Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài theo pháp luật việt nam trong tương quan so sánh với pháp luật nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
---------

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MUA BÁN DOANH NGHIỆP CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG TƯƠNG QUAN
SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI
VÕ MAI HỒNG
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 60380107
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN MINH NGỌC
HÀ NỘI – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu được trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính
chính xác, tin cậy và trung thực.

XÁC NHẬN CỦA
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

NGƯỜI CAM ĐOAN

Võ Mai Hồng


LỜI CẢM ƠN


Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS.Trần Minh Ngọc - người đã tận tình
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn thạc sỹ này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo và các cán bộ của Viện Đại
học Mở Hà Nội - những người thầy, người cô đã truyền đạt kiến thức cũng như tận
tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn thạc sỹ.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã luôn
ở bên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu cũng như hoàn thành luận văn
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên

Võ Mai Hồng


DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu
viết tắt
CHLB
FTC

MOFCOM

Tiếng Việt

Tiếng Anh

Cộng hòa Liên bang

Federal Republic


Đạo luật Ủy ban Thương mại
Liêng bang
Bộ Thương mại Trung Quốc

Federal Trade Commission
Ministry of Commerce, People’s
Republic of China

Cơ quan nhà nước về Công

State Administration for Industry

nghiệp và Thương mại

and Commerce

USD

Đô la Mỹ

United States Dollar

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

World Trade Organization

SAIC



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN DOANH NGHIỆP
CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI .................................................................................. 6
1.1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động mua bán doanh nghiệp có yếu tố
nước ngoài............................................................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm về hoạt động mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài............ 6
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài ......... 10
1.2. Vai trò của hoạt động mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài ................ 15
1.3. Các hình thức mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài ............................ 19
1.3.1. Sáp nhập theo chiều ngang (horizontal mergers) .......................................... 19
1.3.2. Sáp nhập theo chiều dọc (Vertical mergers) ................................................. 20
1.3.3. Sáp nhập tổ hợp (conglomerate mergers) ..................................................... 20
1.4. Pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước
ngoài ..................................................................................................................... 21
Chương 2: HOẠT ĐỘNG MUA BÁN DOANH NGHIỆP CÓ YẾU TỐ
NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG TƯƠNG QUAN
SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI ...................................................... 27
2.1. Trung Quốc .................................................................................................... 37
2.2. Hoa Kỳ ........................................................................................................... 44
2.3. Cộng hòa Liên bang Đức ................................................................................ 49
2.4. Việt Nam ........................................................................................................ 54

2.5. Thực trạng mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài tại Việt
Nam...63
Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC
THI PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN DOANH
NGHIỆP CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI ................................................................. 67
3.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả thực thi của pháp luật về hoạt động

mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài. ........................................................ 67


3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hoạt động
mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. ................................... 71
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 82


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
M&A (Merge and Acquisition) là hoạt động giành quyền kiểm soát, chi phối
một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc sở
hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp. M&A là một phần tất yếu của bất cứ nền
kinh tế lành mạnh nào và là công cụ để tái cơ cấu doanh nghiệp một cách hiệu quả.
Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp là một cụm từ mới xuất hiện ở Việt Nam,
đặc biệt là khi thị trường chứng khoán ở Việt Nam có những bước phát triển nhanh
chóng. M&A đã thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Bên
cạnh đó M&A còn thu hút các nhà khoa học trong các lĩnh vực như kinh tế và pháp
lý do mức độ phổ biến cũng như tác động của M&A đến nền kinh tế trong nước
cũng như quốc tế. Hiện nay, M&A chủ yếu được nghiên cứu và xem xét dưới góc
độ kinh tế như vấn đề định hướng quản trị doanh nghiệp, bên cạnh đó còn được
nghiên cứu dưới góc độ pháp lý như một đối tượng để đưa ra quy định, khuôn khổ
pháp lý để thực hiện các giao dịch mua bán doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, các công trình khoa học pháp lý nghiên cứu về M&A nói chung
và mua bán doanh nghiệp nước ngoài nói riêng tương đối ít. Các công trình nghiên
cứu trong lĩnh vực này hầu hết là các công trình nghiên cứu dưới góc độ kinh tế.
Luật Doanh nghiệp 2014 ra đời đã có những quy định về tổ chức lại doanh nghiệp
với các hình thức như chia doanh nghiệp, tách doanh nghiệp, sáp nhập doanh
nghiệp…tuy nhiên một quy định rõ ràng cụ thể về mua bán doanh nghiệp có yếu tố

nước ngoài thì vẫn còn thiếu. Hầu hết các bài nghiên cứu đã có hiện nay đều tập
trung nghiên cứu về các vấn đề mua bán doanh nghiệp nói chung hoặc về hợp đồng
mua bán doanh nghiệp, chưa cụ thể hóa được những bài học cũng như định hình
khung pháp luật cho mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài. Vì vậy, định
hướng khung pháp luật về mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài dựa trên
kinh nghiệm của các quốc gia khác là đề tài gợi mở cho ý tưởng nghiên cứu luận
văn thạc sỹ của em.
Cũng từ những suy nghĩ trên em đã chọn đề tài “Mua bán doanh nghiệp có
yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật
nước ngoài” làm đề tài luận văn thạc sỹ, để tìm hiểu thực trạng hoạt động mua bán
doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, bên cạnh đó tìm hiểu pháp luật
1


một số quốc gia quy định về vấn đề hoạt động mua bán doanh nghiệp có yếu tố
nước ngoài. Qua đó, rút ra kinh nghiệm để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hoạt
động mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, có rất nhiều các bài báo, sách, các bài viết
của các học giả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. Có thể kể đến một số
bài viết như:
- Andrew J.Sherman, Milledge A.Hart (2009), Mua lại và sáp nhập từ A đến
Z, Nxb Tri Thức, Hà Nội.
- Ths.Trần Quỳnh Anh (2012), Khái quát pháp luật Cộng hòa Liên bang Đức
về hoạt động sáp nhập và mua lại doanh nghiệp - bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam, Tạp chí Luật học, (số 9), Đại học Luật Hà Nội
- Trần Thị Bảo Ánh (2008), Some notes on M&A law, Tạp chí VietNam Law
& Laegal Forum.
- Trần Thị Bảo Ánh (2013), Quan hệ mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam nhận diện dưới góc độ pháp lý, Tạp chí Luật học.
- Trần Thị Bảo Ánh (2014), Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam,

Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
- Đinh Văn Ân (2003), Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Kỷ yếu hội nghị 25 năm đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), M&A: Toàn cảnh thị trường Mua bán - Sáp
nhập doanh nghiệp Việt Nam 2012, Đặc san của báo Đầu tư, Hà Nội.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), M&A: Mua bán - Sáp nhập doanh nghiệp
Việt Nam 2013, Đặc san của báo Đầu tư, Hà Nội.
- Cục Đầu tư nước ngoài (2016), Tổng giá trị M&A tại Việt Nam đạt trên 3 tỷ
USD trong nửa đầu năm 2016, Trang thông tin điện tử đầu tư nước ngoài, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Hà Nội.
- Cục Quản lý Cạnh tranh (2011), Báo cáo tập trung kinh tế Việt Nam năm
2011, Bộ Công thương, Hà Nội.
- Cục Quản lý Cạnh tranh (2015), Báo cáo tập trung kinh tế Việt Nam năm
2


2014, Bộ Công thương, Hà Nội.
- Cục Quản lý Cạnh tranh (2015), Báo cáo thường niên 2015, Bộ Công
thương, Hà Nội.
- Cục Quản lý Cạnh tranh (2007), Các vấn đề pháp lý và thực tiễn về tập
trung kinh té, Hội thảo chuyên đề, Hà Nội.
- Nguyễn Bá Diến (2014), Giáo trình Công pháp quốc tế, NXB ĐHQGHN, Hà
Nội.
- TS. Nguyễn Thị Dung (2009), Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và
đầu tư - Những vấn đề pháp lý cơ bản, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Lê Duy (2011), Phân tích xu hướng sáp nhập, hợp nhất và mua lại doanh
nghiệp tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015, Cục quản lý cạnh tranh, Bộ Công
thương.

- Ủy ban chứng khoán nhà nước (2003), Quản lý nhà nước đối với hoạt động
thâu tóm, sáp nhập công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Đề tài nghiên
cứu khoa học cấp bộ, Hà Nội.
- Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2009), Hoạt động sáp nhập và
mua lại: Cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị chính sách cho Việt Nam,
Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội.
- Hong Tran, Variesties of Capitalism, Regulatory system and Merger
Regulation - Impilications for Vietnam, Business Law and Taxation Dept.Monash
University.
< at 18 July 2007.
- Hui Huang, (2006), China’s new regulation of foreign m&a: green light or
red flag?, University of New South Wales Law Journal, Vol 30 (3).
Trên cơ sở các bài nghiên cứu có liên quan, đề tài có sự kế thừa cũng như tìm
hiểu vấn đề ở khía cạnh mới, tập trung vào quy định pháp luật về hoạt động mua
bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài
tại Việt Nam và pháp luật về hoạt động mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài
- Phạm vi nghiên cứu: pháp luật Việt Nam (thực trạng quy định pháp luật và thực
tiễn áp dụng) và pháp luật một số quốc gia về hoạt động mua bán doanh nghiệp có yếu
tố nước ngoài
3


- Các câu hỏi nghiên cứu:
+ Thực trạng mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam trong thời
gian qua?
+ Pháp luật các quốc gia khác quy định về hoạt động mua bán doanh nghiệp có
yếu tố nước ngoài như thế nào?
+ Từ kinh nghiệm của các quốc gia khác, có những gợi ý nào để nâng cao hiệu

quả thực thi các quy định về hoạt động mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài
của Việt Nam?
4. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài
Từ thực tiễn của hoạt động mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài đang
diễn ra sôi động tại Việt Nam, tác giả luận văn làm rõ hơn quy định của pháp luật
Việt Nam về mua bán doanh nghiệp nói chung và quy định cụ thể về mua bán
doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài. Bên cạnh đó, so sánh đối chiếu với pháp luật
một số quốc gia trên thế giới trong việc quy định về hoạt động mua bán doanh
nghiệp có yếu tố nước ngoài. Trên cơ sở pháp luật Việt Nam hiện hành và pháp luật
nước ngoài rút kinh nghiệm cho việc hoàn thiện pháp luật về hoạt động mua bán
doanh nghiệp tại Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam và nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam liên quan đến các vấn đề nghiên cứu.
Đồng thời Luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: thống
kê, tổng hợp, so sánh, phân tích…
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
- Đánh giá một cách tổng quát tình hình mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước
ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua.
- Làm rõ quy định về hoạt động mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài
của một số quốc gia.
- Nêu lên những đánh giá các quy định về hoạt động mua bán doanh nghiệp có
yếu tố nước ngoài của Việt Nam hiện tại và gợi ý nâng cao hiệu quả thực thi pháp
luật của Việt Nam dựa trên kinh nghiệm xây dựng pháp luật về hoạt động mua bán
doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài của các quốc gia.
4


7. Bố cục của Luận văn

Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, bao
gồm 3 Chương:
Chương 1: Khái quát về hoạt động mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước
ngoài.
Chương 2: Hoạt động mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài theo pháp
luật Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật nước ngoài.
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật Việt
Nam về hoạt động mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.

5


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN DOANH NGHIỆP CÓ
YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
1.1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động mua bán doanh nghiệp có yếu
tố nước ngoài
1.1.1. Khái niệm về hoạt động mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước
ngoài
Mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài là một hiện tượng tất yếu và
phổ biến trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập
mạnh mẽ giữa các nền kinh tế trên thế giới. Hiện tượng này đã phát triển tại rất
nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Đức, Hàn Quốc…và cả ở Việt Nam.
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quan tâm chủ yếu tới hệ quả của việc mua
bán doanh nghiệp, hay nói cách khác chính là khả năng kiểm soát và chi phối doanh
nghiệp được mua bán. Tuy nhiên, tại mỗi quốc gia vẫn có sự khác biệt trong khái
niệm về hoạt động mua bán doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
Tại Hoa Kỳ, hoạt động mua bán doanh nghiệp được thực hiện theo một số
hình thức như mua tài sản của doanh nghiệp hoặc mua lại phần vốn góp của chủ sở
hữu doanh nghiệp (hay còn gọi là mua lại cổ phần của cổ đông doanh nghiệp); thay

