Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN giup hoc sinh 6,7 hoc tot toan luy thua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.84 KB, 24 trang )

Kinh nghiệm thiết kế và ứng dụng BGĐT vào dạy học môn Toán 6,7

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIÊN HẢI
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ AN SƠN

“ GIÚP HỌC SINH GIỎI HỌC
TỐT CHỦ ĐỀ LŨY THỪA NÂNG
CAO – TOÁN 6 -7
TRƯỜNG THCS AN SƠN”

Người viết: Võ Thị Thúy Loan
Chức vụ: Giáo viên

NĂM HỌC: 2017-2018

Võ Thị Thúy Loan

1


Kinh nghiệm thiết kế và ứng dụng BGĐT vào dạy học môn Toán 6,7
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.Bối cảnh của đề tài
Đề tài: “ GIÚP HỌC SINH GIỎI HỌC TỐT CHỦ ĐỀ LŨY THỪA NÂNG
CAO – TOÁN 6 -7TRƯỜNG THCS AN SƠN” được thực hiện tại trường THCS
An Sơn, Kiên Hải, Kiên Giang.
Thời gian thực hiện : học kỳ 1 năm học 2017 -2018.
Nội dung của đề tài “ giúp học sinh giỏi học tốt chủ đề lũy thừa nâng cao
môn Toán 6 – 7”.
2.Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, nền GD của nước ta không ngừng thay đổi . Chất


lượng giảng dạy và giáo dục của địa phương không ngừng được nâng lên. Số
lượng HS khá giỏi bộ môn Toán cũng ngày một tăng lên. Bên cạnh đó số lượng
HS yêu thích bộ môn Toán cũng khá đông. Các em cần được nâng cao và mở
rộng kiến thức hơn chứ không đơn thuần là kiến thức cớ bản theo sách giáo khoa
để các em có thể tham gia nhiều hơn các cuộc thi HS giỏi, thi toán qua mạng….
Đặc điểm địa phương là vùng biển đảo xa xôi, điều kiện sách tham khảo
,sách nâng cao rất hạn chế, các em không có điều kiện trang bị thêm sách nâng
cao cho mình. Mặt khác khi tham khảo qua mạng các bài toán thì các em chưa
biết lựa chọn chủ đề thích hợp và chưa hệ thống hết được hệ thống kiến thức của
chủ đề…
Trong quá trình dạy kiến thức mới cho HS ( đặt biệt là khi trong lớp có
nhiều HS khá giỏi của bộ môn) mà GV chỉ truyền đạt kiến thức đơn thuần theo
SGK thì sẽ gây nhàm chán, HS thiếu hứng thú và có thể làm việc riêng khi bài
toán quá đơn giản. Vì vậy đòi hỏi GV phải hướng dẫn mở rộng kiến thức cho
HS thông qua các ví dụ nâng cao cùng dạng, khác dạng… để HS thấy hứng thú
hơn yêu thích hơn trong giờ học. Qua đó trang bị thêm kiến thức và kĩ năng giải
bài toán nâng cao để tạo nguồn HS giỏi cho các năm sau.
Từ đó thấy rằng nhiệm vụ đặt ra cho GV là rất quan trọng. Tuy nhiên vấn
đề muốn nói ở đây là hệ thống các bài tập và phương pháp giải các bài tập sau
cho phù hợp với HS và nội dung đó thế nào để đáp ứng yêu cầu đặt ra. Và một
yêu cầu cấp bách là GV phải tự học tự sáng tạo, mạnh dạn đưa vào giảng dạy .
Võ Thị Thúy Loan

2


Kinh nghiệm thiết kế và ứng dụng BGĐT vào dạy học môn Toán 6,7
Là một GV, được phân công giảng dạy môn Toán khối 6, khối 7. Bản thân
tôi thấy mình cần không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, thay
đổi PP để nâng cao chất lượng bộ môn và việc dạy học môn toán được thực hiện

tốt hơn. Vì vậy tôi đã lựa chọn chuyên đề này để làm tài liệu giảng dạy và trao
đổi với đồng nghiệp. Rất mong được sự quan tâm góp ý của quý thầy cô.
3.Phạm vi và đối tượng của đề tài
Đề tài được thực hiện đối với HS khối 6 -7 trường THCS An Sơn – Kiên
Hải – Kiên Giang.. Đề tài tập trung nghiên cứu một số dạng toán lũy thừa nâng
cao và phương pháp giải...nhằm giúp học sinh khá giỏi củng cố và nâng cao
kiến thức, tạo tiền đề tốt cho việc bồi dưỡng nguồn học sinh giỏi toán cho
trường trong các năm sau góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn.
Một số kinh nghiệm này được tích lũy trong quá trình nghiên cứu tài liệu, sách
nâng cao, qua mạng và quá trình soạn giảng ở trường THCS An Sơn.
4.Mục đích của đề tài
Với mục đích chung là nâng cao chất lượng dạy học của bộ môn phụ trách
và tìm ra phương pháp giảng dạy mới tạo hứng thú hơn trong học tập cho HS
nhằm phát huy được tính tích cực chủ động của HS trong việc tiếp thu kiến thức.
Đồng thời để nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
Mặt khác, đây là vấn đề thực tế gây không ít khó khăn cho bản thân và
nhiều GV trong quá trình soạn giảng môn toán bằng phần mềm Powerpoint
nhưng trong thời gian qua tôi chưa thấy có tài liệu nghiên cứu về chương này
một cách hoàn chỉnh, do đó tôi mạnh dạn chọn vấn đề này để nghiên cứu.
5.Sơ lược những điểm mới cơ bản nhất trong kết quả nghiên cứu
Qua thời gian nghiên cứu và thực hiện việc giảng dạy bằng máy chiếu với
sự hỗ trợ của phần mềm Powerpoint tôi nhận thấy được một số điểm mới cơ bản
nhất như sau:
Thứ nhất, đề tài chỉ ra những kinh nghiệm cụ thể để soạn giảng giáo án
trình chiếu bằng phần mềm Microsoft Powerpoint nhanh và hiệu quả.

