Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Báo cáo thực tập khoa Tài chính ngân hàng tại Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ du lịch Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.12 KB, 22 trang )

i

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ......................................................................iii
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................iv
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
DỊCH VỤ DU LỊCH VIỆT NAM...........................................................................1
1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Đầu tư
Dịch vụ Du lịch Việt Nam........................................................................................1
1.2 Mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt
Nam.......................................................................................................................... 2
1.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức, quản lí của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch
Việt Nam...................................................................................................................2
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong Công ty Cổ phần Đầu tư
Dịch vụ Du lịch Việt Nam........................................................................................3
1.2.3 Nhận xét về mô hình cấu trúc tổ chức của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ
Du lịch Việt Nam......................................................................................................4
1.3 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du
lịch Việt Nam............................................................................................................ 5
1.3.1 Tổ chức các chương trình du lịch nội địa và quốc tế.....................................5
1.3.2 Dịch vụ trung gian...........................................................................................6
1.3.3 Các dịch vụ khác..............................................................................................7
PHẦN 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
DỊCH VỤ DU LỊCH VIỆT NAM...........................................................................8
2.1 Sản phẩm và thị trường khách của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du
lịch Việt Nam............................................................................................................ 8
2.1.1 Các sản phẩm của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam..............8
2.1.2 Thị trường khách của công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam.........9
2.2 Tình hình nhân lực và tiền lương của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du
lịch Việt Nam..........................................................................................................10
2.2.1 Tình hình nhân lực và cơ cấu nhân lực của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch


vụ Du lịch Việt Nam...............................................................................................10
2.2.2 Tình hình tiền lương của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt
Nam......................................................................................................................... 12


ii

2.3 Tình hình vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch
Việt Nam................................................................................................................. 14
PHẦN III: PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ TỪ THỰC TẾ VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ
CẦN NGHIÊN CỨU.............................................................................................17
3.1 Phát hiện vấn đề từ thực tế kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch
vụ Du lịch Việt Nam..............................................................................................17
3.1.1 Thành công....................................................................................................17
3.1.2 Hạn chế..........................................................................................................17
3.2 Đề xuất vấn đề cần nghiên cứu của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du
lịch Việt Nam..........................................................................................................18


iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt
Nam........................................................................................................................... 2
Bảng 2.1: Cơ cấu khách du lịch của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt
Nam trong 2 năm 2016 - 2017...................................................................................9
Bảng 2.2: Tình hình nhân lực phân theo trình độ trong 2 năm 2016- 2017 của Công
ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam.........................................................11
Bảng 2.3: Tình hình nhân lực và tiền lương của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ
Du lịch Việt Nam trong 2 năm 2016 - 2017.............................................................13

Bảng 2.4: Tình hình vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch
Việt Nam trong 2 năm 2016 - 2017.........................................................................14
Bảng 2.5: Kết quả hoạt động của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt
Nam 2 năm 2016 – 2017..........................................................................................15


iv

LỜI MỞ ĐẦU
Có thể nói, trong những năm qua cùng xu hướng kinh tế thị trường, nền kinh
tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ, đời sống người dân được nâng cao. Vì vậy, họ
ngày càng chú trọng đến đời sống tinh thần, những nhu cầu bổ sung đặc biệt là nhu
cầu về du lịch. Điều này dẫn đến sự phát triển không ngừng của của ngành du lịch:
các công ty lữ hành xuất hiện ngày càng nhiều, lượng khách du lịch ngày càng tăng
lên,các trường đại học đào tạo về chuyên ngành du lịch cũng ngày càng nhiều,...
Hòa với sự phát triển đó, trường Đại học Thương mại cũng đã mở thêm khoa
Khách sạn – Du lịch để đào tạo nguồn nhân lực mới cho ngành. Trường không chỉ
dạy những lý thuyết cho sinh viên mà còn tổ chức cho sinh viên tiếp xúc với thực tế
qua các buổi kiến tập, thực tập cuối khóa. Nhờ sự quan tâm giúp đỡ của nhà trường,
với những kiến thức em đã được truyền dạy, em đã chọn thực tập tại Công ty Cổ
phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam. Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch
Việt Nam ra đời muộn hơn, chịu sự cạnh tranh của các công ty lớn, ra đời sớm, có
kinh nghiệm hơn. Tuy nhiên Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam lại
tiếp thu được những kinh nghiệm quý báu để từ đó có cách điều chỉnh hợp lý. Nhờ
vậy mà hiện nay công ty đã có được vị thế vũng chắc trong lĩnh vực du lịch tại Việt
Nam và chiếm được nhiều thiện cảm của du khách.


