Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Hợp đồng hợp tác kinh doanh - đặc điểm theo pháp luật và ví dụ thực tế về đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.1 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................1
NỘI DUNG........................................................................................................1
I. Khái niệm về hợp đồng hợp tác kinh doanh, đặc điểm pháp lý về hợp đồng
hợp tác kinh doanh và các quy định pháp luật liên quan tới hợp đồng hợp tác
kinh doanh..........................................................................................................1
1. Khái niệm của hợp đồng hợp tác kinh doanh.............................................1
2. Đặc điểm pháp lý của hợp đồng hợp tác kinh doanh..................................2
II. Ví dụ thực tiễn về đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC tại Việt
Nam....................................................................................................................6
1. Ví dụ thực tiễn............................................................................................6
2. Những bất cập còn tồn tại từ thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng
BCC tại Việt Nam...........................................................................................8
3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật
về hợp đồng hợp tác kinh doanh ở Việt Nam.................................................9
KẾT LUẬN......................................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................11

0


MỞ ĐẦU
Những cải cách về kinh tế ngày càng được diễn ra rộng khắp hơn trên tất
cả các lĩnh vực. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có sự đón đầu
cũng như không ngừng thay đổi nhằm hoàn thiện cũng như phát triển phù hợp
với xu thế. Việt Nam đã và đang tạo ra được một môi trường có tính cạnh
tranh và năng động, pháp luật cũng không ngừng hoàn thiện để hỗ trỡ đắc lực
cho việc thực thi trên thực tế. Hiện nay, ở nước ta một trong những hình thức
đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) đang ngày càng được các nhà
đầu tư trong và ngoài nước ưu tiên lựa chọn khi tiến hành hoạt động đầu tư
của mình. Nghiên cứu về hình thức đầu tư này giúp các chủ thể đầu tư có thêm


lựa chọn phù hợp với điều kiện cũng như nhu cầu của bản thân. Nhằm tìm
hiểu thêm những thông tin về hình thức đầu tư này em xin được lựa chọn đề
bài tập số 07: “Phân tích đặc điểm hợp đồng hợp tác kinh doanh theo pháp
luật hiện hành của Việt Nam và sưu tầm một ví dụ về đầu tư theo hình thức
hợp đồng hợp tác kinh doanh ở Việt Nam” để làm đề tài cho bài tập học kỳ
của mình.

1


NỘI DUNG

I. Khái niệm về hợp đồng hợp tác kinh doanh, đặc điểm pháp lý về hợp
đồng hợp tác kinh doanh và các quy định pháp luật liên quan tới hợp
đồng hợp tác kinh doanh.
1. Khái niệm của hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hợp đồng là hình thức pháp lý thể hiện sự thỏa thuận, thống nhất ý chí
của các bên làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp
lý. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là khái niệm không chỉ được pháp luật Việt
Nam ghi nhận và còn được ghi nhận trong pháp luật đầu tư của nhiều nước
trên thế giới.
Theo khoản 9 - Điều 3 – Luật Đầu tư 2014: “Hợp đồng hợp tác kinh
doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu
tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà
không thành lập tổ chức kinh tế”
Như vậy, hiểu một cách khái quát nhất thì hợp đồng hợp tác kinh doanh
là sự thỏa thuận giữa các nhà đầu tư, theo đó, các bên cùng góp vốn, cùng
quản lý kinh doanh, cùng phân chia lợi nhuận và cùng chịu rủi ro trong quá
trình đầu tư kinh doanh mà không thành lập một pháp nhân mới. BCC là một
hình thức đầu tư trực tiếp và được ký kết giữa các nhà đầu tư theo hợp đồng

