Tải bản đầy đủ (.pdf) (204 trang)

Nghiên cứu và sử dụng chế phẩm vi sinh vật bản địa đối kháng với một số nấm gây hại rễ cây hồ tiêu tại đăk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.85 MB, 204 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIỆN CƠNG NGHỆ SINH HỌC

PHẠM THỊ THÚY HỒI

NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM VI
SINH VẬT BẢN ĐỊA ĐỐI KHÁNG VỚI MỘT
SỐ NẤM GÂY HẠI RỄ CÂY HỒ TIÊU
TẠI ĐĂK LẮK

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

Hà Nội, 2020
i


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIỆN CƠNG NGHỆ SINH HỌC

PHẠM THỊ THÚY HỒI

NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM VI
SINH VẬT BẢN ĐỊA ĐỐI KHÁNG VỚI MỘT
SỐ NẤM GÂY HẠI RỄ CÂY HỒ TIÊU
TẠI ĐĂK LẮK

Chuyên ngành: Vi sinh vật học
Mã số: 9.42.01.07


LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Phạm Việt Cường
Viện Nghiên cứu Khoa học Miền Trung
2. PGS.TS. Trần Đình Mấn
Viện Công nghệ sinh học

Hà Nội, 2020
ii


LỜI CẢM ƠN

Trƣớc tiên, tôi xin gửi lời biết ơn chân thành nhất tới PGS.TS Phạm Việt
Cƣờng, Viện Nghiên cứu Khoa học Miền Trung, Viện Hàn lâm KH và CN Việt
Nam đã hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin gửi lời biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Trần Đính Mấn,
Phịng Cơng nghệ vật liệu sinh học, Viện Cơng nghệ sinh học, Viện Hàn lâm KH và
CN Việt Nam đã tận tính hƣớng dẫn và giúp đỡ tơi q trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể các anh chị và các bạn đồng
nghiệp phịng Cơng nghệ vật liệu sinh học, Viện Công nghệ sinh học đã giúp đỡ và
tạo điền kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình nghiên cứu đề tài này.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Viện công nghệ sinh
học, Viện Nghiên cứu Khoa học Miền Trung; PGS.TS Nguyễn Thị Kim Cúc – Viện
Hóa Sinh Biển; các anh chị em và các bạn đồng nghiệp trung tâm Khoa học và
Công Nghệ Quảng Trị, phịng Cơng nghệ sinh học, trung tâm Sinh học phân tử
Nghĩa Đô - Viện Nghiên cứu Khoa học Miền Trung và ThS. Bùi Thị Hải Hà - Viện
Công nghệ sinh học đã giúp đỡ, hợp tác và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi hồn
thành luận án này.
Đây là cơng trính đƣợc thực hiện nhờ sự hỗ trợ kinh phí của đề tài độc lập

cấp Nhà nƣớc, thuộc chƣơng trính Tây Ngun 3: “Nghiên cứu hồn thiện và
chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm sinh học POLYFA-TN3 góp phần cải tạo
đất cho vùng Tây Nguyê” với mã số đề tài: TN3/C10.
Cuối cùng, tôi vô cùng biết ơn gia đính, ngƣời thân và bạn bè, những ngƣời
ln bên tôi, quan tâm, động viên, tạo mọi điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian học tập và nghiên cứu để tơi có thể hồn thành nhiệm vụ đƣợc giao.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

NCS. Phạm Thị Thúy Hoài

iii


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan:
Đây là cơng trính nghiên cứu của tôi và một số kết quả cùng cộng tác với
các cộng sự khác;
Các số liệu và kết quả trình bày trong luận án là trung thực, một phần đã
đƣợc cơng bố trên các tạp chí khoa học chun ngành với sự đồng ý và cho phép
của các đồng tác giả;
Phần cịn lại chƣa đƣợc ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Hà Nội, ngày

tháng


năm 2020

Tác giả

NCS. Phạm Thị Thúy Hoài

iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................

i

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................

ii

MỤC LỤC ............................................................................................................. iii
DANH MỤC VIẾT TẮT .....................................................................................

vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................. viii
DANH MỤC HÌNH ..............................................................................................

ix

MỞ ĐẦU ...............................................................................................................


1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................

4

1.1.

TỔNG QUAN VỀ HỒ TIÊU ......................................................................

4

1.1.1. Cây hồ tiêu ..................................................................................................

4

1.1.2. Tính hính sản xuất và tiêu thụ trên thế giới.................................................

5

1.1.3. Tính hính sản xuất và tiêu thụ ở Việt Nam..................................................

6

1.1.4. Một số bệnh hại chính trên cây hồ tiêu .......................................................

8

1.1.5. Vi sinh vật đối kháng nấm bệnh trên cây hồ tiêu ........................................ 14

1.2.

VAI TRÒ CỦA CÁC VI SINH VẬT TRONG ĐẤT TRỒNG HỒ TIÊU . 20

1.3.

ĐÁNH GIÁ KHU HỆ VI SINH VẬT BẰNG KỸ THUẬT
METAGENOMICS ................................................................................................. 25

1.4.

TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CÁC CHẾ PHẨM VI SINH VẬT TRONG ..
PHÒNG TRỪ BỆNH TRÊN HỒ TIÊU...................................................... 27

CHƢƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 30
2.1.

VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU ....................................................................... 30

2.1.1. Vật liệu phân tìch metagenome trong đất vùng rễ cây hồ tiêu khu vực bị...
bệnh và không bị bệnh ................................................................................ 30
2.1.2. Vật liệu tạo nguồn gene vi sinh vật phục vụ nghiên cứu ........................... 31

2.1.3. Vật liệu nghiên cứu hồn thiện quy trình cơng nghệ lên men các chủng
vi sinh vật nghiên cứu ................................................................................ 32
v


2.1.4. Vật liệu bố trí thí nghiệm xây dựng mơ hình sử dụng sản phẩm nghiên
cứu trên đất trồng hồ tiêu ........................................................................... 33

2.2.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 32

2.2.1. Phƣơng pháp phân tìch metagenome trong đất vùng rễ cây hồ tiêu khu….
vực bị bệnh và không bị bệnh ..................................................................... 32
2.2.2. Phƣơng pháp tạo nguồn gene vi sinh vật phục vụ nghiên cứu .................... 35
2.2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu hoàn thiện quy trính cơng nghệ lên men các
chủng vi sinh vật nghiên cứu....................................................................... 41
2.2.4. Phƣơng pháp bố trì thì nghiệm xây dựng mơ hính sử dụng sản phẩm
nghiên cứu trên đất trồng hồ tiêu ................................................................ 42
2.2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu ........................................................................... 44
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................... 45
3.1.

