Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

dự án trang trại nuôi gà thịt lớn nhất việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (757.25 KB, 42 trang )

LỜI GIỚI THIỆU
Công tác đào tạo Huấn luyện trong Khuyến nông hiện nay nhằm đẩy mạnh tiến độ chuyển
giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói
riêng. Đã góp phần tăng năng xuất và chất lượng sản phẩm một cách rõ rệt.
Để đáp ứng nhu cầu Đào tạo và Huấn luyện Khuyến nông về chuyên ngành chăn nuôi gia
cầm, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia đã phối hợp với Trung tâm nghiên cứu và
Huấn luyện chăn nuôi Viện Chăn nuôi biên soạn và xuất bản cuốn “Tài liệu tập huấn kỹ thuật
chăn nuôi gà”. Nội dung tài liệu tập huấn cập nhật được những kết quả khoa học mới về chăn
nuôi gà, biện pháp phòng chống các bệnh phổ biến trong chăn nuôi gà hiện nay, các biện pháp
sử lý chất thải và an toàn sinh học trong chăn nuôi. Tài liệu được sắp xếp, trình bày dưới dạng
ngắn gọn, dễ hiểu, dễ ứng dụng phù hợp trình độ học viên trong công tác Khuyến nông. Cán bộ
Khuyến nông địa phương có thể sử dụng toàn bộ tài liệu cho khoá tập huấn hoặc một số bài
học theo yêu cầu học viên, kết hợp tham quan thực tế hoặc thực hành tại mô hình.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các giảng viên trong công tác tập huấn về chuyên đề
này, sau mỗi phần nội dung đều có phần gợi ý chuẩn bị bài giảng và cuốn tài liệu cũng giới
thiệu một số phương pháp tập huấn lấy học viên làm trung tâm để nâng cao hiệu quả tập huấn.
Hoàn thiện cuốn tài liệu tập huấn này, nhóm tác giả được sự đóng góp ý kiến trực tiếp của
các nhà khoa học, cán bộ thuộc cục chăn nuôi; Viện Chăn Nuôi và Trung tâm Khuyến nông,
Khuyến ngư Quốc gia.
Chúng tôi hy vọng cuốn tài liệu giúp ích cho công tác Đào tạo huấn luyện Khuyến nông về
chuyên đề chăn nuôi gà và đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của sản xuất. Tuy nhiên, do những
nguyên nhân khách quan và chủ quan, cuốn tài liệu chắc chắn cò nhiều hạn chế. Chúng tôi rất
mong nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung của các nhà khoa học; giảng viên; học viên và các
độc giả gần xa khác để cuốn tài liệu tập huấn ngày càng hoàn chỉnh hơn những lần tái bản
sau.
Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia


MỤC LỤC
CHUYÊN ĐỀ 1: GIỐNG VÀ KỸ THUẬT CHỌN GIỐNG
GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIỐNG GÀ NUÔI Ở NƯỚC TA


1. Các giống gà nội
2. Các giống gà nhập nội
II. HỆ THỐNG GIỐNG VÀ CÁC TỔ HỢP LAI
1. Hệ thống giống
2. Một số tổ hợp lai
III. KỸ THUẬT CHỌN GIỐNG (ÁP DỤNG CHO ĐÀN GÀ ÔNG BÀ, BỐ MẸ
1. Chọn lọc gà 01 ngày tuổi
2. Chọn lọc giai đoạn hậu bị (1-20 tuần tuổi)
3. Chọn lọc giống giai đoạn gà đẻ (từ 20 tuần tuổi trở đi)
CHUYÊN ĐỀ 2: THỨC ĂN VÀ DINH DƯỠNG
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. CÁC NHÓM NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN VÀ VAI TRÒ
DINH DƯỠNG DÙNG CHO GÀ
1. Nhóm nguyên liệu thức ăn giàu năng lượng
2. Nhóm nguyên liệu thức ăn giàu đạm
3. Nhóm nguyên liệu thức ăn giàu khoáng
4. Nhóm nguyên liệu thức ăn giàu vitamin
II. TIÊU CHUẨN DINH DƯỠNG CỬA MỘT SỐ GIỐNG GÀ
1. Gà ISA 30 MPK sinh sản
2. Gà Sasso SA31L sinh sản
3. Gà LV (Lương Phượng) sinh sản
4. Gà Ri sinh sản
5. Gà Ri lai sinh sản
6. Thức ăn cho gà Broiler công nghiệp
III. CÁCH TÍNH TOÁN THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG TRONG TAHH
1. Cách tính thành phần dinh dưỡng một số công thứcTAHH
VI. CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN THỨC ĂN
1. Sản xuất và chế biến thức ăn hỗn hợp
2. Bảo quản
CHUYÊN ĐỀ 3: CHUỒNG TRẠI CHĂN NUÔI GÀ

I. VỊ TRÍ XÂY DỰNG CHUỒNG TRẠI
1. Lựa chọn địa điểm
2. Bố trí khu chăn nuôi
3. Bố trí khu hành chính
4. Bố trí khu nhà xưởng và công trình phục vụ chăn nuôi
II. THIẾT KẾ CHUỒNG TRẠI, KHO VÀ THIẾT BỊ CHĂN NUÔI
2. Chăn nuôi nông hộ
III. THIẾT KẾ TRANG THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ CHĂN NUÔI
1. Yêu cầu
2. Chuẩn bị các trang thiết bị và dụng cụ chăn nuôi
CHUYÊN ĐỀ 4: CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG
I. KỸ THUẬT CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG GÀ SINH SẢN
1. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng gà con từ 0 đến 6 tuần


2. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng gà dò từ 7 đến 20 tuần
3. Chăm sóc nuôi dưỡng giai đoạn gà đẻ
4. Quản lý theo dõi đàn gà
II. CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG GÀ THỊT
1. Chăm sóc nuôi dưõng gà thịt công nghiệp
2. Chăm sóc nuôi dưỡng gà thịt thả vườn
CHUYÊN ĐỀ 5: KỸ THUẬT ẤP TRỨNG
PHẦN I: ĐIỀU KIỆN TRẠM ẤP
I. VỊ TRÍ XÂY DỰNG TRẠM ẤP
II. VỆ SINH THÚ Y TRẠM ẤP
1. Nội quy vệ sinh tại trạm ấp
2. Vệ sinh sát trùng trạm ấp
3. Vệ sinh máy ấp, máy nở
PHẦN II: KỶ THUẬT ẤP TRỨNG GÀ
I. CHỌN TRỨNG ẤP

1. Khối lượng trứng
2. Hình dạng trứng
3. Vỏ trứng
II. XÔNG KHỬ TRÙNG VÀ BẢO QUẢN TRỨNG
1. Xông khử trùng trứng
2. Bảo quàn trứng
III. CHẾ ĐỘ ẤP, NỞ
1. Máy ấp trứng công nghiệp
2. Máy ấp bán công nghiệp
3. Điều khiển máy ấp, máy nở
4. Quá trình ấp
5. Kiểm tra sự phát triển của phôi trong quá trình ấp
IV. PHÂN LOẠI GÀ MỚI NỞ
V. BAO GÓI VÀ VẬN CHUYỂN GÀ CON
1. Đóng hộp gà con
2. Bảo quản gà con mới nở
3. Vận chuyển gà con
CHUYÊN ĐỀ 6: AN TOÀN SINH HỌC TRONG CÁC CƠ SỞ CHĂN NUÔI GÀ
I. AN TOÀN SINH HỌC VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA NÓ TRONG CÁC CƠ SỞ CHĂN
NUÔI GÀ
1. Khái quát tình hình chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam
2. Khái niệm
3. Tầm quan trọng của an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm
II. CÁC NỘI DUNG CHÍNH AN TOÀN SINH HỌC TRONG CƠ SỞ CHĂN NUÔI GÀ
1. Đối với các trại chăn nuôi tập trung công nghiệp
2 Đối với các trại chăn nuôi quy mô bán công nghiệp
3. Đối với các trại chăn nuôi nhỏ lẻ
CHUYỀN ĐỀ 7: MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ.
BÀI 1: CÁC BIỆN PHÁP CƠ BẢN VỆ SINH PHÒNG BỆNH CHO GIA CẦM
I. HAI NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHÒNG BỆNH