Võ Thị Thúy Loan

3



Kinh nghiệm thiết kế và ứng dụng BGĐT vào dạy học môn Toán 6,7
Thứ hai, thông qua việc tìm hiểu áp dụng GV tích lũy được một thư viện
nhỏ mà trong đó tập hợp những dữ liệu là bài giảng, hình ảnh,... cần thiết cho
việc soạn giảng môn Toán 6,7 sau này.
Thứ ba, là thái độ của HS đối với môn học dần thay đổi theo hướng tích
cực. HS thích học tập toán hơn, tập trung hơn, hiệu quả dạy học cao hơn.
6.Khẳng định tính sáng tạo về khoa học và thực tiễn của vấn đề
Về mặt khoa học, đề tài giúp GV nắm vững hơn cách soạn giảng bằng
phần mềm Microsoft Powerpoint.
Về mặt thực tiễn, đề tài giúp GV soạn giảng nhanh hơn; áp dụng giảng
dạy hiệu quả hơn.
II.PHẦN NỘI DUNG
1.Cơ sở lý luận của vấn đề
Trong những năm qua, cùng với nhu cầu phát triển của đất nước thì ngành
GD cũng không ngừng đổi mới để hòa nhập cùng xu thế. Một yêu cầu cấp bách
đặt ra đối với ngành GD là phải đổi mới toàn diện từ chương trình SGK, cách
đào tạo GV, PP truyền đạt cho HS, … một sự thay đổi lớn nữa đó là sự đầu tư
của nhà nước cho ngành GD ngày càng nhiều hơn, cơ sở vật chất, trang thiết bị
ngày càng hoàn thiện hơn. Trong các thiết bị dạy học mới thì thiết bị có thể xem
là hiện đại đó là máy tính, máy chiếu Projecter…
Năm học 2012 -2013, Bộ GD đã nêu rõ những định hướng đổi mới PP
giáo dục đó là: “ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), sử dụng
trang thiết bị hiện đại để giảng dạy.
CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kĩ
thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lí, lưu trữ và trao đổi thông
tin số.(Luật CNTT dược Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa 11, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 22 tháng 6 năm 2006). CNTT có tác động
mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học. Các
định hướng ứng dụng CNTT trong dạy học là:

-Xây dựng phần mềm công cụ hỗ trợ GV thiết kế bài giảng điện tử
(BGĐT).
Võ Thị Thúy Loan

4


Kinh nghiệm thiết kế và ứng dụng BGĐT vào dạy học môn Toán 6,7
-Xây dựng tư liệu giáo dục
-Hướng dẫn GV thiết kế BGĐT từ các phần mềm công cụ.
Tình hình giảng dạy thực tế của nhà trường cho thấy phương pháp dạy
học sử dụng BGĐT đem lại sự hứng thú và hiệu quả học tập của HS.
2.Thực trạng vấn đề
2.1 Thực trạng chung.
Qua thời công công tác và giảng dạy ở trường THCS An Sơn với bộ môn
phụ trách là toán 6 – toán 7. Qua các năm, bản thân nhận thấy chất lượng bộ
môn vẫn còn thấp chưa đáp ứng tốt yêu cầu đặt ra. Đa số HS cho rằng môn Toán
khô khan, khó tiếp thu, thiếu hình ảnh thực tế.
Kết quả khảo sát HS khối 6,7 trường THCS An Sơn cho thấy có hơn 70%
HS không thích học môn Toán. Tuy nhiên khi học với BGĐT thì hơn 80% HS
nói là thích.
Mức độ Rất thích

Thích

Không

Rất không
thích
9%

0%

Nội dung khảo sát
Thái độ học tập môn

7%

16%

thích
68%

Toán
Thái độ học Toán bằng

31%

54%

15%

BGĐT
Kết quả giảng dạy môn Toán khối 6 năm học 2011-2012 cho thấy chất
lượng giảng dạy còn chưa cao, cụ thể:
Giỏi
9,8%

Năm học

Khá

26,2%

TB
39,4%

Yếu kém
24,6%

2011-2012
2.2 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình soạn giảng BGĐT.
Qua giảng dạy và tìm hiểu tôi nhận thấy một số thuận lợi và khó
khăn trong việc soạn giảng môn Toán bằng máy chiếu, cụ thể như sau:
2.2.1

Thuận lợi

Võ Thị Thúy Loan

5


Kinh nghiệm thiết kế và ứng dụng BGĐT vào dạy học môn Toán 6,7
- Sự quan tâm của BGH nhà trường đến việc đổi mới PP, luôn tạo điều kiện để
giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, áp dụng PP giảng dạy mới.
BGH đã tổ chức các buổi tập huấn cho GV chưa có kinh nghiệm trong soạn
giảng trình chiếu.
- GV tích cực tìm hiểu ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
- HS hứng thú với cách học mới. Thông qua hình ảnh động, màu sắc, âm thanh,
… HS tiếp thu bài nhanh hơn.
Khi dạy trình chiếu GV ít hoạt động hơn, nói ít hơn, có nhiều thời gian hơn để

