Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

SKKN một số biện pháp xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa cô và trò

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 31 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN THANH XUÂN
TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH XUÂN NAM
................

 

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ
GẦN GŨI, THÂN THIỆN GIỮA CÔ VÀ TRÒ

Lĩnh vực

: Chủ nhiệm

Cấp học

: Tiểu học

Tên tác giả

: Trần Thị Nụ

Đơn vị công tác: Trường tiểu học Thanh Xuân Nam
Chức vụ

: Giáo viên
1


Năm học 2018 – 2019
MỤC LỤC



2


PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nhà nước và nhân dân ta luôn quan tâm việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em,
coi đây là sự nghiệp cao quý, là trách nhiệm to lớn đối với thế hệ tương lai, đối
với tiền đề của dân tộc và của đất nước. Là người giáo viên dưới mái trường xã
hội chủ nghĩa, hơn ai hết chúng ta phải thấy được trọng trách của mình trong sự
nghiệp “trồng người”. Làm sao cho học sinh yêu thích học tập cũng như hăng
hái tham gia các hoạt động tập thể, sao cho các con cảm thấy trường học là ngôi
nhà thứ hai của mình và mỗi ngày đến trường của các con thực sự là một ngày
vui...Để đạt được điều đó, trước tiên các con phải thích học. Từ kinh nghiệm
thực tế, tôi nhận thấy học sinh thích đi học là những học sinh tìm được niềm vui
khi tới lớp, những học sinh đó được thầy yêu, bạn mến và việc học tập đối với
các con không mấy vất vả. Học sinh đến trường phải có niềm vui, có vui mới
học được tốt.
Học sinh lớp Một được ví như tờ giấy trắng rất hồn nhiên trong quan hệ
với các bạn và mọi người xung quanh. Học sinh rất tin vào những điều được
học, được nghe hằng ngày thầy cô dạy bảo. Vậy làm thế nào để tạo dựng được
mối quan hệ thân thiện giữa cô và trò để từ đó lôi cuốn học sinh tham gia tích
cực vào việc học tập là điều mà tôi đã từng băn khoăn trăn trở bấy lâu nay. Cuối
cùng tôi cũng tìm ra được một giải pháp tốt nhất cho học sinh lớp tôi chủ nhiệm,
đó là: “Một số biện pháp xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa cô
và trò.” Từ đó kích thích học sinh hăng say học tập.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Vào năm học mới, tôi định hướng trước cho mình phải gây được tâm thế
cho học sinh trong những ngày đầu năm học để rồi dẫn dắt các con bước vào
năm học đầy tự tin và phấn khởi. Để có được kết quả tưởng chừng như đơn giản

thế thôi nhưng cách thức để đi đến cái đích đó thật không đơn giản chút nào. Có
được niềm vui cho trẻ không phải tạo ra được từ một giờ học, một ngày học hay
một tuần học mà phải lôi cuốn, gây hứng thú cho học sinh trên một bình diện
rộng ở mọi nơi, mọi lúc, qua giao tiếp, qua cách cư xử, dạy dỗ của giáo viên cho
học sinh. Do vậy đòi hỏi người giáo viên phải thật nhẫn nại, có tình thương
chân thực với học trò. Chỉ có tình thương yêu thực sự và lòng cảm thông của cô
mới xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa cô và trò, từ đó góp phần kích thích
học sinh hăng say học tập.
III. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ PHẠM VI NGHIÊN cøu
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối lớp Một;

3/29


- Thời gian tôi tiến hành nghiên cứu từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 4 năm
2019;
- Phạm vi nghiên cứu: Một số biện pháp xây dựng mối quan hệ gần gũi,
thân thiện giữa cô và trò.
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để hoàn thành được đề tài này tôi cần làm tốt các nhiệm vụ sau đây:
- Nghiên cứu một số vấn đề lí luận cơ bản làm cơ sở khoa học của đề tài;
- Nghiên cứu thực trạng về việc xây dựng: “một số biện pháp xây dựng
mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa cô và trò”. Trên cơ sở đó phân tích thực
trạng để tìm ra biện pháp đổi mới việc xây dựng mối quan hệ này, kích thích học
sinh hăng say học tập;
- Tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm xây dựng mối quan hệ gần gũi,
thân thiện giữa cô và trò để các con tích cực học tập góp phần nâng cao chất
lượng dạy học và kết quả giáo dục toàn diện của nhà trường.
V. ỨNG DỤNG
Đối với học sinh lớp Một việc ứng dụng quan hệ gần gũi thân thiện giữa cô

và trò sẽ thu hút học sinh tích cực tham gia các hoạt động học tập, giúp các con
tự tin hơn khi tiếp thu các kiến thức, phát huy khả năng tư duy độc lập sáng tạo
một cách phong phú và đa dạng, tạo nguồn cảm hứng, sự say mê học tập của học
sinh lớp Một.

4/29


PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Những căn cứ khoa học
1.1 Luật giáo dục (ban hành năm 2005)
Chương 2, mục 2, điều 23 của luật giáo dục đã chỉ rõ mục tiêu của giáo
dục Tiểu học: “Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở
ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở.”
Chương 2, điều 3 có chỉ rõ hoạt động giáo dục phải thực hiện theo nguyên
lí học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn với
thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội.
1.2 Điều lệ trường Tiểu học.
Trong điều lệ quy định hoạt động giáo dục trong nhà trường Tiểu học
được chia thành hai bộ phận: hoạt động giáo dục trên lớp và hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp. Mỗi bộ phận trên đều có chức năng là thực hiện mục
tiêu giáo dục.
1.3 Nhiệm vụ năm học của các trường Tiểu học
Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội có hướng dẫn: Mục tiêu giáo dục Tiểu học
được thực hiện thông qua việc tổ chức các hoạt động dạy học trong trường Tiểu
học. Hoạt động dạy học được thực hiện với hình thức lên lớp là hoạt động đặc
trưng, là hoạt động chủ yếu của nhà trường. Việc tổ chức các hoạt động tập thể
cho học sinh Tiểu học là rất cần thiết, nhằm hỗ trợ và bổ sung cho hoạt động dạy

