Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Chuyển từ chuyên ngành sinh học thực nghiệm sang chuyên ngành sinh thái học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.25 KB, 19 trang )

Chuyển từ chuyên ngành sinh học thực nghiệm
sang chuyên ngành sinh thái học

Trần Thị Hữu

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS Chuyên ngành: Sinh thái học; Mã số: 60 42 60
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Trần Đắc Phu
Năm bảo vệ: 2011

Abstract: Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề cần nghiên cứu: Giới
thiệu tình hình cung cấp nước sạch và mức độ ô nhiễm nước sinh hoạt ở Việt Nam
và trên thế giới. Khảo sát thực trạng xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hộ
gia đình tại Việt Nam hiện nay nói chung. Mô tả thực trạng vệ sinh nguồn nước,
nhà tiêu của hộ gia đình tại một số xã tỉnh Kon Tum nói riêng. Phân tích một số
yếu tố liên quan đến thực hành sử dụng nguồn nước và nhà tiêu hộ gia đình của
người dân tại địa bàn nghiên cứu. Trình bày một số kết quả nghiên cứu

Keywords: Sinh thái học; Vệ sinh môi trường; Hộ gia đình; Kon Tum


Content
1. Lý do chọn đề tài:
Kon Tum là một tỉnh phía bắc của Tây Nguyên với 53,2% dân tộc thiểu số nên điều
kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán lạc hậu, vì vậy
việc quản lý vệ sinh môi trường và cung cấp nước sạch còn rất nhiều khó khăn. Tính đến
cuối năm 2009, số hộ gia đình có nhà tiêu đạt 55,4%, số hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ
sinh đạt 70% trong đó chỉ có 30% đạt quy chuẩn Quốc gia. Vấn đề chính quyền và ngành
y tế các cấp đặt ra để xây dựng giải pháp can thiệp có hiệu quả, bảo vệ sức khỏe người
dân là: Thực trạng vệ sinh nguồn nước và nhà tiêu hộ gia đình tại một số xã tỉnh Kon
Tum như thế nào? Những yếu tố nào liên quan tới việc người dân sử dụng nguồn nước và


nhà tiêu hợp vệ sinh?
Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng vệ sinh môi
trƣờng hộ gia đình tại một số xã tỉnh KonTum”
2. Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu được thực hiện tại 12 xã của tỉnh KonTum
3. Mục tiêu đề tài:
- Mô tả thực trạng vệ sinh nguồn nước, nhà tiêu hộ gia đình tại một số xã tỉnh Kon Tum.
- Phân tích một số yếu tố liên quan đến thực hành sử dụng nguồn nước và nhà tiêu hộ gia
đình của người dân tại địa bàn nghiên cứu.
4. Tính cấp thiết của đề tài:
Nước sạch và vệ sinh môi trường là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, đã thực sự
trở thành vấn đề toàn cầu, thu hút sự quan tâm của toàn nhân loại, đồng thời cũng là vẫn
đề cấp thiết của nước ta. Nước sạch và vệ sinh môi trường liên quan đến mọi người, mọi
ngành, mọi vùng miền, nhất là sự phát triển bền vững của đất nước. Sự phong phú và an
toàn về nguồn nước chính là thước đo của sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi
quốc gia, mỗi khu vực.
Trong những năm gần đây, sự gia tăng về dân số, sự tăng trưởng về kinh tế cùng
quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ đã làm môi trường sống ngày
càng suy thoái. Sử dụng nguồn nước ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh là một yếu tố nguy
cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt ở các nước có thu nhập thấp, trong đó có Việt Nam.
Mặc dù đã có nhiều địa phương tiến bộ nhanh chóng trong việc cải thiện tình hình
cấp nước, vệ sinh môi trường, song cũng còn có rất nhiều nơi còn gặp nhiều khó khăn
trong việc giải quyết các vấn đề này. Tình trạng vệ sinh ở các làng xã trên địa bàn nông
thôn tồn tại nhiều bất cập, đặc biệt là tập quán sử dụng phân tươi trong sản xuất nông
nghiệp của người dân và các hành vi vệ sinh cá nhân chậm thay đổi đã ảnh hưởng xấu
đến môi trường và sự phát triển bền vững ở nông thôn. Tình trạng này là nguyên nhân
chính làm cho tỷ lệ mắc bệnh qua nguồn nước và đất bị ô nhiễm rất cao, chi phí khám
chữa những bệnh này lên tới hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
không chỉ sức khỏe của nhân dân mà còn có tác động tiêu cực đến sự phát triển chung
của toàn xã hội. Vấn đề xây dựng công trình cấp nước và vệ sinh đang trở thành một đòi

