Tải bản đầy đủ (.pdf) (199 trang)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.75 MB, 199 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THANH LOAN

HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO
CHÙA HƢƠNG HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

Hà Nội – 2019


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THANH LOAN

HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO
CHÙA HƢƠNG HIỆN NAY

Ngành: Văn hoá học
Mã số: 9.22.90.40

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN THỊ PHƢƠNG CHÂM


Hà Nội – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án Tiến sĩ: Hành hƣơng Phật giáo chùa
Hƣơng hiện nay là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các trích dẫn, số liệu
và kết quả nêu trong Luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng. Những nội
dung nghiên cứu của luận án chưa từng được ai công bố trong bất cứ công
trình nào khác.

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thanh Loan


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận án Hành hƣơng Phật giáo chùa Hƣơng hiện nay, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Châm – Cô
giáo luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi từ lúc bắt đầu xây dựng đề
cương của luận án và trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới các Thầy/Cô giáo Khoa
Văn hóa học, Học Viện Khoa học xã hội đã luôn góp ý, giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Cán bộ Ban quản lý khu di tích
chùa Hương, Thượng Tọa Thích Minh Hiền, những Sư Tăng Ni trong các
đoàn hành hương ở Hà Nội, Đại Đức Thích Quảng Hiếu và Sư Tăng trụ trì
chùa Tân Hải. Đại diện các Bác, cô, chú là tổ trưởng, người hành hương trong
đoàn hành hương An Lạc và những người làm các loại hình dịch vụ kinh tế tại

chùa Hương đã giúp đỡ, cung cấp thông tin qua những lần điền dã để tôi có ý
tưởng, có kiến thức thực tế để tôi hoàn thành luận án của mình.
Hà nội, ngày tháng năm
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thanh Loan


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU............................................................. 10
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 10
1.1.1. Những nghiên cứu về hành hương và hành hương tôn giáo .............. 10
1.1.2. Những nghiên cứu về hành hương Phật giáo ..................................... 14
1.1.3. Đánh giá về các nghiên cứu đã công bố ........................................... 20
1.2. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 21
1.2.1. Khái niệm ......................................................................................... 21
1.2.2. Hướng tiếp cận cơ sở lý thuyết của luận án ....................................... 28
1.3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ........................................................... 33
1.3.1. Vị trí địa lý và lịch sử hình thành...................................................... 33
1.3.2. Chùa Hương, không gian thiêng cho người hành hương ................... 37
Chƣơng 2: NHẬN DIỆN HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG
HIỆN NAY ...................................................................................................... 46
2.1. Khái quát các đoàn hành hƣơng Phật giáo về chùa Hƣơng hiện nay .... 46
2.2. Đoàn hành hƣơng Phật giáo An Lạc, Hà Nội ......................................... 51
2.2.1. Sự hình thành ................................................................................... 51
2.2.2. Thành phần, năng lực người hành hương trong đoàn An Lạc hiện nay . 60
2.3. Mục đích ngƣời hành hƣơng đến chùa Hƣơng hiện nay ........................ 63
2.3.1. Niềm tin tâm linh .............................................................................. 63

2.3.2. Chiêm bái cảnh quan và học triết lý đạo Phật ................................... 67
Chƣơng 3: HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG: KHÍA
CẠNH KẾT NỐI MẠNG LƢỚI XÃ HỘI ..................................................... 72
3.1. Duy trì và kết nối quan hệ xã hội ............................................................ 72
3.1.1. Duy trì, gắn kết mối quan hệ gia đình ............................................... 72
3.1.2. Mở rộng quan hệ xã hội – tìm kiếm bạn bè, đối tác làm ăn ............... 75
3.2. Hành hƣơng Phật giáo chùa Hƣơng: Sự cộng cảm duy trì mạng lƣới
ngƣời hành hƣơng .......................................................................................... 78


3.2.1. Tính cộng cảm qua quá trình trải nghiệm hành hương ...................... 78
3.2.2. Cộng cảm: yếu tố kết nối và duy trì mạng lưới người hành hương
trong thực hành nghi lễ ............................................................................... 88
Chƣơng 4: HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG: KHÍA
CẠNH KINH TẾ ............................................................................................ 99
4.1. Hành hƣơng Phật giáo chùa Hƣơng và chức năng kinh tế .................... 99
4.1.1. Hành hương Phật giáo: Môi trường phát triển các dịch vụ tâm linh .. 99
4.1.2. Mở rộng môi trường kinh doanh, trao đổi kinh tế của người hành hương ..110
4.2. Hành hƣơng Phật giáo chùa Hƣơng: Hoạt động tiết kiệm kinh tế và
phát triển quỹ công đức thiện nguyện xã hội ...............................................116
4.2.1. Hoạt động tiết kiệm kinh tế cho người hành hương và xã hội ..........116
4.2.2. Hành hương Phật giáo chùa Hương và hoạt động thiện nguyện .......119
4.3. Hành hƣơng Phật giáo chùa Hƣơng: Hoạt động sinh kế cho ngƣời dân ....122
Chƣơng 5: HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
ĐƢƠNG ĐẠI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ............................................125
5.1. Xã hội đƣơng đại và sự nổi lên của những thực hành tôn giáo và
hành hƣơng Phật giáo ...................................................................................125
5.2. Vai trò của hành hƣơng Phật giáo trong xã hội đƣơng đại ..................130
5.2.1. Gắn đạo với đời trong cuộc sống của con người ..............................130
5.2.2. Hành hương Phật giáo đáp ứng niềm tin tôn giáo trong đời sống

người Việt ..................................................................................................133
5.2.3. Hành hương Phật giáo và sự mở rộng mạng lưới quan hệ xã hội .......... 136
5.3. Những vấn đề đặt ra đối với hành hƣơng Phật giáo trong đời sống
đƣơng đại ........................................................................................................141
5.3.1. Vấn đề lợi dụng đời sống tâm linh ...................................................141
5.3.2. Mâu thuẫn giữa các tổ chức tôn giáo, Sư Tăng Ni ............................143
5.3.3. Thị trường dịch vụ tâm linh .............................................................144
KẾT LUẬN ....................................................................................................147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .........................................................151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................152


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1. HN

Hà Nội

2. HCM

Hồ Chí Minh

3. MLXH

Mạng lưới xã hội

4. Nxb

Nhà xuất bản



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Người hành hương từ các vùng địa cư .......................................... 52
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ nhóm xã hội tham gia hành hương ....................................... 53
Biểu đồ 4.3: Biểu đồ tỷ lệ độ tuổi tham gia hành hương ................................... 54
Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ nam, nữ trong đoàn hành hương .......................................... 55


