Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Báo cáo thực tập Khoa kinh doanh quốc tế tại CÔNG TY cổ PHẦN dược PHẨM VIỆT NAM VNA PHARM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.49 KB, 18 trang )

MỤC LỤC

1

1


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

2

2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt
VNA-PHARM., JSC
CHLB Đức
CSKH
PTTT
TCKT

TTNK
GTNK
TT
TL
SL
VNĐ
TSCĐ
Vốn CSH
TSDH


TSNH
Tiêu chuẩn Bio
Tiêu chuẩn IFS
Tiêu chuẩn HACCP
GPNK

3

Nội dung
Vietnam Pharmaceutical Joint Stock Company
Cộng hòa Liên bang Đức
Chăm sóc khách hàng
Phát triển thị trường
Tài chính Kế toán
Giám Đốc
Thị trường nhập khẩu
Giá trị nhập khẩu
Tỷ trọng
Tỷ lệ
Số lượng
Việt Nam đồng
Tài sản cố định
Vốn chủ sở hữu
Tài sản dài hạn
Tài sản ngắn hạn
Thực phẩm hữu cơ
Thực phẩm quốc tế
Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
Giấy phép nhập khẩu


3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VIỆT
NAM VNA-PHARM

1.1. Khái quát quá trình hình thành phát triển và chức năng nhiệm vụ của Công ty
Cổ phần dược phẩm Việt Nam VNA-PHARM
Công ty Cổ phần Dược phẩm Việt Nam, được thành lập vào ngày 16/01/2007, có
tên giao dịch quốc tế là Vietnam Pharmaceutical Joint Stock Company, viết tắt là
VNA-PHARM., JSC - thuộc hệ thống của Tổng Công ty Đầu tư Dược phẩm Việt
Nam. Với định hướng trở thành nhà phân phối uy tín trong lĩnh vực hàng dược phẩm
và thực phẩm dinh dưỡng chất lượng.
Trên chặng đường phát triển của mình, mốc son đánh dấu sự phát triển vượt bật
của VNA-PHARM chính là các hệ thống, các chi nhánh, văn phòng đại diện được khai
trương và đi vào hoạt động khắp các tỉnh thành trên cả nước. Đây là những cánh tay
vươn dài của công ty chinh phục niềm tin của người Việt Nam dân trên khắp dọc dải
đất hình chữ S.
+ Đại chỉ: 17T2 Hapulico Complex, số 1 Nguyễn Huy tưởng, Quận Thanh Xuân,
Hà Nội.
+ Điện thoại: 043 772 5399 – Fax: 043 568 2961.
+ Email:
+ Website: .
+ Logo: (xem hình ở phần DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO)

1.2. Lĩnh vực kinh doanh
Công ty Cổ phần Dược phẩm Việt Nam là doanh nghiệp chuyên nhập khẩu và
phân phối các mặt hàng thuộc lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm
chức năng chất lượng cao.


1.3. Cơ cấu tổ chức
Đặc điểm tổ chức bộ máy của công ty:

4


- Hội đồng quản trị: là các cổ đông của công ty, thực hiện các công việc của hội đồng
-

quản trị là ban tổng giám đốc.
Ban tổng giám đốc: gồm có 1 tổng Giám đốc và 3 phó tổng giám đốc. Tổng giám đốc
là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả hoạt

-

động của công ty cũng như thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước.
Ban kiểm soát: hỗ trợ cũng như kiểm tra tiến độ làm việc và hiệu quả công việc của

-

toàn bộ công ty.
Giám đốc của các miền là người trực tiếp đại diện công ty tại từng khu vực, trực tiếp

-

quản lý nhân viên và cũng chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh.
Phòng chăm sóc khách hàng (CSKH): tư vấn trực tiếp cho người tiêu dùng qua điện
thoại nhằm giải đáp những thắc mắc cho người tiêu dùng, nhập và kiểm tra các số liệu

-


về thông tin khách hàng cũng như giải quyết các khiếu nại.
Phòng phát triển thị trường (PTTT): tham mưu, giú cho giám đốc trong lĩnh vực định