học chính khoá nhằm thay đổi không khí học tập, tạo nên hứng thú tích cực cho
các con.
2. Cơ sở lí luận của đề tài
Đối với học sinh Tiểu học, tình cảm, sự gần gũi, thân thiện của cô giáo có
vị trí đặc biệt vì nó là khâu trọng yếu gắn liền với sự nhận thức của trẻ. Sự thân
thiện ấy không chỉ kích thích trẻ nhận thức mà còn thúc đẩy trẻ hoạt động, khám
phá, tự vươn lên trong học tập.
Học sinh lớp Một lần đầu tiên đến lớp nên rất e ngại khi tiếp xúc với cô,
với bạn mới. Có con còn khóc lóc, bám chặt lấy bố mẹ không chịu vào lớp. Có
con lại nhất định đòi bố mẹ phải vào ngồi cùng trong lớp. Đây cũng là lúc giáo
viên cần khéo léo tạo sự an tâm, tin tưởng cho các con để các con có thể tự tin
vào ngồi trong lớp học mà không còn lo sợ nữa. Sự gần gũi, ân cần, sự quan tâm
nhẹ nhàng, sự cởi mở chân tình của cô giáo ngay từ lần đầu tiên đến lớp sẽ tạo
nên những xúc cảm mạnh mẽ và để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn trẻ thơ
của các con. Như vậy xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa cô và trò
5/29


tức là chúng ta đã đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách cho
học sinh lớp Một nói chung và học sinh Tiểu học nói riêng.
Lứa tuổi học sinh Tiểu học đang trong thời kì phát triển, đây cũng là lúc
các con chuyển từ hoạt động chủ đạo chơi là chủ yếu (ở trường Mầm non) sang
hoạt động học là chủ yếu (ở trường Tiểu học). Các con thường rất dễ nhớ những
cũng rất dễ quên, mức tập trung chú ý còn thấp, vì vậy giáo viên cần tạo hứng
thú học tập và niềm tin cho trẻ để trẻ có thể yên tâm ngồi học mà không phải lo
sợ bất kì một việc gì cả.
Có một câu nói rằng: “Dù đã dắt ngựa đến bờ sông cũng không thể bắt nó
uống nước được”. Vấn đề học tập của trẻ cũng vậy. Dù có bắt được chúng ngồi
ngay ngắn trong lớp nhưng nếu không thích thú, trẻ không thể học tốt được.
Chính vì vậy ngoài việc truyền đạt kiến thức cho học sinh của người thầy, tôi

nghĩ rằng mình cần phải biết tạo niềm tin và gây hứng thú học tập cho học sinh
để tiết học thực sự nhẹ nhàng,sinh động. Học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự
nhiên, không gượng ép. Đó là điều làm tôi phải suy nghĩ, trăn trở để tìm cách
gây dựng được mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa cô và trò từ đó gây hứng
thú học tập cho học sinh.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG:
Khảo sát thực trạng việc xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện với
học sinh để từ đó kích thích tinh thần hăng say học tập cho các con nhằm mục
đích là:
- Xác định biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp mà tôi được phân
công chủ nhiệm;
- Phân tích thực trạng để tìm hiểu và xác định nguyên nhân dẫn đến hạn
chế của việc giáo viên chưa thực sự gần gũi, thân thiện với học sinh và học sinh
cũng rất lo sợ khi phải nói chuyện với các thầy cô giáo. Đây chính là cơ sở khoa
học cần thiết để cải tiến, xây dựng những biện pháp đổi mới của đề tài nhằm
nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động dạy học trong nhà trường.
Để nghiên cứu thực trạng đạt kết quả tốt, cần thực hiện nghiêm túc một số
yêu cầu: đảm bảo tính kế hoạch, có sự chuẩn bị chu đáo, có tính linh hoạt, mềm
dẻo, tính thực tiễn, tính khoa học, tính kế thừa, tính hệ thống…
2. CÁCH TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG
Tôi đã tiến hành phối kết hợp một số cách thức và biện pháp là:
- Dự giờ đồng nghiệp đặc biệt là các tiết dự thi của các đồng chí tham gia
hội thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi;
6/29


- Tham khảo ý kiến của Ban giám hiệu về kế hoạch xây dựng công tác
chủ nhiệm lớp cho giáo viên;
- Trao đổi, trò chuyện với học sinh và cha mẹ học sinh về mối quan hệ

gần gũi giữa giáo viên và học sinh, thu thập thêm những thông tin cần thiết để
xây dựng đề tài.
3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT HỌC TẬP CỦA HỌC SINH ĐẦU NĂM
HỌC 2018 - 2019:
Kiến thức – Kĩ năng
HTT
HT
CHT
13HS 38HS
3HS

Năng lực
Tốt
Đạt
CCG
39HS
14HS
1HS

Phẩm chất
Tốt
Đạt
CCG
39HS 14HS
1HS

Việc nghiên cứu để xác định rõ thực trạng và tìm hiểu kĩ về biện pháp xây
dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa giáo viên và học sinh chính là cơ sở
để tôi suy nghĩ, mạnh dạn cải tiến và tìm ra các biện pháp xây dựng mối quan hệ
gần gũi, thân thiện giữa cô và trò để kích thích học sinh hăng say học tập đồng

