Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Bài tập nhóm môn Xã hội học 10 điểm: Tìm hiểu nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng chống tệ nạn đánh bạc của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.78 KB, 45 trang )

1


BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT
QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM
Ngày: ……………………………………. Địa điểm: ……………………………………..
Nhóm số: ………………... Lớp: ……………………... Khóa: …………………………
Tổng số thành viên của nhóm: ……………………………………………………………….
Có mặt: ………………………………………………………………………………………
Vắng mặt: ……………….. Có lý do: ………………… Không lý do: ………………….
Nội dung: …………………………………………………………………………………….
………………………………………...……………………………………………………...
Tên bài tập: ……………………………………………………………………………..........
Môn học: ………………………………………………………………………………..........
Phân công công việc:................................................................................................................
..................................................................................................................................................
.
..................................................................................................................................................
.
..................................................................................................................................................
.
..................................................................................................................................................
.
..................................................................................................................................................
.
..................................................................................................................................................
.
..................................................................................................................................................
.
..................................................................................................................................................
.


..................................................................................................................................................
.
..................................................................................................................................................
.
..................................................................................................................................................
.
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài
tập nhóm số: ………………........... Kết quả như sau: ……………………………................
Đánh giá
của SV
ST
T

Mã SV

Họ và tên
A

B

C

SV

tên

Đánh giá
của GV
Điểm


Điểm
2

GV



(số)

(chữ)

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Kết
quả
điểm
bài
viết:
............................
- Giáo viên chấm thứ nhất:.……………...
- Giáo viên chấm thứ hai:.……………….

Kết
quả
điểm
thuyết
trình:
…………….
- Giáo viên cho thuyết trình:…………….
Điểm kết luận cuối cùng:………………
- Giáo viên đánh giá cuối cùng:…………

NHÓM TRƯỞNG

3

tên


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dân gian xưa có câu: “ Bài bạc là bác thằng bần”, từ xa xưa loại hình
đánh bạc đã tồn tại và phát triển “bền vững” cho đến ngày nay, nhưng có bao
nhiêu người có thể hiểu rõ như thế nào là đánh bạc? Câu chuyện đánh bạc
không còn là chủ đề mới lạ, tuy nhiên theo dòng chảy thời gian, nó ngày một
phát triển đến những mức độ mạnh mẽ về các mặt như: loại hình, độ tuổi,
hiện vật được mang đi “đặt” để đánh bạc,… Từ những loại hình rất đơn giản,
đến những loại hình trá hình, biến tướng; độ tuổi khác nhau, mức độ “vung
tay” khác nhau sẽ lựa chọn những hình thức phù hợp. Việt Nam là quốc gia
có pháp luật nghiêm cấm các hành vi liên quan đến đánh bạc. Việc phòng
chống tệ nạn đánh bạc được triển khai và thực hiện rất mạnh mẽ. Tuy nhiên
vấn đề ban hành, và áp dụng trong thực tiễn là phương diện khác nhau. Liệu

việc ban hành các văn bản pháp luật đã sát với thực tế, đã có những biện
pháp chế tài, giáo dục nào với người tham gia, cầm đầu tổ chức đánh bạc?
Việc áp dụng đã thực sự hiệu quả, mọi người liệu có nắm được những hậu
quả của đánh bạc, bảo cáo về thực hiện liệu đã chính xác? Không dừng ở bất
cứ độ tuổi, giới tính, công việc nào, ở đâu? Vì vậy, chúng em đã làm một
cuộc khảo sát về phòng chống tệ nạn đánh bạc trong bộ phận các bạn sinh
viên trường Đại học Luật Hà Nội. Một môi trường vừa mang tính sư phạm
và pháp luật cao như trường Đại học Luật Hà Nội, họ có nhận thức và thực
hiện việc phòng chống tệ nạn này như thế nào? Từ cuộc khảo sát này chúng
em sẽ nghiên cứu và đưa ra những kết luận riêng, để thấy được những người
trẻ đang nghĩ gì, những ý kiến để hoàn thiện hơn về pháp luật tệ nạn phòng
chống tệ nạn đánh bạc. Đề tài nhóm chúng em lựa chọn: “Tìm hiểu nhận
4


thức và thực hiện pháp luật về phòng chống tệ nạn đánh bạc của sinh viên
trường Đại học Luật Hà Nội”.
2. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở lí luận đánh giá, xác định nhận thức
của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội về phòng chống tệ nạn đánh bạc,
từ đó đề xuất các biện pháp để phòng chống tệ nạn đánh bạc.
Nhiệm vụ nghiên cứu:


Xác định cơ sở pháp lý của đề tài:
- Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017;
- Luật xử lý vi phạm hành chính 2012;
- Nghị định 167/2013/NĐ – CP “Quy định xử phạt hành chính trong
lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã
hội, phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình”;

- Báo cáo của công an,viện kiểm sát, tòa án về về điều tra, truy tố,
xét xử các loại Tội Phạm liên quan đến đánh bạc.

 Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về vấn đề đánh bạc dưới góc độ xã
hội học.


Khảo sát thực trạng nhận thức và mức độ quan tâm của sinh viên, hiểu

biết pháp luật của sinh viên về vấn đề trên.