PHÂN TÍCH METAGENOME TRONG ĐẤT VÙNG RỄ HỒ TIÊU .....
KHU VỰC BỊ BỆNH VÀ KHÔNG BỊ BỆNH TẠI ĐĂK LĂK ................ 45

3.1.1. Tạo cơ sở dữ liệu 18S rRNA metagenome từ mẫu đất ............................... 45
3.1.2. Thành phần và tỷ lệ eukaryote (sinh vật nhân chuẩn) trong hai mẫu đất
trồng hồ tiêu ................................................................................................ 47
3.1.3. Thành phần vi nấm trong đất trồng tiêu ...................................................... 47
3.1.4. Thành phần loài đƣợc phân loại trong giới phụ Stramenopiles có trong
đất trồng tiêu................................................................................................ 58
3.1.5. Một số nấm gây bệnh và nấm đối kháng với nấm gây bệnh hồ tiêu trong
hai mẫu đất nghiên cứu ............................................................................... 64
3.2.

PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN VI SINH VẬT PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU
SẢN XUẤT CHẾ PHẨM VI SINH VẬT .................................................. 65


3.2.1. Phân lập và tuyển chọn các chủng vi sinh vật đối kháng từ vùng sinh
thái ở Đắk Lắk ............................................................................................. 65
3.2.2. Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử định danh các chủng vi sinh vật
có hoạt tình cao đƣợc tuyển chọn làm chế phẩm vi sinh vật ...................... 69
3.3.

NGHIÊN CỨU HỒN THIỆN QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHẾ
vi


PHẨM VI SINH VẬT GỐC ....................................................................... 75
3.3.1. Xác định thời gian bảo quản ....................................................................... 77
3.3.2. Đánh giá độ an toàn của sản phẩm .............................................................. 78
3.4.

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI CÂY HỒ TIÊU
VÙNG TÂY NGUYÊN CỦA CHẾ PHẨM VI SINH VẬT BẢN ĐỊA .... 79

3.4.1. Hiệu quả phân POLYFA-TN3 đối với hồ tiêu ............................................ 79
3.4.2. Đánh giá hiệu quả phân POLYFA-TN3 đối với hồ tiêu trên quy
mô 1ha ......................................................................................................... 83
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................... 86
4.1.

PHÂN TÍCH METAGENOME TRONG ĐẤT VÙNG RỄ HỒ TIÊU KHU
VỰC BỊ BỆNH VÀ KHÔNG BỊ BỆNH TẠI ĐĂK LĂK ......................... 86

4.2.


TẠO NGUỒN GENE VI SINH VẬT PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU
QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHẾ PHẨM VI SINH VẬT ........................... 95

4.3.

NGHIÊN CỨU HỒN THIỆN QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHẾ
PHẨM VI SINH VẬT GỐC ....................................................................... 96

4.4.

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI CÂY HỒ TIÊU
CỦA CHẾ PHẨM VI SINH VẬT BẢN ĐỊA ............................................ 98

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 103
NHỮNG CÔNG TRÌNH CƠNG BỐ TRONG THỜI GIAN
THỰC HIỆN LUẬN ÁN...................................................................................... 105
TĨM TẮT LUẬN ÁN BẰNG TIẾNG ANH......................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 112
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC VIẾT TẮT
EDTA

Ethylenediaminetetraacetic acid

IAA


Indole-3-acetic acid

BVTV

Bảo vệ thực vật

CT

Công thức

Ctv

Cộng tác viên

Cs

Cộng sự

D1

Đất bị bệnh

D2

Đất không bị bệnh

Đ/c

Đối chứng


HCN

Hydrogene cyanide

IMOs

Indigenous Microorganisms

IPC

International Pepper Community

HCBVTV

Hóa chất bảo vệ thực vật

MIC

Minimal inhibitory concentration

MTC

Maximal tolerance concentration

Nấm AM

Arbuscular mycorrhizal fungus

Ops


Organophosphates

OPH

Organophosphorus hydrolase

OUT

Operational Taxonomic Units (Đơn vị phân loại)

PIMG

Percent inhibition of mycelial growth

PL

Phụ lục

SAR

systemic acquiredresistance

SDS

Sodium dodecyl sulfate

VSV

Vi sinh vật


Tag

Đơn vị gene đƣợc xác định hay nhãn xác định trình tự biểu hiện

Trp

Tryptophan

viii


WASI

The Western Highlands Agro-Forestry Scientific and Technical
Institute

VPA

The Vietnam Pepper Association

ix


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1

Bệnh và sâu hại chủ yếu trên hồ tiêu ở Việt Nam ............................ 10

Bảng 1.2


Một số vi sinh vật đối kháng bệnh hại hồ tiêu ................................. 30

Bảng 2.1

Cặp mồi sử dụng cho PCR khuếch đại gene 16S rRNA vi khuẩn ... 37

Bảng 2.2

Thành phần PCR khuếch đại gene 16S rRNA ................................. 38

Bảng 2.3

Bố trí thí nghiệm thử độc tính cấp.................................................... 41

Bảng 3.1

Thành phần và tỷ lệ (%) các chi nấm chiếm ƣu thế so với
Eukaryote tổng số trong hai mẫu đất vƣờn tiêu tại Đăk Lăk ........... 50

Bảng 3.2

Thành phần và tỷ lệ (%) các loài nấm so với Eukaryote tổng số
trong hai mẫu đất vƣờn tiêu tại Đăk Lăk.......................................... 55

