Tải bản đầy đủ (.pdf) (215 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Tp.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.65 MB, 215 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
------------------O---------------

LƯƠNG XUÂN MINH

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG NĂM 2020


ix

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CÁM ƠN
TÓM TẮT LUẬN ÁN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH SÁCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VÀ TÊN VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG- HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... Trang
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 3


2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................. 3
2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 3
3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 4
4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 4
4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4
6. Những đóng góp mới của luận án ............................................................................ 6
6.1. Những đóng góp mới về lý luận ........................................................................ 6
6.2. Những đóng góp mới về thực tiễn ..................................................................... 6
7. Kết cấu của đề tài ..................................................................................................... 7
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC .................................................. 8
PHẦN NỘI DUNG.................................................................................................... trang
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG.......................... 15


x

1.1.

Lý luận về cạnh tranh .......................................................................................... 15

1.1.1. Một số lý thuyết cơ bản về cạnh tranh ................................................................... 15
1.1.2. Khái niệm về cạnh tranh ......................................................................................... 26
1.1.3. Khái niệm năng lực cạnh tranh ............................................................................... 27
1.2.

Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại .............................................. 29


1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại ................................... 29
1.2.2. Các nội dung về cạnh tranh trong kinh doanh của NHTM ................................... 30
1.2.3. Đặc điểm cạnh tranh trong ngành ngân hàng ......................................................... 35
1.3.

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại. 36

1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại .................. 36
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các NHTM .......................... 50
1.4.

Các mô hình phân tích năng lực cạnh tranh...................................................... 56

1.4.1. Mô hình SWOT ...................................................................................................... 56
1.4.2. Mô hình kim cương của M. Porter ......................................................................... 58
1.4.3. Mô hình hình ảnh cạnh tranh .................................................................................. 59
1.4.4. Mô hình đánh giá các yếu tố nội bộ ....................................................................... 61
1.5.

Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số ngân hàng trên thế giới
................................................................................................................................ 62

Kết luận chương 1........................................................................................................... 68
CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG
LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM
.......................................................................................................................................... 69
2.1.

Mô hình nghiên cứu.............................................................................................. 69


2.1.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................................... 69
2.1.2. Diễn giải các biến trong mô hình ........................................................................... 70
2.1.3. Các giả thiết ............................................................................................................ 71
2.2.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 71


xi

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................ 71
2.2.2. Xây dựng thang đo ................................................................................................. 73
2.3.

Nghiên cứu định lượng ...................................................................................... 76

2.3.1. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................... 76
2.3.2. Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................................. 78
2.3.3. Thiết kế mẫu ........................................................................................................... 79
2.3.4. Kỹ thuật phân tích dữ liệu ...................................................................................... 79
2.4.

Kết quả phân tích các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ngân
hàng TMCP trên địa bàn Tp.HCM .................................................................. 82

2.4.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu ............................................................................... 83
2.4.2. Kiểm định thang đo ................................................................................................ 84
2.4.3. Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA ................................. 85
2.5.


Mô hình nghiên cứu chính thức ......................................................................... 88

2.5.1. Mô hình hồi quy ..................................................................................................... 88
2.5.2. Kiểm định ma trận tương quan giữa các biến độc lâp với biến phụ thuộc............. 89
2.5.3. Phân tích hồi quy .................................................................................................... 90
2.5.4. Thảo luận kết quả hồi quy ...................................................................................... 92
Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 94
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
.......................................................................................................................................... 95
3.1.

Tổng quan về các ngân hàng TMCP trên địa bàn Tp.HCM .......................... 95

3.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành của các ngân hàng TMCP ở Việt Nam........................ 95
3.1.2. Sự hình thành và phát triển của các ngân hàng TMCP trên địa bàn Tp.HCM ....... 98
3.2.

Thực trạng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ...................................................................... 101


xii

3.2.1. Năng lực tài chính .............................................................................................. 101
3.2.2. Năng lực công nghệ .............................................................................................. 121
3.2.3. Nguồn nhân lực .................................................................................................... 127
3.2.4. Năng lực quản trị .................................................................................................. 130
3.2.5. Hệ thống kênh phân phối ..................................................................................... 135
3.3.


Phân tích SWOT của các ngân hàng TMCP trên địa bàn Tp.HCM ............. 137

3.3.1. Những cơ hội ........................................................................................................ 137
3.3.2. Những thách thức ................................................................................................. 142
3.3.3.

Điểm mạnh......................................................................................................... 146

3.3.4.

Điểm yếu ............................................................................................................ 150

3.4.

Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các ngân hàngTMCP trên địa
bàn Tp.HCM ....................................................................................................... 154

3.4.1. Những kết quả đạt được ....................................................................................... 154
3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế ............................................ 155
Kết luận chương 3......................................................................................................... 158
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH ............................................................................................................................. 159
4.1.

Quan điểm và mục tiêu phát triển của hệ thống TCTD ................................. 159

4.1.1. Quan điểm phát triển hệ thống TCTD .................................................................. 159
4.1.2. Mục tiêu phát triển hệ thống tổ chức tín dụng ..................................................... 160

4.1.3. Định hướng phát triển hệ thống ngân hàng TMCP nói chung ............................. 163
4.2.

Mục tiêu phát triển của các ngân hàng TMCP trên địa bàn Tp.HCM trong thời
gian tới ................................................................................................................. 165

4.3.

Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng TMCP
trên địa bàn Tp.HCM......................................................................................... 167


xiii

4.3.1. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính............................................................... 167
4.3.2. Giải pháp phát triển hệ thống kênh phân phối ................................................... 177
4.3.3. Giải pháp nâng cao năng lực công nghệ............................................................... 178
4.3.4. Giải pháp nâng cao năng lực quản trị ................................................................... 179
4.3.5. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực .................................................................... 180
4.4.

