Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Nghiên cứu hiên trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu các công tác huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại xã dương thành, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 86 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐẶNG THỊ HỒNG
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ CÁC CÔNG TÁC HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN
LỰC TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ DƯƠNG
THÀNH - HUYỆN PHÚ BÌNH - TỈNH THÁI NGUYÊN ”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên nghành

: phát triển nông thôn

Khoa

: Kinh tế &PTNT

Khóa học

: 2015 – 2019



THÁI NGUYÊN – 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐẶNG THỊ HỒNG
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ CÁC CÔNG TÁC HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN
LỰC TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ DƯƠNG
THÀNH - HUYỆN PHÚ BÌNH - TỈNH THÁI NGUYÊN ”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên nghành

: phát triển nông thôn

Khoa

: Kinh tế &PTNT


Khóa học

: 2015 – 2019

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Cù Ngọc Bắc

THÁI NGUYÊN – 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Qua 4 năm học tập và rèn luyện tại trường ĐH Nông Lâm Thái
Nguyên, được sự chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình của quý thầy cô, đặc
biệt là quý thầy cô khoa kinh tế và phát triển nông thôn đã truyền đạt
cho em những kiến thức về lý thuyết và thực hành trong suốt thời gian
học tập ở trường. Thực tập tốt nghiệp là thời gian tốt nhất cho em
củng cố lại kiến thức đã học áp dụng vào thực tế một cách đúng đắn,
sáng tạo và mang lại hiệu quả nhất.
Xuất phát từ vấn đề trên, được sự cho phép của ban giám hiệu
nhà trường và ban chủ nhiệm khoa kinh tế và phát triển nông thôn em
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hiên trạng và đề xuất giải
pháp nâng cao hiệu các công tác huy động các nguồn lực trong
xây dựng nông thôn mới tại xã Dương Thành, huyện Phú Bình ,
tỉnh Thái Nguyên ’’. Để hoàn thành đề tài ngoài sự nỗ lực của bản
thân, em xin chân thành sự giúp đỡ của:
Ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và Phát
triển nông thôn đã quan tâm, tạo điều kiện giúp em hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp.

UBND xã Dương Thành, một số hộ giađình tại các thôn đã
hỗtrợ giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo hướng
dẫn Th.s CÙ NGỌC BẮC đã tận tâm hỗ trợ em về phương pháp nội
dung trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Do thời gian có hạn và trình độ bản thân còn hạn chế nên đề tài
của em không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự tham gia góp
ý kiến của quý thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày tháng

năm 2019

Sinh viên
Đặng Thị Hồng


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Cơ cấu kinh tế của xã Dương Thành qua 3 năm
2016 - 2018 ......................................................................................... 43
Bảng 4.2: Hiện trạng dân số và lao động của xã Dương Thành ......... 44
Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất của địa phương.............................. 46
Bảng 4.4: Hiện trạng đường giao thông của xã Dương Thành........... 47
Bảng 4.5: Tình hình thực hiện các tiêu chí Nông thôn mới xã Dương
Thành .................................................................................................. 56
Bảng 4.6. Tổng hợp sự đóng góp kinh phí tiền mặt xây dựng các công
trình nông thôn của các hộ điều tra ..................................................... 58
Bảng 4.7. Tổng hợp sự đóng góp ngày công tham gia xây dựng công

trình công cộng của các hộ điều tra .................................................... 59
Bảng 4.8: Sự tham gia của người dân trong các công việc triển khai
trên địa bàn xã, thôn của các hộ điều tra............................................. 60
Bảng 4.9. Người dân, cán bộ tham gia hiến đất xây dựng các công trình
công cộng............................................................................................. 61
Bảng 4.10.Tổng hợp số liệu về trình độ cán bộ xã, thôn .................... 62
Bảng 4.11. Tình hình tập huấn cán bộ phụ trách XD NTM xã Dương
Thành .................................................................................................. 63
Bảng 4.12. Nội dung các lớp tập huấn ................................................ 64
Bảng 4.13: Đánh giá của người dân về công tác tuyên truyền, vận
động, huy động của cán bộ xã, thôn ................................................... 65
Bảng 4.14: Kết quả của công tác huy động ........................................ 67


