Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Skkn một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập trong giờ dạy đạo đức lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 32 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
------------------------

Mã SKKN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC
TẬP TRONG GIỜ DẠY ĐẠO ĐỨC”

Giáo viên: Vũ Hoàng Nhật Ninh
Môn : Đạo Đức
Cấp học : Tiểu học

NĂM HỌC 2018 - 2019


MỤC LỤC

PHẦN 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................2
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:....................................................................................2
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:........................................................................4
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:..............................................................5
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:............................................5
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:..........................................................................5
PHẦN 2 – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ....................................................................6
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.............................................................................................6
II - ĐẶC TRƯNG CỦA PHÂN MÔN ĐẠO ĐỨC:.........................................8
III. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:....................................................................8
IV. CÁCH TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG GIỜ DẠY
HỌC ĐẠO ĐỨC................................................................................................10
1. Quy trình lựa chọn và tổ chức trò chơi học tập..........................................10


2. Một số trò chơi:.................................................................................................12
2.1. Trß ch¬i víi ®å vËt........................................................................12
2.2. Trß ch¬i theo chñ ®Ò:.................................................................13
2.3. Trò chơi vận động.......................................................................................16
2.4. Trò chơi học tập:.........................................................................................17
V. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG:................................................................................26
PHẦN 3 : KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ.....................................................28
I.Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI.................................................................................28
II.BÀI HỌC KINH NGHIỆM..........................................................................29
III. ĐỀ XUẤT....................................................................................................29
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................31

1


2


PHẦN 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Bác Hồ - vị cha già kính yêu của dân tộc ta luôn quan tâm đến việc rèn
luyện nhân cách cho thế hệ trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học sinh. Trong một lần nói
chuyện với học sinh, Bác đã dạy:
“Có tài mà không có đức là người vô dụng,
có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”
Lời dạy đó vừa có ý nghĩa lí luận, vừa có giá trị thực tiễn nên đã vạch ra
được phương hướng tu dưỡng cho mỗi người là phải rèn luyện cả “tài” lẫn
“đức” để trở thành một con người toàn diện.
Mục tiêu giáo dục được quy định như sau : “ Mục tiêu giáo dục là đào tạo
con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ

và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;
hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”
Đối với cấp Tiểu học, mục tiêu giáo dục là : “ Giáo dục tiểu học nhằm
giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu
dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp
tục học trung học cơ sở…”
Ở Tiểu học việc giáo dục đạo đức được thực hiện theo hai con đường cơ
bản : Quá trình dạy học các môn khác nhau và việc tổ chức các hoạt động ngoài
giờ lên lớp.
Môn Đạo đức chiếm vị trí đặc biệt quan trọng ở Tiểu học vì nó có chức
năng đặc biệt là giáo dục cho học sinh tiểu học hệ thống chuẩn mực hành vi đạo
đức được quy định trong chương trình môn học này.
Quan hệ của môn đạo đức với môn học khác : Qua môn đạo đức có thể tổ
chức các hoạt động liên môn và ngược lại. Quan hệ giữa chúng chặt chẽ, qua lại,
tác động lẫn nhau ... trong quá trình giáo dục các chuẩn mực đạo đức cho học
sinh Tiểu học.
3


Môn Đạo đức ở Tiểu học với hệ thống chuẩn mực hành vi cụ thể làm cơ
sở, nền tảng cho quá trình dạy và học môn Giáo dục công dân ở THCS mà nội
dung của nó gồm những phẩm chất, bổn phận đạo đức và pháp luật với mức độ
khái quát hơn, sâu sắc hơn.
Mục tiêu của môn Đạo đức :
- Cung cấp tri thức, giúp học sinh hình thành hiểu biết về một số nguyên
tắc, chuẩn mực đạo đức ở mức sơ giản, cụ thể, gần gũi với đời sống học sinh, từ
đó nhận thức đúng về sự phù hợp giữa hành vi ứng xử của mình với lợi ích xã
hội, tích lũy kinh nghiệm đạo đức, ứng xử đúng.
- Giúp học sinh có những hiểu biết cần thiết về các chuẩn mực hành vi cơ

bản, phù hợp với lứa tuổi, phản ánh các mối quan hệ thường ngày của các em.
- Giúp học sinh rèn luyện thói quen hành vi chuẩn mực, biết hành động
phù hợp với yêu cầu đạo đức của xã hội, kế thừa và phát triển truyền thống đạo
đức của dân tộc trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa; góp phần giáo dục
văn hóa ứng xử, hành vi văn minh trong giao tiếp, thực hiện “ Sống và làm việc
theo Hiến pháp và pháp luật”.
Trong xã hội ngày nay giới trẻ sống thực dụng chỉ chạy theo những giá trị
vật chất mà bỏ quên những giá trị tinh thần. “Giới trẻ là tương lai của Giáo hội
và nhân loại”. Đó là câu khẳng định nhiều người đã biết. Nhưng đối diện với
thực tế thì ai cũng thấy lo lắng cho tương lai ấy. Liệu nó có tốt đẹp như người ta
tưởng không?
Xuất phát từ mục tiêu của môn Đạo đức, từ thực trạng của xã hội, tôi nhận
thấy việc giáo dục đạo đức cho học sinh ngày nay là vô cùng quan trọng nhưng
cách giáo dục như nào để dễ chạm đến trái tim các em và làm cho các em hứng
thú nhất? Đó là câu hỏi lớn mà tôi cảm thấy thật băn khoăn.
Cùng với học, chơi là nhu cầu không thể thiếu được của học sinh Tiểu học.
Dù không phải là hoạt động chủ đạo, song vui chơi vẫn giữ một vai trò quan trọng
trong hoạt động sống của trẻ, vẫn có một ý nghĩa lớn lao đối với trẻ. Lý luận và
thực tiễn đã chứng tỏ rằng: Nếu biết tổ chức cho trẻ chơi một cách hợp lý, đúng đắn
thì đều mang lại hiệu quả giáo dục. Qua trò chơi các em không những được phát