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cách đây 5 năm, Hường1 một người bạn thân của tôi rủ tôi hành hương về
Yên Tử và chùa Hương cùng một đoàn hành hương Phật giáo ở Hà Nội (HN) có tên
gọi An Lạc2. Tôi đã đồng ý đi cùng và đã quan sát được đoàn hành hương này. Hiện
nay, đoàn hành hương An Lạc có 10 tổ và số người hành hương lên đến gần 3000
người với nhiều nghề nghiệp khác nhau như: có tổ gồm các công chức viên chức, có
tổ gồm những doanh nhân, có tổ gồm những người về hưu, có tổ là những Phật tử
trong pháp hội của chùa Hải Tân … Mỗi năm, người hành hương trong đoàn này
cùng nhau hành hương tới một số ngôi chùa như Yên Tử, chùa Dâu… trong đó đều
đặn nhất năm nào cũng đi hai lần là chùa Hương3. Qua thời gian gần 5 năm là thành
viên của đoàn hành hương Phật giáo An Lạc, vượt qua những sự khác biệt về tuổi,
giới tính, tính cách, nghề nghiệp, địa vị xã hội tôi có thêm nhiều bạn bè, mối quan
hệ với những người hành hương. Chúng tôi cùng nhau đến chiêm bái, thực hành
nghi lễ ở những không gian thiêng. Bên cạnh đó, tôi được giao lưu, kết bạn, trao đổi
công việc và chứng kiến trong quá trình hành hương những người hành hương luôn
có sự tương trợ giúp đỡ nhau về thực hành nghi lễ và tìm kiếm các cách thức mưu
sinh. Những hoạt động trao đổi kinh tế tự nguyện, những sự đóng góp, những mối
quan hệ qua lại, những hoạt động từ thiện, … tạo nên sự kết nối mạng xã hội đa
thành phần, nhiều tầng lớp ngay trong đoàn hành hương. Đoàn hành trở thành môi
trường thân thiện giữa các chủ thể hành hương, giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân

với nhóm và các nhóm/tổ với nhau. Trưởng đoàn hành hương và người hành hương
tự nguyện cùng đồng thuận tổ chức hoạt động tâm linh và hoạt động kinh tế tạo
nguồn vật chất qua hình thức đóng góp, trao đổi, hợp tác, hoạt động dịch vụ, hỗ trợ
sản xuất. Quan hệ xã hội vận hành hòa hợp giữa tinh thần và vật chất trong đoàn
hành hương khiến hoạt động hành hương trở nên hấp dẫn thu hút các tầng lớp trí

1

Từ đây trở đi, tên thật của các nhận vật tôi phỏng vấn được đổi theo nguyên tắc ẩn danh.
Để đảm bảo đạo đức nghiên cứu và đảm bảo danh tính, an toàn cho các thành viên, tên Sư Tăng Ni, tên
đoàn hành hương tham gia đã được thay đổi trong luận án.
3
Chùa Hương, Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội nơi có thời gian diễn ra lễ hội truyền thống dài nhất Việt Nam
cùng hệ thống các công trình kiến trúc Phật giáo cổ kết hợp hài hòa với những hang động, thung lũng suối đã
tạo nên một khu danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Việt Nam.
2

1


thức, doanh nhân, sinh viên từ khắp nơi. Qua 5 năm theo chân các Phật tử và những
người cảm mến đạo Phật đi hành hương ở nhiều điểm khác nhau như Yên Tử, Tây
Thiên… tôi đã dừng tại chùa Hương và chọn nơi này là địa bàn nghiên cứu cho luận
án của mình. Trong quá trình hành hương, ngoài tư cách là một thành viên của đoàn
hành hương Phật giáo An Lạc, tôi còn tham gia thêm nhiều đoàn hành hương khác
nữa như hành hương đất Phật, Hoa Từ Bi, Hạnh Phúc… đến chùa Hương chiêm bái,
thực hành nghi lễ và nghiên cứu về thực hành văn hóa này. Hiện nay, qua những lần
hành hương về chùa Hương tôi nhận thấy nơi đây đón nhiều người hành hương từ
khắp nơi, nhưng đa phần họ đi theo các nhóm/đoàn. Họ đến lễ và kết hợp du lịch
văn hóa do công ty du lịch tổ chức, hay do Sư Tăng Ni một ngôi chùa nào đó hoặc

do ông bà đồng tổ chức chuyến hành hương. Những đoàn hành hương Phật giáo
thường đi với số lượng từ 5, 10, 500 đến hàng nghìn người đi, họ đi theo tần suất là
2,3 năm liên tục, có khi 10 - 20 năm liền năm nào cũng đi, vừa đi lễ Phật, tự học
triết lý Phật giáo. Mỗi năm, nhiều người hành hương lại rủ thêm nhiều bạn bè,
người thân của mình cùng tham gia hành hương và họ cùng ăn, ở với nhau trong
thời gian từ 1 đến 3 ngày.
Hành hương đến chùa Hương hiện nay, so với trước đây diễn ra nhiều hơn,
sôi nổi hơn, qui mô lớn hơn và điều này gợi lên nhiều vấn đề nghiên cứu như sự kết
nối, duy trì mạng lưới xã hội, kết nối việc làm ăn kinh tế và những mối quan hệ
khác cần quan tâm nghiên cứu. Nhiều người hành hương cho rằng, việc họ đi theo
nhóm/đoàn, ngoài việc đáp ứng được nhu cầu tâm linh họ còn cảm cảm thấy không
cô đơn, luôn vui vẻ và có thêm nhiều mối quan hệ làm ăn khác. Mỗi chuyến hành
hương, người hành hương được đáp ứng nhu cầu về niềm tin tâm linh, học giáo lý
cuộc sống, sự cộng cảm tin tưởng vào những người bạn đồng hành. Hành hương
Phật giáo trong xã hội đương đại là một hiện tượng văn hóa thú vị hàm chứa nhiều
thông điệp xã hội. Nếu như, trong quá khứ hành hương đến một không gian thiêng
chỉ đơn giản là hoạt động đi lễ chùa, thực hành nghi lễ, đi chơi thì trong bối cảnh
chuyển đổi hiện nay, hành hương phật giáo đang đặt ra vấn đề về khoa học và

thực tiễn khi nó không chỉ thỏa mãn nhu cầu niềm tin tôn giáo mà còn có thể tìm
kiếm những phương thức mưu sinh và duy trì MLXH. Chính vì những lý do khoa
học và thực tiễn như vậy, chúng tôi thực hiện luận án Hành hương Phật giáo chùa
2


Hương hiện nay để tìm hiểu xem các đoàn hành hương Phật giáo chùa Hương
được hình thành và kết nối như thế nào? Hành hương Phật giáo chùa Hương giúp
người hành hương kết nối mạng xã hội ra sao, họ vận dụng mạng lưới ấy vào làm
ăn kinh tế thế nào? Qua hành hương Phật giáo chúng ta hiểu gì về đời sống văn
hóa, xã hội đương đại?

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu trường hợp đoàn hành hương Phật giáo An Lạc, luận
án muốn tìm hiểu về sự thay đổi thực hành tôn giáo hiện nay. Trên cơ sở đó luận án
đóng góp vào cuộc thảo luận về hành hương tôn giáo với những cách thức kết nối,
tạo dựng, duy trì và sử dụng việc mạng xã hội trong làm ăn kinh tế của các
nhóm/đoàn hành hương hiện nay. Qua đó, luận án đưa đến góc nhìn đa chiều về bức
tranh văn hóa xã hội đương đại qua việc hành hương tôn giáo trong cuộc sống của
chúng ta hôm nay.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án đặt ra ba câu hỏi nghiên cứu chính:
Thứ nhất: Đoàn hành hương Phật giáo chùa Hương được hình thành và kết nối như
thế nào?
Thứ hai: Hành hương Phật giáo chùa Hương giúp người hành hương kết nối mạng
xã hội ra sao và họ vận dụng mạng lưới ấy vào làm ăn kinh tế thế nào?
Thứ ba: Qua hành hương Phật giáo chùa Hương, chúng ta hiểu gì về đời sống văn
hóa, xã hội đương đại?
Đối với câu hỏi thứ nhất, luận án sẽ trình bày về sự hình thành, kết nối của
các đoàn hành hương đến chùa Hương, những yếu tố nào của chùa Hương hấp dẫn
và kết nối con người kết nối hành hương về chùa Hương. Qua mô tả sự hình thành
và kết nối của đoàn hành hương Phật giáo An Lạc luận án nhận diện về hành hương
Phật giáo chùa Hương trong xã hội hiện nay.
Để trả lời cho câu hỏi thứ hai, NCS đã trải nghiệm cùng một số đoàn hành
hương và là thành viên của đoàn hành hương Phật giáo An Lạc ở Hà Nội (HN) để
tìm hiểu những yếu tố tạo nên sự kết nối mạng xã hội của những người hành hương.