1


PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
DỊCH VỤ DU LỊCH VIỆT NAM
1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Đầu
tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam
Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam được thành lập vào năm
2015. Công ty là một trong bốn công ty thành viên lớn lập nên Open Tour Group
cùng với Công ty Cổ phần Lữ Hành Việt, Công ty Cổ phần Vận tải Hoàng Việt,
Công ty Cổ phần Đầu tư Mở Du lịch Việt Nam. Kể từ khi thành lập đến nay, công ty
không ngừng phát triển, lớn mạnh và đã khẳng định được vị thế của mình trên thị
trường du lịch nước nhà. Với những kinh nghiệm trong lĩnh vực lữ hành quốc tế và
nội địa, đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, giàu kinh nghiệm, phong cách
phục vụ chuyên nghiệp, công ty luôn mang đến những sản phẩm chất lượng với giá
cả hợp lí. Với sự phấn đấu, nỗ lực của mình công ty đã trở thành một trong những
công ty lữ hành hàng đầu Việt Nam. Lĩnh vực kinh doanh của công ty rất phong
phú, đa dạng và ngày càng được mở rộng hơn nữa: Tổ chức các tour du lịch trong
nước và quốc tế, tổ chức hội nghị, hội thảo, sự kiện (MICE), cho thuê xe ô tô du
lịch, dịch vụ vé máy bay- tàu hỏa, dịch vụ làm visa, hộ chiếu, dịch vụ đặt phòng
khách sạn, dịch vụ vận chuyển khách du lịch, các dịch vụ quảng cáo,…
Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam cũng đã xậy dựng được hệ
thống chi nhánh tại Việt Nam: Hà Nội (126 Trần Vỹ, Cầu Giấy, Hà Nội), Thành phố
Hồ Chí Minh (Lầu 1, Tòa nhà Nam Việt, số 9 Phan Kế Bính, Quận 1, Thành phố Hồ
Chí Minh). Và các đại diện (văn phòng đại diện và văn phòng ủy quyền) trong nước
tại: Hải Phòng, Đà nẵng, Cần Thơ; đại diện nước ngoài: văn phòng tại Mỹ.
- Tên công ty: Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam.
- Tên giao dịch: VIET NAM TOURISM SERVICE INVESTMENT JOINT
STOCK COMPANY.
- Giám đốc: Phí Thị Hương Quỳnh.
- Trụ sở chính: 126 Trần Vỹ, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Website: www.opentour.vn
- Điện thoại:

Tour nước ngoài: (024)37921299 - 37921292 - Di động: 0902 233 354
Tour trong nước: (024)37921299 - 37921292 - Di động: 0906 209 606
- Email: (Văn phòng tại Hà Nội)


2

(Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh)
- Fanpage: Open Tour
- Logo:

“Một thương hiệu Việt – Phong cách chuyên nghiệp” là phương châm và cũng
là mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2 Mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch
Việt Nam
1.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức, quản lí của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ
Du lịch Việt Nam
Giám đốc

Phòng
điều
hành

Bộ phận
khách du
lịch nội
địa

Phòng
Hành

chính –
Tồng hợp

Bộ phận
khách du
lịch
inbound

Phòng Tài
chính –
Kế toán

Bộ phận
khách du
lịch
outbound

Phòng IT
Marketing

Bộ phận
kinh
doanh du
lịch

Phòng
Kinh
doanh
(Sales)


Bộ phận kinh
doanh dịch vụ
vé máy bay,
visa, đặt phòng
khách sạn

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Đầu tư
Dịch vụ Du lịch Việt Nam
(Nguồn: Phòng Hành chính- Tổng hợp Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch
Việt Nam)


3

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong Công ty Cổ phần Đầu
tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam
- Giám đốc: Bà Phí Thị Hương Quỳnh – Là nhà quản trị cấp cao, nắm quyền
lực, chịu trách nhiệm cao nhất và là người đại diện cho công ty. Là người trực tiếp
điều hành công việc chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động của cả công ty,
quản lý các nhân viên dưới quyền, là người ra quyết định đối với các vấn đề quan
trọng, là người quyết định cuối cùng tới toàn bộ chiến lược công ty trong ngắn hạn
cũng như dài hạn, đồng thời giám đốc còn là người lập các kế hoạch công tác, các
quy tắc, quy định để đạt được mục tiêu của công ty; thực hiện công tác đôn đốc
kiểm tra, chỉ đạo các bộ phận thực hiện các công việc cụ thể đã được giao phó; thay
mặt công ty làm việc và kí kết hợp đồng vói đối tác, giải quyết các công việc hành
chính thường ngày; chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các vấn đề của công ty,
chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của công ty.
- Phòng hành chính – Tổng hợp: Thực hiện công tác hành chính tổng hợp, văn
thư, lưu trữ, đảm bảo kỹ thuật văn phòng, phục vụ lễ tân, khánh tiết. Thực hiện các
dự án đầu tư xây dựng, tổ chức quản lý và sử dụng hợp lý có hiệu quả tài sản

của công ty.
+ Thực hiện các công tác hành chính.
+ Công tác quản trị nhân sự.
+ Công tác pháp chế.
+ Quản lí cơ sở vật chất.
+ Công tác phục vụ.
+ Công tác bảo vệ an ninh trật tự.
- Phòng điều hành: Phòng điều hành đóng vai trò tổ chức sản xuất của doanh
nghiệp như là chiếc cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường cung cấp hàng hóa và
dịch vụ du lịch.
+ Là đầu mối triển khai toàn bộ công việc, điều hành các chương trình,
cung cấp các dịch vụ du lịch trên cơ sở các kế hoạch thông báo do phòng thị
trường gửi tới.
+ Lập kế hoạch và triển khai công việc có liên quan đến việc thực hiện các
chương trình du lịch.
+ Thiết lập và duy trì mối quan hệ mật thiết với cơ quan hữu quan. Lựa chọn
các nhà cung cấp có những sản phẩm đảm bảo uy tín, chất lượng, giá cả hợp lý.
+ Theo dõi quá trình thực hiện các chương trình du lịch phối hợp với bộ phận


