất yêu nước,
nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, cùng các năng lực tự chủ và tự học, giao
tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo để trở thành những công dân phát triển
toàn diện về nhân cách, hài hoà về thể chất và tinh thần.
Trong chương trình GDPT, môn Âm nhạc là môn học cốt lõi thuộc nhóm môn
Giáo dục nghệ thuật. Từ lớp 10 đến lớp 12, học sinh được lựa chọn môn học thuộc
nhóm môn công nghệ và nghệ thuật phù hợp với định hướng nghề nghiệp, sở thích và
năng lực của bản thân.

2. Vai trò và tính chất nổi bật của môn học trong giai đoạn giáo dục cơ bản
và giáo dục định hướng nghề nghiệp
Trong chương trình giáo dục phổ thông, nội dung môn Âm nhạc được phân chia
theo hai giai đoạn.
– Giai đoạn giáo dục cơ bản

Âm nhạc là nội dung giáo dục bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 9, bao gồm những kiến
thức và kĩ năng cơ bản về hát, nhạc cụ, nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc,
thường thức âm nhạc. Nội dung giáo dục âm nhạc giúp học sinh trải nghiệm, khám
phá và thể hiện bản thân thông qua các hoạt động âm nhạc nhằm phát triển năng lực
thẩm mĩ, nhận thức được sự đa dạng của thế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm
nhạc với văn hoá, lịch sử cùng các loại hình nghệ thuật khác; đồng thời hình thành ý
thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống.
– Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp
Âm nhạc là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp
của học sinh. Nội dung môn học bao gồm kiến thức và kĩ năng mở rộng, nâng cao về
hát, nhạc cụ, nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc. Những

3


học sinh có sở thích, năng khiếu hoặc định hướng nghề nghiệp liên quan có thể chọn
học thêm một số chuyên đề học tập. Nội dung giáo dục âm nhạc giúp học sinh tiếp
tục phát triển các kĩ năng thực hành, mở rộng hiểu biết về âm nhạc trong mối tương
quan với các yếu tố văn hoá, lịch sử và xã hội, ứng dụng kiến thức vào đời sống, đáp
ứng sở thích cá nhân và tiếp cận với những nghề nghiệp liên quan đến âm nhạc.

3. Quan hệ của môn Âm nhạc với môn học và hoạt động giáo dục khác
Trong chương trình GDPT, môn Âm nhạc thuộc nhóm môn Giáo dục nghệ thuật.
Trong nhóm môn này, môn Âm nhạc cùng môn Mĩ thuật góp phần hình thành, phát
triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho học sinh; đồng thời, thông qua
việc trang bị những kiến thức cốt lõi, kĩ năng cơ bản về các lĩnh vực nghệ thuật, tập
trung hình thành, phát triển năng lực thẩm mĩ và phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu
nghệ thuật cho học sinh; giáo dục thái độ tôn trọng, khả năng kế thừa và phát huy
những giá trị văn hoá, nghệ thuật truyền thống của dân tộc trong quá trình hội nhập
và giao lưu với thế giới, đáp ứng mục tiêu giáo dục hài hoà về đức, trí, thể, mĩ cho

học sinh.

II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình môn Âm nhạc tuân thủ các quy định cơ bản được nêu trong Chương
trình tổng thể, bao gồm: những định hướng chung cho tất cả các môn học (quan điểm,
mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kế hoạch giáo dục và các định hướng về nội dung giáo
dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục, điều kiện thực hiện và phát
triển chương trình); định hướng xây dựng chương trình môn Âm nhạc ở ba cấp học.
Đồng thời, xuất phát từ đặc điểm môn học, các quan điểm sau được nhấn mạnh trong
xây dựng chương trình:
1. Chương trình tập trung phát triển ở học sinh năng lực âm nhạc, biểu hiện của
năng lực thẩm mĩ trong lĩnh vực âm nhạc thông qua nội dung giáo dục với những
kiến thức cơ bản, thiết thực; chú trọng thực hành; góp phần phát triển hài hoà đức, trí,
thể, mĩ và định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
2. Chương trình kế thừa và phát huy những ưu điểm của chương trình môn Âm
nhạc hiện hành, đồng thời tiếp thu kinh nghiệm xây dựng chương trình của một số
nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Nội dung giáo dục của chương trình được thiết kế
theo hướng kết hợp giữa đồng tâm với tuyến tính; thể hiện rõ đặc trưng nghệ thuật
âm nhạc và bản sắc văn hoá dân tộc; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở
các lớp học trên.
3. Chương trình xây dựng những hoạt động học tập đa dạng, với sự phong phú về
nội dung và hình thức, nhằm đáp ứng nhu cầu, sở thích của học sinh; tạo được cảm
xúc, niềm vui và hứng thú trong học tập.
4. Chương trình vừa bảo đảm những nội dung giáo dục cốt lõi thống nhất trong cả
nước, vừa có tính mở để phù hợp với sự đa dạng về điều kiện và khả năng học tập
của học sinh các vùng miền.

4



III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH
1. Căn cứ xác định mục tiêu chương trình
Chương trình môn Âm nhạc xác định mục tiêu của mình dựa trên các căn cứ: mục
tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, đặc điểm của môn học, quan
điểm xây dựng chương trình, đặc trưng và chức năng của nghệ thuật âm nhạc, ngoài
ra còn tham khảo về mục tiêu giáo dục âm nhạc của một số nước.

