Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

CHUYÊN ĐỀ: SINH THÁI HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (639.11 KB, 52 trang )

CHUYÊN ĐỀ SINH THÁI HỌC
MỤC LỤC
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Nội dung
LỜI GIỚI THIỆU VỀ CHUYÊN ĐỀ
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ THỂ VÀ MÔI TRƯỜNG
CHƯƠNG II. QUẦN THỂ SINH VẬT
CHƯƠNG III. QUẦN XÃ SINH VẬT
CHƯƠNG IV. HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ SINH THÁI
HỌC VỚI QUẢN LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

Trang
4
5
6


6
14
28
37
53
54


DANH MỤC BẢNG KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

NTST
QT
QXSV
THPTQG

Nhân tố sinh thái
Quần thể
Quần xã sinh vật
Trung học phổ thông Quốc gia.

MỞ ĐẦU
Trong chương trình sinh học 12, kiến thức phần Sinh thái học là một trong những nội
dung kiến thức quan trọng. Các câu hỏi về Sinh thái học ở trong đề thi THPTQG 2019
2


chiếm số lượng 07 câu hỏi. Đặc biệt với những học sinh có học lực trung bình - khá, với
mục tiêu chỉ lấy điểm môn Sinh trong bài thi tổ hợp các môn KHTN để xét tốt nghiệp thì
đây là phần kiến thức dễ lấy điểm trong đề thi. Trong bối cảnh thực tế tại trường THPT
Phạm Công Bình nơi tôi đang giảng dạy, đa số học sinh chỉ dùng kết quả thi môn Sinh để

xét tốt nghiệp THPT, để giúp học sinh học tốt phần Sinh thái học, tôi xây dựng chuyên đề
“Sinh thái học”. Đây là chuyên đề đa số là lý thuyết, sẽ là một trong những tài liệu học
tập tốt giúp cho học sinh hệ thống hóa kiến phần Sinh thái học, để các em học sinh ôn thi
THPTQG đạt được kết quả tốt nhất.
Dự kiến cấu trúc chuyên đề như sau:
Tiết 1: Cơ thể và môi trường.
Tiết 2 - 5: Quần thể sinh vật.
Tiết 6 - 7: Quần xã sinh vật.
Tiết 8 - 12: Hệ sinh thái, sinh quyển và sinh thái học với quản lí tài nguyên thiên nhiên.

NỘI DUNG
TIẾT 1: CHƯƠNG I. CƠ THỂ VÀ MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
3


- Nêu được khái niệm môi trường sống, các loại môi trường sống của sinh vật.
- Phân tích được ảnh hưởng của một số nhân tố vô sinh và hữu sinh của môi trường tới
đời sống sinh vật.
- Trình bày được các quy luật sinh thái.
- Nêu được khái niệm giới hạn sinh thái, cho ví dụ minh họa.
- Nêu được khái niệm ổ sinh thái, phân biệt nơi ở với ổ sinh thái, lấy ví dụ minh họa.
- Ứng dụng của ổ sinh thái trong thực tiễn sản xuất.
2. Kĩ năng
Rèn được kĩ năng phân tích các yếu tố môi trường và xây dựng được ý thức bảo vệ môi
trường thiên nhiên.
3. Thái độ
- Học sinh tích cực học tập, chủ động nắm bắt kiến thức.
- Học sinh có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.

4. Phát triển năng lực
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
II. PHƯƠNG TIỆN
- Giáo án, sách giáo khoa…
- Hệ thống câu hỏi ôn tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM
I. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
1. Khái niệm
- Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và
những hoạt động khác của sinh vật.
- Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật gồm có môi trường đất, môi trường
nước, môi trường trên cạn và môi trường sinh vật.
2. Các nhân tố sinh thái
- Nhân tố sinh thái là tất cả những gì có ở xung quanh sinh vật, ảnh hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp tới đời sống của sinh vật.
- Có 2 nhóm nhân tố sinh thái cơ bản:
+ Nhóm nhân tố vô sinh: Là tất cả các nhân tố vật lý và hóa học của môi trường
xung quanh sinh vật như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sấm chớp …
+ Nhóm nhân tố hữu sinh: Là thế giới hữu cơ của môi trường và là những mối quan
hệ giữa một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) khác sống xung quanh.
Trong nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh thì nhân tố con người là nhân tố có ảnh
hưởng lớn tới đời sống của nhiều sinh vật.
II. CÁC QUY LUẬT SINH THÁI CƠ BẢN
1. Quy luật giới hạn sinh thái
- Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong
khoảng đó sinh vật tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
4



- Giới hạn sinh thái có điểm giới hạn trên (max) và dưới (min), khoảng thuận lợi
(optimum) và các khoảng chống chịu. Vượt qua các điểm giới hạn, sinh vật sẽ chết.
- Khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu:
+ Khoảng thuận lợi: Là khoảng mà các nhân tố sinh thái có mức độ phù hợp, đảm bảo
cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
+ Khoảng chống chịu: Là khoảng các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh
lý của sinh vật.

Sơ đồ tổng quát mô tả giới hạn sinh thái của sinh vật
- Những loài có giới hạn rộng với nhiều nhân tố sinh thái (NTST) thì có vùng phân bố
rộng, những loài có giới hạn sinh thái hẹp đối với nhiều NTST thì có vùng phân bố hẹp.
- Ở con non hoặc cơ thể trưởng thành có trạng thái sinh lí thay đổi, giới hạn sinh thái
với nhiều NTST bị thu hẹp.
Ví dụ: Cá rô phi Việt Nam có giới hạn sinh thái từ 5,60C đến 420C.
+ Nhiệt độ 5,60C gọi là giới hạn dưới, 420C gọi là giới hạn trên.
+ Nhiệt độ 200C đến 350C gọi là khoảng thuận lợi, ở đó các chức năng sống của Cá rô
phi Việt Nam là tốt nhất.
2. Quy luật tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái
Trong thiên nhiên các NTST luôn tác động và chi phối lẫn nhau, tác động cùng một
lúc lên cơ thể sinh vật. do đó cơ thể phải phản ứng tức thời với tổ hợp tác động của các
nhân tố.
3. Quy luật tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái
Trong các giai đoạn phát triển hay trạng thái sinh lí khác nhau…cơ thể phản ứng khác
nhau với tác động như nhau của một NTST.
Các loài khác nhau phản ứng khác nhau với tác động như nhau của một NTST.
4. Quy luật tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường

5



Trong mối quan hệ qua lại giữa sinh vật với môi trường, không những môi trường tác
động lên chúng mà các sinh vật cũng ảnh hưởng đến các nhân tố của môi trường và làm
thay đổi tính chất của các nhân tố đó.
III. NƠI Ở VÀ Ổ SINH THÁI
- Ổ sinh thái là một “không gian sinh thái” được hình thành bởi tổ hợp các giới hạn sinh
thái (hay không gian đa diện) mà ở đó tất các các nhân tố sinh thái quy định sự tồn tại và
phát triển ổn định lâu dài của loài.
- Nơi ở là địa điểm cư trú của các loài còn ổ sinh thái không chỉ là nơi ở mà còn là cách
sinh sống của loài đó.
- Sự trùng lặp ổ sinh thái của các loài là nguyên nhân gây ra cạnh tranh giữa chúng.
- Các ví dụ về ổ sinh thái:
+ Giới hạn sinh thái ánh sáng của mỗi loài cây là khác nhau. Một số loài cây có tán lá
vươn lên cao thu nhận nhiều ánh sáng mặt trời, một số loài ưa sống dưới tán của loài cây
khác, hình thành nên các ổ sinh thái về tầng cây trong rừng.
+ Các loài chim ở trên cùng một cây nhưng có kích thước thức ăn, loại thức ăn, hình
thức bắt mồi khác nhau thì có các ổ sinh thái khác nhau.
* Ý nghĩa của việc phân hóa ổ sinh thái:
- Trong thiên nhiên các loài có ổ sinh thái giao nhau hoặc không giao nhau. Những
loài có ổ sinh thái giao nhau, khi phần giao nhau càng lớn, sự cạnh tranh càng khốc liệt,
dẫn đến cạnh tranh loại trừ, tức là loài thua cuộc hoặc bị tiêu diệt hoặc phải rời đi nơi
khác. Do đó các loài gần nhau về nguồn gốc khi sống trong một sinh cảnh và cùng sử
dụng một nguồn thức ăn, chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái.
- Do ổ sinh thái tạo ra sự cách ly về mặt sinh thái giữa các loài nên nhiều loài có thể
sống chung được với nhau trong cùng một khu vực mà không dẫn đến cạnh tranh quá gay
gắt.
* Ứng dụng: Nghiên cứu ổ sinh thái có ý nghĩa:
- Biết được ổ sinh thái của một loài nào đó sẽ cho phép tạo môi trường sống thuận lợi
để cho loài đó tồn tại và phát triển lâu dài.

- Dựa vào đặc điểm ổ sinh thái của các loài, con người đã ứng dụng các hoạt động
như:
+ Trồng xen các loại cây ưa bóng và cây ưa sáng trong cùng một khu vườn.
+ Nuôi ghép các loài cá ở các tầng nước khác nhau trong một ao nuôi.
B. CÂU HỎI MINH HỌA
Câu 1: Có các loại môi trường sống cơ bản là
A. môi trường đất, môi trường nước, môi trường khí quyển, môi trường sinh vật.
B. môi trường khí quyển, môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn.
C. môi trường đất, môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường sinh vật.
D. môi trường trên mặt đất, môi trường khí quyển, môi trường nước, môi trường sinh
vật.
6


Hướng dẫn
Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp lên sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Có 4 loại môi trường:
+ Môi trường trên cạn: Mặt đất và lớp khí quyển, phần lớn sinh vật sống ở môi trường
trên cạn.
+ Môi trường đất: Các lớp đất phía sâu, có cả các sinh vật sống trong các lớp đất đó.
+ Môi trường nước: Các vùng nước ngọt, nước mặn, nước lợ và các sinh vật thủy sinh.
+ Môi trường sinh vật: Bao gồm thực vật, động vật và con người, nơi sống của các sinh
vật như vật kí sinh và cộng sinh.
→ Đáp án C.
Câu 2: Loài sinh vật A có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 8 oC đến 32oC, giới hạn chịu
đựng về độ ẩm từ 80% đến 98%. Loài sinh vật này có thể sống được ở môi trường nào
sau đây?
A. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25oC đến 35oC, độ ẩm từ 75% đến 95%.
B. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25oC đến 35oC, độ ẩm từ 85% đến 95%.

C. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 10oC đến 30oC, độ ẩm từ 85% đến 95%.
D. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 12oC đến 30oC, độ ẩm từ 90% đến 100%.
Hướng dẫn
Sinh vật chỉ tồn tại được trong môi trường mà giới hạn sinh thái của nó rộng hơn biên độ
dao động của các NTST trong môi trường.
Loài sinh vật A có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 8 oC đến 32oC, giới hạn chịu đựng về
độ ẩm từ 80% đến 98%.
- Ở môi trường A, nhiệt độ và độ ẩm môi trường này vượt qua giới hạn sinh thái để loài
tồn tại và phát triển nên không phù hợp.
- Ở môi trường B có nhiệt độ không phù hợp (> 32oC).
- Ở môi trường C có giới hạn về nhiệt độ và độ ẩm phù hợp cho sinh vật sinh trưởng và
phát triển.
- Ở môi trường D có độ ẩm không phù hợp.
→ Đáp án C.
Câu 3: Những quá trình nào làm thu hẹp ổ sinh thái của loài? Những quá trình nào mở
rộng ổ sinh thái của loài?
Hướng dẫn
- Cạnh tranh khác loài làm thu hẹp ổ sinh thái của loài.
- Cạnh tranh cùng loài sẽ làm mở rộng ổ sinh thái của loài.
Câu 4: Khi nói về giới hạn sinh thái và ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây là
đúng?
I. Nhân tố sinh thái là tất cả các nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp
đến đời sống sinh vật.
7


II. Nơi ở chỉ là nơi cư trú còn ổ sinh thái biểu hiện cách sống của loài đó.
III. Trong các nhân tố sinh thái, các nhân tố vô sinh là các nhân tố phụ thuộc mật độ.
IV. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ảm, nấm là các nhân tố vô sinh.
V. Môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng tác động lại các nhân tố sinh

thái, làm thay đổi môi trường sống.
VI. Giới hạn sinh thái của sinh vật càng rộng thì sinh vật phân bố càng hẹp.
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Hướng dẫn
Phát biểu I đúng.
Phát biểu II đúng. Ví dụ: Các loài chim ở trên cùng một cây nhưng có kích thước thức
ăn, loại thức ăn, hình thức bắt mồi khác nhau thì có các ổ sinh thái khác nhau.
Phát biểu III sai vì NTST vô sinh không phụ thuộc vào mật độ.
Phát biểu IV sai vì ánh sáng, nhiệt độ là nhân tố vô sinh còn nấm là nhân tố hữu sinh.
Phát biểu V đúng
Phát biểu VI sai vì giới hạn sinh thái của sinh vật càng rộng thì sinh vật phân bố càng
rộng.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II, và V.
→ Đáp án B.
Câu 5: Khi nói về ổ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Hai loài có ổ sinh thái khác nhau thì không có cạnh tranh.
B. Cùng một nơi ở luôn chỉ chứa một ổ sinh thái.
C. Sự hình thành loài mới gắn với sự hình thành ổ sinh thái mới.
D. Cạnh tranh cùng loài là nguyên nhân chính làm mở rộng ổ sinh thái của mỗi loài.
Hướng dẫn
Kết luận không đúng là B vì cùng một nơi ở có thể có nhiều ổ sinh thái khác nhau của
các loài khác nhau. Ba kết luận còn lại đúng vì:
(A) Hai loài chỉ cạnh tranh nhau khi bị trùng ở sinh thái (dùng chung thức ăn, nơi ở…),
khi hai loài không trùng ổ sinh thái thì không cạnh tranh nhau.
(C) Sự hình thành loài mới luôn có sự thay đổi thói quen, tập tính…do đó luôn có sự thay
đổi ổ sinh thái cho phù hợp với nhu cầu sống mới →luôn gắn liền với hình thành ổ sinh
thái mới.