4

kế toán thực hiện hoạt động thanh toán.
- Phòng kế toán – Tài chính:
+ Tổ chức thực hiện các công việc tài chính kế toán của công ty. Ghi chép theo
dõi các khoản chi tiêu của công ty.
+ Thực hiện chế độ báo cáo định kì, kịp thời phản ánh những thay đổi để lãnh
đạo có biện pháp xử lý.
- Phòng marketing:
+Tổ chức và tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị truờng du lịch, tiến hành

các hoạt động xúc tiến thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp.
+Phối hợp với phòng điều hành tiến hành xây dựng các chương trình du lịch
từ nội dung đến mức giá phù hợp với nhu cầu khách hàng, chủ động đưa ra những ý
đồ về sản phẩm lữ hành mới của doanh nghiệp.
+ Đưa ra các chiến dịch marketing và bán hàng, nêu ra các chính sách sản
phẩm, chính sách khách hàng để thu hút khách.
- Phòng kinh doanh (Sales): Đảm nhận công tác bán các sản phẩm và dịch vụ
của công ty, công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm, phát triển thị trường; công
tác xây dựng và phát triển mối quan hệ khách hàng.
1.2.3 Nhận xét về mô hình cấu trúc tổ chức của Công ty Cổ phần Đầu tư
Dịch vụ Du lịch Việt Nam
Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt
Nam được thiết kế gọn nhẹ, theo kiểu trực tuyến – chức năng. Mô hình này có đặc
điểm là luồng thông tin quản trị đi theo một hướng nhất định từ trên xuống dưới
đảm bảo thông suốt và ít tầng nấc trung gian. Người lãnh đạo của tổ chức vẫn chịu
trách nhiệm về mọi mặt công việc và toàn quyền quyết định trong phạm vi doanh
nghiệp.Việc truyền mệnh lệnh vẫn theo tuyến đã quy định. Người lãnh đạo ở các bộ
phận chức năng không ra lệnh trực tiếp cho những người thừa hành ở các bộ phận
sản xuất theo tuyến. Theo cơ cấu này, người lãnh đạo cao nhất của tổ chức được sự
giúp đỡ của những người lãnh đạo chức năng để chuẩn bị các quyết định, hướng
dẫn và kiểm tra việc thực hiện quyết định.
- Ưu điểm: Cơ cấu trực tuyến - chức năng đã lợi dụng được ưu điểm của cơ
cấu trực tuyến và cơ cấu chức năng, hạn chế được nhược điểm của 2 cơ cấu này nếu
để riêng:
+ Đảm bảo tính thống nhất chỉ huy: Nhà quản trị cấp cao có quyền và chịu
trách nhiệm quản lí toàn bộ nhân viên dưới quyền trong công ty nên việc chỉ đạo ra


5


quyết định có tính thống nhất từ trên xuống dưới. Đảm bảo được hiệu lực điều hành
của giám đốc công ty xuống các bộ phận phòng ban và nguồn thông tin được truyền
đi nhanh chóng, chính xác và kịp thời.
+ Phân quyền để chỉ huy kịp thời mệnh lệnh vẫn theo tuyến đã quy định, các
thủ lĩnh của các phân hệ chức năng vẫn phát huy được tài năng của mình và đóng
góp cho quản lí cấp cao.
+ Tận dụng được các chuyên gia.
+ Phát huy sự chuyên môn hóa chất lượng và năng suất lao động cao.
+ Cơ cấu đơn giản nên tối giản được chi phí kinh doanh.
- Hạn chế:
+ Người lãnh đạo phải thường xuyên giải quyết mối quan hệ giữa các bộ phận
trực tuyến và các bộ phận chức năng.
+ Những người lãnh đạo chức năng lại có nhiều ý kiến khác nhau, người lãnh
đạo phải họp bàn, tranh luận căng thẳng, ra quyết định không kịp thời, hiệu quả
quyết định thấp.
+ Giám đốc và phó giám đốc của công ty cần có kiến thức toàn diện, kinh
nghiệm dày dặn và tính quyết đoán cao để có thể chỉ đạo tất cả các bộ phận chuyên
môn. Điều này gây khó khăn cho việc ủy quyền và san sẻ công việc cho các trưởng
bộ phận.
1.3 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ
Du lịch Việt Nam
Kể từ khi thành lập đến nay với những biến động về kinh tế, thị trường, sự
phát triển của xã hội, đời sống con người ngày càng nâng cao, nhu cầu đi du lịch và
tiêu dùng dịch vụ ngày càng nâng cao. Công ty đã không ngừng mở rộng lĩnh vực
kinh doanh của mình để đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng của
khách du lịch. Hiện nay, công ty kinh doanh trên các lĩnh vực:
- Tổ chức các chương trình du lịch nội địa và quốc tế.
- Dịch vụ trung gian.
- Dịch vụ khác.
1.3.1 Tổ chức các chương trình du lịch nội địa và quốc tế.

Đây là lĩnh vực hoạt động chính của công ty. Công ty cung cấp các chương
trình du lịch trọn gói và các chương trình du lịch theo yêu cầu khách hàng cả nội địa
và quốc tế. Công ty rất chú trọng đến việc xây dựng các chương trình du lịch trọn
gói, các chương trình này liên kết các sản phẩm du lịch như vận chuyển, lưu trú, ăn