3


Họ tham gia các nhóm/đoàn hành hương để kết nối nhiều mối quan hệ xã hội để

trao đổi kinh tế, tìm kiếm việc làm.
Đối với câu hỏi thứ 3 luận án sẽ bàn luận về hành hương Phật giáo trong bối
cảnh xã hội đương đại. Qua hành hương Phật giáo chùa Hương, NCS bàn về đời
sống chính trị, văn hóa, kinh tế hiện nay để thấy rằng hành hương Phật giáo là một
hiện tượng tôn giáo gắn liền với những chuyển đổi trong đời sống xã hội.
2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án đặt ra các nhiệm vụ như sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về hành hương Phật giáo,
từ đó đánh giá những thành tựu và hạn chế của các công trình nghiên cứu đi
trước và xác định rõ vấn đề nghiên cứu của luận án.
- Làm rõ cơ sở lý luận của hành hương Phật giáo, minh định khái niệm hành
hương, hành hương Phật giáo, niềm tin tâm linh, không gian thiêng, vốn xã hội,
cộng cảm, mạng lưới xã hội và đưa ra những quan điểm mang tính lý luận để làm
nền tảng cho những phân tích và diễn giải của nội dung luận án.
- Nhận diện hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay ở cả chiều cạnh người
hành hương và địa bàn hành hương.
- Tìm hiểu hành hương Phật giáo chùa Hương ở khía cạnh kết nối, duy trì mạng
lưới xã hội và khía cạnh kinh tế cũng như cách thức người hành hương sử dụng
mạng lưới xã hội vào các hoạt động kinh tế.
- Bàn luận một số vấn đề đặt ra xung quanh việc hành hương Phật giáo hiện nay
– một thực hành văn hóa gắn với các động thái kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
trong đời sống của con người đương đại.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hiện tượng hành hương Phật giáo chùa
Hương (Mỹ Đức, HN) qua đoàn hành hương Phật giáo An Lạc ở Hà Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Luận án tập trung nhận diện sự hình thành, cơ cấu tổ chức,
hoạt động của đoàn hành hương Phật giáo đến chùa Hương qua đoàn hành hương
Phật giáo An Lạc ở HN. Trong đó, nội dung trọng tâm tập trung vào sự hình thành,

4


sự tham gia, các sinh hoạt và thực hành của thành viên tham gia đoàn hành hương.
Qua đó nhìn nhận cách thức tạo lập, duy trì mạng lưới xã hội và việc vận dụng
MLXH trong việc trao đổi kinh tế giữa các thành viên trong đoàn, những thông điệp
văn hóa xã hội từ quá trình thực hành hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay.
+ Về không gian: Luận án nghiên cứu hành hương Phật giáo chùa Hương
qua đoàn hành hương Phật giáo An Lạc ở HN hành hương đến chùa Hương.
+Về thời gian: Luận án sẽ tập trung phân tích thực hành hành hương tại chùa
Hương trong 5 năm trở lại đây vì theo quan sát của chúng tôi trong 5 năm gần đây
có sự hình thành và phát triển nhanh chóng của các đoàn hành hương Phật giáo
chùa Hương4.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Về cách tiếp cận, luận án sử dụng cách tiếp cận nhân học văn hóa để có cái
nhìn sâu hơn về “quan điểm của người trong cuộc”, đó là “quan điểm của các Sư
Tăng Ni tổ chức hành hương”, “quan điểm của những người hành hương” trong
một số đoàn hành hương nhiều nhất là đoàn hành hương An Lạc ở HN. Qua đó,
tìm hiểu quá trình kết nối MLXH, quá trình thực hành tín ngưỡng cũng như quá
trình tạo dựng cơ sở cho sự trao đổi kinh tế và thực tế việc trao đổi kinh tế trong
đoàn hành hương.
4.2. Về phương pháp cụ thể, tôi đã sử dụng ba phương pháp chính:
- Phương pháp thu thập, phân tích tư liệu thứ cấp: gồm tài liệu, các công trình
nghiên cứu được in ấn, xuất bản và đang được lưu trữ tại các thư viện. Những tài liệu
này giúp chúng tôi có cái nhìn khái quát, hệ thống hơn về vấn đề tôn giáo, thực hành
nghi lễ, về hành hương Phật giáo hiện nay. Những tư liệu này cũng giúp chúng tôi có
cái nhìn tổng thể về sự hình thành đoàn hành hương, mục đích của hành hương, những
dạng thức biểu hiện tâm lý, niềm tin xã hội của con người về Phật giáo trong bối cảnh
hiện nay. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sưu tập những báo cáo của các cơ quan quản lý


4

Theo thống kê của Ban quản lý chùa Hương 5 năm trở lại đây số lượng người hành hương tăng đáng kể,
năm 2014 là 1.287401 người, 2015 là 1.269.469 người, năm 2016 là 1.417.725 người, năm 2017 là
1.418.063, năm 2018 là 1.441.140 người theo thống kê từ ngày mùng 3 âm lịch đến mùng 3 tháng 3 âm lịch
năm 2019 đã có khoảng hơn 30 vạn du khách từ khắp nới đến tham quan, hành hương về nơi đất Phật tăng
500 người so với cùng kỳ năm 2018. Và năm nào cũng vậy, vào mùa lễ hội luôn diễn ra sự sôi nổi của hành
hương, nhiều người đi hành hương đến đây phải vái vọng từ xa vì quá đông.