2. Mục tiêu cụ thể của chương trình
2.1. Mục tiêu chung
Chương trình môn Âm nhạc giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực âm nhạc
dựa trên nền tảng kiến thức âm nhạc phổ thông và các hoạt động học tập đa dạng để
trải nghiệm và khám phá nghệ thuật âm nhạc; nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ và tình
yêu âm nhạc, nhận thức được sự đa dạng của thế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm
nhạc với văn hoá, lịch sử, xã hội cùng các loại hình nghệ thuật khác, hình thành ý
thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống; có đời sống tinh thần
phong phú với những phẩm chất cao đẹp, có định hướng nghề nghiệp phù hợp, phát
huy tiềm năng hoạt động âm nhạc và phát triển các năng lực chung của học sinh.
2.2. Mục tiêu cấp tiểu học
Chương trình môn Âm nhạc cấp tiểu học giúp học sinh bước đầu làm quen với
kiến thức âm nhạc phổ thông, sự đa dạng của thế giới âm nhạc và các giá trị âm
nhạc truyền thống; hình thành một số kĩ năng âm nhạc ban đầu; nuôi dưỡng cảm
xúc thẩm mĩ và tình yêu âm nhạc, hứng thú tham gia các hoạt động âm nhạc phù
hợp với lứa tuổi; góp phần hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất
chủ yếu (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và các năng lực
chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo).
2.3. Mục tiêu cấp trung học cơ sở
Chương trình môn Âm nhạc cấp trung học cơ sở giúp học sinh phát triển năng lực
âm nhạc dựa trên nền tảng kiến thức âm nhạc phổ thông và các hoạt động trải
nghiệm, khám phá nghệ thuật âm nhạc; nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu âm
nhạc; tiếp tục hình thành một số kĩ năng âm nhạc cơ bản, phát huy tiềm năng hoạt

động âm nhạc; nhận thức được sự đa dạng của thế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa
âm nhạc với văn hoá, lịch sử, xã hội cùng các loại hình nghệ thuật khác, hình thành ý
thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống; góp phần phát triển những
phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã được hình thành từ cấp tiểu học.
2.4. Mục tiêu cấp trung học phổ thông
Chương trình môn Âm nhạc cấp trung học phổ thông giúp học sinh phát triển năng
lực âm nhạc, những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã được hình thành từ cấp
trung học cơ sở; định hình thị hiếu thẩm mĩ; mở rộng hiểu biết về âm nhạc trong mối
tương quan với các yếu tố lịch sử, văn hoá và xã hội, biết trân trọng và có ý thức giữ
gìn, bảo vệ, phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống; phát huy tiềm năng hoạt động

5


âm nhạc, vận dụng kiến thức, kĩ năng âm nhạc vào đời sống; có định hướng nghề
nghiệp phù hợp với khả năng của bản thân.

IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC
1. Căn cứ xác định các yêu cầu cần đạt
Căn cứ để xác định các yêu cầu cần đạt là dựa vào: mục tiêu của chương trình, đặc
điểm của môn học, quan điểm xây dựng chương trình, đặc trưng và chức năng của
nghệ thuật âm nhạc, đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh, điều kiện và tình hình học
tập âm nhạc thực tiễn tại Việt Nam,...
Cơ sở xác định mục tiêu của Chương trình môn Âm nhạc bao gồm: mục tiêu của
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, đặc điểm của môn học, quan điểm xây
dựng chương trình, đặc trưng và chức năng của nghệ thuật âm nhạc, ngoài ra còn
tham khảo mục tiêu giáo dục âm nhạc của một số quốc gia có nền giáo dục tiên tiến.

2. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và đóng góp chủ yếu của môn học
trong việc bồi dưỡng phẩm chất cho học sinh

Chương trình môn Âm nhạc góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các
phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học
đã được quy định tại Chương trình tổng thể.
Các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm được hình
thành, phát triển ở học sinh thông qua nội dung học tập, cách thức tổ chức các hoạt
động học tập, trải nghiệm, khám phá âm nhạc trong và ngoài nhà trường. Các tác
phẩm âm nhạc ca ngợi lòng yêu nước, giàu tính nhân văn, có nội dung giáo dục sâu
sắc và hình thức hấp dẫn cùng với phương pháp tổ chức hoạt động của giáo viên sẽ
góp phần tích cực giáo dục học sinh tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào về
truyền thống của dân tộc; cảm xúc thẩm mĩ, ý thức trân trọng, giữ gìn, bảo vệ cái đẹp;
ý thức học hỏi các nền văn hoá; hình thành, phát triển ở học sinh nhận thức thẩm mĩ
trong tu dưỡng bản thân và ứng xử với bạn bè, thầy cô, gia đình, cộng đồng và thiên
nhiên.

3. Yêu cầu cần đạt về năng lực chung và đóng góp của môn học trong việc
hình thành, phát triển các năng lực chung cho học sinh
Chương trình môn Âm nhạc góp phần giúp học sinh hình thành và phát triển
những năng lực chung được quy định trong Chương trình tổng thể:
– Năng lực tự chủ và tự học
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập, tìm hiểu các tác phẩm âm nhạc với nhiều
hình thức và thể loại khác nhau; tạo điều kiện để học sinh được trải nghiệm những
hoạt động âm nhạc phong phú; có những định hướng cụ thể giúp học sinh biết suy
ngẫm về bản thân, tự nhận thức và phát huy ưu điểm, sở trường, khắc phục hạn chế,
điều chỉnh hành vi trong học tập và sinh hoạt. Nhờ đó, học sinh phát triển được vốn
sống; có khả năng nhận biết cảm xúc, tình cảm, sở thích, cá tính và năng lực của bản
thân; biết tự chủ để có hành vi phù hợp, có sự tự tin, tinh thần lạc quan trong học tập
và đời sống, không ngừng học hỏi để tự hoàn thiện.
6



– Năng lực giao tiếp và hợp tác
Giáo viên tổ chức các hoạt động âm nhạc tập thể, tạo điều kiện cho học sinh được
trải nghiệm trong môi trường giao tiếp rộng rãi và có tính hợp tác cao; chú trọng phát
triển cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh. Nhờ đó, học sinh biết quan tâm đến suy nghĩ,
tình cảm, thái độ của người khác; biết sống hoà hợp với bạn bè và cộng đồng.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Giáo viên khuyến khích học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động học
tập; thường xuyên tổ chức những hoạt động sáng tạo âm nhạc từ dễ đến khó, giúp học
sinh biết đề xuất ý tưởng, tạo ra sản phẩm mới, không suy nghĩ theo lối mòn, hiểu và
sử dụng âm nhạc trong các mối quan hệ với lịch sử, văn hoá và các loại hình nghệ
thuật khác. Nhờ đó, học sinh biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để tiếp
thu những kiến thức mới, hình thành những kĩ năng mới, phát huy tiềm năng để tích
cực tham gia các hoạt động âm nhạc, phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh
trong học tập và đời sống.

4. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù và đóng góp của môn học trong việc
hình thành, phát triển các năng lực đặc thù cho học sinh
Chương trình môn Âm nhạc tập trung hình thành và phát triển ở học sinh năng lực
âm nhạc, bao gồm các thành phần năng lực sau:
– Thể hiện âm nhạc: biết tái hiện, trình bày hoặc biểu diễn âm nhạc thông qua các
hoạt động hát, chơi nhạc cụ, đọc nhạc với nhiều hình thức và phong cách.
– Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc: biết thưởng thức và cảm nhận những giá trị nổi
bật, những điều sâu sắc và đẹp đẽ của âm nhạc được thể hiện trong tác phẩm hoặc
một bộ phận của tác phẩm; biết biểu lộ thái độ và cảm xúc bằng lời nói và ngôn ngữ
cơ thể; biết nhận xét và đánh giá về các phương tiện diễn tả của âm nhạc.
– Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: biết kết hợp và vận dụng kiến thức, kĩ năng âm
nhạc vào thực tiễn; ứng tác và biến tấu, đưa ra những ý tưởng hoặc sản phẩm âm
nhạc hay, độc đáo; hiểu và sử dụng âm nhạc trong các mối quan hệ với lịch sử, văn
hoá và các loại hình nghệ thuật khác.
Yêu cầu cần đạt ở các cấp học:

Thành phần
năng lực
Thể hiện
âm nhạc

Cấp tiểu học

Cấp trung học cơ
sở

Cấp trung học
phổ thông

– Bước đầu biết
hát một mình và
hát cùng người
khác, thể hiện
đúng giai điệu và
lời ca, diễn tả
được sắc thái và
tình cảm của bài
hát.

– Biết hát một
mình và hát cùng
người khác, thể
hiện đúng giai điệu
và lời ca, diễn tả
được sắc thái và
tình cảm của bài

hát, biết hát bè đơn
giản.

– Biết hát một mình
và hát cùng người
khác; thể hiện đúng
giai điệu và lời ca,
diễn tả được sắc
thái và tình cảm
của bài hát, có kĩ
năng hát bè.


Đọc

nhạc
7


– Đọc nhạc đúng
tên nốt, đọc đúng
cao độ và trường
độ.
– Biết chơi nhạc
cụ một mình và
cùng người khác,
thể hiện đúng tiết
tấu và giai điệu.

Cảm thụ

và hiểu
biết âm
nhạc

– Bước đầu cảm
nhận được vẻ đẹp
của tác phẩm âm
nhạc, phân biệt
được sự khác nhau
trong từng thuộc tính
âm nhạc.
– Biết vận động
cơ thể phù hợp
với nhịp điệu.
– Nhận biết được
câu, đoạn trong
bài hát có hình
thức rõ ràng, nhận
biết được sự giống
nhau hoặc khác
nhau của các nét
nhạc.
– Bước đầu biết
đánh giá kĩ năng
thể hiện âm nhạc
của bản thân và
người khác.

– Đọc nhạc đúng
tên nốt, cao độ và

trường độ, thể hiện
được tính chất âm
nhạc; biết đánh
nhịp một số loại
nhịp.
– Biết chơi nhạc cụ
một mình và cùng
người khác, thể
hiện đúng tiết tấu,
giai điệu và hoà
âm đơn giản.
– Cảm nhận được
vẻ đẹp của tác
phẩm âm nhạc;
cảm nhận và phân
biệt được các
phương tiện diễn
tả của âm nhạc;
nhận thức được sự
đa dạng của thế
giới âm nhạc và
mối liên hệ giữa
âm nhạc với văn
hoá, lịch sử, xã hội
cùng các loại hình
nghệ thuật khác.
– Vận động cơ thể
phù hợp với nhịp
điệu và tính chất
âm nhạc; biết chia

sẻ cảm xúc âm
nhạc với người
khác.
– Nhận biết được
câu, đoạn trong bài
hát, bản nhạc có
hình thức rõ ràng.
– Biết nhận xét và
đánh giá kĩ năng
thể hiện âm nhạc.

đúng tên nốt, cao
độ và trường độ,
thể hiện được tính
chất âm nhạc; biết
đánh nhịp một số
loại nhịp.
– Biết chơi nhạc cụ
với hình thức độc
tấu và hoà tấu, thể
hiện đúng tiết tấu,
giai điệu, hoà âm
và sắc thái âm
nhạc.
– Cảm nhận và
đánh giá được vẻ
đẹp, giá trị nghệ
thuật của tác phẩm
âm nhạc; cảm nhận
và phân tích được

các phương tiện
diễn tả của âm
nhạc và phong
cách trình diễn;
nhận thức được sự
đa dạng của thế
giới âm nhạc và
mối tương quan
giữa âm nhạc với
các yếu tố lịch sử,
văn hoá và xã hội.
– Biết biểu lộ thái
độ và cảm xúc âm
nhạc thông qua vận
động hoặc ngôn ngữ
cơ thể; biết chia sẻ
cảm xúc âm nhạc
với người khác.
– Nhận biết được
câu, đoạn trong bài
hát, bản nhạc có
hình thức rõ ràng.
– Biết nhận xét và
đánh giá kĩ năng
8


thể hiện âm nhạc.

Ứng

dụng và
sáng tạo
âm nhạc

– Bước đầu biết
mô phỏng, tái hiện
một số âm thanh
quen thuộc trong
cuộc sống; biết lặp
lại có thay đổi
mẫu tiết tấu và
giai điệu đơn giản
theo hướng dẫn
của giáo viên.
– Biết làm dụng
cụ học tập đơn
giản theo hướng
dẫn của giáo viên;
biết tưởng tượng
khi nghe nhạc
không lời.
– Biết chia sẻ hiểu
biết về âm nhạc
với người khác;
biết biểu diễn các
tiết mục âm nhạc
với hình thức phù
hợp.

– Mô phỏng, tái

hiện được một số
âm thanh quen
thuộc trong cuộc
sống; biết lặp lại
có thay đổi mẫu
tiết tấu hoặc giai
điệu theo hướng
dẫn của giáo viên.
– Biết làm dụng cụ
học tập đơn giản;
biết tưởng tượng
khi nghe nhạc
không lời.
– Có ý thức bảo vệ
và phổ biến các giá
trị âm nhạc truyền
thống; biết chia sẻ
kiến thức âm nhạc
với người khác,
nhận ra khả năng
âm nhạc của bản
thân, bước đầu
định hình thị hiếu
âm nhạc; biết dàn
dựng và biểu diễn
các tiết mục âm
nhạc với hình thức
phù hợp.

