Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Báo cáo thực tập Khoa kinh doanh quốc tế tại CÔNG TY cổ PHẦN GREENFEED VIỆT NAM CHI NHÁNH hà NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.13 KB, 17 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................2
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ.....................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GREENFEED VIỆT
NAM-CHI NHÁNH HÀ NAM...............................................................................1
1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty..............................................1
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty.................................................................2
1.2.1 Chức năng:......................................................................................................2
1.2.2 Nhiệm vụ:........................................................................................................2
1.3. Đặc điểm tổ chức của công ty..........................................................................2
1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty............................................................2
1.3.2. Đặc điểm phân cấp quản lý hoạt động kinh Doanh....................................4
1.4. Nguồn nhân lực của công ty.............................................................................5
1.5 Các chi nhánh trực thuộc...................................................................................6
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN GREENFEED VIỆT NAM-CHI NHÁNH HÀ NAM.....7
2.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty.....................................................7
2.2 Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần GreenFeed
Việt Nam- chi nhánh Hà Nam qua 3 năm gần đây................................................8
2.3 Tình hình hoạt động nhập khẩu của công ty...................................................9
2.3.1 Kim ngạch nhập khẩu của công ty..................................................................9
2.3.2 Các mặt hàng nhập khẩu của công ty...........................................................10
2.3.3 Thị trường nhập khẩu của công ty................................................................11
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU........................................................................................................................ 12
3.1. Đánh giá tình hình hoạt động xuất khẩu của công ty trong thời gian qua. 12
3.1.1. Những thành tựu đạt được...........................................................................12
3.1.2. Những hạn chế còn tồn tại...........................................................................12
3.2. Đề xuất vấn đề nghiên cứu.............................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................1




DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Số thứ tự
1
2
3
4

Viết tắt
CTCP
CN
TTHH
HÐQT

5

Công ty

7
8
9
10
11
12

Tên đầy đủ
Công ty cổ phần
Chi nhánh
Trách nhiệm hữu hạn

Hội đồng quản trị
Công ty Cổ phần Greenfeed Việt Nam-chi nhánh Hà

Nam
CBCNV Cán bộ công nhân viên
KT_TC
Kế toán tài chính
HC&PTNL Hành chính & phát triển nguồn lực
IT
Công nghệ thông tin
GĐKD
Giám đốc kinh doanh
TBP SX
Trưởng bộ phận sản xuất


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Bảng 1.1: Thông tin chung về Công ty.....................................................................1
Bảng 1.3: Cơ cấu lao động trong Công ty theo trình độ văn hóa...............................5
Bảng 1.4: Cơ cấu lao động trong Công ty theo giới tính...........................................6
Bảng 2.2: Bảng phân tích kết quả hoat động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ
phần GreenFeed Việt Nam- chi nhánh Hà Nam giai đoạn 2015-2017.......................8
Bảng 2.3: Kim ngạch nhập khẩu của Công ty giai đoạn 2015 – 2017.......................9
Bảng 2.4 : Các nhóm mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Công ty giai đoạn.............10
2015 – 2017.............................................................................................................10
Bảng 2.5 : Thị trường nhập khẩu của Công ty năm 2015-2017 về mặt hàng bắp nhập
................................................................................................................................. 11
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần GreenFeed Việt Nam – Chi nhánh
Hà Nam..................................................................................................................... 3
Hình 2.1: Mô hình phát triển công ty.........................................................................8



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GREENFEED VIỆT
NAM-CHI NHÁNH HÀ NAM
1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty
Bảng 1.1: Thông tin chung về Công ty
Tên công ty
Tên giao dịch đối ngoại
Tên viết tắt

CÔNG TY CỔ PHẦN GREENFEED VIỆT NAM - CHI
NHÁNH HÀ NAM
GREENFEED VIET NAM CORPORATION - HA NAM
BRANCH
GREENFEED VN - CN HA NAM

Biểu tượng

Địa chỉ
Ðiện thoại
Mã số thuế
Website

Lô E, KCN Đồng Văn II, Thị trấn Đồng Văn, Huyện Duy
Tiên, Tỉnh Hà Nam, Việt Nam
03513577888
1100598642-023
www.greenfeed.com.vn

