Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Báo cáo thực tập Khoa kinh doanh quốc tế tại Công ty TNHH điện tử MEIKO Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.46 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ...................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT.........................................................iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH..........................................................iv
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THHH ĐIỆN TỬ MEIKO VIỆT
NAM......................................................................................................................... 1
1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty....................................1
1.1.1 Giới thiệu khái quát về Tập đoàn điện tử MEIKO Nhật Bản............................1
1.1.2 Giới thiệu khái quát về chi nhánh công ty TNHH điện tử MEIKO Việt
Nam........................................................................................................................... 1
1.1.3 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH điện tử MEIKO Việt
Nam........................................................................................................................... 2
1.2 Lĩnh vực kinh doanh............................................................................................2
1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty.................................................................................2
1.4 Nguồn nhân lực của công ty................................................................................4
1.5 Cơ sở vật chất của công ty...................................................................................6
1.6 Năng lực tài chính của công ty............................................................................6
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY TNHH MEIKO VIỆT NAM....................7
2.1. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty........................................7
2.2 Hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty TNHH điện tử Meiko Việt Nam..
............................................................................................................................ 8
2.2.1 Kết quả hoạt động nhập khẩu của công ty.........................................................8
2.2.2 Kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty........................................................11
2.3 Khái quát quy trình nghiệp vụ kinh doanh quốc tế của công ty Meiko Việt Nam..
.......................................................................................................................... 12
2.3.1 Quy trình thực hiện hoạt động nhập khẩu của công ty....................................12
2.3.2 Quy trình thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa của công ty:....................14
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI CỦA CÔNG TY VÀ ĐỀ XUẤT
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................................................................................15


1


3.1 Đánh giá hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty Meiko giai đoạn 2014-2016.
.......................................................................................................................... 15
3.1.1 Những thành công đạt được............................................................................15
3.1.2 Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân...........................................................16
3.2 . Những vấn đề đặt ra trong hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty............17
3.3. Đề xuất 2 vấn đề cần nghiên cứu để làm khóa luận tốt nghiệp.........................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................18

2


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Tên bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Điện Tử Meiko
Bảng 1.2: Cơ cấu lao động của công ty giai đoạn 2014-2016
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Meiko giai đoạn

Trang
3
5
7

2014-2016
Bảng 2.2. Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng của công ty Meiko giai

9


đoạn 2014-2016
Bảng 2.3 Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường của công ty giai đoạn

10

2014-2016
Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của công ty giai đoạn

11

2014-2016
Bảng 2.5: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của công ty giai đoạn

12

2014-2016

3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
STT
1
2
4
5
6
7
8


Viết tắt
CBCNV
HĐQT
VNĐ
TNHH
NK
XK
XNK

Tên đầy đủ
Cán bộ, công nhân, nhân viên.
Hội đồng quản trị
Việt Nam Đồng
Trách nhiệm hữu hạn
Nhập khẩu
Xuất khẩu
Xuất nhập khẩu

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
STT

Từ viết tắt

Tên đầy đủ

1

PCB


Printed Circuit Board

Bản mạch in điện tử

2

USD

United State Dollar

3

CIF

Insurance and Freight

Đồng Đôla Mỹ
Tiền hàng bảo hiểm và cước

4
5
6
7
8

C/O
CFR
B/L
L/C
C/Q


Certificate of Origin
Cost and Freight
Bill of Lading
Letter of credit
Certificate of quality

4

Nghĩa tiếng Việt

phí
Giấy chứng nhận xuất xứ
Tiền hàng cộng cước
Vận đơn đường biển
Thư tín dụng
Chứng nhận chất lượng


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THHH
ĐIỆN TỬ MEIKO VIỆT NAM
1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.1.1 Giới thiệu khái quát về Tập đoàn điện tử MEIKO Nhật Bản.
Tập đoàn điện tử Meiko Nhật Bản là một trong số những công ty đi đầu toàn
cầu về sản xuất, thiết kế và bán bảng mạch in điện tử và thiết bị điện tử. Đạt được
nhiều giải thưởng ISO, Meiko tiếp tục khẳng định vị thế của mình. Là một cách
phát triển kinh doanh, Meiko Nhật Bản thành lập chi nhánh ở các nước khác.
Từ một công ty chuyên sản xuất bản mạch in điện tử (Printed Circuit Board –
PCB) được thành lập năm 1975 tại tỉnh Kanagawa, Nhật Bản, sau hơn 30 năm phát
triển, Tập Đoàn Điện Tử Meiko đã trở thành một trong những tập đoàn đứng đầu

thế giới về sản xuất mạch in điện tử và lắp ráp linh kiện điện tử.
Hiện nay tập đoàn có 4 nhà máy tại Nhật Bản, 2 nhà máy tại Trung Quốc, 1
nhà máy tại Việt Nam (Hà Nội) và nhiều trung tâm nghiên cứu, văn phòng đại diện
trên toàn cầu.
1.1.2 Giới thiệu khái quát về chi nhánh công ty TNHH điện tử MEIKO
Việt Nam
 Tên đầy đủ: Công ty TNHH Điện Tử MEIKO Việt Nam
 Tên tiếng anh: Meiko Electronics Việt Nam Co., Ltd.
 Địa chỉ : Lô LD4, khu Công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai, xã Phùng Xá,
huyện, Thạch Thất, Hà Nội, Việt Nam.
 Ngày thành lập: 14/12/2006
 Giám đốc công ty: Toyohiko Tsuyuki.
 Website:
 Điện thoại: 0433689888; Fax: (+84) 3368 9889 máy lẻ 103.
 Loại hình doanh nghiệp: Trách nhiệm hữu hạn
 Số Giấy phép: 31043000018; Ngày cấp: 08/12/2006