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa

BCĐ

Ban chỉ đạo

BQL

Ban quản lí

CNH-HĐH


Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CSHT

Cơ sở hạ tầng

HTX

Hợp tác xã

KT-XH

Kinh tế xã hội

MTQG

Mục tiêu quốc gia

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn

NTM

Nông thôn mới

PTNT


Phát triển nông thôn

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

VSMT

Vệ sinh môi trường

VHXH

Văn hoá – Xã hội

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo


iv

MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................... 3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................ 3
1.3.Ý nghĩa của đề tài ........................................................................... 3
1.3.1.Ý nghĩa khoa học: ........................................................................ 3
1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn:......................................................................... 4
PHẦN II.TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................... 5
2.1. Tổng quan một số lý luận về huy động nguồn lực cộng đồng....... 5
2.1.1. Cộng đồng và nguồn lực cộng đồng ........................................... 5
2.1.2. Huy động nguồn lực cộng đồng trong phát triển nông thôn ....... 6
2.1.3. Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển nông thôn .............. 8
2.1.4. Cơ chế chính sách huy động nguồn lực cộng đồng trong xây
dựng NTM........................................................................................... 10
2.2. Một số cơ chế chính sách huy động sự tham gia của cộng đồng ở
Việt Nam ............................................................................................. 13
2.2.1. Quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng
góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng .................... 13
2.2.2. Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng ................................... 14
2.2.3. Quy chế dân chủ cơ sở .............................................................. 15
2.2.4. Cơ chế huy động sự tham gia của cộng đồng trong chương trình
thí điểm xây dựng NTM thời kỳ CNH-HĐH...................................... 17
2.2.5. Cơ chế huy động cộng đồng trong chương trình MTQG xây
dựng NTM........................................................................................... 19
2.3. Nội dung chủ yếu về chương trình xây dựng nông thôn mới ...... 21
2.3.1. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới......................................... 21


v

2.3.2. Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội ............................................. 22
2.3.3. Phát triển kinh tế, tổ chức sản xuất và nâng cao thu nhập ........ 23
2.3.4. Phát triển Văn hoá - Xã hội - Môi trường................................. 25

2.3.5. Củng cố và xây dựng hệ thống chính trị xã hội vững mạnh ..... 26
2.3.6. Các tiêu chí để xây dựng mô hình nông thôn mới .................... 28
2.4. Một số bài học kinh nghiệm trên Thế giới và trong nước ........... 28
2.4.1. Bài học quốc tế.......................................................................... 28
2.4.2. Bài học trong nước .................................................................... 32
PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .................................................................................................... 38
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................... 38
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................... 38
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................. 38
3.2. Thời gian thực tập ........................................................................ 38
3.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................... 38
3.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................. 39
3.4.1.Thu thập số liệu nghiên cứu ....................................................... 39
3.4.2. Phương pháp phân tích số liệu .................................................. 40
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................ 41
4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội xã Dương Thành .................... 41
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................... 41
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.......................................................... 43
4.1.3. Hiện trạng sử dụng đất .............................................................. 45
4.1.4. Đánh giá chung ......................................................................... 50
4.2.Tình hình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của xã
Dương Thành ....................................................................................... 51
4.2.1. Công tác chỉ đạo, điều hành ...................................................... 51
4.2.2. Thành lập tổ chức bộ máy xây dựng nông thôn mới ................ 52


vi

4.2.3. Công tác truyền thông, đào tạo, tập huấn ................................. 53

4.3.Tình hình thực hiện công tác huy động nguồn lực trong xây dựng
nông thôn mới của địa bàn nghiên cứu ............................................... 57
4.3.1. Sự tham gia đóng góp của người dân xây dựng NTM ............. 57
4.3.2. Đánh giá về cán bộ thực hiện công tác huy động nguồn lực .... 62
4.3.3. Các nội dung tuyên truyền, vận động người dân trong xây dựng
NTM .................................................................................................... 67
4.3.5. Một số nguyên nhân dẫn đến việc huy động nguồn lực cộng
đồng cho chương trình xây dựng NTM còn khó khăn........................ 69
4.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động nguồn lực, vận
động người dân trong xây dựng nông thôn ......................................... 71
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................... 74
5.1. Kết luận ........................................................................................ 74
5.2. Kiến nghị ...................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 76


1

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng nông thôn mới (NTM) là một trong những nhiệm vụ
hàng đầu nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết 26-NQ/TW
ngày 05 tháng 08 năm 2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng
khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thực hiện Nghị quyết
26, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg
ngày 04 tháng 06 năm 2010 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia
(MTQG) về xây dựng NTM giai đoạn 2010- 2020 và đến năm 2016
chính phủ ban hành quyết định số 1600/QĐ-TTg phê duyệt chương
trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020.

Đây là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội,
chính trị và an ninh quốc phòng, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị
và toàn xã hội, được thực hiện trên phạm vi cả nước. Trong quá trình
triển khai thực hiện chương trình các địa phương đều nhấn mạnh việc
phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng nhưng vai trò đó chưa được
phát huy đầy đủ.Chưa có giải pháp cụ thể thúc đẩy sự tham gia của
cộng đồng trong khi đây chính là nguồn lực đặc biệt quan trọng quyết
định sự thành công của chương trình xây dựng NTM.
Dương Thành là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên,
mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng huyện đã đạt được nhiều thành tích
trong quá trình thực hiện chương trình. Sau 5 năm thực hiện chương
trình, sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản có bước tiến mới về chuyển
đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật;
năng suất, chất lượng sản phẩm được nâng cao, góp phần đảm bảo an
ninh lương thực trên địa bàn. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo


2

hướng tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm, kết cấu hạ tầng nông thôn tiếp
tục được củng cố, đầu tư xây dựng; diện mạo nông thôn từng bước
thay đổi; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ
vững, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.
Mặc dù vậy, trong quá trình thực hiện chương trình đã bộc lộ
một số tồn tại như: Nhận thức của một bộ phận cán bộ và nhân dân về
quan điểm, mục tiêu, giải pháp và lộ trình XDNTM chưa đầy đủ; còn
xuất hiện tư tưởng “trông chờ”, “ỷ lại” vào nhà nước. Hoạt động của
Ban chỉ đạo, Ban quản lý chương trình, ban phát triển thôn còn hạn
chế, còn mang tính chung chung, chưa có sự phân công, phân nhiệm
rõ ràng trách nhiệm của các thành viên trong các tổ chức; do vậy chưa

khơi dậy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và từng
người dân trong xây dựng NTM; Công tác tuyên truyền, phổ biến;
công khai các nội dung có vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước hạn chế,
chưa sâu rộng nên người dân chưa hiểu rõ. Quy hoạch ở một số xã còn
bất cập, nhất là quy hoạch về hệ thống đường GTNT, hệ thống kênh
mương nội đồng còn chưa sát và đúng với thực trạng của xã; công tác
xã hội hoá nguồn lực còn chưa chủ động, nhất là việc vận động con,
em xa quê và chính người dân trên địa bàn. Công tác kiểm tra, giám
sát quá trình triển khai các nội dung, kết quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ
của các tổ chức, cơ quan chưa được quan tâm thực hiện một cách
thường xuyên... Để góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM trên
địa bàn xã Dương Thành em lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng
và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động các
nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại xã Dương Thành
huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên”.


3

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá công tác huy động nguồn lực của người dân trong quá
trình tham gia thực hiện xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn xã Dương
Thành – huyện Phú Bình – tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở đó đề xuất giải
pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động nguồn lực trong việc xây dựng
nông thôn mới.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu đặc điểm chung của địa bàn nghiên cứu.
- Tìm hiểu tình hình xây dựng nông thôn mới của địa bàn

nghiên cứu.
- Phân tích và đánh giá hiện trạng của công tác huy động nguồn
lực xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Dương Thành, huyện Phú
Bình, tỉnh Thái Nguyên. Chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại,
vướng mắc, nguyên nhân của những tồn tại và vướng mắc đó.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh huy động nguồn lực
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Dương Thành, huyện Phú
Bình, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.
1.3.Ý nghĩa của đề tài
1.3.1.Ý nghĩa khoa học:
-Thông qua quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài là cơ hội cho
em học tập, rèn luyện, đi sâu vào thực tế, được áp dụng những kiến
thứ đã học vào thực tế, tích lũy những kiến thức thực tế khi tiếp xúc
trực tếp với người dân, đồng thời bổ sung kiến thức còn thiếu và kỹ
năng tiếp cận các phương pháp nghiên cứu khoa học cho bản thân.
- Tích lũy thêm những kiến thức mới cho bản thân, nhằm phục vụ
cho công tác sau này. Ngoài ra đề tài còn là cơ hội để em được nghiên
cứu tìm hiểu về tình hình kinh tế xã hội phát triển cơ sở hạn tầng nông


4

thôn tại địa phương. Từ đó có được cơ sở để so sánh sự phát triển của địa
phương với các xã khác trong khu vực theo tiêu chuẩn nông thôn mới.
- Rèn luyện kĩ năng xây dựng đề án phát triển kinh tế xã hội. Góp
phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác huy động
nguồn lực để xây dựng nông thôn mới.
1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn:
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở giúp cho xã Dương
Thành có những định hướng phát triển phù hợp với điều kiện của

địa phương.
- Đề tài góp phần vào tìm hiểu, phân tích, đánh giá hiện trạng
huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã
Dương Thành, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Chỉ ra những
nguyên nhân khách quan và chủ quan của những hạn chế, bất cập và
những vấn đề đặt ra cần giải quyết và tháo gỡ.
- Giúp địa phương phát huy những điểm mạnh, khắc phục
những hạn chế yếu kém nhằm thực hiện tốt hơn chương trình xây
dựng nông thôn mới để từng bước cải thiện đời sống nhân dân.


5

PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan một số lý luận về huy động nguồn lực cộng đồng
2.1.1. Cộng đồng và nguồn lực cộng đồng
2.1.1.1. Cộng đồng
Trong xây dựng NTM, nguồn lực cộng đồng được xem là
những đóng góp về tiền của và công sức của người dân và cộng đồng,
không chỉ cho các công trình công cộng của xã, thôn, mà còn cho
chính các hoạt động phát triển sản xuất, chỉnh trang nơi ở của hộ gia đình.
Khái niệm cộng đồng có nhiều tuyến nghĩa khác nhau, đồng
thời cộng đồng cũng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa
học như: xã hội học, dân tộc học, y học... Khái niệm cộng đồng
thường dùng để chỉ nhiều đối tượng có những đặc điểm tương đối
khác nhau về quy mô và đặc tính xã hội ở Việt Nam, có nhiều tài liệu
đưa ra khái niệm “cộng đồng”. Từ điển tiếng Việt giải thích: “Cộng
đồng là toàn thể những người sống thành một xã hội, nói chung có
những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối”. Hiểu một cách đơn

giản, cộng đồng là một nhóm người có cùng những đặc điểm chung,
ví dụ: Đặc quyền, đặc lợi, sống với nhau, cùng chia sẻ tài nguyên và
lợi ích chung,... Nói cách khác, cộng đồng là một nhóm người cùng
sống với nhau trong một khu vực nhất định, có chung đặc điểm về tâm
lý, tác động qua lại và sử dụng tài nguyên vốn có để đạt mục đích
chung [7].
2.1.1.2. Nguồn lực cộng đồng
Một cách khái quát nhất, nguồn lực từ cộng đồng là tất cả các
nguồn lực thực tế trong cộng đồng giúp người dân tạo dựng cuộc sống cho