Nêu ra nguyên nhân tác hại của tệ nạn cờ bạc.



Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về

pháp luật liên quan đến phòng chống tệ nạn đánh bạc.
3. Giả thuyết nghiên cứu:
Nếu các sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội có nhận thức tốt và
nghiêm túc thực hiện quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn đánh
bạc thì sẽ hạn chế được tê nạn đánh bạc trong phạm vi nhà trường.
5


4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp chung:
Phương pháp là cách thức tiếp cận đối tượng nghiên cứu có tổ chức, có hệ
thống, được sắp xếp theo một trật tự nhất định nhằm đạt tới mục đích nào

đó.
Từ khái niệm trên nhóm em đã triển khai đề tài theo phương pháp chung
sau:
Phương pháp phân tích và tổng hợp
Phân tích là phương pháp phân chia cái toàn bộ ra thành những bộ phận
để đi sâu nhận thức, nghiên cứu các bộ phận đó.
Tổng hợp là phương pháp liên kết, thống nhất các bộ phận đã được phân
tích lại nhằm nhận thức, nghiên cứu cái toàn bộ.
Áp dụng phương pháp này với đề tài, trước hết nhóm chúng em đi vào tìm
hiểu mức độ quan tâm của sinh viên về quy định của pháp luật về phòng
chống tệ nạn đánh bạc. Sau đó nhóm đưa ra những câu hỏi nhận thức về thực
trạng đó và nêu lên những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này. Qua những
phân tích về nhận thức và thực hiện pháp luật của sinh viên, nhóm chúng tôi
đã tổng hợp kiến thức để đưa ra những giải pháp và đưa thêm những câu hỏi
yêu cầu mọi người đề xuất ý kiến, quan điểm của cá nhân để nâng cao hiểu
biết về pháp luật góp phần làm cho cuộc điều tra có được thêm cái nhìn đa
chiều về vấn đề, hiệu quả cũng nhờ đó được cải thiện tốt hơn.
Phương pháp thu thập thông tin
Phương pháp anket: Với phương pháp này nhóm chúng em đã cùng nhau
làm việc để tạo ra một bảng hỏi gồm 19 câu hỏi theo phương thức phát tại
chỗ có kết cấu ba phần:

6


Phần mở đầu dành để trình bày mục tiêu khoa học, ý nghĩa thực tiễn của
cuộc điều tra, tên nhóm và lớp tiến hành nghiên cứu, hướng dẫn cách trả lời
câu hỏi, kêu gọi sự hợp tác, giúp đỡ của người trả lời phiếu.
Phần nội dung tập trung thu thập các thông tin sau: sự quan tâm của
người đọc về vấn đề về tệ nạn đánh bạc, cho ý kiến về mức độ thực hiện

pháp luật về phòng chống tệ nạn đánh bạc, nguyên nhân dẫn đến những vấn
đề bất cập này, đánh giá sự hiểu biết pháp luật của người đọc qua một số
điều luật cụ thể, những loại nguồn mà mọi người hay tìm đọc để trau dồi tri
thức về pháp luật, nêu một số giải pháp để nâng cao nhận thức và thực hiện
pháp luật trong xã hội.
Phần kết thúc đưa ra các câu hỏi về đặc điểm nhân khẩu – xã hội bao gồm
câu hỏi về giới tính và về ngành học.
5. Chọn mẫu điều tra
 Phương pháp chọn mẫu: lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản


Những người tham gia trả lời bảng hỏi: 100 bạn sinh viên trường Đại

học Luật Hà Nội


Số lượng phiếu phát ra: 100



Số lượng phiếu thu về: 100



Cách thức xử lý thông tin: thống kê các phương pháp xử lý thông tin

bảo đảm kiểm tra được giả thuyết nghiên cứu, lập biểu đồ phân tích kết quả
thu được và các hướng phân tích chính.

7



NỘI DUNG
I. Một số vấn đề lý luận liên quan đến nội dung đề tài
1. Các khái niệm liên quan dến nội dung đề tài.
Tệ nạn xã hội là hiện tượng có tính tiêu cực, biểu hiện thông qua các hành
vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật hiện hành, phá vỡ
thuần phong mỹ tục, lối sống lành mạnh, tiến bộ trong xã hội, có thể gây
những hậu quả nghiêm trọng cho các cá nhân, gia đình và xã hội.
Đánh bạc là khái niệm dùng để chỉ các trò chơi cờ bạc có tính chất may
rủi được thua bằng tiền, trong đó người thua sẽ phải trả tiền hoặc các lợi ích
vật chất khác cho người thắng trên cơ sở sự thỏa thuận ban đầu.
Đánh bạc diễn ra dưới nhiều hình thức từ đơn giản cho đến các thể loại
biến tướng phức tạp hơn: các thể loại chơi bài ( tiến lên, phỏm,…) ăn tiền, tổ
tôm, lô đề, xóc đĩa, đá gà, đánh bạc online, cá độ bóng đá,….
Thứ nhất, tổ chức đánh bạc mang tính chuyên nghiệp: các sòng bạc ngầm,
… thường mang tính lén lún, trốn tránh, hoạt động có tổ chức, quy mô; tiền
hoặc hiện vật mang ra đặt cược có giá trị từ lớn đến rất lớn.
Thứ hai, đánh bạc lợi dụng kết quả xổ số kiến thiết. Đó là tệ nạn chơi lô,
đề lợi dụng kết quả xổ số kiến thiết. Đối với loại hình đánh bạc này, các cơ
quan chức năng rất khó kiểm soát vì hoạt động của chủ thể kín đáo, năng
động và đa dạng.
Thứ ba, đánh bạc công khai dưới các hình thức tá lả, đỏ đen, ba cây, đánh
chắn, tổ tôm, rút xì…hoạt động công khai ở các nơi công cộng, trên hè phố,
cơ quan, xí nghiệp, trường học. Loại đánh bạc này đã phát triển và phổ biến
khá lâu dài, nay vẫn còn tồn tại và phát triển.
Ngoài ra, hiện nay các hình thức đánh bạc trên mạng ngày càng phổ biến
và phát triển đặc biệt là các trò chơi cá độ đá bóng hay các trò chơi trên máy
8