(D) Cạnh tranh cùng loài làm mở rộng khu phân bố của loài, làm mở rộng ổ sinh thái của
loài. Khi ổ sinh thái được mở rộng thì sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm.
→ Đáp án B.
Câu 6: (THPTQG 2016) Con người đã ứng dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào bao
nhiêu hoạt động sau đây?
(1) Trồng xen các loại cây ưa bóng và cây ưa sáng trong cùng một khu vườn.
(2) Khai thác vật nuôi ở độ tuổi càng cao để thu được năng suất càng cao.
(3) Trồng các loại cây đúng thời vụ.
(4) Nuôi ghép các loài cá ở các tầng nước khác nhau trong một ao nuôi.
A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
8


Hướng dẫn
Con người đã ứng dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào 3 hoạt động sau đây:
(1) Trồng xen các loại cây ưa bóng và cây ưa sáng trong cùng một khu vườn, cây ưa
bóng và cây ưa sáng có ổ sinh thái ánh sáng khác nhau nên khi trồng trong cùng một khi
vườn sẽ không ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ ánh sáng của từng loại cây.
(3) Trồng các loại cây đúng thời vụ vì các loài cây có ổ sinh thái về thời gian sinh sản,
thời gian thu hoạch khác nhau. Việc trồng đúng thời vụ sẽ giúp cho cây có năng suất cao
nhất, đảm bảo hiệu quả kinh tế.
(4) Nuôi ghép các loài cá ở các tầng nước khác nhau trong một ao nuôi, các loài cá có ổ
sinh thái khác nhau nên sẽ tận dụng được thể tích của ao nuôi và nguồn thức ăn tự nhiên
mà không làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của các loài cá.
Hoạt động số (2) sai vì việc khai thác vật nuôi ở độ tuổi càng cao để thu được năng suất
càng cao là ứng dụng hiểu biết về nhóm tuổi của quần thể, không phải kiến thức về ổ
sinh thái.

Có 3 hoạt động đúng → Đáp án B.
C. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TỰ LUYỆN
Câu 1: Môi trường là
A. khoảng khu vực sinh vật di chuyển và hoạt động, ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi
trường trực tiếp tác động lên sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
B. phần không gian bao quanh sinh vật mà ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường trực
tiếp hay gián tiếp tác động lên sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
C. khoảng không gian kiếm ăn, hoạt động và sinh sản của sinh vật, ở đó các yếu tố cấu
tạo nên môi trường gián tiếp tác động lên sự sinh trưởng của sinh vật.
D. khoảng không gian sống bao quanh sinh vật mà ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi
trường gián tiếp tác động lên sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Câu 2: Nhân tố sinh thái là
A. tất cả những nhân tố của môi trường nước có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới
đời sống sinh vật.
B. tất cả những nhân tố của môi trường cạn có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới
đời sống sinh vật.
C. tất cả những nhân tố của môi trường sinh vật có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp
tới đời sống sinh vật.
D. tất cả những nhân tố của môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời
sống sinh vật.
Câu 3: Cây tầm gửi sống trên cây bưởi, sán lá gan sống trong ống tiêu hoá của chó,
mèo. Các sinh vật đó có loại môi trường sống là
A. môi trường sinh vật.
B. môi trường đất.
C. môi trường nước.
D. môi trường trên cạn.
Câu 4: Giới hạn sinh thái là
A. khoảng giá trị xác định của các nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể
tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
9



B. giới hạn chịu đựng của một sinh vật trước một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó
sinh vật có thể tồn tại được qua thời gian.
C. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể
tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
D. giới hạn chịu đựng của một sinh vật trước nhiều nhân tố sinh thái mà trong khoảng
đó sinh vật có thể tồn tại được qua thời gian.
Câu 5: Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái
A. ở mức độ đó sinh vật thực hiện được quá trình sinh trưởng, phát triển và sinh sản.
B. ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
C. ở mức độ đó sinh vật có thể thực hiện quá trình sinh sản và sinh trưởng.
D. ở mức độ đó sinh vật có thể kiếm ăn, sinh trưởng và sinh sản bình thường.
Câu 6: Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái
A. gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.
B. ở mức độ đó sinh vật không thể sinh sản được.
C. ở mức độ đó sinh vật không thể sinh trưởng được.
D. ở mức độ đó sinh vật không thể phát triển được.
Câu 7: Ổ sinh thái của một loài là
A. một "khu vực sinh thái" mà ở đó có nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới
hạn sinh thái cho phép các loài tồn tại và phát triển lâu dài.
B. một "không gian sống" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm
trong khoảng thuận lợi cho phép loài đó phát triển tốt nhất.
C. một "không gian hoạt động" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường đảm
bảo cho sinh vật có thể kiếm ăn và giao phối với nhau.
D. một "không gian sinh thái" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm
trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển lâu dài.
Câu 8: Cá rô phi nuôi ở nước ta chỉ sống trong khoảng nhiệt độ từ 5,6 0C đến 420C.
Khoảng nhiệt độ này được gọi là
A. giới hạn sinh thái về nhiệt độ ở cá rô phi.

B. khoảng thuận lợi về nhiệt độ ở cá rô phi.
C. khoảng chống chịu về nhiệt độ ở cá rô phi.
D. giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ.
Câu 9: Chuột cát đài nguyên có thể sống ở -50˚C đến +30˚C nhưng phát triển tốt nhất ở
khoảng 0˚C đến 20˚C. Khoảng nhiệt độ từ 0˚C đến 20˚C được gọi là
A. khoảng thuận lợi.
B. giới hạn sinh thái.
C. khoảng chống chịu.
D. khoảng ức chế.
Câu 10: Loài chuột cát ở đài nguyên có thể chịu được nhiệt độ không khí dao động từ –
500C đến + 300C, trong đó nhiệt độ thuận lợi từ 00C đến 200C thể hiện quy luật sinh thái
A. giới hạn sinh thái.
B. tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường.
C. không đồng đều của các nhân tố sinh thái.
D. tổng hợp của các nhân tố sinh thái.
10


Câu 11: Hai loài chim ăn hạt và chim ăn sâu sống trong cùng một khu vực người ta gọi
sự phân bố của chúng là
A. thuộc một ổ sinh thái.
B. thuộc hai ổ sinh thái khác nhau.
C. thuộc hai quần xã khác nhau.
D. thuộc hai hệ sinh thái khác nhau.
Câu 12: Tán cây là nơi ở của một số loài chim nhưng mỗi loài kiếm nguồn thức ăn
riêng, do sự khác nhau về kích thước mỏ và cách khai thác nguồn thức ăn đó. Đây là ví
dụ về
A. hiện tượng cạnh tranh.
B. ổ sinh thái.
C. hội sinh.

