Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

skkn tích hợp kiến thức các môn học dạy bài cacbohiđrat và lipit

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.97 MB, 67 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi : Hội đồng sáng kiến Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình
Chúng tôi:
TT Họ và tên
Ngày tháng Nơi
Chức Trình độ Tỷ lệ(%) đóng
năm sinh
công
vụ
chuyên
góp vào việc tạo
tác
môn
ra sáng kiến
1
Đinh Đức Hùng 26/02/1982 Trường Giáo Cử nhân
THPT viên
sinh học
Nho
50%
Quan B
2
Nguyễn Thị Sen 14/10/1982 Trường Giáo Cử nhân
THPT viên
sinh học
50%
Nho
Quan B
1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng


Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến:Tích hợp kiến thức các môn học
dạy bài: “ Cacbohiđrat và lipit”.
Lĩnh vực áp dụng: Giảng dạy
2. Nội dung
a. Giải pháp cũ thường làm:
Trong giảng dạy bài Cacbohiđrat và lipit giáo viên thường dạy bằng phương pháp
truyền thống là lấy hoạt động của người thầy là trung tâm, chuyển tải thông tin từ đầu
thầy sang đầu trò. Với phương pháp dạy học này, giáo viên là chủ thể, là tâm điểm, học
sinh là khách thể, là quỹ đạo. Giáo án dạy theo phương pháp này được thiết kế kiểu
đường thẳng theo hướng từ trên xuống.
Với bài Cacbohiđrat và lipit thông thường giáo viên tích hợp ít môn học chủ yếu là môn
hóa học đồng thời giáo viên chỉ dạy lí thuyết, học sinh không được làm thực hành do
đóhọc sinh chưa vận dụng nhiều các kiến thức của các môn học vào để giải thích các
hiện tượng và vấn đề thực tiễn.Trong quá trình dạy giáo viên thường theo tiến trình
trong sách giáo khoa:
I. CACBOHIĐRAT
1. Cấu trúc hóa học
2. Chức năng
II. LIPIT
1. Mỡ
2. Phôtpholipit
1


3. Stêrôit
4. Sắc tố và vitamin
* Ưu điểm: Dễ dàng áp dụng để truyền đạt kiến thức, trong một thời gian ngắn, có thể
cung cấp một khối lượng thông tin, kiến thức lớn cho một số lượng người nghe đông
(lớp học đông).
* Nhược điểm: Giáo viên thường dạy theo tiến trình trong sách giáo khoa. Chưa có sự

liên hệ chặt chẽ giữa các môn học nên học sinh hiểu vấn đề còn chưa sâu sắc. Chưa vận
dụng triệt để kiến thức hóa học, kiến thức vật lí và kiến thức các môn khác vào bài dạy
do đó học sinh hiểu vấn đề còn chưa cặn kẽ và thấu đáo. Học sinh thụ động tiếp thu kiến
thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực
hành của người học; do đó kỹ năng thực hành vận dụng vào đời sống thực tế bị hạn chế.
Mặt khác với lối dạy cũ giáo viên chưa vận dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực
vào trong bài dạy, do đó giờ dạy không hấp dẫn và không sinh động.
* Tồn tại cần khắc phục:
- Liên hệ nhiều các môn học
- Vận dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực.
- Người học gắn lí thuyết với thực hành.
- Chú trọng đến chủ thể người học ứng dụng tri thức đã học trong những tình huống
thực tiễn.
- Chú trọng kỹ năng thực hành,
- Học sinh chủ động tiếp thu kiến thức
- Vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn
- Kỹ năng thực hành vận dụng vào đời sống thực tế .
b. Giải pháp mới cải tiến
* Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp
Trong bài dạy Cacbohiđrat và lipit giáo viên đã tích hợp nhiều môn học vào để giảng
dạy. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của môn sinh học, giáo
viên tích hợp nhiều môn học khác nhau vào bài dạy nhằm phát triển năng lực giải quyết
các vấn đề phức hợp, đồng thời giáo viên sử dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực:
Phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp khăn trải bàn, phương pháp công não,
phương pháp trò chơi ... Đó là cách thức dạy học theo lối phát huy tính tích cực, chủ
động của học sinh, giáo viên là người giữ vai trò hướng dẫn, gợi ý, tổ chức, giúp cho
người học tự tìm kiếm, khám phá những tri thức mới theo kiểu tranh luận, hội thảo theo
nhóm. Giáo viên có vai trò là trọng tài, cố vấn điều khiển tiến trình giờ dạy do đó chú ý
đến đối tượng học sinh, coi trọng việc nâng cao quyền năng cho người học. Giáo viên là
người nêu tình huống, kích thích hứng thú, suy nghĩ và phân xử các ý kiến đối lập của

học sinh; từ đó hệ thống hoá các vấn đề, tổng kết bài giảng, khắc sâu những tri thức cần
nắm vững. Giáo án dạy học được thiết kế kiểu chiều ngang theo hai hướng song hành
giữa hoạt động dạy của thầy và học của trò.Giáo viên thiết kế bằng giáo án điện tử. Đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. Đổi mới phương
pháp dạy học chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực
2


của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan
tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh
theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội.
Trong dạy học tích hợp ở bài dạy làm cho qúa trình học tập có ý nghĩa; xác định rõ mục
tiêu, phân biệt cái cốt yếu và cái ít quan trọng hơn, dạy học sử dụng kiến thức trong tình
huống, lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học, tránh những kiến thức, kỹ năng trùng
lặp, các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống của học sinh, có điều kiện phát triển kỹ
năng chuyên môn, chú trọng kỹ năng thực hành, vận dụng giải quyết các vấn đề thực
tiễn, coi trọng rèn luyện và tự học, giảm bớt thuyết trình, diễn giải; tăng cường dẫn dắt,
điều khiển, tổ chức, xử lý tình huống do đó giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn,
vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình
tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh,góp phần phát triển tư duy
liên hệ, liên tưởng cho các em. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận từ
đó giúp học sinh nhận thức vấn đề một cách thấu đáo. Giúp học sinh hứng thú học
tập, khắc sâu được kiến thức đã học và làm cho quá trình học tập có ý nghĩa. Bằng cách
gắn học tập với cuộc sống hàng ngày, trong quan hệ với các tình huống cụ thể mà học
sinh sẽ gặp sau này, hòa nhập thế giới học đường với thế giới cuộc sống.
Trong bài học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các
tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Các chủ đề tích hợp,
liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở
các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết
tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.