1


1.1.3 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH điện tử
MEIKO Việt Nam
Ngày 20 tháng 10 năm 2006, tại thủ đô Tokyo, trước sự chứng kiến của thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng và các quan chức cao cấp của chính phủ, tập đoàn Meiko
đã ký kết thỏa thuận đầu tư xây dựng nhà máy điện tử tại tỉnh Hà Tây (cũ) với tổng
số vốn đầu tư 300 triệu USD.
Ngày 14 tháng 12 năm 2006, Công ty TNHH Điện Tử Meiko Việt Nam chính
thức được trao giấy chứng nhận đầu tư vào Khu Công Nghiệp Thạch Thất- Quốc
Oai, huyện Thạch Thất, Hà Nội.
Vào cuối năm 2008: Meiko đã hoàn thành và đưa vào hoạt động nhà máy lắp

ráp linh kiện điện tử (EMS) thứ nhất.
Tháng 10/2010: Nhà máy sản xuất bản mạch PCB được hoàn thiện và đi vào
hoạt động.
Ngày 9/10/2017, Lễ ký kết hợp đồng hợp tác giữa TNI Holdings Việt Nam và
Công ty TNHH Điện tử Meiko Việt Nam đã diễn ra tại Hà Nội. Theo đó, Meiko
Việt Nam sẽ thuê lại cơ sở hạ tầng và đất tại Khu công nghiệp Quang Minh (thuộc
TNI Holdings Việt Nam) để đầu tư xây dựng nhà máy điện tử thứ 3 của tập đoàn
này tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư trên 50 triệu USD.
1.2 Lĩnh vực kinh doanh.
Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty điện tử Meiko Việt Nam gồm: Thiết kế,
sản xuất và chế tạo các loại bảng mạch in điện tử (PCB); Lắp ráp các linh kiện lên
PCB, lắp ráp các sản phẩm điện tử hoàn chỉnh (EMS); Xuất nhập khẩu, bán buôn,
bán lẻ các mặt hàng điện tử.
1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty
Bộ máy tổ chức của công ty Meiko được tổ chức rõ ràng, cụ thể. Trong đó mỗi
phòng ban đều được phân chia trách nhiệm, chức năng một cách cụ thể và rõ ràng,
góp phần làm gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh và đồng thời tạo nên sự phối
hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các phòng ban, bộ phận trong công ty.

2


Đại hội cổ đông

Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát

Ban giám đốc


Phòng kiểm toán
nội bộ

Phòng kinh
doanh

Phòng hành
chính

Bộ phận dịch vụ

Lực lượng sản xuất

Phòng kế toán

Phòng xuất nhập
khẩu

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức của công ty TNHH Điện Tử Meiko
(Nguồn: Phòng hành chính của công ty Meiko)
*Chức năng, nhiệm vụ chính của từng bộ phận:
Đại hội cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty TNHH Điện Tử
MEIKO gồm: đại hội cổ đông thành lập, đại hội cổ đông thường niên, đại hội cổ
đông bất thường.
Các nghị quyết của đại hội cổ đông được thông qua bằng hình thức biểu quyết
công khai hoặc đo bỏ phiếu kín. Nghị quyết có giá trị thực hiện khi được số cổ đông
có mặt tại đại hội nắm giữ trên 50% số cổ phần tại công ty thông qua.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan cao nhất của công ty giữa 2 nhiệm kỳ đại hội.
HĐQT của công ty có 5 thành viên. Mọi quyết định, nghị quyết của HĐQT trong
mỗi phiên họp đều phải ghi trong biên bản và được thông qua các thành viên tham

dự với chữ ký đầy đủ. Nghị quyết của HĐQT có tính chất bắt buộc thi hành.
Ban kiểm soát: Là tổ chức thay mặt cổ đông đê kiểm soát mọi mặt quản trị,
kinh doanh điều hành của công ty.
Ban giám đốc: Là người đại diện pháp nhân của công ty trong mọi giao dịch,
chịu trách nhiệm mọi hoạt động công tác của công ty, phụ trách các nhiệm vụ: sản