-

hướng kinh tế, quy hoạch phát triển dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.
Phòng thu mua: hỗ trợ công ty mua được nguồn cung ứng với giá rẻ nhất, chất lượng
tốt nhất, cung ứng kịp thời nhất, cùng phối hợp với bộ phận sản xuất, kinh doanh đem

-

lại nguồn lợi nhuận tối đa cho công ty và đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Phòng kinh doanh: bán hàng và giới thiệu, phân phối hàng hóa của công ty đến các đại

-

lý, siêu thị, cửa hàng…, thực hiện việc đáp ứng nhu cầu của thị trường
Phòng Marketing chịu trách nhiệm về các hoạt động xúc tiến bán hàng cũng như hình
ảnh thương hiệu của công ty, thực hiện giới thiệu sản phẩm và tiếp cận thị trường để

-

đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng một cách tích cực hơn.
Ban đầu tư: tham mưu giúp việc cho Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty trong việc
thực hiện trách nhiệm quản lý về đầu tư xây dựng của Công ty đối với các dự án đầu

-

tư của Công ty.

Phòng tài chính kế toán (TCKT): là bộ phận giám sát tình hình thu chi cho hội đồng

-

quản trị, chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác kế toán, thống kê và quản lý tài chính.
Phòng logictic: quản lý hàng hóa và điều động hàng hóa sao cho hàng tồn thực tế là

-

hợp lý, vận chuyển hàng hóa tới các đại lý là nhà phân phối trung gian.
...... (Xem hình ở trang bên)

5


Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Dược phẩm Việt Nam

Nguồn: Công ty Cổ phần Dược phẩm Việt Nam

1.4. Nhân lực của đơn vị
Nhìn chung, trong 3 năm qua (2014 – 2016) nguồn nhân lực của Công ty Cổ
phần Dược phẩm Việt Nam có sự thay đổi rõ rệt:
+ Tổng số lượng lao động: tăng trung bình 12%/năm. Cụ thể: năm 2014 tăng lên
đến 285 người, năm 2015 là 328 người và năm 2016 đạt 374 người.
+ Tình hình lao động phòng thu mua
Bảng 1.2: Tình hình lao động phòng thu mua của công ty năm 2014 - 2016

Năm 2013

Tổng


6

Năm 2014

Năm 2015

Số lượng

Tỉ lệ %

Số lượng

Tỉ lệ %

Số lượng

Tỉ lệ %

285

100

328

100

374

100



Nhân viên
thu mua

14

4,91

23

7,01

30

8,02

Khác

271

95,09

305

92,99

344

91,98


Nguồn: Phòng nhân sự Công ty Cổ phần Dược phẩm Việt Nam

7


+ Tình hình lao động phân theo trình độ:
Bảng 1.1: Tình hình lao động phân theo trình độ của công ty năm 2014 - 2016

Trình độ
Sau đại học
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Phổ thông
Tổng

Năm 2014
Số lượng Tỉ lệ %
16
5,61
60
21,05
56
19,65
69
24,22
84
29,47
285

100

Năm 2015
Năm 2016
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
20
6,09
26
6,95
82
25
142
37,97
71
21,65
66
17,65
98
29,89
95
25,40
58
17,37
45
12,03
328
100

374
100
Nguồn: Báo cáo thường niên của công ty

1.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Công ty có tổng cộng 3 văn phòng và 4 nhà kho với tổng diện tích của văn phòng
là 1230m2 và diện tích nhà kho là 780m2. Với diện tích của văn phòng và diện tích kho
hàng như trên thì công ty đảm bảo đủ lượng hàng tồn cần thiết. Bộ phận logictic có 17
chiếc xe với trọng tải 1 tấn để vận chuyển hàng hóa từ kho bãi đến các điểm cần thiết.
Bảng 1.3: Tình hình cơ sở vật chất kĩ thuật của công ty năm 2016
(Đơn vị đồng)
TT
I
1
2
3
4
II