kiểm tra việc làm bài của HS.
2.2.2 Khó khăn
Đây là cách dạy và học mới đối với cả GV và HS nên gây không ít khó
khăn cho GV và HS:
Thứ nhất là về cơ sở vật chất, trang thiết bị: trường chỉ có một máy chiếu
và không có máy tính phục vụ riêng cho việc dạy máy chiếu. Khi dạy một tiết
học trình chiếu cần rất nhiều thiết bị, đồ dùng dạy học ( máy tính, máy chiếu, bút
điều khiển, bảng phụ, đồ dùng dạy học cho bộ môn…). Mặt khác, điện phục vụ
cho việc giảng dạy còn hạn chế. Vì vậy GV cũng gặp không ít khó khăn
Thứ hai là đối với HS: do mới tiếp xúc với cách học mới nên khó khăn
lớn nhất của các em là không biết cách ghi chép như thế nào, không biết nên tập
trung quan sát với đối tượng nào trên màn hình.
Thứ ba là về phía GV: Do mới tiếp xúc với máy chiếu projecter nên GV
chưa nắm hết cách sử dụng vì thế GV chưa mạnh dạn trong giảng dạy. Bên cạnh
đó GV chưa được học qua các lớp đào tạo về ứng dụng công nghệ thông tin, và
soạn giảng trình chiếu mà do tự học qua tài liệu, qua đồng nghiệp… nên còn
thiếu kinh nghiệm, chưa nắm được quy trình trong soạn giảng một tiết giáo án
trình chiếu bằng phần mềm Microsoft powerpoint nên mất nhiều thời gian khi
thiết kế. Ngoài ra cũng gặp các khó khăn trong việc thể hiện nội dung trên các
slide trình chiếu như nội dung, hình ảnh, màu sắc, cỡ chữ, hình vẽ,..., cách tạo
các hiệu ứng,...
Võ Thị Thúy Loan

6


Kinh nghiệm thiết kế và ứng dụng BGĐT vào dạy học môn Toán 6,7
3.Các biện pháp
3.1/ Về trang thiết bị.
Đối với trang thiết bị còn thiếu, GV chủ động tham mưu đề xuất với BGH

kịp thời mua hoặc đề nghị cấp bổ sung.
Vì địa bàn xã An Sơn chưa có điện liên tục và máy phát điện nhà trường
chưa đáp ứng được yêu cầu nên để thực hiện được việc giảng dạy bằng BGĐT
thì GV chỉ có thể dạy vào tiết 3 tiết 4. Do đó, để chủ động trong việc dạy học
cần có sự tham mưu, đề xuất với BGH trong việc xếp thời khóa biểu. Bên cạnh,
cũng phải linh động thay đổi giữa các tiết dạy đưa tiết dạy có sử dụng BGĐT
vào giờ có điện.
Máy tính để soạn trình chiếu powerpoint phải cài đầy đủ các phần mềm
cần thiết như: phần mềm gõ công thức toán học ( mathtype), phần mềm vẽ hình
GSP… Tuy nhiên trường chưa có máy tính phục vụ riêng nên bên cạnh việc đề
nghị mua thì chủ động mượn các đồng nghiệp có máy tính để sử dụng. Khi
mượn máy cũng cần kiểm tra trước và bổ sung font chữ, phần mềm cần thiết cho
bộ môn,...
GV cần học hỏi thêm cách sử dụng thêm các thiết bị khác như máy ảnh,
máy scan...để đưa các hình ảnh vào bài giảng khi cần thiết.
3.2/ Về phía học sinh.
Đây là một cách học mới nên cũng gây không ít khó khăn cho HS. Khó
khăn lớn nhất là việc ghi chép của các em, các em thường không biết ghi chép ở
bảng phấn hay bảng chiếu. Vì vậy để thuận tiện cho việc học của các em thì GV
cần phải chú ý các vấn đề:
- Một là: Trong quá trình giảng dạy, dù làm bất cứ việc gì khác lạ so với
những quy tắc quen thuộc thì GV cũng phải có những quy ước như kiểu hướng
dẫn sử dụng để HS tiếp xúc với cách học mới dễ dàng hơn. GV quy ước trước
với các em: trên bảng phấn thì như cũ, còn trên bảng chiếu GV có thể dùng kí
hiệu để HS biết ghi chép: Ví dụ: dùng màu chữ phân biệt giữa nội dung cần ghi
và nội dung minh họa, hoặc dùng kí hiệu nào đó đứng trước nội dung cần ghi
(chẳng hạn hình ảnh động về cây viết,…).
Võ Thị Thúy Loan

7



Kinh nghiệm thiết kế và ứng dụng BGĐT vào dạy học môn Toán 6,7
-Hai là: Khi trình chiếu, để HS có thể ghi chép kịp thì nội dung của các
silde không nên xuất hiện dày đặc cùng một lúc. Ta nên phân dòng, phân đoạn
thích hợp, cho xuất hiện theo hiệu ứng thời gian hoặc dưới sự điều khiển của
GV.(Lưu ý nên soạn theo hiệu ứng của GV.)
-Ba là: Trường hợp nội dung dài mà phải xuất hiện đầy đủ cùng lúc trên
màn hình thì GV cho xuất hiện từng phần để giảng giải, sau đó về trang có đầy
đủ nội dung để HS dễ hiểu, dễ ghi bài hơn.
Ví dụ: Khi dạy bài “ Quy đồng mẫu số nhiều phân số” Toán 6 tập 2. Khi
phát biểu quy tắc GV cho xuất hiện lần lược các bước làm và sau đó là quy tắc
hoàn chỉnh.
B1: Tìm BC ( BCNN) làm mẫu chung.
B2: Tìm thừa số phụ bằng cách lấy mẫu chung chia cho từng mẫu.
B3: Quy đồng (nhân cả tử và mẫu của mỗi phân số với thừa số phụ tương
ứng.
-Bốn là: Những nội dung, hình ảnh minh họa sau khi đã giảng giải xong
thì GV cho mất đi để HS dễ quan sát, dễ ghi chép nội dung chính của bài học.
Ví dụ: bài “ Đại lượng tỉ lệ thuận” Toán 7 tập 1. Khi dạy mục 1 phần ?3:
có hình 9 để minh họa