6

uống, tham quan, vui chơi giải trí... thành một sản phẩm thống nhất hoàn hảo đáp
ứng mọi nhu cầu của khách du lịch. Các chương trình du lịch này sẽ xóa bỏ những
khó khăn, lo ngại của khách du lịch, đồng thời tạo cho họ sự an tâm tin tưởng vào
sự thành công của chuyến đi.
- Dịch vụ vận chuyển: Giúp khách di chuyển đến các địa điểm thăm quan, du
lịch và từ địa điểm này đến các địa điểm khác. Vì vậy nên dịch vụ vận chuyển đóng
một vai trò rất quan trọng trong chương trình du lịch trọn gói. Tùy thuộc vào
khoảng cách điểm đến, điều kiện giao thông, cơ sở hạ tầng, thời tiết,… mà công ty
sẽ lựa chọn những loại phương tiện vận chuyển phù hợp nhất cho khách như ô tô,
tàu hỏa, máy bay, du thuyền,…
- Dịch vụ lưu trú: Lưu trú là nhu cầu cơ bản của khách du lịch. Giúp cho
khách có thể nghỉ ngơi thư giãn lấy lại sức sau chuyến đi. Đây là một nhân tố quan
trọng làm tăng tính cạnh tranh của chương trình du lịch và của công ty với các đối
thủ khác. Tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, điều kiện điểm đến mà công ty lựa chọn
cho khách những cơ sở lưu trú phù hợp: khách sạn từ 1 sao – 5 sao, nhà dân, nhà
nghỉ du lịch,…
- Dịch vụ ăn uống: Cung cấp dịch vụ ăn uống cho khách du lịch là một trong
những hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngành công nghiệp du lịch. Cung cấp dịch
vụ ăn uống cho khách có thể là nhà hàng, quán ăn,… độc lập hoặc là bộ phận trong
khách sạn, nhà nghỉ,…
- Dịch vụ tham quan - vui chơi giải trí: Đây là nhân tố chính tác động đến lựa
chọn chuyến đi của khách. Giúp khách mở rộng thêm hiểu biết, có những phút giây

thư giãn. Tùy vào đối tượng khách mà công ty xây dựng những chương trình du
lịch, điểm đến phù hợp.
- Lộ trình: Bao gồm điểm xuất phát, các điểm dừng, điểm kết thúc, thời gian
tại các điểm đến, khoảng cách giữa các điểm đến,… Tùy thuộc vào thời gian chuyến
đi mà công ty xây dựng chương trình du lịch với một lộ trình hợp lí.
- Quản lí và hướng dẫn viên: Đây là những người sẽ tham gia vào các chuyến du
lịch với khách, thực hiện hỗ trợ khách giải quyết các vấn đề, hướng dẫn khách làm các
thủ tục, thực hiện công việc giới thiệu cho khách về điểm tham quan du lịch,..
1.3.2 Dịch vụ trung gian
Ngoài lĩnh vực kinh doanh chính là tổ chức các chương trình du lịch công ty còn
kinh doanh các dịch vụ trung gian. Các dịch vụ trung gian của công ty kinh doanh:
- Cho thuê xe ô tô du lịch.


7

- Dịch vụ vé máy bay – tàu hỏa.
- Dịch vụ làm visa, hộ chiếu.
- Dịch vụ đặt phòng khách sạn, đặt chỗ nhà hàng.
1.3.3 Các dịch vụ khác
Kể từ khi thành lập đến nay, công ty không ngừng phát triển và mở rộng thêm
lĩnh vực kinh doanh. Ngoài tổ chức chương trình du lịch, cung cấp các dịch vụ trung
gian, công ty còn cung cấp thêm nhiều dịch vụ khác để thỏa mãn nhu cầu ngày càng
phong phú đa dạng của khách: tổ chức hội nghị - hội thảo – sự kiện (MICE),…


8

PHẦN 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
DỊCH VỤ DU LỊCH VIỆT NAM

2.1 Sản phẩm và thị trường khách của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ
Du lịch Việt Nam
2.1.1 Các sản phẩm của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam
a. Sản phẩm chương trình du lịch nội địa và quốc tế
- Sản phẩm du lịch nội địa: Với những kinh nghiệm trong lĩnh vực nội địa, sự
hiểu biết về du lịch của đất nước và một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, công ty
xây dựng tổ chức rất nhiều các tour du lịch nội địa. Những tour được khách yêu
thích, được công ty khai thác nhiều như: Hà Nội (city tour), Hà Nội - Nha Trang Đà Lạt, Đà Nẵng – Bà Nà – Hội An – Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Sapa –Cát
Cát- Hàm Rồng, Mộc Châu – Thung Nai, Hạ Long – Tuần Châu,…
+ Sản phẩm du lịch trọn gói.
+ Sản phẩm du lịch theo yêu cầu.
- Sản phẩm du lịch outbound: Các sản phẩm tour outbound là một thế mạnh của
công ty. Hiện nay công ty tập trung khái thác các tour: Châu Á có Hàn Quốc, Thái
Lan, Singapore, Malaysia, Nhật Bản, Trung Quốc; Châu Âu có Pháp, Thụy Sĩ; Mỹ
+ Sản phẩm du lịch trọng gói.
+ Sản phẩm du lịch theo yêu cầu.
- Sản phẩm du lịch inbound: Hiện nay, du lịch nước ta ngày càng phát triển,
thu hút một lượng lớn khách du lịch đến tham quan. Vì vậy nên công ty cũng rất
chú trọng khai thác các chương tình tour inbound: Sapa, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh, Hạ Long, Hội An, Nha Trang, Đà Lạt, Đà Nẵng.
+ Sản phẩm du lịch trọn gói.
+ Sản phẩm du lịch theo yêu cầu.
b. Dịch vụ trung gian
Ngoài sản phẩm chính là các chương trình du lịch, công ty còn cung cấp cho
khách các sản phẩm là các dịch vụ trung gian:
- Dịch vụ đặt vé máy bay – tàu hỏa: Là một trong những đại lý đang có tốc độ
tăng trưởng mạnh nhất của Hãng hàng không Vietnam Airlines và các Hãng hàng
không quốc tế khác như: Air France, Thai Airways, Singapore Airlines, American
Airlines, China Airlines, Cathay Pacific Airways, Asiana Airlines, Malaysia Airlines
trong thời gian vừa qua. Công ty luôn hỗ trợ khách đặt vé máy bay một cách nhanh