đổi cấu trúc vốn của doanh nghiệp và tái cơ cấu doanh nghiệp. Mua bán doanh
nghiệp theo hình thức thứ nhất là mua bán tài sản của doanh nghiệp, theo đó bên
mua có thể mua lại tài sản như máy móc, một bộ phận hay thậm chí toàn bộ công ty
[1, tr.28]. Việc mua lại tài sản của doanh nghiệp và các quyền tài sản của doanh
nghiệp dưới góc độ kinh tế chính là nhằm mục tiêu kiểm soát hoạt động của doanh
nghiệp đó. Mua bán doanh nghiệp theo hình thức mua cổ phần của cổ đông doanh
nghiệp nghĩa là bên mua sẽ mua một tỷ lệ cổ phần đủ để kiểm soát được hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp mục tiêu. Bởi vì, mục tiêu của bên mua khi mua cổ
phần của cổ đông trong trường hợp này là nhằm kiểm soát doanh nghiệp mục tiêu.
Mua bán doanh nghiệp theo hình thức thay đổi cấu trúc vốn của doanh nghiệp mục
tiêu là doanh nghiệp mục tiêu phải thay đổi cấu trúc vốn để vốn nợ giảm xuống và
hấp dẫn các nhà đầu tư mua lại doanh nghiệp mục tiêu. Việc thay đổi cấu trúc vốn
có thể được thực hiện qua các hình thức như phát hành cổ phiếu, hoán đổi cổ phiếu.
Cuối cùng là hình thức tái cơ cấu doanh nghiệp, nghĩa là việc doanh nghiệp sẽ tập
6


trung vốn đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh là thế mạnh của doanh nghiệp và
bán bớt những lĩnh vực kinh doanh không phải là thế mạnh, không thu nhiều lợi
nhuận.
Như vậy, có thể thấy ở Hoa Kỳ dù là với hình thức nào thì hoạt động mua
bán doanh nghiệp cũng nhằm đến một đối trượng trong các vụ mua bán đó là
“doanh nghiệp”. Mục đích của hoạt động mua bán doanh nghiệp đều là nhằm kiểm
soát toàn bộ hoặc chi phối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị mua lại.
Tại Cộng hòa Liên bang Đức, pháp luật của Cộng hòa Liên bang Đức không
định nghĩa về mua bán doanh nghiệp mà chỉ quy định về các hình thức mua bán,
sáp nhập doanh nghiệp. Theo đó, mua bán doanh nghiệp ở Đức sẽ bao gồm hình
thức mua bán tài sản của công ty, mua cổ phần hoặc phần vốn góp chi phối của
công ty, mua nợ của công ty. Các hình thức tổ chức lại công ty như hợp nhất, sáp
nhập, chuyển đổi, chia tách công ty không được coi là mua bán công ty mà chỉ là

hoạt động tổ chức lại công ty và hoạt động này thường được tiến hành ở giai đoạn
sau của giai đoạn mua bán công ty. Đối tượng mua bán được nhắm đến trong các
thương vụ mua bán doanh nghiệp theo hình thức mua bán tài sản của doanh nghiệp
là toàn bộ hoặc bộ phận tài sản của doanh nghiệp, được thực hiện trên cơ sở hợp
đồng mua bán tài sản theo sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự năm 1896 của Cộng
hòa Liên bang Đức.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, “mua bán doanh nghiệp” được đề cập
đến chủ yếu trong Luật Doanh nghiệp (2014), Luật Đầu tư (2014), Luật Cạnh tranh
(2004), Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 Quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Cạnh tranh (Nghị định 116/2005/NĐ-CP), Nghị định
118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật đầu tư, Luật chứng khoán (2006), Luật Chứng khoán sửa đổi (2010),
Luật Các tổ chức tín dụng (2010).
Luật Doanh nghiệp (2014) đã sử dụng thuật ngữ “tổ chức lại doanh nghiệp”
và sau đó liệt kê các loại hình tổ chức lại doanh nghiệp bao gồm chia, tách, hợp
nhất, sáp nhập và chuyển đổi loại hình kinh doanh. Trong Luật Doanh nghiệp
(2014) không trực tiếp đề cập đến cụm từ mua bán doanh nghiệp mà trong đó hình
thức sáp nhập doanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp chính là một trong những hình
thức mua bán doanh nghiệp. Theo tác giả, mua bán doanh nghiệp không chỉ bao
7


gồm hình thức hợp nhất, sáp nhập mà còn phải kể đến hình thức mua lại. Do vậy
Luật Doanh nghiệp (2014) liệt kê như vậy vẫn chưa đầy đủ hết các hình thức mua
bán doanh nghiệp.
Bên cạnh Luật Doanh nghiệp (2014), một cách tiếp cận khác được đề cập
đến trong Luật Cạnh tranh (2004) về mua bán doanh nghiệp tại Khoản 1, 3 Điều 17
như sau:
1. Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn
bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp

khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.
2. Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn
bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh
nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.
3. Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một
phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một
ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại.
Như vậy trong Luật Canh tranh (2004) đã có sự khác biệt với Luật Doanh
nghiệp ở việc ghi nhận hoạt động mua bán doanh nghiệp dưới khái niệm “mua lại
doanh nghiệp”. Theo đó việc mua lại doanh nghiệp có chủ thể mua và bán doanh
nghiệp là doanh nghiệp; hình thức mua lại là mua toàn bộ tài sản doanh nghiệp hoặc
một phần tài sản doanh nghiệp; việc mua bán doanh nghiệp phải đạt đến hệ quả là
doanh nghiệp mua lại đủ khả năng kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề
của doanh nghiệp bị mua lại.
Trong Luật Đầu tư (2014) có nhắc đến thuật ngữ “mua lại” trong hoạt động
đầu tư ra nước ngoài tại Điểm c Khoản 1 Điều 52 như sau: “Mua lại một phần hoặc
toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý và thực
hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài”.
Xét về bản chất mua bán doanh nghiệp thì các hình thức như mua nợ, mua
bán tài sản, nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp…dẫn đến hệ quả là bên
mua lại nắm quyền kiểm soát, chi phối và điều hành kinh doanh doanh nghiệp bị
mua lại thì được coi là mua bán doanh nghiệp.
Theo Investment Dictionary (Hoa Kỳ) thì “Sáp nhập và mua lại là khái niệm
chung chỉ sự kết hợp giữa các doanh nghiệp với nhau. Sáp nhập (merger) là việc hai
8


doanh nghiệp nhập thành một doanh nghiệp mới, còn thâu tóm (acquisition) để chỉ
việc chuyển giao sở hữu một doanh nghiệp sang một doanh nghiệp khác mà không
xuất hiện thêm doanh nghiệp mới”.