như playstaysion, các trò chơi tiến lên, tá lả. Vẫn cần phân biệt giữa trò chơi
đánh bài mang tính giải trí cao với các trò đánh bạc qua mạng. Việc thu lợi
từ những trò chơi qua mạng này rất lớn, đánh vào tâm lý muốn: “chơi ảo
kiếm tiền thật” của nhiều người các trò chơi này trở nên hấp dẫn hơn
Có thể thấy đánh bạc ngày càng có đa dạng các hình thức, các phương
pháp mua vui khác nhau khiến cho các mọi người đắm chìm. Sinh viên
trường đại học Luật Hà Nội cũng không năm ngoài tệ nạn này.
2. Nội dung pháp luật liên quan đến đề tài.
Căn cứ pháp lý về phòng, chống tệ nạn đánh bạc:
- Theo quy định tại Điều 120, sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 321 tội tổ
chức đánh bạc hoặc gá bạc được quy định tại điều 322, bộ luật hình sự năm
2015. Cụ thể tại khoản 1 tại Điều 120 sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 321
được quy định như sau:
“1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua
bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng
hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành
vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án
về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án
tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000
đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến
03 năm.”
- Đối với hình thức đánh bạc trực tuyến, hoặc khi người chơi tham gia vào
các trò chơi game, người chơi thường phải nạp tiền thật vào để tham gia
đồng nghĩa với việc chơi ảo nhưng mất tiền thật thì sẽ bị xử lý theo Điều 288
và Điều 326, Bộ luật Hình sự 2015.

9



- Theo quy định của thông tư 10/2016/TT-BGDĐT về quy chế công tác
sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy do bộ trưởng bộ
giáo dục và đào tạo ban hành, hành vi đánh bạc sẽ bị xử lý như sau: Sinh
viên nếu tham gia đánh bạc lần đầu tiên trong cả khóa học sẽ bị khiển trách
và lần thứ hai sẽ cảnh báo, lần thứ ba đình chỉ học có thời hạn, lần thứ tư sẽ
bị buộc thôi học.
- Về xử lý hành chính thì theo Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã
hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng chống bạo lực
gia đình. Điều 26 đã quy định cụ thể về hành vi đánh bạc trái phép.
- Cụ thể trên địa bàn thành phố Hà Nội thì Ửy ban nhân dân thành phố Hà
Nội đã ban hành ra chỉ thị quy định rõ đối với việc phòng chống tệ nạn đánh
bạc. Khoản 1, khoản 2 chỉ thị số 09/CT-UBND quy định về “việc tăng
cường các biện pháp đấu tranh phòng chống tệ nạn cờ bạc, số đề, cá cược
bóng đá trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
3. Nhận thức và thực hiện pháp luật liên quan đến đề tài.
Từ đầu năm đến nay, lực lượng công an đã bắt, xử lý 135 vụ đánh bạc với
881 đối tượng. Hiện nay để đối phó với lực lượng chức năng, các đối tượng
thường sử dụng những phương thức, thủ đoạn rất tinh vi, sử dụng công nghệ
cao trong cá độ bóng đá, thuê những người nghèo để ghi số đề… gây nhiều
khó khăn cho công tác triệt phá. Ví dụ như: vụ án đường dây đánh bạc hàng
nghìn tỉ đồng qua mạng vào cuối năm 2017, có sự góp mặt, bảo kê của cục
trưởng Cục cảnh sát điều tra tội phạm Công nghệ cao Nguyễn Thanh
Hóa, trung tướng Phan Văn Vĩnh - nguyên tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh
sát, Bộ Công an, đây là một trong những đường dây đánh bạc rất lớn.