3


xuất kinh doanh, kế hoạch, tài vụ, tiền lương, trực tiếp phụ trách phòng tài vụ. Giám
đốc là người có quyền quyết định cao nhất và quản lý điều hành công ty.
Phòng kiểm toán nội bộ: Đánh giá độc lập về tính thích hợp và sự tuân thủ các
chính sách, thủ tục quy trình đã được thiết lập trong tổ chức tín dụng. Kiểm tra, rà
soát, đánh giá mức độ đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm
soát nội bộ, nhằm cải tiến và hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
Phòng tổ chức hành chính: Nhiệm vụ của phòng tổ chức hành chính là: Theo
dõi việc thực hiện cụ thể của lao động trong từng khâu sản xuất làm cơ sở cho công
tác quản lý nghiệp vụ, thi đua khen thưởng; Chủ động giải quyết và tiến hành làm
các thủ tục khi có sự cố phát sinh xảy ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phòng kế toán – tài vụ: Là một bộ phận giúp cho giám đốc có nhiệm vụ chủ
yếu sau: Chuẩn bị và làm các thủ tục quản lý nghiệp vụ ghi chép; Tư vấn, đề xuất
về công tác tài chính, kế toán của xưởng, chuyên sản xuất, khi đang sản xuất; Chủ
động thường xuyên thông tin cho các bộ phận trong điều hành sản xuất về tiến độ
giao nộp của xưởng sản xuất
Phòng kinh doanh: Có chức năng quản lý về kế hoạch, quản lý kỹ thuật, cụ thể
thực hiện những nhiệm vụ sau: Triển khai thực hiện phương án tác nghiệp hàng
ngày chuẩn bị phương tiện kiểm tra công tác an toàn trước và sau khi hoạt động;
Các thủ tục cho việc thực hiện in bom mạch điện tử
Phòng XNK: Thực hiện các giao dịch quốc tế, tìm kiếm và mở rộng thị trường.
1.4 Nguồn nhân lực của công ty

Hiện tại tính đến năm 2016, Meiko Việt Nam thu hút khoảng 2500 lao động
dự, đã tạo ra nhiều việc làm cho lượng lớn lao động trong tỉnh và ngoài tỉnh. . Dưới
đây là cơ cấu lao động cụ thể, chi tiết của công ty giai đoạn 2014-2016:

4


Bảng 1.2: Cơ cấu nhân lực của công ty giai đoạn 2014-2016
(Đơn vị: Người)
Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Số

Tỷ lệ

Số

Tỷ lệ

Số

Tỷ lệ

lượng
1012


(%)
100

lượng
2000

(%)
100

lượng
2500

(%)
100

Lao động trực tiếp
Lao động gián tiếp
Phân theo giới tính

640
372

63,24
36,76

1450
550

72,5
27,5


1900
600

76
24

Nam

578

57,11

1248

62,4

1550

62

Tổng số lao động
Phân theo tính chất LĐ

Nữ
434
42,89
752
37,6
952

38
Phân theo trình độ
Đại học và trên đại học
480
47,43
960
48
1260
50,4
Cao đẳng và trung cấp
332
19,77
648
32,4
840
33.6
PTTH hoặc THCS
200
14,4
392
19,6
400
16
Phân theo độ tuổi
Trên 45 tuổi
200
19,76
300
15
400

16
Từ 35-45 tuổi
260
25,7
600
30
640
25,6
Từ 25-35 tuổi
352
34,78
860
43
1000
40
Dưới 25 tuổi
200
19,76
240
12
460
18,4
(Nguồn: Phòng hành chính của công ty Meiko giai đoạn 2014-2016)
Thông qua bảng số liệu có thể thấy: Tính đến năm 2016 công ty có khoảng
2500 lao động bao gồm các cán bộ, công nhân và nhân viên. Lao động trực tiếp
(Công nhân) chiếm tỉ lệ lớn khoảng 76% năm 2016. Và nam giới là chủ yếu trong
công ty chiếm 62% năm 2016. Công ty có cơ cấu lao động trẻ khoảng 40% lao
động có độ tuổi từ 25-35 năm 2016. Lao động từ đại học trở lên chiếm 50,4%.
Công ty luôn đào tạo và phỏng vấn các nhân viên kỹ lưỡng, chất lượng. Các
kỹ sư, cử nhân kinh tế sau khi tuyển dụng, công ty sẽ cử đi đào tào tại các nhà máy

của tập đoàn tại Quảng Châu và Vũ Hán, Trung Quốc, các nhà máy tại Nhật Bản.
Công ty có chính sách đãi ngộ, chế độ lao động tốt cho nhân viên và công ty
được ví là nơi “nhân viên không muốn nhảy việc”.
1.5 Cơ sở vật chất của công ty
Meiko Việt Nam có 1 trụ sở chính tại Thạch Thất, Hà Nội với tổng số vốn đầu
tư 300 triệu USD. Hiện tại công ty có 3 nhà máy: Nhà máy lắp ráp linh kiện điện tử
5


(EMS); Nhà máy sản xuất bản mạch PCB; Nhà máy thứ 3(mới ký kết) được công ty
thuê lại cơ sở hạ tầng và đất tại Khu công nghiệp Quang Minh (thuộc TNI Holdings
Việt Nam) để đầu tư xây dựng.
Công ty có tổng diện tích 170,000m2 (17 hec-ta), gồm các nhà máy sản xuất
bản mạch in điện tử (PCB), nhà máy lắp ráp linh kiện (EMS), khu kí túc xá cho
CBCNV.
Tại các phòng ban giao dịch của công ty được trang bị hệ thống thiết bị kỹ
thuật tại văn phòng phục vụ như: Hệ thống máy tính chuyên dụng, phần mềm làm
việc riêng biệt phục vụ công tác chuyên biệt, phần mềm quản lý dữ liệu, hồ sơ, phần
mềm liên kết doanh nghiệp…
Tại các nhà máy, nhà xưởng được công ty tích cực đầu tư các trang thiết bị
hiện đại, tiên tiến được nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn quốc như: Máy đúc, máy sấy,
máy in, robot tay, robot trục, máy điều chỉnh nhiệt, máy làm mát,…
Ngoài ra để đảm bảo việc quản lí chất lượng, MEIKO đã tích cực trang bị các
máy móc kiểm tra tối tân chẳng hạn như: máy đo không gian ba chiều, máy đo
không gian 2 chiều, máy đo cường độ, máy đo cường độ giãn,... Qua đó để công ty
kiểm tra chi tiết mọi hạng mục như: kích cỡ, cường độ, sức chịu lực, hình dạng,...và
luôn không ngừng cải thiện, nỗ lực để có thể đảm bảo cung cấp các sản phẩm với
chất lượng cao nhất.
1.6 Năng lực tài chính của công ty
Công ty có tổng số vốn đầu tư 300 triệu USD và với vốn điều lệ 100.000.000