Bảng 3.3

Thành phần và tỷ lệ (%) các chi Stramenopiles chiếm ƣu thế so với
Eukaryote tổng số trong hai mẫu đất vƣờn tiêu tại Đăk Lăk ........... 57


Bảng 3.4

Thành phần và tỷ lệ (%) các loài thuộc giới phụ Stramenopiles
xác định đƣợc trong hai mẫu đất tiêu ............................................... 58

Bảng 3.5

Thành phần và tỷ lệ (%) các loài thuộc giới phụ Stramenopiles xác
định đƣợc chỉ có trong mẫu D1và khơng bị bệnh ............................ 62

Bảng 3.6

Hoạt tình đối kháng nấm bệnh của các chủng vi khuẩn phân lập .... 66

Bảng 3.7

Hoạt tình đối kháng nấm bệnh của các chủng xạ khuẩn phân lập ... 67

Bảng 3.8

Hoạt tình đối kháng nấm bệnh của các chủng vi nấm phân lập ....... 68

Bảng 3.9

Hoạt tính sinh học của các chủng sử dụng sản xuất chế phẩm ........ 72

Bảng 3.10

Xác định tình đối kháng giữa các chủng vi sinh vật tuyển chọn...... 73


Bảng 3.11

Mật độ các chủng vi sinh vật theo thời gian bảo quản (CFU/g) ...... 76

Bảng 3.12

Hoạt tính sinh học của chế phẩm vi sinh vật theo thời gian bảo quản . 76

Bảng 3.13

Tỷ lệ các bệnh chủ yếu trên vƣờn hồ tiêu trong thời gian
thí nghiệm (%) .................................................................................. 78

Bảng 3.14

Một số chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất hồ tiêu ................ 80

Bảng 3.15

Tác động của POLYFA-TN3 tới năng suất và trọng lƣợng hồ tiêu . 81

Bảng 3.16

Tác động của POLYFA-TN3 tới tỷ lệ các bệnh chính trên hồ tiêu . 82

Bảng 3.17

Hiệu quả kinh tế khi bón phân POLYFA-TN3 cho hồ tiêu ............. 83

x



DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ

Hình 1.1

Vƣờn hồ tiêu ....................................................................................

Hình 1.2

Hồ tiêu và các đối tƣợng gây hại trên tiêu ....................................... 10

Hình 1.3

Hồ tiêu, rễ và lá bị chết nhanh ......................................................... 11

Hình 1.4

Bệnh chết chậm và suy giảm chậm trên hồ tiêu do tác nhân nấm

4

và tuyến trùng gây ra ....................................................................... 13
Hình 1.5

Triệu chứng lá bị bệnh thán thƣ ...................................................... 14

Hình 2.1

Sơ đồ quy trình sử dụng các cơng cụ tin sinh học trong phân tích

metagenome của các mẫu đất nghiên cứu ........................................ 34

Hình 3.1

Kết quả điện di ADN tổng số tách chiết từ hai mẫu đất nghiên cứu.
Mẫu đƣợc điện di với thể tích 5l trong thời gian 30 phút ở điện
thế 100V ........................................................................................... 45

Hình 3.2

Phân tích thống kê các tag và số lƣợng OTUs của hai mẫu đất
phân tích ........................................................................................... 46

Hình 3.3

Biểu đồ Krona biểu thị thành phần và tỷ lệ các giới sinh vật trong
mẫu đất trồng hồ tiêu bị bệnh tại Đăk Lăk (mẫu D1) ..................... 48

Hình 3.4

Biểu đồ Krona biểu thị thành phần và tỷ lệ các giới sinh vật trong
mẫu đất trồng hồ tiêu khơng bị bệnh tại Tây ngun (mẫu D2) ...... 49

Hình 3.5

Thành phần và tỷ lệ các ngành so với tổng số vi nấm trong mẫu đất
vƣờn tiêu bị bệnh và khơng bị bệnh ................................................. 50

Hình 3.8


Thành phần và tỷ lệ một số chi nấm gây bệnh hồ tiêu phổ biến
trong hai mẫu đất nghiên cứu ........................................................... 64

Hình 3.7

Tỷ lệ chi nấm Penicillium so với Eukaryote tổng số ....................... 65

Hình 3.8

Hình ảnh đối kháng của chủng CM5crk đối với Pythium splendens 68

Hình 3.9

Điện di đồ sản phẩm PCR của các chủng vi sinh vật tuyển chọn .... 70

Hình 3.10

Hình ảnh chủng N1CS1trk: (a) khuẩn lạc trên môi trƣờng Czapek-Dox

ở 20 oC/ 48 giờ; (b, c) cơ quan sinh bào ................................................................. 71
Hình 3.11

Khả năng đối kháng giữa các chủng vi khuẩn lựa chọn làm
xi


chế phẩm........................................................................................... 74
Hình 3.12

Sơ đồ tổng quát quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh vật gốc…….. 77


xii


1

MỞ ĐẦU
Tây Nguyên có gần 2 triệu ha đất bazan màu mỡ, chiếm đến 60 % đất bazan
của cả nƣớc, rất phù hợp với những cây công nghiệp nhƣ cà phê, ca cao, hồ
tiêu, dâu tằm, chè. Hồ tiêu là một trong những cây công nghiệp quan trọng ở Tây
Nguyên. Theo số liệu của Bộ nông nghiệp và phát triển nơng thơn, năm 2019, cả
nƣớc hiện có gần 145.447 ha hồ tiêu. Diện tích hồ tiêu ở Tây Nguyên chiếm hơn 1/2
diện tích hồ tiêu của cả nƣớc.
Tây Nguyên nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đặc trƣng
khí hậu nóng ẩm, lƣợng mƣa hàng năm lớn tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh
vật, điển hình là nấm gây hại trên cây trồng gây ra tổn thất lớn cho sản xuất nông
nghiệp. Mỗi năm chi phí trong việc phịng, trừ bệnh trên cây hồ tiêu là rất cao, mà
phần lớn là sử dụng thuốc hố học. Trên thực tế, phƣơng pháp này có hiệu quả tức
thời nhƣng nếu sử dụng lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng thối hố đất và kháng thuốc
của các nguồn bệnh. Việc sử dụng thuốc hóa học trong nơng nghiệp trong đó có
thuốc trừ nấm ngày càng nhiều gây ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng và làm giảm
chất lƣợng sản phẩm khi dƣ lƣợng thuốc cao.
Ngoài ra, đất đai bạc màu làm chết các sinh vật có ìch, làm tăng khả năng
kháng thuốc của sinh vật gây hại, kết quả là việc sản xuất nơng nghiệp rơi vào tính
trạng khó khăn. Tại khu vực Tây Nguyên, tỷ lệ hồ tiêu bị bệnh thối rễ rất cao, tác
nhân chính bao gồm Fusarium oxysporum, Fusarium solani, Rhizoctonia solani,
Phytophthora sp.và một số tác nhân gây hại khác.
Tây Nguyên từ lâu đƣợc xem là mỏ “vàng đen” của Việt Nam, “vàng đen” đã
từng giúp rất nhiều nông dân trở thành tỷ phú. Nhƣng hiện nay, ngƣời trồng tiêu
đang gặp khó khăn nghiêm trọng về tài chính. Nguyên nhân do hàng loạt rẫy tiêu bị