4


trin v cỏc mt trớ tu, th cht, thm m m cũn c hỡnh thnh nhiu phm cht
v hnh vi o c. Chớnh vỡ vy t chc trũ chi c s dng nh mt phng
phỏp quan trng giỏo dc hnh vi o c cho hc sinh.
Cn c vo nhng lý do trờn, cựng vi thc tin trong quỏ trỡnh ging dy,
tụi nhn thy vai trũ ca trũ chi trong giỏo dc o c cho hc sinh Tiu hc l
mt im rt ng n. Chớnh vỡ vy, tụi ó mnh dn vit sỏng kin : Mt s


kinh nghim t chc trũ chi hc tp trong gi dy o c
II. MC CH NGHIấN CU:
Bng mt s kinh nghim t chc trũ chi hc tp trong gi dy o c,
thụng qua trũ chi hc sinh s :
+ Luyn tp nhng k nng, nhng thao tỏc hnh vi o c giỳp cỏc em
th hin hnh vi mt cỏch ỳng n, t nhiờn.
+ Ni dung trũ chi s minh ho mt cỏch sinh ng cho cỏc mu hnh vi
o c. Nh vy, nhng mu hnh vi ny s to c nhng biu tng rừ rt
hc sinh, giỳp cỏc em ghi nh d dng v lõu bn.
+ Hc sinh cú c hi th nghim nhng chun mc hnh vi. Chớnh nh
s th hin ny, s hỡnh thnh c hc sinh nim tin v nhng chun mc
hnh vi ó hc, to ra ng c bờn trong cho nhng hnh vi ng x trong cuc
sng.
+ Hc sinh s c rốn luyn kh nng quyt nh la chn cho mỡnh mt
cỏch ng x ỳng n, phự hp trong mi tỡnh hung.

+

Qua trò chơi, học sinh đợc hình thành năng lực quan

sát, đợc rèn luyện kỹ năng nhận biết đánh giá hành vi của ngời
khác là phù hợp hay không phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.

+ Bng trũ chi, vic luyn tp hnh vi o c c tin hnh mt cỏch
nh nhng, sinh ng, khụng khụ khan, nhm chỏn. Hc sinh c lụi cun vo
quỏ trỡnh luyn tp mt cỏch t nhiờn, hng thỳ v cú tinh thn trỏch nhim,
ng thi gii to c nhng mt mi, cng thng trong quỏ trỡnh hc tp.
+ Thụng qua trũ chi, kh nng giao tip gia hc sinh v giỏo viờn v
gia cỏc em vi nhau s c tng cng.

5


III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp thảo luận nhóm, làm việc cá nhân.
- Phương pháp tập luyện theo mẫu hành vi.
- Phương pháp tổ chức trò chơi,...
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Học sinh: Lớp 4A7
- Số lượng học sinh: 59 học sinh.
- Thời gian nghiên cứu : Trong năm học 2018 – 2019.
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
- Nghiên cứu về thực trạng học tập môn đạo đức.
- Nghiên cứu về thái độ của học sinh qua nội dung mỗi bài học.
- Nghiên cứu về khả năng vận dụng kiến thức đã học của học sinh qua mỗi bài
học.
- Nghiên cứu về nội dung chương trình môn đạo đức lớp 4.
- Dự giờ thăm lớp khối 4 để tìm hiểu về thực trạng của việc dạy học môn đạo
đức lớp 4.
- Nghiên cứu về việc thông qua cách học trước đây và sau khi áp dụng việc sử
dụng trò chơi học tập trong giờ học đạo đức thu được kết quả ra sao.

6


PHẦN 2 – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Việc dạy đạo đức cho học sinh trong trường Tiểu học trước đây tiến hành

theo một cách bắt đầu từ kể chuyện - Đàm thoại - khái quát hóa thành bài học
đạo đức- luyện tập rèn luyện thói quen hành vi đạo đức làm cho chúng trở thành
bản tính tự nhiên của cá nhân và duy trì lâu bền các thói quen đó để ứng xử đúng
đắn mọi mọi hoàn cảnh.
Những thói quen hành vi đạo đức là những hành động ứng xử có được do
được lặp đi lặp lại bằng luyện tập trong nhiều tình huống quen thuộc và được
giáo viên xem đây như là đường mòn trong quá trình giảng dạy môn đạo đức.
Nhiều giáo viên cho rằng việc đưa trò chơi vào trong tiết học chỉ là một
cách thay đổi hình thức cho phong phú và chỉ là hoạt động phụ, chưa thực sự
hiểu thấu được tác dụng của việc đưa trò chơi học tập vào tiết dạy.
Với nhận thức đó của giáo viên thì học sinh rèn luyện kỷ năng, mẫu hành
vi một cách rập khuôn, máy móc, giảm khả năng suy luận và diễn giải tình
huống.
Như ta đã biết mục tiêu giáo dục trong thời kỳ đổi mới là đào tạo con người
Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, có sức khoẻ thẩm mĩ và nghề
nghiệp trưởng thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội phù hợp
với nhu cầu nâng cao giáo dục trong giai đoạn mới. Đào tạo con người mới, hội
nhập cộng đồng thế giới, gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc.
Ngày nay trên thế giới, bên cạnh việc tổ chức thực hiện các quá trình giáo
dục đạo đức theo truyền thống, người ta đã chú ý phát triển, làm phong phú
thêm nội dung nhân cách đạo đức cho con người ở một bình diện rộng và bao
quát hơn.
Cùng với sự phát triển tiến bộ của xã hội, đạo đức có sự vận động và phát
triển. Chúng ta không “bịa” ra các quan niệm đạo đức “độc đáo” riêng của mình
mà chọn lọc, kế thừa các quan niệm đạo đức của các thời đại trước kia, cải biến
nó, loại bỏ những yếu tố cũ kỷ, lỗi thời. Gìn giữ và phát triển những gì phù hợp
7