2


hợp tác kinh doanh. Nói cách khác, đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh
là hình thức đầu tư trực tiếp được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giao kết giữa
các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản
phẩm mà không thành lập pháp nhân mới.
2. Đặc điểm pháp lý của hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hợp đồng hợp tác kinh doanh mang đầy đủ các đặc điểm của hợp đồng
nói chúng. Nó là sự thỏa thuận giữa các bên kỹ kết tức là sự thỏa hiệp ý chí
của các nhà đầu tư. Các bên tham gia tự nguyện, tự do bày tỏ ý chí của mình.
a) Tính chất
Thông qua BCC nhà đầu tư có chung vốn kinh doanh nhưng không phải
thành lập tổ chức kinh tế mới, các nhà đầu tư tham gia vào quan hệ đầu tư bởi
các quyền và nghĩa vụ theo thỏa thuận mà không có sự ràng buộc về mặt tổ
chức như việc thực hiện dự án đầu tư thông qua hình thức đầu tư thành lập tổ
chức kinh tế. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các nhà đầu tư nhân danh tư
cách pháp lý độc lập để thực hiện các quyền và nghĩa vụ, điều này thể hiện sự
linh hoạt, ít lệ thuộc vào đối tác khi quyết định các vấn đề, tránh được mâu
thuẫn bất đồng trong quá trình quản lý điều hành dự án đầu tư.
b) Chủ thể

3


Trước kia, Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định chủ thể của hợp đồng
hợp tác kinh doanh là hợp đồng do một hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài ký
kết với một hoặc nhiều nhà đầu tư trong nước. Theo quy định này thì có sự
phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Khắc phục những hạn chế này, Luật đầu tư 2014 đã quy định hợp đồng BCC

là hợp đồng được ký kết giữa các nhà đầu tư.
Điều này được quy định cụ thể tại Khoản 13 - Điều 3 – Luật đầu tư
2014. Các bên chủ thể của hợp đồng hợp tác kinh doanh chủ yếu là các chủ
thể kinh doanh (thương nhân) và có năng lực chủ thể để thực hiện nghĩa vụ
hợp đồng. Người đại diện để ký kết hợp đồng phải là người đại diện hợp pháp
của các bên chủ thể hợp đồng. Chủ thể của hợp đồng BCC là các nhà đầu tư
bao gồm nhà đầu tư trong nước, và nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài. Số lượng chủ thể trong từng hợp đồng cũng không
hạn chế, tùy thuộc vào quy mô, nhu cầu và khả năng mong muốn của các nhà
đầu tư.
Với những quy định này, pháp luật Việt Nam đã thể hiện sự rộng mở về
điều kiện để chủ thể có thể tham gia hoạt động đầu tư theo hình thức hợp đồng
BCC. Giúp mối liên kết giữa các thành phần kinh tế ngày càng phát triển, đi
cùng với tinh thần hội nhập quốc tế song vẫn đặt ra những giới hạn nhất định

4


để kiểm soát, và quản lý như nếu nhà đầu tư nước ngoài là chủ thể của hợp
đồng BCC thì phải là chủ thể có đăng ký kinh doanh.
c) Nội dung của hợp đồng hợp tác kinh doanh
Bao gồm những thỏa thuận thể hiện tính “hợp tác kinh doanh”, bao gồm
các thỏa thuận để bỏ vốn cùng kinh doanh, cùng chịu rủi ro, cùng phân chia
kết quả kinh doanh. Đây cũng được xem là đặc thù của hợp đồng BCC với các
hợp đồng khác trong thương mại (ở những hợp đồng thương mại, thời điểm
chuyển giao rủi ro được các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định là cơ sở
xác định rõ lợi nhuận hay rủi ro thuộc về một trong các bên trong hoạt đồng)
Pháp luật Việt Nam quy định về nội dung của hợp đồng hợp tác kinh
doanh nhằm xác định được những công việc chủ yếu và chủ chốt khi ký kết
hợp đồng giữa các bên, tránh những nôi dung tranh cãi. Nội dung hợp đồng