Công ty TNHH Greenfeed Việt Nam được UBND tỉnh Long An cấp giấy phép

đầu tư số: 25-NP-LA ngày 26/8/2003 với diện tích hơn 12ha tại khu công nghiệp
Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An ban đầu với số vốn đầu tư trên 30 triệu
USD (100% vốn đầu tư của Thái Lan)
Ngày 19/1/2009 theo văn bản đề nghị thay đổi nội dung đăng kí kinh doanh và
hồ sơ kèm theo do đại diện công ty cổ phần Greenfeed Việt Nam. Công ty chính
thức đổi tên thành công ty cổ phần Greenfeed Việt Nam.
Công ty Cổ phần GreenFeed Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam tiền thân là Công
ty TNHH GreenFeed (Việt Nam), là công ty trực thuộc Greenfeed Việt Nam, được
thành lập ngày 19/6/2014 tại: Lô E, KCN Đồng Văn II, Thị trấn Đồng Văn, Huyện
Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam, Việt Nam với tổng vốn đầu tư 37 triệu USD, được xây
dựng trên diện tích 5 ha đất với công suất 400.000 tấn/năm. GreenFeed là công ty
chuyên sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm và thủy sản.
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty.
1.2.1 Chức năng:

1


Hoạt động chính của Công ty là sản xuất và kinh doanh thức ăn gia súc, gia
cầm, kinh doanh thức ăn thủy hải sản trên địa bàn miền Bắc. Thức ăn gia súc với 02
nhãn hiệu là Greenfeed ( 5 sao) và HiGain. Thức ăn thủy sản nhãn hiệu AquaGreen
(thức ăn cao cấp dạng viên cho cá nước ngọt và cá nước mặn)
Cam kết với khách hàng luôn sản xuất thức ăn chắn nuôi gia súc gia cầm và
thủy hải sản:
 Chất lượng tốt và an toàn nhất.
 Giá thành tốt nhất cho ngành chăn nuôi.
 Hỗ trợ kĩ thuật tốt nhất cho khách hàng.
1.2.2 Nhiệm vụ:
 Chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh.
 Chủ động trong việc cung ứng vật tư phục vụ cho sản xuất kinh doanh đạt

chất lượng và hiệu quả cao.
1.3. Đặc điểm tổ chức của công ty
1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Greenfeed Việt Nam được tổ chức và điều hành theo mô hình Công ty cổ
phần, tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành.Cơ cấu bộ máy quản lý
của công ty được khái quát qua sơ đồ sau:

2


ĐẠI HỘI ĐỒNG
CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ

BAN GIÁM
ĐỐC

BAN GIÁM

GĐ ĐIỀU HÀNH

PHÒNG BAN
CHỨC NĂNG
P.GĐ
ĐIỀU HÀNH

GĐKD


AO
VẬ
N

O
TRÌ
GI

SẢ
N
XU
ẤT
BẢ

QA

DE
PO
KIN
T
H
DO
M
AN
AR
H
KE
TI
TC

NG
HC
KT
&
PT
TH
NN
U
L
MU
A
IT

TBP SX CẤP CAO

(Nguồn: Phòng HC & PTNNL)
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần GreenFeed
Việt Nam – Chi nhánh Hà Nam
3


1.3.2. Đặc điểm phân cấp quản lý hoạt động kinh Doanh.
Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi
vấn đề quan trọng của Công ty theo Luật doanh nghiệp và Điều lệ Công ty. Cuộc
họp Đại hội cổ đông thường niên được tổ chức ít nhất mỗi năm một (01) lần. Đại
hội cổ đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn bốn tháng kể từ ngày kết
thúc năm tài chính.Đại hội đồng cổ đông có nhiệm vụ quyết định các nội dung sau:
Hội đồng quản trị: Là cơ quan thay mặt Đại hội đồng cổ đông quản lý Công
ty giữa hai kỳ đại hội, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề
liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc Đại hội đồng