1. Ngăn không cho gà tiếp xúc với mầm bệnh
2. Nâng cao sức đề kháng cho gà
II. CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ


1. Khi chọn mua gà giống về nuôi
2. Vệ sinh chuồng trại, vườn chăn thả và dụng cụ chăn nuôi
3. Vệ sinh thức ăn, nước uống
4. Các biện pháp khử trùng
5. Biện pháp cách ly để hạn chế lây lan bệnh
6. Các chú ý khi gà mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh
7. Sử dụng vắcxin phòng bệnh cho gà
BÀI 2: BỆNH CÚM GIA CÀM- BỆNH NIU-CÁT-XƠN-BỆNH GUMBORO
I. BỆNH CÚM GIA CẦM
1. Đặc điểm chung
2. Đường lây lan
3. Triệu chứng bệnh (biểu hiện bên ngoài)
4. Bệnh tích (biểu hiện bên trong)
5. Phân biệt cúm gia cầm với các bệnh khác
6. Phòng bệnh
7. Chống bệnh
II. BỆNH NIU-CAT-XƠN
1. Đặc điểm chung
2. Đường lây lan
3. Triệu chứng (biểu hiện bên ngoài)
4. Bệnh tích (biểu hiện bên trong)
5. Biện pháp phòng chống
III. BỆNH GUM-BÔ-RÔ
1. Đặc điểm của bệnh
2. Đường lây lan của bệnh

3. Triệu chứng (biểu hiện bên ngoài)
4. Bệnh tích (biểu hiện bên trong)
5. Biện pháp phòng chống
BÀI 3: BỆNH ĐẬU GÀ- BỆNH IB- BỆNH MAREK
I. Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB)
1. Đặc điểm của bệnh
2. Đường lây lan của bệnh
3. Triệu chứng (biểu hiện bên ngoài)
4. Bệnh tích (biểu hiện bên trong)
5. Phòng bệnh
6. Chống bệnh
II. BỆNH ĐẬU GÀ
1. Đặc điểm của bệnh
2. Đường lây lan của bệnh
3. Triệu chứng
4. Bệnh tích
5. Biện pháp phòng chống
6. Chống bệnh
III. BỆNH MAREK
1. Đặc điểm chung
2. Đường lây lan
3. Triệu chứng và bệnh tích
4. Phòng bệnh


5. Xử lý khi có bệnh xảy ra
BÀI 4: BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG-BỆNH BẠCH LỴ- BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP MÃN
TÍNH- BỆNH CẦU TRÙNG
I. BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG (Bệnh toi gà)
1. Đặc điểm của bệnh

2. Đường lãy lan của bệnh
3. Triệu chứng
4. Bệnh tích
5. Biện pháp phòng trị
II. BỆNH BẠCH LỴ GÀ (Bệnh tiêu chảy phân trắng)
1. Đặc điểm chung
2. Đường lây lan
3. Đường lây nhiễm bạch lỵ trong vòng khép kín
4. Triệu chứng và bệnh tích
5. Biện pháp phòng trị
III. BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD)
1. Đặc điểm chung
2. Đường lây lan của bệnh
3. Triệu chứng
4. Bệnh tích
5. Biện pháp phòng trị
III. BỆNH CẦU TRÙNG)
1. Đặc điểm của bệnh
2. Đường lây lan của bệnh
3. Triệu chứng
4. Bệnh tích
5. Biện pháp phòng trị
CHUYÊN ĐỀ 8: QUẢN LÝ VÀ HẠCH TOÁN KINH TẾ TRONG TRANG TRẠI CHĂN
NUÔI GÀ
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ TRONG NÔNG TRẠI CHĂN NUÔI GÀ
1. Quản lý sản xuất
2. Quản lý kỹ thuật
3. Quản lý tài chính
4. Quản lý lao động
5. Quản lý thị trường

6. Ý nghĩa của công tác quản lý ở trang trại
II. HOẠCH TOÁN KINH TẾ TRONG TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GÀ
1. Lập bảng ghi chép các khoản chi phí
2. Lập bảng ghi chép các khoản thu
3. Lập bảng tổng hợp thu chí


CHUYÊN ĐỀ 1
GIỐNG VÀ KỸ THUẬT CHỌN GIỐNG
Mục tiêu
- Giúp học viên nhận biết được: đặc điểm ngoại hình và một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
của các giống gà; hệ thống sản xuất giống và phương pháp chọn giống
Nội dung
- Giới thiệu một số đặc điểm và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật một số giống gà nội và nhập nội
- Hệ thống sản xuất con giống và một số tổ hợp lai
- Kỹ thuật chọn giống trong chăn nuôi gà: giai đoạn gà con, giai đoạn gà dò, hậu bị và giai
đoạn gà đẻ
Thời gian: 8 giờ
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIỐNG GÀ NUÔI PHỔ BIẾN Ở NƯỚC TA
1. Các giống gà nội
1.1. Gà Ri
- Nguồn gốc: gà Ri là giống gà được nuôi phổ biến ở nước ta.
- Đặc điểm ngoại hình:
+ Ngoại hình gà Ri chủ yếu thon nhỏ, đầu
thanh, mỏ nhỏ, mào cờ có nhiều răng cưa, chân và da có màu vàng. Gà trống mào phát
triển, tích và dái tai màu đỏ, có khi xen lẫn ánh bạc trắng.

+ Màu lông gà Ri rất khác nhau song phổ biến nhất là con mái có lông vàng rơm và vàng đốm
đen xung quanh cổ đôi khi có đốm đen (đốm hoa mơ); con trống màu lông đỏ thắm, lông cườm

cổ và lưng phát triển có màu vàng óng, lông bụng màu đỏ nhạt hoặc vàng đất


- Các chỉ tiêu năng suất:
+ Khối lượng cơ thể 20 tuần tuổi: trống 1.700 - 1.800 g và mái 1.200 - 1.300 g.
+ Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên: 113 ngày tuổi.
+ Sản lượng trứng 68 tuần tuổi: 124 - 126 quả/mái.
+ Khối lượng trứng trung bình: 43,9 g, tỷ lệ ấp nở: 78%.
+ Nuôi thịt 105 ngày tuổi: 1,2 - 1,3 kg.
+ Tiêu tốn thức ăn bình quân cho 1 kg tăng khối lượng: 3,4 - 3,5 kg.
1.2. Gà Hồ
- Nguồn gốc: gà Hồ có nguồn gốc từ làng Lạc Thổ, thị trấn Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh.
- Đặc điểm ngoại hình:
+ Gà có mào nụ; da, mỏ và da chân vàng.
+ Gà trống: Đầu to, mình cốc, cánh vỏ trai, đuôi nơm, diều cân ở giữa, quản ngắn, đùi dài,
vòng chân tròn các ngón tách rời nhau, màu lông mận chín, cổ và lưng có lông vàng đỏ.
+ Gà mái: Có màu đất thó hay màu quả nhãn, ngực nở, chân cao vừa phải, kết cấu toàn
thân chắc chắn.

- Các chỉ tiêu năng suất:
+ Khối lượng cơ thể:
6 tháng tuổi: trống 2.500 g, mái 1.800 g.
12 tháng tuổi: trống 4.100 g, mái 2.900 g.
+ Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên: 240 ngày tuổi.
+ Sản lượng trứng đạt: 40-50 quả/mái/năm.
+ Khối lựợng trứng: 51 g; tỷ lệ ấp nở thấp trung bình: 50%.
1.3. Gà Mía
- Nguồn gốc: gà Mía có nguồn gốc từ xã Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Tây (nay là Hà Nội)
- Đặc điểm ngoại hình:
+ Gà trống: thân hình to dài hình chữ nhật, lông chủ yếu có màu mận chín, còn lại là màu

đen. Mào cờ, tích tai chảy, chân cao, da chân màu vàng nhạt
+ Gà mái: thân hình to, lông màu lá chuối khô xám. mắt tinh nhanh, da chân vàng nhạt.
Đặc biệt sau khi đẻ 3 - 4 tháng lườn chảy xuống giống yếm bò.