BCC quy định tại điều 29 – Luật Đầu tư 2014 bao gồm những nội dung chủ
yếu sau:
a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng;
địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;
b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh
doanh giữa các bên;
5


d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
Hợp đồng BCC là một loại hợp đồng thương mại, nên cũng xuất phát từ
quan hệ bình đẳng giữa các chủ thể khi tiến hành ký kết hợp đồng BCC, mọi
thỏa thuận liên quan tới hợp đồng đều do các bên tự nguyên tham gia thương
lượng đi đến thống nhất. Nghiên cứu nội dung của hợp đồng BCC là nghiên
cứu về những điều khoản mà các chủ thể khi giao kết hợp đồng đã thỏa thuận
với nhau, nhằm xác định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên khi tham gia vào
quan hệ đầu tư.
Hiện nay pháp luật không quy định tất cả nội dung, các điều khoản của
hợp đồng BCC mà chỉ đưa ra những điều khoản chủ yếu của hợp đồng. Đây là
những điều khoản cần và đủ để xác lập hợp đồng, các bên giao kết chỉ cần đạt
được những thỏa thuận về những điều khoản chủ yếu thì hợp đồng được coi là
đã giao kết.
d) Mục đích

6



Mục đích của các bên tham gia hợp đồng BCC là nhằm thực hiện việc
hợp tác kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận thông qua hợp đồng mà không cần
phải thành lập một pháp nhân mới.
e) Hình thức
Khác với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư theo hợp
đồng BCC được thực hiện trên cơ sở pháp lý là hợp đồng BCC.. Các bên hợp
doanh cùng góp vốn, tiến hành hoạt động kinh doanh, cùng hưởng lợi nhuận
theo thỏa thuận trong hợp đồng, đồng thời cũng chịu những rủi ro xảy ra trong
quá trình hợp tác.
Pháp luật không có quy định bắt buộc về hình thức của hợp đồng BCC.
Hợp đồng này có thể giao kết bằng lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Tuy nhiên, đối với những dự án có vốn đầu tư nước ngoài (dự án có quy mô
vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng Việt Nam đến dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không
thuộc danh mục đầu tư có điều kiện; dự án đầu tư phai thực hiện thủ tục thẩm
tra đầu tư); mặc dù pháp luật không quy định nhưng có thể ngầm hiểu hình
thức hợp đồng phải buộc bằng văn bản (do hợp đồng được quy định là một
trong những tài liệu bắt buộc phải có trong hồ sơ đăng ký đầu tư, hồ sơ thẩm
tra dự án đầu tư)

7


Trong quá trình đầu tư theo hợp đồng BCC, các nhà đầu tư sử dụng tư
cách pháp lý của mình hoàn toàn độc lập, mặc dù trong quá trình hợp tác kinh
doanh các bên có thể thỏa thuận thành lập một ban điều hành để giám sát việc
thực hiện hợp đồng nhưng không phải là đại diện pháp lý cho các bên hợp
doanh.

II. Ví dụ thực tiễn về đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC tại

Việt Nam.
1. Ví dụ thực tiễn
Trên thực tế, có nhiều lĩnh vực mà các nhà đầu tư lựa chọn BCC là hình
thức đầu tư mà mình mong muốn thực hiện. Một trong số đó, nổi trội nhất
phải kể tới các lĩnh vực ngân hàng, nơi mà hợp đồng BCC được vận dụng và
thực hiện thường xuyên và phổ biến.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong những
ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam, cũng đã lựa chọn đầu tư theo hình thức hợp
đồng hợp tác kinh doanh BCC. Theo đó, hợp đồng BCC được ký kết giữa
BIDV và công ty cổ phần ô tô TMT. Cả hai nhà đầu tư đều khẳng định sẽ là
đối tác chiến lược của nhau, đảm bảo hợp tác lâu dài, bền vững phù hợp và
tuân thủ chiến lược của nhau, kế hoạch kinh doanh của mỗi bên”. Theo đó
BIDV đồng ý hợp tác và cung cấp các dịch vụ thanh toán và các dịch vụ ngân
8