D. cộng sinh.
Câu 13: Ổ sinh thái của một loài thể hiện
A. cách sinh sống của loài đó.
B. nơi ở của loài đó.
C. kiểu phân bố của loài đó.
D. phương thức sinh sản của loài đó.
Câu 14: Hầu hết cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 20-30°C, khi nhiệt
độ xuống dưới 0°C và cao hơn 40°C, cây ngừng quang hợp. Kết luận đúng là khoảng
nhiệt độ
1. 20-30°C được gọi là giới hạn sinh thái.
2. 20-30°C được gọi là khoảng thuận lợi.
3. 0-40°C được gọi là giới hạn sinh thái.
4. 0-40°C được gọi là khoảng chống chịu.
5. 0°C gọi là giới hạn dưới, 40°C gọi là giới hạn trên.
A. 1,2,3.
B. 2,3,5.
C. 1,4,5.
D. 3,4,5.
Câu 15: Quá trình nào sau đây xảy ra do sự trùng lặp ổ sinh thái giữa các loài và kết quả
cuối cùng sẽ là
A. Cạnh tranh cùng loài.
B. Cạnh tranh khác loài
C. Cộng sinh giữa các loài
D. Sự phân tầng trong quần xã
Câu 16 (THPTQG 2018): Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các loài có ổ sinh thái về độ ẩm trùng nhau một phần vẫn có thể cùng sống trong một
sinh cảnh.
II. Ổ sinh thái của mỗi loài khác với nơi ở của chúng.
III. Kích thước thức ăn, hình thức bắt mồi,…của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh
dưỡng.

IV. Các loài cùng sống trong một sinh cảnh vẫn có thể có ổ sinh thái về nhiệt độ khác
nhau.
A. 1.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGIỆM TỰ LUYỆN
Câu
1
2
3

ĐA
B
D
A

Câu
7
8
9

ĐA
D
A
A
11

Câu
13

14
15

ĐA
A
B
B


4
5
6

C
B
A

10
11
12

A
D
B

16

B

TIẾT 2-5:

CHƯƠNG II. QUẦN THỂ SINH VẬT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày định nghĩa quần thể sinh vật, lấy được ví dụ minh họa về quần thể.
- Nêu được các mối quan hệ hỗ trợ, quan hệ cạnh tranh trong quần thể; lấy được ví dụ
minh họa, nêu được nguyên nhân - ý nghĩa sinh thái của mối quan hệ đó.
- Trình bày được một số đặc trưng cơ bản về cấu trúc quần thể, lấy được ví dụ minh họa.
- Nêu được ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của quần thể trong thực
tiễn.
- Nêu được khái niệm kích thước quần thể và sự tăng trưởng ở quần thể sinh vật trong
điều kiện môi trường bị giới hạn và không bị giới hạn.
- Nêu được các dạng biến động số lượng của quần thể, lấy được ví dụ minh họa.
- Nêu được cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
- Vận dụng những kiến thức bài học vào giải thích các vấn đề có liên quan trong sản xuất
nông nghiệp và bảo vệ môi trường.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, khả năng đề xuất các biện pháp bảo vệ quần thể, góp phần
bảo vệ môi trường.
- Phân biệt quần thể với quần tụ ngẫu nhiên các cá thể bằng các ví dụ cụ thể.
- Học sinh có kĩ năng giải các bài tập về quần thể.
3. Thái độ
- Học sinh tích cực học tập, chủ động nắm bắt kiến thức.
- Học sinh có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
4. Phát triển năng lực:
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực tính toán.
II. PHƯƠNG TIỆN
- Giáo án, sách giáo khoa…
- Hệ thống câu hỏi ôn tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM
I. KHÁI NIỆM QUẦN THỂ VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ
TRONG QUẦN THỂ
1. Khái niệm quần thể

12


Quần thể là một nhóm cá thể cùng loài cùng sinh sống trong một khoảng không gian
xác định, vào một thời điểm nhất định và có khả năng giao phối sinh ra con cái (những
loài sinh sản vô tính hay trinh sản thì không qua giao phối).
2. Các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
2.1. Quan hệ hỗ trợ
- Quan hệ hỗ trợ giữa những cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong các hoạt động sống như
lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản…
Ví dụ: Hiện tượng nối liền rễ giữa các cây thông; Chó rừng thường quần tụ thành
từng đàn để săn bắt mồi…
- Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài thường thể hiện qua hiệu quả nhóm.
* Ý nghĩa:
+ Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định.
+ Khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.
+ Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
2.2. Quan hệ cạnh tranh
- Khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá ‘sức chịu đựng’ của môi trường, các cá thể
cạnh với tranh nhau, làm tăng mức tử vong, giảm mức sinh sản, do đó kích thước của
quần thể giảm, phù hợp với điều kiện môi trường.
Ví dụ:
+ Hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật, hiện tượng tự tỉa cành tự nhiên.
+ Động vật: Hiện tượng ly tán bầy đàn ra sống một mình, cạnh tranh bảo vệ nơi sống,

vùng làm tổ nhất là vào mùa sinh sản như đánh lẫn nhau, dọa nạt nhau bằng tiếng hú…
* Ý nghĩa:
+ Duy trì mật độ cá thể phù hợp với nguồn sống.
+ Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
Chú ý: Bên cạnh quan hệ cạnh tranh còn tồn tại các kiểu quan hệ khác trong quần thể như
kí sinh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể. Đây là những trường
hợp không phổ biến và không dẫn đến sự tiêu diệt loài mà giúp cho loài tồn tại và phát
triển một cách hưng thịnh.
* Ứng dụng: Trong thực tiễn sản xuất để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh
vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng cần phải:
+ Trồng cây và nuôi vật nuôi với mật độ hợp lý, cung cấp thức ăn đầy đủ và vệ sinh
môi trường sạch sẽ.
+ Áp dụng các kĩ thuật tỉa thưa đối với cây trồng và tách đàn đối với vật nuôi khi cần
thiết.
II. CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT
1. Tỉ lệ giới tính
- Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ số lượng cá thể đực và cá thể cái trong quần thể.
- Ý nghĩa: Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản
của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi.
- Đặc điểm: Tỉ lệ giới tính thay đổi và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: môi trường
sống, đặc điểm sinh sản của loài, điều kiện dinh dưỡng…
13


*Ứng dụng: Trong chăn nuôi, con người có thể tính toán một tỉ lệ các con đực và cái phù
hợp để đem lại hiệu quả kinh tế.
Ví dụ: Các đàn gà, hươu, nai...người ta có thể khai thác bớt các cá thể đực mà vẫn duy trì
được sự phát triển của đàn.
2. Nhóm tuổi
- Tuổi được tính bằng thời gian. Có 3 khái niệm về tuổi thọ:

+ Tuổi thọ sinh lý là khoảng thời gian tồn tại của cá thể từ lúc sinh ra cho đến khi chết
vì già.
+ Tuổi thọ sinh thái là khoảng thời gian sống của cá thể được tính từ lúc cá thể sinh ra
đến khi chết vì các nguyên nhân sinh thái.
+ Tuổi quần thể là tuổi thọ trung bình của các cá thể trong quần thể.
- Quần thể thường có 3 nhóm tuổi sinh thái là nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi đang
sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản.
- Tháp tuổi chỉ ra 3 trạng thái phát triển số lượng của quần thể là quần thể đang phát
triển, quần thể ổn định và quần thể suy thoái.
* Ý nghĩa: Các nghiên cứu về nhóm tuổi giúp chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên
sinh vật có hiệu quả hơn.
3. Sự phân bố cá thể của quần thể
- Phân bố theo nhóm: Kiểu phân bố này phổ biến nhất, thường gặp khi điều kiện sống
phân bố không đồng đều trong môi trường, các cá thể thích sống tụ họp với nhau → các
cá thể hỗ trợ nhau chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường.
Ví dụ: Nhóm cây bụi mọc hoang dại, đàn trâu rừng…
- Phân bố đồng đều: Kiểu phân bố này ít gặp trong tự nhiên, chỉ xuất hiện trong điều kiện
môi trường phân bố đồng nhất, các cá thể có tính lãnh thổ cao → làm giảm mức độ cạnh
tranh giữa các cá thể trong quần thể.
Ví dụ : Sự phân bố của chim cánh cụt, chim hải âu làm tổ…
- Phân bố ngẫu nhiên: Kiểu phân bố này ít gặp, xuất hiện trong điều kiện môi trường
đồng nhất nhưng các cá thể không có tính lãnh thổ và cũng không sống tụ họp → sinh
vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
Ví dụ: Phân bố của các cây gỗ trong rừng nhiệt đới…
4. Mật độ cá thể của quần thể
- Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích của
quần thể.
- Mật độ cá thể của quần thể là đặc trưng cơ bản nhất vì mật độ cá thể có thể ảnh hưởng
tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản, tử vong của cá
thể.

- Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh gay gắt về thức ăn,
nơi ở, tranh giành con cái… → tỉ lệ tử vong tăng cao, tỉ lệ sinh sản giảm.
- Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, thức ăn dồi dào, thì các cá thể trong quần thể tăng
cường hỗ trợ nhau → sức sinh sản tăng, tử vong giảm.
5. Kích thước của quần thể
14


- Kích thước quần thể là số lượng cá thể (hoặc khối lượng, năng lượng tích luỹ trong các
cá thể), phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
- Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần phải có để duy trì sự tồn
tại và phát triển và đặc trưng cho loài. Nếu kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối
thiểu, thì quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm và dẫn đến diệt vong. Nguyên nhân do:
+ Số lượng cá thể ít, sự hỗ trợ giữa các cá thể giảm, không chống chọi được với
những thay đổi của môi trường.
+ Khả năng sinh sản giảm do cơ hội gặp nhau giữa cá thể đực và cá thể cái ít.
+ Số lượng cá thể ít dẫn tới sự giao phối gần đe dọa sự tồn tại của quần thể.
- Kích thước tối đa là số lượng cá thể lớn nhất mà quần thế đạt được, phù hợp khả năng
cung cấp nguồn sống của môi trường.
Khi kích thước quần thể vượt qua mức tối đa sẽ có những bất lợi sau :
+ Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm, quan hệ cạnh tranh tăng.
+ Khả năng truyền dịch bệnh tăng  sự phát sinh các ổ dịch bệnh dẫn đến chết hàng
loạt.
+ Mức ô nhiễm môi trường cao và mất cân bằng sinh học.
- Những nhân tố gây ra sự biến động số lượng cá thể của quần thể:
Kích thước của quần thể được mô tả bằng công thức tổng quát sau:
Nt = N o + B – D + I – E
Trong đó: Nt và No là số lượng cá thể của quần thể ỏ thời điểm t và to
B - mức sinh sản; D - mức tử vong; I - mức nhập cư; E - mức xuất cư
Bốn nhân tố trên là những nguyên nhân trực tiếp làm thay đổi kích thước quần thể.

Trong đó:
+ Mức sinh sản và sự nhập cư làm tăng kích thước quần thể.
+ Mức tử vong và xuất cư làm giảm kích thước của quần thể.
6. Tăng trưởng của quần thể sinh vật
a. Quần thể tăng trưởng trong điều kiện môi trường không bị giới hạn theo tiềm năng
sinh học
Nếu điều kiện môi trường là lý tưởng thì mức sinh sản của QT là tối đa, còn mức tử
vong là tối thiểu, do đó sự tăng trưởng theo tiềm năng sinh học (đường cong tăng trưởng
lý thuyết hình chữ J).
b. Quần thể tăng trưởng trong điều kiện môi trường bị giới hạn
Trong thực tế, tăng trưởng của quần thể bị giới hạn bởi các nhân tố môi trường
(không gian sống, các nhu cầu thiết yếu của đời sống, số lượng cá thể của chính quần thể,
dịch bệnh, vật ăn thịt..). Do đó quần thể có thể đạt được số lượng tối đa cân bằng với sức
chịu đựng của môi trường (đường cong tăng trưởng thực tế hình chữ S).
7. Tăng trưởng của quần thể người
- Dân số thế giới tăng trưởng liên tục trong suốt quá trình phát triển.
- Dân số tăng nhanh là nguyên nhân chủ yếu làm cho chất lượng môi trường giảm
sút, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người.
15


III. BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ
1. Khái niệm
- Biến động số lượng là sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể. Thông thường
khi đạt đến kích thước tối đa, cân bằng với sức chứa của môi trường (sinh sản cân bằng
với tử vong) thì số lượng cá thể của quần thể thường dao động quanh giá trị cân bằng.
2. Các hình thức biến động số lượng cá thể
a. Biến động theo chu kì
Biến động theo chu kì gây ra do điều kiện môi trường thay đổi theo chu kì: Chu kì
ngày, đêm, chu kì mùa, chu kì nhiều năm…

- Chu kì ngày đêm. Ví dụ: Số lượng cá thể của các loài thực vật nổi tăng vào ban
ngày, giảm vào ban đêm.
- Chu kì tuần trăng và hoạt động của thủy triều. Ví dụ: Rươi sống ở nước lợ ven biển
Bắc Bộ sinh sản mạnh nhất sau rằm tháng 9 và pha trăng non đầu tháng 10.
- Chu kì mùa. Ví dụ: Mùa xuân và mùa hè sâu hại xuất hiện nhiều. Ếch nhái có nhiều
vào mùa mưa…
- Chu kì nhiều năm. Ví dụ:
+ Sự biến động số lượng cá thể của thỏ rừng và mèo rừng Bắc Mĩ với chu kì 9-10
năm.
+ Loài chuột thảo nguyên có chu kì biến động số lượng cá thể 3-4 năm.
+ Chu kì biến động của đàn cá cơm ở biển Pêru là 10-12 năm.
b. Biến động không theo chu kì
Biến động xảy ra do những thay đổi bất thường của môi trường tự nhiên (bão, lũ
lụt, cháy...) hay do hoạt động khai khác tài nguyên quá mức của con người.
Ví dụ: Ở miền Bắc Việt Nam số lượng bò sát và ếch nhái giảm vào những năm có
mùa đông giá rét nhiệt độ xuống dưới 8oC.
3. Nguyên nhân gây biến động
a. Do thay đổi của các NTST vô sinh
- Nhóm NTST vô sinh tác động trực tiếp lên sinh vật mà không phụ thuộc vào mật độ.
- Các NTST vô sinh ảnh hưởng đến trạng thái sinh lí của cá thể.
b. Do thay đổi của các NTST hữu sinh
- Nhóm các NTST hữu sinh luôn bị chi phối bởi mật độ các cá thể của quần thể.
- Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong cùng một đàn, số lượng kẻ thù ăn thịt, sức sinh sản,
mức tử vong, phát tán cá thể…có ảnh hưởng lớn đến sự biến động số lượng cá thể của
quần thể.
4. Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
- Quần thể sống trong môi trường xác định, điều chỉnh số lượng bằng cách giảm hoặc
tăng số lượng cá thể.
- Điều kiện sống thuận lợi: Số lượng cá thể của quần thể tăng lên.
- Điều kiện sống bất lợi: Số lượng cá thể của quần thể giảm xuống.