USD. Dự án đầu tư của Meiko là một trong 10 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) lớn nhất năm 2006 và là dự án sản xuất điện tử lớn nhất từ trước đến nay của
các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Dự kiến công ty sẽ đạt doanh thu
khoảng 1,7 tỉ USD/năm.

6


CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY TNHH MEIKO VIỆT NAM
2.1. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Trải qua hơn 10 năm hoạt động chính thức, công ty đã đạt được những thành
tựu, thành công rất lớn. Tình hình kinh doanh của công ty đang phát triển không
ngừng, được thể hiện qua các chỉ tiêu kinh tế tại bảng sau:
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Meiko giai đoạn 2014-2016
Đơn vị: VNĐ
S
T

Chỉ tiêu

Chênh lệch
2015/2014
2016/2015

Năm

Năm

Năm


2014

2015

2016

Số tiền

Tỷ lệ %

Số tiền

Tỷ lệ %

Doanh thu bán

32728091

3273120

3343209

311629

9,52

700890

21,4


hàng và cung

5088

78009

85621

21

cấp dịch vụ
Lợi nhuận bán

71123627

7115374

7731309

301274

hàng và cung

632

0376

2917


4

3

cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt

50675003

5068750

5068999

125054

2,46

248150

4,90

4

động tài chính
Chi phí tài

17
95993655

865

9600786

015
9601569

8
600142

0,104

782630

0,815

chính
Chi phí lãi vay

12
95993655

534
9600786

164
9601569

1022
600142

0,104


782630

0,815

Thu nhập khác

12
83570653

534
8360886

164
8409145

1022
382121

0,472

482593

0,577

6

Chi phí khác

3

10156899

54
1019765

89
1024887

407552

0,401

5
512203

0,502

7

65
Tổng lợi nhuận 12918801

488
1316789

521
1323007

3
249095


1,92

3
621800

4,722

8

trước thuế
2456
Lợi nhuận sau 12673123

65437
1292081

65431
1384998

2981
244687

1,93

194
929169

7,19


thuế

03271

01212

0960

T
1

2

5

2311

7612
4,23

615935

8,65

2534

7941

(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty giai đoạn 2014-2016)
Thông qua bảng số liệu chi tiết trên, chúng ta có thể nhận xét các chỉ tiêu kinh

tế cơ bản của công ty để qua đó khái quát tình hình kinh doanh của công ty:
-Doanh thu từ cung cấp hàng hóa và dịch vụ tăng nhanh: Năm 2015 tăng
7


9,52% so với năm 2014, Năm 2016 tăng 21,4% so với năm 2015. Lợi nhuận từ bán
hàng và cung cấp dịch vụ tăng: Năm 2016 tăng 8,65% so với 2015.
-Chi phí tài chính, chi phí lãi vay ổn định qua các năm. Lợi nhuận sau thuế
tăng nhanh từ 2014 đến 2016: năm 2015 tăng 1,93% so với năm 2014; Năm 2016
tăng 7,19% so với năm 2015 với mức 138.499.801.212 VNĐ.
2.2 Hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty TNHH điện tử Meiko
Việt Nam.
Công ty thực hiện hoạt động kinh doanh quốc tế chính là xuất khẩu các mặt
hàng linh kiện điện tử trên thị trường quốc tế bên cạnh đó công ty thực hiện nhập
khẩu các vật liệu linh kiện điện tử để sản xuất.
2.2.1 Kết quả hoạt động nhập khẩu của công ty.
2.2.1.1 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu
Sau hơn 10 năm hoạt động tại Việt Nam, cơ cấu mặt hàng kinh doanh của
công ty khá đa dạng nên chủng loại sản phẩm và phụ kiện đi kèm của công ty sử
dụng khá nhiều. Những sản phẩm của công ty Meiko điện tử Việt Nam nhập khẩu
100% từ các hãng như Apple, Sony, Nokia, Ausus... nên sản phẩm nhập khẩu có
chất lượng tốt, độ bền cao. Các mặt hàng được công ty nhập khẩu chủ yếu là các
nguyên vật liệu của PCB như FR4, Polyimite, Proxy glass, angten,... Cơ cấu và kim
ngạch các mặt hàng nhập khẩu của công ty được thể hiện dưới bảng sau:

8


Bảng 2.2. Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng của công ty Meiko
giai đoạn 2014-2016

