Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bài tập học kỳ môn Lịch sử văn minh thế giới 8,5 điểm: Những thành tựu và công trình kiến trúc tiêu biểu của Trung Quốc cổ trung đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.78 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................2
NỘI DUNG...............................................................................................................2
I. Đặc điểm của kiến trúc Trung Quốc cổ trung đại..................................................2
II. Một số thành tựu và công trình kiến trúc tiêu biểu của Trung Quốc cổ trung đại 3
1. Vạn Lý Trường Thành.......................................................................................3
2. Tử Cấm Thành....................................................................................................5
3. Phật tự và đạo quán............................................................................................6
4. Kiến trúc cho kiếp sau........................................................................................7
KẾT LUẬN...............................................................................................................9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................9
PHỤ LỤC................................................................................................................10


MỞ ĐẦU
Trung Quốc là một trong những nơi sớm xuất hiện nền văn văn minh thời
cổ trung đại. Trong hàng ngàn con sông lớn nhỏ ở Trung Quốc, có hai con sông
quan trọng nhất là Hoàng Hà và Trường Giang (Dương Tử), hai com sông này đã
trở thành biểu tượng cái nôi của nền văn minh Trung Quốc. Hai con sông này đều
chảy theo hướng tây đông và hàng năm đem phù sa về bồi đắp cho những cánh
đồng ở phía đông Trung Quốc. Trung quốc cổ đại là một nơi sớm có loài người cư
trú, vì thế cùng với sự biến động của dòng chảy lịch sử cùng với những đóng góp
sáng tạo của các thế hệ người dân Trung Quốc, họ đã tạo nên một nền văn hóa vô
cùng rực rỡ so với thế giới đương thời trong đó phải kể đến những thành tựu về
nghệ thuật kiến trúc. Nghệ thuật kiến trúc của văn minh Trung Quốc thời cổ trung
đại có những nét độc đáo, đặc sắc bao gồm các loại như: kiến trúc nhà ở, thành
quách, cung điện, lăng mộ, đàn miếu, phòng ngự….

NỘI DUNG
I. Đặc điểm của kiến trúc Trung Quốc cổ trung đại
Kiến trúc Trung Quốc cổ trung đại chủ yếu được cấu thành từ gỗ và đá kết


cấu “ tứ hợp diện”. Trên bức tường hay trần nhà thì thường được gia công cá tác
phẩm điêu khắc.
Như đã nói, kiến trúc Trung Quốc cổ trung đại rất phong phú, đặc sắc, bao
gồm các thể loại như: kiến trúc nhà ở, thành quách, cung điện, lăng mộ, đàn miếu,
phòng ngự…. Những kiến trúc cổ đạinày sinh ra và lớn lên trong nền văn hóa
truyền thống cuả Trung Quốc ( từ thế kỷ II TCN đến giữa thế kỷ XIX )đã hình
thành một hệ thống khép kín độc lập, có giá trị thẩm mỹ và trình đọ công nghệ cao