Nguyên giá
GT (VNĐ)
TT (%)
TSCĐ hữu hình
39.194.909.517
79,01
Nhà cửa, vật kiến trúc
21.220.124.012
54,14
Máy móc thiết bị
14.682.413.105

37,46
Dụng cụ quản lý
548.728.733
1,40
Phương tiện vận tải
2.704.448.756
6,90
TSCĐ vô hình
10.344.487.469
20,99
Tổng cộng
49.604.475.212
100
Nguồn: Phòng TCKT của Công ty Cổ phần Dược phẩm Việt Nam.
Tên tài sản

Qua bảng 1.3 ta thấy Công ty đầu tư sở hữu về tài sản cố định khá lớn. Tổng
nguyên giá tài sản cố định là 49.604.475.212 VNĐ - là một khoản đầu tư nhà cửa, máy
móc và phương tiện rất lớn trong đó tài sản về nhà cửa vật kiến trúc chiếm tỉ trọng lớn
nhất. Ngoài ra, nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm, VNA-PHARM đã xây dựng

8


hệ thống kho đạt tiêu chuẩn tại thành phố Hà Nội: Kho C3 – ngõ 81 – Đức Giang –
Long Biên – Hà Nội. Hệ thống kho của VNA-PHARM được cấp giấy chứng nhận cơ
sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm do Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Bộ Y tế cấp.

1.6. Tài chính của đơn vị
Bảng 1.3: Tình hình nguồn vốn của công ty giai đoạn 2014 - 2016

(Đơn vị đồng)
TĐPT
STT

Chỉ tiêu

Năm 2014
(VNĐ)

Năm 2015
(VNĐ)

Năm 2016
(VNĐ)

BQ
(%)

Vốn theo
I

nguồn hình

109.958.388.225

138.519.479.735

155.160.581.550

118,79


1
2

thành
Nợ phải trả
Vốn CSH
Vốn theo

2.737.120.898
107.221.267.327

17.182.630.727
121.336.876.008

17.783.825.122
137.376.756.428

254,90
113,19

II

mục đích sử

109.958.388.225

138.519.479.735

155.160.581.550


118,79

1
2

dụng
TSDH
TSNH

30.026.823.761
79.931.564.464

29.873.895.840
108.645.583.895

29.200.592.871
125.959.988.679

98,61
125,53

Nguồn: Phòng TCKT của Công ty Cổ phần Dược phẩm Việt Nam.
Qua thống kê tài chính của công ty, ta thấy sau nhiều thập kỉ hoạt động, tài
chính của công ty đã đi vào ổn định và có nhiều khởi sắc. Công ty đã đạt được một số
thành công trong việc quản lý sử dụng vốn, khả năng huy động vốn tốt nhờ biện pháp
nhằm nâng cao sức mạnh tài chính như : thanh lý các hàng hóa ứ đọng, các thiết bị đã
quá cũ nát, thành lập hội đồng mua bán nguyên vật liệu, thường xuyên kiểm soát công
nợ, thực hiện đúng các nguyên tắc tài chính, có biện pháp thu nợ, đáo nợ của khách
hàng đầu tư và phát triển. Công tác hạch toán nội bộ cũng được quan tâm và thực hiện

đều đặn.

9


CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VIỆT NAM VNA-PHARM

2.1. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần dược phẩm Việt
Nam VNA-PHARM
Các sản phẩm do công ty cổ phần Dược phẩm Việt Nam nhập khẩu và phân phối
tại thị trường Việt Nam đều là các sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu, là
những dòng sản phẩm cao cấp, được sản xuất và kiểm soát chất lượng theo hệ thống
tiêu chuẩn chặt chẽ của quốc gia sở tại và Việt Nam.
Dòng sản phẩm sữa Physiolac của Gilbert đến với Việt Nam không những được
sự kiểm soát ngoặc nghèo của chính quyền Pháp qua tiêu chuẩn như Bio – Thực phẩm
hữu cơ; Tiêu chuẩn IFS – Thực phẩm quốc tế; Tiêu chuẩn HACCP – Quản lý chất
lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, ISO – 13485:2004, ISO – 14000... mà còn được
kiểm nghiệm rất kỹ của bộ y tế Việt Nam.
Công ty VNA-PHARM đang phân phối các sản phẩm về dinh dưỡng nhập khẩu
trực tiếp từ châu Âu như:

- Sữa Physiolac:
Sản phẩm dinh dưỡng Physiolac là thương hiệu dinh dưỡng cao cấp toàn cầu
của Tập đoàn sản xuất dược phẩm, thực phẩm dinh dưỡng hàng đầu của Pháp – Gilbert
Laboratories dành cho mẹ mang thai và trẻ em từ 0 tới 3 tuổi. Đây là hệ dưỡng chất bổ
sung vi chất thiết yếu cho trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện.

- Sữa Kanny:
Nhập khẩu 100% từ Hà Lan, đạt tiêu chuẩn châu Âu: tiêu chuẩn ISO 22000,

100% nguyên liệu từ sữa bò tươi nguyên chất, không chất phụ gia, bảo quản. Dự trữ
năng lượng cao nhất trên thị trường: 500 Kcal/100 bột sữa. Kanny đã có hơn 50 năm
tuổi đời tại "xứ sở" của những loại sữa Hà Lan, có mặt tại hơn 70 quốc gia trên thế
giới và được đón nhận như là nguồn cung cấp dinh dưỡng phổ biến cho mọi đối tượng
khách hàng.
-

Sản phẩm dược dinh dưỡng Medifood:
Bao gồm Medifood RTH Glutrol 500 và Sản phẩm Medifood Glutrol 1.5 của
nhà sản xuất Korea Medical Foods Co., Ltd Hàn Quốc.

10


-

Dầu olive Mueloliva:
Dầu Olive nguyên chất 100% Mueloliva Virgen Extra - Tây Ban Nha, 100% dầu
olive Vigen Extra (Vigen Extra: là dầu chưa tinh chế, được lấy từ lần ép đầu tiên của
quả ôliu. Ít qua xử lý nhất nên có hương vị tinh khiết nhất).

-

Sữa gạo lứt Berief:
Sữa gạo lứt Berief được nhập khẩu 100% từ Đức nhờ ứng dụng công nghệ
lên men gạo lứt làm tăng giá trị dinh dưỡng lên gấp nhiều lần. Trẻ từ 1 tuổi trở lên có
thể dùng cho bữa ăn dặm, tốt cho hệ tiêu hóa và tránh bệnh phù thủng.
Hình 2.1: Cơ cấu doanh thu các mặt hàng của VNA-PHARM

Nguồn: Phòng TCKT của Công ty Cổ phần Dược phẩm Việt Nam.

Công ty cổ phần Dược phẩm Việt Nam được coi là một trong những doanh
nghiệp lớn của Tổng công ty Dược Việt Nam. Trong thời gian đầu mới thành lập và đi
vào hoạt động công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Trải quan
gần 2 thập kỷ phát triển, qua các thời kì kinh tế khủng hoảng và biến đổi mạnh mẽ, đến
nay, Công ty cổ phần Dược phẩm Việt Nam đã đứng vứng trên thị trường, có thể coi là
một trong những công ty đi đầu so với các công ty con khác thuộc Tổng công ty Dược
Việt Nam. Công ty đã từng bước chấn chỉnh quản lý, khắc phục những yếu kém,
không ngừng đầu tư đổi mới các loại trang thiết bị máy móc, áp dụng quy trình công
nghệ sản xuất tiên tiến để mở rộng sản xuất, tăng năng suất lao động và chất lượng sản
phẩm, hạ giá thành.

