Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Báo cáo thực tập Khoa kinh doanh quốc tế tại CÔNG TY cổ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU KHOÁNG sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.72 KB, 16 trang )

MỤC LỤC

1


1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
XUẤT NHẬP KHẨU KHOÁNG SẢN
Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản
Tên giao dịch: VIETNAM NATIONAL MINERAL EXPORT-IMPORT JOINT
STOCK COMPANY
Tên viết tắt: MINEXPORT., JSC
Địa chỉ trụ sở chính: Số 28, Phố Bà Triệu, Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm,
Thành phố Hà Nội
Loại hình doanh nghệp: Công ty Cổ phần
Giấy phép kinh doanh số: 0103011397 cấp ngày 21 tháng 3 năm 2006
Số điện thoại: 04- 32474761 Fax: 04-32474754
Email:
Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Khoáng sản được thành lập vào ngày
05/03/1956 với tên gọi ban đầu là Tổng công ty Xuất nhập khẩu Khoáng sản. Thực
hiện chủ trương chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, ngày 07
tháng 11 năm 2005 công ty có quyết định phê duyệt phương án cổ phần hoá Công ty
Xuất nhập khẩu Khoáng sản thành công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản.
1.1. Chức năng
Công ty có chức năng thực hiện kinh doanh các ngành nghề theo đăng ký kinh
doanh được chứng nhận các ngành nghề kinh doanh của công ty, bao gồm
- Kinh doanh thương mại – xuất nhập khẩu: xuất khẩu chủ là than, thiếc, muối
khoáng sản, dược liệu…; nhập khẩu chủ yếu là xăng dầu, phân bón, thiết bị máy móc
phục vụ cho các ngành Khí tượng, Thuỷ văn, Môi Trường, Địa chất….
- Thương mại dịch vụ: môi giới vận tải; môi giới bất động sản; dịch vụ tổ chức
hội nghị, hội thảo, hội chợ triển lãm trong và ngoài nước các mặt hàng thuộc phạm vi
kinh doanh của Công ty; kinh doanh các loại vật tư khoa học kĩ thuật,…


- Đầu tư: đầu tư tài chính trên thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ tự do;
đầu tư, cho thuê bất động sản, nhà kho và các dịch vụ nhà đất.
1.2. Nhiệm vụ
- Mục tiêu chính của công ty là phát triển những loại hình kinh doanh, nhằm đem
lại lợi ích cao nhất cho các cổ đông cũng như cho nhân viên của công ty.
- Thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm thuế đầy đủ.
- Đưa công ty phát triển bền vững và mạnh mẽ.

2


1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức
Tính tới nay, tại trụ sở chính của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản
tại Hà Nội có bộ máy tổ chức bao gồm: Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc, các phòng
Kinh doanh Xuất nhập khẩu, phòng hành chính tổng hợp, phòng tư vấn dịch vụ, phòng
kỹ thuật, bảo hành và sữa chữa, phòng kế toán.
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy
Hội đồng Quản trị
Ban Giám đốc

Phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu 1 Phòng hành chính tổng hợp

Phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu 2

Phòng kế toán

Phòng tư vấn
dịch vụ

Phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu

3 Kỹ thuật, Bảo hành và sửa chữa
Phòng

Phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu 4

(Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp)
* Vị trí thực tập: Phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu 2
1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật và mạng luới kinh doanh
1.4.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Công ty đã trang bị cơ sở vật chất đầy đủ cho các phòng ban. Có các trang thiết
bị cho giám đốc, phòng lễ tân, phòng làm việc như: bàn ghế, máy vi tính, điều hòa, tủ
lạnh, bình nước lọc, điện thoại bàn,..