với các quan hệ kinh tế mới, phù hợp với vị trí của giai cấp, của nhân dân trong

một giai đoạn lịch sử cụ thể.
Giáo dục đạo đức là một mặt giáo dục cần phải đặc biệt coi trọng. Nghị quyết
trung ương II- khoá 8 đã nêu rõ nhiệm vụ, mục tiêu cơ bản của giáo dục trong
thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đó là nhằm xây dựng những
con người lý tưởng gắn bó với đất nước, với chủ nghĩa xã hội , giữ vững mục
tiêu xã hội chủ nghĩa.
Muốn đạt được nhiệm vụ, mục tiêu cơ bản này ngoài việc nâng cao kiến thức
cho học sinh thì việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức cho học
sinh là đòi hỏi thường xuyên của công tác giáo dục, đồng thời đòi hỏi cấp thiết
việc nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay. Nhất là hiện nay vấn đề đạo đức của
thế hệ trẻ không chỉ là một vấn đề của một đất nước mà là vấn đề mang tính toàn
cầu của thời đại, là điều kiện quan trọng để bảo vệ sự sống còn và tương lai của
loài người.
Chúng ta đều biết học sinh tiểu học còn ngây thơ, hồn nhiên như tờ giấy
trắng. Những dấu ấn ở trường Tiểu học có ảnh hưởng sâu sắc đến cả cuộc đời
của học sinh chính vì vậy mà việc giáo dục đạo đức ở Tiểu học rất được coi
trọng.
Mục tiêu giáo dục đạo đức ở trường Tiểu học là bồi dưỡng cho học sinh cơ sở
về đạo đức. Đó là cơ sở hình thành con người luôn luôn tôn trọng người khác (ở
nhà, ở trường, ở nơi công cộng, trong xã hội) con người luôn luôn phấn đấu, bảo
vệ, xây dựng một nền văn hoá giàu tính con người, một xã hội và một đất nước
dân chủ, giàu mạnh hạnh phúc. Làm cho học sinh hiểu và nhận thấy rằng cần
làm cho các hành vi ứng xử của mình phù hợp với lợi ích xã hội. biến kiến thức
đạo đức thành niềm tin đạo đức. Bồi dưỡng tình cảm đạo đức tích cực và bền
vững, có phẩm chất, ý chí ...vv. để đảm bảo cho hành vi đạo đức luôn luôn nhất
quán với yêu cầu đạo đức. Rèn luyện thói quen hành vi đạo đức là một vấn đề
quan trọng làm cho chúng trở thành bản tính tự nhiên của cá nhân và duy trì lâu
dài các thói quen đó để ứng xử đúng đắn trong mọi hoàn cảnh.

8



II - ĐẶC TRƯNG CỦA PHÂN MÔN ĐẠO ĐỨC:
Có thể nói môn Đạo đức có vị trí đặc biệt quan trọng mà không một môn
học nào có thể thay thế được. Bởi lẽ, chức năng của nó là giáo dục đạo đức cho
học sinh tiểu học với hệ thống chuẩn mực hành vi đạo đúc được quy định trong
chương trình môn học này, môn Đạo đức thực hiện ba nhiệm vụ là:
+ Hình thành cho học sinh ý thức về chuẩn mực hành vi đạo đức.
+ Giáo dục cho học sinh những xúc cảm, thái độ, tình cảm đạo đức đúng đắn
lien quan đến các chuẩn mực hành vi quy định.
+ Hình thành cho các em những kĩ năng, hành vi phù hợp với các chuẩn mực và
trên cơ sở đó, rèn luyện thói quen đạo đức tích cực.
Đặc điểm của môn Đạo đức là:
+ Dạy học môn Đạo đức là một hoạt động giáo dục đạo đức.
+Tính cụ hể ủa các chuẩn mực hành vi đạo đức.
+ Tính đồng tâm của các chuẩn mực hành vi đạo đức.
+ Logic quá trình hình thành một chuẩn mực hành vi đạo đức cho học sinh tiểu
học.
+ Mỗi bài Đạo đức ở Tiểu học được thực hiện trong 2 tiết. Trong đó:
+ Tiết 1: Hình thành tri thức mới: Cung cấp cho học sinh mẫu hành vi ứng xử
và cơ sở đạo đức sơ đẳng. Giúp các em hiểu cần phải làm gì? Làm như thế nào?
Vì sao cần làm như vậy.
+ Tiết 2: Thực hành kĩ năng hành vi : Tổ chức cho học sinh luyện tập để hình
thành kĩ năng ứng xử theo chuẩn mực, kĩ năng đánh giá, phê phán hành vi theo
các chuẩn mực đã học.
Tiết 1 và tiết 2 có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau hỗ trợ cho
nhau: tiết 1 chuẩn bị định hướng cho tiết 2, còn tiết 2 củng cố, phát triển kết quả
của tiết 1.
III. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
Trong thực tế cuộc sống hiện nay vấn đề đáng lo ngại và đang là mối quan

tâm của toàn xã hội là học sinh chưa nhận biết được chuẩn mực đạo đức. Qua
một số sự việc, vụ việc được nêu trên báo chí như học sinh hành hung thầy cô
9