10


Đối với hình thức đánh bạc bằng xóc đĩa hay đá gà, các đối tượng thường

tổ chức ở những nơi hẻo lánh, xa khu dân cư, tại các vùng giáp ranh kể cả
rừng núi và thay đổi địa điểm liên tục. Đồng thời chúng còn cử đồng bọn
cảnh giới từ xa, chỉ cần có “động” là sẽ giải tán ngay. Thời gian tệ nạn đánh
bạc hoạt động mạnh mẽ và công khai nhất là các dịp trong và sau tết. Mua
vui trong dịp tết là thú vui lấy lộc đầu năm mong cho một năm nhiều niềm
vui và tài lộc thì đã bị biến tướng trở thành những gánh bạc cân não, tiền của
tích góp cả năm dồn hết trong những sới bạc. Bên cạnh đó đã xuất hiện
nhiều tụ điểm đánh bạc có đông đối tượng tham gia bằng nhiều hình thức,
khi bị phát hiện, bắt giữ thì chống trả quyết liệt.
Như vậy, tệ nạn cờ bạc đã gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng: về phía
con bạc, họ “nướng” tất cả những gì họ có được vào các sới bạc đôi khi
không màng đến gia đình, sức khỏe, tính mạng, chưa kể các đối tượng như
sinh viên còn ảnh hưởng đến học tập, và tương lai sau này; về phía người
cầm đầu: thu được một nguồn lợi bất chính, tuy nhiên nguồn lợi này không
bền vững, các tệ nạn luôn móc nối với nhau, đánh bạc phát triển kéo theo
mại dâm và ma túy, trộm, cướp,… cũng kéo theo mạnh mẽ.
Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi đánh bạc, đã có những quy định
cụ thể, nhưng không thể không nhắc đến những lỗ hổng, thiếu sót chưa theo
kịp xã hội . Mặt khác hình thức đánh bạc các hoạt động của các con bạc
ngày càng kín đáo được tổ chức có quy mô, tinh vi và sảo quyệt hơn gây khó
khăn cho các cơ quan trong bắt giữ vi phạm, xử lý.
Các cơ quan, ban, ngành, địa phương cần quan tâm công tác tuyên
truyền, giáo dục phòng, chống tệ nạn đánh bạc thực hiện nghiêm chỉnh các
quy định của pháp luật nhằm hạn chế loại tệ nạn này.

11


II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
1. Vấn đề tệ nạn đánh bạc ở nước ta hiện nay

Trong những năm vừa qua, tệ nạn đánh bạc ở nước ta có những diễn biến
rất phức tạp, các đối tượng tham gia đánh bạc có xu hướng cấu kết hình
thành các băng, ổ nhóm để hoạt động, đặc biệt là lôi kéo thành lập đường
dây tội phạm có tổ chức, khép kín. Hiện nay có rất nhiều hình thức tổ chức
đánh bạc ăn tiền khác nhau như: Tổ tôm, tá lả, ba cây, đỏ đen, lô đề cá độ,
đánh bài trên internet (qua các trang web hay qua app trên điện thoại),….
Thực tế cho thấy một phần các bạn trẻ (đặc biệt là sinh viên đại học) do
muốn thể hiện bản thân, tâm lí thích những điều mới lạ, mạo hiểm rất dễ bị
bạn bè, những người xung quanh lôi kéo rất dễ sa đà vào hiện tượng tiêu cực
này. Hơn nữa, tâm lí của những người tham gia đánh bạc ăn tiền là đã thắng
thì lại muốn thắng nhiều tiền hơn, thua thì lại muốn chơi tiếp để gỡ gạc,
thậm chí không ngại việc ghi nợ, vay nặng lãi. Điều này không chỉ gây ra
thiệt hại lớn về kinh tế cho gia đình và xã hội mà còn là một trong những
nguyên nhân dẫn đến việc tệ nạn xã hội khác ngày càng gia tăng: trộm cướp,
ma túy, giết người,…. Để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng này, nhóm chúng em
đã tiến hành khảo sát nhận thức và thực hiện pháp luật về tệ nạn đánh bạc
của sinh viên Trường đại học luật Hà Nội. Sau đây là kết quả điều tra.
2. Nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng chống tệ nạn đánh bạc của
sinh viên đại học luật Hà Nội:
*Kết quả điều tra dựa trên 100 phiếu điều tra cho thấy sinh viên trường
Đại học Luật Hà Nội đã có ý thức tham gia tìm hiểu quy định của pháp luật
về phòng chống tệ nạn đánh bạc, cụ thể có 59 người có tham gia tìm hiểu
quy định pháp luật, chiếm 59%, còn lại 41 bạn (chiếm 41%) trả lời "không".
Qua điều tra cho thấy 79 người đã biết về vụ án triệt phá đường dây đánh

12


bạc nghìn tỉ qua mạng liên quan đến thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa, còn lại
21 người không biết về vụ án này.

* Khảo sát nhận thức cơ bản của sinh viên về hình thức đánh bạc với câu
hỏi mà nhóm đưa ra “Theo bạn, đánh bạc gồm những hình thức nào sau
đây”. Kết quả như sau:
kéo lô tô/ cá ngựa
đánh bài online trên intrnet

31%
38%
59%

cá độ bóng đá
đá gà

34%
65%

đánh bạc qua trò chơi điện tử/máy đánh bạc

68%

xóc đĩa

51%

đánh đề
kéo xì dzách
đánh bài cào

33%
45%

85%

đánh bài tiến lên

0%0

Số liệu thống kê cho thấy, loại hình đánh bạc mà sinh viên lựa chọn nhiều
nhất là đánh bài tiến lên với 85 lựa chọn chiếm 85% trên tổng số 100 sinh
viên, chứng tỏ đây là loại hình đánh bạc phổ biến nhất. Có lẽ với hình thức
và cách chơi đơn giản chỉ với một bộ bài, không đòi hỏi phải có phương tiện
máy móc hiện đại hỗ trợ thì loại hình này rất dễ dàng có mặt và trở thành
thông dụng nhất trong các hình thức đánh bạc. Tiếp theo là xóc đĩa (với 68
lựa chọn) và đánh bạc qua trò chơi điện tử ( với 65 lựa chọn) là hai loại hình
13