Tiến trình bài dạy được bố trí các phần khác SGK học sinh được vận dụng nhiều
kiến thức các môn để giải thích các hiện tượng ngoài thực tế và trong cuộc sống, các em
vận dụng môn hóa để biết được cấu trúc hóa học của các loại cacbohiđrat và lipit, vận
dụng môn vật lí để thấy được tính chất vật lí của cacbohiđrat và lipit từ đó vận dụng
chúng vào trong thực tế, vận dụng môn công nghệ 10 để biết sản xuất thức ăn cho vật
nuôi, vận dụng môn địa lí để thấy được sự phân bố của các loại cây trồng lương thực và
cây công nghiệp, với môn giáo dục công dân giáo dục các em ý thức ăn uống hợp lí cân
đối giữa các chất trong khẩu phần ăn hàng ngày, môn văn giúp các em quý trọng nguồn
lương thực thực phẩm từ cây trồng mà gia đình và nông dân làm ra…Đặc biệt các em
được trải nghiệm sáng tạo, tự tay mình làm ra các sản phẩm có ý nghĩa như mứt dừa,
dầu dừa, tinh bột nghệ, tinh bột sắn dây trên cơ sở vận dụng kiến thức các môn học.
Bài Cacbohiđrat và lipit được dạy trong 3 tiết ( Dạy bằng giáo án điện tử - Powerpoint)
trong đó 2 tiết dạy lí thuyết, 1 tiết học sinh báo cáo các sản phẩm trải nghiệm sáng tạo
được ứng dụng từ việc vận dụng kiến thức liên môn để làm một số sản phẩm. Trong các
tiết dạy cùng với việc tích hợp nhiều môn học vào để dạy, giáo viên sử dụng nhiều
phương pháp dạy học tích cực, học sinh học lí thuyết kết hợp với thực hành, được trải
nghiệm sáng tạo tự bản thân làm ra các sản phẩm có giá trị: Do đó giờ học sôi động,
phát triển tư duy và năng lực ở các em học sinh.
3


3. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được
a. Hiệu quả kinh tế:
Thực tế cho thấy giảng dạy tích hợp liên môn bài “Cacbohiđrat và lipit” nói riêng và
dạy tích hợp liên môn nói chung đem lại lợi ích là kích thích giáo viên tư duy và không
ngừng trau dồi kiến thức ở nhiều lĩnh vực, bộ môn khác nhau để có kiến thức sâu, rộng
đủ để đáp ứng với những đòi hỏi ngày càng cao của dạy học hiện nay. Bên cạnh đó học
sinh hứng thú với những tiết học hơn, dễ hiểu và hiểu sâu nội dung bài học. Đặc biệt các
em sẽ có những chuyển biến rõ rệt trong khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực
tiễn. Từ đó khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau để

giải quyết các tình huống thực tiễn, tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng
tự học, tự nghiên cứu. Cụ thể, với bài dạy Cacbohiđrat và lipit các em được vận dụng
nhiều môn học khác nhau vào trong bài học và vận dụng kiến thức các môn để gải thích
các hiện tượng ngoài thực tế liên quan đến bài học. Đặc biệt các em biết tự tay làm ra
các sản phẩm rất có ý nghĩa trong cuộc sống như mứt dừa, tinh dầu gấc, tinh dầu dừa và
tinh bột nghệ từ đó làm cho các em thêm yêu lao động và yêu cuộc sống hơn. Với
những em muốn tăng thu nhập cho gia đình các em biết cách làm các sản phẩm trên để
bán ra thị trường và hướng dẫn cho gia đình, người thân, bạn bè cùng làm để tạo ra các
sản phẩm sạch và tốt cho sức khỏe con người.
Kết quả cụ thể như sau
- Với bài kiểm tra: Sau khi chấm bài kiểm tra chúng tôi thấy 100% học sinh đã biết trình
bày ý tưởng của mình trong việc giải thích vấn đề, trả lời được câu hỏi nêu ra. Đặc biết
các em biết tích hợp kiến thức của các môn học để làm bài.
- Đối với sản phẩm nghiên cứu khoa học:Trên cơ sở vận dụng kiến thức liên môn trong
dạy bài “ cacbohiđrat và lipit” giáo viên hướng dẫn 2 học sinh:Em Đặng Diệu Linh, lớp
10 A, em Trần Anh Tuấn, lớp 10B làm ra sản phẩm dầu dừa, sáp dừa trên cơ sở vận
dụng kiến thức vật lí và hóa học của dầu dừa từ đó tìm ra giải pháp chế biến dầu dừa rút
ngắn được thời gian và đảm bảo chất lượng của dầu dừa và sáp dừa trong việc trị nẻ,
dưỡng da, trị muỗi đốt, côn trùng cắn, son dưỡng môi, kem chống nắng và nhiều công
dụng khác trong việc chăm sóc sức khỏe và làm đẹp cho con người.Với sản phẩm trên 2
học sinh đã đạt giải khuyến khích trong cuộc thi nghiên cứu khoa học vào tháng 12 năm
2016 do sở giáo dục và đào tạo Ninh Bình tổ chức. Sản phẩm được người tiêu dùng rất
ưa chuộng, hài lòng và phản ánh rất tích cực.