cổ đông quyết định, định hướng chính sách tồn tại và phát triển thông qua việc
hoạch định các chính sách, ra quyết định hành động cho từng thời điểm phù hợp với
tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
Ban kiểm soát: Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thay mặt cổ đông kiểm soát
mọi hoạt động kinh doanh , quản trị và điều hành Công ty nhằm bảo vệ các lợi ích
hợp pháp cho các cổ đông. Số lượng thành viên Ban kiểm soát là ba (03) thành viên.
mỗi thành viên có nhiệm kỳ không quá năm (05) năm.
Ban giám đốc: Là bộ máy tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động chung
của tổng công ty bao gồm một Tổng giám đốc, một số Phó Tổng giám đốc và một
Kế toán trưởng( Kiêm giám đốc tài chính). Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ
nhiệm. Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng ( Kiêm giám đốc tài chính) do Hội đồng
quản trị bổ nhiệm dựa trên cơ sở đề nghị của Tổng giám đốc. Tổng giám đốc và phó
tổng giám đốc có thể đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị và được Hội đồng
quản trị bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm bằng một quyết định được thông qua một cách
hợp pháp. Mỗi chức vụ được bổ nhiệm chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo về phần
hành được phân công.
Ban điều hành: Là bộ máy tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động hàng
ngày của từng công ty, bao gồm Giám đốc và phó Giám đốc. Giám đốc là người
chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt
động kinh doanh của BU được phân công. Phó Giám đốc là người giúp việc cho
quản lý, trong chỉ đạo điều hành về các hoạt động kinh doanh của BU và chịu trách
nhiệm trước Giám đốc về công việc được phân công.
Giúp ban điều hành quản lý chung là phòng ban chức năng gồm: phòng Hành
chính, phòng QA, phòng Sản xuất, phòng Kinh doanh, phòng Kế toán tài chính.

4


Các phòng, ban chức năng:
 Phòng kinh doanh: Hoạt động xúc tiến và đàm phán (mở rộng quan hệ

khách hàng) chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh của công ty, lên kế hoạch sản xuất
bán hang và kinh doanh theo quý, năm, tháng.
 Phòng thu mua: Lên kế hoạch thu mua hang theo kế hoạch sản xuất và kinh
doanh. Tổ chức thu mua nguyên vật liệu, có hai hình thức thu mua chính là: Thu
mua nội địa và nhập khẩu.
 Phòng Hành chính và phát triển nguồn lực: Đẩm bảo chotor chức và mọi
cá nhân trong công ty thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ đạt hiệu quả cao trong
công việc, tránh chồng chéo và đổ lỗi. Đảm bảo việc tuyển dụng và đào tạo, phát
triển đội ngũ CBCNV theo yêu cầu và chiến lược của công ty.
 Phòng tài chính-kế toán: Hạch toán:
 Các chi phí.
 Tính giá thành.
 Quản lí tài sản, nguồn vốn, chuyển giao đồng tiền.
 Lập và kê khai, thanh toán.
 Phòng IT: Quản lí máy tính, sửa chữa phần mềm, kĩ thuật.
 Phòng sản xuất: Tổ chức quản lí theo nhu cầu, quản lí máy móc vận hành
theo quy định.
1.4. Nguồn nhân lực của công ty
Bảng 1.3: Cơ cấu lao động trong Công ty theo trình độ văn hóa
Chỉ tiêu phân bổ lao động
Tổng số lao động
Phân theo trình độ:

Số
(người)
246

lượng

Tỷ lệ (%)

100

Đại học và trên đại học

96

39%

Cao đẳng và trung cấp

72

29%

Phổ thông trung học

56

22,8%

Trung học cơ sở

22

9,2%

(Nguồn: Phòng HC&PTNLcủa công ty cổ phần Greenfeed Việt Nam -CN Hà Nam).
Bảng 1.4: Cơ cấu lao động trong Công ty theo giới tính
Số người
Tỉ lệ


Lao động nam
186 ( 75,6% )

5

Lao động nữ
60 ( 24,4% )


Từ bảng số liệu, tồng số lao động của Công ty là 246 CBCNV, trong đó tỉ lệ lao
động có trình độ và chất lượng cao của công ty là 96 nhân viên trình độ đại học và sau
đại học, chiếm 39%, cao đẳng và trung cấp là 72 nhân viên, chiếm 29%. Nguồn lao
động công ty có tay nghề và chất lượng cao đang ngày càng được bổ sung, điều này là
một thuận lợi cho công ty khi giảm bớt được các chi phí liên quan đến đào tạo và quản
lí nguồn lực.
Do tính chất công việc liên quan đến sản xuất là chính, do vậy tỉ lệ lao động nữ
trong công ty không cao, chỉ chiếm 24, 4%. Lao động nam chiếm tỉ lệ cao, khoảng 75,
6%. Điều này là một thuận lợi tiếp theo cho công ty khi giảm bớt được chính sách chế
độ cho phụ nữ như nghỉ sinh con, ốm đau,…
Nguồn nhân lực ngày càng được bổ sung cùng với sự phát triển của công ty trong
những năm tiếp theo.
1.5 Các chi nhánh trực thuộc.
HEAD OFFICE