- Các chỉ tiêu năng suất:
+ Khối lượng cơ thể 6 tháng: trống 3.100 g, mái 2.400 g.
+ Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên từ: 165-170 ngày tuổi.
+ Sản lượng trứng đạt: 55 - 62 quả/mái/năm.
+ Khối lượng trứng: 48 - 49 gam.
+ Tỷ lệ ấp nở: 60-65 %.
1.4. Gà Đông Tảo (Đông Cảo)
- Nguồn gốc: gà Đông Tảo có nguồn gốc từ xã Đông Cảo, Khoái Châu, Hưng
Yên.
- Đặc điểm ngoại hình:
+ Gà 01 ngày tuổi có màu lông trắng đục. Gà trống trưởng thành có màu lông mận chín
pha lẫn màu đen đỉnh đuôi và cánh có lông đen ánh xanh; gà mái có màu quả nhãn hay màu
đất thó.
+ Gà có mào kép, mào nụ, mào hoa hồng, mào bèo dâu.


- Các chỉ tiêu năng suất:
+ Khối lượng cơ thể 6 tháng tuổi: trống 2.450 g, mái 1900g
12 tháng tuổi: trống 4.950 g, mái 3.550 g.
+ Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên: 160 ngày.
+ Sản lượng trứng: 68 quả/mái/năm.
+ Khối lượng trứng trung bìn h: 48,5 gam.
+ Tỷ lệ ấp nở: 60 - 65 %.
1.5. Gà Ác
- Nguồn gốc: gà Ác được nuôi chủ yếu ở các tính đồng bằng sông Cửu Long và Miền

Tây Nam Bộ. Giống gà này được coi là gà thuốc, dùng để bồi dưỡng sau khi ốm hoặc tăng sức
khoẻ.
- Đặc điểm ngoại hình: gà có tầm vóc nhỏ, lông trắng tuyền; mỏ, chân da, thịt và xương
đều màu đen; chân thường có 5 ngón, lông mọc ở cả ngón. Gà trống có mào cờ đỏ nhạt và pha
màu xanh.

- Các chỉ tiêu năng suất:
+ Khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi: trống 290 g, mái 260 gam; lúc 16 tuần tuổi: trống 700 750 g, mái 550-600 g.
+ Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên: 121 ngày.
+ Sản lượng trứng trung bình: 88 quả/mái/năm.
+ Tỷ lệ ấp nở đạt: 80-90 %.
2. Các giống gà nhập nội
2.1. Các giống gà công nghiệp chuyên thịt
2.1.1. Giống gà thịt ISA
- Gà ISA có nguồn gốc từ Pháp, được nhập vào nước ta vào khoảng năm 1996. Gà ISA
có lông màu trắng.
- Khối ỉượng cơ thể 49 ngày tuổi: trống 2570 g, mái 2270 gam.
- Tiêu tốn thức ăn bình quân cho 1 kg tăng khối lượng: 1,9 - 2,0 kg.
- Tỷ lệ thịt lườn: 16,5 - 17 %; thịt đùi: 15 -16 % so với thân thịt.
2.1.2. GIống gà Ross 208(308)
- Gà có nguồn gốc từ Ai xơ len (thuộc Anh). Gà có lông màu trắng.


- Nuôi thịt 56 ngày tuổi: 3.5 kg
- Tiêu tốn thức ăn bình quân cho 1 kg tăng khối lượng: 2,0 - 2,l kg

- Tỷ lệ thịt lườn: 16 - 17 %; thịt đùi: 15 - 16 % so với thân thịt.
2.1.3. Giống gà Lohman
- Gà Lohman có nguồn gốc từ Đức.
- Khối lượng cơ thể gà lúc 49 ngày tuổi: gà trống 2,6 kg, gà mái 2,4 kg

- Tiêu tốn thức ăn bình quân cho 1 kg tăng khối lượng: 2,1 - 2,2 kg.
2.2. Các giống gà công nghiệp chuyên trứng
2.2.1. Gà Hy line
- Gà Hy line có nguồn gốc từ Mỹ
- Sản lượng trứng: 280 - 290 quả/mái/năm

- Khối lượng trứng: 58 gam.
- Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng: 1,6 kg.


2.2.2. Giống gà ISA Brown
- Gà có nguồn gốc từ Pháp
- Sản lượng trứng: 280 quả/mái/năm.
- Khối lượng trứng: 58-60 gam.
- Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng: 1,6 kg.
2.2.3. Giống gà Ai Cập
- Gà Ai Cập có nguồn gốc từ Ai Cập nhập vào nước ta từ tháng 4 năm 1997.
- Gà có màu đốm đen trắng, mào đơn, da trắng, mỏ và da chân màu chì.

- Sản lượng trứng: 200 - 220 quả/mái/năm
- Khối lượng trứng: 48 - 52 gam.
- Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng: 1,9 - 2,0 kg.
2.3. Các giống gà lông màu
2.3.1. Gà Tam Hoàng
- Gà Tam Hoàng nhập vào nước ta từ Trung Quốc.
- Gà có màu lông vàng hoặc đốm đen có cườm ở cổ.
- Sản lượng trứng: 154 quả/mái/năm
- Tiếu tốn thức ăn cho 10 quả trứng: 3,2 kg.

- Khối lượng cơ thể nuôi thịt 11 tuần: trống 1.400 - 1.450 g, mái 1.200 g.

- Tiêu tốn thức ăn bình quân cho 1 kg tăng khối lượng: 2,7- 2,8 kg.
2.3.2. Gà Sasso


- Gà Sasso có nguồn gốc từ Pháp nhập vào nước ta gồm có 4 dòng (A, B, C và D) có
màu lông nâu vàng hoặc nâu đỏ (dòng A, B và C) và màu trắng (dòng D); gà bố mẹ và thương
phẩm có màu nâu đỏ, mào đơn, chân, da mỏ màu vàng.

- Khối lượng cơ thể 20 tuần tuổi trống 2.600 g và mái 2.300 g.
- Sản lượng trứng 64 tuần tuổi: 172 quả/mái.
- Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng: 3,0 kg.
- Khối lượng cơ thể nuôi thịt 70 ngày: 2,3 - 2,4 kg.
- Tiêu tốn thức ăn bình quân cho l kg tăng khối lượng: 2,3 – 2.4 kg
2.3.3. Gà Kabir
- Gà Kabir có nguồn gốc từ Israel, nhập vào nước ta từ năm 1999. Gà có màu lông cánh
dán hoặc đỏ vàng, da và chân màu vàng nhạt.

- Sản lượng trứng 70 tuần: 200 quả/mái.
- Khối lượng trứng: 57-58 g.
- Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng: 2,8 kg.
- Khối lượng cơ thể nuôi thịt 60 ngày: 2,1 - 2,2 kg.
- Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng: 2,4 - 2,5 kg.
2.3.4. Gà Lương Phượng


- Gà Lương Phượng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Gà có ngoại hình rắn chắc, lông nhiều
màu, chân vàng, da vàng, thịt thơm ngon.

- Khối lượng cơ thể 20 tuần tuổi: trống 2.800 g và mái 2.200 g.
- Sản lượng trứng 68 tuần: 175 quả/mái.

- Tỷ lệ ấp nở: 88-92 %.
- Gà thịt 70 ngày: 1,9 - 2,0 kg.
- Tiêu tốn thức cho 1 kg tăng khối lượng: 2,6 kg.
II. HỆ THỐNG GIỐNG VÀ CÁC TỔ HỢP LAI
1. Hệ thống giống
Hệ thống giống trong chăn nuôi gia cầm thông thường có dạng hình tháp và được phân
chia thành 4 cấp.

1.1. Gà dòng thuần
- Gà dòng thuần hay còn gọi là gà giống thuần, mỗi giống thuần gồm nhiều dòng khác
nhau.
- Dòng là sự tập hợp 1 số lượng lớn các cá thể cùng giống có xuất phát từ một con đực
hoặc nhóm đực đầu dòng, các cá thể trong cùng dòng có các đặc điểm giống nhau.
- Thông thường mỗi dòng được chọn lọc theo một tính trạng nhất định.