đứng thứ hai và thứ ba. Các loại hình còn lại như cá độ bóng đá, đánh đề, đá
gà... cũng được sinh viên lựa chọn nhưng không nhiều. Kéo lô tô/ cá ngựa
được lựa chọn ít nhất với 31 sinh viên lựa chọn vì loại hình này không phù
hợp cũng như chưa phổ biến tại Việt Nam.
*Cách thức mà sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội tiếp cận với các
thông tin, hiểu biết pháp luật về phòng chống tệ nạn đánh bạc được biểu
hiện qua biểu đồ dưới đây:

nguồn khác0
tự nghiên cứu, tìm hiểu

0.33

từ các phương tiện thông tin đại chúng

tham gia vào các chương trình tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật
Đã đào tạo chuyên ngành luật

0.73
0.23
0.38

0
0
0

Qua khảo sát cho thấy sinh viên chủ yếu biết đến thông tin về tệ nạn đánh
bạc chủ yếu qua các phương tiện thông tin đại chúng chiếm 73 lựa chọn trên
tổng 100 sinh viên tham gia. Điều này rất dễ hiểu bởi lẽ đây là cách tiếp cận
thông tin dễ dàng và hiệu quả nhất trong thời đại hiện nay. Các kênh thông
tin đại chúng cung cấp cho chúng ta những thông tin về tin tức trên mọi lĩnh
vực một cách đầy đủ và nhanh chóng. Và nó cũng là công cụ đắc lực nhất để
nhà nước có thể tuyên truyền pháp luật cho người dân nói chung và sinh
viên nói riêng.

14


Tiếp theo đó là 38 sinh viên nói rằng họ biết đến tệ nạn đánh bạc qua
chương trình đào tạo chuyên ngành luật,33 lựa chọn "tự nghiên cứu tìm
hiểu", chọn "tham gia vào các chương trình tập huấn, bồi dưỡng kiến thức
pháp luật", và không có ai tìm hiểu từ các nguồn khác.
*Bên cạnh đó,Văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong nhiều
văn bản pháp luật khác nhau, vậy sinh viên hiểu biết ra sao về các quy định
của vấn đề này như thế nào?

Thứ
tự
1
2
3
4
5

Phương án lựa chọn
Bộ luật dân sự 2015
Bộ luật hình sự 2015
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
Nghị định 167/2013/NĐ-CP
Hiến pháp 2013

Tỷ
lệ
24%
71%
5%
5%
0%

Pháp luật có quy định rất rõ về đánh bạc cũng như là phòng chống tệ nạn
đánh bạc qua rất nhiều văn bản, và cụ thể là điều 288, điều 321 và điều 326
bộ luật hình sự 2015, luật xử lý vi phạm hành chính, điều 26 nghị định
17/2013/NĐ-CP quy định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an
ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa
cháy; phòng, chống bạo lực gia đình,... Thông qua số liệu trên cho thấy, phần
các sinh viên tìm hiểu và cập nhật thông tin về các văn bản quy định về

phòng chống tệ nạn đánh bạc với 71% chọn lựa bộ luật hình sự 2015. Tuy
nhiên chỉ có 5% lựa chọn nghị định 167/2013/NĐ-CP cũng như luật xử lý vi
phạm hành chính và có rất nhiều sinh viên lựa chọn bộ luật dân sự 2015. Có
vẻ như một số sinh viên vẫn chưa nắm rõ các quy định về pháp luật phòng
chống tệ nạn đánh bạc bởi k43 chưa được học các môn học đó và cũng chưa
tìm hiểu về các văn bản pháp luật này.
15


*Đánh giá về quy định của pháp luật và cách xử lý, ta có số liệu thống kê
như sau:

Đánh giá về cách thức xử lý
19.00%

22.00%

chưa kịp thời và thỏa
đáng
kịp thời và thỏa đáng
chưa kịp thời nhưng
thỏa đáng

27.00% kịp thời và thỏa đáng

32.00%

Đánh giá tính đầy đủ quy định của pháp luật
5.00%


24.00%

rất đầy đủ
đầy đủ
tương đối đầy đủ
không đầy đủ
rất không đầy đủ

71.00%

16


Đánh giá các quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn đánh bạc,
24% cho rằng quy định của pháp luật về nạn đánh bạc đã "đầy đủ", 71% cho
là "tương đối đầy đủ", 5% cho là "không đầy đủ", 0% cho ý kiến "rất đầy
đủ" và "rất không đầy đủ".
Về tính kịp thời và thỏa đáng trong xử lý hành vi đánh bạc của pháp luật
nước ta, 22% cho rằng "chưa kịp thời và chưa thỏa đáng", 27% chọn ''kịp
thời nhưng chưa thỏa đáng", 32% chọn "chưa kịp thời nhưng thỏa đáng",
19% chọn "kịp thời và thỏa đáng".
Số liệu thống kê cho thấy, sinh viên đánh giá rằng pháp luật vẫn chỉ dừng
ở mức tương đối đầy đủ và vẫn còn những lỗ hổng, thêm vào đó, cũng rất
nhiều lựa chọn cho rằng cách xử lý hiện nay vẫn chưa kịp thời hoặc chưa
thỏa đáng hoặc cả chưa kịp thời và chưa thỏa đáng. Điều này đặt ra những
suy nghĩ về việc cần cải thiện, sửa đổi bổ sung một số quy định về pháp
pháp phòng chống tệ nạn đánh bạc cũng như là cách xử lý của các cơ quan
có thẩm quyền.
*Thêm một số liệu đáng lo ngại nữa là có tới 69% sinh viên cho rằng, vẫn
còn sinh viên tham gia đánh bạc và 20% cho rằng “không có sinh viên tham

gia đánh bạc”, 10% cho rằng có “rất nhiều sinh viên tham gia đánh bạc”,
còn lại 1% cho rằng “hầu hết sinh viên tham gia đánh bạc”.
* cuối cùng, đánh giá về hoạt động của hội sinh viên, đoàn trường đại
học Luật Hà Nội trong việc phổ biến pháp luật về phòng chống tệ nạn đánh
bạc, những lựa chọn của sinh viên bao gồm:

17


thành lập các câu lạc bộ với mục đích tuyên truyền về phòng chống tệ nạn đánh bạc

tổ chức các buổi tọa đàm chỉa sẻ kiến thức về phòng chống tẹ nạn đánh bạc

tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về tệ nạn bạc

9
3

82
2

29
1

Theo thống kê, đoàn trường, hội sinh viên đã có những hoạt động thiết
thực để phổ biến pháp luật về phòng chống tệ nạn đánh bạc. Trong đó, đoàn
trường và hội sinh viên đã thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm chia sẻ
kiến thức về phòng chống tệ nạn xã hội (82%), thêm vào đó các cuộc tìm
hiểu pháp luật về tệ nạn đánh bạc cũng được tổ chức (29%) và một số ít cho
rằng đoàn trường đã thành lập câu lạc bộ với mục đích tuyên truyền về

phòng chống tệ nạn đánh bạc.
Như vậy, thông qua một số câu hỏi đã giúp chúng ta thấy được phần nào
nhận thức cũng như việc thực hiện pháp luật về phòng chống tệ nạn đánh
bạc của sinh viên đại học Luật Hà Nội. Nhìn chung, sinh viên trường đại học
Luật Hà Nội đã có nhận thức rất tốt về pháp luật về phòng chống tệ nạn đánh
bạc tuy nhiên thì việc thực hiện những quy định này vẫn còn chưa hiệu quả.
III. Nguyên nhân.
Qua cuộc khảo sát tham dò ý kiến về đề tài “Tìm hiểu nhận thức và thực
hiện pháp luật về phòng chống tệ nạn đánh bạc của sinh viên trường Đại
học Luật Hà Nội”, có thể thấy tỉ lệ sinh viên nhận thức một cách sâu sắc
việc phòng chống tệ nạn đánh bạc vẫn còn hạn chế dẫn đến việc thực hiện
18


pháp luật về phòng chống tệ nạn đánh bạc của sinh viên chưa thực sự hiệu
quả. Vậy nguyên nhân của thực trạng này là gì? Qua cuộc khảo sát tham dò
ý kiến mà chúng em đã thu thập được có nhiều ý kiến khác nhau về nguyên
nhân dẫn đến thực trạng, nhóm chúng em đã tổng hợp và rút ra được những
nguyên nhân chính sau:
1. Sinh viên vẫn chưa có nhận thức pháp luật đầy đủ về việc phòng
chống tệ nạn đánh bạc.
2. Sinh viên vẫn chưa có ý thức trách nhiệm cao trong việc phòng chống
tệ nạn đánh bạc như: thờ ơ khi thấy người ta đánh bạc, không quan tâm đến
việc tuyên truyền phòng chống tệ nạn đánh bạc.
3. Sinh viên cảm thấy tò mò, ham vui, muốn khẳng định bản thân.
4. Gia đình chưa thực sự quan tâm đến con em.
5. Sinh viên coi đánh bạc là một hình thức kiếm tiền.
6. Công tác quản lí sinh viên của nhà trường và các tổ chức trong nhà
trường chưa thực sự hiệu quả.
7. Hình thức xử lí của nhà trường chưa đủ tính răn đe.