5


địa phương như chùa Hương, Ban quản lý di tích chùa Hương và các gia đình tại địa
bàn nghiên cứu. Sau khi thu thập tư liệu, chúng tôi tiến hành công tác phân tích, đánh
giá từng loại tư liệu và kết nối các vấn đề đặt ra từ tư liệu đó với nội dung nghiên cứu
chính của luận án.
- Khảo sát thực địa với quan sát tham dự và phỏng vấn sâu: NCS đã thực hiện nhiều
đợt khảo sát thực tế, cùng đồng hành với đoàn hành hương An Lạc cũng như một số
đoàn hành hương khác để tiến hành quan sát tham dự, phỏng vấn. Khảo sát thực địa đã
giúp cho NCS mô tả được sự hình thành, kết nối và hoạt động hành hương Phật chùa
Hương giáo hiện nay. Ban đầu, NCS đã gặp rất nhiều khó khăn tìm đoàn, nhóm hành
hương nào phù hợp, dễ tiếp cận những người hành hương trong một đoàn hành hương
cụ thể vì số lượng người hành hương thay đổi và liên tục tăng. Trong quá trình khảo sát
thực địa, NCS đã sử dụng phương pháp quan sát tham dự và phỏng vấn sâu như là
những phương pháp chủ yếu để thu thập tư liệu.
+ Quan sát tham dự: NCS đã tham dự, quan sát, trải nghiệm hành trình hành
hương của đoàn hành hương Phật giáo An Lạc. Trong quá trình tham gia, NCS đã
cùng những người hành hương ăn uống, chia sẻ những vấn đề trong cuộc sống và
cùng nhau thực hành nghi lễ như lễ cầu an đầu năm, lễ tạ cuối năm. NCS chứng
kiến nhiều mối quan hệ được kết nối từ sự trao đổi mua bán, tìm kiếm cũng như giới

thiệu công việc của những người tham gia hành hương; quan sát và tham dự các
hoạt động du lịch tâm linh và công tác thiện nguyện tại các địa phương mà đoàn
hành hương Phật giáo thực hiện trong và sau mỗi chuyến hành hương. Thời gian
đầu, NCS cũng gặp rất nhiều khó khăn vì họ không dễ dàng chia sẻ tâm tư, tình
cảm… NCS đã nhận được những ứng xử với thái độ thờ ơ, lạnh nhạt, bất hợp tác
của các thành viên trong đoàn. Nhiều người hành hương thể hiện rõ thái độ là họ
không muốn trả lời bất kỳ các câu hỏi của NCS, trong đó câu trả lời NCS hay nhận
được nhất là “Chị cứ hỏi trưởng đoàn Đại Đức Thích Minh Hà trụ trì chùa Hải Tân,
Trưởng đoàn An Lạc… là biết hết”. Với sự kiên trì chia sẻ tình cảm, trao đổi kinh
tế, giúp đỡ về vật chất cuối cùng NCS cũng hòa đồng và nói chuyện được với người
hành hương. Qua mỗi chặng đường chiêm bái, thực hành nghi lễ dần dần NCS đã có
sự kết nối với nhiều người hành hương hơn, họ coi NCS như bạn và không còn xem
NCS là người làm nghiên cứu hay nhà báo nữa.
6


Bên cạnh đó, NCS đã trực tiếp tham dự vào các đoàn hành hương khác như
Phật Tử Hà Đông, Hành hương Đất Phật, Hoa Từ Bi… để có thêm thông tin từ
người tổ chức, người hành hương. Qua những câu chuyện họ chia sẻ với nhiều đoàn
hành hương, NCS hiểu thêm về mục đích của người hành hương đến chùa Hương
và từ đó có cái nhìn khách quan hơn. Cuối cùng, NCS chọn một đoàn hành hương
năm nào cũng về chùa Hương để nghiên cứu sâu đó là đoàn hành hương Phật giáo An
Lạc do Đại Đức Thích Minh Hà tổ chức với số lượng Phật tử khoảng 1000 đến hơn
3000 người cho mỗi lần hành hương hiện nay.
+ Phỏng vấn sâu: Trong quá trình tham gia và trải nghiệm cùng đoàn hành
hương Phật giáo An Lạc NCS đã phỏng vấn các đối tượng sau:
* Đại Đức Thích Minh Hà: Thầy là người tạo lập, duy trì và tổ chức các hoạt
động hành hương của đoàn hành hương An Lạc.
* Người tham gia hành hương: Chúng tôi đã phỏng vấn 100 người hành hương
(những thành viên đại diện của 5 tổ trong đoàn) với các độ tuổi, nghề nghiệp khác nhau,

5 tổ này chiếm khoảng 60 % những người tham gia hành hương của đoàn hành hương
Phật giáo An Lạc. Những tổ chúng tôi phỏng vấn là tổ 1, 3, 5, 7, 8 với sự khác biệt về
thành phần rõ nét, như tổ 1 đa số là những người làm kinh doanh, tổ 3 chủ yếu là công
chức, viên chức đang đi làm, tổ 5 là các bạn trẻ thường là các bạn sinh viên mới ra trường,
sinh viên tình nguyện ở các trường đại học, tổ 7 là phần lớn là những người nhiều tuổi đa
phần là những cán bộ về hưu, tổ 8 là những Phật tử trong đạo tràng chùa Hải Tân.
* Nhóm đệ tử: Nhóm đệ tử này, chúng tôi phỏng vấn 5 người thường là các bạn
trẻ đi theo giúp đỡ, hỗ trợ nhà sư và những công việc ở chùa, những công việc tham gia
chuẩn bị cho mỗi chuyến hành hương (với độ tuổi thường từ 15 – 30).
* Nhóm Sư Tăng Ni: Nhóm này chúng tôi phỏng vấn 5 người bao gồm những
Sư Tăng Ni trụ trì tại chùa Hương, trong đó cụ thể người được phỏng vấn nhiều nhất là
Thầy Thích Minh Hiền trụ trì chùa Hương và một số Sư Tăng Ni của những nơi tổ
chức các đoàn hành hương về chùa Hương như Thái Bình, An Lạc, Hoa Từ Bi, Hạnh
Phúc, hành hương đất Phật …
* Nhóm cán bộ, người dân địa phương làm dịch vụ tại chùa Hương: Nhóm này
chúng tôi phỏng vấn 10 người đến từ nhiều thành phần, từ cán bộ quản lý di tích chùa
Hương đến người làm, dịch vụ ăn uống, dịch vụ an ninh, thuyền đò, nhà nghỉ…
7


- Phương pháp thống kê
Trên cơ sở những số liệu đã có, tôi thống kê lại số liệu về thành phần, độ tuổi, hình
thức đi theo cá nhân, nhóm, đoàn, những người hành hương đến từ đâu và mục đích
của người hành hương Phật giáo là gì? Những số liệu đó hỗ trợ thêm cho việc đánh giá,
phân tích để hiểu thêm việc hành hương diễn ra như thế nào và đặt ra những vấn đề gì
từ điểm chung là niềm tin tâm linh. Người hành hương hướng đến những mục đích gì
khi họ đi hành hương, các khía cạnh kết nối MLXH và trao đổi kinh tế thể hiện thế nào.
Cơ cấu 100 người hành hương đại diện tổ 1,3,5,7,8 được chúng tôi nói chuyện như
sau: Giới tính 31% (Nam), 69% (Nữ); Độ tuổi 21% (dưới 30 tuổi), 39% (trên 35
tuổi), 40% (trên 45 tuổi); Nghề nghiệp nông dân (15%), công chức viên chức