Sản phẩm dầu dừa
4


Sản phẩm sáp dừa


Kết quả nghiên cứu khoa học của học sinh Đặng Diệu Linh
- Đối với học sinh lớp 10E các em đã làm ra các sản phẩm mứt dừa, dầu gấc, tinh bột
nghệ, tinh bột sắn dây cho bản thân và gia đình.
Một số sản phẩm của học sinh lớp 10E

Sản phẩm dầu gấc
5


Sản phẩm mứt dừa

Sản phẩm tinh bột nghệ

Sản phẩm tinh bột sắn dây
b. Hiệu quả xã hội
Bài học giúp học sinh học tập thông minh và vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng và
phương pháp của khối lượng tri thức toàn diện, hài hòa và hợp lí trong giải quyết các
tình huống khác nhau và mới mẻ trong cuộc sống hiện đại.

6


Bài dạy làm cho nhà trường gắn liền với thực tiễn cuộc sống, với sự phát triển của cộng
đồng. Những nội dung dạy học sinh theo các chủ đề làm cho học sinh có nhu cầu học
tập để giải đáp được những thắc mắc, phục vụ cho cuộc sống của mình và cộng đồng.
Học theo hướng tích hợp sẽ giúp cho các em quan tâm hơn đến con người và xã hội ở
xung quanh mình, việc học gắn liền với cuộc sống đời thường là yếu tố để các em học
tập. Những thắc mắc nảy sinh từ thực tế làm nảy sinh nhu cầu giải quyết vấn đề của các
em ví dụ các em thắc mắc tại sao khi đói hoặc mệt uống nước đường hoặc nước hoa quả
ta thấy khỏe hơn, tại sao vào mùa đông mỡ động vật bị đông còn dầu thực vật lại không,

tại sao người già không nên ăn nhiều mỡ động vật, tại sao dầu mỡ chiên để lâu bị ôi
thiu, tại sao về mùa lạnh hanh khô người ta thường bôi kem chống nẻ…Với kiến thức
liên môn đặc biệt là môn lí, hóa và một số các môn khác giúp các em giải quyết được
các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng hơn.
4. Điều kiện và khả năng áp dụng
* Điều kiện áp dụng
- Qua thực tế dạy ở trường cho thấy học sinh rất hào hứng học tập, tích cực thực hiện
nhiệm vụ mà giáo viên giao cho. Để việc dạy học tích hợp liên môn được thường xuyên
và đạt kết quả cao cần một số điều kiện sau:
- Nhà trường cần tăng cường đưa chủ đề dạy học vào các dịp hội giảng
- Giáo viên cần chủ động trong việc tiếp cận chủ đề dạy học tích hợp liên môn.
- Tích cực cho học sinh tham gia các cuộc thi liên quan đến chủ đề tích hợp, liên môn
mà bộ đã phát động.
- Cần có các phương tiện dạy học, học sinh chuẩn bị bài kỹ ở nhà trước khi đến lớp và
phải mạnh dạn, tự tin bộc lộ ý kiến, quan điểm. Giáo viên phải chuẩn bị kỹ bài giảng,
thiết kế giờ dạy, lường trước các tình huống để chủ động tổ chức giờ dạy có sự phối hợp
nhịp nhàng giữa hoạt động của thầy và hoạt động của trò.
- Cần có sự phối hợp đồng bộ, tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới và tăng thêm các
trang thiết bị phục vụ dạy và học hiện đại trong các nhà trường, chuẩn hoá đội ngũ giáo
viên, tăng cường hoạt động tích cực của chủ thể học sinh, đẩy mạnh hơn nữa công tác
xã hội hoá giáo dục.
* Khả năng áp dụng
- Được áp dụng trong dạy học tích hợp ở trường THPT
- Dễ dàng áp dụng trongthực tế giảng dạy, không tốn kém.
Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn
toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

7



Nho Quan, ngày 25 tháng 04 năm 2017
Người nộp đơn

XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO
ĐƠN VỊ CƠ SỞ

Đinh Đức Hùng

Nguyễn Thị Sen

8


PHỤ LỤC
NỘI DUNG MINH HỌA CỦA SÁNG KIẾN
Tiết 1: CACBOHIĐRAT (GLUXIT)
I. Mục tiêu
* Kiến thức.
- Môn sinh học
+ Biết được khái niệm chung, phân loại và chức năng của cacbohiđrat.
+ Sự chuyển hóa cacbohiđrat trong cơ thể con người.
+ Ứng dụng của Cacbohiđrat trong đời sống con người
- Môn vật lí
+ Học sinh hiểu rõ tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên của Cacbohiđrat.
+ Phân loại được cacbohiđrat gồm monosaccarit (đường đơn), đisaccarit (đường đôi)
polisaccarit (đường đa) và nêu được cụ thể tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của một
số cacbohiđrat tiêu biểu: glucôzơ (đường nho), saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ.
- Môn hóa học
+ Biết được công thức phân tử, công thức về tính số mol và tính chất hóa học của
Cacbohiđrat và làm được các bài tập về Cacbohiđrat.

- Môn toán
+ Biết tính toán các bài tập về Cacbohiđrat
+ Biết xây dựng khẩu phần ăn cho bản thân trong một bữa và trong một ngày
- Môn giáo dục công dân
Giáo dục các em có ý thức trong ăn uống đảm bảo cân đối các nhóm chất trong khẩu
phần ăn để có một cơ thể khỏe mạnh và tránh béo phì liên quan đến bệnh tật .
- Môn công nghệ
Sản xuất thức ăn cho vật nuôi (Bài 20- Công nghệ 10)
- Môn quốc phòng
Ăn uống đầy đủ có một cơ thể khỏe mạnh để học tập tốt trong công cuộc xây dựng và
bảo vệ tổ quốc.
- Giáo dục môi trường
Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh, ăn thực phẩm sạch, chế
độ ăn uống, cân bằng, hợp lí tránh béo phì và bệnh tật.
* Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng so sánh, kĩ năng làm bài tập.
- Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập thông tin, phân tích các
kênh hình, kênh chữ, liên hệ thực tế và kĩ năng trình bày một vấn đề.
- Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề thực tiễn.