6

chính họ (Gord Cunningham, 2006). Nguồn lực cộng đồng được khái
niệm một cách toàn vẹn bao gồm các thành phần sau [11]:
- Các nguồn tài nguyên thiên nhiên): Là các nguồn tài nguyên
thiên nhiên tồn tại trong cộng đồng. Ví dụ: Đất sản xuất, tài nguyên
rừng, thuỷ sản…
- Các nguồn tài sản vật chất: Là các công trình được xây dựng
phục vụ trực tiếp hay gián tiếp cho đời sống nhân dân tại cộng đồng
(và các cộng đồng lân cận).
- Các nguồn tài sản về con người: Gồm các kỹ năng, kiến thức
và năng lực của các thành viên trong cộng đồng.
- Các nguồn tài sản xã hội: Mối quan hệ giữa các thành viên
trong cộng đồng, ví dụ như niềm tin.
- Các nguồn tài sản tài chính: Là các nguồn lực kinh tế tồn tại trong
cộng đồng như hệ thống ngân hàng đang hoạt động trong vùng, khả năng
kinh tế của các thành viên trong cộng đồng.
2.1.2. Huy động nguồn lực cộng đồng trong phát triển nông thôn
2.1.2.1. Vai trò của cộng đồng trong phát triển nông thôn

Cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông thôn,
là cơ sở cho phát triển nông thôn bền vững vì:
- Họ biết rõ nhất những khó khăn và nhu cầu của mình.
- Họ quản lý nguồn tài nguyên như đất đai, nhà xưởng, sản
phẩm địa phương mà quá trình phát triển phải dựa vào đó.
- Kỹ năng, truyền thống, kiến thức và năng lực của họ là tiềm
năng chính để phát triển
- Sự cam kết của họ là sống còn (nếu như họ không ủng hộ một
kế hoạch nào, kế hoạch đó sẽ không thực hiện được).


7

- Hơn thế nữa, một cộng đồng càng phát triển và năng động, thì
càng có khả năng thu hút người dân ở lại, và giữ họ không di chuyển
đi nơi khác.
2.1.2.2. Phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng
Theo các phân tích ở trên thì vai trò của cộng đồng trong phát
triển nông thôn được xác định là rất quan trọng. Các nguồn lực cộng
đồng có thể huy động cho phát triển nông thôn cũng rất đa dạng.
Chính vì thế, những năm vừa qua, cách tiếp cận phát triển nông thôn
dựa vào cộng đồng được thực hiện phổ biến ở nhiều chương trình, dự
án phát triển nông thôn trên thế giới.
Phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng là phương pháp tiếp
cận dựa vào cộng đồng để phát triển các lĩnh vực khác nhau ở khu vực
nông thôn. Phương pháp tiếp cận phát triển nông thôn dựa vào cộng
đồng được nhiều chương trình dự án sử dụng phổ biến. Mỗi chương
trình dự án có mục tiêu riêng, có thể là nhằm tăng cường vai trò của
phụ nữ trong cộng đồng, phát triển hệ thống dịch vụ chăm sóc sức
khoẻ nhân dân, quản lý nguồn tài nguyên rừng, cải thiện chất lượng cơ

sở hạ tầng ở khu vực nông thôn…
Chính vì thế, có rất nhiều quan niệm khác nhau về phát triển
nông thôn dựa vào cộng đồng. Tuy nhiên, có một điểm chính vẫn còn
đang có nhiều tranh luận, đó là cách hiểu như thế nào là “dựa vào
cộng đồng”. Có ý kiến cho rằng, ở các nước đang phát triển, vấn đề
phát triển nông thôn là rất quan trọng do phần lớn dân cư sống ở khu
vực nông thôn và hoạt động chính là sản xuất nông nghiệp, vì thế rất
nhiều tổ chức khác nhau áp dụng các biện pháp phát triển cộng đồng
khác nhau đã được thực hiện tại các quốc gia này. Hầu hết những nỗ
lực hỗ trợ phát triển này được tạo ra từ phía bên ngoài cộng đồng (nhà
nước, tổ chức phi chính phủ, cơ quan nghiên cứu - phát triển) chứ bản


