Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Thủ tục cung cấp chứng cứ và chứng minh trong giải quyết các vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại từ thực tiễn tại các tòa án nhân dân tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
THỦ TỤC CUNG CẤP CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH
TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN TRANH CHẤP KINH
DOANH, THƯƠNG MẠI TỪ THỰC TIỄN TẠI CÁC TÒA ÁN
NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 60.38.01.07

HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ : TRẦN HỮU HIỆU
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TRIỀU DƯƠNG

HÀ NỘI – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung
thực. Những kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.

NGƯỜI CAM ĐOAN

Trần Hữu Hiệu

i


LỜI CẢM ƠN


Được sự đồng ý của Viện Đại học Mở Hà Nội và của TS. Nguyễn Triều

Dương, tôi đã thực hiện đề tài:“Thủ tục cung cấp chứng cứ và chứng minh trong
giải quyết các vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại từ thực tiễn tại các Tòa án
nhân dân tỉnh Hải Dương”để nghiên cứu và làm Luận văn thạc sĩ Luật kinh tế của
mình.
Để hoàn thành công trình này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên
hướng dẫn trực tiếp TS. Nguyễn Triều Dương, đã tận tình hướng dẫn tôi, kể từ khi
hình thành ý tưởng đến khi luận văn được hoàn thiện; tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
đến thầy cô trong trường Viện Đại học Mở Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô Khoa
Sau đại học đã luôn quan tâm và có những nhắc nhở kịp thời để tôi có thể hoàn
thiện luận văn đúng thời hạn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất.
Tuy nhiên, do còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm, lần đầu tiên tôi thực hiện
nghiên cứu một đề tài có tính chuyên sâu nên không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Tôi rất mong được sự góp ý của các thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn
chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Hữu Hiệu

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................ii
MỤC LỤC ........................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ vi

MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ................................................................................. 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 4
3.1. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 5
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ........................................................... 5
6. Ý nghĩa lý luận và những đóng góp của luận văn ................................................. 5
7. Kết cấu của luận văn ............................................................................................ 5
Chương 1................................................................................................................. 7
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỦ TỤC CUNG CẤP CHỨNG CỨ
VÀ CHỨNG MINH TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN TRANH CHẤPKINH
DOANH THƯƠNG MẠI ........................................................................................ 7
1.1. Khái niệm, ý nghĩa của thủ tục cung cấp chứng cứ và chứng minh trong giải
quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ................................................................. 7
1.1.1. Khái niệm thủ tục cung cấp chứng cứ và chứng minh trong giải quyết tranh
chấp kinh doanh thương mại ................................................................................... 7
1.1.2. Ý nghĩa của việc ghi nhận và quy định trong luật thực định về thủ tục cung
cấp chứng cứ và chứng minh trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại 17
1.2. Cơ sở của thủ tục cung cấp chứng cứ và chứng minh trong giải quyết các vụ án
tranh chấp kinh doanh thương mại ......................................................................... 18
1.2.1. Cơ sở lý luận................................................................................................ 18
1.2.2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................. 20
1.3. Các yếu tố bảo đảm thực hiện thủ tục cung cấp chứng cứ và chứng minh trong
giải quyết các vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại ......................................... 21
1.3.1. Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật .......................................................... 21
iii



1.3.2. Trình độ hiểu biết pháp luật của người dân ................................................. 22
1.3. 3. Trách nhiệm và sự trợ giúp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân ................... 23
1.3.4. Trách nhiệm, sự trợ giúp của Tòa án ........................................................... 24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 25
Chương 2............................................................................................................... 26
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ THỦ TỤC CUNG CẤP CHỨNG
CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG GIẢI QUYẾT CÁC ......................................... 26
VỤ ÁN TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI ..................................... 26
2.1. Quy định của pháp luật về thủ tục cung cấp chứng cứ và chứng minh trong giải
quyết các vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại................................................ 26
2.1.1. Quy định của pháp luật về chủ thể cung cấp chứng cứ và chứng minh trong
giải quyết vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại ............................................. 26
2.1.3. Quy định của pháp luật về thủ tục thu thập chứng cứ của Tòa án trong giải
quyết vụ án kinh doanh, thương mại. .................................................................... 42
2.1.4. Quy định của pháp luật về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công
khai chứng cứ và hòa giải trong giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại. ..... 50
2.2. Một số hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật về thủ tục cung cấp chứng
cứ và chứng minh trong giải quyết các vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại .. 52
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 58
Chương 3............................................................................................................... 60
THỰC TIỄN THỰC HIỆN THỦ TỤC CUNG CẤP CHỨNG CỨ ........................ 60
VÀ CHỨNG MINH TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN TRANH CHẤP KINH
DOANH THƯƠNG MẠI TẠI CÁC TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 60
3.1. Thực tiễn thực hiện thủ tục cung cấp chứng cứ và chứng minh trong giải quyết
các vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại tại các Tòa án nhân dân tỉnh Hải
Dương ................................................................................................................... 60
3.1.1. Tình hình kinh tế, xã hội và cơ cấu, tổ chức của các Tòa án nhân dân của tỉnh
Hải Dương ............................................................................................................ 60
3.1.2. Tình hình thụ lý các vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại tại các Tòa án

nhân dân của tỉnh Hải Dương ............................................................................... 61
3.1.3. Tình hình thực hiện thủ tục cung cấp chứng cứ và chứng minh trong giải
quyết các vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại tại các Tòa án nhân dân tỉnh
Hải Dương ............................................................................................................ 62

iv


3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục cung cấp chứng cứ
và chứng minh trong giải quyết các vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại. ...... 66
3.2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành về thủ tục cung cấp chứng
cứ và chứng minh .................................................................................................. 66
3.2.2. Đầy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức
pháp luật của người dân ........................................................................................ 67
3.2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá
nhân ...................................................................................................................... 68
3.2.4. Nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức trách nhiệm của Thẩm phán và những
người tiến hành tố tụng……………………………………………………………………70
3.2.5. Thúc đẩy công tác đàm phán, ký Hiệp định song phương và tham gia vào một
số công ước đa phương về tương trợ tư pháp………………………………………….71
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 72
KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................ 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 76