giáo, hành hung những người lớn tuổi , có những hành vi cư xử không đẹp với
bạn bè, với người thân trong gia đình. Ta thấy rằng vẫn có một số em có những
hành vi đạo đức suy thoái mà chúng ta không thể chấp nhận được.
Ngay cả trong lớp 4 do tôi chủ nhiệm vẫn còn một số ít học sinh chưa biết
chào hỏi lễ phép, thưa gửi khi gặp thầy cô giáo, chưa biết cảm ơn khi được
người khác giúp đỡ, chưa biết cư xử đúng mực với anh em, cha mẹ, bạn bè, với
người xung quanh. Có em còn nói tục với nhau khi tranh luận mặc dù những câu
nói đó chỉ tranh luận bình thường thôi, nhưng những lời đó ta không kịp thời
giáo dục định hướng đúng cho các em thì nó sẻ đi theo đường mòn, ăn sâu vào
các em khi lớn rất khó sửa.
Như ông cha ta thường nói “Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói
cho vừa lòng nhau”. Những lời nói đó khó nghe mà cho người bực tức đôi khi
không chịu đựng được gây xích mích chỉ vì những câu nói thiếu lịch sự, tế nhị
thì thật là đáng tiếc. Đó là một phần do các em quen miệng một phần chưa nhận
thức rõ được cái nguy hiểm, cái đúng cái sai qua cách nói năng, qua việc làm
của mình. Các em chưa tập thành thói quen hành vi đạo đức.
Một thực tế nữa là các em chưa có hứng thú trong giờ học. Các em thấy
giờ học đạo đức còn gò ép, nặng nề và nhàm chán vì thế các em tiếp thu kiến
thức một cách thụ động qua các mẫu hành vi được nêu trong sách giáo khoa, qua
một số tình huống, mẩu chuyện của giáo viên đưa ra. Do vậy các em nắm bài
một cách hời hợt, không chắc chắn, có em học đó rồi bỏ đó không nhớ gì.
Không áp dụng những kiến thức đã học vào trong thực tế. Cụ thể học sinh biểu
hiện trong giờ như sau:
Tổng số


HS hứng thú

HS bình thường

HS không hứng thú

học sinh
59
17
11
31
Để đạt được mục tiêu đó và đồng thời để khắc phục được thực tế dạy đạo
đức hiện nay ở trường vấn đề đặt ra đối với chúng ta - những người giáo viên là
làm sao để các em nhận thức được những tri thức về chuẩn mực đạo đức để hình
thành ở các em ý thức đạo đức, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm đạo đức, rèn luyện
thói quen hành vi đạo đức cho học sinh. Đây là mối quan tâm, lo lắng hàng đầu
10


của tất cả giáo viên Tiểu học cũng như cá nhân tôi. Đặc biệt là việc rèn luyện
thói quen hành vi đạo đức của học sinh. Tôi thấy rằng với đặc điểm tâm sinh lý
của học sinh Tiểu học các em rất thích hoạt động vui chơi vì vậy qua việc “Chơi
mà học” Các em sẽ nhận thức được hành vi chuẩn mực đạo đức một cách có
hiệu quả, nhất là thông qua các trò chơi.
Là một giáo viên Tiểu học tôi rất tâm đắc với việc đổi mới phương pháp
dạy học hiện nay mà đặc biệt là dạy học dưới hình thức tổ chức các trò chơi. Tôi
luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để dạy học theo phương pháp này nhưng
những trò chơi phải dễ chuẩn bị, dễ thực hiện mà mang lại hiệu quả cao đó là
điều tôi hằng mong muốn.
IV. CÁCH TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG GIỜ DẠY

HỌC ĐẠO ĐỨC
1. Quy trình lựa chọn và tổ chức trò chơi học tập.
Quá trình lựa chọn và tổ chức trò chơi cho học sinh tiểu học là một thể thống
nhất, bao gồm các giai đoạn, các bước như sau:
Giai đoạn thứ nhất: Lựa chọn trò chơi
Bước 1: Phân tích yêu cầu mục tiêu bài dạy.
Bước 2: Chọn thử trò chơi nào đó để phân tích nội dung và khả năng giáo
dục và cung cấp kiến thức gì.
Bước 3: Đối chiếu nội dung và khả năng giáo dục và cung cấp kiến thức
của trò chơi .
Nếu thấy không phù hợp thì trở lại bước 2: chọn thử trò chơi khác và tiến
hành lại công việc theo các bước đã định.
Nếu thấy phù hợp thì quyết định chọn trò chơi đã phân tích.
Giai đoạn thứ 2: Chuẩn bị tổ chức trò chơi.
Bước 4: Thiết kế “Giáo án”
+ Tên trò chơi: “…………………”
+ Mục đích giáo dục của trò chơi: Qua trò chơi, cần đạt được những yêu
cầu giáo dục gì về tri thức, thái độ và hành vi?

11


+ Các phương tiện phục vụ cho việc tổ chức trò chơi (tuỳ thuộc vào từng
trò chơi, nêu lên những phương tiện vật chất, ví dụ đối với trò chơi “Đi thưa, về
chào” cần chuẩn bị kính, báo bố , cho ông; khăn đội đầu, kim đan cho bà, cho
mẹ…)
+ Các giải thưởng (nếu có).
+ Nội dung trò chơi, các hoạt động cụ thể với cách tiến hành cụ thể.
+ Chuẩn và thang đánh giá, nếu cần, ví dụ, đối với trò chơi “Hái hoa dân
chủ”, chuẩn đánh giá là phải trả lời đúng, rõ ràng, mạch lạc và thang đánh giá.

Bước 5: Chuẩn bị thực hiện “giáo án”
- Chuẩn bị đầy đủ và có chất lượng các phương tiện: một phần do giáo
viên chuẩn bị,một phần do học sinh chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên.
- Phân công và hướng dẫn cho học sinh tập diễn trước (nếu chuẩn bị cho
trò chơi sắm vai hay trò chơi đóng kịch).
Giai đoạn thứ ba: Tổ chức trò chơi
Bước 6: Đặt vấn đề
- Giới thiệu tên trò choi
- Nêu yêu cầu của trò chơi.
Bước 7: Giới thiệu rõ ràng, mạch lạc nội dung trò chơi với các hoạt động
cụ thể. Nếu cần thì làm mẫu.
Bước 8: Cho học sinh thực hiện trò chơi theo các hoạt động đã nêu. Theo
dõi, uốn nắn kịp thời những lệch lạc. Đánh giá những kết quả bộ phận (nếu có).
Giai đoạn thứ tư: Kết thúc trò chơi
Bước 9: Tập hợp học sinh làm một số động tác thư giãn (nếu chơi trò chơi
vận động). Đánh giá chung (cá nhân và nhóm hoặc tổ). Nên cho học sinh tham
gia đánh giá.
Bước 10: Phát phần thưởng (nếu có) và kết thúc.
Như vậy quy trình lựa chọn trò chơi cho học sinh tiểu học bao gồm 4 giai
đoạn với 10 bước đi cụ thể. Tuy nhiên đây là một quy trình mềm dẻo, linh hoạt,
các bước trên chỉ có tính chất tương đối. Trong thực tế, các bước, các giai đoạn
này có thể đan xen, hoà nhập vào nhau.
12