Địa chỉ: Xã Nhựt Chánh – Huyện Bến Lức – Tỉnh Long An




ĐT: (84)072.3632.881



Fax: (84)072.3633.374

GREENFEED ĐỒNG NAI


Địa chỉ: KCN Sông Mây, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai



ĐT: (061) 8 972 881



Fax: (061) 8 972 468

GREENFEED BÌNH ĐỊNH


Địa chỉ: Lô D2.2 - KCN Nhơn Hòa - Thị Xã An Nhơn - Tỉnh Bình Định



ĐT: (056) 3738 881




Fax: (056) 3738 882

GREENFEED HƯNG YÊN


Đường A5, Khu A, KCN Phố Nối A, Huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên



ĐT: (0321) 3 789 770



Fax: (079) 3 789 778

6


CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN GREENFEED VIỆT NAM-CHI NHÁNH HÀ NAM

2.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty
Hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Greenfeed Việt Nam chi nhánh Hà
Nam là: sản xuất thức ăn gia súc gia cầm và thức ăn thủy, hải sản.
Đầu tư trên 37 triệu USD với dây chuyền sản xuất hiện đại, GreenFeed luôn
được khách hàng chăn nuôi và đại lý đánh giá cao, luôn đặt niềm tin vào hoạt động
kinh doanh với tên gọi thức ăn “5 sao”.
Với mục tiêu “Chúng ta cùng làm giàu” &“Không ngừng mơ ước không
ngừng vươn cao” ngay từ đầu năm 2005 công ty đã xây dựng hệ thống quản lý chất

lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000; năm 2010 xây dựng theo tiêu chuẩn
ISO 14001:2004, đã được tổ chức GLOBAL, HACCP - Vương quốc Anh công nhận
cấp chứng chỉ phù hợp với tiêu chuẩn ISO vào tháng 04/2011, năm 2015 xây dựng
ISO 22000, từ đó đến nay công ty vẫn áp dụng và duy trì có hiệu quả nhằm phấn
đấu xây dựng công ty trở thành “Nhà cung cấp giải pháp hiệu quả cho ngành thực
phẩm sạch”.
Với năng lực sản xuất tối đa 400.000 tấn/ năm. GreenFeed Hà Nam sản xuất
sản phẩm: Thức ăn gia súc với 2 nhãn hiệu GreenFeed (5 sao) và Higain. Năm 2015
công ty sản xuất thêm 2 dòng sản phẩm là Hitek GF và Hitek HG. Sắp tới công ty
sẽ ra mắt thêm dòng sản phẩm Medi_tek. Với các dòng sản phẩm thức ăn ngành
thủy sản với nhãn hiệu AquaGreen (Thức ăn cao cấp dạng viên cho cá nước ngọt và
nước mặn) công ty không sản xuất mà chỉ kinh doanh, sản phẩm được nhập từ Công
ty cổ phần GreenFeed Việt Nam tại Bến Lức.
Với quyết tâm theo đuổi giải pháp chuỗi thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng
đồng trong những năm tiếp theo, GreenFeed đang liên kết xây dựng trung tâm giết
mổ và liên doanh công ty chế biến thực phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm
sạch và tạo đầu ra cho bà con chăn nuôi nhằm nâng cao giá trị dịch vụ khách hàng
của GreenFeed; được thể hiện qua sơ đồ:

7


Hình 2.1: Mô hình phát triển công ty
Phạm vi hoạt động: Toàn bộ khu vực Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng sông
Hồng, Bắc Trung Bộ và quốc tế (Trung Quốc, Lào).
Tổ chức: Bao gồm 4 Depot tại Việt Trì, Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An và nhà
máy tại Hà Nam.
Tổng số cán bộ nhân viên: 246 người, độ tuổi lao động từ 18 đến 40 tuổi.
Tổng thu nhập bình quân trên người: 7.200.000 đồng/người
2.2 Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần

GreenFeed Việt Nam- chi nhánh Hà Nam qua 3 năm gần đây.
Bảng 2.2: Bảng phân tích kết quả hoat động sản xuất kinh doanh của Công ty
Cổ phần GreenFeed Việt Nam- chi nhánh Hà Nam giai đoạn 2015-2017.
Chỉ tiêu