hỏi rất cấp bách và có quy mô rộng lớn trong những năm tới.
5.Tóm tắt luận văn
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Nước sạch và vệ sinh môi trường là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, đã thực sự
trở thành vấn đề toàn cầu, thu hút sự quan tâm của toàn nhân loại, đồng thời cũng là vẫn
đề cấp thiết của nước ta. Nước sạch và vệ sinh môi trường liên quan đến mọi người, mọi
ngành, mọi vùng miền, nhất là sự phát triển bền vững của đất nước. Sự phong phú và an
toàn về nguồn nước chính là thước đo của sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi
quốc gia, mỗi khu vực.
Kon Tum là một tỉnh phía bắc của Tây Nguyên với 53,2% dân tộc thiểu số nên
điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán lạc hậu, vì
vậy việc quản lý vệ sinh môi trường và cung cấp nước sạch còn rất nhiều khó khăn. Tính
đến cuối năm 2009, số hộ gia đình có nhà tiêu đạt 55,4%, số hộ sử dụng nguồn nước hợp
vệ sinh đạt 70% trong đó chỉ có 30% đạt quy chuẩn Quốc gia. Vấn đề chính quyền và
ngành y tế các cấp đặt ra để xây dựng giải pháp can thiệp có hiệu quả, bảo vệ sức khỏe
người dân là: Thực trạng vệ sinh nguồn nước và nhà tiêu hộ gia đình tại một số xã tỉnh
Kon Tum như thế nào? Những yếu tố nào liên quan tới việc người dân sử dụng nguồn
nước và nhà tiêu hợp vệ sinh?
Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng vệ sinh môi
trƣờng hộ gia đình tại một số xã tỉnh KonTum” với mục tiêu:
(1) Mô tả thực trạng vệ sinh nguồn nước, nhà tiêu hộ gia đình tại một số xã tỉnh
Kon Tum.
(2) Phân tích một số yếu tố liên quan đến thực hành sử dụng nguồn nước và nhà
tiêu hộ gia đình của người dân tại địa bàn nghiên cứu.
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
- Theo kết quả điều tra y tế Quốc gia Việt Nam (2002), đối với các hộ gia đình
nông thôn Việt Nam, giếng đào truyền thống là nguồn nước phổ biến nhất. Có đến 44%
dân số nông thôn có giếng đào lớn. Giữa các vùng có sự khác biệt lớn về tỷ lệ giếng xây
gạch so với giếng đào đất đơn giản. Trong khi 70% dân cư vùng duyên hải Bắc và Nam
Trung Bộ dùng giếng xây làm nguồn nước ăn chính, ngược lại có tới 54% dân cư vùng

Tây Nguyên lại sử dụng giếng đất đào truyền thống (như ở Đắc Lắc tỷ lệ này là 70%,
vùng giáp biên giới Campuchia của tỉnh Bình Phước có tỉ lệ tương tự). Giếng đào được
sử dụng phổ biến nhất ở các vùng dân cư thu nhập thấp. Nhóm dân cư nghèo nhất có tỷ lệ
sử dụng giếng đào cao gấp 4 lần các gia đình thuộc nhóm giàu nhất. Nam bộ là vùng kinh
tế phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn có đến 50% dân số sử dụng giếng đào làm nguồn nước
ăn chính. Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu vẫn còn khoảng 30% số hộ gia đình
sử dụng giếng đất chưa được cải tiến. Đồng bằng sông Hồng vẫn có gần 1/4 dân số phụ
thuộc nhiều vào giếng đào làm nguồn nước ăn chính.
- Theo định nghĩa của Bộ Y tế: nước máy, nước mưa, nước giếng khoan, nước
giếng khơi, nước máng lần không có nguồn ô nhiễm trong vòng 7 mét thì được coi là
nguồn nước sạch có thể dùng cho ăn uống . Theo định nghĩa này thì hiện nay có đến 80%
dân số nước ta đang được ăn uống bằng nguồn nước sạch. Nhưng cũng theo định nghĩa
này, nếu sử dụng nước máy và nước mưa đều đạt tiêu chuẩn vệ sinh thì có thể để ăn uống
ngay mà không cần xử lý gì, nhưng đối với các loại nước giếng khơi, giếng khoan và
nước máng lần, nếu sử dụng cho ăn uống mà không qua xử lý sẽ không đảm bảo vệ sinh
và không coi là nguồn nước sạch được. Nước ta có 21% dân số sử dụng nước giếng
khoan để ăn uống nhưng chỉ có 1/3 số đó có xử lý trước khi sử dụng. Hơn 1/3 dân số
nước ta dùng nước giếng khơi để ăn uống nhưng chỉ có 2,9% dân số sử dụng nước có xử
lý, còn 23,4% dùng nước không xử lý và 8,5% dùng nước gần các nguồn ô nhiễm.
- Theo Quyết định 08/2005/QĐ-BYT ngày 11/03/2005 của Bộ Y tế, các loại nhà
tiêu hiện đang được khuyến khích sử dụng tại Việt Nam là: nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu 2
ngăn ủ phân tại chỗ, nhà tiêu thấm dội nước và nhà tiêu chìm có ống thông hơi. Các loại
nhà tiêu này là nhà tiêu HVS nếu đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật XD và sử dụng, bảo
quản. Nhà tiêu Biogas về cơ bản là một dạng của nhà tiêu tự hoại, nhưng có một số điểm
khác biệt về cấu trúc so với nhà tiêu tự hoại thông thường. Tùy từng địa bàn và điều kiện
kinh tế mà lựa chọn loại hình nhà tiêu phù hợp.
Các loại nhà tiêu này được quy định hợp vệ sinh về mặt kỹ thuật và đảm bảo các
yêu cầu sau:
Cô lập được phân người, ngăn không cho phân chưa được xử lý tiếp xúc với
người, động vật và côn trùng.