* Như vậy thông qua điều chỉnh tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử và khả năng phát tán của quần thể đảm
bảo duy trì số lượng cá thể không quá cao và không quá thấp gọi là trạng thái cân bằng
của quần thể.
16


5. Trạng thái cân bằng của quần thể
Trạng thái số lượng cá thể được duy trì ổn định và cân bằng với khả năng cung cấp
nguồn sống của môi trường.
B. CÂU HỎI MINH HỌA
Câu 1: Cho các nhóm cá thể dưới đây:
1. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh.
2. Đàn cá rô đồng trong ao.
3. Cây trong vườn.
4. Cây cỏ ven bờ hồ.
5. Nòng nọc và ếch xanh trong hồ.
6. Đàn chim trên một cái cây.
Số nhóm cá thể là quần thể là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Hướng dẫn
Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng
không gian, thời gian xác định tại một địa điểm nhất định, có khả năng sinh sản tạo thế
hệ mới
1. Cá chép và cá vàng là hai loài khác nhau nên không phải là quần thể.
2. Cá rô đồng trong ao là quần thể.
3. Cây trong vườn không phải là quần thể vì có nhiều loại cây khác nhau.
4. Cây cỏ ven bờ hồ cũng không được coi là một quần thể

5. Nòng nọc và ếch xanh trong hồ là một quần thể vì nòng nọc và ếch xanh là hai giai
đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau nhưng vẫn cùng một loài.
6. Đàn chim trên một cái cây không phải là một quần thể vì không cùng sinh sống trong
một khoảng không gian xác định…đàn chim chỉ đậu trên cây rồi sẽ bay đi.
Chỉ có trường hợp 2 và 5 là quần thể.
→ Đáp án A.
Câu 2: Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau:
I. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá
rét, nhiệt độ xuống dưới 8°C.
II. Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều.
III. Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3
năm 2002.
IV. Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô.
Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là
A. II và IV.
B. II và III.
C. I và IV.
D. I và III.
Hướng dẫn
Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là II và IV.

17


Nội dung I sai. Đây không phải là biến động số lượng theo chu kì, chỉ những năm nào
nhiệt độ giảm mạnh thì số lượng bò sát mới giảm, số lượng bò sát giảm do sự bất lợi của
môi trường, không phải do thời gian.
Nội dung III sai. Số lượng tràm giảm do sự cố cháy rừng, không có tính chu kì.
→ Đáp án A.
Câu 3: Khi nói về quan hệ giữa các cá thể trong quần thể, có các phát biểu sau:

1. Quan hệ cạnh tranh trong quần thể thường gây hiện tượng suy thoái dẫn đến diệt vong.
2. Khi mật độ cá thể giảm xuống mức tối thiểu, các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng
khả năng sinh sản.
3. Sự phân công trách nhiệm của ong chúa, ong thợ, ong mật trong cùng một đàn ong
biểu thị mối quan hệ hỗ trợ cùng loài.
4. Các cá thể trong quần thể có khả năng chống lại dịch bệnh khi sống theo nhóm.
5. Các cá thể trong quần thể đều có quan hệ hỗ trợ, cạnh tranh chỉ xảy ra khi nơi ở chật
hẹp.
Số phát biểu có nội dung đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Hướng dẫn
Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể có quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh
1. Sai. Quan hệ cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể, nhờ có cạnh tranh mà số
lượng và sự phân bố cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại
và phát triển của quần thể.
2. Sai. Mật độ cá thể giảm xuống mức tối thiểu, các cá thể có khả năng gặp nhau ít →
giảm khả năng sinh sản.
3. Đúng
4. Sai. Các cá thể chỉ hỗ trợ nhau trong trường hợp phân bố theo nhóm, chứ không chống
lại dịch bệnh được.
5. Sai
→ Đáp án A.
Câu 4: Xét 4 quần thể của cùng một loài sống ở 4 hồ cá tự nhiên. Tỉ lệ % cá thể của mỗi
nhóm tuổi ở mỗi quần thể như sau:
Quần thể
Tuổi trước sinh sản
Tuổi sinh sản

Tuổi sau sinh sản
Số 1
40%
40%
20%
Số 2
65%
25%
10%
Số 3
16%
39%
45%
Số 4
25%
50%
25%
Theo suy luận lý thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quần thể số 1 thuộc dạng quần thể đang suy thoái.
B. Quần thể số 4 thuộc dạng quần thể ổn định.
C. Quần thể số 2 có kích thước đang tăng lên.
D. Quần thể số 3 có mật độ cá thể đang tăng lên.
Hướng dẫn
18


Để dự đoán xu hướng phát triển của quần thể, người ta so sánh tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh
sản và tỉ lệ nhóm tuổi sinh sản.
- Quần thể 1 có tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản bằng tỉ lệ nhóm tuổi sinh sản→ QT ổn
định.

- Quần thể 2 có tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản lớn hơn nhóm tuổi sinh sản→ QT phát
triển (tăng số lượng cá thể), cho nên sẽ tăng kích thước quần thể.
- Quần thể 3 có tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản ít hơn nhóm tuổi sinh sản→ QT suy thoái
(mật độ cá thể đang giảm dần).
- Quần thể 3 có tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản ít hơn nhóm tuổi sinh sả → QT suy thoái.
→ Đáp án C.
Câu 5: (THPTQG 2017) Giả sử 4 quần thể của một loài thú được ký hiệu là A, B, C, D
có diện tích khu phân bố và mật độ cá thể như sau:
Quần thể
A
B
C
D
Diện tích khu phân bố (ha)
25
240
193
195
Mật độ (cá thể/ha)
10
15
20
25
Cho biết diện tích khu phân bố của 4 quần thể đều không thay đổi, không có hiện tượng
xuất cư và nhập cư. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quần thể A có kích thước nhỏ nhất.
II. Kích thước quần thể B lớn hơn kích thước quần thể C.
III. Nếu kích thước quần thể B và quần thể D đều tăng 2%/năm thì sau một năm, kích
thước của 2 quần thể này sẽ bằng nhau.
IV. Thứ tự sắp xếp của các quần thể từ kích thước nhỏ đến kích thước lớn là: A, C, B, D.