thời góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy học.
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Như chúng ta đã biết học sinh lớp Một khi đến trường các con còn nhiều
bỡ ngỡ, lần đầu tiên được làm quen với nội quy trường lớp, với những môn học
và biết bao hoạt động khác mà ở trường Mầm non các con chưa từng được trải
qua. Vậy phải làm thế nào để giúp trẻ tập trung học tập, có ý thức rèn luyện để
trở thành con ngoan, trò giỏi. Người dìu dắt, giúp đỡ các con vượt qua những bỡ
ngỡ này, đó chính là cô giáo chủ nhiệm. Sau đây là những giải pháp tôi đã làm
để xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa cô và trò để kích thích học
sinh hăng say học tập.
1. TẠO ẤN TƯỢNG TỐT ĐẸP TRONG HỌC SINH NGAY TỪ BUỔI ĐẦU
TIÊN GẶP MẶT
Như chúng ta đã biết, trước khi vào năm học mới bao giờ giáo viên nói
chung và giáo viên lớp Một nói riêng cũng có một buổi nhận lớp, làm quen với
học sinh. Đây là lúc thích hợp nhất để tôi thể hiện sự thân thiện của mình với
học trò ngay từ buổi gặp mặt đầu tiên. Ngày hôm đó các con thường được cha
mẹ hoặc ông bà đưa đến lớp. Các con rất hào hứng cho buổi đầu tiên đến trường
này. Nhưng khi đến lớp gặp bạn mới, cô giáo mới thì các con lại rất e ngại và
không dám vào lớp một mình. Có con còn bám chặt lấy mẹ hay là bất ngờ khóc
rất to và kiên quyết đòi về nhà không chịu vào lớp. Là một giáo viên chủ nhiệm
7/29


có nhiều năm trực tiếp giảng dạy học sinh lớp Một nên tôi đã rất quan tâm đến
việc này và tôi đã cố gắng tạo sự an tâm, tin tưởng vào cô giáo cho các con để
các con bớt đi phần nào sự sợ hãi đó.
Đầu tiên tôi tươi cười, nhẹ nhàng giới thiệu cho các con biết đôi điều về
bản thân mình cũng như về trường, lớp mới nơi mà các con sẽ học tập trong năm
học này. Sau đó gọi những bạn nhanh nhẹn, hoạt bát tự giới thiệu về bản thân, về
trường Mầm non, về cô giáo cũ của con và hỏi xem con có vui khi được đi học

lớp Một không?
Tiếp đến tôi bắt đầu trò chuyện với học sinh để các con nói lên suy nghĩ
của mình. Tôi giới thiệu cho các con xem một vài hình ảnh về các hoạt động học
tập, vui chơi của các anh chị lớp trên. Một số hình ảnh như sau:

Học sinh chơi Chi chi chành chành

8/29


Học sinh chơi Bắt vịt

Lễ trao phần thưởng cho học sinh tiêu biểu
9/29


Học sinh tham gia văn nghệ chào mừng ngày 20/11
Tôi tin rằng với việc làm của mình các con sẽ cảm thấy vui thích khi đến
trường Tiểu học.Với học sinh quá nhút nhát thì buổi học đầu tiên tôi cho con đó
ngồi gần bạn cùng học ở trường Mầm non hay ngồi gần bạn cùng giới và nhanh
nhẹn hơn để giúp bạn nhanh chóng làm quen với trường lớp mới.
Từ đó làm giảm sự căng thẳng cho học sinh bằng cách cho các con vui hát
những bài hát mà con yêu thích. Việc làm này vô cùng cần thiết, nó vừa động
viên khích lệ học sinh vừa tạo cho các con cảm giác yên tâm khi bước chân vào
học lớp Một.
2. TẠO SỰ GẦN GŨI, THÂN THIỆN VỚI HỌC SINH TRONG TỪNG TIẾT
HỌC
Do đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học là trí nhớ trực quan – hình
tượng được phát triển hơn trí nhớ từ ngữ - logic. Các con thường nhớ và giữ gìn
chính xác những sự vật hiện tượng cụ thể nhanh hơn và tốt hơn những định

nghĩa, những lời giải thích dài dòng. Học sinh lớp Một có khuynh hướng ghi
nhớ máy móc bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần một vấn đề nào đó, có khi chưa
hiểu hết những mối liên hệ, ý nghĩa của vấn đề đó. Chính vì vậy nhiệm vụ của
giáo viên là gây dựng cho học sinh tâm thế để ghi nhớ, hướng dẫn các con thủ
thuật ghi nhớ tài liệu học tập, kiến thức mà cô truyền đạt. Chỉ cho các con đâu là
10/29


điểm chính, điểm quan trọng của bài học, tránh cho học sinh ghi nhớ máy móc
hay chỉ là học vẹt.
Trong khi dạy kiến thức mới tôi luôn luôn động viên khích lệ học sinh tự
quan sát, nhận xét và tư duy để tìm ra kiến thức mới. Với câu hỏi tìm hiểu bài
mà cô đưa ra cho học sinh trả lời tôi luôn động viên học sinh: “Các con hãy
mạnh dạn lên nhé!”. Rồi hỏi học sinh ở dưới lớp: “Bạn nào muốn có câu trả
lời?”. Khi có học sinh nào đó trả lời đúng nhưng chưa đủ ý của câu hỏi thì tôi vỗ
về các con bằng câu nói: “Con trả lời tốt lắm, có ai muốn bổ sung gì cho bạn
không nhỉ?”. Còn nếu học sinh trả lời đúng, trọn ý của của câu hỏi thì tôi lập tức
khen luôn: “Đó là một câu trả lời xuất sắc, chúng mình cùng khen bạn nào.” Cứ
như vậy học sinh sẽ mạnh dạn giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài, lớp học rất
sôi nổi và các con tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng, thoải mái.
Khi gọi học sinh đọc bài cũng vậy, tôi luôn luôn yêu cầu các con đọc bài
to, rõ ràng. Cứ như thế tôi luôn vỗ về học sinh bằng những câu động viên, khích
lệ rằng con cứ yên tâm, những âm nào, tiếng nào, từ nào không nhớ, đọc sai thì
cô sẽ giúp con sửa sai, con đừng sợ. Vì vậy, dần dần đã tạo cho học sinh thói
quen mạnh dạn, tự tin và đã đọc to, lưu loát ngay từ tiết học đầu tiên. Tuy nhiên
trong khi học sinh thực hành làm bài tập không thể tránh khỏi sai sót. Tuỳ vào
từng trường hợp sai của học sinh mà cô có hướng giải quyết khác nhau từ đó tạo
cho học sinh tâm lí thật thoải mái tự tin khi học bài.
Ví dụ 1: Chẳng hạn trong phần Học vần của môn Tiếng Việt, học sinh
được học âm “b” từ bài 2. Lúc này các con đã biết đọc, viết, nhớ tên âm và tên