Một số kiến nghị.................................................................................................. 181

4.4.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và cơ quan nhà nước ............................................. 181
4.4.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước ............................................................... 183
Kết luận chương 4......................................................................................................... 185
PHẦN KẾT LUẬN ....................................................................................................... 186
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ



xiv

BẢNG

TÊN BẢNG

Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 2.1

Ma trận phân tích SWOT
Mô tả ma trận hình ảnh cạnh tranh của công ty
Đánh giá các yếu tố bên trong công ty
Thang đo nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của các ngân
hàng TMCP trên địa bàn Tp.HCM
Bảng 2.2 Đặc điểm mẫu khảo sát
Bảng 2.3 Tương quan biến tổng và Hệ số Cronbach’s Alpha của các biến quan
sát
Bảng 2.4 Hệ số KMO và Bartlett’s
Bảng 2.5 Tổng phương sai trích (lần 1)
Bảng 2.6 Ma trận xoay
Bảng 2.7 Tổng phương sai trích (lần 2)
Bảng 2.8 Ma trận tương quan giữa các biến
Bảng 2.9 Tóm tắt hồi quy
Bảng 2.10 Số thống kê trong phương trình hồi quy
Bảng 2.11 Mức độ quan trọng của các biến độc lập
Bảng 3.1 Quy mô năng lực tài chính của các ngân hàng TMCP trên địa bàn

Tp.HCM năm 2018
Bảng 3.2 Các lần tăng vốn điều lệ của VPBank từ 2016-2018
Bảng 3.3 Quy mô nguồn vốn huy động của các ngân hàng TMCP trên địa bàn
Tp.HCM
Bảng 3.4 Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng TMCP trên địa bàn Tp.HCM từ
2009-2018
Bảng 3.5 Core Banking của các NHTMCP trên địa bàn đang sử dụng hiện nay
Bảng 3.6 Tình hình ứng dụng công nghệ trong ngân hàng
Bảng 3.7 Quy mô nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần
Bảng 4.1 Đối tác chiến lược của một số NHTM cổ phần tại Việt Nam

HÌNH
Hình 1.1
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 3.1

TÊN HÌNH
Mô hình kim cương của M. Porter
Mô hình nghiên cứu đề xuất
Qui trình nghiên cứu
Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh NHTM
Biểu đồ tăng trưởng năng lực tài chính của SCB

TRANG
57
60
62
74

83
84
86
86
87
88
90
91
91
93
102
107
109
121
122
126
149
172

TRANG
59
69
72
88
101


xv

Hình 3.2

Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6
Hình 3.7
Hình 3.8
Hình 3.9
Hình 3.10
Hình 3.11
Hình 3.12
Hình 3.13
Hình 3.14
Hình 3.15
Hình 3.16
Hình 3.17
Hình 3.18
Hình 3.19
Hình 3.20
Hình 3.21
Hình 3.22
Hình 3.23
Hình 3.24
Hình 3.25
Hình 3.26
Hình 3.27
Hình 3.28

Biểu đồ quy mô tổng tài sản của 10 ngân hàng TMCP lớn nhất
Biểu đồ tăng trưởng TTS và VCSH của HDBank
Biểu đồ quy mô VCSH của một số ngân hàng năm 2018

Biểu đồ thị phần huy động vốn của các ngân hàng TMCP năm 2018
Biểu đồ nguồn vốn huy động của một số ngân hàng trong năm 2018
Cơ cấu nguồn vốn (tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản)
Tỷ lệ VCSH/TTS của các ngân hàng năm 2018 so với trung bình 10
năm
Biểu đồ ROAA của các ngân hàng TMCP trên địa bàn Tp.HCM năm
2018
Biểu đồ ROEA của các ngân hàng TMCP trên địa bàn Tp.HCM năm
2018
Biến động ROEA của một số ngân hàng từ 2009-2018
Tương quan ROEA với một số ngân hàng khác năm 2018
Tương quan ROAA với một số ngân hàng khác năm 2018
Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng TMCP trên địa bàn Tp.HCM năm
2018
Biểu đồ nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của SCB từ 2009 đến 2018
Biểu đồ nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của ACB từ 2009 đến 2018
Biểu đồ nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của Sacombank từ 2009 đến 2018
Biểu đồ tình hình số lượng nhân sự của các ngân hàng TMCP trên
địa bàn Tp.HCM tính đến năm 2018
Biểu đồ số lượng nhân sự của một số ngân hàng
Biểu đồ thu nhập bình quân/ tháng của nhân viên tại các ngân hàng
TMCP trên địa bàn Tp.HCM năm 2018
10 ngân hàng có thu nhập cao nhất năm 2018
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP
Trình độ chuyên môn của Nhà quản trị của các ngân hàng TMCP
trên địa bàn Tp.HCM
Số năm gắn bó với ngân hàng của các nhà quản trị
Số năm nắm giữ vụ trí lãnh đạo cấp cao của các nhà quản trị
Biểu đồ số lượng mạng lưới CN/PGD của các ngân hàng TMCP trên
địa bàn Tp.HCM năm 2018

Biểu đồ mạng lưới số lượng CN/PGD của một số ngân hàng khác
Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 2009-2018

103
105
106
111
111
112
113
114
115
115
116
117
117
118
119
119
128
129
129
130
131
132
133
134
135
136
138



xvi

Hình 3.29 Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam so với một số nước
trong khu vực năm 2018
Hình 3.30 Biểu đồ CPI của Việt Nam từ 2009-2018
Hình 3.31 Biểu đồ thị phần của các công ty tài chính tiêu dùng năm 2017 và
2018
Hình 3.32 Số lượng và vốn điều lệ của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài
Hình 3.33 Biểu đồ ROEA của một số ngân hàng có hiệu quả sử dụng vốn cao
nhất trong năm 2018
Hình 3.34 ROAA của một số ngân hàng có hiệu quả kinh doanh cao nhất trong
năm 2018
Hình 3.35 Biểu đồ tổng tài sản của một số ngân hàng
Hình 3.36 Biểu đồ quy mô VCSH của một số ngân hàng
Hình 3.37 Tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài tại các NHTM Việt Nam
Hình 3.38 Cơ cấu cổ đông của các ngân hàng không có cổ đông ngoại
Hình 3.39 Biểu đồ tình hình nhân sự của một số ngân hàng năm 2018
Hình 3.40 Tỷ lệ nắm giữ cổ phần của cổ đông nhỏ ở các ngân hàng năm 2018
Hình 3.41 Tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đông Saigonbank năm 2018
Hình 4.1 Top 10 đơn vị phát hành trái phiếu lớn nhất đầu năm 2019
Hình 4.2 Số tiền sử dụng dự phòng để xử lý các khoản cho vay tại các ngân
hàng
Hình 4.3 Dư nợ của các ngân hàng tại VAMC