Đơn vị: USD
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Mặt Hàng

Kim ngạch nhập khẩu
2014
2015
2016
30.500
35.700
41.300
35.000
42.000
45.500
27.900
32.500
33.780
41.590

42.600
47.900
50.700
55.890
60.790
40.650
47.000
51.670
32.900
35.700
40.100
39.000
43.700
44.300
29.000
33.890
34.800
20.160
23.070
25.050
1450
1500
1650

Standard FR-4 Epoxy Glass
Multifunctional FR-4
Tetrafunctional FR-4
Nelco N4000-6
GETEK
BT Proxy Glass

Cyanate Ester
Polyimite Glass
Ăng ten
Cuộn cảm
Các loại văn phòng phẩm
khác

(Nguồn: Phòng XNK của công ty Meiko giai đoạn 2014-2016)
Nhìn chung kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng của công ty tăng lên qua các
năm để nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.
2.2.1.2 Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường
Sản phẩm của công ty Meiko Electronics Việt Nam nhập khẩu 100% từ các
nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài loan, Hoa Kì nhằm đảm bảo được sản phẩm cũng
như uy tín và tạo niềm tin đối với khách hàng.

9


Bảng 2.3 Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường của công ty giai đoạn 2014-2016
Đơn vị: USD
Năm 2014
Kim ngạch
NK
Đài Loan
96245
Hàn Quốc
101070
Nhật Bản
101790
Hoa Kì

49700
Tổng kim ngạch 348805

Năm 2015

Tỷ lệ
(%)
27,6
28,97
29,18
14,25
100

Năm 2016

Kim ngạch

Tỷ lệ

Kim ngạch

NK
98600
117050
120400
57500
393550

(%)
25,05

29,74
30,6
14,61
100

NK
100600
121800
143280
61160
426840

Tỷ
lệ(%)
23,56
28,53
33,56
14,32
100

NK
(Nguồn: Phòng XNK của công ty Meiko giai đoạn 2014-2016)
Qua bảng 2.3, có thể thấy:
-Công ty nhập khẩu nhiều nhất, chủ yếu các mặt hàng từ Nhật Bản và tăng qua
các năm: Chiếm tỉ lệ 30,6% (năm 2015) tăng lên 33,56% (năm 2016) trong tổng
kim ngạch nhập khẩu. Thị trường nhập khẩu tiếp là Hàn Quốc, chiếm tỉ lệ thứ hai
tuy nhiên đang có xu hướng giảm nhẹ từ 29,74% (năm 2015) giảm xuống 28,53%
(năm 2016) trong tổng kim ngạch nhập khẩu.
-Công ty cũng nhập khẩu từ Đài Loan và đang giảm dần kim ngạch nhập khẩu
từ quốc gia này với tỉ lệ 27,6% (năm 2014) giảm xuống 23,56% (năm 2016) trong

tổng kim ngạch. Nguyên nhân dẫn đến sự giảm thiểu về nhập khẩu các nguyên vật
liệu từ Hàn quốc, Đài Loan là vì mặt điện tử Nhật Bản đang ngày càng phát triển
mạnh và có những linh kiện có thể thay thế cho các linh kiện của Hàn Quốc và Đài
Loan nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cho khách hàng.
-Ngoài ra công ty nhập khẩu từ Hoa Kì với kim ngạch nhập khẩu là 14,32%
(năm 2016) chiếm tỉ lệ thấp nhấp trong tổng kim ngạch nhập khẩu.
-Tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty theo thị trường tăng qua các năm:
Năm 2014 tổng kim ngạch là 348805(USD) đến năm 2015 tăng lên 393550 (USD)
và tăng lên 426840 (USD) năm 2016.

10


2.2.2 Kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty.
2.2.2.1 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Hiện nay kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng linh kiện, sản phẩm điện tử
của Việt Nam chiếm tỉ lệ lớn, đứng thứ 3 trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam. Do đó, các mặt hàng của công ty có lượng kim ngạch xuất khẩu lớn. Các sản
phẩm xuất khẩu chính của công ty là các bo mạch điện tử, linh kiện điện tử. Các sản
phẩm của công ty thường được các hãng nổi tiếng tin dùng như là Canon,
Panasonic, Hitachi, Samsung, LG, Foxconn… Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu được thể
hiện dưới bảng 2.4.
Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của công ty giai đoạn 2014-2016
Đơn vị: USD
STT
1
2
3
4
5

6
7

Kim ngạch xuất khẩu
2014
2015
2016
Bo mạch điện tử 0064-5001LR
50.460
50.700
52.040
Bo mạch điện tử 0064-5020LR
42.700
45.000
46.000
Bo mạch điện tử 0138-5101WP
60.910
61.090
63.500
Bo mạch điện tử 0438-2001
35.600
40.100
42.850
ICs
30.700
26.100
29.780
Điện trở
10.250
10.700