– Biết kết hợp và

vận dụng kiến
thức, kĩ năng âm
nhạc vào các hoạt
động nghệ thuật;
biết ứng tác hoặc
biến tấu đơn giản.
– Biết làm dụng cụ
học tập âm nhạc;
biết tưởng tượng
khi nghe nhạc
không lời.
– Biết cách phổ
biến kiến thức và
kĩ năng âm nhạc;
biết dàn dựng và
biểu diễn các tiết
mục âm nhạc với
hình thức phù hợp;
nhận ra khả năng
âm nhạc của bản
thân, định hình thị
hiếu âm nhạc, có
định hướng nghề
nghiệp phù hợp.

9


CHƯƠNG II
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN ÂM NHẠC MỚI

I. NỘI DUNG GIÁO DỤC
1. Căn cứ xác định nội dung giáo dục của chương trình môn học
Căn cứ để xác định nội dung giáo dục của chương trình là dựa vào: các yêu cầu cần
đạt về phẩm chất, năng lực chung, năng lực chuyên môn (năng lực đặc thù), nội dung
giáo dục của Chương trình môn Âm nhạc hiện hành, điều kiện và tình hình học tập
âm nhạc thực tiễn tại Việt Nam, ngoài ra còn tham khảo nội dung giáo dục âm nhạc
của một số nước.

2. Nội dung giáp dục cụ thể của chương trình môn học
a) Nội dung giáo dục cốt lõi
Lớp
Nội dung
1

2

3

4

5

6

7

8

9


10 11 12

Bài hát tuổi học sinh

























Dân ca Việt Nam


























Bài hát nước ngoài


























Nhạc có lời


























Nhạc không lời


























































Hát

Nghe nhạc

Đọc nhạc
Giọng Đô trưởng
Giọng La thứ
Giọng Son trưởng, Mi thứ, Pha
trưởng, Rê thứ
Nhạc cụ
Tiết tấu
Giai điệu













































10


Lớp
Nội dung
1

2

3

4

5

Hoà âm

6

7

8


9

10 11 12














































Lí thuyết âm nhạc


Kí hiệu âm nhạc và các loại nhịp



Một số kiến thức cơ bản khác
Thường thức âm nhạc
Tìm hiểu nhạc cụ












Câu chuyện âm nhạc











Tác giả và tác phẩm














Hình thức biểu diễn và thể loại âm
nhạc


































Âm nhạc và đời sống
b) Chuyên đề học tập
Nội dung

Lớp
10

Chuyên đề 10.1: Hệ thống các hợp âm ba, hợp âm bảy của
điệu thức



Chuyên đề 10.2: Phương pháp xác định giọng và đặt hợp âm
đệm cho ca khúc và bản nhạc



Chuyên đề 10.3: Phương pháp xác định tiết điệu đệm




Lớp
11

Chuyên đề 11.1: Kĩ năng biểu diễn thanh nhạc



Chuyên đề 11.2: Kĩ năng biểu diễn nhạc cụ



Chuyên đề 11.3: Kĩ năng chỉ huy



Lớp
12

Chuyên đề 12.1: Phần mềm chép nhạc



Chuyên đề 12.2: Phần mềm biên tập âm thanh và thu âm



Chuyên đề 12.3: Phần mềm hoà âm tự động




11


2.1. Giải thích cách trình bày nội dung giáo dục trong chương trình môn học
Nội dung cốt lõi của chương trình môn Âm nhạc được xây dựng theo hai khối:
khối phát triển kĩ năng âm nhạc đặc thù và khối kiến thức âm nhạc phổ thông. Trong
đó các khối phát triển kĩ năng âm nhạc bao gồm các nội dung học tập như hát, nghe
nhạc, đọc nhạc, và nhạc cụ; khối phát triển các kiến thức âm nhạc phổ thông bao gồm
lí thuyết âm nhạc và thường thức âm nhạc. Thường thức âm nhạc bao gồm các mạch
nội dung như: tìm hiểu nhạc cụ, câu chuyện âm nhạc, tác giả tác phẩm, hình thức
biểu diễn và thể loại âm nhạc, âm nhạc và đời sống. Ngoài ra, một số chuyên đề âm
nhạc tự chọn được thiết kế vơi sthowif lượng 10 đến 15 tiết, dành cho học sinh các
lớp 10, 11, và 12 nhằm cung cấp thêm cho học sinh có nhu cầu hoặc định hướng nghề
nghiệp liên quan đến âm nhạc những kiến thức và kĩ năng âm nhạc nâng cao hơn
chuẩn bị cho các em bước vào môi trường học tập chuyên nghiệp trong tương lai.
Các nội dung qui định bắt buộc được đánh dấu X; các ô trống chỉ những nội dung học
tập không thực hiện ở từng lớp.
2.2. Định hướng nội dung giáo dục của chương trình môn học
Trong nội dung giáo dục cốt lõi của chương trình, hát là một nội dung quan trọng
và xuyên suốt chương trình môn Âm nhạc, gồm: bài hát tuổi học sinh, dân ca Việt
Nam, bài hát nước ngoài. Hợp xướng được học ở trường trung học phổ thông.
Nghe nhạc là một hoạt động phổ biến trong giáo dục âm nhạc, gồm: nghe nhạc
không lời, nghe nhạc có lời.
Đọc nhạc gồm các nội dung: các mẫu âm ngắn, đơn giản, dễ đọc, âm vực phù hợp
với độ tuổi ở giọng Đô trưởng (từ lớp 1 đến lớp 3), bài luyện tập cơ bản về quãng, về
tiết tấu, bài đọc nhạc ở giọng Đô trưởng (từ lớp 4 đến lớp 5), kết hợp giọng Đô
trưởng và La thứ (từ lớp 6 đến lớp 9),...
Nhạc cụ tiết tấu được thực hiện đại trà với tất cả học sinh, nhà trường có thể lựa