Trên đây là những nguyên nhân mà nhóm đã đề ra thông qua việc khảo sát
phiếu thu thập ý kiến của 100 sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội. Nhóm
đã lập được bảng thống kê số liệu nguyên nhân dẫn đến thực trạng thực hiện
pháp luật về phòng chống tện nạn đánh bạc của sinh viên chưa thực sự hiệu
quả như sau:
Thứ

Nguyên nhân

tự
1
2

Sinh viên vẫn chưa có nhận thức pháp luật
đầy đủ về việc phòng chống tệ nạn đánh bạc.
Sinh viên vẫn chưa có ý thức trách nhiệm

Số
lượng

Tỷ lệ

38

38%

73

73%
19



cao trong việc phòng chống tệ nạn đánh bạc
như: thờ ơ khi thấy người ta đánh bạc, không
quan tâm đến việc tuyên truyền phòng chống

3
4
5

6

7

tệ nạn đánh bạc.
Sinh viên cảm thấy tò mò, ham vui, muốn
khẳng định bản thân.
Gia đình chưa thực sự quan tâm đến con
em.
Sinh viên coi đánh bạc là một hình thức
kiếm tiền.
Công tác quản lí sinh viên của nhà trường
và các tổ chức trong nhà trường chưa thực sự
hiệu quả.
Hình thức xử lí của nhà trường chưa đủ
tính răn đe.
Trên tổng số

64
26


64%
26%

54

54%

20

20%

19

19%

100

100%

Như vậy qua bảng số liệu có thể nhận thấy đa phần mọi sinh viên đều cho
rằng nguyên nhân dẫn đến thực trạng là do sinh viên vẫn chưa có ý thức
trách nhiệm cao trong việc phòng chống tệ nạn đánh bạc như: thờ ơ khi thấy
người ta đánh bạc, không quan tâm đến việc tuyên truyền phòng chống tệ
nạn đánh bạc (73%). Tiếp theo nguyên nhân thứ hai mà sinh viên lựa chọn là
sinh viên cảm thấy tò mò, ham vui, muốn khẳng định bản thân với tỉ lệ 64%.
Các nguyên nhân khác như sinh viên vẫn chưa nhận thức đầy đủ pháp luật
hay, công tác quản lí sinh viên của nhà trường chưa thự sự hiệu quả cũng
được lựa chọn tương đối. Cuối cùng nguyên nhân hình thức xử lí của nhà
trường chưa đủ tính răn đe chiến tỉ lệ nhỏ nhất là 19%. Những số liệu trên

đây chỉ mang tính chất tương đối do số lượng khảo sát chỉ là 100 sinh viên
20


trên tổng số hàng ngàn sinh viên của nhà trường.Kết quả thu được từ bảng số
liệu trên cho thấy ý thức trách nhiệm của các bạn sinh viên còn yếu kém.
Ngoài nguyên nhân chủ quan là ý thức kém của một số sinh viên, còn do
khách quan từ một số sinh viên chưa thực sự nhận thức về việc phòng chống
tệ nạn đánh bạc một cách sâu sắc. Nhà trường, gia đình và xã hội cần có
những biện pháp để giúp sinh viên thực hiện tốt việc phòng chống tệ nạn
đánh bạc.
IV. Đề xuất một số biện pháp tác động đến nhận thức và thực hiện pháp
luật về phòng chống tệ nạn đánh bạc sinh viên trường Đại học Luật Hà
Nội.
Từ thực trạng và nguyên nhân của thực trang đã được phân tích ở trên,
vấn đề về nhận thức và thực hiện pháp luật phòng, chống tệ nạn đánh bạc
đang cần có những giải pháp nhanh chóng, hiệu quả, phù hợp, và khả thi để
khắc phục. Dựa vào kết quả thu được từ quá trình khảo sát, nhóm chúng em
đưa ra một số giải pháp sau:
1. Một số biện pháp phòng chống tác hại của đánh bạc trong nhà trường
a. Nhóm biện pháp tác động từ nhà trường
Nhà trường là cơ sở giáo dục, nơi người học được tiếp kiến thức trực tiếp
và đầy đủ nhất. Trường học vừa là nơi mà người học có cơ hội tiếp cận tới
những nhận thức mới vừa là nơi người học có sự thay đổi trong tư duy nhận
thức, phá bỏ những tư duy cổ hủ, khai phá những chân trời triết lý hiện đại,
đúng đắn. Bởi vậy, nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp,
nâng cao và củng cố kiến thức, nhận thức về mọi mặt lĩnh vực cho sinh viên.
Xuất phát từ quan điểm này, nhóm nghiên cứu xin được đưa ra những nhóm
biện pháp tác động từ phía nhà trường như sau :
Tổ chức chuyên đề, cuộc thi, xây dựng bản tin: Ngoài những giờ giảng