chữ cái của nó. Đến bài 14 các con lại được học âm mới là “d, đ”. Khi đó rất
nhiều con lúng túng không phân biệt được đâu là “b” và đâu là “d”.
Hay ở bài 3 con được học dấu thanh sắc “/” và ở bài 5 con được học dấu
thanh huyền “ \”, đến đây nhiều học sinh lại nhầm lần hai dấu này với nhau.
Còn ở bài 22 các con được học âm mới là “p, ph, nh”, đến bài 24 các con
lại được tiếp âm mới là “q, qu, gi” , lúc này các con lại lúng túng khi không
phân biệt được đâu là “q” đâu là “p”. Trước tình trạng đó tôi đã:
a. Tìm hiểu nguyên nhân.
Nguyên nhân của tình trạng học sinh có sự nhầm lẫn giữa chữ “p” với chữ
“q”; chữ “d” với chữ “b”; nhầm dấu thanh “ /” với dấu thanh “ \” … là do tri
giác của học sinh lớp một mang tính chất đại thể, ít đi sâu vào chi tiết và mang
tính không chủ động, do đó các con phân biệt những đối tượng này chưa chính
xác, lúc nhớ, lúc quên.
b. Cách giải quyết
Trong từng tiết học cô giáo luôn tạo cho học sinh những định hướng mốc
tri giác. Chẳng hạn giúp học sinh phân biệt đâu là tay phải, đâu là tay trái, sau đó
11/29


phân tích cho các con thấy chữ “q” có nét sổ thẳng ở bên tay phải còn chữ “p”
lại có nét sổ thẳng ở bên trái (hai nét này đều là nét sổ thẳng được viết xuống
dưới đường kẻ ngang thứ nhất là hai ô li). Hay chữ “d” có nét sổ thẳng ở bên
phải còn chữ “b” lại có nét sổ thẳng ở bên trái (hai nét này đều là nét sổ thẳng
được viết từ đường kẻ ngang số bốn xuống dưới đường kẻ ngang thứ nhất).
Tương tự như vậy, dấu thanh “ /” được viết giống nét xiên phải còn dấu thanh
“ \” lại được viết giống nét xiên trái. Để giúp học sinh ghi nhớ một cách dễ dàng,
giáo viên có thể nhắc đi nhắc lại nhiều lần cho các con ghi nhớ. Nếu trong quá
trình dạy có con nào quên thì cô giáo lại nêu lại qui ước đơn giản đó để giúp các
con tự phát hiện và nhớ ra tên của các chữ cái đó.
Với học sinh tiếp thu chậm, thường xuyên nhầm lẫn giữa hai chữ cái

này với nhau, ngay cả khi tôi đã nhắc lại quy ước đó mà con vẫn không nhớ
ra thì có thể gọi bạn khác nhắc bạn rồi yêu cầu con học sinh đó đọc lại. Lần
sau khi gọi học sinh đọc bài mà bạn đó đọc đúng tên chữ cái thì giáo viên
tuyên dương ngay trước lớp để động viên khích lệ học sinh. Tôi cảm thấy
học sinh đó rất vui khi mình được cả lớp vỗ tay cổ vũ, như vậy lần sau con
đó sẽ cố gắng vươn lên trong học tập để theo kịp các bạn trong lớp và nhận
được nhiều tràng vỗ tay của các bạn hơn.
Ví dụ 2: Học sinh lớp Một thường hay mắc lỗi chính tả, ngay cả khi cô
giáo đọc lại cho cả lớp soát lỗi mà vẫn không phát hiện ra. Hay làm sai một phép
tính nào đấy, cho dù cô nhắc là con kiểm tra lại bài đi mà vẫn không phát hiện ra
mình làm sai phép tính nào cả. Đây là chuyện thường gặp khi trực tiếp giảng dạy
học sinh lớp Một học toán. Tôi đã tìm cách khắc phục tình trạng này như sau:
a. Tìm hiểu nguyên nhân:
Đánh giá kết quả hoạt động học tập của bản thân là một việc làm rất mới
với học sinh lớp Một. Nó chưa thể trở thành kĩ năng cho các con được vì khả
năng tập trung chú ý vừa nghe, vừa nhìn, vừa viết bài còn rất kém. Khả năng ghi
nhớ các quy tắc ngữ pháp còn nhiều hạn chế, nó rất cần sự rèn luyện thông qua
các hoạt động học tập dưới sự tác động sư phạm của cô giáo.
Trong khi tính toán cũng vậy, nếu lần đầu tiên con đã tính ra kết quả thì
lần sau con cũng sẽ dễ dàng tính sai kết quả.
b. Cách giải quyết.
Với những bài học sinh viết sai chính tả, tôi viết lại từ đúng lên bảng và
cho học sinh đối chiếu từ của cô với từ con viết trong vở. So sánh như vậy các
con sẽ dễ dàng nhận ra lỗi sai của mình. Bằng kinh nghiệm giảng dạy của bản
thân để tránh trường hợp học sinh viết sai nhiều tôi hướng dẫn cho các con viết