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Các khoản giảm trừ doanh thu
Doanh thu thuần
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận sau khi trừ các loại thuế

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

(Triệu đồng)

(Triệu

(Triệu

1533,19
130,918
1402,272
1239,769
71,667

đồng)

1971,893
158,829
1812,063
1572,444
120,759

đồng)
2301,096
160,078
2141,018
1887,554
137,987

(Nguồn: Phòng kế toán- tài chính công ty cổ phần Greenfeed Việt Nam)
Qua bảng 2.2 ta thấy: Công ty GreenFeed Hà Nam hoạt động ngày một ổn
định và phát triển lớn mạnh hơn. Các năm khủng hoảng kinh tế trầm trọng Công ty
vẫn đứng vững được và tạo ra lợi nhuận lớn.

8


Doanh thu của công ty trong 3 năm đều tăng tuy nhiên tốc độ tăng không đồng
đều. Ở chỉ tiêu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, năm 2017 là năm đạt
doanh thu cao nhất. Mức lợi nhuận sau khi trừ các loại thuế năm 2017 là 137,987
triệu đồng tăng gần gấp đôi so với cùng kì năm 2015. Năm 2016 mức lợi nhuận
tăng vọt do công ty mở rộng thêm thị trường tại các khu vực như Tây Bắc, Bắc
Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng... nên tạo ra doanh thu bán hàng cao, làm nên tổng
lợi nhuận trước thuế tăng vọt và giữ ổn định trong năm 2017 và hứa hẹn tiếp tục
tăng hơn nữa vào năm 2018.
Qua những nhận xét tóm tắt trên ta thấy rằng đạt để đạt được thành tích trên

đó là sự cố gắng lớn của lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên Công ty trong
công tác quản lý và công tác bán hàng, đẩy mạnh quá trình tiêu thụ hàng hóa, mở
rộng thị trường tiêu thụ nâng cao lợi nhuận Công ty. Sự tăng trưởng về mọi mặt
điều đó chứng tỏ Công ty sản xuất có hiệu quả, doanh thu năm sau cao hơn năm
trước. Đời sống của người lao động cải thiện và Công ty đã có những cố gắng để
thích ứng tốt với cơ chế thị trường mặc dù năm qua có nhiều biến động về nền kinh
tế thế giới cũng như nền kinh tế trong nước nhưng Công ty đã thực hiện tốt nhiệm
vụ của mình, góp phần ổn định tình hình tài chính, nâng cao uy tín và chất lượng trở
thành một Công ty có vị trí hàng đầu trên thị trường thức ăn chăn nuôi.
2.3 Tình hình hoạt động nhập khẩu của công ty.
2.3.1 Kim ngạch nhập khẩu của công ty
Bảng 2.3: Kim ngạch nhập khẩu của Công ty giai đoạn 2015 – 2017
Đơn vị:USD
Chỉ tiêu

2015

2016

2017

Kim ngạch NK

150,000,890.78

180,000,000.89

210,000,768.65

(Nguồn: Phòng kế toán- tài chính công ty cổ phần Greenfeed Việt Nam)

Từ bảng số liệu, ta thấy kim ngạch nhập khẩu các loại nông sản đầu vào của
Greenfeed Việt Nam-chi nhánh Hà Nam tăng đều qua các năm. Từ năm 2015 đến
2017 đã tăng khoảng 28,5% tổng kim ngạch nhập khẩu. Từ cuối năm 2014,
Greenfeed Việt Nam-chi nhánh Hà Nam chính thức đi vào hoạt động với công suất
9


khoảng 400.000 tấn/năm. Đến nay Greenfeed Việt Nam-CN Hà Nam đã ổn định và
ngày càng hoàn thiện quá trình sản xuất kinh doanh, tổng kim ngạch nhập khẩu của
Greenfeed Việt Nam-CN Hà Nam ngày một tăng và ổn định, hứa hẹn tăng hơn nữa
trong giai đoạn 2018-2020.
Là một trong những công ty đứng đầu về nhập khẩu hàng nông sản, Greenfeed
Việt Nam đứng đầu trong những doanh nghiệp nhập khẩu ngô lớn nhất cả nước. Về
mặt hàng nông sản nhập khẩu, Greenfeed Việt Nam nhập khẩu theo 2 thị trường, thị
trường nội địa và thị trường ngoại địa, trong đó thị trường nhập khẩu chủ yếu của
Greenfeed Việt Nam là thị trường ngoại địa. Thị trường thức ăn chăn nuôi và dịch
vụ liên quan đang là thị trường đầy hứa hẹn và Greenfeed sẽ phát triển xa hơn nữa
trong tương lai.
2.3.2 Các mặt hàng nhập khẩu của công ty
Bảng 2.4 : Các nhóm mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Công ty giai đoạn
2015 – 2017
Đơn vị:nghìn tấn