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLTTDS


Bộ luật Tố tụng dân sự

TTDS

Tố tụng dân sự

TAND

Tòa án nhân dân

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

KDTM

Kinh doanh thương mại

vi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển đa dạng và phức tạp thì những
xung đột về lợi ích giữa các cá nhân với nhau, giữa các cá nhân với pháp nhân hay
giữa các pháp nhân với nhau càng phức tạp về nội dung và gay gắt về mức độ. Cùng
với sự phát triển của các quan hệ kinh doanh, thương mại thì các tranh chấp trong
hoạt động kinh doanh thương mại xảy ra càng nhiều, đó là quy luật tất yếu khách
quan. Tính chất và nội dung của các quan hệ kinh doanh thương mại tác động mạnh
mẽ đến tranh chấp kinh doanh thương mại. Sự phát triển của nền kinh tế cũng hình

thành những phương thức giải quyết tranh chấp. Hiệu quả của việc giải quyết tranh
chấp kinh doanh thương mại có ý nghĩa quan trọng để đảm bảo quyền lợi và nghĩa
vụ của các bên. Một cơ chế giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại thuận lợi,
minh bạch là nhân tố quan trọng trong việc xây dựng môi trường kinh doanh lành
mạnh cho sự phát triển của nền kinh tế. Thực tiễn cho thấy, khi các bên tranh chấp
kinh doanh thương mại không thể tự thương lượng hoặc qua hòa giải hoặc trọng tài
để giải quyết tranh chấp thì việc khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp là
biện pháp tối ưu.
Trong quá trình giải quyết các vụ án tranh chấp về dân sự nói chung và tranh
chấp KDTM nói riêng, thủ tục cung cấp chứng cứ và chứng minh là rất quan trọng,
nó có vai trò quyết định đến việc giải quyết đúng đắn các vụ án tranh chấp, góp
phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hôi
chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan,
tổ chức, cá nhân có liên quan. Ở Việt Nam hiện nay, trình tự giải quyết vụ án tranh
chấp dân sự nói chung và giải quyết tranh chấp KDTM nói riêng đều được quy định
chung trong Bộ luật Tố tụng dân sự. Bộ luật Tố tụng dân sựnăm 2015 đã có những
quy định cụ thể về thủ tục cung cấp chứng cứ và chứng minh. Tuy nhiên,thực tiễn
áp dụngpháp luật về thủ tục cung cấp chứng cứ và chứng minh để giải quyết, xét xử
các vụ án KDTM cho thấy còn nhiều vướng mắc, bất cập. Đó là các quy định về
nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự và việc

1


thực hiện nguyên tắc này trên thực tế; các quy định về chủ thể có nghĩa vụ cung cấp
chứng cứ, trình tự thủ tục cung cấp chứng cứ và việc thực hiện nghĩa vụ chứng
minh trong giải quyết các tranh chấp nói chung trong đó có tranh chấp về KDTM...
Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu làm rõ các quy định của pháp luật và thực
tiễn thực hiện các quy định về thủ tục cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố
tụng dân sự nói chung đặc biệt là trong giải quyết các vụ án tranh chấp KDTM để từ

đó đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả điều chỉnh của pháp luật là hết sức cần thiết.
Tự những sự phân tích trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Thủ tục cung
cấp chứng cứ và chứng minh trong giải quyết các vụ án tranh chấp kinh doanh,
thương mại từ thực tiễn tại các Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương” làm đề tài luận
văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học pháp lý đề
cập đến vấn đề thu thập, cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự
(TTDS) nói chung và trong giải quyết tranh chấp KDTM nói riêng. Trước khi Bộ
luật tố tụng dân sự (BLTTDS) được ban hành, có bài "Đánh giá chứng cứtrong một
vụkiệnđòi nợ" của tác giả Tạ Ngọc Hải, Tạp chí TAND, số 1 năm 1990; bài "Nghĩa
vụcung cấp chứng cứvà nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự" của tác giả
Phan Hữu Thư, Tạp chíDân chủ và pháp luật, số 9/1998; luận văn thạc sĩ "Chứng
cứvà hoạtđộngchứng minh trong tố tụng dân sự Việt Nam" của tác giả VũTrọng
Hiếu, năm 1998;bài "Đánh giá toàn bộchứng cứmới tìm ra bản chất sựviệc" của tác
giả Duy Kiên, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 1/2000; bài "Xácđịnhđịa vịtốtụng
củađương sự và đánh giá chứng cứ trong vụ án dân sự" của tác giả Nguyễn
ThếGiai,Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 9/2000; luận văn thạc sĩ "Vềviệc cung cấp
và thu thập chứng cứ trong giai đoạn giải quyết vụ kiện dân sự theo thủ tục sơ
thẩm" của tác giả Nguyễn Minh Hằng, năm 2003; bài "Chứng cứ và chứng minh
trong tố tụng dân sự" của tác giả Hoàng Ngọc Thỉnh, Tạp chí Luật học, số đặc
sangóp ý dự thảo BLTTDS, tháng 4/2004 v.v... Sau khi BLTTDS được ban hành có