12/29


vào bảng trước. Đến lúc viết vào vở, tôi nhắc học sinh nhẩm đọc lại từ và tự nhớ

lại quy tắc chính tả trước khi viết.
Trong quá trình dạy học sinh tôi hình thành cho các con thói quen sau khi
viết xong một chữ là con sẽ nhẩm lại xem mình viết đúng chưa, có đủ dấu thanh
chưa, nếu thiếu thì phải bổ sung ngay lập tức. Như vậy các con sẽ ít sai lỗi chính
tả hơn. Một việc làm rất quan trọng giúp học sinh phát hiện ra lỗi sai của mình là
tôi cho các con đổi chéo vở để tự kiểm tra bài của nhau.
Trong môn Toán cũng vậy, ngoài việc hình thành cho các con kĩ năng tự
kiểm tra bài của mình, tôi cũng tổ chức cho đổi chéo kiểm tra như môn Tiếng
Việt. Việc làm đó cũng giúp học sinh dễ dàng phát hiện và sửa lỗi sai của bản
thân. Cũng có thể giúp học sinh sửa sai bằng cách cô chỉ vào phép tính sai, bài
toán sai và nhắc nhẹ nhàng “Con kiểm tra lại phép tính này đi!”. Khi đó học sinh
sẽ tự tính toán lại và nhận ra ngay sai sót của mình. Cần lưu ý là thấy học sinh
làm bài sai tránh quát mắng ầm ĩ làm cho các con hoảng sợ sẽ mất tập trung và
không thể học được. Khi học sinh làm sai, tôi thường chỉ cho các con thấy mình
sai ở đâu và sửa sai như thế nào. Từ đó, học sinh vừa yên tâm vì khi làm sai
không bị cô mắng lại còn biết cách sửa sai kịp thời. Vì vậy các con hoàn toàn tự
tin trong học tập và thế là tôi đã thành công trong việc dạy dỗ và giáo dục học
sinh của mình.
Với thái độ ân cần nhẹ nhàng của cô, học sinh sẽ cảm thấy rất thoải mái,
tự tin trong học tập, không phải lo ngại mình làm sai sẽ bị cô giáo mắng phạt gì
cả. Không chỉ trong môn Toán và Tiếng Việt mà trong những môn học khác tôi
cũng từng bước giảm bớt áp lực trong học tập bằng cách đưa vào cuối mỗi tiết
học các trò chơi nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức đã học cho học sinh. Chẳng
hạn như trong môn Tự nhiên và Xã hội, sau khi học bài cây hoa, tôi cho học sinh
tham gia vào trò chơi đoán tên các loài hoa như sau:
- Đưa một số câu thơ nói về loài hoa và yêu cầu học sinh
nói tên hoa:

Câu thơ
Hoa gì ngủ hết đông tàn

Xuân về hớn hở nhuộm vàng trời Nam?

13/29


Hoa Mai

Câu thơ
Hoa gì thắm dịu màu sen
Đón hoa đón cả tân niên vào nhà?

Hoa Đào
Câu thơ
Tên mua được nhiều thứ
Mà lại là loài hoa
Nép trong đám cỏ loà xoà
Cuống dài không lá, hoa mà chẳng thơm?

Hoa Đồng Tiền
Câu thơ
Hoa gì nở hướng mặt trời
Sắc vàng rực rỡ thắm tươi vườn nhà?

Hoa Hướng Dương
Câu thơ
Hoa gì màu trắng,
Cánh mỏng khum khum
Như vòng tay mẹ
Đón gió thu về?
Hoa Cúc Trắng

14/29


Sau khi học sinh nêu được tên hoa tôi cho các con so sánh với đáp án của
cô xem có đúng hay không. Làm như vậy các con vừa hào hứng tham gia vào trò
chơi vừa củng cố được nội dung của tiết học.
Thêm vào đó để tạo sự hứng thú cho việc học tập tôi còn đưa các con ra
chăm sóc công trình măng non:

Học sinh chăm sóc công trình măng non
3. GẦN GŨI, THÂN THIỆN VỚI HỌC SINH TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG
KHÁC CỦA TRƯỜNG, LỚP
Ngoài việc tham gia vào các hoạt động học tập trên lớp, học sinh còn
được tham gia vào rất nhiều các hoạt động khác như: sinh hoạt tập thể, đọc
truyện ở thư viện, múa hát tập thể, các hoạt động trải nghiệm, tham quan dã
ngoại… Đây là lúc giáo viên hoà mình với các con, cùng các con vui chơi khám
phá những điều kì lạ ở thế giới xung quanh.
Trong các tiết hoạt động tập thể cũng vậy, học sinh được tham gia vào rất nhiều
các hoạt động khác nhau như: văn nghệ theo chủ đề (hát, múa, đọc thơ, kể
chuyện…); chơi các trò chơi dân gian; vẽ tranh theo chủ đề; học về quyền và
bổn phận của trẻ em; phòng tránh tai nạn thương tích và cùng các em tham gia
Lễ hội Bánh chưng:

15/29


Lễ hội bánh chưng

Học sinh thi gói bánh chưng


16/29


Ngoài ra, tham quan dã ngoại là một hoạt động thu hút được rất nhiều học
sinh tham gia. Đây là cơ hội lớn để bổ sung kĩ năng sống, hiểu biết cho học sinh
và cũng là cơ hội để giáo viên thể hiện sự gần gũi, thân thiện của mình.

Học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa
4. TÍCH CỰC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NHẰM GÂY HỨNG
THÚ CHO HỌC SINH
4.1. Đổi mới phương pháp dạy học
Trên thực tế chúng ta thấy không có một phương pháp dạy học nào là tối
ưu. Bên cạnh những phương pháp dạy học hiện đại: thảo luận, động não, đóng
vai… Người thầy cần phát huy những phương pháp dạy học truyền thống: quan
sát, hỏi đáp, thực hành, thí nghiệm, thuyết minh… trong một tiết học nhằm phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Phải nhận thức được việc “dạy học có hiệu quả” có nghĩa là dạy học
không chạy theo thành tích, mà phải dạy cho học sinh lĩnh hội kiến thức một
cách hiệu quả nhất. Dạy theo cách tiếp cận dần với việc phân hóa đối tượng
học sinh.
4.2. Tổ chức nhiều hình thức dạy học khác nhau
* Hình thức 1: Tăng cường hoạt động nhóm trong các môn học.
17/29