11


Bảng 2.1: Tình hình kinh doanh của công ty từ 2014-2016
Đơn vị tính: VNĐ
Doanh thu
Giá vốn
Tổng chi phí

hàng bán
Chi phí
bán hàng
Chi phí
khác

Lợi nhuận
trước thuế
Thuế thu nhập
doanh nghiệp

Lợi nhuận sau
thuế

Năm 2014
153,029,868,768

Năm 2015
189,736,600,224

Năm 2016
291,595,196,172

91,817,921,261

113,841,960,134

174,957,117,703

32,266,945,415

45,916,953,068

72,284,737,761

10,289,432,987

8,445,004,923

19,024,652,456


18,655,569,105

21,532,682,099

25,328,688,252

4,663,892,276

5,383,170,525

6,332,172,063

13,991,676,829

16,149,511,574

18,996,516,189

Nguồn: Báo cáo cuối năm 2014, 2015, 2016 của công ty
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình kinh doanh của công ty qua 3 năm 20142016 có sự tăng trưởng liên tục qua các năm. Cụ thể như sau, năm 2014 doanh thu là
153,029,868,768VNĐ nhưng tới năm 2015 là 189,736,600,224VNĐ tăng 23,98%
tương đương 36,706,731,456 VNĐ so với năm 2014. Tuy nhiên do chi phí bán hàng
năm 2015 cũng tăng 90,3% so với năm 2014 mặc dù chi phí khác giảm làm cho lợi
nhuận sau thuế có tăng nhưng tăng ít, chỉ tăng 14,03% .
Doanh thu năm 2015 tăng so với năm 2014 là do công ty mở rộng thị trường qua
các tỉnh gần các chi nhánh cũng như trụ sở của công ty. Tuy nhiên vì muốn tăng nhận
biết thương hiệu của mình trên thị trường các tỉnh miền Tây Nam Bộ cũng như tăng
doanh thu mở rộng thị trường nên chi phí tại các khu vực này cũng khá cao nên doanh
thu có tăng cao nhưng lợi nhuận sau thuế tăng không nhiều.
Năm 2016 lại tiếp tuc tăng doanh số là 53,68%. Con số này tăng tương đối cao

tương đương 101,858,595,948VNĐ. Giống như năm 2015 doanh thu năm 2016 tăng
nhưng do chi phí tương đối cao nên thu nhập sau thuế cũng tăng không đáng kể.

12


2.2. Hoạt động thương mại quốc tế của Công ty Cổ phần dược phẩm Việt Nam VNAPHARM
2.2.1.
Thị trường nhập khẩu
Về thị trường nhập khẩu, công ty nhập khẩu nhiều từ các thị trường châu Âu
như Pháp, Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha, Hàn Quốc,...
Trong những năm qua, doanh thu nhập khẩu của Cổ phần dược phẩm Việt Nam
VNA-PHARM chiếm phần lớn tỷ trọng trong tổng doanh thu, nó góp phần quan trọng
vào sự ổn định của Công ty. Chính vì vậy, hoạt động nhập khẩu sữa là hoạt động kinh
doanh mang tính chiến lược lâu dài của Công ty.
Bảng 2.2: Tỷ trọng doanh thu nhập khẩu trong tổng doanh thu của
Công ty Cổ phần dược phẩm Việt Nam
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Tổng doanh thu
Doanh thu nhập khẩu
Tỷ trọng doanh thu nhập
khẩu

2014
153,03
143,25

2015
189,74

167,43

2016
291,60
255,91

93,61%

88,24%

87,76 %

Nguồn: Phòng Xuất - Nhập khẩu
Qua số liệu trên ta thấy doanh thu nhập khẩu liên tục tăng qua các năm. Con số
tỉ lệ cụ thể đã được tính như trên. Mặc dù các con số liên tục nhảy vọt nhưng tốc độ lại
không ổn định qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng doanh thu nhập khẩu so với tổng doanh
thu lại giảm nhẹ và ổn định qua các năm, đây là một con số vô cùng đáng ghi nhận.

2.2.2.