9

chóng và thuận tiên nhất tới các tình thành trong nước và các quốc gia trên thế giới.
Ngoài ra công ty cũng hỗ trợ khách đặt mua vé tàu hỏa.
- Dịch vụ làm visa, hộ chiếu: Công ty cung cấp cho khách dịch vụ làm visa,
hộ chiếu với thủ tục nhanh chóng và an toàn tới rất nhiều nước trên thế giới: Trung
quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,…
- Dịch vụ cho thuê xe ô tô du lịch: xe 7 chỗ, xe 16 chỗ, xe 24- 29 chỗ, xe 45
chỗ, xe cưới 4 chỗ.
- Dịch vụ đặt phòng khách sạn, đặt chỗ nhà hàng: Công ty nhận đặt phòng
khách sạn và đặt chỗ nhà hàng cho khách trong nước và quốc tế.
c. Dịch vụ du lịch khác
- Tổ chức hội nghị - hội thảo (MICE): Công ty chuyên tổ chức các sự kiện; lễ
khánh thành, khởi công, tổ chức các hội nghị, hôi thảo, các lễ hội, triển lãm, lễ kỉ
niệm, chương trình ra mắt sản phẩm,… Công ty luôn cố gắng đem đến cho khách
hàng dịch vụ tốt nhất.
- Các dịch vụ quảng cáo.
2.1.2 Thị trường khách của công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam.
Bảng 2.1: Cơ cấu khách du lịch của Công ty Cổ phần Đầu tư
Dịch vụ Du lịch Việt Nam trong 2 năm 2016 - 2017
STT

Loại khách

Đơn vị
tính
Lượt
Lượt

%
Lượt
%
Lượt
%

Năm
2016
22354
5295
23.69
13496
60.37
3563
15.94

Năm
So sánh
±
%
2017
Tổng
26532
4 178
118.69
1
Nội địa
6592
1 297
124.50

Tỷ trọng
24.85
(1.16)
2
Outbound
15437
1 941
114.38
Tỷ trọng
58.18
(-2.19)
3
Inbound
4503
940
126.38
Tỷ trọng
16.97
(1.03)
(Nguồn: Phòng điều hành công ty)
Qua bảng số liệu 2.1 ta thấy: Tổng lượt khách đến với công ty năm 2017 có sự
tăng trưởng so với năm 2016. Cơ cấu khách của công ty có sự thay đổi nhẹ:
- Số lượng khách du lịch nội địa chiếm tỉ trọng chưa được cao trong cơ cấu thị
trường khách của toàn công ty mặc dù có sư tăng trưởng nhẹ: Năm 2016: 23.69%,
năm 2017: 24.85% (tăng 1.16%).
- Số lượng khách outbound chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu thị trường
khách của toàn công ty mặc dù có sự giảm nhẹ: Năm 2016: 60.37%, năm 2017:


10


58.18% (giảm 2.19%)
- Số lượng khách inbound vẫn chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu thị trường
khách của toàn công ty mặc dù có sự tăng nhẹ: Năm 2016: 15.94%, năm 2017:
16.97% (tăng 1.03%)
Thị trường khách outbound là một thị trường khách có nhiều tiềm năng phát
triển hơn nữa. Vì vậy công ty nên tiếp tục tập trung phát triển.
Mặc dù có sự tăng trưởng nhưng số lượng khách inbound và nội địa vẫn
chiếm tỉ trọng chưa cao. Vì vậy công ty cần có thêm chiến lược quảng cáo để thu
hút khách hàng.
2.2 Tình hình nhân lực và tiền lương của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ
Du lịch Việt Nam
2.2.1 Tình hình nhân lực và cơ cấu nhân lực của Công ty Cổ phần Đầu tư
Dịch vụ Du lịch Việt Nam


11

Bảng 2.2: Tình hình nhân lực phân theo trình độ trong 2 năm 2016- 2017 của
Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam
STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm
Năm
So sánh
±

%
2016
2017
1
Trình độ Đại học
Người
10
14
4
140
Tỷ lệ
%
47.62
60.87
(13.25)
chuyên
Cao đẳng
Người
9
8
-1
88.89
môn
Tỷ lệ
%
42.86
34.78
(-8.08)
Trung cấp
Người

2
1
1
50
Tỷ lệ
%
9.52
4.35
(-5.17)
2
Trình độ Bằng A
Người
5
4
-1
80
%
33.33
52.18
(18.85)
ngoại ngữ Tỷ lệ
Bằng B
Người
9
7
-2
77.78
Tỷ lệ
%
42.86

30.43 (-12.43)
Bằng C
Người
7
12
5
171.43
Tỷ lệ
%
23.81
17.39
(-6.42)
3
Công tác Dưới 3 năm
Người
9
12
3
133.33
%
42.86
52.17
(9.31)
thâm niên Tỷ lệ
Từ 3-5 năm
Người
8
6
-2
75

Tỷ lệ
%
38.1
26.09 (-12.01)
Trên 5 năm
Người
4
5
1
125.25
Tỷ lệ
%
19.04
21.74
(2.7)
4
Giới tính
Nam
Người
5
6
1
120
Tỷ lệ
%
23.81
26.09
(2.28)
Nữ
Người