hàm chưa ý nhân văn sâu sắc. Nghệ thuật kiến trúc Trung Quốc cổ trung đại là một
hệ thống độc đáo có lịch sử lâu dài nhất, phân bố địa vực rộng lớn nhất, phong
cách rõ rệt nhất trên thế giới, ảnh hưởng trực tiếp đối với kiến trúc cổ Nhật, Triều
Tiên và Việt Nam. Sau thế kỷ XVII, còn ảnh hưởng tới kiến trúc Châu Âu.
Trung Quốc đất đai rộng lớn, nhiều dân tộc, người Trung Quốc trước kia
căn cứ vào điều kiện tự nhiên, địa lý khác nhau, sáng tạo ra kiến trúc cổ đại với
phương thức kết cấu khác nhau và phong cách nghệ thuật khác nhau. Tại lựu vực
song Hoàng Hà ở miền bắc, người ta dùng gỗ và hoàng thổ xây nhà để chống lại
giá lạnh và gió tuyết; còn ở miền nam, họ dùng thêm tre và lau sậy để tránh ẩm ướt
và tăng cường lưu thông không khí, có một số nơi còn dựng nhà sàn.
Nghệ thuật kiến trúc Trung Quốc đặt nền tảng bởi triết lý về vũ trụ, phong
thủy và nhân sinh, trong mỗi công trình xây dựng ( nhà, vườn, lầu các, đền chùa
cho đến miếu mộ….) phải hài hòa với thiên nhiên. Người xây dựng luôn phải nắm
được hình thể toàn cảnh của vùng đất, sự hiện diện của bất kỳ ao, hồ, khe suối nào
đó, kiểu dáng và số lượng của các loài thảo mộc đã được nghiên cứu rồi sau đó
mới bố trí việc xây dựng cho thật hòa hợp với tự nhiên.
II. Một số thành tựu và công trình kiến trúc tiêu biểu của Trung Quốc cổ
trung đại
Khi nói đến những thành tựu về kiến trúc Trung Quốc cổ trung đại phải kể
đến một số công trình kiến trúc tiêu biểu sau:
1. Vạn Lý Trường Thành

“Bất đáo Trường Thành phi hảo hán” là câu nói cửa miệng của người Trung
Quốc. Vạn lý Trường Thành (tức Trường Thành) là công trình kiến trúc vĩ đại nhất,
là một trong những biểu tượng mạnh mẽ nhất của Trung Quốc, và là niềm tự hào
của dân tộc này. Trường Thành bắt đầu từ ải quan Gia Dụ (Cam Túc) ở phía tây,


uốn khúc chập chùng chạy sang phía đông đến ải quan Sơn Hải (Hà Bắc). Trường
Thành đã xuất hiện trước khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc. Nó nguyên
là các bức tường của các nước thời Chiến Quốc dùng ngăn giặc. Trong trận chiến
cổ đại, quân dội dựa vào kỵ binh, bộ binh, và chiến xa (ngựa kéo). Do đó các tường
thành này rất quan trọng để ngăn chặn quân địch. Trước khi Tần thống nhất Trung
Quốc, tường thành của nước Tần bắt đầu từ Lâm Triệu (huyện Mân, Cam Túc ngày
nay) ở phía tây, chạy qua Cố Nguyên ở đông bắc và đến Hoàng Hà. Tường thành
của nước Triệu từ Cao Quyết (huyện Lâm Hà, Nội Mông ngày nay) chạy đến đất
Đại (huyện Úy, Hà Bắc ngày nay). Và tường thành của nước Yên từ Tạo Dương
(Độc Thạch, Sơn Hà Bắc ngày nay) chạy đến Liêu Đông. Sau khi Tần Thủy Hoàng
thống nhất 6 nước năm 221 TCN, ông cho gia cố các tường thành cũ và xây nối
liền chúng với nhau.
Năm 221 TCN, vừa mới thống nhất Trung Quốc, Tần Thuỷ Hoàng Đế sai
tướng Mông Điềm kéo quân đánh Hung Nô, chiếm cứ vùng Hà Nam. Để ngừa
Hung Nô tiến xuống phía nam, vua Tần sai xây dựng thêm và gia cố ba tường
thành cũ (của Tần, Triệu, và Yên). Việc này cũng do tướng Mông Điềm chỉ huy coi
sóc trong mười năm, huy động rất nhiều công sức lao động của quân lính, dân
chúng, và phạm nhân. Ngoài việc nối liền ba tường thành cũ, vua Tần cho mở rộng
thêm về hướng bắc. Những triều đại về sau (trừ đời Thanh) đều góp phần gia cố tu
bổ thêm Trường Thành.
Đến đời Hán, Trường Thành được nối dài
sang phía tây đến ải quan Ngọc Môn, để phòng bị giặc từ phía Tây Vực. Dọc theo
Trường Thành có nhiều trại quân và nhiều tháp canh gọi là phong hoả đài. Chế độ
biên phòng này rất nghiêm nhặt. Nếu thấy giặc, ban ngày thì đốt khói, ban đêm thì