9.500
Biến trở
11.700
11.970
10.800
(Nguồn: Báo cáo của phòng xuất nhập khẩu năm 2014-2016)
Tên mặt hàng

Qua phân các số liệu kim ngạch xuất khẩu của từng mặt hàng qua các năm từ
bảng trên ta có thể thấy:
-Sản phẩm xuất khẩu chính của công ty là bo mạch điện tử chiếm lượng kim
ngạch xuất khẩu lớn. Gồm 4 dòng sản phẩm bo mạch điện tử: Bo mạch điện tử
0064-5001LR; 5020LR; 0138-5101WP; 0438-2001. Lượng xuất khẩu của các sản
phẩm tăng qua các năm: Bo mạch điện tử có kim ngạch xuất khẩu năm 2014 là
50460 (USD) tăng lên 52040 (USD) năm 2016. Sản phẩm ICS có kim ngạch xuất
khẩu tương đối lớn với 29780 USD năm 2016.
-Ngoài ra, sản phẩm xuất khẩu của công ty còn có các biến trở và điện trở có
kim ngạch xuất khẩu nhỏ.
2.2.2.2 Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường
Với quy trình sản xuất đảm bảo chất lượng, các sản phẩm của công ty luôn có
chất lượng cao, uy tín và tin dùng. Dưới đây là bảng thể hiện kim ngạch xuất khẩu
11


của công ty sang các thị trường giai đoạn 2014-2016.
Bảng 2.5: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của công ty giai đoạn 2014-2016
Đơn vị: USD
Tên nước
Nhật Bản
Hàn Quốc

Trung Quốc
Đức
Tổng cộng

Kim

Năm 2014
Tỷ

ngạch XK
100200
90750
37200
14170
242320

(%)
41,36
37,45
15,35
5,84
100

Kim ngạch xuất khẩu
2015
2016
lệ Kim
Tỷ lệ
Kim ngạch Tỷ


lệ

ngạch XK (%)
XK
(%)
98700
40,19
97500
38,77
95900
39,04
105900
42,12
34300
13,96
37600
14,95
16730
6,81
10470
4,16
245630
100
251470
100
(Nguồn: Báo cáo của Phòng xuất nhập khẩu)

Qua bảng số liệu, ta có thể thấy: Nhật Bản là thị trường xuất khẩu chủ yếu của
công ty. Tuy nhiên những năm gần xu hướng giảm: từ 100200 (USD) năm 2014
xuống 97500 (USD) năm 2016. Thị trường Hàn Quốc xu hướng tăng trong những

năm gần đây. Cụ thể kim ngạch XK tăng từ 90750 (USD) năm 2014 lên đến 105900
(USD) năm 2016. Ngoài ra, công ty còn xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc
(14,95% năm 2016) và Đức ( 4,16% năm 2016).
2.3 Khái quát quy trình nghiệp vụ kinh doanh quốc tế của công ty Meiko
Việt Nam.
2.3.1 Quy trình thực hiện hoạt động nhập khẩu của công ty
Hoạt động nhập khẩu của công ty do phòng XNK đảm nhận:
Bước 1: Soạn thảo và ký kết hợp đồng: Sau khi đã tìm được đối tác và xác
định các điều khoản, căn cứ vào tờ trình mua hàng hóa và phương án kinh doanh,
Phòng XNK soạn thảo hợp đồng ngoại với các nhà cung cấp nước ngoài theo các
điều khoản cần thiết.
Bước 2: Lập kế hoạch mở L/C: Sau khi 2 bên ký đồng, làm tờ trình mở L/C,
lên phướng án mở L/C trong thời gian nhanh nhất để gửi sang nhà cung cấp nước
ngoài, tránh bị ảnh hương tới tiến độ giao hàng như trong điều khoản hợp đồng.
Bước 3: Chuẩn bị mở tờ khai hải quan: Trong thời gian chờ giao hàng (20-30
ngày kể từ ngày mở L/C), cập nhật thông tin với nhà sản xuất về thời gian giao
hàng, chất lượng hàng hóa, các chứng từ để chuẩn bị mở tờ khai khi giao hàng.
Bước 4: Kiểm tra bộ chứng từ: Trước khi hàng cập cảng 5 ngày, nhà sản xuất
12


sẽ gửi toàn bộ bộ chứng từ nhập khẩu để kiểm tra đối chiếu lại với các điều khoản
trong hợp đồng. Chứng từ gốc của bộ chứng từ nhập khẩu được gửi về ngân hàng,
ngân hàng sẽ kiểm tra tính hợp pháp và gửi phiếu kiểm tra L/C cán bộ phụ trách
kiểm tra sự phù hợp của bộ chứng từ với L/C trình lãnh đạo công ty 1 bộ gốc, gồm:
Vận đơn đường biển (1 bản gốc 3 copy); Bảng kê danh sách hàng hóa (3 bản gốc);
Hóa đơn thương mại (3 bản gốc); Chứng nhận bảo hiểm hàng hóa (3 bản gốc); C/O
(1 bản gốc, 2 bản copy); C/Q (3 bản gốc); Giấy sang tải (nếu có)
Bước 5: Mở tờ khai hải quan điện tử và nộp thuế: Sau khi nhận được các
chứng từ cần thiết và giấy thông báo tàu đến của đại lý tàu thì phòng XNK sẽ mở tờ