9


- Rèn cho học sinh kĩ năng xây dựng khẩu phần ăn uống lành mạnh cân đối giữa chất
bột, chất béo tránh béo phì và các bệnh tật khác.
* Thái độ:
- Giáo dục ý thức trong chế độ ăn uống đảm bảo đủ các nhóm chất để phòng và chống
bệnh tật.
- Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn
trong việc lĩnh hội kiến thức.

- Giáo dục học sinh có ý thức ăn các thực phẩm sạch, cách làm và trồng các sảm phẩm
sạch cung cấp thức ăn hằng ngày cho bản thân và gia đình.
* Định hướng năng lực:
Phát triển năng lực chuyên môn: Phát triển năng lực chuyên môn lĩnh hội tri thức với tư
cách là 1 chủ thể.
Phát triển năng lực phương pháp: Phát triển năng lực thu thập, xử lí, đánh giá thông tin
và năng lực trình bày 1 vấn đề.
Phát triển năng lực xã hội: Phát triển năng lực làm việc nhóm, trình bày trước đông
người.
Phát triển năng lực trải nghiệm sáng tạo tự bản thân mỗi học sinh làm ra các sản phẩm
phục vụ cho bản thân, cho gia đình và cuộc sống từ đó tìm thấy các giá trị trong lao
động.
II. Chuẩn bị
* Giáo viên
- Giáo án
- Máy chiếu
- Tranh ảnh về một số Cacbohiđrat

Nho

Chuối

10

Gạo


Khoai

Mật ong


Tre, nứa

Ngô

Đường mía

Bông

Sắn

Đường thốt nốt

Len

11


- Mẫu vật thật về cacbohiđrat: Ngô, khoai, sắn, chuối, củ nghệ, gạo….
- Phiếu học tập
Các loại đường
Cấu trúc
Ví dụ
Đường đơn (Monosacarit)
Đường đôi (Đisaccarit)
Đường đa (Polisaccarit )
- Trò chơi ô chữ
- Quà ( Phát phần thưởng cho đội chiến thắng ở trò chơi ô chữ)
- Các câu hỏi kiểm tra.
Câu 1: Trong phân tử của cacbohiđrat luôn có

A. nhóm chức axit.
B. nhóm chức xeton.
C. nhóm chức ancol.
D. nhóm chức anđehit.
Đáp án: C
Câu 2: Chất thuộc nhóm monosaccarit là
A. glucozơ.
B. saccarozơ.
C. tinh bột.
D. xenlulozơ.
Đáp án: A
Câu 3: Chất thuộc loại đisaccarit là
A. glucozơ.
B. saccarozơ.
C. xenlulozơ.
D. fructozơ.
Câu 4: Chất thuộc nhóm polisaccarit là
A. glucozơ.
B. saccarozơ.
C. xenlulozơ.
D. mantozơ.
Đáp án: C
Câu 5: Công thức nào sau đây là của xenlulozơ ?
A. [C6H7O2(OH)3]n.
B. [C6H8O2(OH)3]n. C. [C6H7O3(OH)3]n. D. [C6H5O2(OH)3]n.
Đáp án: A
Câu 6: Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2 và
A. C2H5OH.
B. CH3COOH.
C. HCOOH.

D. CH3CHO.
Đáp án: A
Câu 7: Khi thủy phân saccarozơ thì thu được
A. ancol etylic.
B. glucozơ và fructozơ.
C. glucozơ.
D. fructozơ.
Đáp án: B
Câu 8: Dãy các chất nào sau đây đều có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit?
A. Tinh bột, xenlulozơ, glucozơ.
B. Tinh bột, xenlulozơ, fructozơ.
C. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ. D. Tinh bột, saccarozơ, fructozơ
Đáp án: C

12


Câu 9: Loại thực phẩm không chứa nhiều saccarozơ là :
A. đường phèn.
B. mật mía.
C. mật ong.
Đáp án: C
Câu 10: Chất không tan trong nước lạnh là :
A. glucozo.
B. tinh bột.
C. saccarozo.
Đáp án: B
* Học sinh
- Bảng nhóm, bút dạ.
- Tranh ảnh về cacbohiđrat

- Các mẫu vật thật về cacbohiđrat
- Chuẩn bị nội dung liên quan đến bài học.
III. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
GV: Yêu cầu học sinh báo cáo và trình
bày về các mẫu vật đã chuẩn bị ở nhà.
GV: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
yêu cầu học sinh xếp các thực phẩm
tương ứng với các hợp chất hữu cơ vào
trong bảng phụ. Các thực phẩm chứa
nhiều cacbohiđrat, các thực phẩm chứa
nhiều lipit.
Giáo viên khái quát vào bài.

D. đường kính.

D.

fructozo.

Nội dung

Một số thực phẩm giàu cacbohidrat

GV: Chiếu công thức cấu tạo của
I. Cacbohiđrat
glucôzơ.
1. Khái niệm
Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp
chức, có chứa nhiều nhóm hyđroxyl (-OH)

và có nhóm cacbonyl (-CO-) trong phân tử,
thường có công thức chung là Cn(H2O)m.
13


- Là hợp chất hữu cơ chứa 3 nguyên tố : C,
H,O.
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Đơn
phân : glucôzơ, fructôzơ, galactôzơ.