đốt lửa báo tin cho nhau, từ xa mấy trăm dặm quân cứu viện có thể đến ngay được.
Đời Nam Bắc Triều, vua Tuyên Vũ Đế của Bắc Nguỵ cho xây thêm một
đoạn thành 1000 km từ phía tây sang đông, tức là từ Ngũ Nguyên (thuộc Nội Mông


ngày nay) đến Xích Thành (thuộc Hà Bắc ngày nay). Đời Bắc Tề cũng tu sửa
Trường Thành, đặt thêm các trạm biên phòng nơi xung yếu. Đời Tùy huy động
trăm vạn nhân công tu bổ Trường Thành để chống rợ Đột Quyết.
Sau khi triều đại Nguyên sụp đổ, biên giới phía bắc không an ninh, phía
đông bắc có giặc Nữ Chân quấy phá, do đó triều đình nhà Minh đã tu bổ Trường
Thành một cách qui mô để ngăn ngừa giặc tràn xuống phía nam. Việc tu bổ này
tiến hành suốt 100 năm. Trường Thành đời Minh dài 6 ngàn km, chạy dài từ ải
quan Gia Dụ đến Áp Lục giang. Dọc theo Trường Thành, triều đình nhà Minh đặt 9
trại quân đồn trú tại Cam Túc, Cố Nguyên, Ninh Hạ, Diên Tuy, Thái Nguyên, Đại
Đồng, Tuyên Phủ, Bào Châu, và Liêu Đông. Đến đời Thanh, vì giai cấp thống trị là
người Mãn Châu, tức là đối tượng từng bị Trường Thành cản trở trong các triều đại
trước, do đó họ không quan tâm tu bổ Trường Thành.
2. Tử Cấm Thành
Quy mô to lớn, phong cách đẹp mắt, kiến trúc rộng lớn, bày biện sang
trọng, Tử Cấm Thành là viên ngọc vĩ đại của kiến trúc Trung Quốc. Nằm giữa lòng
thành phố Bắc Kinh sầm uất, Tử Cấm Thành (còn gọi là CốCung) như một kì quan
đẹp vĩnh hằng cùng với thời gian, ghi dấu ký ức oai hùng của một thời đại vàng
son huy hoàng mà hơn 24 vị hoàng đế nhà Minh và Thanh đã ngự trị suốt từ khi
hoàn tất vào năm 1421 cho đến năm 1925.
Tử Cấm Thành ngày nay là bảo tàng viện lớn nhất trên thế giới, cất giữ
các báu vật nghệ thuật quan trọng nhất của người Trung Quốc, cổ vật và hội họa.
Hàng năm, Cố Cung này có đến 10 triệu lượt khách tham quan. Năm 1987, Unesco
tuyên bố Tử Cấm Thành là một trong những di sản văn hóa thế giới. Với tổng diện
tích hơn 250.000 m2, Tử Cấm Thành là một tổ hợp cung điện gồm 9.999 phòng
được bao bọc bởi bức tường thành cao 11m, dài 3.400 m với hào sâu và 4