8

thân cộng đồng không tự tổ chức phát triển. Điều này tạo đặt ra vấn đề
là “sự tham gia” hay “dựa vàocộng đồng” nằm ở đâu? Nhiều câu hỏi
cũng được đặt ra về sự bền vững của những tác động phát triển này
cũng như câu hỏi về việc cộng đồng có được tăng cường sức mạnh để
tự ra quyết định của mình hay không.
Cũng có nhiều câu trả lời cho những tranh luận trên, trong đó
đáng chú là khái niệm phát triển nông thôn dựa vào nội lực cộng đồng
do Jody Kretzmann và John McKnight (1993) đưa ra. Đây là một cách
tiếp cận phát triển cộng đồng đề cao việc sử dụng những kỹ năng và
sức mạnh đã và đang hiện hữu ngay trong cộng đồng nông thôn hơn là
việc lôi kéo, trông chờ vào sự trợ giúp từ bên ngoài. Cụm từ “dựa vào
cộng đồng” ở đây đề cập đến tính chủ động, tự phát triển, trong đó
khuyến khích các thành viên trong cộng đồng tạo ra sự tiến triển cho
chính bản thân họ (capacity-driven), đối lập với cách tiếp cận truyền
thống là dựa theo nhu cầu (needs-driven) mà đã khiến cho cộng đồng

phụ thuộc vào các hỗ trợ bên ngoài.
2.1.3. Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển nông thôn
Trong phát triển nông thôn có sự tham gia của nhiều tác nhân
khác nhau. Những năm gần đây khái niệm phát triển nông thôn có sự
tham gia được sử dụng phổ biến trên thế giới (participatory rural
development). Hai tác giả Cohen và Uphoff (1979) cho rằng: “liên
quan đến phát triển nông thôn, sự tham gia bao gồm sự liên quan của
người dân vào quá trình ra quyết định, vào việc thực hiện các chương
trình, sự chia sẻ lợi ích có được từ chương trình phát triển, và hoặc
các cố gắng để đánh giá những chương trình như vậy”.
Các lĩnh vực tham gia thay đổi tuỳ theo mục tiêu của người
nghiên cứu. Tuy nhiên, việc ra quyết định luôn được xem là lĩnh vực
quyết định nhất cho bất kỳ mục tiêu nào và không được bỏ qua. Cohen


9

và Uphoff (1979) đã đưa ra khung phân tích để giám sát vai trò của sự
tham gia trong các dự án và chương trình phát triển. Họ thấy có 4 lĩnh
vực tham gia: (1) Ra quyết định; (2) thực hiện; (3) hưởng lợi; (4) đánh giá.
Trong khi đó, Finsterbusch và Wiclin (1987) nhận thấy dự án có
3 pha và 5 hình thức tham gia là: (1) Lập kế hoạch (nguyên gốc và
thiết kế); (2) thực hiện (thực hiện và thiết kế lại); (3) bảo dưỡng.
Khung phân tích Cohen và Uphoff có mục tiêu tham gia và khung
phân tích Finsterbusch và Wiclin có mục tiêu dự án, nhưng chúng tương
hợp để phù hợp với thực tế.
Trong nghiên cứu sự tham gia của địa phương về các hoạt động
phát triển ở nông thôn Thái Lan, Pong Quan (1992) quan sát thấy
tham gia bao gồm: Đóng góp, hưởng lợi, liên quan đến ra quyết định
và đánh giá.

Khi áp dụng vào thực tế, sự tham gia dường như thể hiện ở
nhiều dạng khác nhau. Sự tham gia là một khái niệm khó nắm bắt mà
sự phân biệt giữa các dạng khác nhau là không dễ dàng. Tuy nhiên
trong bản tóm tắt của các dự án phát triển của các quốc gia và các tổ
chức phi chính phủ, Oakley (1987) có gợi ý rằng ba dạng khác nhau
của sự tham gia trong thực tế là: Đóng góp, tổ chức và trao quyền.
- Tham gia đóng góp: Theo cách hiểu này, sự tham gia nhấn mạnh
đến sự tự nguyện hay các dạng khác của sự đóng góp của người dân nông
thôn để quyết định trước các chương trình và dự án. Ví dụ như các dự án
về y tế, cấp nước, lâm nghiệp, cơ sở hạ tầng và bảo tồn các nguồn tài
nguyên thiên nhiên chủ yếu nhằm vào sự đóng góp của người dân nông
thôn trong sự tham gia và thực sự là cơ sở để thành công.
- Tham gia tổ chức: Đã có các cuộc tranh luận rất lâu về phạm
vi của lý thuyết và thực tế phát triển rằng sự tổ chức là công cụ cơ bản
của sự tham gia. Rất ít người tranh luận về luận điểm này nhưng sẽ


10

không đồng ý về bản chất và phát triển của sự tổ chức. Sự phân biệt
giữa nguồn gốc của dạng tổ chức mà sẽ dùng như là phương tiện cho
sự tham gia, hoặc các tổ chức này được giới thiệu và hình thành bên
ngoài như HTX, Hội nông dân… Hay các tổ chức này xuất hiện và tự
cơ cấu mình như là kết quả của quá trình có sự tham gia. Cán bộ phát
triển nhìn nhận có nhu cầu lớn về hỗ trợ hình thành các tổ chức thích
hợp của người nông dân, tuy vậy chỉ khuyến khích để người dân nông
thôn tự quyết định bản chất và cấu trúc của tổ chức.
- Tham gia trao quyền: Khái niệm về sự tham gia như là sự áp
dụng trao quyền cho người dân đã được ủng hộ rộng rãi hơn trong
những năm gần đây. Tuy nhiên, đó là một khái niệm khó định nghĩa