khai hải quan điện tử và làm tờ trình nộp thuế theo thông báo thuế của hải quan.
Bước 6: Thanh toán: Làm tờ trình thanh toán L/C cho ngân hàng và xác nhận
chứng từ với ngân hàng .
Bước 7: Mở tờ khai hàng hóa nhập khẩu: Căn cứ và số lượng, khối lượng,.. để
mở tờ khai hàng hóa nhập khẩu, kết quả phân luồng kiểm hóa (tự động): luồng
xanh, luồng vàng thì không bị kiểm hóa, luồng đỏ hàng bị kiểm hóa cắt mẫu đi
giám định (tùy thuộc từng lô hàng.
Bước 8: Nhận hàng, vận chuyển hàng về kho: Hàng hóa về tới cảng nhập công
ty chuyển thuê một bên thứ 3 là các đại lý để thực hiện công việc nhận hàng và bốc
dỡ hàng hóa và vận chuyển về kho của công ty, phòng XNK đảm nhận
Bước 9: Giải quyết khiếu nại và tranh chấp: Khi xảy ra trường hợp bị khiếu
nại, công ty thường đặt vấn đề hoà giải lên hàng đầu, thương lượng để đi đến kết
quả tốt đẹp cho cả hai bên nhằm tạo dựng quan hệ làm ăn lâu dài, củng cố uy tín của
doanh nghiệp với bạn hàng. Khi không giải quyết bằng thương lượng, hoà giải thì
công ty sẽ nhờ đến sự can thiệp của Trung tâm trọng tài quốc tế, bên cạnh phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
2.3.2 Quy trình thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa của công ty:
Quy trình thực hiện hoạt động xuất khẩu của công ty được thể hiện qua 7
bước sau:
Bước 1. Thỏa thuận, ký kết hợp đồng: Sau khi thỏa thuận và thống nhất các
điều khoản, công ty tiến hành ký kết hợp đồng ngoại thương với đối tác. Hợp đồng

13


sẽ được soạn thảo bằng tiếng Anh, quy định rõ ràng các điều khoản và được chuyển
qua phía đối tác.
Bước 2. Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu: Căn cứ vào số lượng, chất lượng và
các vấn đề khác về hàng hóa đã được quy định trong hợp đồng ngoại thương đã ký
kết với đối tác, công ty sẽ tiến hành thu mua hàng hóa từ các nhà cung cấp nội địa

sao cho sản phẩm được đảm bảo các yêu cầu đúng như đã cam kết trong hợp đồng.
Bước 3: Thuê phương tiện vận tải:Công ty chủ yếu xuất khẩu theo điều kiện
CIF (Incoterm 2010) do vậy, công ty phải chịu trách nhiệm về các công việc như
thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm cho hàng hóa.
Bước 4: Làm thủ tục hải quan: Sau khi có được mã số container và số kẹp chì
do người chuyên chở xe container cấp, công ty tiến hành mở tờ khai hải quan tại
Chi cục Hải quan Gia Lâm, Hà Nội. Tờ khai hải quan sẽ được chuyển xuống cảng
Hải Phòng để chủ tàu cho phép bốc container lên tàu.
Bước 5: Giao hàng và nhận vận đơn: Sau khi tàu khởi hành, bên hãng tàu sẽ
làm vận đơn cho công ty. Vận đơn công ty nhận được do hãng tàu hoặc đại diện của
họ ký phát cho người gửi hàng sau khi đã nhận container chứa hàng đã được niêm
phong kẹp chì.
Bước 6: Thanh toán: Công ty chủ yếu sử dụng phương thức thanh toán nhờ
thu trả ngay. Sau khi nhận được bộ chứng từ kèm điện nhờ thu, ngân hàng bên mua
sẽ thông báo cho người mua hàng đến thanh toán và rút bộ chứng từ gốc ra. Bên
mua có được bộ chứng từ gốc sẽ tiến hành các thủ tục nhập khẩu, lấy hàng về
Bước 7: Giải quyết khiếu nại và tranh chấp: Khi xảy ra trường hợp bị khiếu
nại, công ty thường đặt vấn đề hoà giải lên hàng đầu, thương lượng để đi đến kết
quả tốt đẹp cho cả hai bên nhằm tạo dựng quan hệ làm ăn lâu dài, củng cố uy tín của
doanh nghiệp với đối tác. Khi không giải quyết bằng thương lượng, hoà giải thì
công ty sẽ nhờ đến sự can thiệp của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI CỦA CÔNG TY
VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.1 Đánh giá hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty Meiko giai đoạn
2014-2016