- Việc nuôi giữ các dòng của gà dòng thuần thường đòi hỏi cao về quản lý cho nên chỉ
được nuôi ở các cơ sở giống dòng thuần.
1.2. Gà ông bà
- Gà ông bà được nhân lên từ các đàn dòng thuần, bản chất vẫn là gà dòng thuần nhưng
là gà đơn tính biệt (tức là mỗi dòng sẽ lấy chỉ duy nhất con trống hoặc con mái thông qua kiểm
tra giới tính lúc một ngày tuổi để làm gà ông bà).
- Thông thường gà ông bà có từ 4 loại bao gồm gà ông bà nội và ông bà
ngoại.
khác nhau.
- Tuỳ thuộc mục đích của sản xuất mà các gà ông bà có đặc tính sản xuất
- Được nuôi tại các cơ sở giống hoặc các cơ sở nhân giống.
1.3. Gà bố mẹ
- Là con lai 2 máu của gà ông bà tuy nhiên trong nuôi gà bố mẹ người ta chỉ sử dụng gà
trống được tạo ra từ ông bà nội và mái được tạo ra từ ông bà ngoại, còn gà mái của ông bà nội

và trống của ông bà ngoại thường loại bỏ.
- Thường có khả năng phân biệt trống mái lúc 01 ngày tuổi thông qua tốc độ mọc lông
cánh hoặc màu lông. Đây là các tính trạng liên kết với giới tính đã được nghiên cứu để đưa vào
các dòng gà nhằm giúp cho công việc phân biệt giới tính gà lúc một ngày tuổi được dễ dàng
hơn.
- Gà bố mẹ chỉ có thể nuôi sinh sản để sản xuất gà thương phẩm, không có khả năng
nhân lại do đó sau khi loại thải bắt buộc phải nhập lại con giống.
- Được nuôi tại các cơ sở nhân giống, trang trại nuôi gà sinh sản.
1.4. Gà thương phẩm
- Là con lai (3 hoặc 4 máu) được tạo ra từ các đàn gà bố mẹ, đây là sản phẩm cuối cùng
trong hệ thống sản xuất giống. Nó thể hiện ưu thế lai cao nhất trong hệ thống giống do tổ hợp
lại được các tính trạng từ các gà ông bà.
- Mục đích duy nhất là nuôi thương phẩm lấy thịt hoặc trứng.
- Không thể dùng làm gà giống (gà sinh sản lấy trứng giống).
- Được nuôi tại các cơ sở, trang trại gà thương phẩm.
2. Một số tổ hợp lai
2.1. Tổ hợp lai Sasso với Lương Phượng
Tổ hợp lai giữa gà Sasso với gà Lương Phượng: con lai có màu lông nâu đốm hoặc vàng
đốm, da vàng; có khả năng sinh trưởng nhanh, thời gian nuôi ngắn (70 ngày); thích hợp với
chăn nuôi tập trung quy mô lớn.
Tỷ lệ nuôi sống: 94-96%.
Khối lượng cơ thể 70 ngày tuổi: 2,3 kg.
Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng: 2,4 - 2,5 kg.
2.2. Tổ hợp lai Ri với Lương Phượng
Tổ hợp lai thịt giữa giống gà Ri nội vói gà Lương Phượng: con lai có màu lông vàng hoặc
vàng đốm, có tốc độ sinh trưởng vừa phải, da vàng, thịt thơm ngon tương tự như gà Ri, phù
hợp với chăn nuôi tập trung hoặc bán chăn thả.


Thời gian nuôi thịt từ 12 -15 tuần.

Tỷ lệ nuôi sống: 94-96%.
Khối lượng cơ thể 84 ngày tuổi: 1,5 kg.
Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng: 3,2 kg.
2.3. Tổ hợp lai Mía với Lương Phượng
Tổ hợp lai giữa gà Mía với gà Lương Phượng: con lai trống có màu lông đỏ đen, mái có
màu lông nâu đất hoặc vàng đốm; tốc độ sinh trưởng vừa phải, da vàng, thịt thơm ngon đặc
trưng của gà nội; rất phù hợp với chăn nuôi tập trung và chăn nuôi bán chăn thả. Thời gian nuôi
từ 12 - 15 tuần.
Tỷ lệ nuôi sống: 94-96%.
Khối lượng cơ thể 84 ngày: 1,7-1,8 kg.
Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng: 3.0 – 3.1 kg
2.4. Tổ hợp lai Đông Tảo với Lương Phượng
Tổ hợp lai thịt giữa gà Đông Tảo với gà Lương Phượng: con lai trống có màu lông đỏ đen,
con mái có màu lông nâu đất hoặc vàng đốm đem; tốc độ sinh trưởng vừa phải, da vàng, thịt
thơm ngon đặc trưng của gà nội, đặc biệt gà có mào nụ; phù hợp với chăn nuôi nhốt hoặc bán
chăn thả. Thời gian nuôi thịt từ 12 - 15 tuần.

Tỷ lệ nuôi sống: 93 -95%.
Khối lượng cơ thể nuôi nhốt 84 ngày: 1,8 kg.
Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng: 2,6-2,8 kg.
2.5. Tổ hợp lai Ri với Ai Cập


Tổ hợp lai kiêm dụng trứng thịt giữa gà Ri vàng rơm và gà Ai Cập: gà mái lai có màu lông
vàng đốm đen, da vàng, da chân màu xám nhạt; gà trống có màu lông đốm đen trắng giống gà
Ai Cập. Trứng và thịt thơm ngon tương tự như gà Ri, phù hợp với chăn nuôi nhốt hoặc bán
chăn thả. Khả năng phân ly trống mái rất rõ ràng sau 3-4 tuần tuổi.

Tỷ lệ nuôi sống: 92 - 94%.
Sản lượng trứng 68 tuần tuổi: 168 quả/mái.

Tiêu
tốn
thức
ăn
cho
10
quả
trứng:
2,2
Khối
lượng

thể
lúc
loại
thải:
1,5
-

2,3
1,6

kg.
kg.

III. KỸ THUẬT CHỌN GIỐNG (ÁP DỤNG CHO ĐÀN GÀ ÔNG BÀ, BỐ MẸ)
1. Chọn lọc gà 01 ngày tuổi
- Chọn gà khỏe mạnh (gà loại I) có thân hình vững chắc.
- Chân đứng vững, thẳng, nhanh nhẹn, các ngón chân thẳng không cong vẹo.
- Mắt tròn, sáng, ướt và mở hoàn toàn.

- Lông bông phủ kín toàn thân, khô sạch, có màu lông đặc trưng của giống, dòng.
- Mỏ cân xứng, không bị lệch vẹo, dị hình.
- Rốn khô và khép kín không bị viêm.
- Bụng thon, mềm.
- Khối lượng cơ thể đạt theo yêu cầu của từng giống, dòng.
Tất cả những gà không đạt một trong các tiêu chuẩn trên là gà loại II và bị loại không
được chọn làm giống.
2. Chọn lọc giai đoạn hậu bị (1 - 20 tuần tuổi)
- Gà ông bà và bố mẹ không tiến hành chọn lọc kỹ theo tiêu chuẩn như gà dòng thuần vì
các loại gà này đã tiếp thu toàn bộ các tính trạng di truyền đã được chọn lọc từ các dòng thuần
chủng mà chủ yếu là tiến hành chọn loại định kỳ.
- Tùy thuộc vào chuyên dụng sản xuất của từng giống, dòng được áp dụng quy trình cho
ăn hạn chế theo các tiêu chuẩn khác nhau của hãng.
- Đối với gà kiêm dụng thịt lông màu (LV, Tam Hoàng, Ri cải tiến...) được cho ăn tự do đến
5-6 tuần tuổi, đối với gà chuyên dụng thịt cao sản lông màu và lông trắng (Sasso, Kabir, ISA
Color, Ross 308, ISA..) cho ăn tự do đến 3 tuần tuổi, sau đó cho ăn hạn chế theo định mức
hàng tuần để đảm bảo đạt khối lượng chuẩn và độ đồng đều cao.
- Chọn lọc giống giai đoạn này chủ yếu là chọn loại các cá thể ốm, yếu có khối lượng quá
nhỏ, hoặc có khuyết tật ngoại hình về màu lông, vẹo mỏ, khèo chân.