138
139
144
145

147
148
150
150
151
152
153
156
157
171
176
177


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo cam kết của Việt Nam với WTO, trong đó Việt Nam là thành viên chính
thức thứ 150 từ ngày 07/11/2006, kể từ ngày 01/4/2007 các ngân hàng 100% vốn nước
ngoài được phép thành lập ở Việt Nam. Và kể từ ngày 01/01/2011, các ngân hàng nước
ngoài ở Việt Nam được hoạt động như các ngân hàng thương mại trong nước. Bên
cạnh đó, kể từ ngày 31/12/2015 Việt Nam là một thành viên của cộng đồng kinh tế
ASEAN (Asean Economic Community, viết tắt là AEC). Theo cam kết với AEC, đến
năm 2020 các quốc gia sẽ phải xóa bỏ mọi rào cản và sự khác biệt trong ngành ngân
hàng với các quốc gia nội khối, cụ thể sẽ phải xóa bỏ mọi giới hạn về sở hữu nước
ngoài với các ngân hàng nội địa của mình. Như vậy, trong bối cảnh hội nhập hiện nay,
sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng diễn ra mạnh mẽ. Các ngân hàng trong nước
không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn đối mặt với sự cạnh tranh đến từ các ngân hàng
nước ngoài vốn đã có tiềm lực tài chính mạnh và kinh nghiệm trong hoạt động ngân

hàng, đặc biệt trong lĩnh vực bán lẻ. Chính vì vậy, đòi hỏi các ngân hàng trong nước
phải nâng cao năng lực của mình để cạnh tranh.
Bên cạnh đó, làn sóng Fintech trong lĩnh vực ngân hàng đã làm thay đổi cơ bản
hoạt động của ngân hàng. Từ hoạt động truyền thống như thanh toán và cho vay,
Fintech đã thâm nhập vào những hoạt động tiềm năng khác như: thanh toán quốc tế,
cho vay ngang hàng, gọi vốn cộng đồng... Với xu hướng phát triển trong thời gian tới,
Fintech sẽ giúp ngân hàng cung cấp dịch vụ tài chính tới các khu vực vùng sâu, vùng
xa, nông thôn... điều mà ngân hàng truyền thống chưa thể làm được. Đồng thời, Fintech
sẽ giúp ngân hàng cho ra đời nhiều sản phẩm mới, đa dạng hóa dịch vụ tài chính. Từ
đó, giúp khách hàng có thể có nhiều lựa chọn sản phẩm phân tán rủi ro và giảm các cú
sốc tài chính. Xu hướng các ngân hàng ứng dụng công nghệ hiện đại cho ra đời các
sản phẩm mới trên nền tảng công nghệ số và các phương thức tiếp cận khách hàng mới
đang diễn ra mạnh mẽ, ngân hàng đi sau sẽ gặp bất lợi trong cạnh tranh.
Thực hiện đề án tài cấu trúc hệ thống các tổ chức tín dụng, phấn đấu đến năm


2

2025, có ít nhất 2 đến 3 ngân hàng nằm trong top 100 ngân hàng lớn nhất (về tổng tài
sản) trong khu vực châu Á, có 3 đến 5 ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên thị trường
chứng khoán nước ngoài. Tất cả các ngân hàng thương mại áp dụng Basel II theo
phương pháp tiêu chuẩn. Phát triển hệ thống các TCTD theo hướng: các TCTD trong
nước đóng vai trò chủ lực; hoạt động minh bạch, cạnh tranh, an toàn, hiệu quả bền
vững; cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình; dựa trên nền tảng công nghệ,
quản trị ngân hàng tiên tiến, phù hợp với chuẩn mực hoạt động theo thông lệ quốc tế,
hướng tới đạt trình độ phát triển của nhóm 4 nước dẫn đầu khu vực ASEAN vào năm
2025; năng động, sáng tạo để thích ứng với quá trình tự do hóa và toàn cầu hóa; đáp
ứng nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng ngày càng gia tăng của nền kinh tế, tiến
tới tài chính toàn diện vào năm 2030, bảo đảm mọi người dân và doanh nghiệp có cơ
hội tiếp cận đầy đủ, thuận tiện các dịch vụ tài chính, ngân hàng có chất lượng, đóng

góp tích cực cho phát triển bền vững.
Trong 10 năm từ 2009-2018, đây là giai đoạn diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế
toàn cầu. Đây cũng là giai đoạn hoạt động tái cơ cấu hệ thống ngân hàng diễn ra mạnh
mẽ, đặc biệt là ở một số ngân hàng có trụ sở chính tại Tp.HCM. Hoạt động mua bán
sáp nhập đã làm 4/7 ngân hàng thương mại cổ phần có trụ sở chính tại Tp.HCM vĩnh
viễn bị xóa tên khỏi bản đồ hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đó là: Ngân hàng phát triển
nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB); Ngân hàng Đệ nhất (Ficombank); Ngân hàng
Việt Nam Tín nghĩa (TinnghiaBank); Ngân hàng Phương Nam (SouthernBank). Ngoài
ra, các ngân hàng còn phải tăng vốn điều lệ theo đúng lộ trình, xử lý nợ xấu nhằm ổn
định tình hình tài chính...
Tính đến hết năm 2018, trên địa bàn Tp.HCM có 11/31 NHTM cổ phần đặt trụ sở
chính. Hầu hết các ngân hàng này đã và đang trong quá trình tái cơ cấu nhằm tăng khả
năng cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới. Chính vì vậy, tác giả nghiên
cứu đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại cổ
phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” nhằm mục đích tìm ra các giải pháp
nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng TMCP trên địa bàn Tp.HCM.