2. Mt s trũ chi:
2.1. Trò chơi với đồ vật.
Trẻ em chơi với những vật thể đơn giản (nh các mảnh gỗ,
các mảnh nhựa) hay với những đồ chơi, kể cả đồ chơi
chuyển động (ôtô, tàu hoả). Qua đó, trẻ em:

- Tập nhận biết các đồ vật, các màu sắc, các vật thể
hình học (hình vuông, hình tròn, hình tam giác) nhằm dần
dần tìm hiểu thế giới xung quanh.
- Tập quan sát sự chuyển động của các đồ chơi và suy
nghĩ, tìm kiếm nguyên nhân của sự chuyển động đó (Tại
sao ôtô chạy đợc? Tại sao búp bên lại kêu?...)
- Tập xây dựng (nhà cửa, cầu cống) bằng những viên
gạch nhựa.
- Rèn luyện trí thông minh, nâng cao hiểu biết về thế giới
xung quanh, bồi dỡng tính kiên trì, cẩn thận và nhiều phẩm
chất khác.
- Trong quá trình trẻ em tham gia các trò chơi với đồ vật,
giáo viên cần hớng dẫn cách chơi để các em từ chỗ làm theo
mẫu đến chỗ làm một cách sáng tạo.
Ví dụ: Trò chơi Diễn tả
a) Mục đích:
Học sinh biết đợc quyền trẻ em có thể có ý kiến riêng về
một vật hoặc một vấn đề gì đó.
b) Chuẩn bị:
Giáo viên chia học sinh thành 4 6 nhóm và giao cho mỗi
nhóm một đồ vật, chẳng hạn: môt hộp bút, một bức tranh, một
đồ chơi Mỗi nhóm ngồi thành một vòng tròn và lần lợt từng
ngời trong nhóm vừa cầm đồ vật quan sát, vừa nêu ý kiến của
mình về đồ vật đó.
13


Sau đó, tổ chức cho học sinh thảo luận để xem ý kiến
của cả nhóm về đồ vật có giống nhau không.
Cuối cùng, giáo viên kết luận: Mỗi ngời, mỗi trẻ em có

quyền có ý kiến riêng và có quyền bày tỏ ý kiến của mình.
Đồng thời chúng ta cần biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của
bạn khác, ngời khác.

Hc sinh lp 4A7 chi trũ chi Din t
Bi: Bit by t ý kin (Tit 2)
2.2. Trò chơi theo chủ đề:
Trò chơi chủ đề bao gồm:
- Trò chơi sắm vai theo chủ đề;
- Trò chơi làm đạo diễn theo chủ đề;
- Trò chơi đóng kịch theo chủ đề.
a) Trò chơi sắm vai:
Trẻ em bắt chớc ngời lớn, lặp lại trong trò chơi những hành
động của ngời lớn, hoặc bắt chớc động vật và lặp lại những
hành động của động vật đã đợc nhân cách hoá. Trong khi
chơi, trẻ em có thể sử dụng hoặc không sử dụng đồ vật. Ví nh,
14


trẻ có thể sắm vai ngời chị giúp đỡ em nhỏ; sắm vai ngời mẹ
dắt con đi dạo chơi, tắm giặt cho con; sắm vai con chó giữ
nhà; con gà bảo vệ đàn con.
Trẻ em càng lớn thì càng có tính độc lập rõ rệt trong trò
chơi; càng thích sắm vai những ngời lao động gần gũi với
những nghề nghiệp nhất định nh: bác sĩ chữa bệnh cho ngời
ốm; cô giáo dạy học sinh, tài xế lái xe ôtô làm việc Nhờ vậy,
dần dần trẻ em quen với hàng loạt quá trình lao động của ngời
lớn.
ở lứa tuổi tiểu học, ngời ta nhận thấy các em trai và các
em gái có hứng thú sắm các vai khác nhau: các em trai thích

sắm những vai mạnh mẽ (bộ đội, công an, ngời leo núi); các em
gái thích sắm những vai dịu dàng (mẹ, cô giáo, bác sĩ).
Nhờ trò chơi sắm vai, trẻ em đợc nhập vai các nhân vật
khác nhau với các mối quan hệ khác nhau. Nhờ vậy, các em có
thể:
- Dần dần làm quen với những sinh hoạt, những hoạt động
lao động của ngời lớn mà sau này các em sẽ tham gia khi trởng
thành.
- Bồi dỡng đợc nhiều phẩm chất, phản ánh quan hệ ứng xử
đúng đắn với những ngời xung quanh (ứng xử của bà mẹ với
con cái; ứng xử của bác sĩ với bệnh nhân).
- Bồi dỡng đợc hứng thú và có thể hình thành những ớc
mơ muốn trở thành những ngời làm nghề gì đó trong tơng lai
v.v

15


Học sinh lớp 4A7 chơi trò chơi “Sắm vai”
Bài: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ (Tiết 2)
b) Trò chơi làm đạo diễn: Trẻ em không sắm vai, nhưng tiến hành chơi với
những đồ chơi theo những chủ đề nhất định, trong đó, các em đóng vai trò “đạo
diễn” chỉ đạo, điều khiển các đồ chơi với tư cách như là những “nhân vật”. Thí
dụ, khi chơi trò chơi “đạo diễn” với chủ đề “vườn bách thú”. Các em đóng vai
trò “đạo diễn” đối với các nhân vật tí hon là những con vật như hổ, báo, gấu,
khỉ, chim… và những người đi xem, như người lớn, trẻ em… Các “nhân vật”
này được hoạt động theo sự “đạo diễn” của trẻ.
Những chủ đề của trò chơi ngày một phức tạp, ngày càng mở rộng phạm
vi. Ví dụ, từ chủ đề đơn giản (bé đi nhà trẻ…) đến chủ đề phức tạp hơn, rộng rãi
hơn với các nhân vật đa dạng hơn (xây dựng thành phố của những người tí hon).