- Chọn loại gà trống lẫn vào gà mái và ngược lại khi đã phân biệt rõ ràng để tiết kiệm thức
ăn, giảm chi phí chăn nuôi.
- Cân mẫu hàng tuần 10 - 15% toàn đàn để xác định độ đồng đều theo công thức sau:
Số gà trong phạm vi KLTB ±(10 -15%)
Độ đồng đều (%)=--------------------------------------------------------------------- X 1.00%
Tổng số gà cân mẫu
- Chọn lọc phân đàn (nhóm gà) căn cứ vào độ đồng đều ở tuần 7; 13 - 14 và cho ăn theo
định mức phù hợp với khối lượng cơ thể của từng nhóm.
+ Nhóm trung bình nằm trong độ đồng đều cho ăn theo định lượng hạn chế thức ăn quy

định.
+ Nhóm nhỏ cho ăn tăng từ 5 - 10% so với định mức hạn chế thức ăn ở tuần tương ứng
nhằm tăng nhanh tốc độ lớn.
+ Nhóm lớn cho ăn giữ nguyên lượng thức ăn hạn chế của tuần đang áp dụng trong 2-3
tuần liên tục nhằm giảm tốc độ lớn đến khi đạt được khối lượng chuẩn và độ đồng đều theo quy
định.
- Chọn lọc gà mái hậu bị tốt, xấu theo khối lượng chuẩn quy định của hãng và dựa vào
các đặc điểm ngoại hình.
Những đặc điểm bên ngoài của gà mái ở giai đoạn hậu bị

Các bộ phận
Đầu
Mắt
Mỏ
Mào tích
Thân
Bụng
Chân
Lông

Gà mái tốt
Gà mái xấu
Rộng, sâu
Hẹp, dài
To, lồi màu da c
Nhỏ, màu xanh
am
Ngắn, chắc
Dài móng
Phát triển tốt, đỏ tươi

Nhỏ, nhợt nhạt
Dài, sâu, rộng
Hẹp, ngắn, nông
Khoảng cách giữa mỏm
Khoảng cách giữa mỏm
xương lưỡi hái và xương háng xương lưỡi hái và xương háng
rộng
hẹp
Màu vàng bóng, ngón
Màu vàng nhạt, thô, rấp,
chân ngắn
ngón chân dài
Mềm óng phát triển tốt
Xù kém phát triển

3. Chọn lọc giống giai đoạn gà đẻ (từ 20 tuần tuổi trở đi)
- Chủ yếu chọn lọc các cá thể gầy, yếu, bệnh, mào rụt, vẹo mỏ, khèo chân, gà trống bị
lệch đuôi.
- Chọn ghép trống vào mái theo tỷ lệ gà chuyên thịt 1/8 - 9 trống/mái (11- 12,5%); gà
chuyên trứng ghép 1/10 - 11 trống/mái (9 - 10%).
- Điều chỉnh định lượng thức ăn theo tỷ lệ đẻ và cho ăn tách riêng trống, mái đối với gà
chuyên dụng thịt cao sản.


- Chọn loại định kỳ hàng tháng gà mái không đẻ thông qua các đặc điểm ngoại hình nhằm
giảm chi phí thức ăn trong đàn.
Những đặc điểm bên ngoài của gà mái đẻ

Các bộ phận
Mào, tích

Khoảng cách giữa 2
xương háng
Khoảng cách giữa
mỏm xương lưỡi hái với
xương háng

Gà mái tốt
To, mềm, màu đỏ tươi
Rộng để lọt 3 - 4 ngón
tay, mềm.

Gà mái xấu
Nhỏ, nhợt nhạt, khô
Hẹp chỉ lọt 1 - 2 ngón
tay, cứng

Rộng, mềm để lọt 4
ngón tay

Hẹp, cứng chỉ để lọt 2
ngón tay.

Ướt, to, cử động, màu

Lỗ huyệt

Khô, bé, ít cử động

nhạt


Màu sắc mỏ, chân

Đã giảm màu vàng
của mỏ, chân

Vẫn giữ nguyên màu
vàng

HƯỚNG DẪN LẬP KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI
CHUYÊN ĐỀ I: GIỐNG VÀ KỸ THUẬT CHỌN GIỐNG

TT

Nội dung
Khởi động

Thời
lượng
10 phút

1
2

Giới thiệu 20 phút
nội dung bài
giảng

Phương
pháp


Phương
tiện hỗ
trợ/vật tư
thực hành

Giới thiệu
tập
huấn
viên và học
viên
Động não, Bảng, bút
thuyếttrình

Câu hỏi gợi ý/thảo
luận

Câu hỏi gợi ý:
- Để chăn nuôi có
hiệu quả, cần quan
tâm đến yếu tố gì
đầu tiên?


3

Giới thiệu 90 phút
một
số
giống


nuôi
phổ
biến

Hệ
thống 90 phút
giống

một số tổ
hợp lai
4

Kỹ
thuật 240 phút
chọn giống

5

6

- Nội dung chính
của bài
Động não, Chuẩn
bị Câu hỏi gợi ý:
thuyết trình một số hình - Kể tên những
ảnh về các giống gà nội?
giống nội,
- Kể tên những
chuyên
giống gà chuyên

trứng,
chuyên thịt thịt, chuyên trứng
và gà lông và lông màu nhập
màu nhập nội?
nội
Động não, Bảng, bút
Câu hỏi gợi ý:
thuyếttrình
1. Thế nào là gà
ông bà, bố mẹ và
thương phẩm?
2. Mục đính sử
dụng của từng loại
gà?
3. Thế nào là lai
kinh tế? Mục đích
sử dụng của các tổ
hợp lai
Thảo luận Giấy
A0, Câu hỏi gợi ý:
nhóm,
bút, bảng
- Các yêu cầu khi
thuyết trình
chọn gà con 01

Quan
thực tế

Tổng kết bài 30 phút

giảng.

sát - Gà con 01
ngày tuổi
- Gà đẻ xấu
và tốt

Phiếu đánh
giá tập huấn
(nếu có)

ngày tuổi ?
- Các yêu cầu khi
chọn gà kết thúc
giai đoạn gàcon và
gà hậu bị ?
- Cách chọn gà 01
ngày tuổi?
- Cách quan sát đặc
điểm tốt và xấu của
gà mái đẻ?
Nhấn mạnh:
- Hệthống
sản
xuất giống
- Mục đính sử dụng


của từng giống
- Kỹthuật chọn gà


CHUYÊN ĐỀ 2
THỨC ĂN VÀ DINH DƯỠNG
Mục tiêu
Sau khi kết thúc chuyên đề này học viên sẽ:
- Hiểu được các nhóm thức ăn chính và vai trò các loại thức ăn trong chăn nuôi gia cầm
- Biết được nhu cầu dinh dưỡng của các giống gà và từng giai đoạn nuôi.- Hiểu được các chất bổ sung trong thức ăn.
- Cách tính toán hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn.
- Biết được cách chế biến để nâng cao hiệu quả thức ăn và cách bảo quản thức ăn.
Nội dung chính
- Các nhóm thức ăn cho gia cầm
- Vai trò một số chất dinh dưỡng trong thức ăn
- Tiêu chuẩn dinh dưỡng của các giống gà qua các giai đoạn nuôi
- Cách tính toán thành phần dinh dưỡng trong thức ăn hỗn hợp.
- Chế biến và bảo quản thức ăn
Thời gian: 8 giờ
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. CÁC NHÓM NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN VÀ VAI TRÒ DINH DƯỠNG DÙNG CHO GÀ
Thức ăn là gì? Thức ăn là những sản phẩm của động vật, thực vật, khoáng vật, vi sinh
vật và các sản phẩm khác. Những sản phẩm này, cung cấp chất dinh dưỡng cho con vật.
Những chất dinh dưỡng trong sản phẩm này phù hợp với đặc tính sinh lý dinh dưỡng, cấu tạo
của bộ máy tiêu hoá để con vật có thể ăn được, tiêu hoá và hấp thu được để sống bình thường
trong một thời gian dài.
Thức ăn gia cầm bao gồm các nguyên liệu từ nguồn động vật, thực vật, khoáng chất tổng
hợp vi sinh vật, hoá học... ở dạng đơn chất hoặc hỗn hợp chưa hoàn chỉnh, hoàn chỉnh được
chế biến theo nhu cầu dinh dưỡng của từng loại gia cầm.
Các loại thức ăn có thể chia thành 4 nhóm chính sau:
1. Nhóm nguyên liệu thức ăn giàu năng lượng
Nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể sống hoạt động chủ yếu là các loại gluxit, lipit có
trong hạt ngũ cốc, hạt đậu, bột rau cỏ họ đậu.