Theo Small Business Dictionary (Hoa Kỳ):
Một vụ sáp nhập (merger) xảy ra khi một doanh nghiệp này nhận lãnh đạo
toàn bộ tài sản và nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp kia. Doanh nghiệp mua lại vẫn giữ
được địa vị của mình trong khi doanh nghiệp bị mua chấm dứt sự tồn tại. Đáng chú
ý, sáp nhập chỉ là một dạng thâu tóm (acquisition) đặc thù, vốn có thể được thực
hiện bằng nhiều cách khác nhau, như mua lại không nhất thiết là toàn bộ mà có thể
là một phần chi phối trong tài sản hoặc cổ phần của doanh nghiệp mục tiêu.
Theo US History Encyclopedia thì “Sáp nhập (merger) là sự kết hợp giữa hai
công ty để hình thành một công ty mới, còn thâu tóm (acquisition) là việc một công
ty này tìm cách nắm quyền kiểm soát một công ty khác”.
Theo US Law Encyclopedia:
Sáp nhập và mua lại là sự kết hợp giữa hai doanh nghiệp mà ở đó một doanh
nghiệp hoàn toàn bị sáp nhập vào doanh nghiệp. Doanh nghiệp sáp nhập thâu tóm
toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp
bị sáp nhập. Tuy nhiên, sáp nhập và mua lại không đồng nghĩa với hợp nhất
(consolidation), khái niệm để chỉ việc hai doanh nghiệp cùng từ bỏ sự độc lập để
hợp lại thành một pháp nhân mới.
Theo Từ điển bách khoa trực tuyến Wikipedia:
Thâu tóm (acquisition) hay còn gọi là thôn tính (take-over) hoặc mua lại
(buy-out) là khái niệm chỉ việc một doanh nghiệp này mua lại một doanh nghiệp
khác. Thâu tóm có thể diễn ra trong không khí than thiện hoặc thù địch. Trong khi
đó, sáp nhập (merger) là sự kết hợp của hai doanh nghiệp để hình thành nên một
doanh nghiệp mới lớn hơn bằng cách hoán đổi cổ phiếu hoặc thanh toán bằng tiền
mặt. Sáp nhập có thể được thực hiện bằng các biện pháp thôn tính nhưng điểm khác
biệt là doanh nghiệp sau sáp nhập thường được đổi tên bằng cách kết hợp cả hai tên
của doanh nghiệp sáp nhập và doanh nghiệp mục tiêu (như trường hợp City-Group,
Exxon-Mobil và Daimler-Chrysler).
Trong phạm vi luận văn này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về hoạt động
mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài. Do vậy, khái niệm về mua bán doanh
9



nghiệp có yếu tố nước ngoài được trình bày trong luận văn phải đáp ứng các tiêu chí
sau:
Một là, cần làm rõ việc chuyển quyền sở hữu của doanh nghiệp bán cho bên
mua theo những cách thức nào. Mua bán doanh nghiệp và mua bán tài sản của
doanh nghiệp cần được phân biệt rõ, cũng như phân biệt giữa mua bán doanh
nghiệp với các hình thức đầu tư góp vốn vào vốn điều lệ của doanh nghiệp với tính
chất là đầu tư tài chính.
Hai là, cần xác định rõ hệ quả của hoạt động mua bán doanh nghiệp là bên
mua có khả năng kiểm soát, chi phối và điều hành hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
Ba là, hoạt động mua bán doanh nghiệp phải có yếu tố nước ngoài, thể hiện
ở chủ thể mua bán là cá nhân, pháp nhân nước ngoài hoặc đối tượng bị mua lại là
doanh nghiệp nước ngoài.
Từ ba tiêu chí trên, có thể khẳng định quan niệm về mua bán doanh nghiệp
có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam như sau:
Mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài là việc chủ sở hữu doanh
nghiệp chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp, cổ phần chi phối cho
bên nhận chuyển nhượng. Bên nhận chuyển nhượng có quyền sở hữu một phần
hoặc toàn bộ doanh nghiệp và kiểm soát được hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp được mua lại. Trong đó, một hoặc cả hai bên chủ thể là cá nhân, pháp nhân
nước ngoài; hoặc doanh nghiệp bị mua bán là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài.
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước
ngoài
Hoạt động mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài có những đặc điểm
đặc thù riêng biệt. Các đặc điểm của hoạt động mua bán doanh nghiệp có yếu tố
nước ngoài được thể hiện nổi bật ở các ý sau:
Một là, đối tượng của quan hệ mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài là

doanh nghiệp. Cụ thể hơn, doanh nghiệp đó có thể là doanh nghiệp trong nước hoặc
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong mối quan hệ mua bán doanh nghiệp,
“doanh nghiệp” chính là loại hàng hóa đặc biệt.

10


Trong thương vụ mua bán doanh nghiệp, bên bán doanh nghiệp chuyển
quyền sở hữu “hàng hóa” chính là một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp cho bên
mua. Bên mua có thể là chủ sở hữu hoặc đồng chủ sở hữu của doanh nghiệp mục
tiêu tùy thuộc vào việc bên mua mua một phần hay mua toàn bộ doanh nghiệp mục
tiêu. Sau khi bán doanh nghiệp, bên bán sẽ không còn quyền sở hữu đối với một
phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đã bán và đổi lại bên bán sẽ được bên mua thanh
toán một số tiền hoặc tài sản khác. Hình thức thanh toán trong thương vụ mua bán
doanh nghiệp có thể là tiền mặt, chứng khoán của công ty mua lại hoặc những tài
sản khác có giá trị đối với công ty bán [1, tr.30].
Doanh nghiệp là một loại hàng hóa đặc biệt khác với những loại hàng hóa
thông thường. Điểm đặc biệt được thể hiện qua các yếu tố cấu thành doanh nghiệp,
gồm: tên riêng, tài sản của doanh nghiệp; có trụ sở giao dịch ổn định; có tư cách
pháp lý độc lập; có các quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh được ghi nhận trong
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư; có hệ thống bộ
máy quản trị doanh nghiệp; có hệ thống nhân sự, lao động. Như vậy khi mua doanh
nghiệp, bên mua sẽ nắm trong tay toàn bộ hệ thống các yếu tố cấu thành nên doanh
nghiệp và chỉ khi bên mua mua được chỉnh thể hoàn chỉnh của doanh nghiệp cùng
các quyền gắn liền với doanh nghiệp thì mới được coi là đã mua doanh nghiệp. Mua
bán doanh nghiệp khác với mua bán tài sản doanh nghiệp, mua nợ doanh nghiệp và
cho thuê doanh nghiệp chính là ở tiêu chí thay đổi chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Hai là, chủ thể bán doanh nghiệp trong hoạt động mua bán doanh nghiệp có
yếu tố nước ngoài là chủ sở hữu doanh nghiệp trong nước, chủ sở hữu doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài. Chủ thể mua doanh nghiệp trong hoạt động mua bán

doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài là tổ chức, cá nhân trong nước hoặc tổ chức, cá
nhân nước ngoài có nhu cầu mua doanh nghiệp và có quyền mua doanh nghiệp.
Về chủ thể bán doanh nghiệp: Chủ sở hữu doanh nghiệp là chủ thể có quyền
bán doanh nghiệp. Theo nguyên lý về quyền của chủ sở hữu thì chủ sở hữu doanh
nghiệp có quyền định đoạt về tài sản của doanh nghiệp bằng cách bán, tặng cho…
Mua bán doanh nghiệp khác với mua bán tài sản của doanh nghiệp. Doanh nghiệp
chính là đối tượng của quan hệ mua bán, doanh nghiệp không thể tự bán mình và
chỉ có chủ sở hữu của doanh nghiệp mới có quyền bán doanh nghiệp. Khác với việc

11


bán tài sản, chủ thể có thể bán tài sản của doanh nghiệp chính là doanh nghiệp còn
chủ thể có thể bán doanh nghiệp phải là chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Về chủ thể mua doanh nghiệp: Chủ thể mua doanh nghiệp là tổ chức, cá
nhân có nhu cầu mua doanh nghiệp. Chủ thể đó có thể là tổ chức, cá nhân trong
nước (mua doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) hoặc tổ chức, cá nhân nước
ngoài. Chủ thể mua doanh nghiệp có thể mua doanh nghiệp bằng việc mua lại hoặc
nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của chủ sở hữu doanh nghiệp và sau đó
trở thành chủ sở hữu mới của doanh nghiệp. Chủ thể mua doanh nghiệp cũng có thể
chính là chủ sở hữu của doanh nghiệp, khi mua lại toàn bộ cổ phần, phần vốn góp
của các đồng chủ sở hữu khác. Trong trường hợp để bảo đảm an ninh tài chính, bên
mua cũng có thể là Chính phủ, các cơ quan tài chính, cơ quan bảo hiểm. Ví dụ: Năm
2008, để giảm bớt hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ, Chính phủ Mỹ đã
phải mua lại hai doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cho vay cầm cố [10, tr.8].
Ba là, mua bán doanh nghiệp dẫn đến hệ quả là bên mua doanh nghiệp kiểm
soát được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị mua lại.
Đặc điểm này của mua bán doanh nghiệp tạo nên sự phân biệt rõ rệt giữa
mua bán doanh nghiệp với các hình thức đầu tư tài chính khác. Đây là một đặc điểm
quan trọng của mua bán doanh nghiệp. Một thương vụ mua bán doanh nghiệp phải

đáp ứng tiêu chí là bên mua doanh nghiệp sẽ nắm quyền chi phối, kiểm soát hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc tham gia vào bộ máy quản trị
kinh doanh. Việc tham gia kiểm soát, điều hành được thể hiện thông qua quyền
quyết định đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp hoặc có đủ vốn góp, cổ phần
chi phối để có quyền biểu quyết các vấn đề của doanh nghiệp trong cuộc họp của cơ
quan quản trị (quyết định phương hướng hoạt động, mục tiêu, sản phẩm kinh doanh,
tổ chức nhân sự, tổ chức lại doanh nghiệp…).
Đặc điểm về hệ quả của mua bán doanh nghiệp đã phân biệt rất rõ giữa mua
bán doanh nghiệp và sáp nhập doanh nghiệp. Đối với mua bán doanh nghiệp, doanh
nghiệp sau khi bị mua bán sẽ bị chuyển quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ sang
chủ sở hữu mới, chủ sở hữu có thể quyết định việc doanh nghiệp đó sẽ trở thành
một doanh nghiệp con của doanh nghiệp mình hoặc vẫn giữ doanh nghiệp bị mua
lại tồn tại và hoạt động độc lập. Trong hoạt động sáp nhập doanh nghiệp, doanh

12


nghiệp bị sáp nhập sẽ chấm dứt sự tồn tại và trở thành một phần của doanh nghiệp
thực hiện sáp nhập.
Mua bán doanh nghiệp cũng khác hình thức hợp nhất doanh nghiệp. Trong
hình thức hợp nhất thì vị thế của các doanh nghiệp tham gia hợp nhất và mức độ
hợp tác thân thiện giữa họ đòi hỏi ở mức độ cao. Đây cũng chính là lý do các vụ
hợp nhất xảy ra ít phổ biến hơn so với mua bán doanh nghiệp và sáp nhập doanh
nghiệp. Bởi khi có nhu cầu liên kết, các doanh nghiệp sẽ có nhiều lựa chọn như lập
liên doanh mới tồn tại độc lập, sử dụng hợp đồng hợp tác kinh doanh, ký kết thỏa
thuận liên minh…mà không ảnh hưởng tới tổ chức của các doanh nghiệp.Các doanh
nghiệp bị hợp nhất sẽ chấm dứt sự tồn tại và cùng với đó là sự ra đời của một doanh
nghiệp mới.
Việc thay đổi chủ sở hữu và quyền kiểm soát, điều hành kinh doanh của
doanh nghiệp sau thương vụ mua bán doanh nghiệp đã phân biệt với các hình thức

chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của cổ đông, thành viên công ty mà bên
nhận chuyển nhượng không tham gia hoạt động quản lý, điều hành, chỉ đơn thuần
nhận cổ tức hoặc nhận thặng dư khi bán lại cổ phần cho nhà đầu tư khác thì đó chỉ
là quan hệ đầu tư tài chính thông thường.
Bốn là, mua bán doanh nghiệp phải được thực hiện thông qua hình thức pháp
lý bằng hợp đồng. Hợp đồng đó có thể là hợp đồng mua bán doanh nghiệp, hợp
đồng chuyển nhượng cổ phần, hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp chi phối
(đều được gọi chung là hợp đồng mua bán doanh nghiệp).
Căn cứ vào tiêu chí mua bán doanh nghiệp là chuyển quyền sở hữu và kiểm
soát được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mục tiêu, có thể chia hợp đồng
chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp thành hai loại với tính chất khác biệt nhau:
(i) Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp chi phối ghi nhận những
nội dung của quan hệ mua bán doanh nghiệp. Nội dung các hợp đồng này thường cụ
thể, chi tiết và các bên chủ thể hợp đồng thỏa thuận về việc chuyển giao quyền kiểm
soát doanh nghiệp mục tiêu cho bên nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp.
(i) Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp là hình thức pháp lý của
quan hệ đầu tư tài chính. Nội dung các hợp đồng loại này không ghi nhận việc
chuyển quyền kiểm soát doanh nghiệp mục tiêu cho bên nhận chuyển nhượng cổ