3

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đưa ra quan niệm về năng lực cạnh tranh của NHTM để từ đó xác định các nhân
tố đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM
Xác định nhân tố tác động mạnh nhất đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng
TMCP trên địa bàn Tp.HCM.
Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng TMCP trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh.
Đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân
hàng TMCP có trụ sở chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

2.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu tổng quan tình hình của các nghiên cứu trước về năng lực cạnh tranh của
NHTM nói chung và các ngân hàng NHTM nói riêng.
Lập luận để đưa ra các yếu tố cơ bản đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng
thương mại.
Nghiên cứu các bài học kinh nghiệm của các ngân hàng ở các quốc gia khác như
Hoa Kỳ, Trung Quốc... trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh.
Xây dựng mô hình nghiên cứu từ đó chỉ ra nhân tố nào tác động nhiều nhất đến
năng lực cạnh tranh của các ngân hàng TMCP trên địa bàn TP.HCM
Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng TMCP
trên địa bàn TP.HCM. Từ đó, nêu lên một số ưu điểm, kết quả đạt được; rút ra những
hạn chế, yếu kém và tìm ra các nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém đó.
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngân hàng
thương mại cổ phần có trụ sở chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đảm bảo
hoạt động kinh doanh an toàn và phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh và
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Kiến nghị Chính phủ, Ngân hàng nhà nước trong điều hành, quản lý nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh cho các ngân hàng thương mại nói chung.


4

3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để thực hiện các mục tiêu trên, nghiên cứu sẽ trả lời các câu hỏi sau:
1. Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại là gì?
2. Những nhân tố nào tác động đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng TMCP
trên địa bàn Tp.HCM?
3. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng TMCP trên địa bàn Tp.HCM
trong thời gian qua.
4. Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP trên địa

bàn Tp.HCM
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng
thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: luận án nghiên cứu các ngân hàng TMCP có trụ sở chính
trên địa bàn Tp.HCM.
Tính đến cuối năm 2018, trên địa bàn Tp.HCM có 11 ngân hàng TMCP đặt trụ sở
chính. Trong giai đoạn nghiên cứu, NHTM cổ phần Đông Á đang bị kiểm soát đặc biệt
bởi Ngân hàng nhà nước nên luận án tập trung phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh
của 10/11 ngân hàng còn lại, cụ thể: ABBank, ACB, SCB, Sacombank,
VietcapitalBank, Saigonbank, Hdbank, Eximbank, NamABank và OCB.
Thời gian nghiên cứu: luận án tập trung nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2009
đến hết năm 2018.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nhằm đạt được mục tiêu đề ra đối với đề tài nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu
được sử dụng trong đề tài: Phương pháp định tính là chủ yếu có kết hợp với phương
pháp định lượng. Cụ thể như sau:


5

Phương pháp nghiên cứu định tính:
Phương pháp định tính được sử dụng trong luận án là phương pháp chủ đạo, như:
thống kê, phân tích mô tả dựa trên số liệu thu thập được. Số liệu thứ cấp được thu thập
từ các Báo cáo thường niên; Bản công bố thông tin, từ cơ quan thống kê, tạp chí;… và
được xử lý trên máy vi tính.
Cụ thể phương pháp định tính:
-


Hệ thống hóa các lý luận về năng lực cạnh tranh nói chung và cạnh tranh trong
lĩnh vực ngân hàng nói riêng. Từ đó, phân tích các yếu tố đánh giá năng lực cạnh
tranh của ngân hàng thương mại.

-

Phương pháp thống kê, mô tả được sử dụng nhằm làm rõ thực trạng năng lực cạnh
tranh của các NHTM cổ phần trên địa bàn Tp.HCM.

-

Phương pháp tổng hợp, phân tích trong 10 năm, từ năm 2009 đến năm 2018 để chỉ
rõ sự thay đổi của các NHTM cổ phần trên địa bàn Tp.HCM. Từ đó, có được
những nhận định về xu hướng phát triển của hệ thống NHTM cổ phần trên địa bàn
TP.HCM trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình.

-

Phương pháp thống kê, so sánh được sử dụng trong việc nghiên cứu nhằm làm rõ
năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM cổ phần trên địa bàn Tp.HCM so với các
ngân hàng thương mại trong nước khác. Từ đó rút ra điểm mạnh của các NHTM
cổ phần trên địa bàn Tp.HCM. Đồng thời thấy được những điểm yếu, những điểm
còn hạn chế, yếu kém để từ đó đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh.
Phương pháp nghiên cứu định lượng:
Nghiên cứu định lượng được thông qua việc gửi Bảng khảo sát tới các chuyên gia

am hiểu về lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Thu thập và xử lý dữ liệu bằng phần mềm
SPSS 26.
Phương pháp định lượng dùng để đánh giá độ tin cậy và mức độ phù hợp của các

nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng TMCP trên địa bàn
Tp.HCM.


6

6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
6.1. Những đóng góp mới về mặt lý luận
Lược khảo các lý luận về năng lực cạnh tranh nói chung và năng lực cạnh tranh
trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng.
Xây dựng quan niệm mới về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
Phân tích các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng, đặc biệt là
khối các ngân hàng TMCP. Nghiên cứu được áp dụng tại các NHTM cổ phần có trụ
sở chính đặt trên địa bàn Tp.HCM.
6.2. Những đóng góp mới về mặt thực tiễn
Trong bối cảnh hiện nay, cạnh tranh trên thị trường diễn ra mạnh mẽ, không chỉ
giữa các ngân hàng trong nước với nhau mà còn giữa các ngân hàng trong nước với
ngân hàng nước ngoài, giữa các ngân hàng với các định chế tài chính. Trong khi, các
NHTM nhà nước ngày càng có tiềm lực tài chính lớn hơn do cổ phần hóa, các ngân
hàng nước ngoài được phép mở chi nhánh và hoạt động bình đẳng, không phân biệt
với NHTM trong nước. Chính vì vậy, nghiên cứu năng lực cạnh tranh đối với các ngân
hàng TMCP trên địa bàn Tp.HCM sẽ thấy rõ được những điểm mạnh và những mặt
hạn chế của các ngân hàng TMCP trên địa bàn Tp.HCM. Từ đó, có những giải pháp
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngân hàng này để cạnh tranh với các
NHTM khác trong nước cũng như nước ngoài.
Trong điều kiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, hoạt
động ngân hàng cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Ngày càng nhiều các xu hướng
công nghệ mới được áp dụng như Blockchain, Big Data, Fintech... Chính vì vậy,
nghiên cứu sẽ chỉ ra được những xu hướng công nghệ mới áp dụng trong lĩnh vực ngân
hàng. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm mở rộng thị trường, tăng quy mô tiếp cận,