chọn dạy học nhạc cụ tiết tấu bằng: nhạc cụ gõ Việt Nam (trống nhỏ, song loan,
thanh phách,...), nhạc cụ gõ nước ngoài (bell, maracas, tambourine, triangle, wood
guiro, xylophone,...), bộ gõ cơ thể hoặc nhạc cụ tự làm. Nhạc cụ giai điệu là nội dung
không bắt buộc, khuyến khích các trường thực hiện khi đủ điều kiện về thiết bị dạy
học, năng lực của giáo viên,... Nhà trường có thể lựa chọn dạy học nhạc cụ giai điệu
bằng nhạc cụ Việt Nam (sáo trúc, đàn t'rưng,...) hoặc nhạc cụ nước ngoài (kèn phím,
đàn phím điện tử, recorder, ukulele, guitar,...). Tất cả yêu cầu cần đạt về nhạc cụ giai
điệu chỉ áp dụng với học sinh được học nội dung này.
Lí thuyết âm nhạc là những kiến thức cơ bản, phổ thông và mang tính ứng dụng,
làm nền tảng cho các hoạt động thực hành âm nhạc, gồm các nội dung: kí hiệu âm
nhạc và các loại nhịp, một số kiến thức cơ bản khác. Lí thuyết âm nhạc không học
tách biệt mà được tích hợp trong các nội dung hát, nhạc cụ, đọc nhạc.

12


Thường thức âm nhạc gồm: tìm hiểu nhạc cụ, câu chuyện âm nhạc, tác giả và tác
phẩm, hình thức biểu diễn và thể loại âm nhạc, âm nhạc và đời sống. Các nội dung
được bố trí dạy học phù hợp với khả năng nhận thức và năng lực của học sinh trong
từng cấp học.
2.3. Kế thừa chương trình hiện hành trong chương trình môn học
Chương trình mới kế thừa và phát huy những ưu điểm của chương trình hiện hành,
gồm các phần: mục tiêu, nội dung dạy học, chuẩn kiến thức và kĩ năng, phương pháp
dạy học,... Ví dụ về nội dung dạy học, chương trình mới tiếp tục sử dụng 5 mạch nội
dung chính trong chương trình hiện hành, đó là: hát, đọc nhạc, nghe nhạc, lí thuyết
âm nhạc, thường thức âm nhạc. Chương trình mới chỉ bổ sung thêm một mạch nội
dung là nhạc cụ
2.4. Tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài trong chương trình môn học
Xu thế quốc tế
Phát triển Chương trình môn Âm nhạc theo hướng tiếp cận các năng lực âm nhạc

là xu thế chung được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng, trong đó những năng lực
cần thiết cho việc tham gia các hoạt động âm nhạc được đặc biệt coi trọng.
Thống nhất giữa dạy học tích hợp với dạy học phân hoá theo hướng tích hợp cao ở
các lớp học dưới, phân hóa dần ở các lớp học trên.
Để thực hiện việc phân hóa dần ở các lớp học trên, các nước đưa ra rất nhiều nội
dung học tập âm nhạc đa dạng (thanh nhạc, nhạc cụ, thể loại âm nhạc,..) đáp ứng với
nhu cầu học tập phong phú của người học, những nội dung này có thể được gọi tên là
chuyên đề học tập âm nhạc tự chọn, khoá học âm nhạc tự chọn, môn học âm nhạc tự
chọn,…
Chương trình, Sách giáo khoa (SGK) và tài liệu dạy học môn Âm nhạc theo hướng
mở, một chương trình nhưng có nhiều SGK. Chú trọng phân cấp trong xây dựng và
quản lí Chương trình môn Âm nhạc một cách linh hoạt, thống nhất trong đa dạng.
Phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục âm nhạc được
thiết kế theo yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
Vận dụng vào Việt Nam
Các xu thế quốc tế nêu trên đã được vận dụng vào việc xây dựng Chương trình
môn Âm nhạc của Việt Nam theo nguyên tắc: Học tập một cách sáng tạo và có hệ
thống, không dập khuôn máy móc; đáp ứng yêu cầu vừa hiện đại, hội nhập quốc tế,
vừa có bản sắc dân tộc và phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Với nguyên tắc này,
Chương trình môn Âm nhạc mới đã tiếp thu và lựa chọn kinh nghiệm thế giới ở một
số điểm sau:
- Nội dung môn Âm nhạc được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ
bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến
lớp 12);
- Xây dựng Chương trình môn Âm nhạc theo hướng tiếp cận các năng lực âm nhạc
với tất cả các thành tố của chương trình: mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và
kiểm tra đánh giá;

13



- Thực hiện tích hợp mạnh ở tiểu học và trung học cơ sở, và phân hóa sâu ở trung
học phổ thông (ở trung học phổ thông Âm nhạc là môn học tự chọn, ngoài ra học sinh
còn có thể tự chọn một số chuyên đề học tập âm nhạc);
- Đưa thêm mạch nội dung nhạc cụ vào nội dung dạy học.
- Xây dựng, quản lí và thực hiện Chương trình môn Âm nhạc một cách thống nhất
nhưng mềm dẻo, linh hoạt (có thời lượng dành cho giáo dục địa phương; nhà trường
được tự chủ trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục hàng năm cho phù hợp với điều
kiện cụ thể);
- Thực hiện chủ trương 01 Chương trình môn Âm nhạc nhiều SGK, đa dạng hóa
tài liệu dạy học âm nhạc.

II. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
1. Căn cứ xác định phương pháp giáo dục của chương trình môn học
Phương pháp giáo dục Âm nhạc của chương trình được xác định bởi các yếu tố:
- Kế thừa và phát huy những ưu điểm về phương pháp giáo dục trong chương trình
môn Âm nhạc hiện hành.
- Đảm bảo tính hệ thống, nhất quán giữa mục tiêu của chương trình, yêu cầu cần
đạt về phẩm chất, năng lực chung và những năng lực đặc thù, nội dung giáo dục,
phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục.
- Năng lực của giáo viên, khả năng tiếp thu của học sinh và điều kiện thực tiễn.
- Tiếp thu kinh nghiệm về phương pháp giáo dục Âm nhạc của một số nền giáo
dục tiên tiến trên thế giới. Các phương pháp này bao gồm:
Phương pháp Dalcroze (Thụy Sĩ) với trọng tâm là 3 thành tố cơ bản vận động âm
nhạc (Eurhythmics), xướng âm (Solfege), ứng tấu âm nhạc (Improvisation);
Phương pháp Kodály (Hungary): Môi trường giáo dục âm nhạc phải tích cực và
đầy niềm vui với sự vận dụng đa dạng các bài hát thiếu nhi, đồng dao, các trò chơi
âm nhạc, vận động, và các vũ điệu dân gian; sử dụng hệ thống âm tên nốt (solfa
syllables) và hệ Do chuyển động (movable do), kết hợp với hệ thống đọc nhạc theo kí
hiệu bàn tay (hand signs) và các âm tiết tấu (rhythm duration syllables); tư liệu âm

nhạc phải chú trọng các tác phẩm âm nhạc cổ điển có tính nghệ thuật cao;
Phương pháp Orff Schulwerk (Đức): các hoạt động âm nhạc dựa trên tính hệ thống
bởi kết hợp hát, vũ điệu, vận động, đa dạng việc đọc âm hình tiết tấu, và chơi nhạc
cụ; lớp học âm nhạc theo phương pháp này sử dụng rất nhiều nhạc cụ khác nhau, bao
gồm các nhạc cụ tiết tấu và các nhạc cụ giai điệu, cùng với recorder (sáo dọc), cơ thể
con người bao gồm các động tác tay, chân (vỗ tay, giậm chân, búng ngón tay,...) được
xem như một bộ nhạc cụ gõ (body percussions) và dễ áp dụng đối với trẻ ở mọi điều
kiện lớp học để giúp các em làm quen và nhận thức về sự đa dạng của tiết tấu trong
âm nhạc.
Bên cạnh đó, chương trình còn tham khảo các phương pháp dạy học âm nhạc khác
như Suzuki, định hướng giáo dục âm nhạc của Gordon,...

14


2. Phương pháp giáo dục của chương trình môn học ở các cấp học
2.1. Định hướng chung
Chương trình môn Âm nhạc thực hiện phương pháp dạy và học theo xu hướng
giáo dục hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học
tập và phát triển tiềm năng hoạt động âm nhạc.
Giáo viên chủ động
xây dựng môi trường học tập thân thiện để học sinh có cơ hội giao tiếp, hợp tác, trải
nghiệm, tìm tòi kiến thức và phát huy tiềm năng âm nhạc; linh hoạt kết hợp nhóm
phương pháp dạy học dùng lời với nhóm phương pháp tổ chức hoạt động; tăng cường
cho học sinh trải nghiệm và khám phá nghệ thuật âm nhạc thông qua học trong lớp,
xem biểu diễn ca nhạc, tham quan di sản văn hoá, giao lưu với các nghệ sĩ, nhạc sĩ,
nghệ nhân; dành thời gian thích hợp cho những học sinh có năng khiếu âm nhạc thực
hiện vai trò hạt nhân và phát triển năng lực âm nhạc cá nhân.
Quá trình phát triển năng lực âm nhạc là quá trình rèn luyện các kĩ năng thực hành,
luyện tập, biểu diễn,... một cách thường xuyên và lâu dài. Vì vậy, trong mỗi tiết học,

giáo viên cần linh hoạt xác định mục tiêu với một số yêu cầu cụ thể, phù hợp với nội
dung và thời lượng dạy học để tập trung hướng dẫn học sinh thực hành, luyện tập.
2.2. Vận dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với những bài
học khác nhau ở cấp tiểu học, THCS, THPT.
– Cấp tiểu học
Tập trung phát triển cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu âm nhạc; lựa chọn các hoạt động
học tập phù hợp với sở thích và nhận thức của học sinh: nghe nhạc, vận động, chơi
các trò chơi, kể chuyện,...; thiết kế các hoạt động trải nghiệm và khám phá âm nhạc
tích hợp trong các nội dung học tập. Học sinh cần được tiếp cận âm thanh trước khi
học kí hiệu âm nhạc, tiếp cận lí thuyết thông qua trải nghiệm thực hành. Lí thuyết âm
nhạc không học tách biệt mà được tích hợp trong các nội dung hát, nhạc cụ, đọc nhạc.
Ở lớp 1, lớp 2, lớp 3 cần chủ yếu sử dụng phương pháp đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay
và nốt nhạc hình tượng; từ lớp 4 trở lên cần kết hợp giữa đọc nhạc theo kí hiệu bàn
tay và kí hiệu ghi nhạc.
– Cấp trung học cơ sở
Tập trung phát triển các kĩ năng âm nhạc cơ bản; lựa chọn các hoạt động học tập
phù hợp với hứng thú và nhận thức của học sinh: nghe nhạc, vận động, đánh giá, phân
tích, ứng dụng, sáng tạo,...; thường xuyên củng cố và vận dụng những kiến thức, kĩ
năng đã học; tiếp tục vận dụng phương pháp dạy học lí thuyết âm nhạc như ở cấp tiểu
học.
– Cấp trung học phổ thông
Tập trung nâng cao năng lực âm nhạc, đặc biệt là thể hiện âm nhạc; lựa chọn các
hoạt động học tập phù hợp với sở trường, phong cách cá nhân, phát triển năng lực tự
học; sử dụng kết hợp giữa hệ Đô di động và Đô cố định trong đọc nhạc và hát; thực

15


hiện phân hóa sâu trong dạy học, tạo điều kiện để những học sinh có năng khiếu âm
nhạc phát huy khả năng của mình.