Kim ngạch nhập khẩu từng mặt hàng theo thị trường
Hoạt động nhập khẩu mặt hàng sữa của Công ty luôn là một trong những hoạt

động mang tính chiến lược.. Thị trường nhập khẩu chính của Công ty gồm: Pháp, Đức,
Hà Lan, Tây Ban Nha, Hàn Quốc. Giá trị kim ngạch nhập khẩu theo thị trường của
Công ty được thể hiện trong bảng số liệu dưới đây:

13



Bảng 2.3: Giá trị kim ngạch nhập khẩu từng mặt hàng theo thị trường của Công
ty Công ty Cổ phần dược phẩm Việt Nam
Đơn vị tính: tỷ đồng
TTNK
Sữa Physiolac
- Pháp
Sữa Kanny Hà Lan
Medifood Hàn Quốc
Dầu olive
Mueloliva TBN
Sữa gạo lứt Đức
Tổng

2014
GTNK

%

2015
GTNK

88,27

61,62

103,89

31,19

21,77


28,41

1,63

1,14

2,82

10,59

7,39

14,78

11,57

8,08

17,53

143,25

100

167,43

%
62,05
16,97

1,68
8,83

2016
GTNK
178,96
33,27
3,89
21,06

%
69,93
13
1,52
8,23

18,73
10,47
7,32
100
255,91
100
Nguồn: Phòng Xuất - Nhập khẩu

- Sữa Physiolac (số 1,2,3) là sản phẩm chủ đạo và có doanh thu lớn nhất chiếm
trên 60% tổng doanh thu bán hàng của toàn VNA-PHARM. Tỷ trọng sữa Physiolac
tăng đều từ 61,62% năm 2014 lên 69,93% năm 2016.
- Sữa bột Kanny đóng góp trên 13% vào tổng doanh thu bán hàng của công ty.
Tuy nhiên trong ba năm gần đây, tỷ trọng của Kanny giảm đáng kể, giảm từ 21,77%
năm 2014 xuống còn 13% năm 2016 – tức giảm 8,77%.

- Sản phẩm dược dinh dưỡng Medifood: Loại sản phẩm này còn khá lạ và mới so
với người tiêu dùng nên trong ba năm qua, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong toàn doanh thu
của công ty, cụ thể là tăng từ 1,14% năm 2014 lên 1,52% năm 2016.
- Dầu Olive nguyên chất 100% Mueloliva Virgen Extra - Tây Ban Nha chiếm tỷ
trọng hơn 7% so với toàn doanh thu của công ty. Ba năm vừa qua, tỷ trọng của Dầu
oliu có chút biến động nhẹ. Năm 2015, tỷ trọng dầu oliu chiếm 8,83% tăng so với năm
2014 (7,39%), nhưng lại giảm nhẹ khi sang năm 2016 – giảm xuống chỉ còn 8,23%.

14


- Sữa gạo lứt Berief có chút biến động về tỷ trọng trong ba năm qua. Tỷ trọng của
sữa gạo lứt tăng từ 8,08% (năm 2014) lên 10,47% (năm 2015), nhưng đến năm 2016 tỷ
trọng lại giảm xuống chỉ còn 7,32%.

2.3. Quy trình nhập khẩu hàng hóa của Công ty Cổ phần dược phẩm Việt Nam VNAPHARM

2.3.1Xin giấy phép nhập khẩu
Trước khi muốn nhập khẩu Công ty Cổ phần dược phẩm Việt Nam VNAPHARM phải tiến hàng xin giấy phép nhập khẩu tại Cục Quản lý Dược Việt Nam. Khi
hợp đồng mới, bộ phận theo dõi hợp đồng sẽ chuyển cho bộ phận làm đơn hàng để
kiểm tra đơn hàng. Cán bộ kiểm tra đơn hàng xác nhận vào phiếu kiểm soát hợp đồng
xem có Giấy phép nhập khẩu chưa. Nếu chưa có hoặc chưa đủ số lượng tiến hành xin
GPNK. Cuối cùng là nhận GPNK của Cục Quản lý Dược Việt Nam.
2.3.2Mở thư tín dụng L/C (nếu thanh toán bằng L/C)
Hiện nay việc thanh toán hàng hóa nhập khẩu của Công ty chủ yếu được thực
hiện thông qua phương thức tín dụng chứng từ. Trước tiên, Công ty tiến hành mở thư
tín dụng tại ngân hàng đã được quy định trong hợp đồng (thường là Ngân hàng Công
Thương Việt Nam sở giao dịch I số 10 Lê Lai - Hà Nội). Bộ hồ sơ Công ty chuẩn bị để
làm thủ tục mở L/C gồm: Đơn xin mở thư tín dụng nhập khẩu theo mẫu đã quy định,
hợp đồng nhập khẩu, phương án kinh doanh có lãi được duyệt.