2


bài "Một vài suy nghĩvềvấnđềchứng cứvà chứng minhđược quyđịnhtrong Bộ luật tố
tụng dân sự" của tác giả Tưởng Duy Lượng,đăng trên Tạp chíTAND, tháng 10 năm
2004; bài "Những nguyên tắc tốtụng dân sự đặc trưngtrong Bộ luật Tố tụng dân

sự", của tác giả Nguyễn Ngọc Khánh,đăng trên Tạp chíKiểm sát, số tháng 2 năm
2005; luận văn "Chứng cứvà chứng minh trong tốtụng dân sự theo quy định của
pháp luật Việt Nam" của tác giả Lê ThịGiang Yên,năm 2005; luận án "Chế định
chứng minh trong tốtụng dân sựViệt Nam", của tác giả Nguyễn Minh Hằng, năm
2007; sách chuyên khảo "Hoạtđộng chứngminh trong pháp luật tố tụng dân sự Việt
Nam" của Tiến sĩNguyễn Minh Hằng do Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính xuất
bản năm 2009; bài "Thu thậpchứng cứ và chứng minh theo quy định của Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự", của tác giả Tưởng Duy
Lượng, đăng trên Tạp chí Kiểm sát, số 12/2011 v.v...
Ở góc độ nghiên cứu về hoạt động giải quyết các tranh chấp KDTM cũng đã
có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này như:Giải quyếttranh chấp kinh
doanh thương mạitheo quy định củaBộ luật Tố tụng dân sự 2004 (Viên Thế Giang,
Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 12/2005); Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp
kinh doanh theoBộ luật Tố tụng dân sự và các vấn đề đặt ra trong thực tiễn thi hành
(Phan Chí Hiếu, Tạp chí Nhà nước và Phápluật số 6/2005); Giải quyết tranh chấp
thương mại quốc tế bằng con đườngTòa án (Nguyễn Vũ Hoàng, NXB Thanh niên,
năm 2003)... Các luận án tiếnsỹ như luận án “Pháp luật giải quyết tranh chấp kinh
tế bằng con đường Toàán ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Kim Vinh; luận án
“Thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân đối với các vụ việc KDTM theo pháp luật
tố tụng dân sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Tiến. Một số luận văn thạc sĩ liên
quanđến vấn đề thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp KDTM
như: “Mộtsố giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp kinh doanh thương
mại tại Tòa án nhân dân cấp huyện” của tác giả Nguyễn Vũ Hoàng; “Giải quyết
tranh chấp thương mại bằng Tòa án theo tinh thần cải cách tư pháp ở Việt Nam”
của tác giả Vũ Quốc Hùng…

3


Có thể thấy về vấn đề thủ tục cung cấp chứng cứ và chứng minh trong giải

quyết tranh chấp dân sự nói chung và giải quyết các vụ án tranh chấp về KDTM nói
riêng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến. Tuy nhiên, hiện chưa có
công trình nghiên cứu nào ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học nghiên cứu cụ thể,
toàn diện về vấn đề thủ tục cung cấp chứng cứ và chứng minh trong giải quyết các
tranh chấp KDTM, cũng như nghiên cứu vấn đề này trên địa bàn cụ thể là tỉnh Hải
Dương. Do đó, việc tác giả chọn vấn đề nghiên cứu trên có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn quan trọng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích những vấn đề lý luận và thực
tiễn về thủ tục cung cấp chứng cứ và chứng minh trong giải quyết các vụ án tranh
chấp KDTM qua thực tiễn tại các Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương, qua đó đề xuất
được các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả của hoạt động
cung cấp chứng cứ, chứng minh trong giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu trên, đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Phân tích những vấn đề lý luận chung về giải quyết tranh chấp KDTM và
thủtục cung cấp chứng cứ và chứng minh trong giải quyết các vụ án tranh chấp
KDTM;
- Phân tích đánh giá thực trạng pháp luật về thủ tục cung cấp chứng cứ và
chứng minh trong giải quyết các tranh chấp dân sự nói chung và tranh chấp KDTM
nói riêng.
- Đánh giá được ưu điểm và hạn chế, bất cập của quy định pháp luật và thực
tiễn thực hiện thủ tục cung cấp chứng cứ và chứng minh trong giải quyết tranh chấp
KDTM.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực
hiện thủ tục cung cấp chứng cứ và chứng minh trong giải quyết các tranh chấp
KDTM.

4



4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Là các quy phạm pháp luật hiệnhành
liên quan trực tiếp đến vấn đề thủ tục cung cấp chứng cứ và chứng minh trong giải
quyết các tranh chấp KDTM mà chủ yếu là quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự
2015 và những văn bản pháp luật có liên quan.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu pháp luật thực định ViệtNam về
thủ tục cung cấp chứng cứ và chứng minh trong giải quyết các vụ án tranh chấp
KDTM thông qua thực tiễn tại các Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương trong phạm vi
05 năm (2012 -2016).
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà
nước ta về phát triển kinh tế xã hội, về xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngoài ra, các phương pháp được sử dụng để nghiên cứu đề tài bao gồm:
phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, hệ thống hóa pháp luật...
6. Ý nghĩa lý luận và những đóng góp của luận văn
Đề tài nghiên cứu một cách toàn diện về cả lý luận và thực tiễn, xác định
những hạn chế, bất cập của pháp luật Việt Nam về thủ tục cung cấp chứng cứ và
chứng minh trong giải quyết các vụ án tranh chấp KDTM. Tác giả của luận văn với
mong muốn đây là công trình nghiên cứu có ít nhiều giá trị về mặt lý luận cũng như
thực tiễn để làm tài liệu tham khảo cho các hoạt động giảng dạy pháp lý cũng như
tạo những gợi ý có giá trị cho các nhà lập pháp hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật
về giải quyết tranh chấp KDTM.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết
cấu thành ba chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về thủ tục cung cấp chứng cứ và
chứng minh trong giải quyết các vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại.