13


phần, phần vốn góp và thông thường nội dung hợp đồng đơn giản hơn so với nội
dung của hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, phần vốn chi phối [5].
Năm là, hoạt động mua bán doanh nghiệp được cơ quan nhà nước kiểm soát
thông qua những thủ tục pháp lý nhất định.
Một thương vụ mua bán doanh nghiệp phải thực hiện những thủ tục pháp lý
theo quy định của pháp luật các quốc gia liên quan đến thương vụ mua bán doanh
nghiệp đó. Thủ tục mua bán doanh nghiệp là khung pháp lý quan trọng để nhà nước
có thể kiểm soát được hoạt động mua bán doanh nghiệp cũng như quản lý kinh tế.

Hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay đều quy định một thương vụ mua bán
doanh nghiệp khi đạt tới một mức doanh thu hoặc thị phần kết hợp đến một giới hạn
nhất định thì phải chịu sự kiểm soát của nhà nước đối với thương vụ đó. Thậm chí,
có những thương vụ phải xin phép và phải được sự chấp nhận của cơ quan nhà nước
mới có thể hoàn thành vụ mua bán. Thông thường cơ quan quản lý cạnh tranh của
quốc gia sẽ quản lý, kiểm soát và cấp phép cho những thương vụ mua bán doanh
nghiệp trong trường hợp này. Tại Việt Nam, Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan
quản lý hoạt động mua bán doanh nghiệp trên khía cạnh cạnh tranh. Theo Khoản 1
Điều 20 Luật Cạnh tranh (2004) quy định “Các doanh nghiệp tập trung kinh tế có
thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp
của các doanh nghiệp đó phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi
tiến hành tập trung kinh tế. Trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp
tham gia tập trung kinh tế thấp hơn 30% trên thị trường liên quan hoặc trường hợp
doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ
và vừa theo quy định của pháp luật thì không phải thông báo.”
Luật pháp liên bang tại Hoa Kỳ lại không dựa vào thị phần kết hợp trên thị
trường của thương vụ mua bán doanh nghiệp để quy định việc phải báo cáo về
thương vụ mua bán doanh nghiệp mà dựa trên trị giá của vụ mua bán doanh nghiệp.
Ủy ban thương mại liên bang (Federal Trade Commission - FTC) của Hoa Kỳ đã
ban hành Luật chống độc quyền Hart-Scott-Rodino (HSR) năm 1976 bắt buộc các
bên liên quan phải thông báo và nộp hồ sơ thẩm tra lên FTC và Bộ Tư pháp trước
khi hoàn thành vụ mua bán doanh nghiệp. Giá trị của thương vụ mua bán doanh
nghiệp dùng để làm mức xác định vụ mua bán đó có phải báo cáo hay không được
thay đổi theo từng năm. Ngưỡng quy định mới nhất theo điều chỉnh của HSR là các
14


vụ mua bán doanh nghiệp có giá trị trên 78,2 triệu đô la Mỹ phải làm thủ tục thông
báo tới FTC hoặc Bộ Tư pháp (kể từ ngày 25/02/2016) [45].
Quy định về thủ tục thông báo này là vô cùng cần thiết bởi được xuất phát từ

yêu cầu bảo vệ cạnh tranh trên thị trường, ngăn ngừa hiện tượng mua bán doanh
nghiệp tự do để hình thành nên doanh nghiệp thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp
độc quyền, làm triệt tiêu cạnh tranh.
Bên cạnh các thương vụ mua bán doanh nghiệp được pháp luật quy định phải
làm thủ tục báo cáo thì cũng có những thương vụ mua bán doanh nghiệp nhỏ chưa
đạt tới ngưỡng phải báo cáo hoặc những trường hợp được miễn trừ thì có thể tự do
mua bán doanh nghiệp. Các thương vụ mua bán doanh nghiệp này chỉ cần làm thủ
tục tại cơ quan quản lý doanh nghiệp (ở Việt Nam là cơ quan thực hiện thay đổi
giấy phép đăng ký kinh doanh).
1.2. Vai trò của hoạt động mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài
Thứ nhất, hoạt động mua bán doanh nghiệp có vai trò rất lớn, tác động trực
tiếp đến bên mua và bên bán doanh nghiệp. Hai bên mua và bán đều được gia tăng
lợi ích kinh tế từ việc thực hiện thương vụ mua bán doanh nghiệp. Trong hoạt động
mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài thì các bên còn có những lợi ích đặc
biệt liên quan đến việc xâm nhập thị trường nội địa của nhà đầu tư nước ngoài. Xét
trên khía cạnh kinh tế, động cơ của việc mua lại doanh nghiệp là để nâng cao hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp, tăng giá trị của doanh nghiệp lên so với trước khi
bị mua lại. Bên bán doanh nghiệp sẽ thu được một khoản tiền từ việc bán doanh
nghiệp. Cụ thể, vai trò của hoạt động mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài
đối với bên mua và bên bán như sau:
(i) Mua bán doanh nghiệp giúp bên mua nhanh chóng gia nhập thị trường, rút
ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí tiếp cận thị trường, tận dụng được cơ sở vật chất,
nhân lực và nguồn tri thức sẵn có của doanh nghiệp bị mua lại.
Khi mua lại doanh nghiệp, bên mua sẽ tránh được một số rào cản về thủ tục
hành chính khi gia nhập thị trường, như thủ tục xin cấp giấy phép đăng kí kinh
doanh tại Việt Nam. Lúc này, bên mua doanh nghiệp chỉ cần làm thủ tục đổi tên chủ
doanh nghiệp đơn giản hơn rất nhiều. Thay vì việc thành lập một doanh nghiệp mới,
phải tìm kiếm đối tác, tìm kiếm và xây dựng nhân sự, tìm kiếm thị trường, quảng bá
tới khách hàng cũng như phải triển khai mạng lưới phân phối...thì bên mua doanh
nghiệp sau khi mua lại doanh nghiệp đã sở hữu toàn bộ cơ sở vật chất, hệ thống