(24%), kinh doanh, lao động tự do (22%), người nghỉ hưu (28%), người làm dịch vụ
tâm linh (11%); nơi đến Hà Nội (71%), Hòa Bình (6%), Thái Bình, Ninh Bình
(9%), Thanh Hóa, Nghệ An (8%), các tỉnh thành khác (6%).
Ngoài ra, trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện luận án này NCS còn dùng
phương pháp phân tích và tổng hợp, kiểm tra độ tin cậy của thông tin, … tất cả nhằm
mục đích tạo ra bộ công cụ hữu hiệu nhất cho việc hoàn thành luận án.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án góp phần nghiên cứu hành hương Phật giáo như một thực hành tôn
giáo đang nổi lên trong bối cảnh xã hội Việt Nam đương đại.
- Luận án bổ sung thêm một hướng tiếp cận về hành hương Phật giáo với
chức năng kết nối mạng lưới xã hội và quá trình vận hành chức năng đó trong làm
ăn kinh tế của những người tổ chức và người hành hương.
- Kết quả của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho nhà nghiên cứu
về tín ngưỡng tôn giáo và kinh tế du lịch. Luận án gợi mở cho những nhà quản lý
tôn giáo tín ngưỡng, quản lý văn hóa, kinh tế du lịch, … trong việc hoạch định
chính sách và quản lý hành hương Phật giáo nói riêng và hoạt động về tín ngưỡng,
tâm linh nói chung.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án
- Từ cách tiếp cận Nhân học văn hóa, luận án góp phần nhận diện về hiện
tượng hành hương Phật giáo chùa Hương trong bối cảnh xã hội đương đại; Phân
8


tích các khía cạnh kết nối mạng lưới xã hội và khía cạnh trao đổi kinh tế trong đoàn
hành hương. Điều này tạo ra đóng góp về mặt lý luận cho hướng nghiên cứu hành
hương Phật giáo hiện nay, đóng góp vào sự ổn định đời sống tinh thần, phát triển
kinh tế xã hội.
- Luận án góp thêm luận cứ về vai trò của thực hành Phật giáo với chức năng
kết nối xã hội và kinh tế trong xã hội hiện nay.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
- Kết quả của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu và
giảng dạy về văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo và công tác xã hội.
- Kết quả của luận án là tài liệu tham khảo tốt cho công tác hoạch định chính
sách và quản lý văn hóa. Luận án có thể gợi mở cho các nhà quản lý tôn giáo, Sư Tăng
Ni trụ trì trong hoạt động thực hành tôn giáo của các nhà chùa, giáo Hội Phật giáo nói
riêng và hoạt động tôn giáo nói chung trong xã hội hiện nay.
7. Bố cục luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được kết
cấu thành 5 chương sau đây:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và địa bàn nghiên cứu
Chương 2: Nhận diện hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay
Chương 3: Hành hương Phật giáo chùa Hương: Khía cạnh kết nối mạng lưới xã hội
Chương 4: Hành Hương Phật giáo chùa Hương: Khía cạnh kinh tế
Chương 5: Hành hương Phật giáo trong đời sống xã hội đương đại và những vấn đề
đặt ra

9


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Những nghiên cứu về hành hương và hành hương tôn giáo
Hành hương là một đề tài thu hút nhiều sự quan tâm của các học giả trong
nước và nước ngoài, trong đó có các nhà nhân học. Nhiều nhà nhân học nước ngoài
đã nghiên cứu về các trung tâm hành hương - điểm đến của các đoàn hành hương,
hành hương được nhìn nhận như những chuyến du hành nhiều cảm xúc gắn với địa
điểm hành hương, cộng đồng hành hương, mục đích hành hương... Bên cạnh đó,

những nghiên cứu này cũng quan tâm đến thái độ của người dân, giới tính người
hành hương, bối cảnh chính trị, việc quản lý hoạt động hành hương, sự kết nối giữa
du lịch với hành hương… Đó là những nghiên cứu đáng chú ý sau: Jill Dubisch,
Pilgrimage, gender, and politics at a greek island shrine [hành hương, giới tính,
và chính trị tại một ngôi đền hòn đảo Hy Lạp] (1995) [117], Nigel D. Morpeth,
Religious Tourism and pilgrimage festivals management An International
Perspective [Du lịch tôn giáo và quản lý lễ hội hành hương – Một viễn cảnh
quốc tế] (2008) [118]; Badone, Ellen and Sharon R. Roseman, “Approaches to
the Anthropology of Pilgrimage and Tourism” in: Intersecting Journeys: The
Anthropology of Pilgrimage and Tourism [Tiếp cận nhân học về hành hương và
du lịch, trong Hành trình kết nối: Hành hương và du lịch] (2004) [112], Cohen,
Erik “Pilgrimage and Tourism: Convergence and Divergence” in: Sacred
Journeys: The Anthropology of Pilgrimage. Alan Morinis, ed. [Hành hương và
du lịch: sự hội tụ và chia tách] (1992) [113]. Philip Taylor, Goddess on the risePilgrimage and popular religion in Việt Nam [Sự phát triển tục thờ nữ thần và hành
hương tôn giáo phổ biến ở Việt Nam] (2004) [122]… Trong đó, tác giả Philip
Taylor5 (2004) trong công trình Goddess on the rise-Pilgrimage and popular
religion in Việt Nam [Sự phát triển tục thờ nữ thần và hành hương tôn giáo phổ biến
5

Tác giả là tiến sĩ nhân học thuộc Viện Nghiên cứu Thái Bình Dương và châu Á, Đại học Quốc gia Australia
(ANU), từng nghiên cứu điền dã nhiều năm tại đồng bằng sông Cửu Long. Bài viết Chính sách yếu kém,
nông dân giàu có: hành trình cong của quá trình phát triển nông thôn ở Việt Nam đã được đăng trên Tạp chí
Nghiên cứu Việt Nam (Journal of Vietnamese Studies).

10


ở Việt Nam] (2004) [122] đã đề cập đến các mối quan hệ giữa tôn giáo/thực hành
tôn giáo và điều kiện kinh tế qua việc hành hương về miếu Bà Chúa Xứ. Qua những
trải nghiệm và phân tích, học giả này đã kết nối hành hương Bà Chúa Xứ với những

tín ngưỡng như thờ các anh hùng dân tộc, thờ nữ thần, thờ mẫu ở Việt Nam. Theo
tác giả hiện tượng này phản ánh sự thay đổi kinh tế, chính trị xã hội ở Việt Nam từ
sau đổi mới (1986). Hành hương về miếu Bà Chúa Xứ là một phần trong sự hồi sinh
các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam, một ví dụ cho việc thờ nữ thần ngày càng nhận
được nhiều sự quan tâm hơn của xã hội. Bên cạnh đó tác giả nghiên cứu về địa điểm
hành hương, nhóm, đoàn hành hương, mục đích hành hương gắn với bối cảnh tộc
người, kinh tế và du lịch. Qua nghiên cứu này, tác giả cho thấy sự quan tâm của
hành hương tới các tập tục tôn giáo sinh ra và như một phương thức để con người
tìm cách đương đầu với những khủng hoảng phát sinh từ phương thức kinh tế mới.
Xét ở khía cạnh người hành hương, tác giả cũng đã chia sẻ tâm thức người hành hương
và phân tích thái độ của người dân trong vùng Nam Bộ với việc phụng thờ Bà chúa Xứ
để từ đó xác định sự biến đổi của tín ngưỡng trong đời sống xã hội hôm nay.
Một số công trình nghiên cứu khẳng định các truyền thống tôn giáo, các
giáo phái được nhận diện thông qua hành hương trong những cuộc tọa đàm lớn về
tôn giáo. Một quan niệm phổ biến cho rằng hành hương đến những trung tâm tôn
giáo, nơi tạo nên tính thiêng được hiểu như một công cụ hấp dẫn việc hành hương.
Hành hương và hành hương tôn giáo như một hành trình có tính chất gắn kết cộng
đồng với nhau và khẳng định bản sắc dân tộc, qua đó đề cao những địa điểm tôn
giáo điển hình. Ví như trong nghiên cứu của Reader, Ian. 1993. “Introduction” in:
Pilgrimage in Popular Culture [“Giới thiệu” trong: Hành hương trong văn hóa đại
chúng] cho rằng ở một số tôn giáo như Hồi giáo, hành hương là giáo lý cơ bản của
đức tin và được coi là nghĩa vụ tôn giáo, điển hình như việc hành hương về thánh
địa Mecca (vào tháng cuối cùng của năm), trong khuôn khổ của văn hóa địa phương
người dân theo đạo Hồi đã phát triển hành hương tự nguyện và các trung tâm hành
hương cho nhiều dân tộc, giáo phái và các vùng nội địa. Nhiều người tập trung ở
những nơi có sự gắn kết tới các thánh chiến và nghĩa sĩ: địa danh tử đạo của
Hussain ở Karbala, I-Rắc là một trung tâm hành hương chính của những người Hồi
giáo Shiite trong khi mộ của các thánh đã có ở khắp các nơi trong thế giới Hồi giáo.
11