Điều này phụ thuộc vào lứa tuổi và trình độ phát triển trí tuệ của trẻ.
Người ta nhận thấy khi tiến hành trò chơi làm đạo diễn, các em trai
thường thích những người lính, những phương tiện kĩ thuật – máy móc, tàu vũ
trụ… còn em gái thì thích búp bê, đồ gỗ, quần áo hơn.
Trò chơi làm đạo diễn thường được tổ chức theo nhóm. Mỗi trẻ em điều
khiển những đồ chơi nào đó nhưng cùng thống nhất theo chủ đề chung.
Loại trò chơi này có tác dụng giúp trẻ em phát triển trí óc tưởng tượng.
c) Trò chơi đóng kịch: Trẻ em thường đóng kịch dựa trên một tác phẩm văn học
nào đó. Qua đóng kịch, các em sẽ có cơ hội để:
- Phát triển ngôn ngữ hình tượng.
- Phát triển óc thẩm mỹ.
- Thể nghiệm được những thái độ, hành vi đẹp một cách sâu sắc qua
“nhập vai” thành công.
16


Mới đầu, người lớn phải giúp đỡ trẻ em lựa chọn tác phẩm văn học, phân
vai hoá trang và đặc biệt là đạo diễn cho các em thể hiện thành công tác phẩm
trên sân khấu cả về mặt nội dung văn học, cả về mặt nghệ thuật. Nhờ vậy, ý
nghĩa giáo dục của trò chơi lại càng được nâng cao.
Về sau, nhất là đối với những trẻ em lớn, người lớn có thể định hướng cho
các em lựa chọn tác phẩm văn học, tự phân vai.
Người ta thường cho rằng những trò chơi với đồ vật và trò chơi theo chủ
đề, bao gồm cả trò chơi đóng kịch, là những trò chơi sáng tạo. Song trò chơi
thực sự sáng tạo chỉ khi nào trẻ em có năng lực xây dựng những hình tượng mới
trong trò chơi. Trẻ em càng chơi nhiều loại hình trò chơi này, sự hướng dẫn, điều
khiển của người lớn đối với trò chơi càng khéo léo thì các em càng phát triển
năng lực tưởng tượng sáng tạo, càng có những ấn tượng mạnh mẽ đối với thế
giới xung quanh.
2.3. Trò chơi vận động.

Trò chơi vận động đôi khi còn được gọi là trò chơi thể thao – vận động.
Trò chơi loại này được tiến hành theo quy tắc như các trò chơi “Hãy bước
nhanh”, “Đấu tranh giành cờ”; có sử dụng hoặc không sử dụng đồ vật, có thể
kèm theo hát, nhạc như trò chơi “Kết đôi bạn”, kèm theo nói đồng thanh như các
trò chơi “Đèn hiệu”, “Cò hay quạ”.
Trong các trò chơi vận động, trẻ em bắt chước sự vận động của người lớn,
của tàu xe,… và tiến hành chạy, nhảy…
Người lớn cần chú ý hướng dẫn điều khiển sao cho trong khi chơi, trẻ em
tránh được:
- Những trường hợp nguy hiểm (va chạm mạnh; ngã; nhảy quá cao, quá
xa..);
- Những trường hợp quá mệt mỏi (chơi quá lâu, quá mạnh);
Trò chơi vận động nếu được tổ chức một cách khoa học thì sẽ giúp cho
các em:
- Phát triển thể lực;
- Rèn luyện ý chí, tính kiên trì, nhẫn nại, tính quả quyết;
17


- Tinh thần đồng đội.
Ví dụ: * Trò chơi “Thi tiếp sức”
a) Mục đích
- Giáo dục học sinh tinh thần hợp tác đồng đội
- Tạo bầu không khí thi đua sôi nổi, vui vẻ trong lớp học.
b) Chuẩn bị
Tuỳ theo nội dung trò chơi mà cần chuẩn bị những phương tiện chơi cụ
thể khác nhau. Song nhìn chung những trò chơi tiếp sức cần có địa điểm rộng để
ít nhất là có hai nhóm thi với nhau, ngoài ra còn có các cổ động viên của hai
nhóm.
c) Cách chơi

Chia học sinh thành các nhóm có số người bằng nhau, phổ biến quy tắc,
luật chơi và nhiệm vụ cần hoàn thành của mỗi nhóm cũng như mỗi thành viên
trong nhóm. Bắt đầu chơi, thành viên thứ nhất của mỗi nhóm sẽ thực hiện nhiệm
vụ của mình. Sau khi người thứ nhất hoàn thành nhiệm vụ, thì người thứ hai mới
bắt đầu vào cuộc. Cứ như vậy, cho đến khi nhóm nào về đích được/ hoàn thành
toàn bộ nhiệm vụ trước thì nhóm đó sẽ thắng cuộc.
d) Ví dụ:
- Thi tiếp sức viết tên các di sản thiên nhiên và văn hoá của đất nước giữa
các nhóm.
* Trò chơi “Đố vui”
a) Mục đích:
Giúp học sinh củng cố hiểu biết thái độ, kỹ năng về chuẩn mực hành vi.
b) Chuẩn bị:
- Mỗi nhóm phải chuẩn bị một vài câu đó, bức tranh hoặc hành động
không lời về chủ đề bài học để đố nhóm bạn.
c) Cách chơi:
Giáo viên chia lớp thành các nhóm. Lần lượt từng nhóm nêu các câu đố,
đưa ra bức tranh hoặc hành động không lời về chủ đề bài học để đố nhóm khác.
Một Ban giám khảo sẽ được lập ra để cho điểm về câu đố/ bức tranh/ hành động
18