Có khả năng tiêu diệt được các tác nhân gây bệnh có trong phân (virus, vi khuẩn,
đơn bào, trứng giun, sán).
Không làm ô nhiễm môi trường xung quanh.
Nhà tiêu tự hoại
Đây là nhà tiêu được coi là tốt nhất nước ta hiện nay. Phân được xử lý theo nguyên
tắc ngâm ủ và lên men, các mầm bệnh bị tiêu diệt, mùn được giữ lại ở đáy bể, nước lắng
qua bể và thấm vào đất hoặc vào hệ thống cống thải.
Nhà tiêu tự hoại có ưu điểm là không có mùi hôi, không thu hút ruồi nhặng, không
gây ô nhiễm môi trường xung quanh, tạo sự dễ chịu cho người sử dụng.
Nhà tiêu hai ngăn ủ phân tại chỗ (nhà tiêu hai ngăn sinh thái)
Là loại nhà tiêu phù hợp cho những vùng sản xuất nông nghiệp, đang được khuyến
cáo triển khai mở rộng cho vùng nông thôn Việt Nam. Đây là loại nhà tiêu được cải tiến
từ nhà tiêu hai ngăn truyền thống. Nhà tiêu có hai ngăn, một ngăn sử dụng, một ngăn ủ
phân, thay đổi nhau khi đầy, có máng dẫn nước tiểu ra ngoài tránh ẩm ướt, có nắp đậy hố
tiêu để tránh ruồi, muỗi, vật nuôi chui vào hố phân, có ống thông hơi để tránh mùi hôi khi
đang dùng.
Ưu điểm của nhà tiêu này là dễ xây dựng, không làm ô nhiễm nguồn nước và môi
trường. Khi phân đã ủ đúng thời gian và kỹ thuật có thể trở thành nguồn phân bón khá tốt
cho cây trồng, làm tăng màu mỡ đất, như vậy chất thải được tái sử dụng lại theo hướng
sinh thái.
Nhà tiêu thấm dội nước
Loại nhà tiêu này phù hợp với những nơi có nguồn nước dội dồi dào, chất đất dễ
thấm nước và không có nguy cơ gây ô nhiễm nước ngầm. Ngược lại nhà tiêu này không
phù hợp với các nơi thiếu nước dội, vùng đồng trũng, vùng có lớp đất sét khó thấm nước
và nhân dân có nhu cầu sử dụng phân bón ruộng.
Ưu điểm: Vệ sinh sạch sẽ, không có mùi hôi thối, không có ruồi nhặng. Xử lý đơn
giản và rẻ tiền, sử dụng ở những nơi không có cống nước thải, dễ sử dụng và bảo quản.
Nhà tiêu chìm có ống thông hơi
Là loại nhà tiêu áp dụng cho những vùng thiếu nước dội, vùng đất rộng người thưa
như miền trung du, miền núi, nhân dân không có thói quen dùng phân để bón ruộng lúa

và hoa màu. Loại nhà tiêu này dễ làm, đơn giản, rẻ tiền, dễ sử dụng.
Nhà tiêu Biogas (bể khí sinh học)
Áp dụng nhiều ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển, đặc biệt ở
khu vực Châu Á. Kết quả thí điểm cho thấy bể khí sinh học áp dụng tốt cho những hộ gia
đình thực hiện mô hình VAC. Công nghệ này không chỉ giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm
môi trường mà còn cung cấp khi đốt cho sinh hoạt gia đình.
Bể khí sinh học hoạt động do quá trình phân hủy yếm khí các chất hữu cơ có trong
phân người, phân gia súc, rác thải hữu cơ để cho ta khí Cacbonic (CO2) và Mêtan (CH4).
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Chủ hộ gia đình hoặc thành viên khác trong gia đình có độ tuổi từ 18 trở lên
đồng ý tham gia nghiên cứu và có khả năng hợp tác trả lời phỏng vấn.
- Nguồn nước được các hộ gia đình dùng cho ăn uống và sinh hoạt.
- Loại nhà tiêu được xây dựng và sử dụng tại hộ gia đình.
2.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện từ tháng 10/2009 đến tháng 02/2010
2.3. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại 12 xã thuộc các huyện Đắk Glei, Ngọc Hồi, Đắk Hà
và thị xã Kon Tum.
2.4. Phƣơng pháp thu thập số liệu
- Phỏng vấn trực tiếp bằng bộ phiếu phỏng vấn đã có sẵn.
- Quan sát mô tả thực trạng nguồn nước và nhà tiêu tại hộ gia đình.
- Sử dụng Bộ bảng kiểm đánh giá nguy cơ ô nhiễm nguồn nước và tình trạng nhà
tiêu hợp vệ sinh.
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu nhìn chung đều ở độ tuổi đã trưởng thành, là một trong những
lao động chính của hộ gia đình và đều nắm được các thông tin mà mục đích của nghiên
cứu muốn đạt được. Nhóm tuổi từ 20-39 chiếm tỷ lệ cao nhất (62%), độ tuổi dưới 20 tuổi
chiếm 3,5%, đối tượng từ 40 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ thấp (6,2%).