dịch bệnh chết cây, héo rũ phủ kín. Diên tích hồ tiêu tăng nhanh, ngƣời nông dân
sản xuất hồ tiêu theo kiểu tận thu, áp dụng nhiều biện pháp canh tác miễn sao đạt
đƣợc mục đìch năng suất cao dẫn đến tình trạng bệnh càng hại nặng. Hiện nay, chế
phẩm sinh học cũng đã đƣợc sử dụng khá phổ biến nhƣng vẫn không khống chế
đƣợc bệnh hiệu quả.


2
Trên cây hồ tiêu, nấm là tác nhân gây bệnh phổ biến nhất; là nguyên nhân chính
làm cho cây hồ tiêu bị chết. Tuyến trùng cũng là một đối tƣợng gây hại trên cây hồ
tiêu, chúng gây ra vết thƣơng, hính thành các nốt sần trên rễ hồ tiêu, làm suy yếu
cây và tạo điều kiện cho các vi sinh vật khác xâm nhập và gây hại, chủ yếu là nấm
gây hại. Vì vậy, trong khn khổ nghiên cứu của luận án, tác giả chỉ tập trung vào 3
chủng nấm gây bệnh trên rễ hồ tiêu Fusarium oxysporum; Rhizoctonia solani;
Pythium splendens. Ngoài ra, cần phải nghiên cứu vi sinh vật hữu ích tại vùng bản
địa và đƣa ra quy trình sử dụng chế phẩm vi sinh vật bản địa nhằm tăng cƣờng khả
năng phịng chống bệnh, cải thiện mơi trƣờng, tăng năng suất cho hồ tiêu vùng Tây
Nguyên phù hợp.
Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu và sử dụng chế phẩm vi sinh vật bản địa
đối kháng với một số nấm gây hại rễ cây hồ tiêu tại Đăk Lắk” sử dụng kỹ thuật
metagenomics phân tích đầy đủ hơn về tác nhân chính gây bệnh hồ tiêu và ứng
dụng sản xuất chế phẩm vi sinh từ vi sinh vật bản địa khu vực nghiên cứu để phòng
trừ nấm bệnh hại rễ, tăng năng suất, tạo ra sản phẩm sạch, an tồn, có tiêu chuẩn
chất lƣợng đáp ứng nhu cầu trong nƣớc và xuất khẩu, qua đó góp phần phát triển
kinh tế xã hội một cách bền vững.
Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định đƣợc tác nhân chính gây bệnh trên cây hồ tiêu dựa vào cơ sở dữ
liệu của gene 18s RNA metagenome tách chiết từ đất hồ tiêu bị bệnh và không bị
bệnh.
- Phân lập và tuyển chọn đƣợc các chủng vi sinh vật bản địa có khả năng ức

chế các tác nhân gây bệnh trên cây hồ tiêu.
- Sản xuất 01 chế phẩm dựa trên các vi sinh vật bản địa đã đƣợc tuyển chọn
có khả năng đối kháng với một số bệnh hại rễ trên cây hồ tiêu và xây dựng mơ hình
thử nghiệm.
Nội dung luận án
- Đánh giá quần thể eukaryote đất vùng rễ hồ tiêu khu vực bị bệnh và không
bị bệnh tại Đăk Lắk.
- Phân lập và tuyển chọn các chủng vi sinh vật bản địa để phòng chống một


3
số tác nhân gây bệnh rễ trên cây hồ tiêu.
- Đánh giá khả năng phòng trừ bệnh hại rễ cây hồ tiêu tại Đăk Lắk của chế
phẩm vi sinh vật bản địa kháng nấm bệnh.
Những đóng góp mới của luận án
- Bằng kỹ thuật metagenomic đã đánh giá đƣợc sự đa dạng của vi nấm và
giới phụ Stramenopiles ở đất trồng vùng rễ cây hồ tiêu tại Đăk Lắk.
- Phân lập và tuyển chọn đƣợc một số chủng vi sinh vật bản địa hữu ích
kháng một số nấm gây bệnh cây hồ tiêu.
- Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm Polyfa – TN3 đối với cây hồ
tiêu.


4

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN VỀ HỒ TIÊU
1.1.1. Cây hồ tiêu
Hồ tiêu còn gọi là tiêu ăn, cổ nguyệt, hắc cổ nguyệt, bạch cổ nguyệt (danh
pháp khoa học: Piper nigrum L.) là một loài cây leo có hoa thuộc họ Piperaceae,

trồng chủ yếu để lấy quả và hạt, thƣờng dùng làm gia vị dƣới dạng khô hoặc tƣơi.
Hoa hồ tiêu là quốc hoa của đất nƣớc Liberia.
Hồ tiêu là một loại dây leo, thân dài, nhẵn không mang lông, bám vào các
cây khác bằng rễ. Thân mọc cuốn, mang lá mọc cách. Lá giống nhƣ lá trầu khơng,
nhƣng dài và thn hơn. Có hai loại nhánh: một loại nhánh mang quả, và một loại
nhánh dinh dƣỡng, cả hai loại nhánh đều xuất phát từ kẽ lá. Mọc đối xứng với lá là
một cụm hoa hính đi sóc, khi chín, rụng cả chùm. Quả hình cầu nhỏ, chừng 20-30
quả trên một chùm, lúc đầu màu xanh lục, sau có màu vàng, khi chìn có màu đỏ. Từ
quả này có thể thu hoạch đƣợc hồ tiêu trắng, hồ tiêu đỏ, hồ tiêu xanh và hồ tiêu đen.
Đốt hồ tiêu rất dịn, khi vận chuyển nếu khơng cận thận thì cây có thể chết. Quả có
một hạt duy nhất (Lê Đức Niệm, 2001).