16
17
1
106.25
Tỷ lệ
%
76.19
73.91
(-2.28)
5
Độ tuổi
Từ 20-30 tuổi
Người
8
9
1
112.5
Tỷ lệ
%
38.1
39.13
(1.03)
Trên 30 tuổi
Người
13
14
1
107.69
Tỷ lệ
%

61.9
60.87
(-1.03)
Tổng
21
23
2
109.52
(Nguồn: Phòng hành chính- Tổng hợp Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch
Việt Nam)
Qua bảng số liệu ta thấy được:
- Tổng số lao động của công ty năm 2017 tăng 9.72% so với năm 2016 tương
đương với 2 người.
- Về trình độ chuyên môn: Lao động của công ty chủ yếu là tốt nghiệp đại học và
cao đẳng. Tỷ lệ tốt nghiệp đại học có sự tăng nhanh (Đại học: Năm 2016 là 47.62% và
năm 2017 là 60.87%; Cao đẳng: Năm 2016 là 42.86% và năm 2017 là 34.78%)


12

Lao động tốt nghiệp trung cấp chiếm tỷ lệ nhỏ và có xu hướng giảm (năm
2016 là 9.52% và năm 2017 là 4.35%).
Lao động của công ty có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tương đối cao.
- Trình độ ngoại ngữ: Trình độ ngoại ngữ của lao động trong công ty nhìn chung
khá cao chủ yếu là trình độ trung cấp và cao cấp. Số lượng nhân viên có thể giao tiếp trôi
chảy bằng tiếng anh khá cao (năm 2016 là 7 người và năm 2017 là 12 người)
- Công tác thâm niên: Lao động trong doanh nghiệp chủ yếu là lao động trẻ có
thâm niên dưới 5 năm (năm 2016 là 42.86% và năm 2017 là 52.17%) và từ 3 – 5
năm (năm 2016 là 38.1% và năm 2017 là 26.09%). Tỷ lệ thâm niên trên 5 năm thấp
(năm 2016 là 19.04% và năm 2017 là 21.74%)

- Giới tính: Do du lịch là một ngành dịch vụ cần sự khéo léo, nhẹ nhàng và kĩ
năng giao tiếp, chăm sóc khách hàng nên lao động của công ty chủ yếu là nữ (năm
2016 là 76.19% và năm 2017 là 73.91%). Số lao đông nam chiếm tỉ lệ nhỏ (năm
2016 là 23.81% và năm 2017 là 26.09%)
- Độ tuổi: Lao động của công ty hầu hết là các lao động trẻ.
2.2.2 Tình hình tiền lương của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch
Việt Nam


13

Bảng 2.3: Tình hình nhân lực và tiền lương của Công ty Cổ phần Đầu tư
Dịch vụ Du lịch Việt Nam trong 2 năm 2016 - 2017

STT
1
2

3

Chỉ tiêu

Đơn vị

Tổng doanh thu
Số lao động bình quân
Số lao động bình quân
trực tiếp
Năng suất lao động


Triệu
Người
Người

Năm
2016
56916.8
21
20

Năm
2017
65687.8
23
21

So sánh
±
%
8771 115.41
2
109.52
1
105

Triệu
2710.32 2855.99 145.67 105.37
đồng/Người
Năng suất lao động bình
Triệu

2845.84 3127.99 282.15 109.91
quân trực tiếp
đồng/Người
4
Tổng quỹ lương
Triệu đồng 1655.64 2050.68 395.04 123.86
Tỷ suất tiền lương
%
2.91
3.12
(0.21)
Tiền lương bình quân Triệu đồng
78.84
89.16
10.32 113.09
năm
Tiền lương bình quân Triệu đồng
6.57
7.43
0.86
113.09
tháng
(Nguồn: Phòng kế toán- tài chính Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt
Nam)
Qua bảng số liệu ta thấy:
- Tổng doanh thu của công ty năm 2017 tăng 15.41% so với năm 2016 tương
đương với 8771 triệu đồng.
- Số lao động bình quân năm 2017 tăng 9.52% so với năm 2016 tương đương với 2
người. Số lao động bình quân trực tiếp cũng tăng 5% tương đương với 1 người.
- Năng suất lao động: Do tổng doanh thu tăng, số lao động bình quân cũng

tăng nhưng tốc độ tăng của tổng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của số lao động bình
quân nên năng suất lao động tăng 5.37% tương đương với 145.67 triệu/người. Tốc
độ tăng của tổng doanh thu cũng lớn hơn tốc độ tăng của số lao động bình quân trực
tiếp nên năng suất lao động bình quân trực tiếp tăng 9.91% tương đương với 282.15
triệu /người.
- Tổng quỹ lương năm 2017 tăng 23.86% so với năm 2016 tương đương với
395.04 triệu đồng. Do tốc độ tăng của tổng quỹ lương lớn hơn tốc độ tăng của số lao
động bình quân nên tiền lương bình quân tăng 13.09% tương đương với 0.86 triệu
đồng/tháng.
- Tỷ suất tiền lương năm 2017 tăng 0.21% so với năm 2016: Do tốc độ tăng


14

của tổng doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng quỹ lương.
Công ty đã rất chú trọng trong đãi ngộ tài chính cũng như đảm bảo đời sống
của nhân viên trong công ty. Điều này sẽ góp phần củng cố tinh thần, tạo động lực
thúc đẩy các nhân viên làm việc có hiệu quả hơn, cống hiến cho công ty nhiều hơn,
làm tăng hiệu quả kinh doanh của công ty.
2.3 Tình hình vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du
lịch Việt Nam
Bảng 2.4: Tình hình vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần
Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam trong 2 năm 2016 - 2017
STT Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm
Năm
So sánh