- Chiếm số đông là người dân tộc Ba Na (19,9%), tiếp đến là người dân tộc Giẻ
Triêng (16,9%), Xơ Đăng (9,4%), Rơ Ngao (8,2%), Sơ Ra (6,5%) và Gia Rai (3,2%), các
dân tộc khác chiếm khoảng 11,7%.
- Trình độ học vấn của đối tượng nghiên tại địa bàn nghiên cứu tương đối thấp. Đa số
đối tượng trả lời phỏng vấn có trình độc học vấn chỉ đạt đến bậc tiểu học trở xuống
(69,5%), trong đó có tới 20,8% đối tượng chỉ biết đọc, biết viết (thoát nạn mù chữ). Tỷ lệ
có trình độ trung học cơ sở là 20,8%, trình độ trung học phổ thông và trung cấp, cao đẳng
chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp.
- Đa số đối tượng nghiên cứu là làm ruộng, làm nương rẫy, chăn nuôi gia súc, gia cầm
(83,4%); số người có việc làm khác ngoài làm ruộng chiếm tỷ lệ rất thấp (công nhân 2,7
%; công/viên chức đạt 3,7%; buôn bán/kinh doanh 5%, nội trợ 3%).
3.2. Thực trạng nguồn cung cấp nƣớc và sử dụng nƣớc sinh hoạt tại hộ gia đình
- Nguồn nước chủ yếu mà các HGĐ sử dụng là nước giếng khơi (78,7%). Nguồn nước
thứ hai mà các hộ gia đình sử dụng là nước máng lần (13,1%), đây là nguồn nước được
dẫn từ các mạch nước hoặc khe thấm tự nhiên từ hẻm núi về nhà để sử dụng. Vẫn còn
những hộ gia đình sử dụng nguồn nước lấy trực tiếp từ sông, suối, ao, hồ làm nước ăn
uống, sinh hoạt (4,7%).
- Đa số người dân cho rằng thoải mái nước dùng và đủ dùng (73,7%). Tỷ lệ HGĐ phải
tiết kiệm nước là 6,2%, và có đến 20,1% HGĐ vẫn trong tình trạng thiếu nước sử dụng.
- Theo đánh giá của chính những đối tượng được phỏng vấn kết hợp với quan sát của
điều tra viên thì có đến 48,1% cho rằng nguồn nước họ dùng cho sinh hoạt là không hợp
vệ sinh, vì nước không trong, vẫn có những mùi vị gây khó chịu trong ăn uống, sinh hoạt.
- Ở nghiên cứu này, có đến 72% hộ gia đình không áp dụng các biện pháp xử lý
nguồn nước trước khi đưa vào sử dụng. Nước được múc lên từ các giếng hoặc bể chứa
nước và sử dụng trực tiếp trong ăn uống, tắm giặt.
-Biện pháp xử lý nước trước khi dùng được nhiều gia đình áp dụng nhất là sử dụng bể
lọc (80,5%), chủ yếu rơi vào những HGĐ sử dụng giếng khoan và giếng khơi; những
HGĐ dùng biện pháp để lắng tự nhiên (11,5%) là những gia đình sử dụng nước mưa hoặc
nước máng lần có bể chứa dung tích từ 1-3 khối nước trở lên, nước được dẫn vào bể rồi
được sử dụng dần, do đó những chất cặn lắng lại dưới đáy. Chỉ có 4 HGĐ (3,5%) là sắm

được thiết bị máy lọc nước để lọc nước ăn uống cho gia đình. Các biện pháp xử lý khác
như lắng phèn, lọc bằng hệ thống giàn mưa, khử trùng bằng Cloramin thì chiếm tỉ lệ rất
nhỏ hoặc không được áp dụng.
3.3. Thực trạng về xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hộ gia đình
- Trong tổng số 403 HGĐ được điều tra thì có đến 30,8% HGĐ không có nhà tiêu.
- Trong 279 hộ gia đình có nhà tiêu, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ số hộ gia đình có nhà tiêu
hợp vệ sinh (22,6%).
- Trong số những hộ gia đình có nhà tiêu thì nhà tiêu hợp vệ sinh chiếm tỷ lệ rất
thấp chỉ có 22,6%, trong khi đó nhà tiêu không hợp vệ sinh là nhà tiêu cầu, thùng, tro,
đào chiếm tỷ lệ lớn 77,4%. Những nhà tiêu này đều được xây dựng một cách sơ sài, sử
dụng và bảo quản rất thiếu vệ sinh.
- Trong tất cả các hộ gia đình có nhà tiêu, tỷ lệ nhà tiêu đạt các tiêu chuẩn hợp vệ
sinh nhìn chung rất thấp, đạt tất cả các tiêu chuẩn hợp vệ sinh chỉ chiếm 7,3%.
- có 19,8% hộ gia đình sử dụng phân người phục vụ cho nông nghiệp, số còn lại trả
lời là không sử dụng (80,2%)
3.4. Tiếp cận thông tin về vệ sinh nguồn nƣớc và nhà tiêu hợp vệ sinh của đối
tƣợng nghiên cứu
- Đa số những người được phỏng vấn thừa nhận bản thân mình đã được nghe các
thông tin về nước sạch, VSMT và nhà tiêu hợp vệ sinh. Có 2/3 đối tượng nói rằng mình
đã nhận được thông tin về những vấn đề nói trên (62,3%) và 31,0% đối tượng không
nghe được. Trong số đó vẫn còn có 6,7% đối tượng trả lời không nhớ có được nghe hay
không những thông tin về nước sạch, VSMT và nhà tiêu hợp vệ sinh.
- Thông tin cụ thể những đối tượng tiếp nhận được về hướng dẫn XD, sử dụng và bảo
quản nguồn nước và nhà tiêu HVS còn rất thấp (15,1%). Có 60,2% đối tượng được nghe
thông tin hướng dẫn về sử dụng và bảo quản nguồn nước HVS, và chỉ có 24,7% đối
tượng nghe được thông tin về hướng dẫn xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu HVS.
3.5. Một số yếu tố liên quan đến thực hành sử dụng nguồn nƣớc và nhà tiêu tại
các hộ gia đình
- Điều kiện kinh tế, trình độ học vấn và nghề nghiệp đều liên quan đến quá trình thực
hành đúng của người dân về sử dụng, bảo quản nguồn nước sạch, xây dựng, sử dụng và