3


Bảng 1: Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty cổ phần
Xuất nhập khẩu Khoáng sản
Thiết bị
Số lượng
Điện thoại cố đinh
9
Máy photocoppy
3
Máy in
3
Máy tính để bàn
19
Máy fax
2

Điều hoà
8
Bên cạnh đó để phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, công ty trang bị
nhiều ô tô tải, kho bãi rộng để vận chuyển, dự trữ hàng hóa với các thiết bị, máy móc
chuyên dụng như xe đẩy, xe tải, camera giám sát,…
1.4.2. Mạng lưới kinh doanh
Qua quá trình hình thành và phát triển hàng chục năm, Công ty đã xuất khẩu
hàng hóa ra các thị trường như Mỹ, Tây Ban Nha,.. và nhập khẩu hàng hóa phục vụ
nhu cầu trong nước. Như vậy Công ty cần có mạng lưới kinh doanh rộng khắp, cụ thể:
- Văn phòng giao dịch: Tầng 6, tòa nhà Machinco, 444 Hoàng Hoa Thám, quận
Ba Đình, Hà Nội.
- Chi nhánh:
+ Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
+ Chi nhánh Hải Phòng

4


2. CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CÔNG TY
2.1. Chính sách quản lý vốn
- Bảo toàn nguồn vốn chủ sở hữu, sử dụng hiệu quả nguồn lực vốn phát hành
thêm cổ phiếu tăng vốn điều lệ để tăng năng lực tài chính của công ty
- Tìm mọi biện pháp tích cực thu hồi công nợ tồn đọng và lên phương án cơ cấu
lại tài sản lấy vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh
- Cố gắng duy trì các hạn mức tín dụng của ngân hàng đã phê duyệt
- Thực hiện tiết kiệm trong chỉ tiêu và quản lý chặt chi phí sản xuất kinh doanh
2.2. Chính sách quản lý nguồn nhân lực
* Chính sách lương:
Bảng 2: Số lượng lao động và chế độ lương hàng tháng
Chỉ tiêu

Số lượng lao động
Quỹ lương
Thu nhập bình
quân/người/tháng

2015
32
4.12 tỷ
10 triệu đồng

2016
35
4.43 tỷ đồng
10.6 triệu đồng

2017
35
4.94 tỷ đồng
11.7 triệu đồng

(Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp)
* Thời gian làm việc: Công ty tổ chức làm việc 8h/ngày, 6 ngày/tuần, nghỉ trưa
1h. Khi có yêu cầu về tiến độ kinh doanh thì nhân viên Công ty có trách nhiệm làm
thêm giờ và Công ty có những quy định đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo
quy định của Nhà nước và đãi ngộ thoả đáng cho nhân viên.
* Chính sách về bảo hiểm và phúc lợi: Công ty tham gia đầy đủ chế độ bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm bắt buộc cho tất cả nhân theo quy định của Nhà
Nước. Nhân viên Công ty khi gặp khó khăn đột xuất, ma chay, hiếu hỉ hay đau ốm, …
đều được quan tâm thăm hỏi và giúp đỡ
* Chính sách về đào tạo nhân lực:

Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một nhiệm vụ quan trọng, cần
tiếp tục đẩy mạnh việc đánh giá đào tạo bồi dưỡng cán bộ nhân viên đáp ứng với nhu
cầu của công việc.
Rà soát, hoàn thiện quy chế các chính sách về tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ phù
hợp với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực và nguồn lực tài chính của công ty nhằm
mục tiêu khuyến khích thu hút người lao động giỏi làm việc hiệu quả. Xây dựng tiêu
chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc gắn với đãi ngộ.
Hạn chế tuyển dụng cán bộ mới mà chủ yếu thuyên chuyển, điều động nội bộ
đảm bảo hoạt động kinh doanh tốt nhất bổ sung các vị trí then chốt để mở rộng ngành
hàng mới.
Tăng cường công tác đào tạo đi đôi với đánh giá mức độ hoàn thành công việc
5


thông qua các chỉ tiêu đo lường chi tiết
2.3. Chính sách quản trị điều hành và quản trị rủi ro
Thực hiện tốt công tác quản trị doanh nghiệp theo hướng của một công ty niêm
yết, không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng quản trị trên cơ sở tuân
thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật và điều lệ, quy chế, quy định của công ty
 Thường xuyên kiểm tra giám sát Ban Giám đốc trong việc thực hiện các nghị
quyết của Đại hội đồng Cổ đông, Nghị quyết của Hội đồng quản trị
Giám sát việc thực hiện các quy chế quy định nhằm hạn chế rủi ro nâng cao hiệu
quả hoạt động
Thường xuyên rà soát các quy chế quy định của công ty, sửa đổi bổ sung phù hợp
với quy định của pháp luật và nhu cầu Quản trị Công ty hiệu quả
Xây dựng và hoàn thiện các bộ chỉ tiêu đánh giá nhân viên chỉ tiêu quản trị rủi ro.
Tiếp tục duy trì và hoàn thiện quy trình tác nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008.
2.4. Chính sách kinh doanh
* Chính sách quảng cáo
Đội ngũ nhân viên với năng lực chuyên môn về marketing sẽ quảng cáo và giới thiệu