phục vụ khách hàng, giảm chi phí hoạt động.
Trên địa bàn Tp.HCM, hoạt động tái cơ cấu các ngân hàng đang diễn ra hết sức
mạnh mẽ. Chính vì vậy, việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trên
địa bàn Tp.HCM sẽ có giải pháp giúp cho các ngân hàng này góp phần hoàn thành
mục tiêu của đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng của Chính phủ đề ra đến năm 2030.


7

7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Bao gồm kết cấu 4 chương và phần kết luận. Cụ thể:
 Chương 1: Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh
trong lĩnh vực ngân hàng
 Chương 2: Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của
các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Tp.HCM.
 Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần
trên địa bàn Tp.HCM
 Chương 4: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại
cổ phần trên địa bàn Tp.HCM.


8

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC
1. Các nghiên cứu nước ngoài
Gilibert và Steinherr (1989), “The impact of financial market integration on the
European banking industry”. Tác giả cho rằng, các ngân hàng nhỏ thường có xu hướng
hoạt động chủ yếu trên địa phương, nơi thị trường ít cạnh tranh. Trong khi các ngân
hàng lớn hơn có xu hướng hoạt động trên nhiều quốc gia.
Carrol Ann Northcott (2004), “Competition in Banking: A review of the

Literatute”. Tác giả cho rằng, khả năng cạnh tranh của ngân hàng phụ thuộc vào các
đặc điểm: Thứ nhất, thị phần của ngân hàng ngân hàng càng lớn thì ngân hàng đó càng
có lợi thế cạnh tranh. Thứ hai, ngân hàng với mạng lưới chi nhánh rộng lớn có thể
mang lại kết quả cạnh tranh cao hơn. Thứ ba, tiến bộ công nghệ có khả năng tăng hiệu
quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
De Nicolo (2000), “Size, Charter Value and Risk in Banking: An International
Perspective”. Khi xem xét mối quan hệ giữa vốn điều lệ và quy mô tổng tài sản, tác
giả cho rằng, các ngân hàng có quy mô lớn hơn thì có nhiều khả năng có thể phát huy
sức mạnh thị trường. Chính vì vậy, vốn điều lệ và quy mô tổng tài sản tác động tích
cực đến năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, quy mô tổng tài sản tăng nhanh trong khi vốn
điều lệ tăng không tương ứng thì có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán.
Berger (2003), “The Economic Effects of Technological Progress: Evidence from
the Banking Industry”. Tác giả cho rằng, tiến bộ công nghệ có khả năng tăng quy mô
kinh tế ở nhiều sản phẩm- dịch vụ ngân hàng, chẳng hạn như: xử lý thanh toán, quản
lý tiền mặt… Đồng thời, tiến bộ công nghệ có thể dẫn đến sự phát triển cỉa các sản
phẩm mới và dịch vụ có quy mô kinh tế hơn các sản phẩm ngân hàng truyền thống.
Do đó có tiềm năng tăng hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng. Trong đó, ATM và
ngân hàng từ xa thông qua Internet và điện thoại là các kênh phân phối giúp khách
hàng tiếp cận với dịch vụ ngân hàng nhanh hơn, thuận tiện hơn. Từ đó, tăng phạm vi
cạnh tranh về mặt địa lý, giảm chi phí để mở thêm chi nhánh.
Jacob A. Bikker và cộng sự (2006), “The Impact of Bank Size on Market Power”.


9

Tác giả đã nghiên cứu tác động của quy mô ngân hàng đến cạnh tranh bằng cách đánh
giá mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng và sức mạnh thị trường. Tác giả sử dụng mô
hình Panzar- Rosse, dựa trên mẫu quan sát của hơn 18.000 ngân hàng trong 101 quốc
gia. Từ đó, tác giả nhận thấy rằng, sức mạnh thị trường của các ngân hàng lớn phụ
thuộc vào hai yếu tố chính là: quy mô của ngân hàng và sản phẩm ngân hàng cung cấp.

Theo đó, quy mô ngân hàng là yếu tố quan trọng nhất, quyết định vị thế của ngân hàng
đó trong thị trường cạnh tranh. Và, các ngân hàng lớn có thể khai thác các sản phẩm
dịch vụ của thị trường bán buôn.
Deger Alper và Adem Anbar (2011), “Bank specific and Macroeconomic
Determainants of Commercial Bank Profitability: Empirical Evidence from Turkey”.
Tác giả cho rằng, Quy mô tài sản và thu nhập ngoài lãi có ảnh hưởng tới Lợi nhuận
của ngân hàng. Cụ thể, Quy mô tài sản càng cao thì lợi nhuận càng cao và Thu nhập
ngoài lãi càng lớn thì Lợi nhuận của ngân hàng càng lớn. Bên cạnh đó, Quy mô của
các khoản cấp tín dụng và cho vay so với Quy mô tài sản cao lại có ảnh hưởng không
tốt đến Lợi nhuận của ngân hàng. Chính vì vậy, tác giả cho rằng các ngân hàng có thể
cải thiện Lợi nhuận của họ thông qua việc tăng quy mô tài sản và thu nhập ngoài lãi,
giảm Tỷ lệ tín dụng/tài sản. Ngoài ra, lãi suất thực cao hơn có thể dẫn tới lợi nhuận
của ngân hàng cao hơn.
Devinaga Rasiah, Tan Teck Ming & Abd Halim Bin Abd Hamid (2014), “Mergers
improve efficiency of Malaysian”. Nhóm tác giả nghiên cứu quá trình sáp nhập các
ngân hàng nội địa Malaysia đã cho rằng, sáp nhập và mua lại các ngân hàng trong nước
đã cải thiện hiệu suất và lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên, việc sáp nhập không tại
ra giá trị cho cổ đông trong trung hạn và đạt hiệu quả như mục tiêu đặt ra sau khi mua
lại ngay. Để sáp nhập thành công, một trong những yếu tố các ngân hàng cần có sự
tương đồng về văn hóa, tài chính và nhân sự.
2. Các nghiên cứu trong nước
Nguyễn Thị Quy (2005), “Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại
trong xu thế hội nhập” sách chuyên khảo. Trong đó, tác giả đã hệ thống hóa một số