bảo quản nhà tiêu HVS.
- Kinh tế hộ gia đình, trình độ học vấn, nghề nghiệp, sử dụng phân và sự tiếp cận
thông tin về nhà tiêu HVS của người dân trên địa bàn nghiên cứu liên quan chặt chẽ đến
khả năng xây dựng, sử dụng và bảo quản các loại hình nhà tiêu hợp vệ sinh theo Quyết
định 08/2005/QĐ-BYT, tăng tỷ lệ bao phủ nhà tiêu HVS.
PHẦN II: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Qua kết quả điều tra về nguồn nước và nhà tiêu HGĐ tại 12 xã thuộc tỉnh Kon
Tum, chúng tôi có một số kết luận sau:
 Về thực trạng nguồn cung cấp nƣớc và sử dụng nƣớc sinh hoạt
- Nguồn nước chính sử dụng trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của người dân
chủ yếu là nguồn nước giếng khơi (78,7%), và nguồn nước máng lần (13,1%).
- Có gần 80% đối tượng nghiên cứu trả lời đủ nước dùng hoặc dùng thoải mái,
trong khi vẫn còn 20,1% HGĐ không đủ nước dùng.
- Vẫn có 48,1% HGĐ chưa có nguồn nước HVS, còn tồn tại một số yếu tố có nguy
cơ gây ô nhiễm nguồn nước tại các HGĐ.
- Đa số các HGĐ không sử dụng biện pháp xử lý nguồn nước trước khi đưa vào ăn
uống, sinh hoạt (72%).
 Thực trạng về xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu tại HGĐ
- Chỉ có 69,2% hộ gia đình có nhà tiêu, vẫn còn 30,8% hộ gia đình không có nhà
tiêu.
- Chỉ có 22,6% số HGĐ có nhà tiêu thuộc loại HVS. Trong đó số nhà tiêu đạt đầy đủ
các tiêu chuẩn HVS (cả về xây dựng, sử dụng và bảo quản) còn rất thấp (7,3%).
 Việc tiếp cận với các nguồn thông tin về vệ sinh môi trƣờng, vệ sinh nguồn
nƣớc, nhà tiêu HVS và vấn đề chăm sóc, bảo vệ sức khỏe
- Mặc dù đối tượng nghiên cứu chủ yếu nằm trong độ tuổi lao động, thanh niên và
trung niên là chính nhưng chỉ 251/403 người được hỏi (62,3%) có câu trả lời về
việc tiếp cận với các nguồn thông tin về nước sạch, VSMT và chăm sóc, bảo vệ
sức khỏe. Trong đó các đối tượng nghiên cứu được nghe thông tin hướng dẫn về
sử dụng và bảo quản nguồn nước HVS (60,2%), chỉ có 24,7% đối tượng nghiên

cứu được nghe thông tin hướng dẫn XD, SD và BQ nhà tiêu HVS.
- Việc tiếp cận với các nguồn thông tin chủ yếu vẫn phụ thuộc vào cán bộ y tế xã,
thôn, bản xuống phổ biến trực tiếp. Đa số người dân chưa có thói quen tự tìm hiểu,
đọc sách báo, nghe loa đài để áp dụng vào thực tế.
 Mối liên quan giữa một số yếu tố với thực hành sử dụng nguồn nƣớc sạch và
nhà tiêu HVS hộ gia đình
- Điều kiện kinh tế, trình độ học vấn và nghề nghiệp đều liên quan đến quá trình
thực hành đúng của người dân về sử dụng, bảo quản nguồn nước sạch, xây dựng,
sử dụng và bảo quản nhà tiêu HVS.
- Kinh tế hộ gia đình, trình độ học vấn, nghề nghiệp, sử dụng phân và sự tiếp cận
thông tin về nhà tiêu HVS của người dân trên địa bàn nghiên cứu liên quan chặt
chẽ đến khả năng xây dựng, sử dụng và bảo quản các loại hình nhà tiêu hợp vệ
sinh theo Quyết định 08/2005/QĐ-BYT, tăng tỷ lệ bao phủ nhà tiêu HVS.
2. KHUYẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu trên, để góp phần cải thiện tình trạng môi trường sống của các
vùng nông thôn nói chung và các đồng bào dân tộc nói riêng, chúng tôi xin đề xuất một
số kiến nghị sau:
1. Tăng cường các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của
người dân về VSMT, vệ sinh cá nhân phòng chống bệnh tật.
2. Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2010 - 2015 cần tập trung xây dựng và lắp
đặt các nguồn nước hợp vệ sinh, tập trung cải tiến các nguồn nước phù hợp với nhân
dân trên địa bàn như nguồn nước máng lần, nguồn nước giếng khơi. Tư vấn và
hướng dẫn cho người dân biết cách bảo quản nguồn nước luôn trong sạch, các biện
pháp xử lý cần thiết để sử dụng nguồn nước HVS.
3. Vận động, hướng dẫn các gia đình xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu đảm bảo
các tiêu chuẩn hợp vệ sinh. Vận động người dân xử lý phân người hợp vệ sinh.

References
1. Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (2007), Tài liệu Hướng dẫn
nghiệp vụ điều tra trong tổng điều tra dân số và nhà ở 2009.