các mặt hàng mà Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu như: nguyên vật liệu khoáng sản, các
loại quặng và tinh quặng kim loại; hoá chất; thiết bị; nguyên vật liệu xây dựng;… đến các
công ty đối tác có nhu cầu và thu hút thêm vốn đầu tư vào Công ty.
* Chính sách chất lượng
- Chỉ cung cấp sản phẩm bán ra chính Hãng, mới 100%, đúng xuất xứ hàng nhập
khẩu. Bảo hành 12 tháng - 2 năm. Hướng dẫn sử dụng, chuyển giao công nghệ, cài đặt
phầm mềm miễn phí.
- Khuyến mại cạnh tranh (theo quy định Công ty).
* Chính sách cạnh tranh
Công ty luôn cố gắng tạo mối quan hệ tốt và duy trì quan hệ đối với những khách
hàng lâu năm nhằm giữ vững những mối hàng thân thiết. Ngoài ra công ty còn mở
rộng quy mô hoạt động, cung cấp hàng hóa và cung ứng dịch vụ, phát triển nhiều
ngành nghề hàng hóa dịch vụ khác nhau để cạnh tranh với các Công ty khác nhưng
vẫn đảm bảo sự phát triển chung.

6


3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ THỊ TRƯỜNG
CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN 2014-2017
3.1. Thực trạng hoạt động thương mại
3.1.1. Hoạt động bán hàng của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản
* Những mặt hàng chủ yếu:
Trong những năm gần đây, ngoài hoạt động kinh doanh chính là xuất nhập khẩu
khoáng sản là kim loại, quặng kim loại, than đá, công ty đã có nhiều sản phẩm khác
cung cấp ra thị trường như: Trạm khí tượng tự động (RM Young-Mỹ, Geonica-Tây
Ban Nha, Gill – Anh, Novalynx (Mỹ)); Thiết bị quan trắc gió đứt – phục vụ sân bay
(TOA Technology-Mỹ, …); Các trạm quan trắc môi trường; Thiết bị ra đa thời tiết;
Thiết bị xác định Coliform trong nước.; Các hệ thống đồng bộ soi, chụp mạch và tim,
số hóa nền (DSA); Hệ thống chụp mạch 1 bình điện; Máy chụp X-quang di động, Máy

siêu âm, Máy thở…; Các thiết bị phân tích cao trong phòng thí nghiệm; Các thiết bị
chuẩn và thiết bị kiểm định; Các thiết bị đo và thăm dò biển; Nguyên liệu sản xuất
nhựa, giấy, sắt thép…
* Khách hàng chủ yếu
- Các trường Đại học: Trường Đại học khoa học tự nhiên - Đại học Quốc Gia Hà
Nội; Trường Đại học Huế; Trường Đại học Nha Trang; Trường Đại học Cần Thơ;
Trường Đại học Mỏ địa chất; Trường Đại học Y Tế Công Cộng ; Đại học Bách Khoa
Hà Nội; Học Viện Kỹ thuật Quân Sự; Đại học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh; Đại
học Y Dược Đà Nẵng.
- Các Sở: Sở Tài nguyên môi trường Quảng Ninh; Sở Y Tế Thái Nguyên; Sở Y
Tế Hậu Giang; Sở tài nguyên môi trường Hà Nội; Sở khoa học và công nghệ tỉnh Bình
Dương; Sở y tế Bình Định; Sở y tế Đà Nẵng; Sở y tế Quảng Nam…
- Các cơ quan khí tượng: Trung tâm mạng lưới khí tượng thuỷ văn và môi
trường; Các Đài khí tượng thuỷ văn các khu vực.
- Các Bệnh Viện, Trung tâm y tế: Bênh Viện Bạch Mai, Bệnh Viên Tim Hà Nội,
Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An, Bệnh viện tâm thần TW1; Bệnh viện Bãi Cháy; Bệnh
viện E; Bệnh viện lao và bệnh viện phổi tỉnh Tuyên Quang; Bệnh viện TW Huế; Bệnh
viện Đa Khoa Thốt Nốt; Bệnh viện Chợ Rẫy;…
- Các Tổng cục, Cục, Viện, Trung tâm và các cơ quan: Cục cảnh sát biển; Tổng
Cục Cảnh Sát –BCA; Cục bức xạ an toàn hạt nhân; Cục thú y; Viện hạt nhân; Viện Địa
Chất, Viện hóa học, Viện Thủy Sản KVIII; Đoàn đo đạc biên và vẽ hải đồ - Bộ Quốc
Phòng, Tổng cục công nghiệp Quốc Phòng; Trung tâm thí nghiệm Địa Chất, Trung tâm
kiểm nghiệm Tuyên Quang, Bảo tàng thiên nhiên, Công ty TNHH MTV Thông tin M3
3.1.2. Hoạt động mua hàng của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản
7