Hình 9 là biểu đồ cột biểu diễn khối lượng của bốn con khủng long .Mỗi
con khủng long ở các cột a, b, c nặng bao nhiêu tấn nếu biết rằng khủng long ở
cột a nặng 10 tấn và chiều cao các cột được cho trong bảng sau.
Võ Thị Thúy Loan

8



Kinh nghiệm thiết kế và ứng dụng BGĐT vào dạy học môn Toán 6,7
Cột
a
b
c
d
Chiều cao(mm)
10
8
50
30
Sau khi HS tính khối lượng xong GV nên cho hình vẽ minh họa mất đi
xuất hiện kết quả bảng tính khối lượng của 4 con khủng long để HS ghi chép.
-Năm là: Với những kiến thức dài, có sẵn trong SGK không cần xuất hiện
chi tiết trên màn hình thì giáo viên có thể hướng dẫn HS đánh dấu vào SGK để
về nhà chép.
-Sáu là: Trong quá trình giảng dạy GV sử dụng các yêu cầu, mệnh lệnh để
HS biết cách ghi chép.
3.3/ Về phía giáo viên.
Để khắc phục được những khó khăn trên thì GV cần chú ý các vấn đề sau:
Một là: về phía cá nhân GV chủ động tìm hiểu cách sử dụng phần mềm
soạn thảo Powerpoitn, cách sử dụng các thiết bị liên quan như máy chiếu, máy
Scan,... để tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết. Bên cạnh đó cũng lưu
ý nắm vững quy trình thiết kế BGĐT. Khi soạn giáo án bằng trình chiếu với
phần mềm Powerpoint thì GV cũng phải soạn giảng bằng giáo án Words theo
quy định chung nhưng GV cần nghiên cứu trước xem trong bài giảng cần những
tranh ảnh nào? dụng cụ nào? (thước đo góc, thước thẳng, eke, compa...) trong đó
nội dung, hình ảnh nào cần xuất hiện trên màn hình, cần mất đi, cần lưu lại, cần
làm nổi bật….
Quy trình thiết kế bài giảng điện tử:

-Bước 1: Phân tích nội dung bài dạy, soạn giáo án
+Xác định kiến thức kỹ năng
+Dạy nội dung nào ứng với hoạt động nào
+Xác định trong tâm của bài.
-Bước 2: Xây dựng kịch bản cho việc thiết kế

Hoạt động GV
Võ Thị Thúy Loan

Hoạt động HS

Nội dung và hình ảnh
9


Kinh nghiệm thiết kế và ứng dụng BGĐT vào dạy học môn Toán 6,7
cần thể
Đặt vấn đề
Hoạt động 1
Hoạt động 2
......

hiện trên màn hình
….
….

….
….

-Bước 3: Thể hiện kịch bản trên máy vi tính

-Bước 4: Xem xét, điêu chỉnh và thể hiện thử (dạy thử)
-Bước 5: Viết bản hướng dẫn (trong trường hợp soạn để GV khác
dạy thì nên có bản hướng dẫn để người khác nắm bắt được ý đồ thể hiện
trong bài giảng).
Chẳng hạn: Khi soạn bài “Tổng ba góc của tam giác” môn Toán 7
GV soạn theo quy trình như trên. Chú ý bước 2:
Hoạt động GV

Hoạt động HS

-GV ổn định lớp

Nội dung và hình ảnh cần thể
hiện trên màn hình
- Slide giới thiệu trường, GV giảng
dạy, môn, lớp

Hoạt động1:

- Slide nhắc lại cách đo góc và có

Kiểm tra bài cũ

vẽ hình và thực hành đo

GV yêu cầu HS -HS nêu cách đo
nhắc lại cách đo góc
góc học ở lớp 6.
Hoạt động 2: Bài
mới.


-Slide giới thiệu chương II. Tam

1/ Tổng ba góc

giác

của tam giác

“ Tựa bài, mục 1.

-GV yêu cầu HS - HS đọc

1/ Tổng ba góc của tam giác

đọc ?1

-Slide nội dung của ?1 Vẽ các tam

-GV yêu cầu HS
Võ Thị Thúy Loan

giác bất kỳ, dùng thước đo góc đo
10


Kinh nghiệm thiết kế và ứng dụng BGĐT vào dạy học môn Toán 6,7
làm

- HS vẽ tam giác và ba góc của mỗi tam giác rồi tính


- GV quan sát và thực hành đo các tổng số đo ba góc của mỗi tam
hướng

dẫn

HS góc của tam giác

chưa biết đo

giác. Có nhận xét gì về kết
- Slide có hình vẽ và thực hành đo
cụ thể từng góc của tam giác

0
µ µ µ
⇒ A+B+C=180

......................

-Slide nội dung ?2 Cắt một tấm bìa

-GV yêu cầu HS -HS đọc ?2

hình tam giác ABC. Cắt rời góc B

đocl ?2

rồi đặt nó kề với góc A, cắt rời góc
C rồi đặt nó kề với góc A như

hình vẽ. Hãy dự đoán về tổng các

- Yêu cầu HS cắt - HS thực hành

góc A , B , C của tam giác ABC

giấy thực hành

- Slide hướng dẫn cắt giấy thực
hành
A

B

C

0
µ µ µ
A+B+C=180

-GV hướng dẫn

-Slide hình vẽ và hướng dẫn chứng

HS chứng minh

minh

- GV cho HS


-Slide nội dung bài tập:

cũng cố phần 1
Võ Thị Thúy Loan

11


Kinh nghiệm thiết kế và ứng dụng BGĐT vào dạy học môn Toán 6,7
bằng bài tập: Hãy

F

tính các số đo x ở -HS
các hình sau

hoạt

S

động

H1

300

bảng nhóm

D


x

x
400

C

- GV sửa bài trên

E

A

x

x

x

R

580

H3

HS

x

M


400

bảng nhóm của

x

T

H2

B

N

P

H4

-Slide từng hình vẽ riêng biệt và
2/

Tam

giác

đáp án cụ thể

vuông
-Slide mục 2:Tam giác vuông

-GV chỉ vào H4

Định nghĩa:

trong bài tập củng -HS

nêu

định Tam giác vuông là tam giác có một

cố và giới thiệu nghĩa:

góc vuông

tam giác vuông

-Xuất hiện Slide hình vẽ.
-HS vẽ hình

M
580
x
N

P

H4

µ µ
Hãy tính B+C


-HS tính

µ µ = 900
-Yêu cầu HS rút⇒ B+C

-Slide kết quả tính:

ra định lí.

- Slide nội dung định lí : Định lí:

-HS nêu định lí

Trong một tam giác vuông, hai
góc nhọn phụ nhau
0
0
µ
µ µ
ΔABC,A=90
⇒ B+C=90

Hoạt

động

3:

Củng cố

-GV cho HS làm
phiếu

học

tập

( GV in phiếu học
Võ Thị Thúy Loan

-HS làm bài tập

-Slide nội dung phiếu học tập và
đáp án sau khi thu phiếu học tập
của học sinh:
12


Kinh nghiệm thiết kế và ứng dụng BGĐT vào dạy học môn Toán 6,7
tập cho HS)

“Trong các khẳng định sau,

-Hoạt động 4:

khẳng định nào đúng, khẳng

Dặn dò

định nào sai?”

-Slide nội dung dặn dò.(bài tập,
hướng dẫn bài tập về nhà)

Một số lưu ý khác:
- Cần phải tính toán thời gian, số lượng kiến thức cần truyền đạt trong một
tiết, tránh đưa quá nhiều kiến thức, quá nhiều slide lên hoặc quá ít kiến thức.
- Dù bài giảng trình chiếu cho phép GV biểu diễn đầy đủ kiến thức với
hình ảnh, màu sắc hấp dẫn nhưng GV không nên bỏ qua việc sử dụng bảng
phấn, bảng phụ của HS, các đồ dùng dạy học của bộ môn vì bảng phấn đã gắn
liền với thầy và trò từ xưa đến nay, bên cạnh đó có nhiều bài toán cần rèn luyện
kĩ năng trình bày độc lập của HS, chẳng hạn như trình bày bài giải, vẽ hình,…
- Giáo án trình chiếu cũng phải đầy đủ các bước lên lớp:
+ Ổn định lớp (slide giới thiệu trường, lớp, môn,…)
+ KTBC ( câu hỏi, đáp án,…)
+ Bài mới ( trong các slide bài mới nên có tựa bài)
+ Củng cố.
+ Dặn dò.
Hai là: Để rút ngắn thời gian soạn giảng bằng BGĐT, GV nên tạo cho
mình một kho tư liệu. GV có thể tự tạo cho mình bộ sưu tập hoặc sưu tầm từ
mạng internet để tham khảo và lựa chọn một số hình ảnh, bài giảng,... cần thiết
cho việc soạn giảng của mình.
Ví dụ:
+Bộ sưu tập về dụng cụ hình học: các loại thước ( đo góc, thước thẳng,
thước chữ A...), compa, êke....
+ Bộ sưu tập về các hình trong sách giáo khoa ( hình ảnh, hình vẽ của
hình học...)
+ Bộ sưu tập về bìa sách toán, hình động để trang trí.
Võ Thị Thúy Loan

13



Kinh nghiệm thiết kế và ứng dụng BGĐT vào dạy học môn Toán 6,7
+ Bộ sưu tập về các bài giáo án điện tử môn toán 6 -7.
Ba là: Về nội dung bài giảng cần chú ý một số vấn đề sau để làm rõ trọng
tâm bài học, để bài giảng bắt mắt hơn, để tăng sự hứng thú cho HS hơn:
* Cách phối màu nền, màu chữ.
Phần mềm Powerponit có sẵn rất nhiều mẫu thiết kế với rất nhiều hình
nền đẹp và còn cho phép sử dụng tranh ảnh làm hình nền, tuy nhiên cần phải cân
nhắc phối màu nền, mầu chữ sao cho tương phản. Nên sử dụng màu chữ đậm
(đen, xanh đậm, đỏ đậm…) trên màu nền trắng hoặc vàng. Không nên sử dụng
các bức tranh có nhiều màu để làm nền vì rất khó cho việc chọn màu chữ. GV
cũng cần chú ý đến yếu tố khách quan ( phòng học quá sáng hoặc quá tối) mà
lựa chọn màu sắc cho phù hợp.
* Về font chữ và cỡ ( size) chữ.
GV có thể sử dụng WordArt hoặc font chữ khác tuỳ theo sở thích. Tuy
nhiên cũng cần chú ý: nên sử dụng font chữ đậm, rõ, gọn, hạn chế dùng font chữ
phức tạp, chữ mãnh,dễ mất nét khi trình chiếu.( mặc đinh của powerpoint là
Arial, GV có thể chọn font Times New Roman,…). Nên để mặc định Arial cho
thuận tiện, GV không tốn nhiều thời gian cho việc chọn font chữ.
Cỡ chữ dễ nhìn là 30, nếu in đậm thì có thể nhỏ hơn nhưng tránh trường
hợp quá nhỏ HS khó nhìn.
* Các hiệu ứng.
Các hiệu ứng hình ảnh, màu sắc, âm thanh, chuyển động được sử dụng có
mức độ tránh lạm dụng gây mất tập trung vào bài học.
Powerpoint có các hiệu ứng qua trang, hiệu ứng cho chữ, hình ảnh xuất
hiện trước, sau, mất đi, hoặc di chuyển…Trong soạn giảng, GV cần tránh tình
trạng trình chiếu kiến thức đơn thuần lên màn hình mà cần thiết kế chuyển động,
thực hành cụ thể.
- Đối với môn hình học khi soạn các bài với yêu cầu GV và HS tự vẽ ( ví

dụ: vẽ đoạn thẳng, vẽ góc, đo góc, vẽ tam giác, vẽ đường tròn…) GV nên soạn
theo hướng có thước đo và vẽ cụ thể đúng thứ tự các bước.
Võ Thị Thúy Loan