2.3. Bài soạn minh họa ở cấp THCS, THPT
Phần hướng dẫn tập trung vào những nội dung và phương pháp dạy học mới sau
đây:
2.3.1. Hát bè đơn giản- bè trì tục (lớp 6, lớp 7, lớp 8, lớp 9)
a) Giới thiệu chung
Trì tục (tiếng Anh: ostinato, tiếng Pháp: obstiné/persistant, tiếng Italia:
ostinato/persistente) là kĩ thuật lặp lại nhiều lần một hình giai điệu hoặc tiết tấu không
thay đổi trong suốt bản nhạc, đoạn nhạc, thường ở âm khu trầm.
Bè trì tục thích hợp với những bài hát, bài đọc nhạc có cấu trúc vuông vắn, hòa thanh và
tiết tấu không quá phức tạp, tốt nhất là có tính chu kì lặp đi lặp lại.
Có những bài hát cỏ thể soạn bè trì tục cho cả bài, nhưng cũng có những bài hát bè trì
tục chỉ thích hợp với một đoạn hoặc một bộ phận của bài mà thôi.
Để soạn bè trì tục (sau khi đã chọn được bản nhạc thích hợp) cần tìm ra một chuỗi cao
độ gồm vài nốt nhạc. Chuỗi nốt này khi được lặp đi lặp lại vẫn phải phù hợp với hòa thanh
của bản nhạc và thường ở âm khu thấp, không cao hơn các nốt của giai điệu chính. Tiếp
theo sẽ lựa chọn một âm hình tiết tấu ghép với chuỗi nốt đó, sao cho vừa dễ hát vừa phù
hợp với tính chất và nhịp điệu của bản nhạc. Việc cuối cùng là soạn lời ca cho bè trỉ tục.
Lời ca của bè trì tục nên gắn với chủ đề hoặc thể hiện những ý chính trong lời ca của bài
hát.
Các bước dạy bài hát có bè trì tục không có gì khác so với các bước dạy bài hát có bè
hòa thanh hoặc bè phức điệu:
- Dạy cả lớp hát bè giai điệu
- Chia lớp thành 2 nhóm (nhóm hát bè trì tục khoảng 1/3 số lượng học sinh).
- Dạy nhóm bè trì tục hát phần bè của mình.
- Ghép 2 bè. Lúc đầu giáo viên có thể hát mẫu trước hoặc dùng giọng hát (tiếng đàn) hỗ
trợ cho bè nào hát còn chệch choạc.
b) Bài tập thực hành
Bài hát Bạn ơi lắng nghe
Bè trì tục hát trước 4 ô nhịp đầu tiên như là phần dạo nhạc, sau đó cả 2 bè mới cùng hát
vào ô nhịp 1.


16


Bài hát Hành khúc tới trường
- Bè trì tục hát trước 8 ô nhịp đầu tiên như là phần dạo nhạc, sau đó cả 2 bè mới cùng
hát vào ô nhịp 1.
- Có thể kết hợp thêm bè hát đuổi và bè này sẽ hát sau bè giai điệu 4 ô nhịp. Khi kết
thúc bài, bè đuổi sẽ không hát 4 ô nhịp cuối cùng.

17


Bài hát Trời đã sáng rồi
- Bè trì tục hát trước 4 ô nhịp đầu tiên như là phần dạo nhạc, sau đó cả 2 bè mới cùng
hát vào ô nhịp 1.
- Có thể kết hợp thêm bè hát đuổi và bè này sẽ hát sau bè giai điệu 4 ô nhịp. Khi kết
thúc bài, bè đuổi sẽ không hát 4 ô nhịp cuối cùng.
- Có thể không hát lời ca mà thay bằng đọc nhạc với hình thức 2 bè hoặc 3 bè như
hướng dẫn ở trên.

18


2.3.2. Nhạc cụ chơi hòa âm (lớp 6, lớp 7, lớp 8, lớp 9)
a) Những loại nhạc cụ chơi hòa âm
Một số loại nhạc cụ phổ biến, dễ chơi giai điệu và hòa âm được đề xuất trong
chương trình từ lớp 6 đến lớp 9 là: kèn phím, recorder, ukulele, harmonica,...
b) Các yêu cầu cơ bản
- Chơi nhạc cụ đúng tư thế.

- Phối hợp hai tay nhịp nhàng, tạo được âm thanh chuẩn xác.
- Thể hiện được âm thanh liền tiếng, ngắt tiếng,... thể hiện được trọng âm và sắc
thái.
- Biết chơi nhạc cụ kết hợp lắng nghe, duy trì được tốc độ ổn định.
- Biết chơi nhạc cụ có sự biểu cảm.
c) Một vài phương pháp luyện tập chơi nhạc cụ
- Chơi theo kí hiệu bàn tay: học sinh chơi cao độ theo kí hiệu bàn tay của giáo
viên.
- Nghe và chơi lặp lại: học sinh nghe giáo viên chơi một mẫu âm, rồi lặp lại (bắt
chước) cho đúng.

19


- Phối hợp đọc nhạc và chơi nhạc cụ: học sinh kết hợp giữa đọc nhạc và tập bấm
phím.
- Chơi thị tấu: học sinh nhìn bản nhạc để chơi nhạc cụ theo đúng các yêu cầu.
- Chơi hòa âm: học sinh chơi kết hợp các loại nhạc cụ, biết lắng nghe, biết điều
chỉnh âm thanh, duy trì tốc độ ổn định, biết biểu cảm,...
d) Bài tập thực hành
- Chơi hòa âm 2 giai điệu Mary had a little lamb và London bridge is falling down:
recorder chơi bè thứ nhất, kèn phím chơi bè thứ hai, ukulele chơi hợp âm:

- Chơi hòa âm bài Làng tôi (Văn Cao): kèn phím chơi bè thứ nhất, recorder chơi bè
thứ hai, ukulele chơi hợp âm:

20


III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC

1. Căn cứ xác định mục tiêu, nội dung và cách thức đánh giá của chương
trình môn học
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (CTTT) đã đưa ra các định hướng đánh
giá năng lực và phẩm chất học sinh để tất cả các môn học làm căn cứ.