hàng khác giữa TMT và các hệ thống đại lý TMt trên toàn quốc. BIDV cũng
đồng ý hợp tác với TMT trong việc vay tài trợ vốn cho hỗ trỡ vay ngắn hạn
đối với các đại lý của TMT phù hợp với quy chế cho vay.
Trong hợp đồng BCC giữa BIDV và TMT, cả hai đều thỏa mãn những
yếu tố về chủ thể, đều là nhà đầu tư hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt
Nam. Cả hai bên đều thỏa thuận và đưa ra nhất trí hợp tác với nhau theo
những nội dung chính của hợp đồng BCC đó là BIDV cung cấp dịch vụ thanh
toán giữa TMT và các hệ thống đại lý của TMT, thực hiện tài trợ vốn vay ngắn
hạn cho các đại lý của TMT theo quy định của pháp luật. Mục đích của hai
bên là đi tới hợp tác nhằm tạo ra lợi nhuận, cùng phát triển, BIDV có thêm đối
tác tăng nguồn lợi, cũng như TMT có thêm dịch vụ hỗ trợ, đáp ứng nhu cầu
sản xuất, kinh doanh của mình. Hình thức hợp đồng BCC của cả hai bên
BIDV và TMT được lập bằng văn bản, quy định rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi
bên, trách nhiệm của mỗi bên khi thực hiện hợp đồng, cũng như những rủi ro

có thể xảy ra trong quá trình thực hiện.
Ngoài ra, BIDV không chỉ ký kết duy nhất một hợp đồng BCC mà bên
cạnh đó, BIDV cũng ký kết nhiều những hợp đồng BCC tương tự khác như ký
kết hợp đồng BCC với công ty cổ phần ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki). Theo đó,
BIDV đồng ý hợp tác và cung cấp các dịch vụ thanh toán và cac dịch vụ ngân
hàng khác giữa Vinaxuki và hệ thống đại ký của Vinaxuki trên toàn quốc.
9


BIDV cũng đồng ý trong việc hợp tác với Vinaxuki trong viêc tài trợ vốn cho
vay ngắn hạn và trung hạn của Vinaxuki. Nội dung hợp đồng BCC giữa
Vinaxuki với BIDV có nội dung cũng gần tương đương với hợp đồng BCC
của BIDV với TMT trước đó.
Có thể thấy, trong ví dụ thực tiễn trên, chủ thể đầu tư được xác định là
BIDV đã tham gia ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh với nhiều những chủ
thể đầu tư khác. Sở dĩ là do các ngân hàng có nhiều thế mạnh, trong đó vốn là
điểm nổi trội nhất. Chính vì thế, các nhà đầu tư khác đều muốn hợp tác với
ngân hàng trên cơ sở pháp lý là hợp đồng BCC. Qua đó, nhà đầu tư sẽ có điều
kiện tiếp cận với nguồn vốn dồi dào để thực hiện các dự án đầu tư. Hợp đồng
BCC cũng là hình thức phù hợp với các dự án đầu tư cần triển khai nhanh,
thời gian đầu tư ngắn và không gây áp lực về vốn đối với ngân hàng. Mặt
hàng hình thức đầu tư theo hợp đồng đầu tư BCC là cách thực hiện hiệu quả
để ngân hàng không bị ràng buộc về mặt tổ chức với các dối tác, chính vì vậy
ngân hàng khá ưu ái với hình thức đầu tư này.
2. Những bất cập còn tồn tại từ thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng
BCC tại Việt Nam
Thứ nhất,pháp luật đầu tư hiện nay không bắt buộc chủ thể của hợp
đồng BCC là tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh. Điều này được thể hiện
trong quy định chung về nhà đầu tư trong nước bao gồm cá nhân có quốc tịch
10



Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài và thành viên hoặc
cổ đông (Khoản 15 – Điều 3 – Luật đầu tư 2014). Tuy nhiên, nội dung của
pháp luật đầu tư có pần mâu thuẫn với pháp luật về doanh nghiệp, theo đó
người thực hiện hành vi kinh doanh phải có đăng kí kinh doanh và hoạt động
kinh doanh phải đúng với nghành nghề ghi trong điều lệ (đối với tổ chức kinh
tế) và phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh. Nếu theo đúng quy
định của pháp luật doanh nghiệp thì quan hệ đầu tư theo hợp đồng BCC phải
là quan hệ giữa các nhà kinh doanh và lĩnh vực đầu tư BCC phải hù hợp với
đăng ký nghành nghề của doanh nghiệp các bên. Điều này thể hiện sự thiếu
thống nhất giữa pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.
Thứ hai, Vấn đề không thành lập pháp nhân mới, bên cạnh những lợi
ích mang lại cho những nhà đầu tư nó cũng để lại những vướng mắc lớn. Giả
dụ như, nếu dự án cần giao dịch với bên thức ba thì nhà đầu tư nào sẽ có thẩm
quyển đại diện cho tất cả các bên hợp doanh, hay các nhà đầu tư có phải chịu
liên đới không. Đồng thời, quá trình tiến hành góp vốn bằng tài sản thì quyền
sở hữu trong hợp doanh là tương đối phức tạp, phụ thuộc hoàn toàn vào ý chỉ
chủ quan của các bên khi thương thảo hợp đồng.