Công ty chuyên nhập khoáng sản trong nước, bao gồm kim loại, kim loại màu,
quặng kim loại, than đá,… từ các khu mỏ địa chất, khu khai thác công nghiệp khoáng
sản ở các tỉnh, thành phố như Thái Nguyên, Lâm Đồng, Gia Lai, Bình Phước và dọc

ven biển Việt Nam. Bên cạnh đó, do tài nguyên khoáng sản trong nước đang ngày càng
suy giảm, Công ty cũng thực hiện nhập khẩu than đá ở các thị trường Indonesia,
Australia, Nga để phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhu cầu sử dụng
trong nước.
Ngoài ra, Công ty còn cung cấp hàng hóa phục vụ cho các đối tượng khách hàng
giữ vai trò trong các ngành, lĩnh vực quan trọng của đất nước như các trường Đại học,
Sở, bệnh viện,… nên Công ty chuyên nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài như từ Mỹ,
EU, Tây Ban Nha, Thụy Điển… để đảm bảo chất lượng tốt nhất.
3.1.3. Hoạt động dự trữ của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản
Do chuyên xuất nhập khẩu nên Công ty cũng thực hiện hoạt động dự trữ hàng
hóa, khoáng sản, thiết bị,… tuy nhiên số lượng dự trữ không nhiều, tỷ lệ dự trữ khoảng
10-15%, đặc biệt là đối với các mặt hàng có vòng quay vốn chậm như gỗ, đá,… hay
những thiết bị có giá trị cao, phải nhập khẩu từ nước ngoài để nghiên cứu, sử dụng
trong các bệnh viện, sở,… Điều này giúp công ty hạn chế được hàng tồn kho, hao mòn
tài sản, chi phí cho dự trữ hàng hóa và đẩy nhanh quá trình lưu thông.
3.1.4. Phương thức bán hàng
Công ty hoạt động kinh doanh cả về bán buôn và bán lẻ. Trong đó:
- Bán buôn: kim loại, quạng kim loại; máy móc, động cơ; đồ dùng gia đình;
lương thực thực phẩm; nguyên vật liệu xây dựng;…
- Bán lẻ: Lương thực thực phẩm; thuốc lá, thuốc lào; thiết bị nghe nhìn;…
3.1.5. Kết quả hoạt động thương mại
Trong giai đoạn 2015-2017, nền kinh tế nước nhà ngày càng phát triển đi đôi với
hội nhập kinh tế toàn cầu, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa ngày càng đước đẩy
mạnh ở các ngành nghề, doanh nghiệp nói chung và Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu
Khoáng sản nói riêng. Hàng năm Công ty đều lập báo cáo tài chính nhằm đánh giá quá
trình hoạt động kinh doanh sau một năm về doanh thu, chi phí và lợi nhuận.