A. 4.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Hướng dẫn
Quần thể
A
B
C
D
Diện tích khu phân bố (ha)
25
240
193
195
Mật độ (cá thể/ha)
10
15
20
25
Kích thước quần thể
250
3600
3860
4875
Xét các phát biểu
I. Quần thể A có kích thước nhỏ nhất → I đúng.
II. Kích thước quần thể B lớn hơn kích thước quần thể C → II sai.
III. Nếu kích thước quần thể B và quần thể D đều tăng 2%/năm thì sau một năm, kích
thước của 2 quần thể này sẽ bằng nhau → III sai.

IV. Thứ tự sắp xếp của các quần thể từ kích thước nhỏ đến kích thước lớn là: A, C, B, D.
→ IV sai.
→ Đáp án B.
Câu 6: Nghiên cứu một quần thể động vật cho thấy ở thời điểm ban đầu có 11000 cá thể.
Quần thể này có tỉ lệ sinh sản là 12%/năm, tỉ lệ tử vong là 8%/năm; xuất cư là 2%/năm.
Sau một năm, số lượng cá thể trong quần thể có được dự đoán là bao nhiêu?
Hướng dẫn
Sau 1 năm số cá thể được sinh ra thêm là: 11000 x 12% = 1320 cá thể.
19


Số lượng cá thể bị chết đi là: 11000 x 8% = 880 cá thể.
Số lượng cá thể rời khỏi quần thể là: 11000 x 2% = 220 cá thể.
Vậy sau 1 năm thì số lượng cá thể trong quần thể có được dự đoán là:
11000 + 1320 - 880 - 220 = 11220 cá thể.
Cách 2
Hoạt động sinh sản làm số lượng cá thể của quần thể tăng lên; còn tử vong và xuất cư
làm số lượng cá thể của quần thể giảm → tỉ lệ thay đổi số lượng cá thể của quần thể
trong năm là: +12% - 8% - 2% = +2%.
→ Số lượng cá thể của quần thể sau 1 năm được dự đoán là:
11000 + (1100 x 2%) = 11220 cá thể.
Câu 7: Trong khu bảo tồn đất ngập mặn có diện tích 5000ha. Người ta theo dõi số lượng
cá thể của loài chim cồng cộc, vào năm thứ nhất ghi nhận được mật độ cá thể của quần
thể là 0,25 cá thể/ha. Đến năm thứ hai, đếm được số lượng cá thể là 1350 cá thể. Biết tỉ lệ
tử vong của quần thể là 2%/năm. Hãy xác định:
a. Tỉ lệ sinh sản theo phần trăm của quần thể.
b. Mật độ của quần thể vào năm thứ hai.
Hướng dẫn
* Áp dụng công thức tính:
Tỉ lệ sinh sản = Số cá thể được sinh ra/Tổng số cá thể ban đầu.

Mật độ = Tổng số cá thể ở thời điểm tính/Diện tích của quần thể sinh sống.
a. Tỉ lệ sinh sản = Số cá thể được sinh ra/Tổng số cá thể ban đầu.
- Số cá thể vào cuối năm thứ nhất là: 0,25 x 5000 = 1250 cá thể.
- Số cá thể vào cuối năm thứ hai là: 1350 cá thể.
- Gọi tỉ lệ sinh sản là a %.
- Số lượng cá thể vào cuối năm thứ 2 là:
1250 + (1250 x a) – (1250 x 2%) = 1350 → a = 10%.
b. Mật độ quần thể vào năm thứ hai là: 1350/5000 = 0,27 cá thể/ha.
C. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TỰ LUYỆN
Câu 1 (THPTQG 2017): Số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần
thể được gọi là
A. mật độ cá thể của quần thể.
B. kích thước tối thiểu của quần thể.
C. kiểu phân bố của quần thể.
D. kích thước tối đa của quần thể.
Câu 2: Ví dụ nào sau đây minh họa cho kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể sinh
vật theo chu kỳ?
A. Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng bị giảm mạnh sau cháy rừng vào năm
2002.
B. Ở Việt Nam, số lượng cá thể của quần thể ếch đồng tăng vào mùa mưa, giảm vào mùa
khô.
C. Số lượng sâu hại lúa trên một cánh đồng lúa bị giảm mạnh sau một lần phun thuốc trừ
sâu.
D. Số lượng cá chép ở Hồ Tây bị giảm mạnh do ô nhiễm môi trường nước vào năm 2016.
20


Câu 3: Cho các hiện tượng sau:
I. Một số loài cá sống ở mức nước sâu có hiện tượng kí sinh cùng loài giữa cá thể đực
kích thước nhỏ với cá thể cái kích thước lớn.

II. Cá mập con khi mới nở ra lấy ngay các trứng chưa nở làm thức ăn.
III. Các cây thông nhựa liền rễ nên nước và muối khoáng do cây này hút vào có khả năng
dẫn truyền sang cây khác
IV. Lúa và cỏ dại tranh dành ánh sáng, nước và muối khoáng trong cùng một thửa ruộng
Có bao nhiêu hiện tượng là cạnh tranh cùng loài?
A. 3.
B. 2.
C. 5.
D. 4.
Câu 4: Một quần thể với cấu trúc có 3 nhóm tuổi: Trước sinh sản, sinh sản, sau sinh sản
sẽ bị diệt vong khi mất đi
A. nhóm đang sinh sản.
B. nhóm trước sinh sản và nhóm đang sinh sản.
C. nhóm trước sinh sản.
D. nhóm đang sinh sản và nhóm sau sinh sản.
Câu 5 (THPTQG 2018): Vào mùa sinh sản, các cá thể cái trong quần thể cò tranh giành
nhau nơi ở thuận lợi để làm tổ. Đây là ví dụ về mối quan hệ
A. hỗ trợ cùng loài.
B. cạnh tranh cùng loài.
C. hội sinh.
D. hợp tác.
Câu 6 (ĐH 2013): Quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện
nào sau đây?
A. Nguồn sống trong môi trường không hoàn toàn thuận lợi, gây nên sự xuất cư theo
mùa.
B. Nguồn sống trong môi trường rất dồi dào, hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu của cá thể.
C. Không gian cư trú của quần thể bị giới hạn, gây nên sự biến động số lượng cá thể.
D. Nguồn sống trong môi trường không hoàn toàn thuận lợi, hạn chế về khả năng sinh
sản của loài.
Câu 7 (THPTQG 2019): Giả sử kết quả khảo sát về diện tích khu phân bố (tính theo m 2)

và kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) của 4 quần thể sinh vật cùng loài ở
cùng một thời điểm như sau:
Quần thể I

Quần thể II

Quần thể III

Quần thể IV

Diện tích khu phân
2558
2426
1935
1954
bố
Kích thước quần thể
3070
3640
3878
4885
Xét tại thời điểm khảo sát, mật độ cá thể của quần thể nào trong 4 quần thể trên là
cao nhất?
A. Quần thể IV.
B. Quần thể III.
C. Quần thể I.
D. Quần thể II.
Câu 8 (THPTQG 2016): Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?
A. Bồ nông xếp thành hàng đi kiếm ăn bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng
rẽ.