Hình 1.1. Vƣờn hồ tiêu
Thành phần hoá học của hồ tiêu rất giàu vitamin C, thậm chì cịn nhiều hơn
cả cà chua. Cứ 4,28 g hạt tiêu sẽ cung cấp 10,88 calorie; 0,88 mg vitamin C; 0,24
mg mangan; 1,24 mg sắt,... Trong tiêu có 1,2-2 % tinh dầu, 5-9 % piperin và 2,26 % chanvixin. Piperin và chanvixin là hai loại ankaloid làm cho tiêu có vị cay hắc.


5
Ngồi ra, trong tiêu cịn có 8 % chất béo, 36 % tinh bột và 4 % tro (Đỗ Tất Lợi,
2006).
Tiêu thƣờng đƣợc dùng làm gia vị. Tiêu thơm, cay nồng và kìch thìch tiêu
hố, có tác dụng chữa một số bệnh. Hạt tiêu cũng rất giàu chất chống oxy hóa, có
betacarotene, giúp tăng cƣờng hệ miễn dịch và ngăn ngừa sự hủy hoại các tế bào,
gây ra các căn bệnh ung thƣ và tim mạch (Đỗ Tất Lợi, 2006).
1.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ trên thế giới
Theo thống kê của FAO, hồ tiêu đƣợc sản xuất khắp thế giới bắt đầu từ thế kỷ 19 và
hiện nay có khoảng 70 quốc gia trồng tiêu. Các nƣớc sản xuất nhiều tiêu nhất thế
giới là Việt Nam, Ấn Độ, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Brazil, Madagasca,
Srilanka (tài liệu tổng hợp cứ IPC năm 2016 của Viện Khoa học kỹ thuật nông

nghiệp Việt Nam), (IPC – Hiệp hội hồ tiêu quốc tế).
Năm 1959, tồn thế giới có khoảng 64.600 tấn tiêu hạt thí đến năm 2016 sản
lƣợng tiêu hạt đã tăng lên đến là 386.000 tấn, năm 2017 là 458.500 tấn, năm 2019
tăng 8,27% so với năm 2018 đạt 602 ngàn tấn. Việt Nam tiếp tục giữ vững vị trí dẫn
đầu về sản lƣợng sản xuất, với 250.000 tấn và xuất khẩu dự kiến 235 ngàn tấn.
Brasil đƣợc dự kiến sẽ trở thành quốc gia sản xuất hồ tiêu lớn thứ hai xếp sau
Việt Nam. Năm 2019, sản lƣợng của Brasil dự kiến sẽ đạt 67.000 tấn, bao gồm
64.000 tấn hạt tiêu đen và 3.000 tấn hạt tiêu trắng. Tƣơng tự nhƣ Việt Nam, sản
lƣợng của Brasil cũng dự kiến sẽ giảm so với ƣớc tình của năm trƣớc. Ƣớc tình sản
lƣợng sụt giảm ví Brasil có một số vƣờn tiêu đã già cỗi trong khi những vƣờn trồng
mới chƣa cho sản lƣợng (VITIC/financialexpress - 2020).
Indonesia đƣợc dự kiến sẽ chiếm vị trì thứ ba sau Việt Nam và Brasil trong
sản xuất hồ tiêu. Năm 2019, Indonesia dự kiến sẽ sản xuất 25.000 tấn hạt tiêu đen
và 40.000 tấn hạt tiêu trắng. So với ƣớc tình của năm trƣớc, sản lƣợng của
Indonesia năm 2019 cũng đƣợc dự báo giảm. Nguyên nhân sụt giảm sản lƣợng là do
nhiều vƣờn ở các vùng trồng hồ tiêu chình hiện trong tính trạng thiếu đầu tƣ chăm
sóc. Nơng dân Indonesia khơng cịn háo hức trong việc duy trí trang trại hồ tiêu do
giá thấp kéo dài trong mấy năm vừa qua.


6
Sản lƣợng hồ tiêu Ấn Độ cũng đƣợc dự kiến giảm so với ƣớc tình của năm
trƣớc. Năm 2019, Ấn Độ dự kiến sẽ sản xuất 45.500 tấn hạt tiêu đen và 1.500 tấn
hạt tiêu trắng. Nguyên nhân sụt giảm sản lƣợng là do nhiều trang trại ở các vùng
trồng hồ tiêu chình của bang Kerala bị hƣ hại do đợt lũ lụt hồi giữa tháng 8. Nhiều
vƣờn tiêu ở Kerala đã bị lũ lụt cuốn trôi và năng suất sụt giảm cịn do thời tiết
khơng thuận lợi. Điều kiện thời tiết ẩm ƣớt sau lũ lụt đã kéo theo sự xuất hiện của
các loại nấm bệnh gây hại trên cây hồ tiêu. Sản lƣợng hạt tiêu của Trung Quốc ƣớc
tình đạt 33.000 tấn bao gồm 1.000 tấn hạt tiêu đen và 32.000 tấn hạt tiêu trắng. Do
đó, ghi nhận mức giảm 6% trong tổng sản lƣợng năm nay so với năm trƣớc. Năm