và điểm trả lời của mối nhóm. Sau cuộc chơi nhóm nào có tổng số điểm cao
nhất, nhóm đó sẽ thắng cuộc.
d) Ví dụ:
Tổ chức cho học sinh chơi đố vui Giúp mẹ việc gì? trong dạy học bài 4 –
Chăm làm việc nhà (Lớp 2).
đ) Lưu ý:
Những câu đố, bức tranh hoặc hành động không lời mà các nhóm học sinh
chuẩn bị phải phù hợp với chủ đề bài Đạo đức và phải được các nhóm giữ bí mật

cho đến khi mang ra đố nhóm khác.
2.4. Trò chơi học tập:
Trò chơi học tập là một trong những phương tiện giáo dục trí tuệ cho trẻ
em. Nó giúp trẻ:
- Phát triển những khả năng về thị giác, thính giác, xúc giác;
- Chính xác hoá những hiểu biết về các sự vật, hiện tượng xung quanh;
- Phát triển trí thông minh, phản xạ nhanh nhẹn, ngôn ngữ, v.v…
Ở đây, chúng ta có thể nêu lên những trò chơi như: “Đoán xem cây gì, hoa
gì?”, “Đoán xem con gì?”, “Tìm hiểu các danh nhân Việt Nam và thế giới”,
“Xem tranh kể về những người anh hùng”.
Nhiều trò chơi học tập được tổ chức với các đồ vật, các vật liệu tự nhiên
(hoa, quả, lá) các tranh, ảnh… song cũng có nhiều trò chơi học tập chỉ đòi hỏi
dùng lời.
Đối với những trẻ nhỏ, trò chơi học tập có nội dung giản đơn với yêu cầu
vừa sức như trò chơi “Đoán xem cây gì, con gì?”. Đối với những trẻ lớn, trò
chơi học tập có nội dung phức tạp hơn với yêu cầu cao hơn.
Ở tiểu học, học sinh trai và học sinh gái bắt đầu có xu hướng khác nhau rõ
rệt về trò chơi học tập. Học sinh trai thích những trò chơi kỹ thuật, thiết kế xây
nhà cửa và máy bay… còn học sinh gái thì những trò chơi có liên quan đến công
việc gia đình (may quần áo, làm hoa bằng giấy, bằng quả…).
- Trò chơi học tập môn Đạo đức rất phong phú, đa dạng về thể loại, bao
gồm:
19


- Những trò chơi vận động, ví dụ như: Trò chơi “Đèn hiệu”, “Ai đi đúng
luật”, “Đèn xanh, đèn đỏ”, “Vòng tròn chào hỏi”, “Đi chợ”,…
- Những trò chơi đố vui, ví dụ như trò chơi: “Nếu… thì…”, “Tìm đôi”,
“Đoán tranh”, “Đoán hành động không lời”, “Hái hoa dân chủ”, “Đoán xem con
gì”, trò chơi ghép những câu thơ cho trước thành đoạn đối thoại cho phù hợp;

chơi ghép hoa, ghép hình, ghép hình ảnh với ô chữ tương ứng….
- Những trò chơi tiếp sức, ví dụ như trò chơi “Thi tiếp sức” (Thi viết tên
các di tích lịch sử và văn hoá, các danh lam thắng cảnh, các danh nhân Việt
Nam….giữa các nhóm).
- Những trò chơi khác như trò chơi: “Tặng hoa bạn tốt”, “Tặng lời khen
cho bạn”, “Vòng tròn giới thiệu tên”, “Gọi điện thoại”, trò chơi “Phóng viên”,
“Văn minh, lịch sự”,…
Ví dụ: * Trò chơi “Ghép tranh”
a) Mục đích
- Giúp học sinh biết phân loại tranh theo các chủ đề đạo đức.
- Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng phân biệt được các hành vi phù hợp với
chuẩn mực hành vi đạo đức và các hành vi chưa phù hợp.
b) Chuẩn mực
- Tranh, ảnh về chủ đề giáo dục đạo đức.
- Giấy A0, hồ dán.
c) Cách chơi
Có thể tổ chức cho học sinh chơi cá nhân hoặc theo nhóm.
Trên giấy A0, có ghi sẵn một vài ô chữ, ví dụ; Gọn gàng, Bừa bãi, hoặc
Quyền được sống còn, Quyền được bảo vệ, Quyền được phát triển, Quyền được
tham gia.
Giáo viên phát cho mỗi học sinh hoặc mỗi nhóm một vài tranh/ ảnh cùng
giấy A0 và hồ dán. Học sinh sẽ thảo luận nhóm và ghép tranh với các ô chữ trên
giấy A0 cho phù hợp. Nhóm nào ghép tranh đúng, đẹp và nhanh, nhóm đó sẽ
thắng cuộc.