Tác giả này đã ví Glastonbury như là một trung tâm, một vùng đất thiêng thu hút
một số lượng khách hành hương của nhiều giáo phái và giáo hội. Glastonbury trở
nên có ý nghĩa vì sự kết nối tôn giáo, hay sự gắn liền với huyền thoại về vua Arthur,
cuộc săn tìm Chén thánh Holy Granil, sự bình yên trong bí thuật để thiền định tốt…
(1993) [121; tr.39-tr.40].
Nghiên cứu của Eade, John và Michael Sallnow, “Introduction” in:
Contesting the Sacred: The Anthropology of Christian Pilgrimage [“Giới thiệu”
trong: Tranh cãi về tính thiêng: Nhân học về hành hương Công giáo] (1991) [114]
cũng cho rằng hành hương được xem như là “một đấu trường cho các cuộc đàm đạo
về tôn giáo và thế tục” và đó cũng là mục đích của những cuộc hành hương. Tác giả
cũng quan tâm phân tích một trong nhiều khía cạnh để đàm luận trong chủ đề hành
hương đó là trải nghiệm về sự cộng cảm được sinh ra ở một số thời điểm giữa
những người hành hương.
Trong nghiên cứu của Victor và Edith Turner (1978), Image and
Pilgrimage in Christian Culture: Anthropological Perspective [Hình ảnh và hành
hương trong văn hóa Kitô giáo: Quan điểm nhân học] mang tính phản cấu trúc, thể
hiện rõ quan điểm coi việc hành hương là tạo một trật tự xã hội, liên kết cấu trúc xã
hội tạm thời dựa trên lý tưởng của cộng đồng người hành hương. Cuốn sách không
chứng minh cho một lý thuyết lịch sử mà đưa ra thông tin về sự vay mượn và biểu
tượng văn hóa, ví như việc làm thế nào để một tôn giáo như Kitô giáo có thể tồn tại
và phát triển được ở Mexico khi nó nhận được sự phản ứng đa chiều của người dân
Ấn Độ về vấn đề này. Tác giả nghiên cứu về sự phát triển của hành hương từ sự
tưởng tượng tới việc trở thành thói quen sinh hoạt thường ngày, từ sự phản cấu trúc
tới cấu trúc và các chiều kích có thể nhận thức rõ được (so sánh của V. Turner
1974a:275-94) thể hiện sự liên kết xã hội, sự thay đổi khi hệ thống hành hương trở
nên phức tạp hơn. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra rằng “Đức tin” thường được sử
dụng cho các mục đích chính trị và kinh tế, hành hương giống như viên đá nam
châm của văn hóa, thu hút nhiều loại biểu tượng bằng lời và không bằng lời, đa
nghĩa và đơn nghĩa. Mục đích của tác giả là khám phá sự thay đổi của hệ thống biểu

tượng trong mối quan hệ với hệ thống hành hương và làm rõ ảnh hưởng của chúng
tới cá nhân hoặc tập thể những người hành hương. (1978) [124].
12


Nghiên cứu của Reader, Ian. 1993. “Introduction” in: Pilgrimage in
Popular Culture [“Giới thiệu” trong: Hành hương trong văn hóa đại chúng] đã đưa
ra các quan niệm khác nhau về hành hương của các nhà nghiên cứu, trong đó có
quan niệm của Victor và Edith Turner‟s cho rằng “nếu người hành hương là một du
khách, thì một khách du lịch cũng sẽ là một người hành hương”. Điều đó ám chỉ mối
quan hệ mật thiết giữa khách du lịch và người hành hương, những người hành hương
này đều cùng chung một mục đích là đều muốn bước ra khỏi thế giới riêng để cùng
nhau tìm hiểu sự mới lạ, phong phú cho cuộc sống của họ (1993) [121; tr.6].
Bên cạnh đó, một số nhà nhân học khác tập trung chủ yếu vào việc mô tả các
trung tâm hành hương hoặc các địa điểm thiêng. Nhìn chung, các nghiên cứu này
tập trung chủ yếu vào các tu sĩ, sự tổ chức các trung tâm hành hương và những
người tới trung tâm hành hương; nói cách khác, các nghiên cứu này hướng về các
địa điểm thiêng hơn là tập trung vào người hành hương. Ví dụ như các tài liệu về
hành hương ở Nam Á nhìn chung ủng hộ cho các quan điểm hành hương ý nghĩa
như những cuộc đàm đạo về tôn giáo và thế tục hơn là cách tiếp cận của Turner về
hành hương. Đa số các nghiên cứu học thuật về hành hương ở Nam Á đều tập trung
vào lĩnh vực tôn giáo một cách rõ ràng, các truyền thống tôn giáo lớn và về các giáo
phái hành hương địa phương. Các nghiên cứu này ít chú trọng tới hành hương trong
các bối cảnh thế tục hóa, phát triển quanh các trung tâm hành hương ví như tính
chính trị, chủ nghĩa dân tộc, tính cách sắc tộc, giới tính, các điểm hành hương gắn
với các anh hùng văn hóa, các khía cạnh về du lịch của hành hương, các chuyến đi
mang tính giáo dục tới các di tích lịch sử và các vùng đất thiêng, hoặc đơn giản là
các chuyến đi hành hương để tìm kiếm niềm vui cá nhân. Về mặt lý thuyết, có thể ví
dụ một nghiên cứu nhân học về hành hương ở Sri Lanka từ cách tiếp cận theo chức
năng luận (Obeyesekere, 1966, 1978, 1981; Evers, 1972; Seneviratne, 1978). Tuy

nhiên, các nghiên cứu gần đây của Pfaffenberger (1979), Nissan (1985, 1988),
Stirrat (1982, 1991, 1992), Whitaker (1999), and Bastin (2002) lại chủ yếu đưa ra
những lý lẽ chống lại quan điểm mang tính phổ quát và nhấn mạnh vào tầm quan
trọng của các trung tâm hành hương Phật giáo ở Sri Lanka hơn là tập trung nghiên
cứu chúng dưới dạng một truyền thống hợp nhất. Các nghiên cứu nổi bật về hành
hương ở Ấn Độ phải kể đến Appadurai (1981), Eck (1982), Fuller (1984, 1992,
13