10

các khái niệm về năng lực cạnh tranh nói chung, năng lực cạnh tranh của một quốc
gia, một doanh nghiệp, một công ty nói riêng. Từ đó, tác giả đưa ra khái niệm về năng
lực cạnh tranh của NHTM như sau: “Năng lực cạnh tranh của một ngân hàng là khả

năng ngân hàng đó tạo ra, duy trì và phát triển những lợi thế nhằm duy trì và phát triển
thị phần; đạt được mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành và liên tục tăng
đồng thời đảm bảo sự hoạt động an toàn và lành mạnh, có khả năng chống đỡ và vượt
qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh”. Từ đó, tác giả có xây dựng
hệ thống các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh cả hệ thống ngân hàng thương mại
của một quốc gia. Bao gồm: tiềm lực tài chính; năng lực công nghệ; nguồn nhân lực;
năng lực quản lý; cơ cấu tổ chức; hệ thống kênh phân phối; mức độ đa dạng hóa các
dịch vụ cung cấp; mức độ cạnh tranh và khả năng hợp tác giữa các ngân hàng trong
nước. Qua phân tích kinh nghiệm cải cách hệ thống ngân hàng ở một số quốc gia như
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và thực trạng cạnh tranh của các ngân hàng thương
mại Việt Nam, tác giả đã đưa ra các nhóm giải pháp nâng cao năng lực nội tại của các
ngân hàng thương mại Việt Nam, như: xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể và dài
hạn; tăng cường tiềm lực tài chính; nâng cao năng lực công nghệ; nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực; nâng cao năng lực quản lý. Cuốn sách đã hệ thống hóa được cơ sở lý
luận về năng lực cạnh tranh của NHTM, làm cơ sở lý luận cho các nghiên cứu sau này.
Tuy nhiên, nghiên cứu thực trạng của tác giả đã diễn ra gần 15 năm (từ 2005). Khi đó,
hệ thống ngân hàng chưa trải qua giai đoạn khủng hoảng và phải tái cơ cấu.
Lê Đình Hạc (2005), “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng
thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” luận án tiến sỹ kinh
tế. Theo đó, luận án đã hệ thống hóa được một số vấn đề mang tính lý luận về cạnh
tranh của các ngân hàng thương mại nói chung và cạnh tranh trong điều kiện hội nhập
quốc tế nói riêng. Bên cạnh đó, luận án đã chỉ ra được các hoạt động ngân hàng liên
quan đến cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế.
Đồng thời, luận án đã đưa ra ba nhóm tiêu chí cơ bản để đánh giá năng lực cạnh tranh
của ngân hàng thương mại. Đó là: các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh thông qua
phương thức cạnh tranh (tính đa dạng danh mục dịch vụ tài chính; chất lượng dịch vụ;


11


giá cả dịch vụ; và khả năng tạo cơ hội tiếp cận dịch vụ cho khách hàng); Các tiêu chí
đánh giá thông qua các yếu tố tiềm năng (chất lượng nguồn nhân lực; trình độ công
nghệ; tiềm lực tài chính; chiến lược kinh doanh; khả năng sinh lời; độ an toàn; uy tín
trên thị trường; thị phần); các tiêu chí về môi trường cạnh tranh (kinh tế vĩ mô; chính
trị; văn hóa; xã hội; công nghệ; hệ thống luật pháp và cơ chế hoạt động).
Đinh Duy Đông (2007), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương
mại Việt nam trong thời gian tới” bài nghiên cứu. Tác giả đánh giá năng lực cạnh tranh
của NHTM dựa vào khả năng duy trì và mở rộng thị phần; chất lượng tài sản qua hệ
số an toàn vốn; sự đa dạng của sản phẩm- dịch vụ ngân hàng; năng lực quản lý, chất
lượng lãnh đạo và đội ngũ nhân viên. Tác giả kết luận: Cạnh tranh trong các NHTM
Việt Nam mang tính chất độc quyền nhóm, các ngân hàng thương mại nhà nước chiếm
thị phần tuyệt đối. Rất nhiều ngân hàng chưa thực sự an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế.
Nghiệp vụ ngân hàng hiện tại còn đơn giản và chưa đa dạng, chủ yếu là các sản phẩm
dịch vụ truyền thống. Trình độ quản lý chưa cao, chất lượng cán bộ thấp dẫn tới năng
suất lao động thấp.
Trương Quang Thông (2010), “Phân tích hiệu năng hoạt động ngân hàng thương
mại Việt Nam” sách chuyên khảo. Theo đó, tác giả sử dụng mô hình S-C-P để phân
tích các quan hệ giữa cấu trúc, hành vi và hiệu năng của các ngân hàng thương mại
theo từng nhóm (NHTM cổ phần, NHTM nhà nước, ngân hàng liên doanh và các chi
nhánh ngân hàng nước ngoài). Để phân tích, tác giả sử dụng các biến như: ROA; Thị
phần cho vay; Thị phần huy động vốn; Thị phần (cơ cấu) tài sản (% so với tổng tài sản
hệ thống ngân hàng); Tỷ lệ nợ xấu; Dự trữ thanh khoản/tổng tài sản; Tiền gửi không
kỳ hạn/Tiền gửi có kỳ hạn; Cho vay/huy động; Cơ cấu thu nhập lãi/tổng thu nhập; Cho
vay trung và dài hạn/tổng cho vay; Cho vay bằng ngoại tệ/tổng cho vay; Tài sản có
ngoại tệ/tổng tài sản; Tài sản nợ ngoại tệ/tổng nguồn vốn. Trong các biến trên, chỉ có
ROA được sử dụng để đo lường hiệu năng. 12 biến còn lại để đo lường cấu trúc và
hành vi. Qua nghiên cứu các chỉ tiêu tác động tới hiệu năng ROA của nhóm NHTM
cổ phần cho thấy: các chỉ tiêu có tác động tới ROA bao gồm: Thị phần tài sản có; Cơ
cấu thu nhập lãi/ tổng thu nhập; Cho vay trung và dài hạn/ tổng cho vay; Tài sản có