14


Kinh nghiệm thiết kế và ứng dụng BGĐT vào dạy học môn Toán 6,7
Ví dụ: Khi dạy bài “ Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác” Toán
7 tập 1 có bài toán.
Vẽ tam giác ABC biết AB = 2cm, BC = 4cm, AC = 3cm. GV phải
soạn theo các bước cụ thể:
-Vẽ đoạn thẳng BC = 4cm.
-Trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ là BC, vẽ cung tròn tâm B bán
kính 2cm, cung tròn tâm C bán kính 3cm.
- Cung tròn tâm B và tâm C cắt nhau tại A
- Vẽ các đoạn thẳng AB, AC

(3)
(2)

A

(4)
B

(5)
(1)

C


- Đối với các bài có thực hành cắt giấy, gấp giấy phải có hình vẽ minh
họa và hướng dẫn cắt , gấp cụ thể.
Ví dụ: khi dạy bài “ Hai đường thẳng vuông góc” Toán 7 tập 1 phần ?1:
Lấy một tờ giấy, gấp hai lần như hình 3. (GV minh họa bằng hình 3)

Ví dụ: Khi dạy bài tổng ba góc của một tâm giác Toán 7 tập 1 phần?2
thực hành cắt giấy thì GV phải soạn cắt giấy cụ thể.
Võ Thị Thúy Loan

15


Kinh nghiệm thiết kế và ứng dụng BGĐT vào dạy học môn Toán 6,7
A

B

C

-Với đại số, các dấu công, trừ, nhân chia, lũy thừa...phải rõ ràng chính
xác, kết quả tính toán phải đúng. Bài cho dạng bảng (bảng thống kê “toán 7”
hoặc bảng điền số thích hợp vào ô trống “Toan 6” số liệu phải chính xác như
sách giáo khoa. Đối với bảng số liệu thống kê ban đầu soạn theo hướng thực
hành điếm số các giá trị cụ thể.
-Bài dạng biểu đồ (biểu đồ đoạn thẳng, biểu đồ cột, đồ thị hàm số y= a(x)
Toán 7 ) cũng soạn theo hướng vẽ cụ thể (có thể không cần sử dụng đến phần
mềm vẽ đồ thị).
-Các hiệu ứng âm thanh: powerpoint có các âm thanh cần thiết (tiếng vỗ
tay, tiếng trống, tiếng chim kêu…) để thiết kế cho các phần trả lời đúng sai hoặc

thiết kế các trò chơi ô chữ …Ngoài ra GV có thể chèn thêm các đoạn nhạc,
video tuỳ theo yêu cầu của bài giảng.
Lưu ý: Không nên tạo hiệu ứng động liên tục xuyên suốt trong bài giảng
cho một đối tượng kiến thức nào vì dẫn đến HS sẽ chỉ chú ý vào đối tượng đó
mà không tập trung vào kiến thức khác.
*Trình bày nội dung trên màn hình.
Có thể nói tính năng của bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin là rất
lớn trong công tác giáo dục, nó góp phàn làm tăng hiệu quả giảng dạy một cách
rỏ rệt và giảm nhiều chi phí cho công tác thiết kế bài giảng. Nó cho phép đưa
văn bản, tranh ảnh, âm thanh, các bài tập trắc nghiệm, mô hình động...Ứng dụng
ở góc độ đơn giản nhất là có tác dụng như một hệ thống bảng phụ mà trước đây
giáo viên phải chuẩn bị trên bảng phụ GV hoặc trên giấy sau mỗi năm giảng dạy
GV phải chuẩn bị rất tốn kém về kinh phí và thời gian. Bảng chiếu cho phép
GV viết, vẽ hình lưu trử và sử dụng lâu dài ít tốn kém về kinh tế và dễ làm.
Võ Thị Thúy Loan

16


Kinh nghiệm thiết kế và ứng dụng BGĐT vào dạy học môn Toán 6,7
Cụ thể khi dạy bài: “ Quy đồng mẫu số nhiều phân số” GV thường phải vẽ
trên bảng phụ phần ?3: Điền vào chỗ trống để quy đồng mẫu các phân số

5
7

12
30
-Tìm BCNN (12;30)
12 = 22.3

30=................
BCNN (12;30)=...........................................
-Tìm thừa số phụ:
.............:12=................
..............: 30=..............
-Nhân tử và mẫu của mỗi phân số với thừa số phụ tương ứng:

5 5 ×............ .............
=
=
12 12 ×.......... .............
7 7 ×.......... ............
=
=
30 30 ×......... ............
Mặt khác SGK toán 6 và toán 7 có rất nhiều bài tập dạng bảng, hình vẽ
đòi hỏi đúng số đo mà GV cần phải vẽ trên bảng phụ.
Ví dụ: BT 50,BT 52 Tr 29, BT 53, BT 55 tr30, BT 64 tr34, BT 74 BT 75
tr39................Toán 6.
Khi dạy bài” Góc” toán 6 tập 2 GV phải vẽ bảng của BT 7 SGK
để cũng cố:
“ Quan sát hình 7 rồi điền vào bảng sau:

Võ Thị Thúy Loan

17


Kinh nghiệm thiết kế và ứng dụng BGĐT vào dạy học môn Toán 6,7
x

y

y

z

M

S
z

C

P

T

P

b)

a)

c)

Hình 7

Hình

Tên góc

(Cách

Tên đỉnh Tên cạnh
viết

thông

(Cách viết kí hiệu)

thường)
Góc yCz, góc zCy, C

a

Tên góc

  
yCz , zCy, C

Cx, Cy

góc góc C
b

……………. .............. ….......... ….............