2019, sản lƣợng hạt tiêu đen ở Sri Lanka sẽ đạt 26.000 tấn và sản lƣợng hạt tiêu
trắng ƣớc tình đạt 700 tấn, do đó, tổng sản lƣợng năm nay dự kiến đạt 26.700 tấn,
ghi nhận mức tăng 44% so với ƣớc tình của năm 2018. Sản lƣợng hồ tiêu ở
Malaysia dự kiến sẽ tăng so với năm trƣớc. Năm 2019, Malaysia dự kiến sẽ sản xuất
17.872 tấn hạt tiêu đen và 6.128 tấn hạt tiêu trắng, do đó tổng sản lƣợng hồ tiêu ƣớc
tình là 24.000 tấn. Một số vùng sản xuất hồ tiêu ở Malaysia đang - thời kỳ cho
năng suất cao nên sản lƣợng của Malaysia đã tăng nhẹ trong năm nay (Vinanet,
2019, 2020).
Về xuất khẩu hồ tiêu năm 2019, Việt Nam tiếp tục dẫn đầu toàn cầu với dự
báo sẽ xuất khẩu đạt 215.000 tấn. Xuất khẩu của Việt Nam sẽ lớn hơn sản lƣợng do
Việt Nam còn lƣợng tồn kho khá đáng kể của năm trƣớc. Xếp tiếp sau Việt Nam là
Brasil với 57.600 tấn, tiếp theo là Indonesia với 37.000 tấn. Lần lƣợt xếp sau đó là
Sri Lanka với 20.200 tấn, Ấn Độ với 17.000 tấn, Malaysia với 14.000 tấn và Trung
Quốc 1.000 tấn. (Vinanet, 2019).
1.1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ở Việt Nam
Nhín chung, hồ tiêu đƣợc trồng chủ yếu trên vùng đất đỏ bazan, có độ phí cao. Một
số diện tìch tiêu cũng đƣợc canh tác trên đất xám. Tiêu Việt Nam hiện nay đƣợc
trồng chủ yếu ở các tỉnh Đông Nam Bộ, tập trung nhiều nhất ở hai tỉnh Bính Phƣớc
và Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai, chủ yếu trên nền đất đỏ. Vùng trồng tiêu tập
trung thứ hai là Tây Nguyên, phân bổ chủ yếu ở hai tỉnh Đăk Lăk và Gia Lai. Hiện


7
nay, tổng diện tìch hồ tiêu cả nƣớc là 145.447 ha, giảm khoảng 4.000 ha so với năm
2018; năng suất 25.5 tạ/ha, tăng 1,2 tạ/ha và sản lƣợng khoảng 300 ngàn tấn, tăng
45 ngàn tấn so với năm 2018. Năm 2019, diện tìch tiêu bắt đầu giảm ở một số nƣớc
nhƣ Sri Lanka, Indonesia và cả Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang tập trung nâng
cao chất lƣợng hơn là số lƣợng, trong nơng dân đang có hƣớng đến giảm sử dụng
phân bón, thuốc trừ sâu hóa học, tăng sử dụng các chế phẩm sinh học, và cố gắng
phát triển các trang trại tiêu hữu cơ có chứng nhận an tồn thực phẩm và bảo vệ mơi

trƣờng (VPA - Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, báo cáo năm 2018, 2019).
Về chất lƣợng hồ tiêu, nổi tiếng nhất là vùng tiêu Quảng Trị, có chất lƣợng
tiêu cao (thơm, cay) và diện tìch khá tập trung ở khu vực đất đỏ Cam Lộ. Tiêu Phú
Quốc đã nổi tiếng từ lâu đời ví chất lƣợng tuyệt hảo. Tuy nhiên, diện tìch ngày càng
giảm dần do giá hồ tiêu xuống quá thấp năm 2017 giá hồ tiêu là 70.000 đ – 80.000
đ/kg; năm 2018, mức giá giảm xuống còn 55.000 đ – 60.000 đ/kg và năm 2019 giá
hồ tiêu tiếp tục giảm chỉ còn 41.500 đ – 45.000 đ/kg. lợi nhuận ìt ỏi trong các năm
xuất khẩu khó khăn, giá thấp. Một lý do khác là quy hoạch phát triển thiên về du
lịch nghỉ dƣỡng, do đó nơng dân khơng cịn khả năng duy trí vƣờn tiêu khi giá đất
lên cao (Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, 2019).
Hiện nay, do hậu quả của biến đổi khì hậu tồn cầu, cây hồ tiêu sinh trƣởng
và phát triển trong điều kiện thời tiết khì hậu bất thƣờng dẫn đến ngành sản xuất hồ
tiêu chịu nhiều rủi ro. Cây hồ tiêu lại là cây vô cùng mẫn cảm với thời tiết, đăc biệt
là mƣa trái mùa và nắng hạn nên đầu năm nay Việt Nam đã hứng chịu vài trận mƣa
trái vụ, sâu bệnh tại một số đia phƣơng làm cho cây chết lụi hàng loạt, cảnh báo một
mùa sản xuất hồ tiêu tiếp theo gặp nhiều khó khăn.
Do vậy, tại Việt Nam thời điểm này giá giảm mạnh và xuống dốc chỉ mang
tình tạm thời. Những hộ nơng dân khơng có nguồn lực tài chình mới phải bán mạnh
ngay khi thu hoạch. Nhín trên tổng lƣợng cung - cầu tồn thế giới 2018 – 2019 có
thể thấy giá hồ tiêu giảm rất nhiều so với những năm trƣớc.
Chất lƣợng hạt tiêu xuất khẩu sẽ là yếu tố quan trọng nhất tác động đến
thƣơng mại hồ tiêu của Việt Nam trong năm 2019. Việc quản lý chất lƣợng hạt tiêu


8
nguyên liệu từ các vùng sản xuất cũng là điều khó khăn nhất ngành hồ tiêu phải
vƣợt qua để duy trí kim ngạch xuất khẩu. Nhu cầu tiêu dùng loại gia vị này trên thị
trƣờng thế giới vẫn tăng nhƣng phần lớn thị trƣờng thế giới không chấp nhận mua
hạt tiêu không đạt yêu cầu chất lƣợng. Thị trƣờng thế giới không chấp nhận tồn dƣ
thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong nông phẩm.