±
%
2016
2017
1
Tổng vốn kinh doanh Triệu đồng 50269.1 56372.8
6103.7
112.14
2
Vốn cố định
Triệu đồng 4805.73 5259.58
453.85
109.44
Tỷ tọng
%
9.56
9.33
(-0.23)
3
Vốn lưu động
Triệu đồng 45463.4 51113.2
5649.85
112.43
Tỷ trọng
%
90.44
90.67
(0.23)
(Nguồn: Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam)
Qua bảng số liệu trên ta thấy:

- Tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp năm 2017 tăng 12.14% so với năm
2016 tương đương với 6103.7 triệu đồng. Trong đó:
+ Vốn cố định tăng 9.44% tướng đương với 453.85 triệu đồng.
+ Vốn lưu động tăng 12.43% tương đương với 5649.85 triệu đồng.
Mặc dù vốn cố định và vốn lưu động đều tăng nhưng tỷ trọng của nó trong
tổng vốn kinh doanh không có sự thay đổi nhiều. Vốn của công ty chủ yếu là vốn
lưu động do đặc thù của ngành kinh doanh dịch vụ du lịch.


15

2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ
Du lịch Việt Nam
Bảng 2.5: Kết quả hoạt động của Công ty Cổ phần Đầu tư
Dịch vụ Du lịch Việt Nam 2 năm 2016 – 2017
STT Chỉ tiêu
I
1
2
3
4
II
1
2
3
4
III
IV
V
VI


Doanh thu
Outbound
Tỷ trọng
Inbound
Tỷ trọng
Nội địa
Tỷ trọng
Khác
Tỷ tọng
Chi phí
Outbound
Tỷ trọng
Inbound
Tỷ trọng
Nội địa
Tỷ trọng
Khác
Tỷ trọng
Thuế VAT
LNTT
Tỷ suất
ThuếTNDN
LNST
Tỷ suất

Đơn vị

Năm 2016


Năm
So sánh
±
%
2017
Triệu đồng
56916.8
65687.8
8771
115.41
Triệu đồng 33199.57 37750.78 4551.21
113.71
%
58.33
57.47
(-0.16)
Triệu đồng
8053.73
9393.36
1339.63
116.63
%
14.15
14.3
(0.15)
Triệu đồng 12271.26 14589.26
2318
118.89
%
21.56

22.21
(0.65)
Triệu đồng
3392.24
3954.4
562.16
116.57
%
5.96
6.02
(0.06)
Triệu đồng
50463.1
57324.5
6861.4
113.60
Triệu đồng
28516.7
30606.2
2089.72
107.33
%
56.51
53.39
(-3.12)
Triệu đồng
9461.83
10984.84 1523.01
116.10
%

18.75
19.16
(0.41)
Triệu đồng 10143.08 12571.12 2428.04
123.94
%
20.1
21.93
(1.83)
Triệu đồng
2341.49
3162.12
820.63
135.05
%
4.46
5.52
(0.88)
Triệu đồng
2164.8
2685.6
520.8
124.06
Triệu đồng
4288.9
5677.7
1388.8
132.38
%
7.54

8.64
(1.1)
Triệu đồng
857.78
1 135.54
277.76
132.38
Triệu đồng
3431.12
4542.16
1111.04
132.38
%
6.03
6.91
(0.88)
(Nguồn: Công ty Cổ phần đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam)


16

Qua bảng số liệu ta thấy:
- Tổng doanh thu của công ty năm 2017 tăng 15.41% tương đương với 8 771
triệu đồng. Trong đó:
+ Doanh thu từ outbound tăng 13.71% tương đương với 4 551.21 triệu đồng.
+ Doanh thu từ inbound tăng 16.63% tương đương với 1 339.63 triệu đồng.
+ Doanh thu từ nội địa tăng 18.89% tương đương với 2 318 triệu đồng.
+ Doanh thu từ dịch vụ khác tăng 16.57% tương đương với 562.16 triệu đồng
- Chi phí: Tổng chi phí của công ty năm 2017 tăng 13.6% so với năm 2016
tương đương 6 861.4 triệu đồng. Trong đó:

+ Chi phí cho outbound tăng 7.335% tương đương với 2 089.72 triệu đồng.
+ Chi phí cho inbound tăng 16% tương đương với 1 523.01 triệu đồng.
+ Chi phí cho nội địa tăng 23.945% tương đương với 2 428.04 triệu đồng.
+ Chi phí cho dịch vụ khác tăng 35.03% tương đương với 820.63 triệu đồng.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp mà công ty nộp cho Nhà nước năm 2017 tăng
32.38% tương đương với 277.76 triệu đồng.
- Lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2017 tăng 32.38% tương đương với
1388.8 triệu đồng.
- Lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng 32.38% tương đương với
1111.04%.
Hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam
2 năm gần đây khá hiệu quả. Lợi nhuận tăng cao. Doanh thu của công ty chủ yếu từ
outbound (chiếm 58.33% năm 2016 và 57.47% năm 2017). Đây là mảng kinh doanh
có khả năng đem lại lợi nhuận cao. Vì vậy công ty cần phải chú trọng phát triển hơn
nữa, khai thác thêm các tour, điểm du lịch mới để thu hút thêm khách. Doanh thu từ
inbound (chiếm 14.15% năm 2016 và 14.3% năm 2017) và nội địa (chiếm 21.56%
năm 2016 và 22.21% năm 2017) của doanh nghiệp chưa cao so với outbound. Vì
vậy công ty cần tăng cường các phương pháp quảng bá giới thiệu để thu hút khách
hàng mới đến công ty.