5


Chương 2: Thực trạng pháp luật hiện hành về thủ tục cung cấp chứng cứ và
chứng minh trong giải quyết các vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại.
Chương 3: Thực tiễn thực hiện thủ tục cung cấp chứng cứ và chứng minh
trong giải quyết các vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại tại các Tòa án nhân
dântỉnh Hải Dương và một số kiến nghị.

6


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỦ TỤC CUNG CẤP
CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN
TRANH CHẤPKINH DOANH THƯƠNG MẠI
1.1. Khái niệm, ý nghĩa của thủ tục cung cấp chứng cứ và chứng minh trong
giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
1.1.1. Khái niệm thủ tục cung cấp chứng cứ và chứng minh trong giải quyết
tranh chấp kinh doanh thương mại
1.1.1.1. Khái niệm tranh chấp kinh doanh thương mại và giải quyết tranh chấp
kinh doanh thương mại
Thuật ngữ "tranh chấp" nói chung được hiểu là sự bất đồng, mâu thuẫn về
quyền lợi và nghĩa vụ phát sinh giữa các bên liên quan. Những bất đồng, mâu thuẫn
này có thể phát sinh từ những quan hệ xã hội do nhiều ngành luật điều chỉnh nên
chúng được phân loại theo tiêu chí của ngành luật đó. Tranh chấp kinh doanh
thương mại được hiểu là những tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh và thương
mại. Khái niệm kinh doanh được nêu tại khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm
2014: Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn

của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên
thị trường nhằm mục đích sinh lợi.Luật Thương mại năm 2005 đã đưa ra khái niệm
về hoạt động thương mại tương đối giản đơn nhưng đã hàm chứa và lột tả được nội
hàm của hoạt động thương mại. Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 quy
định:Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm
mục đích sinh lợi khác. Theo khái niệm này, quan niệm về hoạt động thương mại
được mở rộng bao gồm mọi hoạt động có mục đích sinh lợi. Như vậy, cả hai hoạt
động kinh doanh và thương mại nêu trên có cùng nội hàm về việc các chủ thể kinh
doanh cùng hoạt động đầu tư, kinh doanh, cung ứng các dịch vụ…nhằm mục đích
sinh lợi, do đó hai hoạt động này đã được Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 gọi chung là
7


hoạt động kinh doanh, thương mại và đưa vào cùng một quy trình khi giải quyết
tranh chấp là hoàn toàn phù hợp. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 không dùng khái
niệm “tranh chấp về hợp đồng kinh tế” như Pháp lệnh giải quyết các vụ án kinh tế
mà dùng khái niệm “tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, thương mại” và đã liệt
kê đầy đủ hơn các hành vi kinh doanh, thương mại nào có tranh chấp thì thuộc thẩm
quyền của TAND.
Có thể nhận thấy rằng, khái niệm tranh chấp KDTM thực chất là những mâu
thuẫn phát sinh từ việc các chủ thể kinh doanh có sự bất đồng đến mức trái ngược
nhau trong hoạt động kinh doanh, đầu tư, cung ứng dịch vụ...gọi chung là trong hoạt
động KDTM.
Cách định nghĩa này mặc dù còn nhiều hạn chế song cũng đã chỉ ra được bản
chất của tranh chấp KDTM là mâu thuẫn, xung đột về những lợi ích phát sinh khi
tham gia các hoạt động KDTM. Tuy nhiên, phạm vi giữa mâu thuẫn, xung đột và
tranh chấp là khác nhau, chỉ khi nào mâu thuẫn và xung đột lớn, đến mức không thể
điều hòa thì tranh chấp mới xảy ra.
Ngoài các định nghĩa trên về tranh chấp kinh doanh thương mại thì giáo trình

Luật Thương mại, tập 2 của trường Đại học Luật Hà Nội cũng đưa ra quan điểm về
tranh chấp thương mại: Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hay
xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các họat
động thương mại.1
Từ những phân tích trên, có thể thấy hiện nay, vẫn chưa đưa ra được cách
hiểu thống nhất, đặc biệt là chưa có văn bản pháp lý nào quy định cụ thể khái niệm
tranh chấp kinh doanh thương mại mà mới chỉ dừng lại ở vấn đề quan điểm của một
số tác giả trên cơ sở tiếp cận nó thông qua luật nội dung và luật tố tụng.
Như vậy, có thể hiểu khái niệm tranh chấp KDTM là những mâu thuẫn, bất
đồng giữa các chủ thể phát sinh trong việc thực hiện các hoạt động có liên quan đến
lĩnh vực kinh doanh, đầu tư và thương mại. Và có thể định nghĩa một cách ngắn gọn

1

Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật thương mại tập 1, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội,
tr.432

8


đối với tranh chấp KDTM như sau: Tranh chấp KDTM là những mâu thuẫn, bất
đồng hay xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia các quá trình
của hoạt động KDTM.
Từ những phân tích về cách hiểu của nội hàm tranh chấp KDTM như trên có
thể cho thấy tranh chấp KDTM là các tranh chấp bao hàm các đặc điểm pháp lý sau:
Một là, chủ thể trong tranh chấp KDTM là các chủ thể tham gia hoạt động
KDTM. Do đó, trên thực tế chủ thể của tranh chấp KDTM thường là thương nhân
(cá nhân kinh doanh, pháp nhân) với nhau.
Hai là, tranh chấp KDTM là những mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa các
bên trong mối quan hệ cụ thể. Về bản chất, các quan hệ KDTMchính là các quan hệ

tài sản nên nội dung tranh chấp thường liên quan trực tiếp tới lợi ích kinh tế của các
bên. Thông thường, những mâu thuẫn bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên
phát sinh trong các mối quan hệ cụ thể bao gồm:
Tranh chấp về mua bán hàng hoá; cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại
lý; kí gửi; thuê, cho thuê, thuê mua; xây dựng; tư vấn kĩ thuật; vận chuyển hàng
hoá, hành khách; mua bán cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; đầu tư tài
chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác.
Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ
chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch
về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa
công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội
đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên
của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập,
hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của
công ty.
Tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.