Mã hàng
AX10003Z00
AX10039Z00
AX10012700

Mặt hàng


Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Ngô
Đậu nành
Cám mì viên

(nghìn tấn)
120
66
51

(nghìn tấn)
143
87
68

(nghìn tấn)
198
94
80

(Nguồn: Phòng thu mua -công ty cổ phần Greenfeed-chi nhánh Hà Nam)
Từ bảng 2.2 ta thấy Ngô là nông sản được nhập khẩu nhiều nhất của Greenfeed
Việt Nam – CN Hà Nam, tiếp theo là đậu nành và cám mì viên. Nguyên nhân do giá
ngô ở thị trường nhập khẩu luôn thấp hơn so với thị trường trong nước. Giá ngô nhập
khẩu giao động từ 5300-5800 VNĐ/KG thì giá ngô trong nước luôn là 6200-7000

VNĐ/KG, và ngô là nguồn lương thực chủ yếu để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Tiếp
theo là đậu nành và cám mì viên, là hai loại thành phần có số lượng nhập khẩu đứng
thứ hai trong toàn bộ các lương thực nhập khẩu. Ngô cũng là nông sản được nhập khẩu
nhiều nhất không chỉ của Greenfeed mà còn của Việt Nam. Greenfeed Việt Nam nhập
khẩu ngô lớn nhất Việt Nam, ước tính đạt hơn 1 tỉ USD trong năm 2017.
2.3.3 Thị trường nhập khẩu của công ty
10


Bảng 2.5 : Thị trường nhập khẩu của Công ty năm 2015-2017 về mặt hàng bắp
nhập
Đơn vị: nghìn tấn
Achentina
Braxin
Thái Lan
Lào

2015
63
38
14
5

2016
81
35
21
6

2017

98
65
24
11

(Nguồn: Phòng thu mua -công ty cổ phần Greenfeed Việt Nam)
Greenfeed Việt Nam nhập khẩu ngô chủ yếu từ thị trường Achentina. Thị
trường cung cấp chủ lực đứng thứ hai là Braxin, tuy nhiên tốc độ nhập khẩu ngô từ
thị trường này không đều, năm 2016 giảm hơn so với 2015 và tăng mạnh trở lại vào
năm 2017.
Đặc biệt, nhập khẩu ngô từ thị trường Thái Lan trong tăng đều qua các năm và
có xu hướng tiếp tục tăng trong giai đoạn 2018-2020.
Cuối cùng là thị trường Lào, tăng nhanh qua các năm. Đây cũng là thị trường
có tốc độ tăng trưởng mạnh chỉ đứng thứ hai sau thị trường Thái Lan.
Các mặt hàng như đậu tương, cám mì và nguyên liệu khác công ty cổ phần
Greenfeed- CN Hà Nam cũng được nhập khẩu từ các thị trường chủ yếu như:
Achentina, Braxin… Khô đậu tương cũng là thành phần nhập khẩu lớn thứ 2 của
Greenfeed Việt Nam- CN Hà Nam. Đậu tương được nhập khẩu chủ yếu ở Hoa Kì
(49%), Braxin ( khoảng hơn 30%) và Canada khoảng gần 20%.