14


3.1.1 Những thành công đạt được

Sau hơn 10 năm hoạt động tại Việt Nam, công ty Meiko Việt Nam - một doanh
nghiệp có vốn 100% từ Nhật Bản, công ty đã đạt được những thành công đáng kể về
doanh thu; lợi nhuận và tăng trưởng. Bên cạnh đó hoạt động kinh doanh quốc tế của
công ty đang phát triển và tiến bộ, có những điểm mạnh sau:
Về kim ngạch xuất nhập khẩu: Nhìn chung kim ngạch XNK của công ty tương
đối cao và tăng trưởng qua các năm, tuy nhiên kim ngạch XK vẫn còn thấp hơn kim
ngạch NK.
Về cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu: Các mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu là
các linh kiện điện tử. Được nhập khẩu từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc,.. và xuất khẩu
sang các thị trường chính là Hàn, Nhật, Trung Quốc.
Về chất lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu: Công ty luôn đảm bảo các chất lượng
hàng nhập từ các thị trường có chất lượng cao để có thể đảm bảo chất lượng đầu vào.
Cùng với quy trình sản xuất, kiểm tra nghiêm ngặt công ty đảm bảo chất lượng sản
phẩm xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc.
Về việc thực hiện hợp đồng XNK:
+ Hầu hết 100% các hợp đồng xuất nhập khẩu ký kết với các đối tác nước
ngoài đều được thực hiện.
+ Công ty luôn có trách nhiệm cao và thận trọng trong việc thực hiện các khâu
quan trọng trong hợp đồng như kiểm tra chất lượng, giao hàng lên tàu, làm thủ tục
hải quan... nhằm đảm bảo thực hiện tốt hợp đồng, từ đó nâng cao uy tín của công ty.
+Công ty là một trong những công ty ký kết hợp đồng xuất khẩu với điều kiện
giao hàng là CFR và CIF. Điều này tạo sự thuận lợi cho công ty trong việc chủ động
giao hàng và lên lịch giao hàng cũng thúc đẩy cho ngành vận tải biển phát triển
nhanh hơn và chất lượng hơn.

15


3.1.2 Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân
*Những hạn chế còn tồn tại :

-Về xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu trong những năm còn thấp hơn kim
ngạch nhập khẩu, vẫn gặp khó khăn trong vấn đề chất lượng hàng xuất khẩu, thị
trường xuất khẩu khó tính.
-Về nhập khẩu: Thị trường nhập khẩu có ít, cần tìm hiểu, quan tâm đối tác có
chất lượng hang nhập có chất lượng hơn.
-Về quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu: Công ty vẫn còn gặp một số hạn
chế trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu như: quá trình chuẩn bị hàng xuất
khẩu còn chưa tốt; khó khăn trong công tác làm thủ tục hải quan, thanh toán,…
-Về công tác luân chuyển chứng từ: Xưởng sơ chế của Công ty hơi xa so với
trụ sở công ty, nên việc hoàn chứng từ của xưởng lên Công ty chậm trễ là điều
không tránh khỏi. Chính sự chậm trễ này đã làm tỷ trọng các khoản mục chi phí sản
xuất giữa các tháng, các kỳ biến động, phản ánh không chính xác chi phí phát sinh
trong từng tháng
-Về tài chính: Nguồn vốn công ty dành cho hoạt động xuất khẩu tương đối hạn
chế làm cho quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu vẫn còn khá bị động.
-Về đối thủ: Cạnh tranh trên thị trường rất lớn, đặc biệt từ Trung Quốc, các
sản phẩm linh kiện từ Trung Quốc thường có giá thành rẻ hơn nên gây mất đi rất
nhiều thị trường xuất khẩu của công ty.
*Nguyên nhân dẫn đến các hạn chế này:
- Công ty chưa chủ động được trong khâu chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu. Nhân
viên xuất nhập khẩu còn thiếu những kỹ năng nghiệp vụ trong việc thực hiện hợp
đồng XNK.
- Sự thiếu đồng bộ trong các chính sách pháp luật, quy chế, quy định của Nhà
nước về quản lý hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, gây khó khăn trong việc
xuất khẩu hàng hóa.
- Tỷ giá biến động liên tục ảnh hưởng đến thanh toán của công ty với khách
hàng nước ngoài khi đồng tiền mình lại liên tục mất giá, công ty phải chi trả những
khoản tiền lớn hơn nhiều.

16



- Các ngân hàng không thể cung ứng ngoại tệ đầy đủ cho công ty đẩy công ty
gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán với bạn hàng, ảnh hưởng tới uy tín của
công ty.
3.2 . Những vấn đề đặt ra trong hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty
Sau thời gian nghiên cứu và tìm hiểu về công ty, em nhận thấy những vấn đề
đặt ra trong hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty:
-Doanh nghiệp có vốn 100% vốn đầu tư nước ngoài: Thu hút vốn đầu tư nước
ngoài
-Hoạt động xuất khẩu hàng hóa của công ty: Quy trình, thực trạng, giải pháp
nâng cao.
-Hoạt động nhập khẩu hàng hóa của công ty: Quy trình, thực trạng
-Nghiệp vụ thực hiện hoạt động XNK.
3.3. Đề xuất 2 vấn đề cần nghiên cứu để làm khóa luận tốt nghiệp.
Sau một thời gian tìm hiểu, phân tích và nghiên cứu về tình hình hoạt động
kinh doanh quốc tế trong thời gian thực tập tại công ty TNHH điện tử Meiko Việt
Nam, em xin đề xuất các vấn đề nghiên cứu sau:
Vấn đề 1: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng linh kiện
điện tử của công ty TNHH điện tử Meiko Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
Vấn đề 2: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu
công nghiệp(hoặc ngành công nghiệp điện tử) ở Việt Nam.

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014, 2015, 2016, Phòng Xuất
nhập khẩu, Công ty TNHH điện tử Meiko Việt Nam.

2. Báo cáo tài chính năm 2014, 2015, 2016, Phòng Kế toán, Công ty TNHH điện
tử Meiko Việt Nam
3. Báo cáo tài chính 2014, Phòng Kế toán, Công ty TNHH điện tử Meiko Việt
Nam
4. Doãn Kế Bôn (2010), Giáo trình quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế,
Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính
5. Website tham khảo:

18



×