và gây ra nhiều cách giải thích khác nhau. Một số coi trao quyền là sự
phát triển các kỹ năng và khả năng giúp người dân nông thôn quản lý
tốt hơn, có tiếng nói và đàm phán với hệ thống tổ chức, dịch vụ phát
triển hiện có, một số khác lại coi đó là cơ bản và cần thiết liên quan
đến cho phép người dân quyết định và tự thực hiện những việc mà họ
cho rằng cần thiết cho sự phát triển của mình [12].
2.1.4. Cơ chế chính sách huy động nguồn lực cộng đồng trong xây
dựng NTM
2.1.4.1. Cơ chế, chính sách phát triển nông thôn:
Cơ chế được hiểu là cách thức mà theo đó một quá trình được
thực hiện. Ở Việt Nam, từ “cơ chế” được dùng rộng rãi trong lĩnh vực
quản lý từ khoảng những năm 70 của thế kỷ trước, khi chúng ta bắt
đầu chú ý nghiên cứu về quản lý và cải tiến quản lý kinh tế, với nghĩa
như là những quy định về quản lý. Trong cuốn “Ba bàn tay: Thị
trường, nhà nước và cộng đồng - ứng dụng cho Việt Nam”, tiến sỹ
Đặng Kim Sơn nói đến cơ chế như là “một công cụ, phương pháp, giải


11

pháp để đạt mục tiêu điều chỉnh quan hệ xã hội của các tác nhân
trong xã hội”.
Ngày nay, từ “cơ chế” thường đi đôi với từ “chính sách”, thể
hiện những biện pháp của nhà nước để tác động tới xã hội (thông qua
pháp luật, thông qua các công cụ tiền tệ, các công cụ quản lý hành
chính khác, các công cụ kinh tế). Chính sách chính là động lực được
nhà nước hỗ trợ, cho phép hoặc cấm đoán.
Như vậy, “cơ chế, chính sách” nhấn mạnh đến nguyên tắc, cách
làm, luật chơi và các quan hệ ứng xử giữa các tác nhân. “Cơ chế,
chính sách” được thiết lập bởi các quy định chính thức (quy tắc,

luật pháp, hiến pháp) hoặc không chính thức (quy tắc ứng xử, các
hành vi đạo đức tự áp đặt) với các đặc tính buộc phải tuân thủ theo.
Đối với phát triển nông thôn, nói đến “cơ chế, chính sách” cần
quan tâm đến vai trò của Chính phủ và các tổ chức liên quan trong
phát triển nông thôn. Trong tài liệu “Chương trình Phát triển nông
thôn” của Chính phủ xuất bản năm 1996 có đề cập: Phát triển nông
thôn là một công tác phức tạp, nó đòi hỏi sự đóng góp của toàn dân,
của tất cả các tổ chức cũng như sự hỗ trợ của nhà nước; phát triển
nông thôn có sự hợp tác giữa Chính phủ và nhân dân; phát triển nông
thôn là công việc của chính người dân nông thôn với sự giúp đỡ tích
cực của Chính phủ.
Vai trò của Chính phủ trong phát triển nông thôn là vai trò lãnh
đạo. Chính phủ tổ chức, chỉ đạo và phối hợp hành động của hàng loạt
các cơ quan, tổ chức và các lợi ích, những người đóng góp cho quá
trình phát triển nông thôn to lớn này. Việc xây dựng cơ chế chính sách
cho xây dựng NTM cũng chính là một vai trò của Chính phủ [12].
2.1.4.2. Nguồn lực cộng đồng trong xây dựng NTM


12

Trong cuốn “Sổ tay hướng dẫn xây dựng NTM cấp xã” do Bộ
NN&PTNT xuất bản tháng 8 năm 2010, “nguồn lực cộng đồng” trong
xây dựng NTM gồm:
- Công sức, tiền của do người dân và cộng đồng tự bỏ ra để
chỉnh trang nơi ở của gia đình mình như: xây dựng, nâng cấp nhà ở;
xây dựng đủ 3 công trình vệ sinh; cải tạo, bố trí lại các công trình phục
vụ khu chăn nuôi hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn NTM; cải tạo lại vườn
ao để có thu nhập và cảnh quan đẹp; sửa sang cổng ngõ, tường rào đẹp
đẽ, khang trang,…

- Đầu tư cho sản xuất ngoài đồng ruộng hoặc cơ sở sản xuất tiểu
thủ công nghiệp, dịch vụ để có thu nhập cao.
- Đóng góp xây dựng các công trình công cộng của làng, xã
như: đường giao thông thôn, xóm; kiên cố hoá kênh mương; vệ sinh
công cộng…
Theo giải thích trong cuốn sổ tay này thì “nguồn lực” hay “nội
lực” của cộng đồng chính là những đóng góp bằng tiền và công sức
của người dân và cộng đồng. Cách hiểu này chưa thật đầy đủ vì ngoài
đóng góp bằng tiền và công sức, người dân và cộng đồng còn có thể
đóng góp cho xây dựng NTM bằng các nguồn lực khác như: đất đai,
các tài sản khác (nguyên vật liệu, cây cối, hoa màu, công trình), trí
tuệ, năng lực, sự tham gia ý kiến hoặc các mối quan hệ xã hội mà
người dân có được để tạo ra sự phát triển chung cho cộng đồng [14].
2.1.4.3. Cơ chế chính sách huy động nguồn lực cộng đồng tham gia
xây dựng NTM
Căn cứ các lý luận và định nghĩa đã phân tích ở trên, trong
phạm vi đề tài này, cơ chế chính sách huy động nguồn lực cộng đồng
tham gia xây dựng NTM là những cơ chế phát huy sự tham gia (tham
gia đóng góp, tham gia trao quyền, tham gia tổ chức…), trên quan