kiến thức pháp luật , sinh viên có thể tiếp cận và ứng dụng những kiến thức
21


pháp luật được học trên lớp vào những cuộc thi, chuyên đề, bản tin, .v..v..
Đây là những hình thức tiếp cận và ứng dụng kiến thức gần gũi và thực tế,
giúp sinh viên ghi nhớ những kiến thức được học lâu hơn.
Tuyên truyền về tác hại của đánh bạc trong nội dung giáo dục chính trị
đầu năm học: Sinh viên đại học, đặc biệt là những sinh viên năm nhất mới
vào đầu năm học từ nơi khác đến thành phố sinh sống và học tập, thường
gặp vô số khó khăn khi phải thích nghi với cuộc sống tự lập ở nơi đất khách
quê người. Phần lớn các bạn sinh viên không những phải đảm bảo việc học
tập của chính mình mà còn phải có kế hoạch chi tiêu hợp lí phù hợp với số
tiền được bố mẹ chu cấp. Đây là thời điểm mà các bạn dễ sa ngã vào các tệ
nạn xã hội, trong đó có tệ nạn đánh bạc nhằm mục đích có thêm nhiều tiền
hơn. Do vậy, tuyền truyền về tác hại của đánh bạc trong nội dung các buổi
học chính trị đầu năm học là một biện pháp hợp lí, kịp thời và có hiệu quả.
Tăng cường hình thức kỷ luật với sinh viên tụ tập đánh bạc: Sinh viên
đánh bạc không chỉ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật mà còn phải chịu
kỉ luật theo nội quy nhà trường. Đây là biện pháp cần thiết, mang tính chất
răn đe, giáo dục, cho thấy tính kỉ luật, nghiêm minh, thượng tôn pháp luật
của mỗi nhà trường.
Lồng ghép chương trình đấu tranh phòng, chống tệ nạn cờ bạc với các
chương trình giáo dục trong hệ thống nhà trường: Nhằm nâng cao hiệu quả
của công tác phòng chống, đấu tranh tệ nạn cờ bạc trên giảng đường, việc
lồng ghép chương trình đấu tranh phòng, chống tệ nạn cờ bạc với chương
trình giáo dục trong hệ thống nhà trường là một biện pháp thiết thực, tính
ứng dụng cao và gần gũi với sinh viên.

22



b. Nhóm biện pháp tác động từ xã hội
Vận động sinh viên tích cực tham gia phát hiện, tố giác các ổ bạc ( trực
tiếp hoặc qua đường dây nóng ) và tích cực ủng hộ các tổ chức đấu tranh
phòng, chống tệ nạn cờ bạc: Các ổ tụ tập đánh bác thường diễn ra ở những
nơi ít người qua lại, lực lượng chức năng không đủ lực lượng cũng như
không dễ phát hiện ra các tụ ổ này, Vì vậy, cần có sự huy động, góp sức từ
quần chúng, nhân dân, trong đó có lực lượng sinh viên. Để bảo vệ sự an toàn
cho người tố giác, hình thức tố giác qua đường dây nóng là một biện pháp
cần thiết.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật làm cơ sở pháp lý
cho đấu tranh loại tệ nạn này, như ban hành luật, pháp lệnh, nghị định… đấu
tranh phòng ngừa, ngăn chặn tệ nạn cờ bạc: Mọi biện pháp phòng chống chỉ
trở nên có hiệu quả và thực sự đi vào đời sống khi được ghi nhận trong hệ
thống pháp luật. Hiện nay hệ thống pháp luật Việt Nam đã xây dựng những
quy định về tệ nạn đánh bạc, tuy nhiên, tệ nạn này ngày càng trở nên tinh vi,
biến hóa khôn lường hơn, vì vậy, pháp luật cần hoàn thiện và bổ sung sao
cho kịp thời và hiệu quả.
Quản lý chặt chẽ các đối tượng đã từng vi phạm quy định về đánh bạc, gá
bạc hoặc tổ chức đánh bạc, gá bạc. Kết hợp gia đình, chính quyền địa
phương và các đoàn thể quần chúng, tổ chức xã hội để cảm hóa, giáo dục,
cải tạo họ: Sự kết hợp giữa gia đình người phạm tội với chính quyền địa
phương, đoàn thể, tổ chức xã hội sẽ tạo ra sự chặt chẽ trong quản lý, giám
sát người phạm tội.

23


c. Khảo sát tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất

Mức độ cần thiết
Điểm
Rất
Cần
Không
trung
cần
thiết
cần
ST
Biện pháp
bình
thiết
thiết
T

Thứ
hạng

1

Tổ chức chuyên đề, cuộc thi, 21%

60%

19%

2,02

7


2

xây dựng bản tin
Tuyên truyền về tác hại của 27%

69%

4%

2,23

3

47%

10%

2,33

2

66%

7%

2,2

6


44%

10%

2,36

1

đánh bạc trong nội dung giáo
3

dục chính trị đầu năm học
Tăng cường hình thức kỉ luật 43%
với sinh viên tụ tập đánh bạc

4

trong trường học
Vận động sinh viên tích cực 27%
tham gia phát hiện, tố giác
các ổ bạc ( trực tiếp hoặc
qua đường dây nóng) và tích
cực ủng hộ các tổ chức đấu
tranh phòng, chống tệ nạn cờ

5

bạc.
Xây dựng và hoàn thiện hệ 46%
thống các văn bản pháp luật

làm cơ sở pháp lý cho đấu
tranh loại tệ nạn này, như
ban hành luật, pháp lệnh,
nghị định …. Đấu tranh

24


phòng, ngừa, ngăn chặn tệ
nạn cờ bạc
Lồng ghép chương trình đấu 27%

6

57%

16%

2,11

4

44%

8%

2,4

5


tranh phòng, chống tệ nạn cờ
bạc với các chương trình
giáo dục trong hệ thống nhà
trường
Quản lý chặt chẽ các đối 48%

7

tượng đã từng vi phạm quy
định về đánh bạc, gá bạc
hoặc tổ chức đánh bạc, gá
bạc. Kết hợp gia đình, chính
quyền địa phương và tổ chức
xã hội để cảm hóa, giáo dục,
cải tạo

Biểu đồ thể hiện tính cần thiết của các biện pháp
7
6
5

rất cần thiết
cần thiết
không cần thiết

4
3
2
1
0


10

20

30

40

50

60

70

80

25


×