Vấn đề này không mới nhƣng năm 2019 sẽ đƣợc tập trung soi xét cẩn trọng
hơn nhiều lần, đặc biệt ở các thị trƣờng mà hạt tiêu Việt Nam đang chiếm thị phần
tốt là Mỹ và Châu Âu. Đơn cử là vấn đề dƣ lƣợng hoá chất Metalaxyl trên hạt tiêu
nhập khẩu vào Châu Âu (Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, 2019)
Tại thị trƣờng Mỹ, nơi mà vài năm trở lại đây có tới trên 40.000 tấn hạt tiêu
đƣợc nhập từ Việt Nam, chiếm 24 % tổng sản lƣợng hồ tiêu xuất khẩu của Việt
Nam, tƣơng đƣơng Châu Âu, cũng đang chuẩn bị ban hành hàng loạt qui định mới
về yêu cầu chất lƣợng nông sản nhập khẩu trong đó có hạt tiêu.
Chất lƣợng là vấn đề sống còn của ngành hồ tiêu Việt Nam trong thời gian
tới nhƣng quản lý chất lƣợng ở các vùng sản xuất hồ tiêu thế nào để đáp ứng yêu
cầu thị trƣờng xuất khẩu vẫn là câu hỏi trăn trở. Chỉ khi nào đa số nông dân trồng
tiêu nhận ra đƣợc tình nghiêm trọng của vấn đề canh tác kém chất lƣợng, từ đó thay
đổi hành vi, canh tác theo GAP, canh tác hữu cơ thí chất lƣợng hạt tiêu mới đảm
bảo, xuất khẩu hồ tiêu mới bền vững.
1.1.4. Một số bệnh hại chính trên cây hồ tiêu
Thành phần của các loài gây hại trên hồ tiêu tƣơng tự nhau ở các khu vực
trồng tiêu chính trên thế giới (Duarte và cộng sự, 2002; Kularatne, 2002;). Theo
Kularatne (2002), các bệnh quan trọng nhất trên hồ tiêu gồm bệnh chết nhanh do
Phytophthora, bệnh chết chậm do Fusarium, và bệnh khảm lá nhỏ do CMV
(cucumber mosaic virus) ở Malaysia. Tổng hợp tình hình thiệt hại do dịch bệnh ở
16 tỉnh có trồng hồ tiêu, theo đánh giá của Cục Bảo vệ Thực vật, trên hồ tiêu có 17
loại bệnh gây hại, trong đó bệnh: chết chậm, chết nhanh, thán thƣ, cháy đen lá, mốc
hồng, tuyến trùng, virus gây hại nặng và khá phổ biến ở nhiều vùng. Các bệnh khác


9
nhƣ nấm mạng nhện, tảo đỏ, rụng gié, chết thân, thối rễ do vi khuẩn, khô vằn là
những bệnh tuy có xuất hiện nhƣng tác hại khơng lớn.

Cơn trùng gây hại tiêu


Bệnh hại tiêu
Hình 1.2. Hồ tiêu và các đối tƣợng gây hại trên tiêu
(Nguồn: />Khảo sát và báo cáo nghiên cứu trong 25 năm qua cho thấy, sâu bệnh gây hại
trên hồ tiêu, đặc biệt là bệnh vàng lá, thối rễ là vấn đề chính mà ngành sản xuất tiêu
bền vững tại Việt Nam đang ƣu tiên hàng đầu để giải quyết (Nguyễn Tăng Tôn,
năm 2005; Cục Bảo vệ thực vật năm 2007). Các loại sâu bệnh gây hại chủ yếu trên
cây hồ tiêu ở Việt Nam đƣợc thể hiện trong Bảng 1.1.
Bệnh chết nhanh (Quick wilt, Phytophthora foot rot) do Phytophthora capsici
gây ra đƣợc coi là bệnh hại nặng nhất trên hồ tiêu (Hính 1.4), hàng năm làm giảm


10
năng suất tiêu 5-10 % (Keuh, 1990) và lên đến 95 % ở một số hộ trồng tiêu. Ở Việt
Nam, bệnh xảy ra với mức độ cao nhất trong mùa mƣa (tháng 5 -tháng 11).
Bảng 1.1. Bệnh và sâu hại chủ yếu trên hồ tiêu ở Việt Nam
(Nguồn: Nguyễn Tăng Tôn, 2005)

STT

Sâu bệnh hại

Tác nhân gây hại

1

Thối rễ

Phytophthora capsici


2

Suy giảm chậm Meloidogyne incognita,

Bộ phận bị hại

Mức độ
hại

Vùng cổ rễ, rễ

+++

Rễ

+++

Radopholus similis
3

Khảm lá

Piper yellow

Lá, chồi non

+

Vùng cổ rễ


++



+

Mottle virus , Cucumber
Mosaic virus, Tobacco
Mosaic virus, Badna
virus
4

Chết chậm

Rhizoctonia sp.,
Fusarium sp.

5

Đốm lá

6

Bạc lá, than thƣ C. gloeosporioides



++

7


Đốm tảo

Cephaleuros virescens

Lá, cành, trái

++

8

Rệp sáp

Pseudococcus sp.

Lá, cành, trái,thân

++

Diplodia sp.

cổ rễ
Ghi chú: (+++) rất phổ biến; (++) phổ biến; (+) ít

Bệnh chết nhanh
Triệu chứng: đầu tiên nấm xâm nhiễm vào lá phía trên gần mặt đất, sau đó
lan truyền các lá bên cạnh. Con ngƣời sẽ không phát hiện đƣợc bệnh cho đến khi
phần trên của hồ tiêu xuất hiện các triệu chứng của vàng lá, héo rũ cây bị nhiễm



11
bệnh ở cổ rễ sẽ chết héo rất nhanh, lá chuyển sang màu đen, khơ sớm nhƣng cịn
dính lại trên cây.