9


Như đã phân tích, tranh chấp KDTM là việc phát sinh các mâu thuẫn, bất
đồng từ hoạt động sản xuất, đầu tư hay cung ứng các dịch vụ… (được gọi chung là
các hoạt động KDTM). Đây là một trong các loại việc thuộc lĩnh vực tư, do đó các
bên có quyền thỏa thuận lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp kinh doanh ngay
từ trước khi nó xảy ra (quyền định liệu trước) hoặc sau khi tranh chấp xảy ra. Việc
lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp của các bên được thực hiện trên cơ sở
sự nhanh chóng, ít tốn kém và phải đảm bảo các quyền tự do kinh doanh của các
chủ thể, không cản trở các hoạt động kinh doanh của chủ thể và không làm mất cơ

hội kinh doanh của họ.
Việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại là các bên tranh chấp
thông qua hình thức, thủ tục thích hợp tiến hành các giải pháp nhằm loại bỏ những
mâu thuẫn, xung đột, bất đồng về lợi ích kinh tế nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính
đáng của mình. Pháp luật giải quyết tranh chấp KDTM là các quy định điều chỉnh
quy trình tiến hành giải quyết các tranh chấp KDTM, bao gồm các quy trình từ khi
có tranh chấp đến khi quá trình giải quyết tranh chấp hoàn thiện.
Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại được hiểu là quá trình phân xử
để làm rõ quyền và nghĩa vụ hợp pháp của các bên, buộc bên vi phạm nghĩa vụ phải
thực hiện trách nhiệm của mình đối với bên bị vi phạm. Việc giải quyết tranh chấp
KDTM được tiến hành khi có ít nhất một bên cho rằng mình có quyền lợi hợp pháp
bị bên kia xâm phạm và có yêu cầu được giải quyết. Kết quả giải quyết tranh chấp
KDTM là các quyền và nghĩa vụ của các bên được xác định lại hoặc mâu thuẫn hay
xung đột giữa các bên được dung hòa thông qua các phán quyết của người đứng ra
giải quyết tranh chấp.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi chỉ đề cập đến giải quyết
tranh chấp KDTM tại Tòa án,cụ thể là giải quyết các vụ án tranh chấp KDTM.Giải
quyết các tranh chấp KDTM bằng Tòa án là việc các bên thông qua Tòa án có thẩm
quyền để giải quyết các tranh chấp giữa họ với nhau trên cơ sở các quy định của
pháp luật.

10


Việc giải quyết các tranh chấp thương mại bằng Tòa án có các đặc điểm sau
đây:
Thứ nhất, việc giải quyết các tranh chấp chỉ được tiến hành trên cơ sở thực
hiện các quy định pháp luật về mặt nội dung và hình thức một cách chặt chẽ;
Thứ hai, việc giải quyết tranh chấp thương mại được tiến hành một cách
công khai trừ một số trường hợp đặc biết theo quy định của pháp luật;

Thứ ba, việc giải quyết tranh chấp thương mại có thể được tiến hành qua
nhiều giai đoạn xét xử;
Thứ tư, quyết định của Tòa án có thể được thi hành bằng sự cưỡng chế của
nhà nước.
Ở Việt Nam hiện nay, thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM cùng các tranh
chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, lao độngtại Tòa án được thực hiện theo Bộ luật
Tố tụng dân sự và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên thủ tục giải
quyết tranh chấp KDTM cũng có những nét đặc thù xuất phát từ đặc thù của quan
hệ KDTM có tranh chấp.
1.1.1.2. Khái niệm thủ tục cung cấp chứng cứ và chứng minh trong giải quyết
tranh chấp kinh doanh thương mại
Theo từ điển tiếng Việt, “thủ tục” là “công việc giấy mà tuần tự phải làm
theo phép”2. Theo nghĩa thông thường, thủ tục được hiểu là phương thức, cách thức
giải quyết công việc theo một trình tự nhất định, một thể thống nhất bao gồm các
nhiệm vụ liên quan chặt chẽ với nhau nhằm đạt được kết quả mong muốn.
Trong một vụ án dân sựnói chung, vụ án tranh chấp KDTM nói riêng luôn
chứa đựng những mâu thuẫn giữa các bên đương sự. Để giải quyết được vụ án dân
sự thì mọi vấn đề của vụ án dù bên nào nêu ra cũng đều phải được làm rõ trước khi
Tòa án quyết định giải quyết vụ án đó. Nhưng để giải quyết được vụ án dân sự đúng
pháp luật, khách quan thì những chủ thể tham gia tố tụng và Tòa án cần phải chứng
minh được những tình tiết trong vụ án là “có thật, là đúng bằng sự việc hoặc bằng lý

2

Từ điển tiếng Việt, Nxb. Từ điển bách khoa, tr 1271.