Tổ chức nhiều hình thức học tập như cá nhân, lớp, nhóm đôi, nhóm lớn.
Tùy theo từng mục tiêu cần đạt, từng đặc trưng của môn học mà giáo viên lựa
chọn, phối hợp một cách hợp lí các hình thức học tập với nhau.
Cho học sinh luyện đọc theo nhóm đôi trong tiết Tập đọc vừa có tác dụng
giúp học sinh được đọc nhiều hơn, vừa giúp cho các con dễ dàng phát hiện ra lỗi

sai của bạn để từ đó giúp bạn sửa sai.
Ví dụ: Khi dạy bài “Hoa ngọc lan” tôi đã cho học sinh luyện đọc theo
nhóm như sau:
- Chia bài tập đọc thành ba đoạn: đoạn 1 từ đầu đến xanh thẫm; đoạn 2 từ
hoa lan đến khắp nhà; đoạn 3 là phần còn lại;
- Cho học sinh luyện đọc theo nhóm ba (ba con trong cùng một bàn tạo
thành một nhóm, một con đọc đoạn 1, một con đọc đoạn 2, một con đọc đoạn 3
và ngược lại);
- Học sinh đọc xong trong nhóm thì tôi gọi các con đọc trước lớp. Sau
mỗi nhóm đọc tôi luôn mời các bạn nhận xét và cho ý kiến về bài đọc của ba bạn
trong nhóm. Tôi cũng hướng dẫn học sinh nhận xét cụ thể bạn nào đọc tốt, bạn
nào đọc còn có điểm gì cần khắc phục để giúp nhau cùng đọc tốt hơn.
Ngoài việc cho học sinh đọc theo nhóm ba như trên tôi còn cho các con
tập làm quen với cách đọc hỏi đáp theo nội dung bài học.Việc làm này vừa giúp
học sinh luyện đọc được nhiều hơn vừa giúp các con hiểu thêm về nội dung của
bài học mà lại tạo cho các con nguồn hứng thú mới khi tham gia luyện đọc.
Ví dụ: Khi dạy bài tập “Kể cho bé nghe”, sau khi hướng dẫn học sinh tìm
hiểu bài xong tôi cho các con luyện đọc đối đáp như sau:
- Hai con trong một bàn tạo thành một nhóm;
- Con A đọc dòng thứ nhất: Hay nói ầm ĩ;
- Con B đọc dòng thứ hai: Là con vịt bầu;
- Con A đọc dòng thứ ba: Hay hỏi đâu đâu;
- Con B đọc dòng thứ tư: Là con chó vện…
Cứ như vậy lần lượt đến hết bài. Tôi thấy hầu hết học sinh đều rất hứng
thú khi tham gia vào hoạt động đọc theo nhóm này. Các con thích thú khi tham
gia luyện đọc cùng đồng nghĩa với việc kĩ năng đọc của học sinh ngày được
nâng cao và như vậy tôi đã thành công trong việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh.
Tăng cường tổ chức cho học sinh làm việc nhóm (nhóm 2, 3, nói chuyện
tay đôi, nói chuyện tay ba …) để học sinh có cơ hội trao đổi bàn bạc. Tuy nhiên,
không phải lúc nào học tập nhóm cũng là tốt. Chúng ta chỉ nên cho học sinh làm

việc nhóm khi câu hỏi đặt ra khá rộng, khó, cần sự góp ý của nhiều người thì
làm việc nhóm mới thật cần thiết và đạt hiệu quả.
18/29


Ví dụ: Dạy bài “Con gà” trong môn Tự nhiên và Xã hội: Giáo viên có thể tổ
chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi để tìm ra các bộ phận chính của con gà. Lúc
này các con sẽ quan sát tranh và tự do kể tên những bộ phận chính của con gà. Như
vậy học sinh sẽ tự mình phần nào lĩnh hội được kiến thức của tiết học.
Ví dụ :Sau khi dạy bài “Phép trừ trong phạm vi 3” tôi cho học sinh chơi
trò chơi “Tìm bạn” như sau:
- Gọi sáu học sinh lên bảng, ba con cầm các tấm thẻ mang số 0, 1, 2, ba
con còn lại sẽ lấy tấm thẻ ghi các phép tính:

3- 1

3-3

3- 2

Khi có hiệu lệnh của cô thì những con cầm tấm thẻ ghi phép tính phải tự
tìm đến với các bạn cầm tấm thẻ ghi số (là kết quả của phép tính mình đang
cầm) để tạo thành một nhóm đôi. Chẳng hạn bạn cầm tấm thẻ có phép tính
“3 – 1” thì phải tìm đến bạn cầm tấm thẻ mang số “2” để tạo thành một nhóm.
Bạn nào tìm đúng và nhanh nhất là thắng cuộc. Ai không tìm được bạn cùng
nhóm là bị thua, phải nhảy lò cò một vòng quanh lớp.
* Hình thức 2: Tổ chức các hoạt động phân vai, sắm vai
trong tiết học
Mỗi môn học có đặc trưng khác nhau nhưng nó lại luôn liên quan chặt chẽ
với nhau. Thấy được điều đó, ngay từ đầu năm học tôi đã đặc biệt lưu tâm đến

việc rèn kĩ năng nghe, nói cho học sinh ở tất cả các môn học.
Trong Phân môn Tập đọc của môn Tiếng Việt cũng không ngoại lệ. Ở
những tiết học này, ngoài việc rèn cho học sinh kĩ năng đọc to, rõ ràng, rành
mạch tôi còn cho học sinh luyện đọc phân vai (với các bài có lời thoại) nhằm
thay đổi không khí của tiết học và tăng thêm hứng thú học tập cho học sinh.
Chẳng hạn như khi dạy bài tập đọc “Mời vào” tôi đã hướng dẫn các con đọc
phân vai như sau:
- Một con đóng vai chủ nhà;
- Một con đóng vai các nhân vật đến gõ cửa ngôi nhà (Thỏ, Nai, Gió);
- Tiến hành luyện đọc:
Nhân vật: Cốc, cốc, cốc!
Chủ nhà: Ai gọi đó?
Nhân vật: Tôi là Thỏ.
Chủ nhà: Nếu là Thỏ
Cho xem tai.
Hay trong bài tập đọc “Vì bây giờ mẹ mới về” tôi cho học sinh luyện đọc
sắm vai theo các nhân vật như sau:
19/29


* Phân vai cho học sinh hoặc cho học sinh xung phong nhận vai:
- Người dẫn chuyện;
- Người mẹ;
- Cậu con trai
* Tiến hành đọc:
Người dẫn chuyện: Đọc từ đầu đến hoảng hốt
Người mẹ: Con làm sao thế?
Cậu con trai:Con bị đứt tay.
Người mẹ: Đứt khi nào thế?
Cậu con trai: Lúc nãy ạ!