….......................

c


……………................ .............

….......................

.........…

Khi dạy bài “Tổng ba góc của một tam giác” Toán 7 tập 1 GV phải vẽ
hình BT1 để củng cố như sau:
Tìm số đo x, y ở các hình 47, 48, 49, 50,51:

A

300

900

x

x

C

550

400

x

B


500

Hình 48

hình 47

x
Hình 49

BT 2/108
A

A

y

400 400

400

600
Hình 50

Võ Thị Thúy Loan

x

700

B


x

D

y

Hình 51

C

B

700

300
D

C

18


Kinh nghiệm thiết kế và ứng dụng BGĐT vào dạy học môn Toán 6,7
Khi trình bày nội dung trong các slide của Powerpoint ta đều phải sử dụng
textbox. GV không nên trình bày tràn lấp nội dung từ trái qua phải, từ trên
xuống dưới mà phải chừa khoảng trống thích hợp giữa các dòng, các cột để
tránh mất chữ, lấp chữ khi trình chiếu. Cần chừa lề trên, dưới, phải trái cho phù
hợp để đảm bảo tính thẩm mỹ.
Những tranh ảnh, đoạn phim minh hoạ mờ nhạt, chất lượng không tốt GV

không nên sử dụng vì khó quan sát và có thể thông tin không chính xác như ta
mong muốn.
Không nên chèn các hình động mang tính chất trang trí vì nó sẽ gây mất
sự chú ý của HS.
GV có thể tạo các nút liên kết (link slide) với các slide trong cùng một
bài, liên kết với các file của word, excel, các file khác…
4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Trong thời gian qua, khi áp dụng một số phương pháp trong việc soạn
giảng BGĐT tôi nhận thấy một số kết quả tích cực:
Về bản thân, tôi thấy tự tin hơn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin
vào soạn giảng. Thời gian soạn một tiết trình chiếu ngắn hơn, linh động hơn, đặc
sắc hơn.
Về phía HS, khi học với giáo án trình chiếu các em thấy hứng thú hơn,
tiếp thu bài nhanh hơn góp phần nâng cao chất lượng bộ môn.
Kết quả khảo sát cuối năm học 2012-2013 cho thấy:
Đầu năm 2012-2013
ND khảo sát Thái độ học
Thái độ học
Mức độ
Rất thích
Thích
Không thích
Rất không

toán

toán bằng

7%
16%

68%
9%

BGĐT
31%
54%
15%
0%

Cuối năm 2012-2013
Thái độ học
Thái độ học
toán

toán bằng

10%
33%
52%
5%

BGĐT
63%
34%
3%
0%

thích
Kết quả năm trước so với cuối năm học 2012-2013:
Võ Thị Thúy Loan


19


Kinh nghiệm thiết kế và ứng dụng BGĐT vào dạy học môn Toán 6,7
Khối 6 Năm học
2011-2012
Khối 6
Khối 7

Giỏi
9,8%

Khá
26,2%

TB
39,4%

11,9 %
2%

25,4%
39,2%

40,3%
39,2%

Yếu kém
24,6%

22,4%
19,6%

III.PHẦN KẾT LUẬN
1.Bài học kinh nghiệm
Khi dạy học bằng giáo án trình chiếu, giáo viên cần thiết kế một cách
linh hoạt các phương án có thể xảy ra, chủ động theo bất kì hướng nào theo sự
phát hiện kiến thức của HS, không nên gò ép HS bắt HS đi theo một hướng đã
định trước
Khi giải một bài toán có nhiều cách giải quyết giáo viên gọi nhiều HS
mỗi HS giải quyết một hướng, GV soạn chủ động theo các phương án của bài
toán. Tuy nhiên một bài toán có nhiều hướng mở rộng GV cũng không nên thiết
kế tất cả các phương án mà hãy trình bày trên bảng phấn để đảm bảo tính khách
quan và tạo sự phong phú sinh động cho tiết học.
Giáo viên nên thiết kế thêm một số phương án phụ áp dụng cho trường
hợp hết thời gian hoặc dư nhiều thời gian trong tiết dạy hoặc mở rộng áp dụng
cho nhiều đối tượng khác nhau. GV phải nhớ trình tự mà mình đã thiết kế để có
phương án phù hợp trong tiết dạy.
Tóm lại, việc sử dụng BGĐT trong giảng dạy phải được phối hợp tốt
với các phương pháp dạy học như phương pháp thuyết trình, phương pháp dạy
học nhóm,… thì mới mang lại hiệu quả cao trong hoạt động dạy học. Chú trọng
ứng dụng nhưng không lạm dụng trình chiếu thay vì ghi chép lên bảng. Phải chú
ý rèn luyện kỹ năng trình bày cho học sinh.
Dạy học bằng BGĐT mất rất nhiều thời gian cho công việc soạn giảng,
đây là một trở ngại lớn đối với GV. Tuy nhiên, mỗi một bài giảng là một bước
tiến_ dù là rất nhỏ của cả GV và HS. Điều này góp phần không nhỏ đến thái độ
hứng thú trong hoạt động dạy - học của cả thầy và trò trong mục tiêu nâng cao
chất lượng giáo dục.
Võ Thị Thúy Loan