15


nhân sự, thị trường, đối tác, cơ sở khách hàng và mạng lưới phân phối sẵn có. Việc
tận dụng được những lợi thế sẵn có của doanh nghiệp bị mua lại đã giúp bên mua
doanh nghiệp có thể nhanh chóng tiến hành hoạt động kinh doanh và thu lợi nhuận
ngay lập tức. Đặc biệt, khi mua lại doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề công nghệ
có sẵn tài sản trí tuệ là những “nhân tài công nghệ” sẽ giúp cho bên mua lại doanh
nghiệp không mất thời gian tìm kiếm, chiêu mộ mà sẵn có ngay đội ngũ nghiên cứu,
sáng tạo sản phẩm mới theo định hướng phát triển của công ty. Ví dụ như:
Hãng Lenovo đã mua lại mảng kinh doanh PC của IBM năm 2005, lúc này
Lenovo đứng vị trí số 9 trong ngành công nghiệp PC toàn cầu với thị phần 2,3% và
doanh thu hàng năm chỉ 3 tỉ USD. Lực lượng nhân sự trước kia cũng giao lại cho
công ty Lenovo Trung Quốc sau khi 2 bên hoàn thành các thủ tục pháp lý. Đúng 10
năm sau, Lenovo đã vươn lên vị trí số 1 thế giới về PC với thị phần 20% và doanh
thu tăng gấp 13 lần đạt 39 tỉ USD. Đáng chú ý, việc mua lại mảng PC của IBM và
sự tăng trưởng vượt bậc của mảng kinh doanh này đã mang lại cho Lenovo sức
mạnh thần kỳ để mở rộng thành 3 lĩnh vực kinh doanh cốt lõi với quy mô toàn cầu:
đó là PC, di động và doanh nghiệp. Không có bất cứ công ty nào đạt được sự đa
dạng này. Tiếp nối thành công mua lại mảng kinh doanh PC của IBM, Lenovo đã
tiến hành thành công 8 thương vụ sáp nhập khác giúp tạo nên những ưu thế vượt
trội trong tương lai tại các thị trường có tốc độ tăng tưởng và doanh thu vượt bậc
[43].
Còn đối với IBM, việc bán đi mảng máy chủ sẽ giúp họ tập trung được
nguồn lực cho việc phát triển ở mảng sáng tạo phần mềm. Như vậy, Lenovo mua lại
mảng kinh doanh PC của IBM là một bước ngoặt mang lại nhiều lợi ích về kinh tế
cho Lenovo. IBM vốn đã được biết đến rộng rãi trên thị trường thế giới nên khi mua
lại, Lenovo rút ngắn được thời gian được thị trường thế giới biết đến cũng như sở
hữu luôn đội ngũ nhân sự được IBM chuyển giao.
Tại Việt Nam, Navigos Group đã mua lại mảng tuyển dụng nhân sự của

Ernst & Young (E&Y) nhằm giảm bớt một đối thủ nặng ký trong lĩnh vực nhân sự
và đồng thời mang về cho mình 15 nhân sự giỏi từ E&Y [42].
Trong một số thị trường được Chính phủ điều tiết mạnh như các ngành tài
chính, ngân hàng, bảo hiểm, việc gia nhập thị trường của các nhà đầu tư nước ngoài
gặp rào cản lớn. Do đó, các nhà đầu tư nước ngoài muốn tận dụng hình thức mua
16


bán doanh nghiệp để mua lại những doanh nghiệp đã được thành lập, thông qua các
thương vụ mua bán thâm nhập vào thị trường trong nước thay vì phải thành lập
doanh nghiệp mới phải trải qua các thủ tục hành chính rất phức tạp. Bên mua doanh
nghiệp không chỉ đơn thuần là đầu tư tài chính, góp thêm vốn mà còn đóng góp
thêm cho giá trị của doanh nghiệp bằng năng lực quản lý, bí quyết kinh doanh, bí
quyết công nghệ vào mạng lưới hoạt động sẵn có của doanh nghiệp bị mua lại.
(ii) Mua bán doanh nghiệp giúp bên mua nâng cao hiệu quả kinh doanh, đa
dạng hóa sản phẩm và tăng giá trị thương hiệu trên thị trường.
Mua lại một doanh nghiệp đã có uy tín, thương hiệu trên thị trường là một
việc làm thông minh của bên mua doanh nghiệp khi muốn nâng cao hiệu quả kinh
doanh, đa dạng hóa sản phẩm và tăng giá trị thương hiệu. Vụ Lenovo mua mảng
kinh doanh PC của IBM là một điển hình cho thấy sự thành công và hiệu quả của
chiến lược mua lại doanh nghiệp. Unilever cũng là một điển hình cho thành công
trong sử dụng chiến lược mua bán doanh nghiệp để đa dạng và phát triển thương
hiệu:
Unilever sở hữu rất nhiều thương hiệu nổi tiếng trong một số lĩnh vực như
Flora, Doriana, Rama, Wall, Amora, Knorr, Lipton, Slim Fast (thực phẩm và đồ
uống); Axe, Dove, Lifeboy, Lux, Pond’s, Rexona, Close-up, Sunsilk và Vaseline
(sản phẩm vệ sinh và chăm sóc cơ thể); Comfort, Omo, Radiant, Sunlight, Suft
(quần áo và đồ vật dụng)... Tập đoàn này đã phải trải qua nhiều năm để sở hữu
nhiều thương hiệu như thế. Năm 1972, tập đoàn mua lại chuỗi nhà hàng A&W ở
Canada... Năm 1987, Unilever tăng cường sức mạnh trong thị trường chăm sóc da

bằng việc mua lại Chesebrough-Pond’s... Năm 1996, Unilever mua công ty Helene
Curtis Industries để tăng cường sự hiện diện trong thị trường dầu gội đầu và sản
phẩm khử mùi cơ thể ở Mỹ... Năm 2000, Unilever thâu tóm công ty Best Foods của
Mỹ để bắt đầu nhảy vào lĩnh vực thực phẩm và đồng thời đẩy mạnh hoạt động trong
khu vực Bắc Mỹ... [23, tr.13-14].
Trường hợp bên mua doanh nghiệp mua lại một “doanh nghiệp chết” hay nói
cách khác là một doanh nghiệp đang có số nợ lớn cũng có thể mang lại nguồn lợi
cho bên mua khi bên mua có kế hoạch tái cấu trúc doanh nghiệp hiệu quả. Doanh
nghiệp sau khi được tái cấu trúc có thể sẽ tăng giá trị lên rất nhiều lần. Trên thế giới
có những nhà đầu tư đã mang về khoản lợi nhuận kếch xù từ việc mua bán các
17