Người mẹ: Sao đến bây giờ con mới khóc?
Cậu con trai: Vì bây giờ mẹ mới về.
Hình thức luyện đọc này thường được tiến hành sau phần tìm hiểu bài.
Bởi lúc này các con đã nắm được nội dung bài tập đọc nên sẽ dễ dàng đọc đúng
ngữ điệu, phù hợp với nhân vật mà mình đang đọc sắm vai.
4.3.Phát huy tối đa hiệu quả của đồ dùng dạy học.
Bên cạnh những lời giảng giải của giáo viên thì đồ dùng trực quan cũng là
một phương tiện hỗ trợ hiệu quả giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức. Lúc này tôi
thường sử dụng những đồ dùng trực quan như tranh ảnh, video, clip... để giúp
học sinh dễ dàng cảm nhận được điều cô muốn truyền tải. Vì vậy đi đâu gặp bất
cứ hình ảnh, cảnh đẹp nào có thể làm tư liệu dạy học tôi đều chụp lại hoặc quay
video mang về để làm kho tư liệu dùng chung.
Ví dụ: Khi dạy học vần bài 34: ui – ưi học sinh được học từ mới là:
“Đồi núi” mà đối tượng học sinh của tôi là thành phố, có nhiều con chưa bao
giờ tận mắt nhìn thấy đồi núi. Nên khi dạy tôi đã vừa giải thích vừa chỉ vào
tranh cho các con thấy đâu là đồi, đâu là núi. Tôi nghĩ làm như vậy học sinh sẽ
dễ dàng hình dung ra và nhận biết về đồi và núi.

20/29


Tranh về đồi núi
Ngoài việc sử dụng có hiệu quả bộ tranh được trang bị tôi luôn học hỏi,
tìm tòi để đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy nhằm thay đổi
không khí lớp học và thu hút sự tập trung chú ý của học sinh.
Ví dụ: Dạy học vần bài 52: ong - ông
Ở phần luyện đọc câu, đoạn thơ ứng dụng, học sinh được luyện đọc đoạn thơ:
Sóng nối sóng
Mãi không thôi
Sóng sóng sóng

Đến chân trời.
Nếu trong khi dạy mà cô chỉ dùng lời để giải thích về nội dung, ý nghĩa
của đoạn thơ này thì hầu hết các con chưa cảm nhận được. Còn khi cô cho học
sinh xem tranh như trong sách giáo khoa và lại còn lồng âm thanh tiếng sóng
biển thì học sinh sẽ dễ dàng cảm nhận được hết nội dung mà đoạn thơ muốn
truyền tải.

21/29


Tranh môn học vần bài 52: ong – ông
4.4.Tạo ra môi trường học tập công bằng, thân thiện, hứng thú
cho học sinh
Học sinh lớp một còn rất nhỏ nên rất thích được cô khen. Cô thường
xuyên khen để trẻ tự tin khi phát biểu ý kiến xây dựng bài, tham gia thảo luận
hay trình bày quan điểm của mình về một vấn đề gì đó. Tránh chê bai hay dùng
những câu nói thiếu tế nhị (như “Con nói sai rồi”; “Có thế mà cũng không biết”…)
khiến trẻ sợ hãi, căng thẳng dẫn đến chán học và không nói điều gì trong lớp vì
sợ sai cô lại mắng. Trái lại trong khi học sinh đọc bài hoặc phát biểu ý kiến xây
dựng bài, tôi luôn luôn động viên các em bằng những lời lẽ rất gần gũi như:
- Con cứ nói (đọc) to lên cho cả lớp cùng nghe không sợ sai, nếu sai cô sẽ
giúp con;
- Con nói gần đúng rồi đấy, có bạn nào muốn bổ sung gì cho bạn không?
(khi học sinh lời chưa đầy đủ);
- Con nói hơi nhầm một tí thôi (khi học sinh trả lời sai)…
Để giảm bớt áp lực cho học sinh, trong quá trình giảng dạy tôi chỉ chấm bài
đúng, sai cho học sinh và nhận xét cụ thể những mặt mạnh cần phát huy cũng như
động viên những con cần cố gắng hơn trong học tập với lời nhận xét như:
- Con làm bài tốt, cần phát huy;
- Con làm bài khá tốt, nếu viết cẩn thận hơn thì bài viết sẽ đẹp hơn nhiều;

