Tải bản đầy đủ (.ppt) (10 trang)

CHUYÊN ĐỀ KỂ CHUYỆN LỚP 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.16 KB, 10 trang )

CHUYÊN ĐỀ DẠY TỐT
PHÂN MÔN KỂ CHUYỆN

LỚP 4
Báo cáo : cô LÊ THỊ HỒNG HẠNH
 
I/LÝ DO THÚC ĐẨY BIỆN PHÁP:

Môn Tiếng Việt bao gồm các phân môn Tập đọc, Chính tả, Tập làm
văn, Luyện từ và câu, Kể chuyện.Trong đó phân môn Kể chuyện từ chương
trình cũ hầu như ít quan tâm, học sinh lại nhút nhát khi đứng trước đám
đông nên thường trong tiết kể chuyện, các em thích nghe kể nhưng sợ phải
kể lại.

Như chúng ta đã biết,quan điểm biên soạn sách giáo khoa tiếng Việt
4 là :Giao tiếp,tích hợp & tích cực hóa HS .Theo chương trình mới, phân
môn Kể chuyện gắn liền với phân môn Tập đọc và Tập làm văn nên dạy tốt
Tập đọc sẽ giúp các em nhớ nội dung những bài Tập đọc là truyện kể, dạy
tốt Tập làm văn sẽ giúp các em nắm được dàn ý của câu truyện kể và ngược
lại, học tốt phân môn Kể chuyện các em sẽ có nhiều ý sáng tạo khi làm văn..
Trên cơ sở đó,cần rèn cho HS các kĩ nămg nói, nghe ,đọc …tạo điều kiện
giao tiếp,tổ chức nhiều hình thức,các hoạt động cho các em…để giúp các
em hình thành những kỹ năng mới về kể chuyện và mở rộng vốn hiểu
biết,góp phần vào việc hình thành nhân cách con người.

Từ những nguyên nhân trên đã thúc đẩy chúng tôi có biện pháp “Dạy 
tốt phân môn Kể chuyện – lớp 4” nhằm giúp các em có thể kể lại một câu
chuyện được nghe, được đọc hoặc được chứng kiến hay tham gia một cách
rành mạch, tự tin và đạt được mục tiêu từng bài học của phân môn kể
chuyện.
II/NỘI DUNG CÁC BIỆN PHÁP:




Nghiên cứu chương trình phân môn Kể chuyện 4,
chúng tôi nhận thấy có những bài dùng để củng cố kỉ năng
kể chuyện đã được hình thành ở lớp dưới, đó là những câu
chuyện được in trong SGK, trình bày bằng tranh kèm lời
giải ngắn gọn, được thầy cô kể cho học sinh nghe và học
sinh kể lại. Kiểu bài này có mục đích chung là rèn kĩ năng
nói và nghe cho học sinh. Nâng cao hơn nữa là những tiết
kể chuyện đã nghe, đã đọc ngoài SGK hoặc kể chuyện được
tham gia, chứng kiến nhằm hình thành kĩ năng kể chuyện
theo cách sáng tạo . Với loại bài này học sinh cần phải sưu
tầm trong sách báo hoặc đời sống hằng ngày những câu
chuyện kể người thật, việc thật. Từ đó, kích thích các em
ham đọc sách, có thói quen quan sát và ghi nhớ. Do đó để
đạt kết quả tốt khi giảng dạy trong môn kể chuyện chúng
tôi áp dụng một số các biện pháp sau:
*  BIỆN PHÁP 1:

- Giáo viên phải nắm được mối tương quan của các phân
môn Tiếng Việt trong chương trình để tạo ra mối liên kết
chặt chẽ .

VD: Môn Tập đọc và Kể chuyện có mối liên quan trong
từng chủ điểm. Ở chủ đề 1 “Thương người như thể thương
thân” thì các bài tập đọc đều có nội dung này và môn kể
chuyện sẽ có tiết kể chuyện về lòng nhân hậu. Do đó, nếu
môn Tập đọc chúng ta giúp các em nắm được nội dung bài
thì ít nhiều các em cũng có thể kể lại các câu chuyện mình
đã học trong bài tập đọc, nhất là những em chậm hơn các

bạn cũng có thể khuyến khích các em kể một đoạn. Bên
cạnh đó, nên động viên các em khá, giỏi kể các câu chuyện
khác ngoài chương trình.

Có kế hoạch để tạo điều kiện cho các em đọc sách trong
lớp 1 tuần ít nhất 2 lần để rèn các em thói quen đọc sách
báo.

Tổ chức học sinh thực hiện yêu cầu bài tập bằng hình thức thích
hợp như sưu tầm tranh ảnh, truyện kể; lập dàn ý trước khi kể
chuyện ; xây dựng cốt truyện ; kể chuyện trong nhóm ; kể chuyện
trước lớp ….

Trong tiết kể chuyện, khi phân nhóm, giáo viên cần sắp xếp sao cho
mỗi nhóm có các bạn khá giỏi kết hợp với các bạn chậm, nhút nhát,
để khi kể chuyện theo nhóm, các bạn khá giỏi mạnh dạn kể trước
rồi động viên các bạn kia kể sau. Giáo viên cần chú ý theo dõi để
khuyến khích các em này và có sự tuyên dương kịp thời nhằm động
viên.

Ngoài ra trong giờ kể chuyện, giáo viên cần chú ý một số biện pháp
dạy học chủ yếu để giúp các em đạt kết quả tốt trong tiết học như:

Sử dụng lời kể của giáo viên làm chỗ tựa cho học sinh kể lại.

Sử dụng tranh minh họa của SGK để gợi mở, hướng dẫn học sinh kể  
từng đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện .

Sử dụng câu hỏi gợi ý hoặc dàn ý để học sinh xây dựng câu chuyện 
được chứng kiến hoặc tham gia.

×