11


CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.1. Đánh giá tình hình hoạt động xuất khẩu của công ty trong thời gian
qua
3.1.1. Những thành tựu đạt được
Nước ta là một nước nông nghiệp với khoảng 80% dân số sống ở các vùng
nông thôn, ngành chăn nuôi trong những năm gần đây cũng đã có những bước phát

triển và hứa hẹn là thị trường tiềm năng. Hơn 3 năm thành lập và phát triển,
Greenfeed Việt Nam-CN Hà Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn,có thể kể đến
như sau:
Sản xuất thức ăn chăn nuôi đáp ứng đủ cho các tỉnh phía Bắc, chất lượng con
giống sạch, đạt tiêu chuẩn về nguồn gốc xuất xứ và vệ sinh thực phẩm. Trong tương
lai, công ty sẽ hướng chữ F thứ 3 trong mục tiêu 3F ( Farm-fresh-food ) của công ty.
Công ty có nguồn vốn mạnh: Đây được coi là ưu thế lớn của Công ty , nhờ có
sự dồi dào về tài chính, công ty sẽ dễ dàng hơn trong việc đầu tư thực hiện các giải
pháp phát triển thị trường xuất khẩu , vấn đề là phân bổ các nguồn tài chính sao cho
thoả đáng và đạt hiệu quả cao.
Kim ngạch nhập khẩu của công ty: Qua các năm thì kim ngạch nhập khẩu đều
tăng do nhu cầu và nhà máy đã đi vào sản xuất nên đã đảm bảo công suất dự kiến là
400.000 tấn/năm
Với nhiều nhà máy đang được xây dựng, có khả năng Việt Nam sẽ nhập khẩu
thêm nhiều đậu tương chế biến trong năm tới với 1,75 triệu tấn. Nhu cầu thức ăn
chăn nuôi sẽ tăng hơn 10% mỗi năm đồng nghĩa với việc cần có hơn 20 triệu tấn
thức ăn gia súc vào năm 2018. Đây là một trong những cơ hội phát triển rất tốt của
Greenfeed Việt Nam nói chung và Greenfeed Việt Nam-CN Hà Nam nói riêng.
3.1.2. Những hạn chế còn tồn tại
Do đặc điểm sản xuất thức ăn chăn nuôi chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài,
do vậy việc sản xuất kinh doanh phụ thuộc nhiều vào giá của mặt hàng nông sản và
các chính sách nhập khẩu. Vì vậy cần đòi hỏi việc quản lí tài chính và các nguyên
liệu nhập khẩu cần được theo dõi và điều chỉnh theo biến động giá cả hàng hóa.

12


Chất lượng của hàng nông sản: Ngoài ngô, đậu nành và cám mì viên, các
nguyên liệu khác cần đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn để đạt được chất lượng tốt
nhất đến tay người tiêu dung, tránh hàng ẩm, mốc, không đạt vệ sinh.

Thị trường xuất khẩu thành phẩm của công ty hạn chế: Sau khi sản xuất và
đóng bao, các mặt hàng của công ty chủ yếu phục vụ doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ
và khách hàng trong nước, chưa xuất khẩu ra nước ngoài nhiều. Mục tiêu của công ty
là cần đẩy mạnh sản xuất đủ phục vụ trong nước, xa hơn là xuất khẩu ra các nước
trong khu vực Đông Nam Á.
Nguồn nhân lực của công ty: Để đạt được các mục tiêu của công ty, nguồn nhân
lực cần được đào tạo và có trình độ ngoại ngữ, tin học cũng như các kĩ năng đàm
phán.
3.2. Đề xuất vấn đề nghiên cứu
Sau một thời gian tìm hiểu, phân tích và nghiên cứu về tình hình hoạt động
nhập khẩu tại Công ty cổ phần Greenfeed Việt Nam- CN Hà Nam, em xin đề xuất
vấn đề cần nghiên cứu như sau:
Đề tài 1: “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của hoạt động nhập khẩu của công ty
cổ phần Greenfeed Việt Nam- CN Hà Nam từ thị trường Thái Lan”.
Đề tài 2: “ Giải pháp để đưa các mặt hàng thành phẩm thức ăn chăn nuôi xuất
khẩu sang các nước khu vực Đông Nam Á của công ty cổ phần Greenfeed Việt
Nam- CN Hà Nam”.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phòng kế toán tài chính Công ty Greenfeed Việt Nam, Báo cáo tài chính các
năm 2015, 2016, 2017
2. Phòng HC & PTNL Công ty cổ phần Greenfeed Việt Nam-CN Hà Nam
3. Báo cáo nguồn hàng thu mua của phòng thu mua công ty cổ phần
Greenfeed Việt Nam
4. PSG.TS.Doãn Kế Bôn (2010), Giáo trình quản trị tác nghiệp thương mại
quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính
5. Website:

6. Một số bài báo cáo thực tập của sinh viên K48,K49



×