20


Kinh nghiệm thiết kế và ứng dụng BGĐT vào dạy học môn Toán 6,7
2.Ý nghĩa của đề tài
Đề tài dùng làm tài liệu trao đổi rút kinh nghiệm cho giáo viên trong công
tác soạn giảng BGĐT môn Toán 6 – 7 với sự hỗ trợ của phần mềm Powerpoint
và các thiết bị dạy học khác ở đơn vị trường THCS An Sơn. Đồng thời cũng có
thể trao đổi với đồng nghiệp khác tại các trường trung học cơ sở trong và ngoài
địa bàn huyện.
Đề tài đã góp phần cải thiện tình hình hứng thú trong học tập của HS góp
phần nâng cao chất lượng dạy học nói riêng và chất lượng bộ môn toán 6 -7 nói
chung. Mặt dù kết quả đem lại chưa hoàn hảo như ý muốn, nhưng trong điều
kiện dạy học và điều kiện HS vùng hải đảo thì kết quả trên đem lại một ý nghĩa
không nhỏ cho cả GV và HS trong quá trình dạy và học.
Tuy vấn đề nghiên cứu là nhỏ nhưng vấn đề được trình bày cụ thể, dễ thực
hiện và thực hiện có kết quả tốt. Trước hết là kinh nghiệm bản thân giáo viên
được nâng lên, học sinh hứng thú hơn, kiến thức học sinh tiếp thu được củng cố
vững chắc hơn. Từ đó môn toán trở nên gần gũi hơn, học sinh dễ tiếp cận hơn và
qua đây dần khắc phục được thực trạng học toán nói chung của học sinh hiện
nay.
3.Khả năng ứng dụng
Kinh nghiệm thiết kế và ứng dụng BGĐT vào dạy học môn Toán 6,7 có
khả năng ứng dụng tốt trong việc soạn giảng môn toán 6 – 7 ở trường THCS An
Sơn. Đồng thời cũng có thể làm tài liệu trao đổi với đồng nghiệp trong và ngoài
nhà trường về việc soạn giảng bằng phần mềm Powerpoint nhằm hoàn thiện hơn
việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
4.Kiến nghị, đề xuất
Từ thực tế công tác và qua quá trình nghiên cứu các giải pháp trên áp
dụng vào quá trình soạn giảng trong năm học tôi có một số kiến nghị, đề xuất

như sau:
Thứ nhất, BGH nhà trường quan tâm hơn đến việc soạn giảng với ứng
dụng công nghệ thông tin. Tổ chức dự giờ thăm lớp với các tiết dạy bằng BGĐT
Võ Thị Thúy Loan

21


Kinh nghiệm thiết kế và ứng dụng BGĐT vào dạy học môn Toán 6,7
nhiều hơn. Nên có tiêu chuẩn chung cụ thể về việc đánh giá tiết dạy bằng
BGĐT..
Thứ hai, các cấp lãnh đạo cũng nên có hướng dẫn cụ thể về hình thức
soạn, tiêu chuẩn của tiết dạy trình chiếu. Cần tạo điều kiện để GV được trao đổi
kinh nghiệm về thiết kế, giảng dạy.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn BGH trường THCS An Sơn, GV chủ
nhiệm và các em HS khối lớp 6 - 7 trường THCS An Sơn đã tạo điều kiện thuận
lợi và hợp tác để tôi hoàn thành đề tài của mình.
Trên đây là một số giải pháp mà qua một năm công tác tôi đã áp dụng và
tích luỹ được. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn không khỏi sai sót. Rất
mong quý thầy cô quan tâm góp ý để tôi thực hiện tốt hơn công tác giảng dạy
của mình.
Xin chân thành cảm ơn!

Tài liệu tham khảo
1. Sách giáo khoa Toán 6, 7_ Bộ Giáo dục và đào tạo.
2. Sách giáo viên Toán 6, 7_ Bộ Giáo dục và đào tạo.
3.Một số chuyên đề bồi dưỡng Cán bộ quản lý và giáo viên THCS_ Dự án
phát triển giáo dục THCS II_ Bộ Giáo dục và đào tạo.

Võ Thị Thúy Loan


22


Kinh nghiệm thiết kế và ứng dụng BGĐT vào dạy học môn Toán 6,7

MỤC LỤC
I.PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………… 2
1.Bối cảnh của đề tài………………………………………………… 2
2.Lí do chọn đề tài..………………………………………………….. 2
3. Phạm vi và đối tượng đề tài ...……………………………………. 3
4. Mục đích nghiên cứu ... ....…...………………………………….. 3
5. Sơ lược những điểm mới cơ bản trong kết quả nghiên cứu……….. 3
6. Khẳng định tính sáng tạo về khoa học và thực tiễn của vấn đề..….. 4
II.PHẦN NỘI DUNG………………………………………………… 4
1.Cơ sở lí luận………………………………………………….......... 4
2.Thực trạng ………………………………….................……….…... 5
3. Một số giải pháp …...……...……………………………………... ..7
3.1.Về trang thiết bị...............................…………………………. 7
3.2. Về phía học sinh.......................................…………………… 7
3.3. Về phía giáo viên.......................................................................9
4. Hiệu quả của đề tài........................... …..……………………….... 19
Võ Thị Thúy Loan
23


Kinh nghiệm thiết kế và ứng dụng BGĐT vào dạy học môn Toán 6,7
PHẦN KẾT LUẬN …………………………………………………... 20
1.Bài học kinh nghiệm ……………………………………………… 20
2.Ý nghĩa của kinh nghiệm ..................................................……….. 21

3. Khả năng ứng dụng ..................................................................……22
4. Kiến nghị, đề xuất.. ..................................................................……22
Tài liệu tham khảo …………………………………………………….. 23
MỤC LỤC …………………………………………………………….. 24

Võ Thị Thúy Loan

24



×