8



Bảng 3: Kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần
Xuất nhập khẩu Khoáng sản (2015 – 2017)
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu

2015

Tổng
525795,2
doanh thu
Tổng chi
515425,1
phí
Lợi nhuận 8079,4
sau thuế

2016

2017

881353,8

So sánh thực
hiện 2016/2015
Chênh
Tỉ lệ
lệch
(%)
287615,5 54,7


So sánh thực
hiện 2017/2016
Chênh Tỉ lệ
lệch
(%)
67943,1 12,1

813410,7
802619,6

869769,7

287194,5

55,7

67150,1 8,4

8522,9

9267,3

443,5

5,5

744,4

8,7


(Nguồn: Phòng Kinh doanh)
Nhận xét: Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy:
- Về tổng doanh thu: Tổng doanh thu của Công ty năm 2016 so với 2015 tăng
287615,5 triệu đồng hay tăng 154,7%; năm 2017 so với 2016 tăng 67943,1 triệu đồng
hay tăng 112,1%.
- Về tổng chi phí: Tổng chi phí của Công ty năm 2016 so với 2015 tăng
2871994,5 triệu đồng hay tăng 155,7%; năm 2017 so với 2016 tăng 67150,1 triệu đồng
hay tăng 108,4%.
- Về lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2016 so với 2015
tăng 443,5 triệu đồng hay tăng 105,5%; năm 2017 so với 2016 tăng 744,4 triệu đồng
hay tăng 108,7%.
Như vậy trong ba năm qua, nhìn chung Công ty đã không ngừng tăng trưởng
trong hoạt động kinh doanh, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng trong năm 2017 so với 2016
thấp hơn của năm 2016 so với 2015. Công ty cần có sự cố gắng phát triển hơn nữa để
tận dụng các điều kiện sẵn có và ứng phó với nhưng biến động của thị trường trong
nước cũng như trên thế giới.
3.2. Thực trạng thị trường của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản
3.2.1. Hoạt động cung ứng hàng hóa
Trong suốt quá trình hoạt động và phát triển, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu
Khoáng sản có rất nhiều danh mục hàng hoá trong lịch vực xuất nhập khẩu không chỉ
riêng về khoáng sản mà còn cả về thiết bị, hoá chất, nguyên vật liệu xây dựng, lương
thực thực phẩm,… Công ty đã mở rộng việc cung ứng hàng hóa cho nhiều đối tượng,
thị trường khác nhau như: thị trường nước ngoài: Mỹ, Nga, châu Âu,...; thị trường
trong nước: các trường Đại học, các Sở, các Tổng cục, cục, các bệnh viện;... Trong đó,
9


thị trường trong nước vẫn đóng vai trò quan trọng trong tổng doanh thu của Công ty.

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Biểu đồ 1: Tỷ trọng doanh thu theo thị trường của
Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản (2015-2017)
Nhận xét: Qua biểu đồ trên có thể thấy rằng trong giai đoạn 2015-2017, doanh
thu từ thị trường trong nước vẫn giữ tỉ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu của Công
ty: năm 2015 là 66,1%, năm 2016 là 59,7%, năm 2017 là 62,6% . Tuy nhiên trong hai
năm gần đây doanh thu từ thị trường nước ngoài đang dần tăng lên do quá trình hội
nhập kinh tế ngày càng tăng.
3.2.2. Cầu về sản phẩm
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu khoáng sản cung ứng hàng hóa phục vụ cho
nhu cầu của nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Nhu cầu của khách hàng là rất lớn,
từ đối tác nước ngoài đến các cơ quan quan trọng cùng với người tiêu dùng cả nước
nên Công ty luôn cố gắng xuất, nhập khẩu hàng hóa với số lượng và chất lượng phù
hợp, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Ngoài những khách hàng gắn bó lâu năm thì hàng năm Công ty vẫn có thêm
những đối tác, khách hàng khác có nhu cầu sử dụng sản phảm và dịch vụ do Công ty
cung cấp.

10


3.2.3. Đối thủ cạnh tranh
Thị trường luôn có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề với
nhau, Công ty cũng phải chịu sự cạnh tranh từ các các đối thủ khác như: Công ty Cổ
phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản Nhật Thăng, Công ty Cổ phần Khai thác và xuất
nhập khẩu khoáng sản Thiên Long, Công ty TNHH Khai thác chế biến khoáng sản Núi
Pháo, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Khoáng sản Việt Nam,... Điều này có ảnh
hưởng không nhỏ tới doanh thu, lợi nhuận và mạng lưới hoạt động của Công ty.