B. Các con hươu đực tranh giành con cái trong mùa sinh sản.
C. Cá ép sống bám trên cá lớn.
D. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ trong rừng.
21


Câu 9 (ĐH 2014): Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây
không đúng?
A. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động
này khác nhau giữa các loài
B. Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát
triển.
C. Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù
hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
D. Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát
triển.
Câu 10: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về sự phân bố cá thể trong quần
thể sinh vật?
I. Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần
thể.
II. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi
trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
III. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống
lại điều kiện bất lợi của môi trường.
IV. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi
trường và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.

Câu 11 (ĐH 2012): Nếu kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì
A. số lượng cá thể trong quần thể ít, cơ hội gặp nhau của các cá thể đực và cái tăng lên
dẫn tới làm tăng tỉ lệ sinh sản, làm số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng.
B. sự cạnh tranh về nơi ở của cá thể giảm nên số lượng cá thể của quần thể tăng lên
nhanh chóng.
C. mật độ cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng, làm cho sự cạnh tranh cùng loài
diễn ra khốc liệt hơn.
D. sự hỗ trợ của cá thể trong quần thể và khả năng chống chọi với những thay đổi của
môi trường của quần thể giảm.
Câu 12 (ĐH 2012): Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sau đây không
đúng?
A. Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, thức ăn dồi dào thì sự cạnh tranh giữa các cá
thể cùng loài giảm.
B. Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt.
C. Mật độ cá thể của quần thể luôn cố định, không thay đổi theo thời gian và điều kiện
sống của môi trường.
D. Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường.
Câu 13 (ĐH 2013): Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong của quần thể, kết luận nào
sau đây không đúng?
22


A. Sự thay đổi về mức sinh sản và mức tử vong là cơ chế chủ yếu điều chỉnh số lượng
cá thể của quần thể
B. Mức tử vong là số cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian.
C. Mức sinh sản của quần thể là số cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị
thời gian.
D. Mức sinh sản và mức tử vong của quần thể có tính ổn định, không phụ thuộc vào
điều kiện môi trường.
Câu 14 (ĐH 2014): Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan

hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật?
(1) Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi
quần thể.
(2) Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn
sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.
(3) Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm
bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
(4) Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể.
A. 4.
B. 1.
C. 3.
D. 2.
Câu 15 (THPTQG 2015): Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào
sau đây đúng?
A. Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của
quần thể.
B. Khi kích thước quần thể đạt tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể lớn nhất.
C. Mỗi quần thể có kích thước đặc trưng và ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện
sống.
D. Mật độ cá thể của quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm.
Câu 16 (THPTQG 2015): Khi nói về phân bố cá thể trong không gian quần xã, phát
biểu nào sau đây sai?
A. Sinh vật phâm bố theo chiều ngang thường tập trung nhiều ở nơi có điều kiện sống
thuận lợi như vùng đất màu mỡ, độ ẩm thich hợp, thức ăn dồi dào.
B. Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tuỳ thuộc vào nhu cầu sống của từng
loài.
C. Sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh
giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường.
D. Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, chỉ có sự phân tầng của các loài thực vật,
không có sự phân tầng của các loài động vật.

Câu 17 (THPTQG 2015): Khi nói về kích thước quần thể, phát biểu nào sau đây sai?
A. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể sẽ rơi vào trạng thái
suy giảm dẫn tới diệt vong.
B. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động
này khác nhau giữa các loài.
C. Kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) luôn tỉ lệ thuận với với kích thước
cá thể trong quần thể.
23


D. Nếu kích thước quần thể vượt quá kích thước tối đa thì cạnh tranh giữa các cá thể
trong quần thể cao.
Câu 18 (THPTQG 2016): Hiện tượng quần thể sinh vật dễ rơi vào trạng thái suy giảm
dẫn tới diệt vong khi kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu có thể là do bao
nhiêu nguyên nhân sau đây?
(1) Khả năng chống chọi của các cá thể với những thay đổi của môi trường giảm.
(2) Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm.
(3) Hiện tượng giao phối gần giữa các cá thể trong quần thể tăng.
(4) Cơ hội gặp gỡ và giao phối giữa các cá thể trong quần thể giảm.
A. 1.
B. 4.
C. 3.
D. 2
Câu 19 (THPTQG 2016): Khi nói về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh
vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong những nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên
và rõ rệt nhất tới sự biến động số lượng cá thể của quần thể.
B. Hươu và nai là những loài ít có khả năng bảo vệ vùng sống nên khả năng sống sót
của con non phụ thuộc rất nhiều vào số lượng kẻ thù ăn thịt.
C. Ở chim, sự cạnh tranh nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của các cá thể

trong quần thể.
D. Hổ và báo là những loài có khả năng bảo vệ vùng sống nên sự cạnh tranh để bảo vệ
vùng sống không ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể.
Câu 20 (THPTQG 2019): Đồ thị M và đồ thị
M
N ở hình bên mô tả sự biến động số lượng cá
N
thể của thỏ và số lượng cá thể của mèo rừng
sống ở rừng phía Bắc Canađa và Alaska. Phân
tích hình này có các phát biểu sau:
I. Đồ thị M thể hiện sự biến động số lượng cá
thể của thỏ và đồ thị N thể hiện sự biến động
số lượng cá thể của mèo rừng.
II. Năm 1865, kích thước quần thể thỏ và kích thước quần thể mèo rừng đều đạt cực đại.
III. Biến động số lượng cá thể của 2 quần thể này đều là biến động theo chu kì.
IV. Sự tăng trưởng của quần thể thỏ luôn tỉ lệ thuận với sự tăng trưởng của quần thể mèo
rừng.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Câu 21 (THPTQG 2018): Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào
sau đây đúng?
A. Kích thước của quần thể là khoảng không gian mà các cá thể của quần thể sinh sống.
B. Kích thước quần thể có ảnh hưởng đến mức sinh sản và mức tử vong của quần thể.
C. Nếu kích thước của quần thể đạt mức tối đa thì các cá thể trong quần thể thường tăng
cường hỗ trợ nhau.
D. Kích thước của quần thể luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
24



Câu 22: Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy
giảm dẫn tới diệt vong.
B. Kích thước quần thể thường dao động từ giá trị tốt thiểu đến giá trị tối đa.
C. Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì cạnh tranh giữa các cá thể trong quần
thể tăng cao.
D. Các quần thể cùng loài luôn có kích thước quần thể giống nhau.
Câu 23 (THPTQG 2019): Xét các nhân tố: Mức độ sinh sản (B), mức độ tử vong (D),
mức độ xuất cư (E) và mức độ nhập cư (I) của một quần thể. Trong trường hợp nào sau
đây thì kích thước quần thể tăng lên?
A. B > D, I = E.
B. B = D, I < E.
C. B + I < D + E.
D. B + I = D + E.
ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TỰ LUYỆN
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8

ĐA
A
B

B
B
B
B
A
A

Câu
9
10
11
12
13
14
15
16

ĐA
B
B
D
C
D
C
A
D

25

Câu

17
18
19
20
21
22
23

ĐA
C
B
D
C
B
D
A


×