11


lẽ”3. Do chứng minh là hoạt động có tính chất chi phối kết quả giải quyết vụ án dân

sự của Tòa án nên có nội hàm rất rộng. Bản chất của hoạt động chứng minh của các
chủ thể tố tụng không chỉ thể hiện ở chỗ xác định các tình tiết, sự kiện của vụ việc
dân sự mà còn thể hiện ở chỗ phải làm cho mọi người thấy rõ là có thật, là đúng
theo trình tự thủ tục pháp luật quy định. Do vậy, các phương thức được các chủ thể
chứng minh sử dụng để chứng minh trong tố tụng dân sự cũng rất đa dạng. Nhưng
để thực hiện được mục đích, nhiệm vụ của chứng minh, các chủ thể chứng minh bao
giờ cũng phải chỉ ra được tất cả các căn cứ pháp luật và thực tiễn liên quan đến vụ
việc dân sự. Quá trình chứng minh được diễn ra xuyên suốt trong quá trình giải
quyết vụ án. Hoạt động chứng minh trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án dân sự
bao gồm nhiều hoạt động khác nhau của các chủ thể tố tụng. Trong đó, hoạt động
thu thập, giao nộp, tiếp cận, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ của các chủ thể mang
tính quyết định. Do đó, chứng minh thường được hiểu theo nghĩa là hoạt động thu
thập, giao nộp, cung cấp chứng cứ, xác minh chứng cứ, nghiên cứu và đánh giá
chứng cứ của các chủ thể có nghĩa vụ chứng minh.Nhưng hoạt động chứng minh
không chỉ dừng lại ở đó mà nó còn là việc chỉ ra cơ sở pháp lý đối với yêu cầu của
đương sự. Như vậy, chứng minh trong tố tụng dân sự nói chung và giải quyết tranh
chấp KDTM nói riêng là hoạt động tố tụng của các chủ thể tố tụng theo quy định
của pháp luật trong việc làm rõ các sự kiện, tình tiết của vụ án.
Trong các vụ án dân sự nói chung và vụ án KDTM nói riêng được Tòa án
giải quyết có rất nhiều tình tiết, sự kiện mà quan hệ pháp luật giữa các bên đương sự
phụ thuộc vào nó. Những tình tiết, sự kiện này thường xảy ra trước khi có đơn khởi
kiện đến Tòa án nhưng để giải quyết được vụ việc dân sự vẫn phải làm rõ chúng.
Trong mối liên quan chung và qua lại giữa các tình tiết, sự kiện, không tình tiết sự
kiện nào xảy ra trên thực tế lại không có mối liên hệ với các tình tiết, sự kiện khác;
không tình tiết, sự kiện nào xảy ra lại không để lại tin tức, dấu vết. Tin tức, dấu vết
của một tình tiết, sự kiện có thể được ghi lại trong trí nhớ của những người trực tiếp
chứng kiến tình tiết, sự kiện hoặc để lại dấu vết trên các tài liệu, đồ vật. Do vậy,
3

Từ điển tiếng Việt, Nxb. Từ điển bách khoa, tr.192


12


mặc dù chúng đã xảy ra trước khi có đơn kiện đến Tòa án người ta vẫn có thể biết
về chúng. Để xác định được các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự Tòa án phải
nghe lời trình bầy của đương sự, người làm chứng là những người trực tiếp tham gia
hoặc chứng kiến và xem xét các tài liệu, đồ vật có chứa đựng các tin tức, dấu vết, sự
kiện.
Trong tố tụng dân sự, những tin tức, dấu vết về các tình tiết, sự kiện của vụ
việc dân sự được thể hiện dưới những hình thức nhất định do Tòa án sử dụng làm
cơ sở để giải quyết vụ việc dân sự được gọi là chứng cứ. Do vậy, nếu hiểu theo
nghĩa chung, chứng cứ là cái có thật mà căn cứ vào đó để Tòa án giải quyết vụ việc
dân sự. Các hoạt động tố tụng cung cấp, giao nộp, xem xét, đánh giá và sử dụng
chứng cứ thường bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố khác nhau. Để đảm bảo việc giải
quyết các vụ việc dân sự được đúng đắn thì các hoạt động tố tụng này phải được
pháp luật quy định đầy đủ và chặt chẽ. Từ đó, chứng cứ được định nghĩa như sau:
Chứng cứ là cái có thật, được xác định theo một trình tự do luật định Tòa án
dùng làm căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự.
Chứng cứ có thể là những tin tức, dấu vết liên quan đến các tình tiết, sự kiện
của vụ việc dân sự, được Tòa án sử dụng làm căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự.
Song để mọi người có thể nhận thức được thì chúng phải được ghi lại, phản ánh lại
dưới những hình thức cụ thể như bản hợp đồng, bản di chúc, băng ghi âm, đĩa ghi
hình... Từ điều này, trên thực tế thường có cách hiểu chứng cứ trong vụ việc dân sự
là những phương tiện phản ánh lại chúng như bản hợp đồng, bản di chúc, băng ghi
âm, ghi hình đó... Như vậy, ở đây đã coi là chứng cứ cả những sự kiện dựa vào đó
Tòa án xác định các tình tiết của vụ việc dân sự và những phương tiện phục vụ cho
việc xác định những tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự. Nếu suy cho cùng những
phương tiện đó chẳng qua là chỉ hình thức biểu hiện bên ngoài của chứng cứ. Để
giải quyết được vụ việc dân sự, Tòa án phải căn cứ vào những tin tức, dấu vết về

các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự được phản ánh trong các phương tiện đó
nên nó mới là chứng cứ.