2.3.3Thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu
Công ty nhập khẩu theo giá CIF nên việc mua bảo hiểm và thuê phương tiện vận
tải là do bên xuất khẩu thực hiện.
2.3.4Làm thủ tục hải quan
Hiện nay, Công ty Cổ phần dược phẩm Việt Nam VNA-PHARM đã sử dụng
phương thức làm thủ tục hải quan điện tử. Theo đó công ty sẽ đăng ký tờ khai, nhập
thông tin và trình lãnh đạo hải quan để thông quan lô hàng. Sau đó đóng phí hải quan,
lấy tờ khai v.v… làm các bước trong thủ tục hải quan như bình thường.
2.3.5Tiếp nhận và kiểm tra hàng hóa
Việc tiếp nhận và kiểm tra thường tiến hành ở cảng Hải Phòng và ga hàng không
Nội Bài, Gia Lâm. Khi hàng về, công ty chủ động xuất trình cho Hải quan hợp đồng
nhập khẩu, bộ chứng từ nhận hàng, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do người bán
cấp, đồng thời khai báo và làm thủ tục với Hải quan sau đó tiến hành tiếp nhận hàng.
Công ty cùng bộ phận liên quan tiến hành kiểm tra hàng hóa ngay.

15


- Nếu thấy hàng có vấn đề thì cần phải nhờ cơ quan giám định (VINACONTROL) kiểm
tra và cho giấy xác nhận để có cơ sở khiếu nại bên liên quan.
- Nếu không có gì sai sót Công ty làm thủ tục nhận hàng với cảng
2.3.6Làm thủ tục thanh toán
Thủ tục thanh toán tiền hàng nhập khẩu của công ty được thực hiện chủ yếu bằng
thư tín dụng L/C với phí suất thanh toán hiện nay thường là 0,2%
2.3.7Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có)
Nếu phát hiện có lỗi cần khiếu nại, Công ty lập hồ sơ khiếu nại gồm:
- Bản chính đơn bảo hiểm
- Bản chính hoặc bản sao hóa đơn gửi hàng kèm tờ khai chi tiết
- Bản chính vận đơn
- Biên bản giám định

- Giấy chứng nhận tàu giao hàng
- Bản sao báo cáo Hải quan
- Thư đòi bồi thường

16


CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VIỆT NAM VNA-PHARM VÀ ĐỀ
XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1. Những thành công nổi trội mà Công ty Cổ phần dược phẩm Việt Nam VNAPHARM đã đạt được
- Là công ty trực thuộc Tổng công ty Dược phẩm Việt Nam, Công ty Cổ phần
dược phẩm Việt Nam VNA-PHARM đã nhận được nhiều hỗ trợ từ công ty mẹ từ
nguồn vốn, kĩ thuật cho đến thị trường, cộng với sự cố gắng tự lực vươn lên, đến nay
công ty đã đã được nhiều thành tích, là đơn vị lao động tiên tiến xuất sắc trong ngành
Sữa, tạo lập uy tín và vị thế vững chắc trên thị trường Sữa Việt Nam.
- Công ty đã chủ động vươn lên tự khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế
thị trường và đạt được kết quả nhất định. Đặc biệt trong giai đoạn kinh tế tích cực mở
cửa, tốc độ tăng trường kết quả sản xuất kinh doanh đạt được nhiều con số khả quan.
Đời sống công nhân viên không ngừng được cải thiện. Công ty cũng thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ đối với Nhà nước.
- Đối tác của Công ty chủ yếu là các hãng lớn, uy tín trên thế giới, có đầy đủ
khả năng cung cấp hàng hóa chất lượng cao và thỏa mãn mọi nhu cầu người tiêu dùng
đặt ra.
- Công ty luôn đặt ra những yêu cầu cần thiết phải có đội ngũ nhân viên có trình
độ nghiệp vụ về nhập khẩu, ngoại ngữ, kinh nghiệm đàm phán. Trong những năm qua,
công ty luôn tạo lập được uy tín với bạn hàng, tiến hành nhanh chóng, thuận tiện.
- Quy trình nhập khẩu hàng hóa ngày càng được tối ưu hóa và đều được Công
ty thực hiện theo những nội dung được cam kết, hạn chế đến mức tối đa các trường