12

ngoại tệ/ tổng tài sản và Tài sản nợ ngoại tệ/ tổng vốn. Các biến còn lại không tác động
hoặc tác động không rõ ràng lên ROA. Từ đó, tác giả kết luận: để tăng hiệu năng ROA
thì cần giảm tỷ lệ cơ cấu thu nhập lãi/tổng thu nhập; tăng thêm lượng cho vay trung và
dài hạn trong tổng cho vay; giảm tỷ lệ tài sản có ngoại tệ/ tổng tài sản. Điểm hạn chế
của nghiên cứu là đây là một nghiên cứu thực nghiệm trong nghiên cứu mô hình S-CP. Nên số liệu phân tích là số liệu tổng hợp của các ngân hàng trong cùng một nhóm,
tại một địa bàn. Việc nghiên cứu các chỉ tiêu tác động tới hiệu năng của từng ngân
hàng thì chưa được kiểm chứng để đưa ra kiến nghị cho từng ngân hàng.
Đặng Hữu Mẫn (2010), “Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt
Nam- Thực trạng và những đề xuất cải thiện”, bài nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa
học và công nghệ, đại học Đà Nẵng- số 6 (41).2010. Trong nghiên cứu, tác giả phân
tích năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam qua các chỉ số: Năng lực tài chính;
năng lực thị phần; năng lực cạnh tranh về nguồn nhân lực; năng lực cạnh tranh về công
nghệ; năng lực cạnh tranh về mở rộng và phát triển dịch vụ; năng lực cạnh tranh về
thương hiệu. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các
NHTM Việt Nam.
Ngô Thị Thu Hoài (2012), “Mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân
hàng thương mại Việt Nam”, luận án tiến sỹ kinh tế. Luận án đã hệ thống hóa các lý
luận về năng lực cạnh tranh nói chung của Michael Porter; khái niệm năng lực cạnh
tranh của các ngân hàng thương mại của Đỗ Thị Minh Đức, Nguyễn Thị Quy. Từ đó,
luận án đã đưa ra các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM bao gồm các
chỉ tiêu định tính như: Uy tín và thương hiệu của ngân hàng; Trình độ công nghệ;
Nguồn nhân lực; Năng lực quản trị, điều hành và cơ cấu tổ chức; Hệ thống kênh phân
phối và chất lượng các dịch vụ cung cấp. Các chỉ tiêu định lượng bao gồm: Quy mô
vốn chủ sở hữu; Mức độ an toàn vốn; Chất lượng tài sản; Khả năng huy động vốn; Khả
năng cho vay và đầu tư; Hiệu quả hoạt động kinh doanh; khả năng đảm bảo an toàn
thanh khoản; Năng suất lao động của CBNV. Luận án phân tích năng lực cạnh tranh
của NHTM nói chung bao gồm cả NHTM Nhà nước và NHTM cổ phần từ đó tác giả

chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM. Đó là các nhân tố


13

thuộc về bản thân của các NHTM như: Cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, trình độ công
nghệ, ban điều hành; Các nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài như: Môi trường kinh
tế, mô trường chính trị, môi trường công nghệ, môi trường văn hóa, môi trường tự
nhiên, môi trường toàn cầu. Từ đó, luận án phân tích năng lực cạnh tranh của NHTM
dựa trên các mô hình SWOT để rút ra kết luận về Điểm mạnh- Điểm yếu- Cơ hộiThách thức đối với các NHTM Việt Nam.
Nguyễn Quỳnh Hoa (2014), “Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt
Nam”, luận án tiến sỹ kinh tế. Tác giả đã đưa ra các giải pháp để xây dựng hệ thống
ngân hàng vững mạnh, hướng tới các tiêu chuẩn tiên tiến của khu vực và thế giới.
Trong đó có các giải pháp nâng cao năng lực tài chính như: sáp nhập, nâng tỷ lệ sở
hữu của nhà đầu tư nước ngoài, xử lý nợ xấu... Các giải pháp liên quan đến môi trường
pháp lý, môi trường kinh tế...
3. Khoảng trống nghiên cứu
Qua khảo lược các nghiên cứu trước đây, tác giả cho rằng vẫn còn những khoảng
trống cần nghiên cứu tiếp tục, đó là:
- Các nghiên cứu trước đây chủ yếu nghiên cứu năng lực cạnh tranh của một ngân
hàng cụ thể, hoặc nghiên cứu hệ thống ngân hàng nói chung. Chính vì vậy, tác giả tập
trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh của một nhóm ngân hàng cụ thể.
- Các nghiên cứu trước chủ yếu phân tích năng lực cạnh tranh bằng các mô hình
đánh giá năng lực cạnh tranh như SWOT. Chính vì vậy, tác giả sử dụng nghiên cứu
định lượng để xác định các nhân tố tác động và mức độ tác động của các nhân tố đối
với năng lực cạnh tranh của các ngân hàng TMCP trên địa bàn Tp.HCM.
- Trong giai đoạn 2009-2018, hoạt động tái cơ cấu hệ thống ngân hàng diễn ra
mạnh mẽ và có các bước chuyển biến tích cực. Đặc biệt là ở một số ngân hàng có trụ
sở chính tại các tỉnh phía Nam, điển hình là Tp.HCM. Trong khi đó, chưa có nghiên
cứu nào cụ thể trong giai đoạn này đối với nhóm ngân hàng đó.