13


Chứng cứ và chứng minh là hai khái niệm khác nhau. Chứng cứ là cơ sở, căn
cứ cho hoạt động chứng minh. Không thể có hoạt động chứng minh hay nói cách
khác, không thể chứng minh được nếu như không có chứng cứ.
Nguyên tắc cơ bản của TTDS là đương sự đưa ra yêu cầu sẽ phải chứng
minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Yêu cầu ở đây được hiểu theo
nghĩa rộng bao gồm cả yêu cầu về sự công nhận là đúng, là có lý và cả yêu cầu công
nhận là không đúng, không có lý. Khi nguyên đơn đưa ra yêu cầu bằng cách khởi
kiện thì họ có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu của mình là
có căn cứ và hợp pháp, bị đơn đưa ra yêu cầu bác bỏ ý kiến của nguyên đơn thì họ
có cũng có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh cho việc bác bỏ đó là có căn
cứ, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập cũng phải đưa ra
chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Đồng thời
với nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh thì đương sự sẽ phải chịu hậu quả
pháp lý. Hậu quả pháp lý này là việc được Tòa án công nhận quyền và lợi ích hợp
pháp khi đương sự thực hiện một cách đầy đủ và chính xác nghĩa vụ cung cấp
chứng cứ và chứng minh. Ngược lại sẽ phải chịu hậu quả bất lợi khi không đưa ra
được chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình hoặc yêu cầu của người khác đối
với mình. Để đương sự thực hiện được nghĩa vụ chứng minh của mình thì đương sự
có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng
minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Do mô hình tố tụng dân sự
của Việt Nam là kết hợp giữ tố tụng xét hỏi và tố tụng tranh tụng nên Tòa án có
trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ. Tòa án có trách nhiệm
xem xét các tình tiết của vụ án, căn cứ vào quy định của pháp luật để giải quyết yêu
cầu của đương sự. Khi xét thấy các tài liệu chứng cứ do các đương sự cung cấp

không đủ cơ sở giải quyết thì Tòa án yêu cầu các đương sự cung cấp bổ sung tài
liệu, chứng cứ. Trường hợp các đương sự không thể cung cấp được các chứng cứ và
có yêu cầu thì theo quy định của BLTTDS Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc
yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý chứng cứ giao nộp chứng cứ

14


cho Tòa án. Sau khi có các chứng cứ, thì Tòa án phải tiến hành các hoạt động
nghiên cứu và đánh giá chứng cứ trước khi sử dụng.
Trong nghiên cứu khoa học pháp lý nhiều tác giả đã đưa ra những khái niệm
khác nhau về thu thập chứng cứ nói chung và của Tòa án nói riêng.
Theo tác giả Tưởng Duy Lượng, “Thu thập chứng cứ là một hành vi tố tụng
của Tòa án, Viện kiểm sát trong việc tiếp nhận các tài liệu, chứng cứ do đương sự,
cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp, hoặc do chính Tòa án trực tiếp sử dụng các biện
pháp để thu thập”4. Đề cập ở phạm vi rộng vàkhái quát hơn tác giả Nguyễn Minh
Hằng cho rằng: “Hoạt động thu thập chứng cứ được hiểu là hoạt động tố tụng dân
sự của các chủ thể chứng minh trong việc phát hiện, ghi nhận, thu giữ và bảo quản
chứng cứ bằng các phương pháp, biện pháp theo một trình tự, thủ tục do pháp luật
tố tụng dân sự quy định”5
So sánh hai quan điểm trên thấy rằng các tác giả đều có những điểm chung
về khái niệm thu thập chứng cứ, đó là: Thu thập chứng cứ là hoạt động tố tụng dân
sự của các chủ thể chứng minh; được tiến hành theo trình tự thủ tục được pháp luật
tố tụng dân sự quy định. Tuy nhiên khái niệm thu thập chứng cứ của tác giả Tưởng
Duy Lượng đưa ra trên cơ sở quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2004 theo đó chỉ
có cơ quan tiến hành tố tụng mới có hoạt động thu thập chứng cứ. Bộ luật tố tụng
2004 quy định đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Tòa án
nhưng không phải trường hợp nào đương sự cũng có ngay chứng cứ mà để có
chứng cứ giao nộp, thì đương sự phải thực hiện việc thu thập. Chính vì vậy, Bộ luật
Tố tụng dân sự 2015 đã quy định đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập,

giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và
hợp pháp. Theo Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam của Trường Đại học Luật

4

Tưởng Duy Lượng (2005), “Chứng cứ và chứng minh – Sự thay đổi nhận thức trong Pháp
luật tố tụng dân sự Việt Nam”, Đặc san Nghề Luật, (10), Hà Nội.tr.12
5

Nguyễn Minh Hằng (2007), Chế định chứng minh trong tố tụng dân sựViệt Nam, Luận án
tiến sĩ luật học, Trường Đại học luật Hà Nội, Hà Nội.tr.164

15


Hà Nội thì “Thu thập chứng cứ là việcphát hiện tìm ra các chứng cứ, tập hợp, đưa
vào hồ sơ vụ việc dân sự để nghiên cứu, đánh giá và sử dụng giải quyết vụ việc dân
sự”. Kháiniệm này đã đề cập đến được bản chất của biện pháp thu thập chứng cứ
cũng như mục đích của hoạt động thu thập chứng cứ nhằm để “nghiên cứu”, “đánh
giá và sử dụng” trong hoạt động giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án. Tuy nhiên,
khái niệm trên chưalàm nổi bật lên được vấn đề chủ thể tiến hành thu thập chứng cứ
và trình tự, thủ tục tiến hành thu thập chứng cứ. Bởi lẽ chứng cứ phải được thu thập
thông qua việc áp dụng thủ tục, trình tự cũng như điều kiện chặt chẽ do pháp luật
quy định mới có giá trị pháp lý và được sử dụng vào việc giải quyết vụ án.
Như vậy có thể hiểu:Thủ tục cung cấp chứng cứ và chứng minhtrong giải
quyết các vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại là cách thức, trình tự mà chủ thể
có nghĩa vụ cung cấp và chứng minh thực hiện việc thu thập, giao nộp, cung cấp
chứng cứ và chứng minh theo quy định của pháp luật tố tụng nhằm bảo đảm việc
giải quyết đúng đắn các tranh chấp kinh doanh thương mại.
Thủ tục cung cấp chứng cứ và chứng minh trong giải quyết các vụ án tranh