11



4. TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG CỤ VÀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ, THƯƠNG MẠI
HIỆN HÀNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU KHOÁNG SẢN
4.1. Tác động của chính sách tỷ giá hối đoái
Trong giai đoạn hiện nay, tỷ giá hối đoái của Việt Nam tương đối ổn định trong
bối cảnh chịu sức ép từ những biến động khó lường trên thị trường quốc tế nhờ việc
điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước. Đặc biệt từ đầu năm 2016, Ngân hàng Nhà
nước thực hiện công bố tỷ giá trung tâm biến động linh hoạt hàng ngày theo sát diễn
biến thị trường trong, ngoài nước và phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ đã giúp
hạn chế các cú sốc bên ngoài và giảm tâm lý găm giữ ngoại tệ, hỗ trợ cho sự ổn định
của tỷ giá và thị trường ngoại tệ.
Với hoạt động kinh doanh chủ yếu là xuất nhập khẩu, tỷ giá hối đoái ổn định tạo rất
nhiều điều kiện thuận lợi trên thị trường cho Công ty phát triển mạnh mẽ và thu lợi nhuận
cao biểu hiện qua lợi nhuận sau thuế của Công ty liên tục tăng trong ba năm gần đây.
4.2. Tác động của chính sách thuế
* Thuế xuất nhập khẩu:
Do tình hình tài nguyên thiên nhiên trong nước đang ngày càng suy giảm do khai
thác ồ ạt, quá mức dẫn đến kiệt quệ; vấn đề ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động
nên Bộ Tài chính đã có những quyết định về việc không giảm thuế xuất nhập khẩu đối
với khoáng sản như than, quặng sắt, titan… Quyết định này tác động đến tình hình
hoạt động và doanh thu của các Công ty khai thác khoáng sản cũng như Công ty cổ
phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản trong giai đoạn này.
* Thuế thu nhập doanh nghiệp
Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp đã giảm mức thuế suất phổ thông từ mức
25% xuống 22% từ ngày 01/01/2014 và theo mức 20% từ ngày 01/01/2016, áp dụng
đối với công ty có tổng doanh thu năm liền trước lớn hơn 20 tỷ đồng. Việc điều chỉnh
chính sách tài khóa năm 2017 theo hướng thực hiện các biện pháp miễn, giảm, dãn
thuế đối với một số sắc thuế, khoản thu ngân sách nhà nước đã hộ trợ và trực tiếp giúp
các doanh nghiệp nói chung cũng như Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản

nói riêng, giảm bớt khó khăn trước mắt trong hoạt động cung ứng dịch vụ, sản phẩm.
4.3. Tác động của các chính sách xuất nhập khẩu khoáng sản
Nhà nước, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Tổng cục thuế, Tổng cục Hải quan
đã ban hành rất nhiều chính sách, quyết định liên quan đến hoạt động xuất nhập
khẩu. Cụ thể trong những năm gần đây là:

12


- Thông tư số 41/2012/TT-BCT: Quy định về xuất khẩu khoáng sản, gồm các nội
dung về: phạm vi, đối tượng áp dụng, điều kiện, thủ tục xuất khẩu khoáng sản,…
- Thông tư số 12/2016/TT-BCT: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
41/2012/TT-BCT ngày 21 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy
định về xuất khẩu khoáng sản. Theo đó, trước khi làm thủ tục xuất khẩu, doanh
nghiệp phối hợp cùng cơ quan Hải quan lấy mẫu phân tích cho từng lô hàng xuất khẩu
để làm căn cứ xác định chất lượng. Việc phân tích mẫu thực hiện tại phòng thử nghiệm
đạt tiêu chuẩn VILAS. Bên cạnh đó, đối với khoáng sản chuyển ra nước ngoài để phân
tích, nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ: Doanh nghiệp có văn bản gửi Bộ Công
Thương, kèm theo hồ sơ liên quan: Báo cáo về sự cần thiết phân tích, nghiên cứu, thử
nghiệm công nghệ; Phương án xử lý đối với sản phẩm sau khi nghiên cứu, thử nghiệm;
Hợp đồng hoặc văn bản hợp tác nghiên cứu thử nghiệm, chuyển giao công nghệ; Hồ
sơ chứng minh nguồn gốc khoáng sản.
Bên cạnh đó còn có các Công văn số 3708/TCHQ-GSCL, Công văn số
10813/TCHQ-GSQL nhằm triển khai và giải quyết các vướng mắc trong Thông tư số
12/2016/TT-BCT để đảm bảo việc thực hiện hoạt động xuất khẩu khoáng sản trên
phạm vi cả nước.
Các chính sách trên vừa tạo điều kiện cũng vừa có thể gây một số khó khăn cho
Công ty trong quá trình xuất khẩu khoáng sản về thủ tục cũng như ảnh hưởng tới số
lượng, thời gian xuất khẩu hàng hóa của Công ty.