- Con có tiến bộ rất nhiều song cần cẩn thận hơn nhé;
22/29


- Nếu sửa được nét khuyết thì chữ của con sẽ đẹp lên rất nhiều;
- Nếu con tính toán cẩn thận thì bài làm của con tốt hơn rất nhiều…
Giáo viên cũng có thể gây hứng thú học tập ngay từ thời điểm bắt đầu tiết
học nhằm kích thích sự tò mò của học sinh.
Ví dụ: Khi dạy bài “Con mèo” môn Tự nhiên và Xã hội.
- Phần khởi động: tôi cho học sinh hát bài “Rửa mặt như mèo”;
- Tiếp đó tôi tổ chức cho học sinh thi bắt chước tiếng kêu của mèo;
- Sau đó tôi giới thiệu bài như sau: Để biết mèo có những bộ phận chính
nào? Người ta nuôi mèo để làm gì? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiều qua bài
“Con mèo”. Làm như vậy học sinh sẽ cảm thấy rất thoải mái khi bước vào tiết
học mới và sẵn sàng lĩnh hội kiến thức mà cô giáo truyền đạt.
Một việc làm thiết thực nữa để tạo hứng thú học tập cho học sinh là tạo
không gian lớp học tích cực, sạch sẽ, thoáng mát, sạch đẹp. Để tạo ra môi trường
học tập công bằng, thân thiện, hứng thú cho học sinh bằng cách thay đổi không
gian học tập. Có thể có những việc làm cụ thể như:
+ Xếp lại bàn ghế theo hình chữ U trong khi học các tiết hoạt động tập thể
hay tiết sinh hoạt lớp.
+ Kết hợp hài hòa giữa kiến thức trong sách và quan sát thực tế cho học
sinh. Chẳng hạn như dạy bài “Gió” trong môn Tự nhiên và Xã hội, tôi cho học
sinh chuẩn bị chong chong từ hôm trước, đến tiết học cho học sinh cầm chong
chóng thực hành xem chong chóng của ai quay nhanh hơn.
Với việc tích cực đổi mới phương pháp dạy học, linh hoạt thay đổi các
hình thức học tập trong lớp như trên, tôi nhận thấy học sinh lớp tôi rất thoải mái,
tự tin trong học tập. Các con lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không khí
lớp học rất sôi nổi. Mỗi khi tôi đưa ra một câu hỏi nào đó thì các con rất mạnh
dạn giơ tay phát biểu ý kiến và sẵn sàng bổ sung ý kiến cho bạn. Tôi nghĩ như

vậy tôi đã thành công trong việc kích thích học sinh hăng say học tập.
KẾ HOẠCH MINH HOẠ
Thứ sáu ngày 15 tháng 2 năm 2018
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn: Tự nhiên và xã hội – Tiết: 23
Bài: Cây hoa
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Học xong bài này HS có khả năng: Kể tên một số loài hoa và
nơi sống của chúng. Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận chính của cây
hoa. Nêu được ích lợi của hoa. Có ý thức chăm sóc các cây hoa ở nhà, không bẻ
cây, hái hoa nơi công cộng.
23/29


- Kỹ năng sống:
+ KN kiên định từ chối lời rủ rê hái hoa nơi công cộng.
+ KN phê phán hành vi bẻ cây hái hoa nơi công cộng.
+ KN tìm kiếm và xử lí thông tin về cây cây hoa.
+ Phát triển KN giao tiếp thông qua các HĐ HT.
- Thái độ:Có ý thức chăm sóc cây hoa, không bẻ cây, hái hoa ở nơi
công cộng.
II. Chuẩn bị:
- GV : MT, MC
Tranh một số loài hoa, cây hoa, một số câu đố nói về hoa, hai cái bảng con để
học sinh chơi trò chơi.
- HS sưu tầmcác cây hoa mang đến lớp.
III. Các hoạt động dạy học:
TG
5’


2’
8’

NDKT cơ bản
I. Kiểm tra
bài cũ
MT: HS kể tên
được các bộ phận
của cây rau và lợi
ích của cây rau
II. Bài mới
1. Giới thiệu
2. Bài mới
a.Hoạt động 1:
Nhận biết các bộ
phận của cây hoa
MT: HS kể được
các bộ phận của
cây hoa

Hoạt động của thầy
- Kể tên các bộ phận
của cây rau?
- Ăn rau có ích lợi gì?

Hoạt động của trò
- 2 – 3 em trả lời
- Bạn khác nhận
xét và bổ sung


Giới thiệu cây hoa

Quan sát

- Yêu cầu học sinh để
cây hoa của đã chuẩn
bị lên bàn và giới
thiệu với các bạn
trong nhóm
- Tên của cây hoa?
- Đâu là rễ, thân. lá,
hoa của cây hoa?
* Hướng dẫn học
sinh đàm thoại, liên
hệ:
- Nêu màu sắc và mùi
thơm của các loài hoa
con mang đến lớp.
- Con có tên các loài

- Học sinh tự nói
về cây hoa của
mình với các bạn
trong nhóm 4.
- Đại diện các
nhóm lên trình bày
- Các bạn khác
nhận xét và bổ
sung


24/29

- Từng cá nhân học
sinh trả lời
- Nhiều học sinh

ĐD

Các
cây
hoa
học
sinh
tự sưu
tầm


7’
b. Hoạt động 2:
Biết ích lợi của
việc trồng hoa
MT: HS biết
được ích lợi của
các loài hoa

10’
c. Hoạt động 3:
Trò chơi “Đố bạn
hoa gì”
MT: HS biết đọc

tên các loài hoa.

hoa được trồng ở các
bồn hoa ven sân
trường mình không?
* Giáo viên nêu kết
luận
- Hướng dẫn học
quan sát tranh, đọc và
trả lời câu hỏi trong
sách giáo khoa
- Hướng dẫn học sinh
đàm thoại:
+ Kể tên các loài hoa
mà con biết?
+ Hoa dùng để làm
gì?
+ Khi đi chơi ở vườn
hoa, công viên con có
ngắt hoa không? Vì
sao?
*Giáo viên nêu kết
luận.
Tôi tiến hành cho học
sinh chơi trò chơi như
sau:
- Chia lớp thành hai
đội

trả lời

- Các bạn khác
nhận xét và bổ
sung cho bạn.
- Cả lớp mở sách
- Từng cặp học
sinh đọc và trả lời
câu hỏi.

- Hoa hồng, hoa
cúc…
- Làm cảnh
- Trang trí
- Làm nước hoa…

Tổ 1 và tổ 2 là đội
“Sóc Nâu”; tổ 3 và tổ
4 là đội “Họa Mi”
- Nêu luật chơi: Cô
đưa ra bức tranh hay
một câu đố, đội nào
có được một đáp án
đúng là ghi được một
bông hoa (ghi câu trả
lời ra bảng con). Cuối
cùng đội nào ghi - Học sinh chơi
25/29

Các
câu
đố, và

tranh
về
hoa.


×