+ Ngô: là nguyên liệu chủ yếu trong chăn nuôi gia cầm: Ngô cho năng lượng cao, ít xơ, dễ
tiêu hoá. Nó là nguồn cung cấp năng lượng chính trong khẩu phần. Thành phần dinh dưỡng:
Đạm
8,9%;
Mỡ
4,5%;

3%;
Năng
lượng
trao
đổi
(ME)
3320
Kcal/kg.
+ Thóc: được dùng nhiều trong khẩu phần thức ăn nuôi gà sinh sản, nhưng nó có hạn chế
bởi tỷ lệ xơ trong vỏ trấu cao. Tỷ lệ thóc trong khẩu phần chiếm từ 5-30%. Tuỳ từng giai đoạn
nuôi gà. Hàm lượng dinh dưỡng của thóc. Đạm 7,4%; Mỡ 3,1 %; Xơ 10,5%; ME 2687
Kcal/kg.


+ Mì hạt: trong chăn nuôi gia cầm ở nước ta ít có mì hạt để phối trộn. Nhưng ở nước
ngoài thường dùng trong khẩu phần cùng với các loại ngũ cốc khác. Mì hạt có protein tổng số
là 12,4%; Năng lượng trao đổi là 3300kcal/kg; Xơ là 2,5%
+ Cám gạo: là sản phẩm phụ của công nghiệp xay sát. Về chất lượng của đạm trong cám
gạo có giá trị cao. Bởi có nhiều axit amin thiết yếu so vói thức ăn hạt hoà thảo. Cám nguyên có
nhiều dầu, bảo quản khó, vì dễ bị oxy hoá, nên bổ sung vào thức ăn cho gà không quá 15%.
Cám ép dầu có thể sử dụng 20 - 30%.
+Sắn lát khô: là nguyên liệu có nhiều ở trung du và miền núi. Hàm lượng Protein thấp
2,87%, năng lượng cao 3203 kcal/kg. Sắn lát khô dễ bị mốc, trong thành phần còn có chất

cyanua hydro gây ngộ độc thần kinh cho gà. Khi dùng không nên nghiền nhỏ mịn. Thường bổ
sung thay ngô, cám, thóc, dùng cho gà khoảng5-10% trong khẩu phần, tuỳ từng lứa tuổi.
+ Dầu thực vật: đối với những khẩu phẩn cần năng lượng và protein cao, thì cần dùng
dầu thực vật để bổ sung, lg dầu thực vật cho 8,5kcal ME. Nếu trộn thức ăn theo phương pháp
thủ công thì khi trộn ta phải trộn dầu với một lượng bột ngô trước khi trộn vào mẻ thức ăn lớn.
+ Vai trò của Lipit
Lipit là một chất hữu cơ, được cấu tạo bởi axit béo no hoặc axit béo chưa no, tuỳ từng
nguồn gốc của mỡ. Mỡ động vật (lợn, trâu, bò ...); Dầu thực vật (dầu đậu tương, dầu lạc ...)
- Là thành phần cấu tạo nên màng tế bào hồng cầu và thần kinh.
- Lipit là vật chất dự trữ năng lượng và là nguồn cung cấp năng lượng giá trị nhất cho cơ
thể hoạt động, lg dầu đậu tương cho 8,5 kcalo ME; lg mỡ lợn cho 8,5 Kcalo ME. Mỡ trong cơ
thể được dự trữ dưới da, màng treo ruột, xung quanh thận và các thớ cơ.
- Là dung môi hoà tan một số Vitamin A; D; E; K.
Lưu ý:
- Dùng lipit để tăng năng lượng trong khẩu phần.
- Lipit dễ bị oxy hoá, thức ăn không để được lâu, cho nên khi dùng trộn kèm chất chống
oxy hoá (hidroquinon, propilgallat)
+ Vai trò của Gluxit (tình bột, đường, xơ)
Là chất dinh dưỡng phân bố rất rộng rãi trong thức ăn thiên nhiên, trong phân tử của nó
được cấu tạo bởi các nguyên tố Cacbon, Hydro, Oxy (C, H, O). Là thành phần chủ yếu cung
cấp năng lượng cho cơ thể gia cầm. Gồm ngũ cốc, củ (sắn, khoai), quả.
Cung cấp năng lượng chủ yếu cho gia cầm. Nếu thừa thì dự trữ dưới dạng mỡ ở dưới da,
ở giữa thớ cơ, ở dưới da bụng hoặc dự trữ ở gan dưới dạng đường đa Glucogen.
Tham gia vào cấu tạo nên tổ chức cơ thể như trong nhân tế bào, tổ chức thần kinh và não
bộ.
Tham gia điều tiết sinh lý, xúc tiến oxy hoá axit béo, giảm bớt sự phân giải protein.
Lưu ý:
- Cung cấp năng lượng trao đổi cho gia cầm theo lứa tuổi bằng thức ăn giàu gluxit vì giá
rẻ.
- Đối với gà con trong những ngày nuôi đầu tiên, khả năng tiêu hoá tinh bột trong thức ăn

kém. Ta nên bổ xung thêm đường glucoza và vitamin B1 vào nước uống.
2. Nhóm nguyên liệu thức ăn giàu đạm
Nguồn cung cấp chính là các sản phẩm động vật, các loại đậu, lạc.


Trong nhóm thức ăn Protein nguồn gốc động vật có bột cá, bột thịt, bột thịt xương, bột
lông vũ, bột máu, côn trùng, giun dế, tôm tép.
- Protein có nguồn gốc động vật, thường cân đối các axit amin hơn protein có nguồn gốc
thực vật.
- Có giá trị sinh học, dinh dưỡng cao, dễ hấp thu, tỷ lệ tiêu hoá cao hơn nguồn Protein
thực vật.
+ Bột cá: là loại thức ăn động vật giàu đạm, cân đối các axit amin, có mùi thơm kích thích
tính thèm ăn. Ở nước ta, tiêu chuẩn nhà nước qui định: bột cá loại 1 trên 50% Protein; loại 2:
45 – 50% loại 3: 35 - 45% Protein và độ ẩm 9 - 10%. Bột cá cho gia cầm là loại nhạt.
+ Bột thịt: là phụ phẩm của các nhà máy, lò mổ gia súc, gia cầm. Nó được chế biến bằng
cách: Khử trùng - Sấy khô - Nghiền nhỏ - Đóng gói.
Bột thịt cho hàm lượng protein cao từ 40-50%. Song cần lưu ý về nguồn gốc nguyên liệu,
vì hiện nay bệnh gia súc gia cầm có ảnh hưởng lớn đến các sản phẩm chăn nuôi.
+ Bột lông vũ: có hàm lượng protein cao 68,5% nhưng ở dạng khó tiêu hoá đối với gia
cầm. Năng lượng trao đổi 2620kcal/kg. Thường được sử dụng từ 5- 10% trong khẩu phần.
Ngoài ra còn có những thức ăn giàu protein khác như Tôm, cua, ốc, côn trùng, giun,
nhộng tằm...
+ Hạt họ đậu: có giá trị dinh dưỡng rất cao đối vói gia cầm. Trong thức ăn họ đậu thì đậu
đen, đậu xanh, đậu răng ngựa, đậu tương có hàm lượng đạm thô cao nhất.
Ưu điểm của hạt họ đậu có hàm lượng đạm cao, xơ thấp, năng lượng trao đổi cao. Song
hạt họ đậu cũng có nhược điểm, có chất gây ức chế men tripxin. Hạt đậu mèo có chất gây độc
cho thần kinh. Vì vậy khi sử dụng cần phải chế biến như: rang, luộc, hấp, sấy...
+ Khô dầu : khô dầu được sử dụng trong tất cả các loại thức ăn hỗn hợp chăn nuôi gia
cầm. Nó là nguyên liệu cung cấp đạm và các axit béo có tác dụng sinh trưởng tốt đối với gia
cầm. Khô dầu có các dạng ép máy, ép thủ công, chiết ly.