13


5. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT
Tuy là một doanh nghiệp xuất nhập khẩu khoáng sản, thiết bị máy móc, hàng hóa
tiêu dùng lớn trong nước nhưng do biến động của thị trường và nền kinh tế đã đặt ra
cho Công ty nhiều vấn đề cần phải giải quyết để tăng doanh thu và nâng cao vị thế trên
thị trường.
* Nguồn hàng có sự suy giảm
Tài nguyên thiên nhiên trong nước ngày càng cạn kiệt, đặc biệt là than đá nên
Công ty phải nhập khẩu thêm từ nước ngoài làm gia tăng chi phí kinh doanh.
Việc kinh doanh gạo cần vốn lớn, nhu cầu gạo từ đối tác không chắc chắn, đầu ra
gặp nhiều khó khăn tiềm ẩn nguy cơ tồn kho lớn.
Vòng quay vốn chậm chủ yếu là mặt hàng gỗ và đá do thời gian cho một vòng
quay của mặt hàng này lên đến 6 - 9 tháng.
Giá cả các nguyên vật liệu đầu vào vẫn tăng cao đã làm ảnh hưởng không nhỏ
đến hiệu quả kinh doanh của công ty.
* Cạnh tranh:
Dù mạng lưới kinh doanh lớn, các sản phẩm xuất nhập khẩu đa dạng, Công ty
vẫn chưa phát huy được hết thế mạnh của mình trong cạnh tranh. Thị trường hiện nay
có rất nhiều đối thủ cả trong và ngoài nước, trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh. Bên
cạnh đó, các khách hàng đem lại doanh số lớn cho phòng xuất nhập khẩu chuyển
hướng kinh doanh tìm đối tác mới có các chính sách về giá và ưu đãi cạnh tranh hơn
của Công ty.
* Khó khăn trong huy động vốn và kinh doanh
Công ty hoạt động thương mại chiếm tỉ trọng lớn, đầu ra dựa vào vốn ngân sách
nhà nước, nguồn vốn sử dụng chủ yếu là vốn vay, chi phí vốn ở mức cao, tiếp cận với
vốn vay ngân hàng là kênh huy động vốn chính luôn gặp khó khăn
Công ty chủ yếu kinh doanh thương mại thuần túy, chưa có hoạt động thu mua
chế biến làm nguồn hàng. Do vậy việc đẩy mạnh hoạt động sẽ đạt được mục đích tăng

doanh thu kim ngạch nhưng hiệu quả nói chung chưa cao
Các bạn hàng của công ty gặp khó khăn về tài chính, do đó việc cho vay thắt lại,
chặt chẽ hơn đã gây khó khăn trong huy động vốn và kinh doanh của công ty.

14


6. ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
Qua quá trình thực tập, nghiên cứu cũng như nhận thức về kết quả hoạt động
kinh doanh thành tựu đạt được cũng như hạn chế, thiếu sót cần phải khắc phục để công
ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản phát triển mạnh mẽ và bền vững trong thời kì
kinh tế trong và ngoài nước có nhiều biến động bất thường như hiện nay, em xin đề
xuất 01 đề tài nghiên cứu khoá luận như sau:
Đề tài 1: Nâng cao khả năng xuất khẩu khoáng sản đã qua chế biến của Công ty
cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản.

15



×