2. Mục tiêu, nội dung và cách thức đánh giá của chương trình môn học
2.1. Mục tiêu đánh giá
“Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có
giá trị về mức độ đạt chuẩn (yêu cầu cần đạt) của chương trình và sự tiến bộ của học
sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và
phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng
giáo dục.”
2.2. Căn cứ và nội dung đánh giá
Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định
trong chương trình tổng thể và chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Phạm vi
21


đánh giá bao gồm toàn bộ các môn học bắt buộc, tự chọn và hoạt động giáo dục. Đối
tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.
Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông
qua đánh giá thường xuyên, định kỳ ở cơ sở giáo dục, các kỳ đánh giá trên diện rộng ở
cấp quốc gia, cấp địa phương và các kỳ đánh giá quốc tế. Kết quả các môn học tự
chọn được sử dụng cho đánh giá kết quả học tập chung của học sinh trong từng năm
học và trong cả quá trình học tập.
Việc đánh giá thường xuyên do giáo viên phụ trách môn học tổ chức, dựa trên kết
quả đánh giá của giáo viên, của phụ huynh học sinh, của bản thân học sinh được đánh
giá và của các học sinh khác trong tổ, trong lớp.
Việc đánh giá định kỳ do cơ sở giáo dục tổ chức. Học sinh hoàn thành các môn học
và hoạt động giáo dục, tích lũy đủ kết quả đánh giá theo quy định của Bộ Giáo dục và

Đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông. Học sinh hoàn thành chương
trình Tiếng dân tộc thiểu số được cấp Chứng chỉ Tiếng dân tộc thiểu số theo quy
định.
Việc đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương do tổ chức khảo thí
cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức để phục vụ công
tác quản lí các hoạt động dạy học, bảo đảm chất lượng đánh giá kết quả giáo dục ở cơ
sở giáo dục, phục vụ công tác phát triển chương trình và nâng cao chất lượng giáo
dục.
Phương thức đánh giá bảo đảm độ tin cậy, khách quan, phù hợp với từng lứa tuổi,
từng cấp học, không gây áp lực lên học sinh, hạn chế tốn kém cho ngân sách nhà
nước, gia đình học sinh và xã hội.
Nghiên cứu từng bước áp dụng các thành tựu của khoa học đo lường, đánh giá
trong giáo dục và kinh nghiệm quốc tế vào việc nâng cao chất lượng đánh giá kết quả
giáo dục, xếp loại học sinh ở cơ sở giáo dục và sử dụng kết quả đánh giá trên diện
rộng làm công cụ kiểm soát chất lượng đánh giá ở cơ sở giáo dục.”
2.3. Cách thức đánh giá môn Âm nhạc ở các cấp tiểu học, THCS, THPT
Đánh giá kết quả giáo dục trong môn Âm nhạc nhằm cung cấp thông tin chính xác,
kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ
của học sinh; hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương
trình để nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc. Giáo viên đánh giá phẩm chất và
năng lực dựa vào những yêu cầu cần đạt; kết hợp đánh giá định tính với đánh giá
định lượng; chú trọng đánh giá chẩn đoán kết hợp với đánh giá quá trình học tập,
luyện tập, biểu diễn, sáng tạo âm nhạc để thấy được sự tiến bộ của học sinh về ý thức,
về năng lực âm nhạc.
Đánh giá môn âm nhạc được thực hiện ở các hình thức sau:
– Đánh giá chẩn đoán: sử dụng vào đầu giai đoạn dạy học, nhằm giúp giáo viên
thu thập những thông tin về kiến thức và kĩ năng âm nhạc của từng học sinh, cũng
như những điểm mạnh, những nhu cầu của học sinh, từ đó xây dựng kế hoạch và
phương pháp giáo dục thích hợp.
22



– Đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì
Đánh giá thường xuyên (đánh giá quá trình): bao gồm đánh giá chính thức thông
qua các hoạt động thực hành, luyện tập, biểu diễn hoặc sáng tạo âm nhạc, dùng bài
kiểm tra giấy kết hợp âm thanh, câu hỏi trắc nghiệm khách quan, viết tiểu luận hoặc
báo cáo,...; và đánh giá không chính thức như: tìm hiểu hồ sơ học tập, quan sát trên
lớp, đối thoại, học sinh tự đánh giá hoặc đánh giá đồng đẳng,... nhằm thu thập những
thông tin về quá trình hình thành, phát triển năng lực năng âm nhạc của từng học
sinh.
Đánh giá định kì (đánh giá tổng kết): sử dụng ở cuối học kì, cuối năm học, cuối
cấp học nhằm phối hợp với đánh giá thường xuyên cung cấp thông tin để phân loại
học sinh và điều chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục.
– Đánh giá định tính và đánh giá định lượng
Đánh giá định tính: kết quả học tập được mô tả bằng lời nhận xét hoặc biểu thị
bằng các chữ cái. Học sinh sử dụng hình thức này để tự đánh giá sau khi kết thúc mỗi
nội dung, mỗi chủ đề; giáo viên sử dụng để đánh giá chẩn đoán và đánh giá thường
xuyên không chính thức. Đánh giá định tính được sử dụng chủ yếu ở cấp tiểu học.
Đánh giá định lượng: kết quả học tập được biểu thị bằng điểm số. Đánh giá định
lượng được sử dụng chủ yếu ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, bảo đảm
quan điểm phân hoá dần ở các lớp học trên.
Thực hiện các hình thức đánh giá như sau:
Hình thức đánh giá
Thời điểm thực hiện

Người thực hiện

Đánh giá chẩn đoán

Đầu giai đoạn dạy học


Giáo viên

Đánh giá thường xuyên

Trong suốt quá trình dạy học

Giáo viên

Đánh giá định kì

Cuối học kì I và cuối năm học

Giáo viên
trường



nhà

2.4. Đề đánh giá minh họa ở cấp tiểu học, THCS, THPT
Giáo viên Âm nhạc có trách nhiệm xây dựng những bộ câu hỏi, đề kiểm tra để sử
dụng phù hợp với khả năng của HS. Những bộ câu hỏi, đề kiểm tra cần thường xuyên
được chỉnh sửa, hoàn thiện.
Minh họa một số đề kiểm tra ở các cấp học:
Cấp tiểu học
Cấp trung học cơ sở

Cấp trung học phổ thông


Đề 1: Trình bày bài hát theo
hình thức đơn ca.
Đề 2: Trình bày bài hát theo
hình thức song ca.
Đề 3: Trình bày bài hát theo
hình thức tốp ca, vận dụng
kiểu hát: nối tiếp, đối đáp,

Đề 1: Trình bày bài hát theo
hình thức đơn ca.
Đề 2: Trình bày bài hát theo
hình thức song ca.
Đề 3: Trình bày bài hát theo
hình thức tốp ca, vận dụng
kiểu hát: nối tiếp, đối đáp,

Đề 1: Trình bày bài hát theo
hình thức đơn ca.
Đề 2: Trình bày bài hát theo
hình thức song ca.
Đề 3: Trình bày bài hát theo
hình thức tốp ca, vận dụng
kiểu hát: nối tiếp, đối đáp,

23


×