Có các loại khô dầu: khô dầu đậu tương, khô dầu lạc, khô dầu hướng dương, khô dầu
trẩu ... Với thành phần dinh dưỡng:
- Đạm cao từ 35 - 45%. - Mỡ thấp từ 4 - 8% - Xơ cao từ 5 - 10%.
Năng lượng trao đổi (ME) từ 1400-2850 Kcal/kg.
Khô dầu cũng có những nhược điểm, một số loại có chứa chất độc (Gossypol) ở khô dầu
bông. Khô dầu bảo quản không tốt dễ bị mốc sinh độc tố Aflatoxin và Auchratoxin.
+ Vai trò của Protein (đạm)
Protein là một chất hữu cơ, gồm có 4 nguyên tố hoá học chủ yếu là: C, H, 0, N. Được gọi
chung là Protein thô.
Protein trong thức ăn nguồn gốc động vật và thực vật bao gồm các axit amin thiết yếu và
không thiết yếu.
- Axit amin thiết yếu là axit amin mà cơ thể động vật không tự tổng hợp được, chúng
phải được nhận từ ngoài vào bằng con đường thức ăn.
- Axit amin không thiết yếu là axit amin mà cơ thể động vật có thể tự tổng hợp được,
không nhất thiết phải nhận từ ngoài vào bằng con đường thức ăn .
- Đối với gia cầm, cần những axit amin thiết yếu sau:
+ Metionin: tham gia trong quá trình chuyển hoá axit amin ở các mô cơ, liên quan chặt
chẽ với sự tạo thành và trao đổi colin, Vitamin (VTM) BI2. Thiếu metionin cơ thể tích luỹ mỡ ở
gan, làm giảm hoạt động của tuyến tuỵ.
+ Lizin: cần thiết cho sinh trưởng, chất này ảnh hưởng tới trạng thái thần kinh, tới hàm
lượng Kali ở trong mô, đến sự định hình của mô xương nếu thiếu Lizin gia cầm kiệt sức và đẻ
trứng non.


+ Tryptophan: trong cơ thể Tryptophan biến đổi thành VTM PP. Thiếu Tryptophan gà con
bị bệnh lưỡi đen, ăn ít, ngừng lớn, phát triển lông kém, viêm da có vảy.
+ Treonin: cần thiết cho sự sinh trưởng, thiếu Treonin gan bị mỡ hoá.
+ Valin: cần thiết cho sự hoạt động của hệ thần kinh, nếu thiếu Valin gia cầm giảm thể
trọng, gà con chết ở ngày thứ 18 - 19; gây rối loạn chuyển động, bắp thịt bị yếu.
+ Lơxin: cần thiết để xây dựng Protein mô, sự hoạt động của tuyến tuỵ, kích thích hoạt

động của hệ tuần hoàn.
+ Izoloxin: trong khẩu phần thiếu thì mức axit amin tự do trong các mô của gà con sẽ thay
đổi nhanh chóng, gà con sẽ bị chết.
+ Arginin: có tác dụng trong việc hấp thụ Ca, cùng với Glyxin có ảnh hưởng đến tạo lông.
+ Phenylalanin: tham gia quá trình trao đổi chất, mà chất trước tiên được tạo thành là
Tirozin, là nguyên liệu tổng hợp các sắc tố của da.
+ Histidin: cần thiết cho sự sinh trưởng.
Trong thức ăn hỗn hợp nói chung và trong thức ăn hỗn hợp cho gia cầm nói riêng, người
ta thường quan tâm bổ sung 3 loại axit amin thiết yếu quan trọng nhất là: Lizin; Metionin và
Trytophan từ các axit amin được sản xuất bằng vi sinh vật hoặc bằng tổng hợp hoá học.
Thức ăn chứa đầy đủ và cân đối các axit amin thiết yếu sẽ cho tỷ lệ tiêu hoá hữu ích cao.
Trong chăn nuôi gia cầm, nếu ta nâng cao được giá trị sinh vật học của Protein thì làm
tăng năng suất thịt, trứng gà, đồng thời tiết kiệm và làm giảm giá thành của thức ăn.
- Có 3 biện pháp làm tăng tỷ lệ tiêu hoá Protein:
+ Hỗn hợp nhiều loại thức ăn.
+ Dùng nhiệt độ để xử lý.
+ Bổ sung thêm những axit amin thiết yếu trong thức ăn.
- Ý nghĩa, tầm quan trọng của Protein:
+ Protein có vai trò quan trọng bậc nhất trong đinh dưỡng động vật. Vì các lý do sau:
+ Protein tham gia cấu tạo nên các tế bào cơ thể. Nó là thành phần quan trọng của sự
sống. Chính nó là động lực của sự sống. Protein thường chiếm vào khoảng 1/5 trọng lượng cơ
thể gia cầm và vào khoảng 1/7 - 1/8 trọng lượng trứng.
+ Protein là chất dinh dưỡng chủ yếu, không có chất dinh dưỡng nào có thể thay thế vai
trò tác dụng của nó được.
+ Tham gia vào cấu tạo các loại men (Enzim), Hormon, kháng thể và tế bào máu
+ Cấu tạo nên tế bào sinh dục con trống và tế bào trứng của con mái.
+ Cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Khi mà cơ thể cạn kiệt mỡ, đường dự trữ.
Lưu ý:
+ Hỗn hợp nhiều loại thức ăn và cung cấp đủ số lượng, chất lượng protein để thúc đẩy sự
sinh trưởng, phát triển sức sản xuất của gia cầm.

+ Đảm bảo cân đối tỷ lệ protein động vật và thực vật.
+ Xử lý nhiệt thật kỹ đối với thức ăn họ đậu trước khi sản xuất.
3. Nhóm nguyên liệu thức ăn giàu khoáng
Chất khoáng rất cần thiết cho cấu tạo bộ xương, vỏ trứng, lông, mỏ, móng của cơ thể.
Tham gia các cấu tạo hoóc môn, enzim trao đổi chất, làm chất điện giải. Chất khoáng có nhiều
trong: bột đá, đi canxi phốt phát (ĐCP), vỏ trứng, vỏ sò, cua, các premix khoáng ...
+ Bột đá vôi sống: được dùng dưới dạng bột đá nghiền nhỏ. Chủ yếu cung cấp canxi,
hàm lượng Ca:30%. Được dùng nhiều trong thức ăn gà đẻ. Sử dụng trong thức ăn hỗn hợp từ


2-7%. Không nên sử dụng tỷ lệ quá cao sẽ làm cho gà có cảm giác nặng diều và sự tiêu hoá
thức ăn diễn ra chậm lại, gà có cảm giác no lâu, dẫn đến làm giảm tính thèm ăn của con vật.
+ Đi canxi phôtphat: hiện được dùng rộng rãi trong sản xuất thức ăn cho gia cầm. Nó
cung cấp canxi và phôtpho. Hàm lượng Ca: 23%; P: 18%
+ Bột xương: là nguyên liệu cung cấp nhiều Ca, P, dùng trong các loại thức ăn hỗn hợp để
nuôi các loại gia cầm. Nhìn chung bột xương có hàm lượng Protein 22%; ME: 1050Kcal/kg; Ca:
22%; P: ll%. Và nhiều chất khoáng khác.
+ Bột vỏ sò, vỏ trứng, vỏ tôm, cua: cung cấp nhiều chất khoáng cần thiết cho cơ thể gia
cầm
+ Premix khoáng: đây là sản phẩm được sản xuất theo phương pháp công nghiệp. Gồm
nhiều loại khoáng hỗn hợp với nhau. Tuỳ từng giai đoạn phát triển khác nhau của gà mà ta
dùng các loại premix khoáng khác nhau, theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
+ Vai trò của chất khoáng đa lượng, vi lượng
Trong bất kỳ giai đoạn nào, cơ thể động vật cũng không thể thiếu được chất khoáng. Nếu
thiếu chất khoáng, cơ thể sẽ phát triển kém, sức sản xuất giảm
Nếu thiếu nghiêm trọng, con vật có thể chết. Trong dinh dưỡng, con vật có thể lấy được
rất nhiều các nguyên tố khoáng cần thiết từ thức ăn như: Ca, P, K, Cl, Fe, Co, Mn, Zn, I...
Tuy nhiên, cũng có một số nguyên tố khoáng gây độc cho động vật khi chúng ăn phải
như: chì, bạc, thuỷ ngân, ...
- Vai trò của Ca, P: hai nguyên tố này cấu tạo nên xương. Trong xương 2 nguyên tố