vọng gác ở 4 góc thành, gồm 4 cổng chính dẫn vào thành. Tất cả mọi kiến trúc đều


được quy tụ chung thành ba đại điện : Thái Hoà, Trung Hoà, Bảo Hoà và được chia
làm hai khu: ngoại triều và nội triều. Tất cả mọi công trình từ mái vòm, cột nhà,
nền nhà đến hoa văn trang trí trên tường, cửa ra vào... đều như được chăm chút
hoàn hảo đến từng chi tiết.
3. Phật tự và đạo quán
Chùa chiền (phật tự) Trung Quốc xuất hiện từ khi Phật giáo du nhập vào
đất nước này. Ban đầu Hán Minh Đế cho xây riêng một toà nhà ở Lạc Dương để
hai cao tăng Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan làm chỗ cư ngụ và tàng trữ kinh
Phật. Vì kinh phật ban đầu được chở bằng ngựa trắng chở sang, nên chùa được đặt
tên là Bạch Mã tự.
Khi Phật giáo phát triển, các chùa mọc lên rất nhiều, bố cục kiến trúc chùa
còn ảnh hưởng theo kiểu kiến trúc qua các dinh phủ quan lại đời Hán (một số quan
lại đã hiến nhà làm chùa). Theo cấu trúc này, cổng vào nằm trên trục nam bắc, cách
một khoảng sân lại có toà điện, xung quanh là hành lang. Bố cục thông thường của
quần thể này là: Cổng chính có ba cửa nhỏ. Bước qua cổng thì thấy ngay một điện
thứ nhất (Thiên Vương Điện, có gác chuông hai bên). Kế đó là lớp điện chính (Đại
Hùng Bảo Điện), gồm đại điện thờ chư phật; sau đại điện là pháp đường để thuyết
pháp giảng kinh. Hai bên pháp đường là trai đường và thiền đường. Nơi ở của
phương trượng (sư trụ trì), nhà kho, nhà bếp, nhà tắm, và nhà tiếp khách thì thiết kế
xung quanh.
Quần thể kiến trúc chùa theo kiểu Ấn Độ còn có tháp đá. Kiểu kiến trúc
này du nhập vào Trung Quốc qua ngả Trung Á. Khi tháp xuất hiện tại Trung Quốc
(có lẽ cuối đời Hán), thì tháp có dáng cao và thon thả. Tháp có khoang rỗng để đặt
tượng phật. Khi tháp được bản địa hoá thì nó thay đổi kiểu dáng, có nhiều tầng lầu,
vừa có thể để tượng phật vừa có thể đứng ngắm cảnh. Các tháp thông thường có 7



tầng (cũng có khi 9 hay 11 tầng) xây dựng trên nền cao, các tầng dưới thì cao và to,
các tầng trên thì thu nhỏ dần.
Tháp đời Nam Bắc Triều có tầng trệt cao rộng, các tầng trên rất thấp là khít
nhau. Tháp đời Đường bằng gạch hay gỗ, phổ biến là tháp hình vuông, lục giác, và
bát giác. Tháp bát giác thịnh hành sau đời Đường. Đời Tống, tháp bằng gạch và
xây đặc ruột. Sang đời Nguyên do Phật giáo Tây Tạng hay Lạt Ma giáo thịnh hành,
tháp Lạt Ma giáo xuất hiện cũng nhiều; kể cả trong đời Minh và đời Thanh cũng
vậy.
Các đạo quán có rất nhiều khắp nơi của Trung Quốc. Quan trọng nhất
là Bạch Vân Quán tại Bắc Kinh. Bạch Vân Quán ở phiá ngoài cửa tây của Bắc
Kinh, là tổ đình của Toàn Chân phái, nổi tiếng là “Thiên hạ đệ nhất tùng lâm”. Tên
ban đầu của nơi này là Thiên Trường Quán, xây dựng năm 722 theo sắc lệnh của
Đường Huyền Tông. Đời Kim, giặc Khiết Đan phương bắc kéo xuống phương nam
đánh phá, Thiên Trường Quán bị hủy hoại nặng nề. Năm 1167 Kim Thế Tông sắc
lênh trùng tu, đặt tên lại là Thập Phương Đại Thiên Trường Quán. Năm 1202, đạo
quán bị đốt cháy, Kim Chương Tông ban sắc lệnh trùng tu năm 1203, đổi tên là
Thái Cực Điện, rồi lại đổi thành Thái Cực Cung.
4. Kiến trúc cho kiếp sau
Việc mai táng là một trong những nét cơ bản của văn minh Trung Quốc.
Những gì khai quật được ở lăng mộ vua chuá đời Thương ở An Dương và lăng mộ
Tần Thuỷ Hoàng Đế ở Lâm Đồng (Tây An) khiến người ta phải kinh ngạc. Trước
khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc, người Trung Quốc không có quan niệm về
tái sinh, luân hồi, và kiếp sau. Họ quan niệm sau khi chết linh hồn sẽ «sống» ở cõi
âm. Quan niệm này khiến họ phải tuỳ táng những đồ vật cho người quá cố hưởng
thụ như thể người đó còn sống ở cõi dương. Những vật tùy táng này gọi là minh
khí.