17

PHẦN III: PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ TỪ THỰC TẾ VÀ ĐỀ XUẤT
VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
3.1 Phát hiện vấn đề từ thực tế kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư
Dịch vụ Du lịch Việt Nam
Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam dù mới được thành lập
chưa lâu nhưng hoạt động kinh doanh của công ty đã đạt được những thành công
nhất định. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty cũng phải đối

mặt với nhiều khó khăn, thử thách, thực tế hoạt động kinh doanh còn tồn tại nhiều
vấn đề bất cập cần phải tiếp tục giải quyết trong thời gian tới.
3.1.1 Thành công
- Tài chính: Công ty có tiềm lực về tài chính khá mạnh dù mới được thành lập
chưa lâu. Công ty luôn minh bạch trong các khoản thu chi báo cáo.
- Nhân lực: Công ty có đội ngũ nhân viên có trình độ cao, được đào tạo bài
bản, năng động, nhiệt tình, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, dễ gây được thiện
cảm với khách hàng.
- Lĩnh vực hoạt động: Công ty kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau, cung
cấp cho khách hàng hệ thống các chương trình du lịch phong phú đa dạng. Ngoài ra
công ty còn cung cấp cho khách hàng nhiều loại dịch vụ khác; đặt vé máy bay, nhà
hàng, khách sạn, làm visa, hộ chiếu,…
- Văn hóa doanh nghiệp: Công ty đã và đang xây dựng được văn hóa doanh
nghiệp rất tốt. Các thành viên trong công ty luôn quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ và tôn
trọng lẫn nhau trong công việc, luôn làm việc theo hướng tích cực. Môi trường làm
việc của công ty luôn thoải mái thân thiện.
- Giá cả: Các chương trình du lịch và dịch vụ của công ty có giá cả cạnh tranh
so với các đối thủ cạnh tranh, hấp dẫn khách hàng đến với công ty.
- Ngoài ra, công ty có mối quan hệ khá tốt với các nhà cung cấp, các bạn hàng,
các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn,… trên địa bàn Hà Nội và trên cả nước.
3.1.2 Hạn chế
- Thị trường khách inbound và nội địa của công ty dù có tăng nhưng vẫn
chiếm tỷ trọng thấp: Lượng khách đến với công ty chủ yếu là outbound, khách du
lịch inbound và nội địa vẫn đang ở mức thấp so với các đối thủ cùng ngành. Do vậy,
để nâng cao khả năng thu hút khách của mình thì công ty cần phải làm tốt công tác
thị trường.


18


- Tuy công ty có một đội ngũ nhân viên có trình độ cao, được đào tạo bài bản
năng động nhiệt tình nhưng đây là một đội ngũ lao động trẻ nên kinh nghiệm trên
thị trường du lịch vẫn chưa có nhiều: xử lý các tình huống phát sinh, hiểu biết về
luật pháp và văn hóa các quốc gia khác.
- Công ty chưa chú trọng đến đầu tư và nâng cấp cơ sở vật chất.
- Quỹ lương của công ty chưa cân đối với chi phí quảng cáo.
- Lương của sales quá cao. Trong khi lương của các nhân viên khác lại thấp.
Điều này nhiều khi ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của các nhân viên đó.
- Công ty kinh doanh hiệu quả nhưng văn phòng làm việc chưa đủ diện tích.
Vì vậy nên công ty quyết định xậy thêm văn phòng mới vào tháng 3 năm 2018.
- Công ty cần tăng cường đầu tư kinh phí và nhân lực cho việc nghiên cứu thị
trường vì đây là một khâu vô cùng quan trọng có ý nghĩa quyết định rất lớn.
- Các chiến lược quảng cáo của công ty chưa thực sự gây được ấn tượng với
khách và chưa đạt được hiệu quả như mong muốn: Nguyên nhân là khi quảng cáo,
công ty mới chỉ nêu được đặc trưng của sản phẩm du lịch mà không nêu lợi ích của
khách hàng để họ phân biệt sự khác biệt sản phẩm của công ty và những công ty khác.
- Chính sách quảng bá, xúc tiến, khuyến mại còn ít và chưa được quan tâm đầu
tư nhiều. Các sản phẩm của công ty đều có chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh nhưng
lại không được nhiều khách hàng biết đến do vấn đề quảng cáo cho các sản phẩm
chưa được đầu tư chú trong nhiều.
- Thị trường khách du lịch nội địa có khả năng tăng trưởng cao và đem lại
nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên, công ty lại chưa chú trọng quảng cáo, tuyên truyền cho
các chương trình du lịch nội địa.
- Công ty chưa chú trọng đến các hoạt động marketing thu hút khách du lịch
đặc biệt là các khách du lịch nội đia.
3.2 Đề xuất vấn đề cần nghiên cứu của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ
Du lịch Việt Nam
- Hướng đề tài 1: Giải pháp marketing thu hút khách du lịch nội địa của Công
ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam.
- Hướng đề tài 2: Nâng cao chất lượng chương trình du lịch của Công ty Cổ

phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam.
- Hướng đề tài 3: Hoàn thiện tổ chức đào tạo nhân lực trong Công ty Cổ phần
Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam.



×