ở dạng Tricanxi photphat. Tỷ lệ ở trong xương là 3/2. Nó chiếm 65 - 70% các chất khoáng trong
cơ thể
Trong nuôi dưỡng, nếu cung cấp không đủ Ca, P và tỷ lệ không cân đối hoặc thiếu
Vitamin D, tuyến giáp trạng bị trở ngại thì con vật sẽ mắc bệnh còi xương ở gia cầm non hoặc
bệnh mềm xương, xốp xương ở gà đẻ trứng cao sản. Thiếu nhiều Canxi gà mái ngừng đẻ. Ở
gà con thương phẩm, lượng Ca: 1 - 1,1%; P: 0,45 -0,47% Gà mái đẻ cao sản cần lượng Ca/P
rất lớn 6,8/1 (gà đẻ hướng thịt) và 7,2/1 (gà đẻ hướng trứng).
- Vai trò của Na, Cl: động vật cần ở dạng NaCl. Giới hạn muối ăn có trong thức ăn
của gia cầm từ 0,3- 0,5%. Gia cầm rất nhậy cảm với nồng độ muối ăn quá cao trong thức ăn.
Nếu hàm lượng lên tới 0,8% có thể làm cho gà chết, vì gà uống nước quá nhiều, nước tích
trong tế bào và phá vỡ tế bào.
Muối ăn cung cấp ion Na+ và Cl- tham gia điều hoà áp lực thẩm thấu của máu và vận
chuyển chất dinh dưỡng trong cơ thể. Thiếu NaCl gà giảm khả năng sinh trưởng, hay mổ cắn
nhau.
+ Vai trò của các nguyên tố vi lượng: Fe, Cu, Co, Mn, Zn, I...
- Sắt: có trong thành phần của máu, cơ, da, lông, sắt tập trung ở trong gan và lá lách,
từ đây nó được sử dụng để làm thành các tế bào máu. Một quả trứng chứa gần lmg sắt. Cơ thể
gia cầm, hấp thụ sắt trong các hợp chất vô cơ. Lượng sắt trong thức ăn quá cao sẽ gây ảnh
hưởng xấu vì nó gây ra sự tích luỹ trong cơ thể hợp chất Photpho không hoà tan. Thiếu sắt sẽ
gây ra bệnh thiếu máu. Hàm lượng sắt trong thức ăn gia cầm khoảng 88 mg/kg thức ãn.
I
- Đồng: tham gia vào thành phần của máu, tạo hợp sắc tố, nhưng với một số lượng nhỏ.
Đồng, đặc biệt có nhiều trong gan. Để tạo một quả trứng, gà phân giải gần lmg đồng. Thiếu
đồng giảm hấp thu sắt, gà chậm lớn, rụng lông, vỏ trứng mỏng.
- Mangan: có tầm quan trọng rất lớn đối với gia cầm. Nó nằm trong gan, da và cơ. Có vai
trò rất lớn trong việc tạo xương. Thiếu Mangan gà con sẽ mắc bệnh vẹo xương (cong và dày
xương đùi). Thiếu Mangan cũng làm cho tỷ lệ nở giảm xuống rất nhiều. Mangan cũng ảnh
hưởng tới chất lượng vỏ trứng. Trong thức ăn thực, động vật cũng có chứa nhiều Mn.



- Kẽm: tham gia trao đổi Lipit, Hydrat cacbon, điều hoà chức năng sinh dục và tạo
máu, kẽm cần cho sự phát triển bộ lông của gà, cho sự đẻ trứng và tăng tỷ lệ phôi. Kẽm trong
khẩu phần ăn của gà con dưới 4 tuần tuổi là 44 mg/kg TĂ. Kẽm có nhiều trong bột cá, và trong
hợp chất vô cơ ZnS04; ZnO.
- Iôt: có trong Hormon của tuyến giáp, thiếu Iôt, có thể làm cho tuyến giáp trạng của
gà phồng to lên. Hormon tuyến giáp có tác dụng chuyển hoá các dạng vật chất hữu cơ thành
năng lượng cơ thể. Trong bột cá có nhiều I và dạng tổng hợp KI.
4. Nhóm nguyên liệu thức ăn giàu vitamin
Vitamin có nhiều trong các loại rau xanh, các loại quả, trong thịt, cá, gan động vật, trứng,
các loại bột cỏ...
Trong chăn nuôi công nghiệp, thức ăn tươi xanh khó sử dụng vì chúng cồng kềnh, nhiều
nước khó bảo quản. Vì vậy ngưòi ta bổ xung vitamin bằng cách dùng premix vitamin được sản
xuất theo phương pháp công nghiệp.
- Vai trò của Vitamin
Cơ thể cần đến với một lượng nhỏ, để đảm bảo cho sự sống diễn ra được bình thường.
Phần lớn các loại Vitamin không được tổng hợp trong cơ thể động vật. Vì vậy, chúng phải được
nhận từ ngoài vào theo con đường thức ăn và nước uống.
Gia cầm đặc biệt nhạy cảm với sự thiếu các loại Vitamin. Thậm chí chỉ thiếu một ít, cũng
làm giảm sức sản xuất của chúng. Vitamin được chia làm 2 nhóm:
Nhóm hoà tan trong mỡ: A ; D ; E ; K.
Nhóm hoà tan trong nước: Tập hợp các loại Vitamin B ; H ; C ; Colin ..
- Vitamin A: có rất nhiều trong mỡ cá. Còn tiền sinh tố A có nhiều trong ngô vàng, rau xanh
và các loại quả.
Vitamin A tham gia vào quá trình trao đổi chất: Gluxit, Protein, Lipit, kích thích sự phát
triển tế bào non và tế bào sinh dục. Ở gia cầm, thiếu Vitamin A sẽ xuất hiện bệnh viêm màng
nhầy của mắt và lỗ mũi, làm giảm tốc độ sinh trưởng và sức đẻ trứng. Gà trống, thiếu Vitamin A
thì tinh trùng sẽ bị biến dạng và mất khả năng thụ tinh. Trứng ấp có hiện tượng chết phôi cao ở
ngày thứ 18 đến ngày thứ 21.
Vitamin A, rất dễ bị oxy hoá và bị huỷ hoại dưới ánh sáng và nhiệt độ cao. Nếu trong thức
ăn có mỡ bị cháy sẽ tạo ra Peroxyt thì Vitamin A sẽ bị phá huỷ. Để chống sự Oxy hoá này thì

phải cho chất chống oxy hoá vào thức ăn.
- Vitamin D: đặc biệt là Vitamin D3, nó có thể được tổng hợp bởi cơ thể dưới tác động
của tia tử ngoại ánh sáng mặt trời (vào buổi sáng). Có vai trò tăng cường sự hấp thu Photpho
và Canxi trong cơ thể, do đó nó cần thiết cho sự lớn lên của xương và tạo thành vỏ trứng.
Thiếu Vitamin D sẽ phá hoại quá trình tích luỹ vôi trong xương động vật non. Do đó dẫn
đến con vật bị còi cọc. Ở gà mái đẻ, khi thiếu Vitamin D sẽ làm giảm sản lượng trứng, chất
lượng trứng và tỷ lệ nở của trứng bị giảm. Nhu cầu: 2000 IU/kg TĂ cho gà con và 1500 IU/kg
TĂ cho gà đẻ.
- Vitamin E: có nhiều trong mầm thóc, thịt nạc, gan, rau xanh. Vitamin E có ảnh
hưởng tới sự phát triển của hệ cơ và mô liên kết.
Khi thiếu Vitamin E thì dịch hoàn và buồng trứng sẽ teo đi.


×