2003), Good (1987, 2004), Van der Veer (1988, 1994), Parry (1994) và Sax (1995),
ở Sri Lanka có Obeyesekere (1978, 1981), Seneviratne (1978), Stirrat (1982, 1992),
Nissan (1985, 1988), (2016) [120]. Nhìn chung, có rất nhiều nghiên cứu chủ yếu tập
trung vào việc mô tả các trung tâm hành hương hoặc các địa điểm linh thiêng. Bên
cạnh đó, những nghiên cứu này thường tập trung vào các tu sĩ, sự tổ chức điểm đến
gọi là các trung tâm hành hương và những người sử dụng các trung tâm hành hương
đó; nói cách khác, các nghiên cứu này tập trung và các “địa điểm linh thiêng” hơn là
chú ý đến bản thân người hành hương
1.1.2. Những nghiên cứu về hành hương Phật giáo
Những nghiên cứu về niềm tin Phật giáo
Đã có nhiều nghiên cứu trong nước về chủ đề Phật giáo, triết lý đạo Phật,
niềm tin của con người gắn với đạo Phật, hành hương Phật giáo như: Thích Thanh
Từ, Hoa vô ưu (2006) [78], Đại Sư Tinh Vân, Phật giáo và xã hội (2014) [97],
Nguyễn Tấn Tô, Con đường của đời sống (2007) [80], Đức Pháp Vương Gyalwang
Drukpa, Giác ngộ mỗi ngày (2016) [101], Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa,
Tâm linh thời hiện đại (2011) [102], Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa, Hóa giải
stress và các chướng ngại trong cuộc sống (2011) [103], Nguyễn Lang, Việt Nam
Phật giáo sử luận (Vietnamese Buddhist history) (1994) [50]… Những công trình
nghiên cứu trên nói về niềm tin Phật giáo, sự chia sẻ tâm linh thời hiện đại của con
người qua những giáo lý Phật giáo giúp con người được hiểu thuyết nhân quả, thiện
– ác, tu dưỡng đạo đức … dựa trên nền tảng giáo lý của Đạo Phật. Những nghiên

cứu trên cũng hướng đến ý nghĩa chân thực của văn hóa tâm linh, thực hành tâm
linh trong Đạo Phật giúp con người chia sẻ, cộng cảm và xóa nhòa khoảng cách xã
hội như là một trong những mục đích của những cuộc hành hương Phật giáo.
Nghiên cứu về hành hương Phật giáo
Theo nhà nghiên cứu Garry Ferraro và Susan Andreatta (2011) thì “Văn hóa
là tất cả những gì con người có, con người nghĩ và con người làm với tư cách là
thành viên của một xã hội”. Do vậy văn hóa không phải là một thực thể ổn định,
riêng biệt, cố định, bao kín mà là những thực hành luôn thay đổi và luôn có sự
tương tác với xã hội bởi con người. Theo Reader, Ian “Introduction” in: Pilgrimage
in Popular Culture [“Lời Giới thiệu” trong: Hành hương trong văn hóa đại chúng]
14


thì hành hương là một trong những thực hành phổ biến có từ thời xa xưa, nó xuất
hiện ở tất cả các tôn giáo lớn như; Hồi giáo, Ấn Độ giáo và Phật giáo và ở một số
hoạt động tôn giáo khác hành hương là những giáo lý cơ bản được coi là nghĩa vụ
tôn giáo (1993) [121; tr.2].
Xuất phát từ niềm tin, lòng cảm mến đạo Phật, một thực hành văn hóa xuất
hiện phổ biến hiện nay là hành hương. Hành hương Phật giáo tạo ra sự cộng cảm
trong khoảng khắc nào đó, tạo nên sự bình đẳng là cơ hội tạo dựng các quan hệ xã
hội. Những hình ảnh đa dạng của các trung tâm hành hương lớn nhỏ, các cuộc hành
hương và cuộc sống của người hành hương xuất hiện ở nhiều tôn giáo khác nhau.
Trong Phật giáo những chuyến hành hương mang tính toàn dân tộc gắn với sự ra
đời, khai sáng, giáo huấn và sự qua đời của Thích Ca Mâu Ni tới 4 thánh địa ở tiểu
lục địa Ấn Độ và những nền văn hóa mà Phật giáo phát triển. Ấn Độ, cái nôi của tục
lệ hành hương với nhiều trung tâm lớn nhỏ mang đậm màu sắc văn hóa và tôn giáo
(1993) [121; tr.5]. Ở Việt Nam, phần lớn dân số nước ta theo đạo Phật hoặc cảm tình
với đạo Phật, do vậy nước ta có nhiều chùa chiền. Trong tâm thức mỗi người Việt thì
chùa là không gian mang tính thiêng, nơi họ được học tập triết lý đạo Phật, thực hành
nghi lễ và là nơi con người có thể gửi gắm niềm tin về cuộc sống và cái chết.

Trong tuyển tập Modernity and Re-enchantment Religion in Postrevolutionary Vietnam [Hiện đại và hồi sinh tôn giáo ở Việt Nam sau cách mạng]
của Philip Taylor có bài viết The 2005 Pilgrimage and Return to Vietnam of Exiled
Zen Master Thích Nhất Hạnh [Hành hương năm 2005 và sự trở về Việt Nam của
thiền sư Thích Nhất Hạnh6] của John Chapman7 đã bàn luận về cuộc hành hương
vào mùa xuân năm 2005 và sự trở về Việt Nam của thiền sư 79 tuổi Thích Nhất
6

Thích Nhất Hạnh (tên khai sinh là Nguyễn Xuân Bảo) sinh ngày 11 tháng 10 năm 1926 tại làng Trung Xá,
tỉnh Quảng Trị thuộc miền Trung nước Việt Nam. Tổ đình Từ Hiếu (Huế) là nơi thiền sư Thích Nhất Hạnh
xuất gia tu hành khi ở độ tuổi 16, nơi đây Thích Nhất Hạnh nhận được sự dìu dắt của Thiền sư Thanh Quý
Chân Thật thuộc thế hệ thứ 43 của thiền viện Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của Thiền Đường Liễu Quán. Ông
nghiên cứu về Phật giáo Thượng tọa bộ (Theravada) và Phật giáo Đại Thừa (Mahayana), đặc biệt là trong
Thế giới cực lạc và Thiền Tông (King, S.B., ibid.). Sau 3 năm sơ tu, Thích Nhất Hạnh theo học tại Viện Phật
học Bảo Quốc ở một tỉnh miền Trung của Việt Nam; ông tu học thiền theo trường phái Đại thừa của Phật
giáo và trở thành một nhà sư vào năm 1949.
7
John Chapman là một người xuất gia của Tăng đoàn Làng Mai và cũng là thành viên trong phái đoàn hộ
tống thiền sư Thích Nhất Hạnh trong giai đoạn đầu của chuyến hành hương năm 2005. Sau đó ông tham gia
toàn bộ chuyến đi năm 2007. Những quan sát cá nhân của ông góp thêm phần giá trị nhờ có những trích đoạn
từ nhật ký trực tuyến được lưu giữ bởi các thành viên khác trong phái đoàn, qua sự trao đổi thông tin giữa các
cá nhân và trên trang web tnhvntrip/oi-discussion yahoogroups.com.