Công thức cấu tạo của Glucôzơ

GV: Yêu cầu học sinh quan sát và nhận 2. Phân loại
Các loại
Cấu trúc
xét về công thức cấu tạo của glucôzơ :
đường
- Các nguyên tố cấu tạo nên ?
Đường đơn
Là những
- Các nhóm chức trong phân tử ?
(Monosacarit) cacbohiđrat
-> khái quát khái niệm về cacbohiđrat
đơn giản
nhất không
HS: Tích hợp kiến thức môn hóa học trả
bị thuỷ phân.
lời.
Gồm 2 phân
tử đường

GV: Chiếu slide
đơn liên kết
Công thức một vài cacbohiđrat
với nhau
Đường đôi
bằng mối
(Đisaccarit)
liên kết
Đường đơn
Đường đôi
Đường đa
glicôzit khi
bị thuỷ phân
sinh ra 2
phân tử
monosaccarit
Gồm rất
nhiều phân
GV: Yêu cầu các nhóm phân biệt đường
tử đường
đơn, đường đôi, đường đa và trình bày
đơn liên kết
vào bảng nhóm.
Đường đa
với nhau khi
Các loại đường Cấu trúc
Ví dụ
(Polisaccarit ) bị thủy phân
Đường đơn
sinh ra nhiều

(Monosacarit)
phân tử
monosaccarit

14

Ví dụ
Glucozơ
(đường
nho),
fructozơ
Saccarozơ
(đường
mía),
mantozo,
Lactozo
(đường
sữa)

Tinh bột,
xenlulozơ
Glicôgen,
Kitin…


Đường đôi
(Đisaccarit)
Đường đa
(Polisaccarit )


GV: Yêu cầu đại diện nhóm trình bày,
các nhóm khác nhận xét bổ sung
GV: Nhận xét hoạt động của từng nhóm
và chốt kiến thức.
GV: Chiếu slide về công thức cấu tạo của
Xenlulozơ. Giáo viên nhấn mạnh liên kết
giữa 2 phân tử đường đơn là liên kết
glicozit.

GV: Chiếu slide về công thức cấu tạo của
một số loại đường.
GV: Phát cho học sinh mỗi nhóm các
tranh ảnh về một số củ, quả, hạt: Nho,
mía, xoài, dứa, cải củ, lúa mì, mật ong,
thốt nốt, khoai, rong riềng, gạo, ngô, tre.
GV: Yêu cầu học sinh dán các tranh ảnh
vào bảng phụ tương ứng với các loại
cacbohiđrat tương ứng.

15


Cacbohiđrat
Đường đơn
Đường đôi
Đường đa

Tranh ảnh

HS: Hoạt động nhóm

GV: Yêu cầu các nhóm treo kết quả.
GV:Chiếu slide về đáp án phiếu học tập
và nhận xét từng nhóm.
Đáp án phiếu học tập
Cacbohiđrat

Tranh ảnh

Đường đơn

Đường đôi

Đường đa

GV: Khi thủy phân đường saccarôzơ
(dưới tác động của enzim hay nhiệt độ) ta
thu được các sản phẩm đường đơn nào?
HS: Tích hợp kiến thức hóa học trả lời.
GV: Yêu cầu học sinh trưng bày mẫu vật
thật: Khoai lang, ngô, nho, chuối, mía,
bông, gạo.
HS: Sắp xếp vào các nhóm cacbohiđrat
tương ứng.
HS: Hoạt động theo nhóm
GV: Yêu cầu đại diện nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV: Nhận xét sự hoạt động của từng
nhóm và chốt kiến thức.

3. Chức năng của cacbohiđrat.

– Là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào và
cơ thể.
Ví dụ, đường lactôzơ là đường sữa,
glicôgen là nguồn dự trữ năng lượng ngắn
hạn. Tinh bột là nguồn năng lượng dự trữ
trong cây.
GV: Chiếu một vài thực phẩm chứa các
– Cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ
loại đường đơn, đường đôi, đường đa.
16


GV: Yêu cầu từng nhóm hoạt động với
phương pháp khăn trải bàn trình bày chức
năng của cacbohiđrat
GV: Nhấn mạnh vai trò của cacbohiđrat
đối với con người.
GV: Tại sao khi mệt, uống nước đường
(nước mía, nước hoa quả người ta cảm
thấy khỏe hơn) ?
GV: Ðối với người: Vài trò chính của
cacbohiđrat là sinh năng lượng. Hơn một
nửa năng lượng của khẩu phần do gluxit
cung cấp, 1g gluxit khi đốt cháy trong cơ
thể cho 4,3 kcal. Ở gan, glucoza được
tổng hợp thành glycogen. Gluxit ăn vào
trước hết chuyển thành năng lượng, số dư
một phần chuyển thành glycogen và một
phần thành mỡ dự trữ..
GV: Gắn tình hình sản xuất cacbohiđrat ở

địa phương Nho Quan: lúa, ngô, khoai,
sắn.

thể.
Ví dụ: Xenlulôzơ là loại đường cấu tạo nên
thành tế bào thực vật, kitin cấu tạo nên
thành tế bào nấm và bộ xương ngoài của
nhiều loài côn trùng hay một số loài động
vật khác. Cacbohiđrat liên kết với prôtêin
tạo nên các phân tử glicôprôtêin là những
bộ phận cấu tạo nên các thành phần khác
nhau của tế bào.