“doanh nghiệp chết” như tỉ phú Mirko Kovats người Áo [40]. Như vậy, nếu có kế
hoạch tái cấu trúc tốt, việc mua lại doanh nghiệp chết cũng là một mảnh đất đầy
tiềm năng cho các nhà đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
(iii) Đối với bên bán doanh nghiệp, việc bán doanh nghiệp sẽ giúp doanh
nghiệp đang bị thua lỗ hoặc gặp khó khăn trong kinh doanh thu hẹp phạm vi kinh
doanh hoặc chuyển sang lĩnh vực kinh doanh khác. Trước áp lực của thị trường, khi
thấy có nguy cơ phá sản hoặc giải thể thì doanh nghiệp có thể bán bớt một số mảng
kinh doanh để tập trung tiềm lực cho những mảng kinh doanh khác có khả năng
phát triển và đem lại lợi nhuận cao hơn.
Thông thường các doanh nghiệp rao bán thường đã lâm vào tình trạng khó
khăn về tài chính, đứng trước nguy cơ phá sản hoặc không cạnh tranh nổi với các
đối thủ. Nhận thấy việc tiếp tục hoạt động sẽ dẫn đến hậu quả tất yếu là phá sản
hoặc giải thể nên các doanh nghiệp nhanh chóng rao bán. Bên cạnh đó một số doanh
nghiệp kinh doanh nhiều ngành, lĩnh vực nhưng năng lực, kinh nghiệm quản lý
không đủ nên phải rao bán những mảng kinh doanh đang thua lỗ hoặc đang mang
lại lợi nhuận thấp. Trong thực tế, có những doanh nghiệp vì muốn tránh những quy
định bất lợi của Luật phá sản nên bán doanh nghiệp với mức giá rẻ để bên mua trả

hộ các khoản nợ.
Ví dụ công ty Cổ phần doanh nghiệp trẻ Đồng Nai (DONACORP) đã gây
sốc cho thị trường mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam khi mua lại công ty nước
ngoài Cheerfield Rama, được xem là công ty phá sản với giá 1USD. Đây được xem
là giá trị hình thức để mua lại công ty phá sản, bởi lẽ việc mua bán có thực hiện hay
không thì công ty này cũng sẽ chết do những khoản nợ lớn (nợ 34 tỷ đồng và mất
khả năng thanh toán) [28].
Nhờ có hoạt động bán doanh nghiệp, bên bán sẽ thu được một khoản tiền để
tập trung đầu tư cho những lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề kinh doanh chủ đạo, có
khả năng thu lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Cũng có thể bên bán doanh
nghiệp bán toàn bộ doanh nghiệp và sau đó sử dụng tiền để đầu tư thành lập một
doanh nghiệp mới hiệu quả hơn. Trong trường hợp đặc biệt chủ doanh nghiệp có thể
bán doanh nghiệp nhằm mục đích để bên mua trả nợ cho doanh nghiệp trước sức ép
đòi nợ của chủ nợ.

18


Thứ hai, mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài có vai trò thúc đẩy nền
kinh tế phát triển năng động.
Tiến sĩ Jacalyn Sherrinton, nhà tư vấn hàng đầu về quản lý thì: “Dưới sức ép
cạnh tranh của môi trường kinh doanh toàn cầu hôm nay, các công ty buộc phải
phát triển để tồn tại, và một trong những cách tốt nhất để tồn tại là hợp nhất hoặc
thâu tóm các công ty khác” [30, tr.32].
Cạnh tranh trên thị trường tạo động lực thúc đẩy mua bán doanh nghiệp phát
triển, khi đó mua bán doanh nghiệp lại khiến cạnh tranh trở nên gay gắt hơn. Bởi
sau những cuộc mua bán doanh nghiệp thường giúp doanh nghiệp tăng cường sức
mạnh, đòi hỏi các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh phải luôn
năng động, phát triển để tồn tại trên thị trường cạnh tranh khốc liệt. Hiện nay nhiều
doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam và tiến hành nhiều vụ mua bán doanh

nghiệp, tạo nên những doanh nghiệp có tiềm lực mạnh trên thị trường cũng như phổ
biến các kênh phân phối. Điều này tạo động lực và cũng là khó khăn cho các doanh
nghiệp trong nước khi cùng chia sẻ thị trường với những doanh nghiệp nước ngoài.
1.3. Các hình thức mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài
Dựa trên mối quan hệ giữa bên mua và một bên là doanh nghiệp mục tiêu,
hoạt động mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài được phân loại thành các
hình thức như mua bán doanh nghiệp thông thường, gồm ba loại: (i) sáp nhập
ngang; (ii) sáp nhập dọc; (iii) sáp nhập tổ hợp.
1.3.1. Sáp nhập theo chiều ngang (horizontal mergers)
Đây là hình thức sáp nhập hoặc hợp nhất giữa hai doanh nghiệp kinh doanh
và cạnh tranh trên cùng một dòng sản phẩm, trên cùng một thị trường. Ví dụ, giữa
hai công ty cùng sản xuất ô tô như vụ General Motors (GM) mua lại Deawoo Việt
Nam và đổi tên thành GM Việt Nam, chính thức xóa tên Deawoo tại Việt Nam.
Những vụ sáp nhập theo dạng này thường mang lại cho bên sáp nhập cơ hội để mở
rộng thị trường, kết hợp thương hiệu, giảm chi phí, tăng cường hiệu quả của hệ
thống phân phối cũng như nhân sự. Có thể thấy, khi hai đối thủ cạnh tranh trên thị
trường kết hợp với nhau dù là dưới hình thức sáp nhập hay hợp nhất thì doanh
nghiệp đó đã giảm bớt cho mình một đối thủ và tạo nên sức mạnh lớn hơn để cạnh
tranh với những doanh nghiệp đối thủ còn lại. Tuy nhiên, cũng có một số trường
hợp công ty bị sáp nhập đã trở thành gánh nặng cho công ty mua lại, như trường
19


×