13

điểm tiếp cận dựa vào nội lực cộng đồng, để phát huy vai trò chủ thể
và sức mạnh của cộng đồng, phục vụ cho các lợi ích chung của cộng
đồng, hướng tới đạt mục tiêu xây dựng thành công mô hình NTM.
2.2. Một số cơ chế chính sách huy động sự tham gia của cộng đồng
ở Việt Nam
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Nước phải lấy dân làm
gốc. Gốc có vững, cây mới bền; xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”.

Người cũng rất tâm đắc với câu nói: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu;
khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Lời dạy của Bác khẳng định sức mạnh
to lớn của nhân dân không chỉ trong bảo vệ tổ quốc, mà còn trong công
cuộc xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Xác định vai trò quan trọng của nhân dân, Đảng và Nhà nước đã
có nhiều chủ trương, chính sách với phương châm chủ đạo: “Của dân,
do dân, vì dân”, “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, “nhà nước
và nhân dân cùng làm”, “lấy dân làm gốc”…[11]
Liên quan đến công tác huy động sự tham gia của người dân
trong các hoạt động phát triển nông thôn ở Việt Nam, có một số cơ
chế chính sách đáng chú ý sau đây:
2.2.1. Quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản
đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng
Ngày 16 tháng 04 năm 1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định
số 24/1999/NĐ-CP về quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng
các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ
tầng của các xã, thị trấn.
Nghị định xác định rõ một số vấn đề sau:
- Việc huy động các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để
đầu tư cơ sở hạ tầng (CSHT) phải do nhân dân bàn bạc và quyết định
trên cơ sở dân chủ, công khai, quyết định theo đa số.


14

- Mức độ huy động đóng góp của nhân dân, mức miễn, giảm
cho các đối tượng chính sách xã hội do nhân dân bàn bạc và quyết
định căn cứ vào thu nhập bình quân và khả năng đóng góp của nhân
dân trên địa bàn.
- Việc huy động đóng góp tự nguyện của nhân dân, quản lý và

sử dụng các khoản đóng góp đó để xây dựng CSHT của xã được thực
hiện theo phương thức nhân dân bàn và quyết định trực tiếp.
- Các xã thành lập Ban giám sát công trình để giám sát quá trình
huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân. Các
thành viên của Ban giám sát do nhân dân bàn và quyết định cử ra
trong số đại diện hộ gia đình trong xã.
- Hình thức huy động đóng góp của nhân dân có thể bằng tiền,
hiện vật hoặc ngày công lao động.
- Việc thi công công trình phải ưu tiên sử dụng lao động và lực
lượng thi công tại xã, chỉ mời thầu và tổ chức đấu thầu với lực lượng
thi công ngoài địa bàn xã trong trường hợp công trình đòi hỏi kỹ thuật
cao, tính chất phức tạp mà lực lượng của xã không đảm nhận được.
Có thể thấy, Nghị định 24 đã nêu rõ vai trò của nhân dân khi
được vận động tham gia đóng góp các khoản tự nguyện phục vụ xây
dựng CSHT ở địa phương. Khi đóng góp tiền của, sức lao động, người
dân được quyền thảo luận mức đóng góp, được quản lý các khoản
đóng góp của mình và được ưu tiên trực tiếp tham gia các hoạt động
xây dựng CSHT từ nguồn lực mà mình đóng góp [11].
2.2.2. Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng
Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng được ban kèm Quyết
định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18 tháng 04 năm 2005 của Thủ tướng
Chính phủ. Đây là một hoạt động tự nguyện của dân cư sinh sống trên
địa bàn xã nhằm theo dõi, đánh giá việc chấp hành các quy định về


15

quản lý đầu tư của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu
tư, ban quản lý dự án, các nhà thầu và đơn vị thi công dự án trong quá
trình đầu tư… Một số nét chính là:

- Quyền giám sát đầu tư của cộng đồng là quyền mà người dân
sinh sống trên địa bàn xã được giám sát các dự án đầu tư thông qua Ban
giám sát đầu tư của cộng đồng.
- UBND các cấp có trách nhiệm xem xét, giải quyết các vấn đề
thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật mà cộng đồng yêu cầu.
Ban giám sát của cộng đồng có trách nhiệm yêu cầu chủ đầu
tư, các nhà thầu báo cáo, giải trình, cung cấp thông tin làm rõ những
vấn đề mà cộng đồng có ý kiến.
- Chủ đầu tư có trách nhiệm công khai hoá thông tin về quản lý
đầu tư theo quy định của pháp luật, trả lời, giải trình, cung cấp các thông
tin khi cộng đồng yêu cầu.
Các quy định được nêu trong quy chế này hiện nay vẫn đang
được áp dụng trong Chương trình MTQG xây dựng NTM. Ở các xã
điểm cũng đã hình thành Ban giám sát của cộng đồng để giám sát các
hoạt động đầu tư xây dựng NTM. Quy chế này nêu rõ vai trò giám sát
của cộng đồng và trách nhiệm của các đơn vị liên quan. Tuy nhiên,
quy chế chưa đề cập đến năng lực giám sát của cộng đồng, đặc biệt
đối với các công trình kỹ thuật phức tạp, hoặc thù lao cho cộng đồng
khi tham gia giám sát. Vấn đề đặt ra là liệu cộng đồng có đủ khả năng
giám sát không, có được hướng dẫn, đào tạo để giám sát các hoạt
động đầu tư tại địa phương không, và có sẵn sàng tham gia giám sát
mà không có hỗ trợ kinh phí không…[11]
2.2.3. Quy chế dân chủ cơ sở
Nhằm đảm bảo quyền của nhân dân được biết, tham gia ý kiến,
quyết định, thực hiện và giám sát việc thực hiện dân chủ ở cấp xã, ngày