Hình 1.3. Hồ tiêu, rễ và lá bị chết nhanh do nấm Phytophthora spp.
Ngƣợc lại, nếu cây bị nhiễm từ rễ, lá bị héo vàng, và cây rụng lá từ từ (các
triệu chứng nhƣ trên chỉ diễn ra trong vòng từ 7 – 10 ngày) sau đó hồ tiêu chết rất
nhanh trong vịng vài tuần lễ. (Nguyễn Tăng Tơn, 2005).
Quan sát dấu hiệu cây hồ tiêu bị bệnh khi đƣợc nhổ lên thí thấy tồn bộ rễ bị
thối đen nhất là phần cổ rễ, phần thân sát mặt đất bị thối rã, vỏ cây bong ra, mùi hôi
nhẹ. Một khi đã xuất hiện bệnh sẽ làm cây chết hàng loạt.
Nguyên nhân do Phytophthora spp. gây ra. Tác nhân Phytophthora spp. có
nguồn gốc thủy sinh nên thích hợp sinh trƣởng, phát triển và gây hại trong điều kiện
ẩm ƣớt. Bệnh phát triển, lây lan mạnh trong mùa mƣa, nhiệt độ không khì trên dƣới
30 ºC. Bệnh có thể xâm nhập và gây hại ở tất cả các bộ phận của cây từ thân, lá,
hoa, trái cho đến cổ rễ và rễ (Hồ Ngọc Thành, 1993). Phytophthora spp. gây hiện
tƣợng chết nhanh và phân bố rộng rãi trên thế giới, đặc biệt là vùng Đơng Nam Á,
Châu Á, Châu Úc. Ngồi ra cịn có một số lồi nấm bệnh khác kết hợp gây chết cây
nhƣ Fusarium spp., Rhizoctonia solani (Barbara, 2001).
Bệnh chết chậm (vàng lá, thối rễ)
Bệnh vàng lá hồ tiêu đƣợc xem là bệnh gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng ở
các vùng trồng hồ tiêu trên thế giới, hạn chế khả năng tăng năng suất, sản lƣợng hồ
tiêu do hệ thống rễ hoạt động khơng có hiệu quả khi bệnh vàng lá xuất hiện (De
Waard, 1979; Trần Thị Kim Loang, 2007)


12
Triệu chứng: Bệnh vàng lá biểu hiện lá mất diệp lục, cây cịi cọc và có triệu
chứng thiếu dinh dƣỡng nghiêm trọng. Hồ tiêu sinh trƣởng chậm, lá chuyển sang
màu xanh sang xen kẽ màu vàng, sau đó màu vàng nhạt và dần dần vàng cả lá.

Triệu chứng bệnh tăng thêm khi có sự kết hợp giữa sự nhiễm Fusarium solani,
Fusarium oxysporum, Rhizoctonia sp., Pythium sp. và tuyến trùng Meloidogyne
incognita (Hình 1.5) trong điều kiện khơ hạn và đất nghèo dinh dƣỡng. (Phạm Văn
Biên và cộng sự 1989, 1990; Phan Quốc Sủng, 2000; Vũ Triệu Mân, 2007). Hồ tiêu
bị tuyến trùng hại nặng lúc đầu có hiện tƣợng vàng đều các lá ở nửa dƣới tán lá. Lá
có màu vàng tƣơi và khơng có những vết nâu, đen nhƣ ở bệnh nấm. Dần dần lá
chuyển khô vàng, tán cây ủ rũ, kém phát triển nhƣ khi cây bị hạn hoặc thiếu phân.
(Ngơ Thị Xun, 2002).

Ảnh: Phạm Thị Thúy Hồi, 2006

Hình 1.4. Bệnh chết chậm và suy giảm chậm trên hồ tiêu do tác nhân nấm
và tuyến trùng gây ra
Nguyên nhân gây ra bệnh chết chậm do các nấm F. oxysporum, F. solani,
Rhizoctonia sp.,... và tuyến trùng M. incognita, R. similis kết hợp xâm nhập gây hại.
Vòng đời của tuyến trùng Meloidogyne incognita phát triển qua 5 giai đoạn
chính: Trứng (ấu trùng tuổi 1) - ấu trùng tuổi 2 (ấu trùng cảm nhiệm) - ấu trùng tuổi


13
3 - ấu trùng tuổi 4 – tuyến trùng trƣởng thành. Giai đoạn ấu trùng cảm nhiệm ở
trong đất, còn các giai đoạn khác hình thành và phát triển trong rễ tiêu (Nguyễn Vũ
Thanh, Nguyễn Ngọc Châu, 1995).
Quy luật phát sinh bệnh: Nấm tồn tại hàng năm ở trong đất. Bệnh thƣờng
gây hại nặng vào thời điểm chuyển tiếp giữa mùa mƣa sau mùa khơ. Đất bón thiếu
phân, đất chua, đất bón phân quá sát gốc, cây sinh trƣởng yếu, rễ tiêu bị đứt nhiều
trong q trính chăm sóc hồ tiêu thì bệnh gia tăng bùng phát. Đất có thành phần cơ
giới nặng, dí chặt, độ pH q thấp, có nhiều tuyến trùng, rệp sáp gây hại nhiều càng
làm bệnh nấm gốc rễ hại nặng.
Bệnh thán thư

Triệu chứng bệnh: bệnh gây hại chủ yếu trên lá. Trên lá xuất hiện những
đốm lớn màu vàng, sau đó chuyển thành màu nâu rồi đậm dần thành màu đen. Khi
vết bệnh già, ở rìa vết bệnh sẽ xuất hiện những quầng sáng màu vàng ngăn cách
phần mô khỏe mạnh và mô đã nhiễm bệnh (Hình 1.5). Bệnh thƣờng xuất hiện quanh
năm nhƣng nhiều nhất là vào mùa mƣa. Bệnh thƣờng gây hại ở đầu lá hoặc mép lá,
sau đó lan rộng dần, làm lá khô đen và rụng. Nếu không xử lý kịp thời, bệnh có thể
lây lan qua gié bơng, gié quả làm bông và quả bị khô đen.
Nguyên nhân: Bệnh do lồi nấm có tên khoa học Colletotrichum
gloeosporioides gây ra, thuộc lớp nấm bất toàn. Bào tử phân sinh tạo ra nhiều trên
các vết bệnh, gặp điều kiện thuận lợi nhất là mƣa, gió, tƣới nƣớc phát tán sang lá và
cây khác.

Hình 1.5. Triệu chứng lá bị bệnh thán thƣ


×