hợp sai sót về nghiệp vụ.
- Trình độ nghiệp vụ, kinh nghiệm khai thác thị trường thâm niên. Đó là nhờ
hơn 10 năm hoạt động trong ngành và sự quan tâm của ban lãnh đạo Công ty trong
việc tuyển dụng nhân viên và đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên.

3.2. Những vấn đề còn tồn tại, hạn chế, khó khăn
- Mặc dù kim ngạch nhập khẩu tăng, tỷ trọng doanh thu nhập khẩu giảm nhưng
đó vẫn chưa phải con số đáng để thỏa mãn so với quy mô hoạt động của công ty.

17


- Công ty chưa tận dụng hết thế mạnh và tiềm lực vốn có của mình để có thể
thật sự “tung hoành” trên thị trường.
- Hoạt động của Công ty Cổ phần dược phẩm Việt Nam VNA-PHARM vẫn còn
“dựa hơi” khá nhiều từ công ty mẹ.
- Kỹ năng quản lý quy trình nhập khẩu và logistic còn kém, đào tạo chưa bài
bản, năng suất thấp nên công ty chỉ nhận vận chuyển từ Forwarder về kho. Năng lực
tiếp thị còn hạn chế chưa xây dựng được thương hiệu của mình, chưa xây dựng được
chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp.
- Trong các hợp đồng nhập khẩu Công ty chủ yếu áp dụng điều kiện giao hàng
theo nhóm C, đặc biệt là giao hàng theo điều kiện CIF. Tuy không phải thuê tàu và
mua bảo hiểm cho hàng hóa nhưng giá hàng hóa sẽ tăng do bên xuất khẩu công thêm
chi phí thuê tàu và cước vận chuyển,... Như vậy, sẽ không có lợi cho công ty bằng việc
công ty tự làm lấy các công việc này.
- Nhân viên giàu kinh nghiệm thực tế nhưng không được đào tạo chuyên sâu ảnh
hưởng đến hiệu quả công việc
- Mặt khác, môi trường chính sách còn chưa thuận lợi. Bản thân các văn bản
pháp lý của Việt Nam còn đang trong quá trình hoàn chỉnh, trong khi năng lực của các
cán bộ xây dựng và thực thi chính sách, cũng như các cán bộ tham gia xúc tiến thương

mại còn yếu, đặc biệt là hạn chế về chuyên môn, ngoại ngữ, và kỹ năng, điều này cản
trở nhiều đến hoạt động nhập khẩu hàng hóa của công ty.
- Công ty chỉ chú trọng những nhà cung ứng lâu đời chứ chưa tìm hiểu các nhà
cung ứng mới ở các thị trường mới mà Việt Nam ta có quan hệ ngoại giao khá tốt như:
Thụy Điển, Mỹ, ...

3.3. Đề xuất 2 vấn đề cần nghiên cứu để làm khóa luận tốt nghiệp
- Đề tài 1:
- Đề tài 2: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình nhập khẩu mặt hàng Sữa
Physolac tại Công ty Cổ phần dược phẩm Việt Nam VNA-PHARM
Tài liệu tham khảo

- Tài liệu tổng quan về Công ty Cổ phần dược phẩm Việt Nam VNA-PHARM
- .

18



×