chấp KDTM được quy định chung trong BLTTDS. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc
điểm riêng của quan hệ tranh chấp KDTM nên thủ tục cung cấp chứng cứ và chứng
minh trong giải quyết các vụ án tranh chấp KDTM có những đặc điểm riêng sau
đây:
Thứ nhất,chủ thể thực hiện thủ tục cung cấp chứng cứ và chứng minh trong
giải quyết các vụ án tranh chấp KDTM là các cá nhân, tổ chức kinh doanh nên
thường trình độ hiểu biết pháp luật và có sự trợ giúp pháp lý tốt hơn; các chủ thể
thường cung cấp được nhiều tài liệu chứng cứ ban đầu;
Thứ hai, chứng cứ trong các vụ án tranh chấp KDTM thường có số lượng rất
lớn do các quan hệ kinh doanh thương mại thường đan xen với nhau;
Thứ ba, thủ tục cung cấp chứng cứ và chứng minh trong giải quyết các vụ án
tranh chấp KDTM thực hiện thường phức tạp hơn vì vụ việc lớn có giá trị cao; tình
tiết phức tạp, thường phải có ý kiến của cơ quan hưu quan…

16


Thứ tư, theo quy định của BLTTDS thì thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án tranh
chấp KDTM ngắn hơn thời hạn giải quyết vụ án dân sự khác.

1.1.2. Ý nghĩa của việc ghi nhận và quy định trong luật thực định về thủ tục
cung cấp chứng cứ và chứng minh trong giải quyết tranh chấp kinh doanh
thương mại
- Đối với việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại của Tòa án:
Trong thực tiễn việc giải quyết các vụ án KDTM của Tòa án hiện nay thì tỷ
lệ số vụ việc dân sự được giải quyết hoàn toàn dựa vào chứng cứ và việc tự chứng
minh của các đương sự là không nhiều, trong phần lớn các vụ ánTòa án đều thực
hiện việc xác minh thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật. Việc pháp luật
TTDS quy địnhcho Tòa án có quyền áp dụng các biện pháp thu thập chứng cứ trong
giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm khi thỏa mãn những điều kiện nhất định sẽ có tác

dụng to lớn trong việc xây dựng hồ sơ vụ việc, củng cố các chứng cứ quan trọng
của vụ việc dân sự phải giải quyết, Tòa án sẽ có thêm cơ sở, căn cứ pháp lý để giải
quyết vụ việc, công tác xét xử của Tòa án thông qua đó được khách quan chính xác
và triệt để hơn.
- Đối với với việc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các đương sự:
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp
của mình trước Tòa án thì việc pháp luật quy định các đương sự có quyền yêu cầu
Toà án hỗ trợ thu thập chứng cứ khi đương sự tự mình không thể thực hiện được là
rất cần thiết. Hiện nay BLTTDS quy định nghĩa vụ chứng minh thuộc về đương sự
là một nguyên tắc trong tố tụng dân sự. Tuy nhiên BLTTS chưa quy định tạo ra
được cơ chế để các bên đương sự có thể làm tốt nghĩa vụ chứng minh của mình, đặc
biệt là những khó khăn đương sự gặp phải trong quá trình thu thập chứng cứ. Điều
này ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự
trước Tòa án. Vì vậy, tạo ra cơ chế bảo đảm được đương sự thu thập được chứng cứ
và sự hỗ trợ của Tòa án đối với các đương sự thu thập chứng cứ trong một số trường
hợp sẽ có tác dụng giúp các đương sự thực hiện được nghĩa vụ chứng minh để bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
17


- Đối với xã hội:
Hoạt động cung cấp chứng cứ và chứng minh của các chủ thể mà trong đó
Tòa án là cơ quan trung tâm trong hệ thống các cơ quan tư pháp có chức năng xét
xử để bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã
hội và tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh cho các quan hệ pháp luật kinh doanh
thương mại phát triển. Việc pháp luật ghi nhận thủ tục cung cấp chứng cứ và chứng
minh của đương sự và các chủ thể khác trong đó giúp Tòa án giải quyết đúng đắn,
kịp thời các tranh chấp kinh doanh thương mại góp phần bảo đảm môi trường kinh
doanh lạnh mạnh.
1.2. Cơ sở của thủ tục cung cấp chứng cứ và chứng minh trong giải quyết các

vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại
1.2.1. Cơ sở lý luận
Tố tụng dân sự Việt Nam thể hiện rõ nét tính chất pha trộn giữa tố tụng tranh
tụng và tố tụng xét hỏi nhưng yếu tố xét hỏi nổi trội hơn. Thẩm phán được phân
công giải quyết vụ án là người trực tiếp xây dựng hồ sơ vụ án, trên cơ sở hồ sơ này
để giải quyết vụ án. Quá trình cung cấp, giao nộp chứng cứ và xác minh thu thập
chứng cứ cũng chính là quá trình xây dựng hồ sơ vụ án dân sự. Do vậy, hồ sơ vụ án
dân sự là yếu tố có ý nghĩa hết sức quan trọng trong giải quyết vụ án.
Trước hết, đương sự là người trong cuộc vì vậy đương sự là người trực tiếp
đang lưu giữ các tài liệu chứng cứ và biết rõ các tài liệu chứng cứ có thể chứng
minh cho quyền lợi của minh. Vì vậy, đương sự hoặc người đại diện của đương sự
sẽ phải thực hiện việc cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu của mình là
hợp pháp và có căn cứ.
Ngoàiviệc phải đảm bảo giải quyết vụ án khách quan, công bằng đúng pháp
luật,Tòa án còn phải có trách nhiệm giải quyết vụ án tranh chấp KDTM đúng thời
hạn luật định. Tòa án là cơ quan có trách nhiệm nghiên cứu, đánh giá toàn bộ chứng
cứ để giải quyết đúng đắn vụ án, việc đánh giá chứng cứ có đúng đắn khách
quan,toàn diện hay không phụ thuộc vào việc cung cấp, thu thập chứng cứ có đầy

18


×