2. Bộ môn VSDT trường Đại học Y Hà Nội (1997), Vệ sinh môi trường- Dịch tễ,
Tập I, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội-1997.
3. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ trường Đại học Y Hà Nội (1995), Vệ sinh
môi trường, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội -1995, tr.40-53.
4. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2005), Báo cáo “Đánh giá 5 năm thực
hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai
đoạn 1999-2005.
5. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2005), Chương trình mục tiêu Quốc gia
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006-2010.
6. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2010), Chương trình mục tiêu Quốc gia
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2011-2015.
7. Bộ Y tế (2000), Tăng cường giám sát chất lượng nước uống ở Việt Nam năm
2000”, Tập san Y tế dự phòng, 60, tr.24.
8. Bộ Y tế (2005), Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Tiêu chuẩn
vệ sinh đối với các loại nhà tiêu”, số 08/2005/QĐ-BYT, ngày 11 tháng 3 năm 2005.
9. Bộ Y tế (2005), Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Tiêu chuẩn
vệ sinh nước sạch”, số 09/2005/QĐ-BYT, ngày 11 tháng 03 năm 2005.
10. Bộ Y tế (2006), Thông tư Hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn
uống và nhà tiêu hộ gia đình, số 15/2006/TT-BYT, ngày 30 tháng 11 năm 2006.
11. Bộ Y tế (2007), “Bài 12: Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường”, Thực hành
Cộng Đồng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.135-148.
12. Bộ Y tế (2009), Bản dự thảo Thông tư về Hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động ủ
phân.
13. Bộ Y tế - Cục Y tế dự phòng (2007), Chất lượng nước sinh hoạt ở Nông thôn Việt
Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
14. Bộ Y tế - Tổng cục thống kê (2003), Kết quả điều tra Y tế quốc gia giai đoạn
2001-2002, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
15. Bộ Y tế & UNICEF – Trung tâm nghiên cứu ứng dụng cấp nước và VSMT
(2010), Nghiên cứu mối liên quan giữa vệ sinh môi trường nguồn nước hộ gia đình và
hành vi vệ sinh chăm sóc trẻ của bà mẹ với tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi tại

Việt Nam.
16. Bộ Y tế & UNICEF – Cục Y tế dự phòng (2007), Nước sạch, Vệ sinh cá nhân, vệ
sinh gia đình và cộng đồng, Trung tâm truyền thông- GDSK, Hà Nội.
17. Bộ Y tế & UNICEF - Cục Y tế dự phòng (2007), Nhà tiêu cho vùng đồng bằng
sông Cửu Long, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
18. Bộ Y tế & UNICEF - Cục Y tế dự phòng (2007), Vệ sinh môi trường nông thôn
Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
19. Tôn Thất Bách và CS (1996), Báo cáo toàn văn nghiên cứu một số đặc điểm, sự
tác động và mối liên quan đến sức khoẻ và mô hình bệnh tật của người dân ở một số vùng
kinh tế quan trọng, đề xuất các biện pháp nâng cao sức khoẻ cộng đồng, Đề tài độc lập
cấp nhà nước KTĐL 94.03, tr.21-31.
20. Tôn Thất Bách và CS (2001), Nghiên cứu một số giải pháp làm giảm tác động
của các yếu tố nguy cơ từ môi trường sống tới sức khỏe cộng đồng ở một số vùng sinh
thái, Đề tài khoa học cấp Nhà nước.
21. Trương Đình Bắc, Nguyễn Huy Nga (2005), “Độ bao phủ nhà tiêu ở đồng bằng
sông Cửu Long”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 334, tr.5.
22. Lê Văn Chính (2005), Nghiên cứu thực trạng quản lý phân người, kiến thức, thái
độ, thực hành về vệ sinh môi trường của cộng đồng tại một số tỉnh phía Bắc, Luận văn
Thạc sỹ Y học, Học viện Quân Y, Hà Nội.
23. Vũ Định (1997), “Ô nhiễm nguồn nước-Nỗi lo không chỉ riêng ai”, Sức khoẻ đời
sống, chuyên đề nước sạch và môi trường, 7/97, tr.12.
24. Lê Văn Đông (2002), Nghiên cứu thực trạng vệ sinh nguồn nước và chất thải sinh
hoạt Hồng Ngự-Đồng Tháp-Đề xuất giải pháp khắc phục, Luận án Tiến sỹ Y học, Hà
Nội-2002.
25. Lương Xuân Hiến, Nguyễn Huy Nga, Trịnh Hữu Vách (2001), “Đánh giá thực
trạng nhà tiêu hộ gia đình tại 10 tỉnh Việt Nam”, Tạp chí Y học thực hành, số 11 (404),
tr.19-23.
26. Trần Thị Thanh Huệ (2009), Kiến thức, thực hành xây dựng, sử dụng bảo quản
nhà tiêu hộ gia đình, xử lý phân người và một số yếu tố liên quan tại xã Bình Kiều, huyện
Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế

công cộng, Hà Nội.
27. H. Smith và CS (2004), Dịch tễ học asen và tiêu chuẩn nước uống, Nhà xuất bản
khoa học, 296, Hà Nội 2004.
28. Jonh Sousan, Đỗ Mạnh Cường và CS (2005), Báo cáo hiện trạng ngành – Đánh
giá phối hợp Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ về cấp nước, vệ sinh và sức khỏe
nông thôn Việt Nam, Hà Nội 01/2005, tr.38,41,45-49.
29. John Soussan, Đỗ Mạnh Cường, Kim j. Patrick và CS (2005), Hiện trạng công tác
cấp nước và vệ sinh nông thôn Việt Nam, Báo cáo hiện trạng ngành, Hà Nội -2005, tr.25-
71.
30. Hà Huy Khôi, Nguyễn Công Khẩn & CS. (2000), Thực trạng và giải pháp phòng
chống suy dinh dưỡng trẻ em, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội- 2000.
31. Nguyễn Thị Loan (2006), Nghiên cứu chất lượng và tình hình sử dụng nước sinh
hoạt ở một số vùng sinh thái Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ khoa học, Trường ĐH Khoa
học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
32. Nguyễn Huy Nga (1998), Các loại nhà vệ sinh ở Việt Nam, Nhà xuất bản Y học,
Hà Nội.
33. Nguyễn Huy Nga & Nguyễn Tố Như (1998), “Đánh giá chất lượng rau sạch thông
qua chỉ số ô nhiễm trứng giun và thực trạng xử lý phân người tại hai xã ngoại thành Hà
Nội”, Tạp chí Y học Thực hành, Số 6 (351) tr. 38-42
34. Nguyễn Huy Nga (2003), Nghiên cứu những giải pháp vệ sinh bằng mô hình nhà
tiêu khô ủ phân tại một số vùng nông thôn Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Y học, Viện Vệ
sinh Dịch tễ trung ương, Hà Nội.
35. Nguyễn Huy Nga, Nguyễn Đức Hồng, Lê Thị Tuyết (2005), “Kết quả điều tra
một số yếu tố môi trường tại 12 huyện của các tỉnh phía Bắc”, Tạp chí Y học Việt Nam,
tập 307, tháng 2/2005, tr.72-76.
36. Nguyễn Huy Nga, Đào Huy Khuê (2007), “Tình trạng nhà tiêu hộ gia đình của
một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 334, tháng 5/2007,
tr.50-56.
37. Nguyễn Huy Nga, Ngô Thị Nhu (2007), “Điều tra chất lượng nước sinh hoạt nông
thôn vùng đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 334, tháng 5/2007, tr 42-

47.
38. Nguyễn Huy Nga, Trịnh Hữu Vách (1998), “Một số kết quả điều tra nhà tiêu hộ
gia đình tại 10 tỉnh Việt Nam”, Tạp chí Thông tin Y dược, số 6, tr.31-34.
39. Nguyễn Xuân Nguyên, Trần Đức Hạ (2004), Chất lượng nước sông hồ và bảo vệ
môi trường nước, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội-2004, tr.33-34.
40. Đặng Đức Phú, Nguyễn Thành Quang (2000), Nhận xét về tác động cung cấp
nước sạch và vệ sinh môi trường dự phòng bệnh tiêu chảy ở các huyện vùng thấp Thanh
Hoá, tuyển tập công trình khoa học1997-2000, Viện VSDT trung ương, nhà xuất bản Y
học, Hà Nội-2000, tr. 397-399.
41. Vũ Bình Phương, Lương Xuân Hiến, Lê Thị Tuyết (2001), “Đánh giá thực trạng
nhiễm giun đường ruột của học sinh tiểu học và trung học cơ sở tại 2 xã thuộc huyện
Đông Hưng, Thái Bình”, Tạp chí Y học thực hành, Số 6 (351), tr 38-42.
42. Thủ tướng Chính phủ (2000), Quyết định về Chiến lược Quốc gia cấp nước sạch
và vệ sinh nông thôn đến năm 2020, số 104/2000/QĐ-TTg, ngày 25/8/2000.
43. Tổ chức Y tế Thế giới (1993), Hướng dẫn về chất lượng nước uống, Tập 1,
Những đề nghị, Tổ Chức Y Tế Thế Giới, Geneva, 1993.
44. Tổng cục thống kê (2002), Điều tra mức sống hộ gia đình.
45. Tổng cục thống kê (2007), Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ điều tra trong tổng điều
tra dân số và nhà ở 2009, Hà Nội.
46. Trung tâm Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (2006), “Nguy cơ thiếu
nước nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu”, Bài trích dẫn bản tin Tri thức và Phát triển.
47. Trường Đại học Y Thái Bình (1999), Dịch tễ và thống kê ứng dụng trong nghiên
cứu khoa học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.117.
48. Trần Thị Minh Tâm (1998), Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành của người dân
về nguồn nước sinh hoạt, nhà tiêu tại huyện Thanh Xuân, Hà Nội và huyện Châu Giang,
Hưng Yên, Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
49. Phạm Thị Minh Tâm, Khổng Thị Hơn (2001), “Đánh giá về nhận thức, thái độ và
thực hành vệ sinh môi trường tại 3 xã của tỉnh Ninh Bình”, Tạp chí Y học thực hành, số
11 (404), tr.76-79.
50. Nguyễn Thị Thanh (1999), Nghiên cứu mức độ ô nhiễm nước sinh hoạt thành phố