GV: Chiếu slide về sự chuyển hóa
cacbohiđrat (gluxit) trong cơ thể.
GV: Yêu cầu HS trình bày sự chuyển hóa
cacbohiđrat trong cơ thể con người.
4. Sự chuyển hóa cacbohiđrat trong cơ
GV: Vì sao khi đói chân tay bủn rủn, hoa thể
mắt, chóng mặt?
GV: Từ đó khái quát tầm quan trọng của
cacbohiđrat trong bữa ăn hằng ngày.
Từ chức năng của cacbohiđrat giáo viên
nhấn mạnh vai trò của nền kinh tế nông
nghiệp đối với con người
GV: Tích hợp môn địa lí 12 bài 22: Vấn
đề phát triển nông nghiệp
Đẩy mạnh sản xuất lương thực có tầm
quan trọng đặc biệt:
+ Đảm bảo lương thực cho nhân dân

17


+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi
+ Làm nguồn hàng xuất khẩu…
GV đặt câu hỏi: Hậu quả của việc ăn
uống mất cân bằng cacbohiđrat trong
khẩu phần ăn
HS: Sử dụng kiến thức sinh học và kết
hợp kiến thức thực tế trả lời.
GV: Đưa ra tác hại của việc béo phì và
tai biến do bệnh tiểu đường.
GV: Chiếu slide cơ chế sinh bệnh của
triệu chứng hôn mê trong đái đường.

5. Hậu quả của việc ăn uống mất cân
bằng cacbohiđrat trong khẩu phần ăn.
a. Nếu thừa cacbohiđrat
Cơ thể nếu bị quá tải với cacbohiđrat
-> cacbohiđrat dư thừa trở thành chất béo,
dự trữ trong các mô mỡ -> Béo phì và nguy
cơ dẫn đến bệnh tiểu đường loại II
b. Nếu thiếu cacbohiđrat
- Thiếu đường trong cơ bắp
GV: Vì sao không nên ăn nhiều thức ăn - Bộ não mờ, hay quên, làm việc chậm chạp
chứa cacbohiđrat tinh chế ?
- Hơi thở khó chịu từ một quá trình chuyển
GV: Cung cấp cho học sinh thêm thông hóa chất béo.
tin cacbohiđrat tinh chế là những thực
- Táo bón...

phẩm giàu cacbohiđrat đã thông qua
nhiều mức chế biến làm sạch, đã mất tối
đa các chất kèm theo cacbohiđrat trong
thực phẩm. Mức tinh chế càng cao, lượng
mất các thành phần cấu tạo càng lớn, chất
xơ bị loại trừ càng nhiều, hàm lượng
cacbohiđrat càng tăng và thực phẩm trở
nên dễ tiêu hơn. Cacbohiđrat tinh chế dễ
gây béo phì, rối loạn chuyển hóa mỡ và
colesteron ở người già, người ít lao động
chân tay.
Thuộc loại cacbohiđrat tinh chế cao có:
- Các loại đồ ngọt, trong đó lượng đường
quá 70% năng lượng hoặc có hàm lượng
đường thấp (40- 50%) nhưng mỡ cao
(>30%
).
- Bột ngũ cốc tỉ lệ xay xát cao, hàm
lượng xeluloza ở mức 0,3% hoặc thấp
chúng dễ tạo mỡ để tích chứa trong cơ
18


thể.
GV: Giáo dục ý thức ăn uống cho học
sinh. Hạn chế ăn những cacbohiđrat tinh
chế ưu tiên ăn cacbohiđrat từ các loại
quả, củ, hạt… từ thiên nhiên.
6. Ứng dụng của cacbohiđrat trong đời
GV: Yêu cầu các nhóm hoạt động với sống con người.

hình thức khăn trải bàn về ứng dụng của - Làm thức ăn cho con người và động vật.
cacbohiđrat.
- Làm thuốc chữa bệnh
HS: Hoạt động nhóm với hình thức khăn - Làm nguồn hàng xuất khẩu
trải bàn
- Sử dụng trong y học…
GV: Gọi đại diện nhóm trình bày. Nhóm
khác nhận xét bổ sung.
GV: Nhận xét hoạt động của các nhóm và
chốt kiến thức
GV: Yêu cầu học sinh kể một số sản
phẩm tinh bột được làm từ quê hương
Nho Quan.
HS: Kể tên được 1 số sản phẩm tinh bột
được làm trên địa bàn huyện Nho Quan:
Tinh bột nghệ, tinh bột sắn dây......
GV: Từ vai trò ứng dụng của
cacbohiđrat. Giáo viên tích hợp môn
công dân và môn văn giáo dục học sinh ý
thức tiết kiệm, quý trọng các sản phẩm
lương thực, thực phẩm mà gia đình và
con người làm ra.
Ở đây một hạt cơm rơi
Ngoài kia bao giọt mồ hôi thấm đồng
Hoặc
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.


19


IV. Củng cố
Giáo viên tổ chức trò chơi ô chữ và phổ biến luật chơi.
GV: Chiếu slide về trò chơi ô chữ.
Trò chơi ô chữ

Luật chơi: Mỗi đội được chọn 1 từ hàng ngang. Cả 4 đội cùng trả lời vào bảng trong
vòng 10 giây. Mỗi từ hàng ngang trả lời đúng tương ứng 10 điểm. Hết một lượt chơi (4
hàng ngang). Các đội được quyền trả lời từ hàng dọc. Từ hàng dọc đúng được 40 điểm.
Từ hàng dọc có 6 chữ cái được xếp không theo trật tự. Học sinh phải tìm ra từ chìa
khóa.
Giáo viên tổng kết số điểm. Đội nào điểm cao nhất sẽ nhận được phần quà .
Nội dung ô chữ:
Hàng ngang số 1 (7 chữ cái) : Đây là một loại đường còn gọi là đường nho
Hàng ngang số 2 (9 chữ cái): Loại đường cấu tạo nên thành tế bào thực vật.
Hàng ngang số 3 (8 chữ cái): Đồng phân của glucôzơ
Hàng ngang số 4 (7 chữ cái): Là một loại đường đa có nhiều trong ngũ cốc.
Hàng ngang số 5 (12 chữ cái): Tên gọi khác của đường đa.
Hàng ngang số 6 (7 chữ cái): Là loại đường có nhiều trong lúa mì.
Từ chìa khóa - từ hàng dọc: (6 chữ cái) Tên gọi khác của cacbohiđrat.
Từ hàng dọc : GLUXIT
V. Bài tập về nhà
Giáo viên phát cho học sinh các câu hỏi sau và yêu cầu học sinh làm vào vở bài tập.
Câu 1. Tại sao người không tiêu hoá được Xenlulôzơ nhưng chúng ta vẫn cần phải ăn
rau xanh hàng ngày ?
Câu 2. Tại sao 1 số người không uống được sữa?
Câu 3. Nêu sự giống nhau và khác nhau cơ bản của xenlulôzơ và glicôgen về cấu trúc?
Câu 4. Nhiệm vụ cung cấp glucôzơ cho cơ thể thực vật của tinh bột như thế nào ? Vì