- Sự bùng nổ của Công nghệ 4.0 được ứng dụng mạnh mẽ trong thanh toán, tài
chính, ngân hàng. Các nghiên cứu trước đây chưa có đánh giá cụ thể của công nghệ


14

4.0 đối với năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
Từ đó, tác giả tiếp tục nghiên cứu năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hiện tại để
làm cơ sở đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng có trụ sở chính trên địa bàn
Tp.HCM trong thời kỳ mới, thời kỳ hội nhập và ứng dụng công nghệ. Qua việc phân
tích thực trạng đó, tác giả có những giải pháp để các ngân hàng tiếp tục quá trình tái
cấu trúc của mình, góp phần thực hiện thành công mục tiêu tái cơ cấu hệ thống ngân
hàng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã đề ra.


15

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG
1.1.

Lý luận về cạnh tranh

1.1.1. Một số lý thuyết cơ bản về cạnh tranh
1.1.1.1.

Lý thuyết tự do cạnh tranh theo trường phái cổ điển

Trường phái cổ điển, tiêu biểu là Adam Smith và David Ricardo chủ trương tự do

cạnh tranh.
Chủ nghĩa tự do kinh tế cổ điển ra đời ở Anh vào thế kỷ XVIII trong tác phẩm “An
Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations - Tìm hiểu về bản chất và
nguồn gốc của cải của các quốc gia” hay còn gọi là “ The Wealth of Nations - Quốc
phú luận”. Tác phẩm kinh điển của Adam Smith xuất bản năm 1776 đề cập đến năng
lực cạnh tranh toàn cầu với tư tưởng tự do kinh tế trong đó có tự do cạnh tranh. Theo
ông, “tự do là chìa khóa để làm giàu”, “cạnh tranh tạo nên của cải” và “công bằng điều
tiết cho nền kinh tế vững mạnh”.
Theo Adam Smith, cạnh tranh có thể phối hợp với các hoạt động kinh tế một cách
nhịp nhàng và có lợi cho xã hội, vì cạnh tranh trong quá trình của cải quốc gia tăng
lên, chủ yếu diễn ra thông qua thị trường và giá cả. Do đó, cạnh tranh có quan hệ chặt
chẽ với thị trường, tự do thúc đẩy con người thực hiện công việc một cách tốt hơn và
năng suất hơn. Do đó, cạnh tranh có thể khơi dậy nỗ lực của con người và làm cho của
cải quốc gia tăng lên.
Adam Smith (1776) còn cho rằng, cạnh tranh có thể điều tiết sự phù hợp trong
quan hệ giữa sản xuất và nhu cầu xã hội, trong điều kiện cạnh tranh, do có nhiều người
cùng tham gia nên họ phải thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường, họ còn
phải chú ý tới sự biến động cung cầu và áp lực cạnh tranh để điều chỉnh sản lượng cho
thích ứng với tình hình thay đổi cung cầu và áp lực cạnh tranh. Như vậy, cạnh tranh
có thể làm cân bằng nhu cầu xã hội. Cạnh tranh còn có tác dụng nâng cao năng lực
cạnh của lao động, điều tiết, phân phối các yếu tố tư bản một cách hợp lý, cạnh tranh


16

kích người lao động rèn luyện và nâng cao kỹ năng lao động. Việc tuyển chọn lao động
làm cho các chủ thể cạnh tranh với nhau làm cho tiền lương có thể tăng lên hoặc giảm
xuống, sức lao động và tư bản có thể tự do di chuyển giữa các ngành và công ty.
Sở dĩ A.Smith chủ trương tự do cạnh tranh vì ông phát hiện thấy những khuyết
điểm của chế độ độc quyền, đồng thời lợi ích sẽ tăng lên nếu cạnh tranh công bằng.

Tuy nhiên, lý thuyết cạnh tranh của Adam Smith mới lý giải được lợi ích của
thương mại tự do cạnh tranh trên nền của phân công lao động và cải tiến có tính tư
bản, chưa nghiên cứu sâu các yếu tố cấu thành cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến
năng lực cạnh tranh, đặc biệt là sự can thiệp của nhà nước.
Phát triển các nghiên cứu của Adam Smith, David Ricardo đã đưa ra lý thuyết về
lợi thế so sánh của mỗi ngành, mỗi quốc gia. Theo đó, Ricardo đã nhấn mạnh: Những
nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn hẳn các nước khác, hoặc bị kém lợi thế tuyệt
đối so với các nước khác trong sản xuất mọi sản phẩm, thì vẫn có thể và vẫn có lợi khi
tham gia vào phân công lao động và thương mại quốc tế bởi vì mỗi nước có một lợi
thế so sánh nhất định về sản xuất một số sản phẩm và kém lợi thế so sánh nhất định về
sản xuất các sản phẩm khác. Bằng việc chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu sản
phẩm mà nước đó có lợi thế so sánh, mức sản lượng và tiêu dùng trên thế giới sẽ tăng
lên, kết quả là mỗi nước đều có lợi ích từ thương mại. Như vậy lợi thế so sánh là cơ sở
để các nước buôn bán với nhau và là cơ sở để thực hiện phân công lao động quốc tế.
Lý thuyết của Ricardo được xây dựng trên một số giả thiết: Mọi nước có lợi về
một loại tài nguyên và tất cả các tài nguyên đã được xác định; Các yếu tố sản xuất dịch
chuyển trong phạm vi một quốc gia; Các yếu tố sản xuất không được dịch chuyển ra
bên ngoài; Mô hình của Ricardo dựa trên học thuyết về giá trị lao động; Công nghệ
của hai quốc gia như nhau; Chi phí sản xuất là cố định; Sử dụng hết lao động (lao động
được thuê mướn toàn bộ); Nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo; Chính phủ không can thiệp
vào nền kinh tế; Chi phí vận chuyển bằng không; Phân tích mô hình thương mại có hai
quốc gia và hai hàng hoá.
Adam Smith và David Ricardo cũng cho rằng, giá trị và giá trị sử dụng chứa đựng
trong sản phẩm là yếu tố quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh của sản phẩm.


×