Thái Nguyên và sự tác động của nó tới các bệnh đường tiêu hoá, Luận văn thạc sỹ khoa
học Y dược, Thái Nguyên-1999.
51. Nguyễn Thanh Thủy (2004), Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến thực trạng
sử dụng nhà tiêu của các hộ gia đình tại huyện Thanh Miện – Tỉnh Hải Dương, Luận văn
Thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
52. Lê Thế Thự (1995), Tìm hiểu liên quan giữa chất lượng nước, vệ sinh môi trường
với bệnh đường ruột ở một số vùng đồng bằng sông Cửu Long, Luận án PTS khoa học Y
dược, Trường Đại học Y Hà Nội.
53. Phạm Thị Kim Trang, Micheal Berg và CS. (2005), “Nhiễm độc lâu dài Asen do
dùng nước giếng khoan tại một số khu vực thuộc đồng bằng sông Hồng và sông Mê
Công”, Tạp chí Y học thực hành, 9 (519), tr.14-17.
54. Nguyễn Thị Hồng Tú, Nguyễn Huy Nga, Trương Đình Bắc, Trần Đắc Phu, Trịnh
Hữu Vách, “Thực trạng nhà tiêu ở nông thôn Việt Nam”, Sức khoẻ môi trường, phần 4,
tr.360-367.
55. Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường (1994), Đánh giá chất lượng một số
nguồn nước sử dụng ở nông thôn miền Bắc Việt Nam, Tập san Viện YHLĐ-VSMT.
56. Trịnh Hữu Vách, Lê Thị Tuyết, Cao Đình Thắng (2001), “Đánh giá hành vi về vệ
sinh môi trường và phòng chống giun của học sinh tiểu học”, Tạp chí Y học thực hành, số
11 (404), tr.52-55.
57. Trịnh Hữu Vách, Vương Thị Hòa, Nguyễn Hữu Nhân và CS (2005), “Đánh giá
hiệu quả của Dự án vệ sinh môi trường mở rộng tại Tuyên Quang và Thái Nguyên”, Tạp
chí Y học Việt Nam, tập 307, tháng 02/2005, tr.72-76.
TIẾNG ANH
58. Andrew Kiyu and Stalin Hardin (1993), “Lantrine Use in Sarawak, Malaysia”,
Southeast Asean Journal Trop Med Public Health, Vol. 24, p.40-42.
59. Aussie Austin (2001), Health aspects of ecological sanitation, First international
conference on Ecology Sanitation, 5-8 november 2001, Naning China, Abstract volum,
pp.104-111.
60. Aziz S.N, Boyle K.J, Rahman M. (2006), “Knowledge of arsenic in drinking-
water: risks and avoidance in Matlab, Bangladesh”, J Health Popul Nutr. 2006

Sep;24(3):327-35. Pubmed (PMID: 17366774), pp.1.
61. Chakaraborti D., Mukherjee S.C, Pati S., et al (2003), Arsenic Groundwater
Contamination in Middle Ganga Plain, Bihar, India: A Future Danger?, Environmental
Health Perspectives. 111 (9), pp.1194-1201.
62. Chowdhury U.K, Biswas B.K, Chowdhury T.R et al (2000), Groundwater arsenic
Contamination in Bangladesh and West Bengal, India, Environment Health Perspectives.
108 (5), pp.393-397.
63. Ha Huu Toan (2000), Study of peoples knowledge, attitudes and practices in the
use of latrines in Buon Ma Thuot city-Daclak province-Viet Nam, p.20.
64. Jin Y., Liang C., He G., Cao J. (2003), Study on distribution of endemic arsenism
in China, Wei Sheng Yan Jiu. 2003 Nov; 32 (6), pp.519-40.
65. John M. Kalbermatten, De Anne S. Julius and Charless G. Gunnersun (1980),
“Appropriate Technology for water supply and sanitation” – A sanitation field manual,
World Bank, p. 33-35.
66. Moc Cl. Et al (1991), Bacterial indicators of risk of diarhoel diseaes from
drinking water in Philippin, Bulletin of WHO, 1991, Vol 69 (3), pp.305-317.
67. PD Phuc, F Konradsen, PT Phuong, PD Cam & A Dalsgaard (2006),
“Practice of using human excreta as fertilizer and implications for health in Nghe An
province, Vietnam”, Southeast Asian Journal Trop Med Public Health, Vol 37( No.1
January 2006), pp.222-229.
68. Verle P, Kongs A, De NV, Thieu NQ, Depraetere K & Kim HT et al (2003),
“Prevalence of intestinal parasitic infections in northern Vietnam”, Trop Med Int Health
2003 Oct; 8(10), pp.961-4.
69. Pham Thi Kim Trang, Nguyen Minh Hue, Vi Mai Lan et al (2003), Asenic
Pollution in tube well water at Hanoi suburb villages, Proceeding of the General
Workshop on Enironmental technology and Sustainable Development, Osaka University,
Japan, July, pp.15-16.
70. Tool M.J, Claridge F., Anderson D.A et al (2006), “Hepatitis E vius infection as a
marker for contaminated comunity drinking water sources in Tebitan villages”, Am j
Trop Med Hyg, 2006 feb, 74 (2), pp.250-254.

71. Van Geen A., Trevisani M., Immel J. et al 2006), “Targeting low-arsenic
groundwater with mobile-phone technology in Araihazar, Bangladesh”, J Health Popul
Nutr. 2006 Sep; 24 (3):282-97. Pubmed (PMID: 17366770), pp.1.
72. Sandy Cairncoss, Richard Feachen (1996), Environmental health Engineering in
the tropics, John Wiley and Sons Ltd, Bafinslane Chichester, Vest Sussex PO19 IUD
England pp.3-6.
73. WHO, UNICEF (2000), Global Water Supply and Sanitation Assessment 2000
report.






×