11


3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp
luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh ở Việt Nam.
Thứ nhất, đối với chủ thể đầu tư, nhà nước cần có quy định chặt chẽ
hơn về tư cách pháp lý khi tham gia hợp đồng BCC, như quy định nhà đầu tư
phải có đăng ký đầu tư, quy định này sẽ tạo thuận lợi cho các cơ quan chức
năng trong quá trình quản lý hoạt động đầu tư của những đối tượng đầu tư
trong những trường hợp nhất định và phù hợp với thực tiễn. Cũng như loại bỏ

được sự chồng chéo của pháp luật.
Thứ hai, nhà nước cần có quy định cụ thể về giao dịch của các bên hợp
doanh với bên thứ ba; Trách nhiệm liên đới của các bên khi xảy ra tranh chấp
với bên thứ ba,… Khi tiến hành đầu tư theo hợp đồng BCC, điểm mạnh đó là
không mất thời gian, công sức thành lập pháp nhân mới những chính đây cũng
chính là điểm yếu của hình thức đầu tư này. Vì nếu nhà đầu tư dùng tư cách
pháp lý độc lập của mình để tiến hành giao dịch với bên thứ ba nhằm phục vụ
cho dự án chung mà xảy ra các vấn đề không mong muốn thì cần quy định rõ
về quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư lúc này. Vấn đề này phần nhiều vẫn
dựa trên những thỏa thuận, nhất trí trong quá trình ký kết hợp đồng song pháp
luật cũng cần có những định hướng cụ thể để tạo được cơ sở pháp lý giải
quyết khi xảy ra tranh chấp.

12


Pháp luật cũng nên thừa nhận hợp doanh có quyền sở hữu với những tài
sản như tài sản là vốn góp của các bên hợp doanh vào hợp doanh, tài sản phát
sinh trong quá trình kinh doanh, tài sản có được từ mua bán, trao đổi, vay hoặc
từ các nguồn khác dưới tên của hợp doanh (nếu hợp doanh có tên) hoặc dưới
tên của một hoặc một số bên hợp doanh vì mục đích chung của hợp doanh.

KẾT LUẬN
Có thể thấy, hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC có thể giúp cho các nhà đầu
tư tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức cũng như tài chính. Hình thức
này cũng tạo điều kiện giúp cho các bên hỗ trỡ lẫn nhau những thiếu sót, yếu
điểm của nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh
những ưu điểm của mình thì hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC cũng tồn tại
những hạn chế nhất định, chính điều này đòi hỏi cơ quan lập pháp phải tiến
hành sửa đổi những quy định về hợp đồng BCC theo hướng hoàn thiện và cụ

thể hơn.

13


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Đầu tư 2014
2. Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật đầu tư
3. Hợp đồng hợp tác kinh doanh theo pháp luật đầu tư Việt Nam : luận văn
thạc sĩ luật học / Nguyễn Thị Diệu Thùy ; TS. Đoàn Trung Kiên hướng
dẫn
4. Những vấn đề pháp lý về đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh ở
Việt Nam :luận văn thạc sĩ luật học /Phạm Mỹ Hương ; TS. Đoàn Trung
Kiên hướng dẫn
5. Pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh và thực tiễn thực hiện trong
lĩnh vực dầu khí tại Việt Nam :khoá luận tốt nghiệp /Vũ Thu Trang ; TS.
Nguyễn Thị Dung hướng dẫn

14



×