15


Hạnh. Bài viết nghiên cứu về mục đích, kết quả của chuyến đi và phân tích tầm quan
trọng vai trò của niềm tin tâm linh Phật giáo trong bối cảnh xã hội đương đại.8 Trong
suốt cuộc hành hương, thiền sư Thích Nhất Hạnh mong muốn tạo ra một xã hội đoàn
kết, có sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, cộng đồng và hỗ trợ xây dựng các
mối quan hệ xã hội lành mạnh. Hơn thế, hòa thượng Nhất Hạnh cũng chủ ý nhấn mạnh

cho tất cả mọi người thuộc mọi tín ngưỡng thấy được nhu cầu thực hành hành hương
và tầm quan trọng của việc “trở lại cội nguồn” (2007) [123; tr.297-tr.341].
Bên cạnh đó, nghiên cứu về hành hương Phật giáo còn có Buddhism
Pilgrimage [Hành hương Phật giáo] của tác giả Chan Khoan San (2011) [11], Hành
hương xứ Phật tác giả Phạm Kim Khánh (1997) [48] đã ghi lại cuộc hành trình của
các nhóm hành hương Phật giáo đến Ấn Độ. Qua những chuyến hành hương trên
mảnh đất Phật giáo này, có thể thấy hoạt động hành hương từ năm 1991 đến 2001
đã góp phần tạo nên niềm tin Phật giáo để gửi gắm tinh thần tự học, tự đại bi, đại
hỷ, đại xả của Phật với tất cả mọi loài sinh vật. Trong quá trình hành hương, người
hành hương được chia sẻ với nhau những kinh nghiệm, kiến thức và lợi ích trong
việc thực hiện một chuyến hành hương chiêm bái các Thánh Địa thiêng liêng với
niềm tin, lòng thanh. Theo Phật giáo, việc thực hiện một chuyến hành hương đóng
một vai trò quan trọng củng cố niềm tin xã hội về mặt tâm linh của con người.
Ở một nghiên cứu khác về hành hương Phật giáo, tác giả Trần Mạnh Đức
trong Tìm hiểu Phật giáo Việt cho rằng hành hương là một trong những thực
hành tôn giáo phổ biến khi hàng năm có tới hàng trăm, hàng nghìn người hành
hương về các miếu thờ khác nhau trên khắp đất nước (1996) [23]. Sự sôi nổi của
các tín đồ đạo Phật hành hương đến những không gian thiêng mang sắc màu Phật
giáo sau thời kỳ Đổi mới tại Việt Nam được đề cập đến trong nghiên cứu Buddhist
8

Trong suốt hành trình thiền sư Thích Nhất Hạnh và đoàn tùy tùng của mình có một lịch trình tới thăm nhiều
ngôi chùa trong nước như một số di tích lịch sử Văn Miếu, bảo tàng lịch sử, Viện Phật học ... Bên cạnh đó
thiền sư Thích Nhất Hạnh có nhiều buổi giảng pháp tại nhiều nơi như Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Chùa Bồ
Đề cách thuyết giảng và thông điệp Thầy gửi hoàn toàn khác so với những trải nghiệm về đạo Phật mà người
Việt từng có; họ từng nghĩ Đạo Phật là thứ người ta sùng bái, nhưng Thầy đã hướng dẫn họ cách để áp dụng
triệt lý đạo Phật trong cuộc sống thường ngày, sự thu hẹp lại khoảng cách giữa phương Đông và phương Tây.
Thầy đề cập đến hành hương Phật giáo và chùa chiền như một giải pháp mang tính tâm linh cho các vấn đề
về lòng tham, sự ham muốn, chứng nghiện rượu, ma túy, tình dục và bạo lực. Đối với những người dân sinh
sống tại Việt Nam, việc chứng kiến những ảnh hưởng từ các bài thuyết pháp của ông ở những nơi đó như tiếp

thêm hiệu lực tới thông điệp mà Thiền sư đang cố gắng truyền tải về sự thích hợp của Phật giáo trong xã hội
đương đại.

16


Pilgrimage and Religious Resurgence in Contemporary Viet Nam [Hành hương
Phật giáo và sự hồi sinh tôn giáo trong xã hội Việt Nam đương đại] của nhà nghiên
cứu Đào Thế Đức (2008) [22]. Tác giả này đã nói đến sự hồi sinh và sự trở lại của
các tín đồ tạo thành đoàn, nhóm hành hương Phật giáo ở miền bắc Việt Nam qua
nghiên cứu tại Yên Tử. Tác giả chỉ ra một trong những nguyên nhân của sự hồi sinh
hành hương Phật giáo có thể do những thay đổi trong bối cảnh chính trị, nền kinh tế
của Việt Nam khi Chính phủ áp dụng chính sách "Đổi mới" cuối những năm 1980.
Sự mở rộng của nền kinh tế từ "Đổi mới" giúp nhiều người tăng thu nhập; nguồn
thu nhập tăng thêm này được sử dụng cho nhiều hoạt động tín ngưỡng khiến nhiều
người tìm đến với tôn giáo hơn. Sự gia tăng rõ rệt của những người, đoàn hành
hương tới các đền thờ vùng sâu vùng xa đã khôi phục mối quan hệ giữa người ngoài
và người dân địa phương tại các khu vực điện thờ. Bên cạnh đó tác giả cũng chỉ ra
sự căng thẳng giữa những người quản lý, những Sư Tăng Ni sư trụ trì, Phật tử,
những người có cảm tình với đạo Phật luôn xuất hiện mâu thuẫn về mặt quyền lực
kiểm soát và cạnh tranh số lượng Phật tử. Với quan điểm của mình, qua nghiên cứu
về hành hương Phật giáo nhà nghiên cứu Đào Thế Đức còn nói lên mối quan hệ của
cộng đồng hành hương, ban quản lý di tích, mối quan hệ giới… Bên cạnh đó, tác
giả đã miêu tả nhiều nhóm hành hương như nhóm vãi, nhóm công chức, nhóm kinh
doanh hành hương về Yên Tử. Qua hành hương nhiều mối quan hệ được thiết lập
được gắn kết với nhau như giữa người dân địa phương, cán bộ quản lý và các nhà
sư… dựa trên tâm lý niềm tin, sự chia sẻ vào tôn giáo. Hành hương Phật giáo thường
được thực hiện bởi số lượng lớn nhưng nó không phải là một nghĩa vụ tôn giáo mà do
tự phát, một hoạt động tôn giáo phổ biến nhất, được thực hiện bởi số lượng người lớn
tại những không gian thiêng.

Nghiên cứu về tính thiêng và ý nghĩa của chùa Hương trong hành hương
Nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về chùa Hương đã mô tả vẻ đẹp phong
cảnh và tính thiêng Phật Giáo nơi đây song các nghiên cứu này chủ yếu giới thiệu
về thắng cảnh, lịch sử khu di tích Hương Sơn. Những nghiên cứu viết riêng về chùa
Hương chủ yếu viết về việc đi lễ hội chùa Hương và chủ yếu tập trung ở phần giá trị
văn hóa của lễ hội hay, miêu tả, giới thiệu lễ hội. Tiêu biểu là các công trình Văn
hóa tâm linh của Nguyễn Đắc Duy (chủ biên) (2008) [20]; Chùa Hương Tích, Cảnh
17


×