sao khi thủy phân tinh bột enzim không phân hủy được xenlulôzơ?
Câu 5. So sánh cấu tạo của tinh bột và xenlulôzơ?
Câu 6: Glicogen được hình thành như thế nào?
Câu 7: Tại sao trẻ em ăn bán kẹo vặt có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và còi xương ?

20


Tiết 2: LIPIT ( CHẤT BÉO)
I. Mục tiêu
* Kiến thức.
- Môn sinh học: Biết được khái niệm chung, phân loại và chức năng của lipit
Sự chuyển hóa lipit trong cơ thể con người .
Ứng dụng của lipit trong đời sống con người và bản thân học sinh làm được một số sản
phẩm về lipit cho gia đình.
- Môn vật lí: Học sinh hiểu rõ tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên lipit.
- Môn hóa học: Biết được công thức phân tử, công thức về tính số mol và tính chất hóa
học của lipit và làm được các bài tập về lipit.
- Môn toán: Biết tính toán các bài tập về lipit
Biết xây dựng khẩu phần ăn cho bản thân trong một bữa và trong một ngày
- Môn giáo dục công dân : Giáo dục các em có ý thức trong ăn uống để đảm bảo cân đối
các nhóm chất trong khẩu phần ăn để có một cơ thể khỏe mạnh và tránh béo phì liên
quan đến bệnh tật .
- Môn văn: Bài thơ lí thuyết về lipit.
- Môn quốc phòng: Ăn uống đầy đủ có một cơ thể khỏe mạnh để học tập tốt trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Giáo dục môi trường : Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh,
ăn thực phẩm sạch, chế độ ăn uống, cân bằng, hợp lí tránh béo phì..
* Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng so sánh, kĩ năng làm bài tập.

- Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập thông tin, phân tích các
kênh hình, kênh chữ, liên hệ thực tế và kĩ năng trình bày một vấn đề.
- Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Rèn cho học sinh kĩ năng xây dựng khẩu phần ăn uống lành mạnh cân đối giữa chất
bột, chất béo tránh béo phì và các bệnh tật khác.
* Thái độ:
- Giáo dục ý thức trong chế độ ăn uống đảm bảo đủ các nhóm chất để phòng và chống
bệnh tật.
- Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn
trong việc lĩnh hội kiến thức.
- Giáo dục học sinh có ý ăn thực phẩm sạch cách làm và trồng các sảm phẩm sạch cung
cấp thức ăn hằng ngày cho bản thân và gia đình.
* Định hướng năng lực:
Phát triển năng lực chuyên môn: Phát triển năng lực chuyên môn lĩnh hội tri thức với tư
cách là 1 chủ thể

21


Phát triển năng lực phương pháp: Phát triển năng lực thu thập, xử lí, đánh giá thông tin
và năng lực trình bày 1 vấn đề.
Phát triển năng lực xã hội: Phát triển năng lực làm việc nhóm, trình bày trước đông
người.
Phát triển năng lực trải nghiệm sáng tạo tự bản thân mỗi học sinh làm ra các sản phẩm
phục vụ cho cuộc sống từ đó tìm thấy các giá trị trong lao động.
II. Chuẩn bị
* Giáo viên:
- Giáo án, SGK
- Máy chiếu
- Tranh ảnh


Mỡ lợn

Dầu ăn

- Mẫu vật thật về lipit: Mỡ, dầu…
- Trò chơi đuổi hình bắt chữ.
- Quà ( Phát phần thưởng cho đội chiến thắng ở trò chơi )
- Các câu hỏi kiểm tra
Câu 1: Mùi ôi của dầu mỡ động, thực vật là mùi của :
A. este.
B. ancol.
C. anđehit.
Đáp án: C
Câu 2: Chất béo lỏng có thành phần axit béo:
A. chủ yếu là các axit béo chưa no
B. chủ yếu là các axit béo no
C. chỉ chứa duy nhất các axit béo chưa no
D. Không xác định được
Đáp án: A
Câu 3: Lipit là:
A. hợp chất hữu cơ chứa C, H, O, N
B. trieste của axit béo và glixerol
C. là este của axit béo và ancol đa chức
D. trieste của axit hữu cơ và glixerol
Đáp án: B
Câu 4: Hãy chọn nhận định đúng:
22

Dừa


D. hiđrocacbon thơm.


A.Lipit là chất béo.
B.Lipit là tên gọi chung cho dầu mỡ động, thực vật.
C.Lipit là este của glixerol với các axit béo.
D.Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hoà tan trong nước,
nhưng hoà tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực. Lipit bao gồm chất béo, sáp,
sterit, photpholipit
Đáp án: D
Câu 5: Khi ăn nhiều chất béo, lượng dư chất béo được :
A. oxi hoá chậm thành CO2 và H2O.
B. tích lại thành những mô mỡ.
C. thuỷ phân thành glixerol và axit béo.
D. dự trữ ở máu của động mạch.
Đáp án: B
Câu 6: Chất nào khi bị oxi hoá chậm trong cơ thể cung cấp nhiều năng lượng nhất ?
A. Gluxit.
B. Lipit.
C. Protein.
D. Tinh bột.
Đáp án : B
Câu 7: Loại dầu nào sau đây không phải là este của axit béo và glixerol?
A. Dầu vừng (mè)
B. Dầu lạc (đậu phộng)
C. Dầu dừa
D. Dầu bôi trơn
Đáp án : D
Câu 8: Dầu thực vật ở trạng thái lỏng vì:

A. chứa chủ yếu các gốc axit béo, no
B. chứa hàm lượng khá lớn các gốc axit béo không no
C. chứa chủ yếu các gốc axit thơm
D. một lí do khác
Câu 9: Mỡ tự nhiên là:
A. este của axit panmitic và đồng đẳng của nó
B. muối của axit béo
C. các triglixerit của các axit béo khác nhau
D. este của axit oleic và đồng đẳng
Đáp án : C
Câu 10: Khi thuỷ phân bất kì chất béo nào cũng thu được :
A. glixerol.
B. axit oleic.
C. axit panmitic.
D. axit stearic.
Đáp án: A
* Học sinh
- Tranh ảnh về lipit
- Các mẫu vật thật về lipit
- Bảng nhóm, bút dạ
III. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
23


Hoạt động giáo viên - Học sinh
GV: Yêu cầu học sinh kể tên một số thực
phẩm chứa lipit.

Nội dung
II. Lipit

1.Khái niệm
- Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế
GV: Chiếu hình ảnh về một số thực phẩm
bào sống, không hòa tan trong nước nhưng
chứa lipit
tan nhiều trong các dung môi hữu cơ không
GV: Lấy một mẩu mỡ cho vào nước và cho phân cực (như ete, dầu hỏa,…).
vào dầu hỏa.Yêu cầu học sinh quan sát kết - Lipit là Trieste của glixerol với axit béo, gọi
quả và rút ra kết luận.
chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
HS: Tích hợp kiến thức vật lí trả lời.
GV: Chiếu slide về công thức tổng quát của
chất béo.

GV hỏi học sinh: Các thành phần của chất
béo?
HS: Tích hợp kiến thức hóa học trả lời
Gồm 2 thành phần chính là glixerol với axit
béo, gọi chung là triglixerit hay
triaxylglixerol.
GV: Chiếu công thức một số axit béo.
GV: Chiếu slide công thức hóa học của lipit
đơn giản và lipit phức tạp
2. Phân loại : Lipit chia thành 2 nhóm lớn:
+ Lipit đơn giản (simple lipid): Là este của
Nhóm phôtphat
rượu và axit béo bao gồm mỡ, dầu và sáp
Axit béo
+ Lipit phức tạp (complex lipid) : Trong phân
Axit béo

tử ngoài 2 thành phần trên ra còn có thêm
Axit béo
Axit béo
nhóm photphat bao gồm photpholipit, steroit
Axit béo
Đuôi kị nước
(colesterol, axit mật, ostrogen, progesteron..)
Mô hình cấu trúc phân
Glixeron

Glixeron

Đầu ưa nước

CH3

CH3

HO

tử triglixerit (lipit đơn
giản)

Mô hình cấu trúc phân
tử phôtpholipit

Mô hình cấu trúc phân
tử steroit

GV: Yêu cầu học sinh phân biệt lipit đơn

giản và lipit phức tạp?
24


HS: Quan sát hình và tích hợp môn hóa học
trả lời.
GV: Yêu cầu HS giải thích: Vì sao ở nhiệt
độ bình thường mỡ động vật bị đông còn
dầu thực vật thì không ( trừ dầu dừa) ?
HS: Tích hợp kiến thức vật lí và hóa học trả
lời.
GV: Yêu cầu HS giải thích vì sao khi trời
lạnh một số dầu thực vật bán trên thị trường
bị đông lại? Nếu ăn những dầu này có tốt
cho sức khỏe không?
HS: Tích hợp kiến thức vật lí và hóa học trả
lời.
GV: Khi xào nấu và khi rán thức ăn ta nên
sử dụng loại dầu nào? Vì sao?
HS: Tích hợp kiến thức vật lí và hóa học trả
lời.
GV: Tích hợp môn GDCD giáo dục học
sinh ý thức trong ăn uống và cách sử dụng
các loại dầu hằng ngày.
GV: Giới thiệu trực tiếp cho học sinh một
số sản phẩm dầu thực vật, mỡ lợn.
GV: Yêu cầu học sinh trình bày tính chất
vật lí của lipit ?
HS: Tích hợp kiến thức vật lí và bằng kiến
thức thực tế trả lời.


GV: Chiếu công thức của một số loại lipit.
GV: Yêu cầu học sinh các nhóm hoàn thiện
vào bảng nhóm .
Các loại
lipit
Dầu, mỡ
Photpholipit

Cấu trúc
hóa học

3. Công thức tổng quát của lipit (chất béo)

R1, R2, R3 có thể giống nhau hoặc khác nhau
- Một số axit béo thường gặp:
Axit panmitic: C15H31COOH
Axit stearic: C17H35COOH
Axit oleic: C17H33COOH
Axit linoleic: C17H31COOH

4. Tính chất vật lí
- Nhiệt độ thường, trạng thái lỏng hoặc rắn.
- Gốc R không no → lỏng, gốc R no → rắn.
- Không tan trong nước, nhẹ hơn nước.
- Tan nhiều trong dung môi hữu cơ: benzen,
hexan, clorofom,….

5. Cấu trúc và chức năng của một số loại
Chức năng lipit

Các loại
Cấu trúc
Chức năng
lipit
hóa học
Dầu, mỡ
Mỡ do một
Dự trữ năng
phân tử
lượng cho tế
25


×