20


d) Ví dụ: Tổ chức cho học sinh chơi “Ghép tranh theo 4 nhóm Quyền trẻ
em” (Bài Ôn tập, lớp 5) “Ghép tranh với ô chữ Nên và Không nên” (Bài 5 – Lễ

phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ, lớp 1).
đ) Lưu ý
Trò chơi “Ghép tranh” có thể sử dụng trong nhiều bài Đạo đức, đặc biệt là
đối với các tiết ôn tập và không nhu8wngx đối với học sinh lớp 4, 5 mà còn cả
với học sinh các lớp 1,2,3.
* Trò chơi “Đặt tên cho tranh”
a) Mục đích
- Giúp học sinh phát triển khả năng cảm thụ tranh, tìm hiểu nội dung, ý
nghĩa của hành vi đạo đức trong tranh.
- Giúp học sinh phát triển óc sáng tạo khả năng ngôn ngữ.
b) Chuẩn bị
Một số tranh, ảnh về chủ đề bài học.
c) Cách chơi
Có thể tổ chức chơi theo nhóm. Giáo viên phát cho mỗi nhóm học sinh 13 bức tranh ảnh. Học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của tranh
và cùng đặt tên cho tranh. Sau đó, đại diện các nhóm sẽ giới thiệu tranh và tên
tranh trước lớp, đồng thời giải thích lý do nhóm đặt tên tranh. Cả lớp sẽ cùng
bình luận về những cái tên đã được đặt và đặt thêm những tên mới cho tranh.
* Trò chơi “Ghép hoa”
a) Mục đích
Giúp học sinh biết lựa chọn những cách ứng xử phù hợp với các chuẩn
mực hành vi đạo đức trong các tình huống một cách nhẹ nhàng, sinh động.
b) Chuẩn bị
- Một số nhị hoa và cánh hoa cắt bằng giấy màu. Trên mỗi nhị hoa có ghi
một chuẩn mực hành vi (ví dụ: Lễ phép, Vâng lời, Lịch sự,…). Còn trên mỗi
cánh hoa có ghi một cách ứng xử (có thể phù hợp hoặc không phù hợp với
chuẩn mực hành vì).
- Giấy A0, hồ dán.
21



c) Cách chơi
Tổ chức chơi theo nhóm. Giáo viên phát cho mỗi nhóm 1-2 nhị hoa và
hoa và nhiều cánh hoa, trong đó ghi cách ứng xử phù hợp hoặc không phù hợp
với chuẩn mực hành vi được ghi trong hai nhị hoa đã được phát. Các nhóm học
sinh sẽ thảo luận và chọn ra những cánh hoa để ghép lại với nhị hoa làm thành
một bông hoa cho phù hợp. Nhóm nào dán đúng, dán đẹp, dán nhanh, nhóm đó
sẽ thắng cuộc.
d) Ví dụ
Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ghép hoa” thành bông hoa Cảm ơn
và bông hoa Xin lỗi trong bài 12 – Cảm ơn và xin lỗi (Lớp 1), ghép thành bông
hoa Tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước trong bài 13 – Tiết kiệm và bảo vệ
nguồn nước (Lớp 3),…
- Đối với học sinh các lớp 4,5 có thể phát những cánh hoa trơn và yêu cầu
học sinh thảo luận và tự ghi những cách ứng xử phù hợp với nội dung chuẩn
mực hành vì trên nhị hoa.
- Hoa của các nhóm nên đa dạng về chủng loại, về màu sắc cho đẹp và
hấp dẫn học sinh, chẳng hạn: nhóm 1 là Hoa Hồng, nhóm 2 là Hoa Cúc, nhóm 3
là Hoa Sen, nhóm 4 là Hoa Cẩm Chướng…
* Trò chơi “Nên” và “Không nên”
a) Mục đích
Giúp học sinh phân biệt được những hành vi nên làm và không nên làm
trong một số tình huống của cuộc sống.
b) Chuẩn bị
- Giấy A0, bút dạ, hồ dán.
- Tranh, ảnh hoặc những băng giấy màu – trên có ghi những hành vi, việc
làm phù hợp hoặc không phù hợp với các chuẩn mực hành vi đạo đức.
c) Cách chơi
Tổ chức chơi theo nhóm. Giáo viên phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0,
một lọ hồ dán và một số tranh, ảnh hoặc băng giấy. Các nhóm sẽ phải thảo luận
và dán tranh, ảnh hoặc băng giấy theo hai cột Nên và Không nên trên tờ giấy A0,

22


sau đó mang trưng bày kết quả làm việc nhóm lên trên bảng. Nhóm dán đúng,
dán nhanh, dán đẹp, nhóm đó sẽ thắng cuộc.
d) Ví dụ
Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Nên và Không nên trong dạy học bài
14 – Chăm sóc cây trồngl vật nuôi (Lớp 3).
* Trò chơi “Phóng viên”
a) Mục đích
- Tạo cơ hội cho học sinh trình bày ý kiến cá nhân về những vấn đề có
liên quan đến các em.
- Phát triển khả năng độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo và tính bạo dạn, tự tin.
- Củng cố lại cho học sinh về nội dung và ý nghĩa của các chuẩn mực
hành vi đạo đức.
b) Chuẩn bị
- Một số đồ dùng đơn giản để học sinh đóng vai phóng viên như: mi-crô
không dây đồ chơi, một chiếc máy ảnh đồ chơi, một kính trắng không số.
- Câu hỏi phỏng vấn.
c) Cách chơi
- Một số học sinh tỏng lớp thay nhau đóng vai phóng viên Nhi đồng báo
Thiếuniên tiền phong hoặc phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền
hình địa phương… để phỏng vấn các bạn trong lớp về các câu hỏi liên quan đến
chủ đề bài Đạo đức.
d) Ví dụ
Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Phóng viên” khi dạy học bài 13 –
Tôn trọng luật giao thông (Lớp 4).

23



đ) Lưu ý
- Câu hỏi phỏng vấn phải thoả mãn một số yêu cầu sau:
+ Phù hợp với chủ đề bài Đạo đức.
+ Phù hợp với trình độ của học sinh, câu hỏi phải rõ ràng, ngắn gọn.
- Nên yêu cầu học sinh chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn từ tiết trước.
- Giáo viên nên chuẩn bị trước một số câu hỏi và gợi ý, làm mẫu thử cho
học sinh trước khi chơi.

Học sinh chơi trò chơi “ Phóng viên”
Bài “ Tiết kiệm thời giờ” ( Lớp 4)

* Trò chơi “Tìm đôi”
a) Mục đích
- Phát triển kỹ năng lựa chọn cách ứng xử phù hợp với tình huống cho học
sinh
b) Chuẩn bị

24
Häc sinh ch¬i trß ch¬i “H¸i hoa”


×