16

20 tháng 04 năm 2007, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh

số 34/2007/PL-UBTVQH11 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
Một số nội dung trong thực hiện dân chủ cơ sở là:
- Những nội dung phải công khai cho dân biết: Gồm 11 nội
dung như kế hoạch phát triển KT-XH, phương án chuyển dịch cơ cấu
kinh tế và dự toán, quyết toán ngân sách xãhàng năm; dự án, công
trình đầu tư và thứ tự ưu tiên, tiến độ thực hiện; việc quản lý và sử
dụng các loại quỹ, khoản đầu tư; chủ trương, kế hoạch vay vốn cho
nhân dân để phát triển sản xuất… Hình thức công khai có thể bằng
cách niêm yết tại trụ sở Hội đồng nhân dân, UBND xã, công khai lên
hệ thống truyền thanh, công khai thông qua trưởng thôn để báo đến
nhân dân.
- Những nội dung nhân dân bàn và quyết định trực tiếp là: Chủ
trương và mức đóng góp xây dựng CSHT, các công trình phúc lợi
công cộng trong phạm vi cấp xã, thôn do nhân dân đóng góp toàn bộ
hoặc một phần kinh phí và các công việc khác trong nội bộ cộng đồng
dân cư phù hợp với quy định của pháp luật.
- Những nội dung nhân dân bàn, biểu quyết để cấp có thẩm quyền
quyết định gồm hương ước, quy ước của thôn bản; bầu, miễn nhiệm, bãi
nhiệm trưởng thôn; bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Ban thanh tra
nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng.
- Những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan
có thẩm quyền quyết định gồm các dự thảo kế hoạch phát triển KTXH cấp xã; quy hoạch sử dụng đất; kế hoạch triển khai các chương
trình, dự án; dự thảo đề án thành lập mới, chia đơn vị hành chính…
- Những nội dung nhân dân giám sát gồm tất cả các hoạt động
mà chính nhân dân được biết qua công khai, những hoạt động dân bàn
và quyết định, biểu quyết hoặc tham gia ý kiến.


17


Như vậy, theo Pháp lệnh thực hiện quy chế dân chủ cơ sở,
người dân được biết công khai tất cả các chương trình, kế hoạch phát
triển ở địa phương mình sinh sống, được tham gia bàn và quyết định,
được tham gia góp ý kiến và được giám sát mọi hoạt động mà mình có
quyền tham gia. Pháp lệnh cũng nêu rõ trách nhiệm của chính quyền,
cán bộ, công chức xã, thôn của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
và của nhân dân trong việc thực hiện dân chủ ở cấp xã [11].
2.2.4. Cơ chế huy động sự tham gia của cộng đồng trong chương
trình thí điểm xây dựng NTM thời kỳ CNH-HĐH
Chương trình thí điểm xây dựng NTM thời kỳ CNH-HĐH do
Ban bí thư chỉ đạo thực hiện tại 11 xã điểm trong 3 năm (2009 2011), nhằm xây dựng các xã điểm trở thành mô hình thực tế về
NTM, đồng thời thử nghiệm đổi mới một số cơ chế, chính sách không
phù hợp với phương pháp tiếp cận xây dựng NTM dựa vào nội lực
cộng đồng như cơ chế quản lý sử dụng vốn ngân sách hỗ trợ, cơ chế
quản lý xây dựng cơ bản… Trên cơ sở đó tổng kết rút kinh nghiệm về
nội dung, cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy nhanh, đảm bảo tính nhân
rộng của mô hình khi thực hiện chương trình MTQG trên phạm vi cả nước.
Phương châm thực hiện mô hình NTM cấp xã là dựa vào nội lực
của cộng đồng địa phương. Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần trực tiếp cho
các xã điểm để phát huy sự đóng góp của người dân và cộng đồng. Các
hoạt động cụ thể của từng mô hình thí điểm do chính người dân ở mô hình
tự đề xuất và thiết kế trên cơ sở bàn bạc dân chủ, công khai và quyết định
thông qua cộng đồng. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo,
tổ chức điều hành quá trình hoạch định và thực thi chính sách, cơ chế, tạo
hành lang pháp lý, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, nguồn lực, tạo điều kiện, động
viên tinh thần… Cho người dân thực hiện vai trò làm chủ thông
qua cộng đồng.



×