Mặc dù kiến trúc cổ đại trên mặt đất thường là kết cấu gỗ, kiến trúc cho
các mộ thất thì bằng đất, gạch, và đá. Những gia đình giàu có xây các ngôi mộ nhỏ

bé hơn các ngôi mộ vua chuá, nhưng cũng có đủ cả các đồ minh khí (vật tùy táng)
y hệt như những vật mà người quá cố đã dùng lúc sinh tiền.
Bắc Kinh trở
thành kinh đô dưới các triều đại Nguyên, Minh, Thanh. Các vua chuá đời Nguyên
vốn là dân tộc du mục, cho nên họ không xây những lăng mộ vĩ đại và huy hoàng
tráng lệ như các vua đời Minh và đời Thanh. Sự khác biệt này xuất phát từ quan
điểm khác nhau về cái chết. Dân du mục sống trên thảo nguyên, họ cho rằng họ sinh
ra từ đất. Cho nên họ chấp nhận cái chết đơn giản: người chết được đặt vào thân
cây nam mộc khoét rỗng, rồi sau đó được chôn dưới đất cỏ. Chẳng bao lâu sau đó cỏ
mọc lấp đầy, xoá đi dấu vết của ngôi mộ. Ngược lại, các vua đời Minh và đời Thanh
tin vào kiếp sau – một đời sống khác sau khi chết – cho nên người chết sẽ “sống”
một cuộc sống tương tự như trên dương thế. Do đó họ xây những lăng mộ vĩ đại.
Thập Tam Lăng là quần thể lăng mộ 13 vua đời Minh (1368-1644), cách
Bắc Kinh 50 km về phía tây bắc. Thập Tam Lăng được xây dựng từ năm 1409 cho
đến 1644, rộng trên 40 km vuông với tường thành bao bọc dài 40 km. Mỗi lăng mộ
toạ lạc trên một gò cao và nối với lăng mộ khác bằng lối đi gọi là “thần đạo”. Hai
bên thần đạo có hai hàng tượng lính gác, lạc đà, voi, và quái thú bằng đá để canh giữ
lăng. Cổng đá vào lăng xây năm 1540, cao 14 mét, và rộng 19 mét.
Nhìn chung các công trình kiến trúc này mang đậm nét văn hóa Trung Hoa
tạo nên những giá trị lịch sử hết sức sâu sắc, ghi nhận các bước phát triển của văn
minh Trung Quốc, khẳng định sức sang tạo của con người và làm phong phú thêm
kho tang kiến thức của nhân loại.


KẾT LUẬN
Nhìn lại toàn bộ quá trình lịch sử của nền văn minh trung quốc và những
thành tựu kiến trúc đã đạt được, có thể thấy kiến trúc Trung Quốc cổ trung đại đã có
giá trị khích lệ, cổ vũ cho các nền văn minh khác trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Qua các thành tựu về kiến trúc trên ta càng thấy rõ hơn sự sáng tạo về nghệ thuật đã
đạt tới đỉnh cao của người dân Trung. Qua một khoảng thời gian khá dài, dù bị tàn

phá bởi tự nhiên, chiến tranh nhưng các công trình này vẫn giữ được nét độc đáo rất
riêng, đi vào tiềm thức của người dân Trung Quốc nói riêng và toàn nhân loại nói
chung.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Lịch sử Văn minh thế giới _ NXB giáo dục
2. ( Truy cập ngày 26/ 04/ 2018| 20:30)
3. ( Truy cập ngày 26/
04/ 2018| 20:32)
4. ( Truy cập ngày 26/ 04/ 2018| 20:35)


PHỤ LỤC
Vạn Lý Trường Thành

Tử Cấm Thành



×